Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 16 trang )

L/O/G/O TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI
LỚP CSVH ST3
Chủ đề:

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM NÓI CHUNG
VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA ẨM THỰC CÁC VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

NHÓM 5

www.trungtamtinhoc.edu.vn

1. Vũ Hoàng Việt
2. Nguyễn Hoàng Anh
3. Trần Nguyên My
4. Hoàng Thị Hoa
5. Nguyễn Nhật Tân
6. Nguyễn Thị Kiều Trang
7. Trần Quỳnh Hương
8. Nguyễn Thị Linh
9. Trần Thanh Phương
10. Nguyễn Thị Gấm
11. Nguyễn Phương Thảo

(9A - 17)
(9A - 17)
(9A - 17)
(9A - 17)
(2N - 17)
(3H - 17)
(3H - 17)
(13A - 17)


(1N - 17)
(1N - 17)
(8T - 17)


Mục lục
• I. Đặc trưng cơ bản của Văn hóa ẩm thực Việt Nam.
• II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam







Vùng Tây Bắc
Vùng Việt Bắc và Đông Bắc Bộ
Vùng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Trường Sơn và Tây Nguyên
Vùng Nam Bộ

www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Đặc trưng cơ bản của Văn hóa ẩm thực Việt Nam:
Văn hóa ẩm thực của người Việt Nam có rất nhiều cách chế biến, biểu diễn, thể hiện khác
nhau, có một số đặc trưng cơ bản:

1. Hòa đồng, đa dạng:

Từ Bắc chí Nam, Người Việt dễ dàng tiếp thu văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác,
vùng miền khác để từ đó chế biến thành của mình.
Chả cá miền Bắc
(Hà Nội, Hải Phòng..)

www.trungtamtinhoc.edu.vn

Chả cá miền Trung
(Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn..)


I. Đặc trưng cơ bản của Văn hóa ẩm thực Việt Nam:
2. Đậm đà hương vị:
Mỗi món khác nhau đều có nước chấm tương ứng phù hợp với hương vị. Nước mắm
không chỉ để nêm mà là một trong những gia vị chủ yếu trong ẩm thực Việt Nam.

Gia vị trong ẩm thực Việt.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


I. Đặc trưng cơ bản của Văn hóa ẩm thực Việt Nam:
3. Tổng hòa nhiều chất, nhiều vị:
Các món ăn Việt Nam thường bao gồm nhiều lọai thực phẩm như thịt, tôm, cua cùng với
các loại rau, đậu, gạo. Ngoài ra còn có sự tổng hợp của nhiều vị như chua, cay, mặn,
ngọt, bùi béo…

www.trungtamtinhoc.edu.vn



I. Đặc trưng cơ bản của Văn hóa ẩm thực Việt Nam:
4. Độc đáo trong hình thức:
Ẩm thực Việt Nam không chỉ độc đáo trong hình thức chế biến mà còn độc đáo trong cả
hình thức thể hiện, bài trí món ăn. Thể hiện rõ rệt qua từng vùng miền..

Xôi ngũ sắc

www.trungtamtinhoc.edu.vn

Cơm lam

Gà nướng đất


I. Đặc trưng cơ bản của Văn hóa ẩm thực Việt Nam:

5. Ẩm thực Việt Nam thể hiện văn hóa tinh thần người Việt:
Chính là sự thể hiện nét đẹp trong văn hóa giao tiếp, là sự cư xử giữa người với người
trong bữa ăn, làm vui lòng nhau qua thái độ ứng xử lịch thiệp, có giáo dục, có trên có
dưới.

Cả ở những tập tục, tục quán người Việt nó thể hiện sự hiếu khách sự lễ nghi trong phép
tắc chính những điều đó làm nên nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.  

www.trungtamtinhoc.edu.vn


II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam:








1. Vùng Tây Bắc
2. Vùng Việt Bắc và Đông Bắc Bộ
3. Vùng châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
4. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
5. Vùng Trường Sơn và Tây Nguyên
6. Vùng Nam Bộ

Ẩm thực miền Bắc
Cái “nôi” văn hóa ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực miền Nam
Sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa
ẩm thực khác nhau

www.trungtamtinhoc.edu.vn

Ẩm thực miền Trung
Lôi cuốn hương vị văn hóa cung đình


II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam:
1. Vùng Tây Bắc:
- Nổi tiếng với những món ăn truyền thống đặc sắc.
Người Tây Bắc thích thưởng thức ẩm thực trong
không gian cộng đồng tại các lễ hội, chợ phiên, đặc
biệt là vào ngày Tết.

- Khẩu vị thường đậm đà để lại ấn tượng khó quên.
- Ngũ cốc là thành phần đặc trưng dễ thấy trong
văn hóa ẩm thực Tây Bắc.
Một số món ăn ưa thích vùng Tây Bắc

Gạo nếp Tây Bắc

Ngô Tây Bắc

www.trungtamtinhoc.edu.vn


II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam:
2. Vùng Việt Bắc và Đông Bắc Bộ:
- Cách chế biến và hương vị của cư dân vùng Việt Bắc đặc trưng theo từng dân tộc. Thức ăn chính là
gạo tẻ nhưng việc chế biến gạo nếp được chú trọng hơn. Trong ngày tết, cốm và các loại xôi màu là
những món ăn đặc biệt hấp dẫn.
-Ẩm thực Việt Bắc: sử dụng sẵn nguyên liệu tự nhiên; cách chế biến món ăn một mặt sáng tạo, một
mặt tiếp thu những kĩ thuật vùng lân cận và cửa người Hoa.
-Ẩm thực Đông Bắc không thể không nhắc tới sản vật nổi tiếng khắp cả nước như: Vịt quay Lạng Sơn,
Mận Bắc Kạn, mật ong Hà Giang…

Mắc mật Cao Bằng
Vị quay Lạng Sơn

www.trungtamtinhoc.edu.vn

Hạt dẻ Trùng Khánh
Mận Bắc Kạn


Phở chua Lạng Sơn
Mật ong Hà Giang


II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam:
3. Vùng châu thổ Bắc bộ và Bắc Trung Bộ:
-

Cái nôi của Văn hóa ẩm thực miền Bắc chính là vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Vị thanh, không quá nồng.
Khéo léo và cầu kỳ trong chế biến
Ẩm thực Bắc Trung bộ thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay, chua và mặn hơn đồ ăn
miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm.

Thanh đạm trong ẩm thực Bắc Bộ…

www.trungtamtinhoc.edu.vn

…dư vị đậm đà trong ẩm thực Bắc Trung Bộ


II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam:
4. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ:
Đặc trưng trong ẩm thực duyên hải Nam Trung bộ:
- Bình dị, dân giã nhưng mang hương vị rất riêng.
- Màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ.
- Nhiều món cay hơn ẩm thực miền Bắc và miền Nam.
- Tuy có đường bờ biển đẹp và trải dài nhưng thời tiết miền Trung rất khắc nghiệt với những trận
bão lụt hằng năm. Chính vì vậy, người dân nơi đây luôn chế biến một cách trân trọng những sản
vật tuyệt vời mà họ có được thành cái rất riêng, nâng lên thành đặc sản, để bất cứ ai đi ngang qua

đây có dịp dừng chân nếm thử sẽ không thể nào quên.

Bánh căn Phan Rang

www.trungtamtinhoc.edu.vn

Bánh canh chả cá Quy Nhơn

Bún mắm nêm Đà Nẵng


II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam:
5. Vùng Trường Sơn và Tây Nguyên:
- Ngày thường, đồng bào Tây Nguyên ăn cơm gạo tẻ với thức ăn nấu từ các loại rau rừng, mộc nhĩ, các loại
củ, măng le. Thỉnh thoảng mới kiếm được con cá dưới sông, con thú từ trong rừng để cải thiện thêm bữa
ăn. Còn các loại gia súc, gia cầm nhà nào cũng có, họ nuôi bằng cách thả rong vào rừng, ra bờ sông, bờ
suối, và chỉ làm thịt để dùng vào việc cúng tế thần linh hay để thiết đãi khách quí đến thăm làng.
- Trong lễ Tết, ẩm thực của các dân tộc Tây Nguyên đều giống nhau, từ món thịt nướng cho đến rượu cần.
Còn cách ăn uống và nấu nướng thế nào, thì đó là đặc điểm của mỗi dân tộc và của mỗi địa phương.

Heo rẫy nướng, gà nướng bản Đôn…
Rượng cần, cơm lam, gà sa lửa…

www.trungtamtinhoc.edu.vn


II. Đặc trưng văn hoá ẩm thực các vùng văn hoá Việt Nam:
6. Vùng Nam Bộ:
Đặc trưng văn hóa ẩm thực Nam Bộ:
- Thực phẩm rất đa dạng và phong phú.

- Phong cách thưởng thức thoải mái như người miền Nam.
- Ít chú ý đến sự tinh vi trong cách nấu, cách trình bày.
- Với đặc điểm địa hình, khí hậu thuận lợi, Nam Bộ là vùng đất có nguồn nguyên liệu tươi ngon, dồi
dào từ các loại cá tôm, hải sản cho đến các loại hoa quả, cây trái, rau củ. Chính vì vậy, người dân
Nam Bộ tùy từng mùa mà món ăn cũng có sự thay đổi để tận dụng hết nguồn nguyên liệu sẵn có.
- Khác với vị mặn của người dân miền Bắc, hay cay nồng của người dân miền Trung, người dân
Nam Bộ chủ yếu ăn ngọt và thích vị ngọt, nơi đây cũng chính là xuất xứ của rất nhiều những món
chè ngon nổi tiếng như chè bà ba, chè đậu, chè bắp…
- Món gỏi và món trộn cũng đặc biệt được ưa thích ở miền Nam. Đây là những món ăn dùng những
nguyên liệu sống hoặc chỉ luộc chín rồi trộn với gia vị, sao cho có vị chua chua ngọt ngọt.
- Một nét đặc biệt nữa trong các món ăn của người dân Nam Bộ là tiêu.

Sự kết hợp của nhiều nguyên liệu sẵn có

www.trungtamtinhoc.edu.vn

Món gỏi bưởi chua chua ngọt ngọt, ăn mãi
Sự
kết hợp
của
liệu
sẵn
có Bộ
không
chán
nổinhiều
tiếng nguyên
của vùng
đất
Nam



II. Tổng kết:

Trong kho tàng văn hóa ẩm thực, Việt Nam là quê hương của nhiều món ăn ngon, từ
những món ăn dân giã trong ngày thường đến những món ăn cầu kỳ để phục vụ lễ hội
và cung đình đều mang những vẻ riêng.
Mỗi vùng miền trên đất nước lại có những món ăn khác nhau và mang ý nghĩa riêng
biệt tạo nên bản sắc của từng dân tộc. Nó phản ánh truyền thống và đặc trưng của mỗi
cư dân sinh sống ở từng khu vực.
Việc ăn uống ngày càng không chỉ đơn thuần là để sống mà ở đó còn nhiều thế hệ
nhiều triết lý nhân sinh sâu sắc.

www.trungtamtinhoc.edu.vn


Xin chân thành cảm ơn thầy, cô và các bạn đã chú ý lắng
nghe!

www.trungtamtinhoc.edu.vn



×