Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (963.04 KB, 64 trang )

Chuyên đề di truyền học

Cơ sở vật chất di truyền cấp độ phân tử
Câu 1. Một gen có chiều dài 0,306 micrômet và trên một mạch đơn của gen có 35% xitôzin và 25% guanin. Số
lượng từng loại nuclêôtit của gen bằng:
A. A = T = 360 , G = X = 540
B. A = T = 540 , G = X = 360
C. A = T = 270 , G = X = 630
D. A = T = 630 , G = X = 270
Câu 1: A
1 angxtoron = 10000 micromet => 0,306 micromet = 3060 angxtoron
Suy ra số Nu trên 1 mạch = 3060/3,4 = 900 Nu
%X1 = 35% => X1 = (900*35)/100 = 315 = G2
%G1 = 25% => G1 = (900*25)/100 = 225 = X2
Suy ra số Nu loại G của cả mạch = X cả mạch = 315 + 225 = 540
Dễ suy ra tiếp : A = T = 360
DA : A
Câu 2. Cấu trúc của prôtêin được mã hóa không theo nguyên tắc:
A. mỗi codon mã hóa một hoặc một số axit amin.
B. mỗi axit amin trong chuỗi polipeptit ứng với ba nuclêôtit kế tiếp nhau trong mạch mã gốc của ADN.
C. mỗi codon mã hoá một axit amin.
D. mỗi axit amin được mã hoá bởi một hoặc một số codon.
Câu 2: A
Mỗi acid amine tương ứng với 3 nucleotide kế tiếp nhau trong mạch mã gốc của ADN, mỗi codon chỉ mã hóa
cho một acid amine,nhưng nhiều codon có thể cùng mã hóa cho 1 acid amine.
→ Đáp án A
Câu 3. Khi nói về gen cấu trúc có các nội dung sau:
1. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin
(êxôn) là các đoạn không mã hoá với axit amin (intron)
2. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin
(intron)


3. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên

4. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit : vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết
thúc
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 3: C
Ở sinh vật nhân thực có gen cấu trúc là gen phân mảnh vùng mã hóa không liên tục xen kẽ các đoạn mã hóa aa
(exon) là các đoạn không mã hóa aa( intron)
Ở sinh vật nhân sơ có gen cấu trúc là gen không phân mảnh bao gồm các đoạn mã hóa là exon và không chứa
intron
Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' mạch mã gốc của gen mang tín hiệu khởi động và kiếm soát phiên mã
DA: C
Câu 4. Cấu trúc một đơn phân nuclêôtit AND gồm có
A. A xit phôtphoric, đường ribô, 1 bazơ nitric
B. đường đêoxyribô, axit phôtphoric, axit amin
C. axit phôtphoric, đường ribô, ađênin
D. a xit photphoric, đường đêoxyribô, 1 bazơ nitric
Câu 4: D
Cấu trúc một đơn phân nuclêôtit ADN gồm 3 thành phần cơ bản: a xit photphoric, đường đêoxyribô, 1 trong 4
loại bazơ nitric: A; U; G; X. Do vậy trong các đáp án trên đáp án D đúng.
Câu 5. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêotit. Vùng trình tự nuclêotit nằm ở đầu 5’ trên
mạch mã gốc của gen có chức năng?
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
B. mang thông tin mã hoá các axit amin.
C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
D. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.

Câu 5: C
Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm 3 vùng trình tự Nucleotit:
Mạch mã gốc (3'): Vùng điều hòa → Vùng mã hóa → Vùng kết thúc : (5')
+ Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, có trình tự Nu đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 1


Chuyên đề di truyền học

nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự Nu điều hóa quá trình phiên
mã.
+ Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin.
+ Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Đáp án:C
Câu 6. Nhiều nhóm sinh vật có gen phân mảnh gồm có exôn và intrôn. Điều khẳng định nào sau đây về sự biểu
hiện kiểu gen là đúng:
A. trong quá trình hình thành mARN, các intron sẽ bị loại bỏ khỏi tiền mARN (mARN sơ khai)
B. mỗi một bản sao của exon được tạo ra bởi một prômôter ( vùng khởi động) riêng biệt
C. sự dịch mã của mỗi êxôn được bắt đầu từ bộ ba khởi đầu của từng êxôn
D. trong quá trình dịch mã, các ribôxôm nhảy qua vùng intron của mARN
Câu 6: A
Gen của sinh vật nhân thực khác gen của SNNS ở chỗ : Gen SVNT có các đoạn mã hoá aa (exon) xen kẽ các
đoạn không mã hoá aa (intron).
Sau khi kết thúc quá trình phiên mã sẽ hình thành các tiền mARN (mARN sơ khai)
Để bước vào quá trình dịch mã thì gen cần loại bỏ những đoạn không mã hoá aa

→ Sẽ cắt bỏ các đoạn intron để hình thành mARN trưởng thành → mARN trưởng thành tham gia quá trình dịch

Đáp án : A
Câu 7. 1.Đặc điểm của mã di truyền nào sau đây là sai?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit.
B. Mã di truyền có tính đặc thù riêng cho từng loài.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin.
D. Mã di truyền mang tính thoái hoá.
Câu 7: B
Mã di truyền mang tính thoái hoá, mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin,
mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit. Nhưng tất cả có 64 bộ ba dùng chung
cho tất cả các loài.
==>B.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. Mỗi gen mã hoá protein điển hình gồm 3 vùng trình tự nucleotit: vùng điều hoà, vùng mã hoá và vùng kết
thúc
B. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axitamin
(intron)
C. Phần lớn các gen của sinh vật nhân sơ có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axitamin
(exon) là các đoạn không mã hoá axitamin (intron)
D. Vùng điều hoà năm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình PM
Câu 8: C
- Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm 3 vùng trình tự Nucleotit:
Mạch mã gốc (3'): Vùng điều hòa → Vùng mã hóa → Vùng kết thúc : (5')
+ Vùng điều hòa: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, có trình tự Nu đặc biệt giúp ARN polimeraza có thể
nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự Nu điều hòa quá trình phiên
mã.
+ Vùng mã hóa: mang thông tin mã hóa các axit amin.
Các gen ở sinh vật nhân thực có vùng mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (exon) là các

đoạn không mã hóa axit amin (intron) → Gen phân mảnh.
Các gen ở sinh vật nhân sơ có vùng mã hóa liên tục → Không chứa các đoạn không mã hóa axit amin (intron)
→ Gen không phân mảnh.
+ Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Đáp án:C
Câu 9. Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên NST X gây ra,. Ở một cặp vợ chồng bình thường
nhưng trong số các đứa con của họ có một đứa con trai bị clai phen tơ và mù màu. Giải thích nào dưới đây là
chính xác nhất khi nói về nguyên nhân của hiện tượng trên?
A. Rối loạn giảm phân I ở người mẹ, còn ở người bố bình thường.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 2


Chuyên đề di truyền học

B. Rối loạn giảm phân II ở người mẹ còn ở người bố thì bình thường.
C. Rối loạn giảm phân II ở người bố, ở người mẹ bình thường.
D. Rối loạn giảm phân ở cả bố lẫn mẹ dẫn đến tạo giao tử bất thường.
Câu 9: B
Mù màu do alen lặn nằm trên X gây ra. Vợ chồng bình thường nhưng có 1 con trai bị claiphento và mù màu →
dạng XaXaY.
Bố bình thường có kiểu gen XAY, mẹ bình thường có kiểu gen (XAXA hoặc XAXa).
Con trai vừa bị claiphento vừa mù màu → nhận Y từ bố và XaXa từ mẹ → bố giảm phân bình thường còn mẹ
rối loạn giảm phân II.
→ Đáp án B
Câu 10. Phát biểu nào không đúng về mã di truyền?
A. Mã di truyền là mã bộ 3, tức là cứ 3 nucleotit liên tiếp quy định một axit amin trên chuỗi polipeptit.

B. Mỗi bộ ba thường mã hóa cho nhiều axit amin.
C. Mỗi axit amin thường được mã hóa bởi nhiều bộ 3.
D. Các loài sinh vật khác nhau sử dụng chung một bộ mã di truyền.
Câu 10: B
mã di truyền có tinh đặc hiệu đó là mỗi bộ 3 chỉ mã hóa cho 1 loại aa
đáp án sai là B
Câu 11. Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1
Tỉ lệ bộ mã có chứa 3 loại nu A, U và G
A. 2,4%.
B. 7,2%.
C. 21,6%.
D. 14,4%.
Câu 11: D
Tỷ lệ bộ ba chứa 3 loại Nu: A, U, G là: 4/10*3/10*2/10*3!= 14,4%
ĐA; D
Câu 12. Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực, vùng mã có tổng số đoạn exon và itron là 11. Các đoạn intron
có kích thước bằng nhau và dài gấp 2 lần các đoạn exôn. Phân tử mARN trưởng thành được tổng hợp từ gen
trên mã hoá cho chuỗi polipeptit gồm 499 axit amin. Chiều dài của vùng mã hoá là
A. 0,51 µm. B. 1,36 µm. C. 0,85 µm. D. 0,7225 µm.
Câu 12: B
Tổng số đoạn exon và itron là 11 thì:exon có 6 đoạn và intron có 5 đoạn.
chiều dài mARN trưởng thành = chiều dài 1 exon x 6.
chiều dài mARN trưởng thành = (499+1)*3*3,4=5100 ăngstron.
Chiều dài 1 đoạn exon = 5100/6=850 ăngstron.
Vậy chiều dài 1 đoạn intron = 850*2 = 1700 ăngstron.
Vậy chiều dài của vùng mã hóa = 1700*5 + 5100 = 1,36 µm.
ĐA: B
Câu 13. Một ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X Số bộ ba chứa ít nhất 2 nuclêôtit loại A có thể có

A. 9.

B. 27.
C. 37.
D. 10.
Câu 13: D
Số bộ 3 chứa 2A và 1 nu loại khác (T hoặc G hoăc X) có 3C1 =3 cách chon
Vậy số bộ 3 chứa 2 A là: 3* 3C2= 9 bộ 3
số bộ 3 chứa 3 A là: 1
vậy số bộ 3 chứa ít nhất 2 nu loại A la: 9+1=10
DA : D
Câu 14. Trong quá trình hình thành chuỗi pôlinuclêôtit(định hướng mạch polinucleotit theo chiều 5'→ 3'),
nhóm phốt phát của nuclêôtit sau gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí cacbon nào của đường Đêôxiribozơ?
A. 1'.
B. 2'.
C. 3'.
D. 5'.
Câu 14: C
Các nucleotit nối với nhau thành chuỗi polinucleotit qua nhóm photphat và đường pentozơ.
Mỗi gốc axit photphoric liên kết với nguyên tử cácbon 5′ của một gốc đường và với nguyên tử cacbon 3′ của
một gốc đường khác qua các liên kết photphođieste.
→ Nhóm phốt phát của nuclêôtit sau gắn vào nuclêôtit trước ở vị trí cacbon 3' của đường Đêôxiribozơ.
Đáp án:C
Câu 15. Yếu tố quan trọng quyết định tính đặc thù của mỗi loại ADN là
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 3


Chuyên đề di truyền học


A. hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
B. số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtít trên
ADN.
C. tỉ lệ A+T/ G +X.
D. thành phần các bộ ba nuclêôtit trên ADN.
Câu 15: B
ADN của mỗi loài dc phân biết bằng trình tự sắp xếp và thành phần của các nu để quy định tính đa dạng và đặc
thù của ADN phân biết được các loài với nhau
DA : B
Câu 16. Một phân tử ADN trên mạch 1 của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A+G)/(T+X) = 0,4, thì trên mạch
bổ sung (mạch 2) tỉ lệ đó là
A. 0,25.
B. 0,4.
C. 2,5.
D. 0,6.
Câu 16: C
trong phân tử ADN ta có A =T ; G=X còn trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN thì : A1 =T2 ; A2=T1 ;G1=X2 ;
G2=X1 chính vì thế nếu mạch thứ nhất của phân tử ADN có tỉ lệ : ( A1 + G1 ) / (T1 + X1) = 0.4 Thì đó cũng
chính là tỉ lệ (T2 +X2)/ (A2 + G2) =>tỉ lệ (A2 +G2)/(T2 +X2) = 1/0.4 =2.5
Câu 17. Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là
A. được chứa trong nhiễm sắc thể.
B. có số lượng lớn trong tế bào.
C. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể.
D. không bị đột biến.
Câu 17: C
ADN ngoài nhân không nằm trong nhiễm sắc thể nên có các hoạt động như nhân đôi phiên mã... độc lập
Câu 18. Một phân tử ADN có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số
nuclêôtit loại T; số nuclêôtit loại G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A; số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số nuclêôtit loại
T. Số nuclêôtit loại A của ADN là

A. 112.
B. 448.
C. 224.
D. 336.
Câu 18: C
A1=T1 mà A=A1+A2=2A1
G1=2A1,X1=3A1 nên G=G1+G2=5A1
nên ta có 2A+3G=2128 \Leftrightarrow 19A1=2128 suy ra A1=112 vậy A=2.112=224
ta có đáp án đúng là C
Câu 19. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN này
A. có 300 chu kì xoắn. B. có 600 Ađênin. C. có 3000 liên kết photphođieste. D. dài 0,408 µm.
Câu 19: B
ta có 2A +2G=3000 và 2A+3G=3900
giải hệ ta được A=600 và G=900
suy ra đáp án đúng là B
Câu 20. Chức năng nào dưới đây của ADN là không đúng?
A. Mang thông tin di truyền quy định sự hình thành các tính trạng của cơ thể.
B. Đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá thông qua các đột biến của ADN.
C. Trực tiếp tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
D. Duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào của cơ thể.
Câu 20: C
ADN tham gia trực tiếp vào quá trình nhân đôi và quá trình phiên mã
mARN tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã tạo ra protein
AT 1
 , thì tỉ lệ
Câu 21. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ
G X 4
nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là
A. 20%.
B. 40%.

C. 25%.
D. 10%.
Câu 21: B
A=T và G=X nên A/G=1/4
mà A+G=1/2
giải hệ ta có A=0,1=10% và G=0,4=40%
vậy đáp án đúng là B
Câu 22. Một phân tử ADN có chiều dài 510 nm và trên mạch một của gen có A + T = 900 nuclêôtit. Số
nuclêôtit mỗi loại của AND trên là
A. A = T = 300; G = X = 1200.
B. A = T = 1200; G = X = 300.
C. A = T = 900; G = X = 600.
D. A = T = 600; G = X = 900.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 4


Chuyên đề di truyền học

Câu 22: C
N=3000 nu,A1+T1=900 mà A2=T1 nên A=T=A1+A2=900
suy ra G=X=600
vậy đáp án đúng là C
Câu 23. Đơn phân chỉ có ở ARN mà không có ở ADN là:
A. guanin.
B. ađênin.
C. timin.

D. uraxin.
Câu 23: D
trên ARN chỉ có tối đa 4 loại ribonu là A,U,G,X và ribonu loại U chỉ có ở ARN mà không có ở ADN
Câu 24. Đại phân tử đóng vai trò là vật chất mang và truyền đạt thông tin di truyền là
A. mARN và tARN. B. ADN và tARN. C. ADN và mARN. D. tARN và rARN.
Câu 24: C
ADN mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào qua quá trình nhân đôi
mARN mang thông tin di truyền và truyền đạt thông tin di truyền qua quá trình phiên mã ngược
Câu 25. Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Å, trên mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: G : X : U : A = 3 : 4 :
2 : 3. Số nucleotit từng loại của mARN trên là:
A. A = 300; U = 400; G = 200; X = 300.
B. A = 600; U = 400; G = 600; X = 800.
C. A = 150; U = 100; G = 150; X = 200.
D. A = 300; U = 200; G = 300; X = 400.
Câu 25: D
N=1200 nu
số nu loại G=3/12.1200=300 nu
số nu loại U=2/12.1200=200 nu
số nu loại X=4/12.1200=400 nu
còn lại số nu loại A=300 nu
vậy đáp án s đúng là Đ
Câu 26. Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T,
G, X; trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là:
A. ARN mạch kép.
B. ARN mạch đơn.
C. ADN mạch kép.
D. ADN
mạch đơn.
Câu 26: D
Vì được cấu tạo từ 4 loại nu trong đó có nu loại T nên đây là ADN và co A=T=24% nên vật chất di truyền của

virut này là ADN mạch đơn
Câu 27. Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAA5’; 3’UAG5’; 3’UGA5’.
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 27: D
Vì chiều dịch mã của mARN là từ đầu 5' sang 3'và có các bộ 3 kết thúc là GAU,AGU,AAU nên chọn đáp án D
Câu 28. Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại ribonucleotit là A = 2U = 3G = 4X. Tỉ lệ % mỗi loại
ribonucleotit A,U, G, X lần lượt:
A. 10%, 20%, 30%, 40%. B. 48%, 24%, 16%, 12%. C. 40%, 30%, 20%, 10%.
D. 12%, 16%, 24%, 48%.
Câu 28: B
%A+%G+%X+%U=100%
theo đề ta có %U=%A/2 ,%G=%A/3 và %X=%A/4
thay vào ta có %A+%A/2+%A/3+%A/4=100%
suy ra %A=48% từ đó suy ra % các loại nu khác
vậy đáp án đúng là B
Câu 29. Khi nói về protein, phát biểu có nội dung không đúng là protein có chức năng
A. điều hoà các quá trình sinh lý. B. xúc tác các phản ứng sinh hoá. C. bảo vệ tế bào và cơ thể.D. tích lũy thông
tin di truyền.
Câu 29: D
protein không tích lũy thông tin di truyền mà chỉ có ADN và mARN tích lũy thông tin di truyền
Câu 30. Một gen có số lượng nuclêôtit loại A = 30% và có X = 600 nuclêôtit. Gen này có số liên kết hidro là
A. 3600 liên kết. B. 3000 liên kết. C. 1500 liên kết. D. 3900 liên kết.
Câu 30: A

GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học


Page 5


Chuyên đề di truyền học

%a+%x=50% NÊN %x=20%=600 nu SUY RA n=3000 NU
suy ra A=900 nu và G= 600
vậy áp dụng công thức ta suy ra H=3600 liên kết
Câu 31. Bậc cấu trúc giúp protein thể hiện được cấu trúc đặc trưng là:
A. bậc 2.
B. bậc 3.
C. bậc 4.
D. bậc 1.
Câu 31: B
bậc 1 chỉ là mạch thẳng,bậc 2 chỉ gấp khúc beta và xoắn anpha
chỉ protein bậc 3 có cấu trúc không gian đặc thù để thực hiện cấu trúc đặc trưng của mình
Câu 32. Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân thực khác với gen cấu trúc của sinh vật nhân
sơ là
A. không có vùng mở đầu
B. ở vùng mã hoá, xen kẽ với các đoạn mã hoá axit amin là các đoạn không mã hoá axit amin.
C. tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gen.
D. các đoạn mã hoá axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen.
Câu 32:B
ở sinh vật nhân thực gen phân mảnh:xen giữa các đoạn mã hóa aa là những đoạn không mã hóa aa( vùng mã
hóa)
ở sinh vật nhân sơ gen không phân mảnh không chứa intron là những đoạn không mã hóa aa(vùng mã hóa)
Câu 33. Dựa vào chức năng của sản phẩm do gen quy định người ta phân biệt:
A. gen cấu trúc và gen chức năng.
B. gen trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn và gen lặn.

C. gen cấu trúc và gen điều hòa.
D. gen trên NST thường và gen trên NST giới tính.
Câu 33: C
-sản phẩm nào của gen tham gia vào việc cấu trúc nên tế bà,tham gia vào các hoạt động sinh lý trong cơ thể thì
gen tạo ra sp này gọi là gen cấu trúc
-sản phẩm nào của gen tham gia vào việc điều hòa các hoạt động trong cơ thể cũng như trong tế bào thì gen tạo
ra sản phẩm đó là gen điều hòa
Câu 34. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?
A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hoá không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hoá axit amin
(êxôn) là các đoạn không mã hoá axit amin (intron).
B. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêôtit: vùng điều hoà, vùng mã hoá, vùng kết
thúc.
C. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên
mã.
D. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hoá liên tục, không chứa các đoạn không mã hoá axit amin
(intron).
Câu 34: C
vùng điều hòa nằm ở đầu 3' mạch mã gốc của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã
Câu 35. Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên một mạch của gen
này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1120
B. 1080.
C. 990.
D. 1020.
Câu 35: B
A1+T1=150+120=270 A2=T1 nên A=A1+A2=270=30% suy ra N=900 nu X=20%=180 nu
vậy H=1080 liên kết
Câu 36. Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5'
trên mạch mã gốc của gen có chức năng
A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã.

B. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã.
C. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Câu 36: D
trên gen vùng điều hòa nằm ở đầu 3' vùng 5' mang thông tin kết thúc quá trình phiên mã
Câu 37. Mã di truyền có tính thoái hóa là do
A. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin.
B. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit.
C. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit.
D. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền.
Câu 37: A
Có 20 loại aa nhưng lại có đến 64 bộ 3 mã hóa chính vì thế mà nhiều bộ ba khác nhau có thể mã hóa cho cùng 1
loại aa
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 6


Chuyên đề di truyền học

Câu 38. Chỉ có 3 loại Nu A, U, G người ta đã tổng hợp nên một mARN nhân tạo. Phân tử mARN này có tối đa
bao nhiêu loại mã di truyền có khả năng mang thông tin mã hóa axit amin
A. 9 loại.
B. 8 loại.
C. 24 loại. D
. 27 loại.
Câu 38: C
số loại mã di truyền tối đa là 3.3.3=27

nhưng có 3 bộ 3 kết thúc là UAA,UAG,UGA
nên số loại mã di truyền có khả năng mang thông tin mã hóa aa là 27-3=24
Câu 39. Ở sinh vật nhân thực, côđon nào sau đây mã hoá axit amin mêtiônin?
A. 5’UAG3’.
B. 5’AUG3’
C. 5’UUG3’.
D. 5’AGU3’
Câu 39: B
Bộ 3 mã hóa cho axit amin metionin là bộ ba mở đầu nên có trình tự là AUG
Câu 40. Gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào là
A. Gen khởi động.
B. Gen mã hóa.
C. Gen vận hành.
D. Gen cấu trúc.
Câu 40: D
Câu 41. Trong cấu trúc chung của gen cấu trúc trong đó vùng chứa thông tin cho sự sắp xếp các axitamin trong
tổng hợp chuỗi pôlipeptit là :
A. Vùng điều hòa
B. Vùng mã hóa
C. Vùng vận hành
D. Vùng khởiđộng
Câu 41: B
Trong vùng mã hóa chứa trình tự nu có vai trò mã hóa aa trong chuỗi polypeptit hoàn chỉnh.Trình tự xắp sếp
các nu trên vùng mã hóa quy định trình tự aa trên chuỗi peptit
Câu 42. Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 3' AGU 5'.
B. 3' UAG 5'.
C . 3' UGA 5'.
D. 5' AUG 3'.
Câu 42: A

mARN được tổng hợp theo chiều 5'-3' mặt khác bộ 3 kết thúc là UAG,UGA,UAA vậy ta có đáp án đúng là A
Câu 43. Phân tử tARN mang axit amin foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã (anticôđon) là
A. 5’UAX3’.
B. 5’AUG3’.
C. 3’UAX5’.
D. 3’AUG5’.
Câu 43: C
Vì bộ 3 mở đầu là 5'AUG3' nên bộ ba đối mã là đáp án C
Câu 44. Điểm khác biệt giữa cấu tạo của AND với cấu tạo của tARN
1. AND có cấu tạo hai mạch còn tARN có cấu trúc một mạch.
2. AND có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung còn tARN thì không.
3. đơn phân của AND có đường và thành phần bazo khác với đơn phân của tARN.
4. AND có khối lượng và kích thước lớn hơn tARN.
Số phương án đúng là:
A. 1
B. 2
C.3
D.4
Câu 44: C
* Cấu tạo ADN: ADN Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi đơn phân là một nuclêôtit, mỗi nuclêôtit có 3
thành phần:
(
, Bazơ nitric, C5 H10O4 ) trong đó thành phần cơ bản là bazơ – nitric.
4 loại nuclêôtit mang tên gọi của các bazơ – nitric .
- Trên mạch đơn: các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị (liên kết giữa đường C5 H10O4 của
nuclêôtit này với phân tử
của nuclêôtit bên cạnh - còn gọi là liên kết photphodieste).
Cấu trúc không gian: Là một chuỗi xoắn kép gồm 2 MẠCH pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ
trái sang phải như một thang dây xoắn. Mỗi bậc thang là một cặp bazơ nitric đứng đối diện và liên kết với nhau
bằng các liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung (một bazơ lớn được bù bằng một bazơ bé hay ngược lại, A chỉ

liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô và G chỉ liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô)
- Là đại phân tử, khối lượng phân tử lớn (4 -16 triệu đvC), chiều dài đạt tới hàng trăm micromet.
* Cấu tạo của tARN: tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên
tắc bổ sung, có đoạn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối
mã (anticôđon):
+ Chiều dài khoảng 73-93 nu
+ Cấu trúc gồm 1 MẠCH cuộn lại như hình lá chẻ ba nhờ bắt cặp bên trong phân tử
+ 1 đầu của tARN có bộ ba đối mã, gồm 3 nucleotit đặc hiệu đối diện với axit amin mà nó vận chuyển
→ tARN ngoài 4 loại ribônuclêôtit A,U,G,X còn có 1 số biến dạng của các bazơnitric (trên tARN có những
đoạn xoắn giống cấu trúc ADN, tại đó các ribônuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS (A-U, G-X). Có những
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 7


Chuyên đề di truyền học

đoạn không liên kết được với nhau theo NTBS vì chứa những biến dạng của các bazơnitric, những đoạn này tạo
thành những thuỳ tròn. Nhờ cách cấu tạo như vậy nên mỗi tARN có 2 bộ phận quan trọng: bộ ba đối mã và
đoạn mang axit amin có tận cùng là ađenin.
→ Thành phần tARN chứa ribozo thay vì dezoxiribozo ở ADN. Bazơ nitơ của ARN, ngoài những thành phần
giống ADN, còn có U đặc trưng riêng của ARN, T cũng có trong thành phần của ARN. Đơn phân của ARN là
ribonucleotide.
→ Đáp án 2 sai vì tARN vẫn có những đoạn có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung
→ các đáp án đúng là : 1,3,4
Đáp án:C
Câu 45. Hai gen A và B có chiều dài bằng nhau, số liên kết hidro chênh lệch nhau 408 liên kết. Gen A có tổng
bình phương giữa 2 loại nucleotit không bổ sung là 14,5% và có 2760 liên kết hidro. Cho các phát biểu sau:

1. Chiều dài của mỗi gen là 5100 Å
2. Gen A có tỉ lệ A = T = 840 Nu, gen B có tỉ lệ G = X = 768
3. Gen B có 2760 liên kết hidro.
4. Gen A có tỉ lệ A = T = 35% tổng số Nu của gen.
5. Gen B có tỉ lệ A = T = 432 Nu.
Số đáp án đúng là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 45: B
Xét gen A có:Gọi N là số Nu của gen A→ N A N A =
, Gọi A1 LB Và G1 lần lượt là số Nu loại A và G của gen
A, ta có:
A12 + G12 = 14,5% mà A1 + G1 = 50% (Vì 2A + 2G = Tổng số Nu của gen = 100%)
→ G1 = 35% hoặc G1 = 15%
mà Theo bài ra ta có: Gen A có số liên kết H bằng 2760 → 2 A1 + 3 G1 = 2760
- Nếu G1 15% nên A1 = 35% → 2 . 35% N + 3 . 15% N = 2760
→ N = 2400 (Thỏa mãn) → Giải ra ta có: A1 = 840 ; G1 = 360 → (4) đúng.
- Nếu G1 = 35% → 2. 15% N + 3 . 35% N = 2760
→ N = 2044,44 (Loại)
Vì Hai gen A và B có chiều dài bằng nhau → N A =
= 2400
Có chiều dài mỗi gen là : LA = LB = 2400 .3,4 :2 = 4080 Ao → (1) sai
Vì Gen B và gen A chênh lệch nhau 408 Liên kết Hidro → Số liên kết H của gen B = 2760 + 408 = 3168 hoặc
bằng 2760 - 408 = 2352
Mà Nu của gen B = 2400 → Chỉ có trường hợp Số H = 3168 thỏa mãn,[Vì (2A+3G) > (2A+2G)]
Gen B có: 2A+2G = 2400 và 2A + 3G = 3168 → A=T= 432; G=X= 768 → (2), (5) đúng.
Đáp án: B
Câu 46. Số vòng xoắn trong 1 phân tử AND có cấu trúc dạng B là 100000 vòng. Bình phương 1 hiệu của

adenin với 1 loại nucleotit khác bằng 4.1010 nucleotit trong phân tử AND đó. Biết rằng số nucleotit loại A lớn
hơn loại nucleotit khác.
Cho các phát biểu sau:
1. Phân tử AND trên có 1000000 Nucleotit.
2. Phân tử AND trên có tỉ lệ A = T = 600 000 Nucleotit.
3. Chiều dài của phân tử AND là: 3400000 Å
4. Phân tử AND trên có tỉ lệ nucleotit loại A chiếm
20%.
Số phát biểu sai là:
A. 1
. B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 46: B
Vì số vòng xoắn C = 100000 vòng
→ N = 20.C = 20 . 100000 = 2000000 Nucleotit → (1) sai
L = 34 . C = 34 . 100000 = 3400000 Ao → (3 đúng)
Vì (A-X)^2 = 4.10^4 mà A + X = 50%
→ A = 600000 Nu
→ Phân tử ADN trên có tỉ lệ Nu loại A chiếm tỉ lệ là : 600000/2000000 = 30%
→ (4) sai
Đáp án:B

GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 8



Chuyên đề di truyền học

Câu 47. Cho các phát biểu sau:
1. Phân tử ARN vận chuyển có chức năng vận chuyển axit amin để dịch mã và vận chuyển các chất khác trong
tế bào.
2. Mỗi phân tử ARN vận chuyển có nhiều bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp đặc hiệu với 1 bộ ba trên
mARN.
3. Mỗi phân tử ARN chỉ gắn với 1 loại axit amin, axit amin được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polipeptit.
4. Phân tử ARN vận chuyển có cấu trúc 2 mạch đơn cuộn xoắn lại với nhau như hình lá dâu xẻ 3 thùy.
5. Trên phân tử tARN có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 47: A
* Cấu tạo của tARN: tARN là một pôlinuclêôtit cuộn lại ở một đầu, có đoạn các cặp bazơ liên kết theo nguyên
tắc bổ sung, có đoạn tạo nên các thuỳ tròn, một đầu mang axit amin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối
mã (anticôđon):
+ Chiều dài khoảng 73-93 Nu
+ Cấu trúc gồm 1 MẠCH cuộn lại như hình lá chẻ ba nhờ bắt cặp bên trong phân tử
+ 1 đầu của tARN có bộ ba đối mã, gồm 3 nucleotit đặc hiệu đối diện với axit amin mà nó vận chuyển → Mỗi
phân tử ARN chỉ gắn với 1 loại axit amin, axit amin được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polipeptit.
→ tARN ngoài 4 loại ribônuclêôtit A,U,G,X còn có 1 số biến dạng của các bazơnitric (trên tARN có những
đoạn xoắn giống cấu trúc ADN, tại đó các ribônuclêôtit liên kết với nhau theo NTBS (A-U, G-X). Có những
đoạn không liên kết được với nhau theo NTBS vì chứa những biến dạng của các bazơnitric, những đoạn này tạo
thành những thuỳ tròn. Nhờ cách cấu tạo như vậy nên mỗi tARN có 2 bộ phận quan trọng: bộ ba đối mã và
đoạn mang axit amin có tận cùng là ađenin.
tARN (ARN vận chuyển): Có chức năng mang axit amin tới riboxom và đóng vai trò như "1 người phiên dịch"
tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các axit amin trên chuỗi Polipeptit → Để đảm nhiệm chức năng

này, mỗi phân tử tARN đều có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu (anticodon) có thể nhận ra và bắt đôi bổ sung với codon
trên mARN.
Trong tế bào có nhiều loại tARN khác nhau, mỗi loại tARN vận chuyển một loại axit amin tương ứng.
Đáp án 1 chưa chính xác vì chức năng của tARN là vận chuyển aa để tham gia dịch mã thôi.
Đáp án 2 sai vì mỗi tARN có 1 bộ ba đối mã đặc hiệu
Đáp án 4 sai vì tARN có Cấu trúc gồm 1 MẠCH cuộn lại như hình lá chẻ ba nhờ bắt cặp bên trong phân tử → 2
mạch là sai.
Đáp án: A
Câu 48. Xét về cấu trúc hóa học, các gen trong cùng một tế bào khác nhau về
1. thành phần nucleotit. 2. số lượng nucleotit. 3. trình tự sắp xếp của các nucleotit. 4. chức năng của các
nucleotit.
Số phương án đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 48: C
Các gen trong tế bào bản chất chính là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm xác
định.
- ADN là đại phân tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X). Trên 1
mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị, Trên mạch kép giữa mạch đơn này với mạch đơn
kia các cặp nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung.
Từ 4 loại nuclêôtit đã tạo nện các ADN khác nhau về số lượng, thành phần, trật tự các nuclêôtit.
→ ADN có tính đặc thù và đa dạng vì:
+ Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần của các loại nuclêôtit.
+ Tính đa dạng do cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêtit tạo nên.
→ Các gen trong cùng 1 tế bào khác nhau do tính đặc thù của ADN
→ Các đáp án có ND đúng là : 1,2,3
Đáp án:C
Câu 49. Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nucleotit và 3900 liên kết hidro. Đoạn ADN này:

(1) Có 600 Adenin.
(2) Dài 4080Å. (3) Có 300 chu kì xoắn. (4) Có 5998 liên kết cộng hóa trị giữa các

GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 9


Chuyên đề di truyền học

nucleotit.
Số kết luận đúng là
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 49: B
Câu 50. Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nucleootit A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Trong các kết luận dưới
đây có bao nhiêu kết luận đúng:
(1) Tỉ lệ bộ ba có 2 A và 1G là 6,4%.
(2) Tỉ lệ bộ ba có 2U là 21,9%.
(3) Tỉ lệ bộ ba có 3 loại nucleotit là A, U và G là 14,4%.
(4) Tỉ lệ bộ ba có nucleotit loại A là 72,6%.
A. 0.
B. 1.
C. 2
Câu 50: B


Nhân đôi ADN và phiên mã
Câu 1. Emzim nào dưới đây cần phải tham gia đầu tiên vào quá trình tổng hợp ADN
A. Ligaza
B. ARN pôlimeraza
C. Enzim tháo xoắn
D. ADN poplimeraza
Câu 1: C
ARN polimeraza là enzim đầu tiên tham gia để tổng hợp đoạn mồi sau khi 2 mạch đơn được tách ra và quá trình
nhân đôi được bắt đầu
Câu 2. ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào ?
A. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc bắt đôi bổ sung.
B. Theo nguyên tắc bán bảo toàn và nguyên tắc nửa gián đoạn.
C. Theo nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc nửa gián đoạn.
D. Theo nguyên tắc nửa gián đoạn và nguyên tắc bắt đôi bổ sung.
Câu 2: A
Câu 3. Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim tháo xoắn di chuyển theo chiều
A. từ 3’ đến 5’ hay từ 5’ đến 3’ tùy theo từng mạch. B. theo chiều từ 3’ đến 5’cùng chiều với mạch khuôn.
C. theo chiều từ 5’ đến 3’trên cả hai mạch. D. tùy từng phân tử ADN mà chiều di chuyển khác nhau.
Câu 3: A

Câu 4. Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu
trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”?
A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’.
B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc
bổ sung.
C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau.
D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực
hiện.
Câu 4: B
Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có chung cơ chế → Đều theo nguyên tắc bổ sung

và bán bảo toàn, chiều tái bản giống nhau và nguyên liệu tái bản giống nhau.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 10


Chuyên đề di truyền học

- Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực:
+ Có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi, nhiều đơn vị tái bản (do kích thước DNA lớn và cuôn xoắn nhiều lần trong
nhiễm sắc thể).
+ Số lượng các thành phần tham gia nhiều hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 5 loại.
+ Tốc độ tổng hợp chậm (ở nấm men là 50 nu/giây).
- Nhân đôi DNA ở nhân sơ :
+ Chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi, một đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y
+Số lượng các thành phần tham gia ít hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 3 loại I, II, III với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, DNA pôlimeraza III
chịu trách nhiệm chính trong lắp ráp mạch bổ sung. DNA pôlimeraza I có chức năng sửa sai trong nhân đôi và
loại mồi.
+ Tốc độ tổng hợp nhanh (ở vi khuẩn E.Coli là 50000 nu/phút).
→ Phương án đúng là :1, 2
Đáp án:B
Câu 5. Đoạn Okazaki là
A. đoạn ADN được tổng hợp liên tục theo mạch khuôn của ADN.
B. một phân tử ARN thông tin được phiên mã từ mạch gốc của gen.
C. từng đoạn poli nucleotit được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.
D. các đoạn của mạch mới được tổng hợp trên cả hai mạch khuôn.

Câu 5: C
Câu 6. Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN pôlimeraza
A. tham gia vào quá trình tháo xoắn và phá vỡ các liên kết hyđrô.
B. di chuyển cùng chiều trên hai mạch của phân tử ADN mẹ.
C. di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN.
D. nối các đoạn okazaki lại với nhau thành chuỗi polinuclêôtit.
Câu 6: C
Trong quá trình nhân đôi ADN, có các loại enzyme tham gia:
+ Helicase: tháo xoắn
+ ADN polymeraza: tổng hợp mạch mới
+ ARN polymeraza: tổng hợp đoạn ARN mồi
+ Ligaza: enzyme nối.
ADN pol chỉ tổng hợp mạch theo chiều 5' → 3' nên trên mạch 3' → 5' (mạch gốc) enzyme sẽ tổng hợp mạch
đơn mới một cách liên tục theo chiều tháo xoắn còn mạch có chiều 5' → 3' thì được tổng hợp 1 cách gián đoạn
thành từng đoạn ngắn ngược lại với chiều tháo xoắn.
Enzyme ADN pol sẽ di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN.
→ Đáp án C.
TX
TX
 0, 25
 0, 25 làm khuôn để tổng hợp nhân
Câu 7. Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có
AG
AG
tạo một chuỗi pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các
loại nuclêôtit tự do cần cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 25%; T + X = 75%.
B. A + G = 80%; T + X = 20%.
C. A + G = 75%; T + X = 25%.
D. A + G = 20%; T + X = 80%.

Câu 7: D
nu môi trường bổ sung A+G/T+X= 0,25 suy ra A+G=20% ; T+X=80%
Câu 8. Khi nói về quá trình nhân đôi ADN (tái bản ADN) ở tế bào nhân thực, phát biểu nào sau đây là không
đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng
hợp từ một phân tử ADN mẹ.
B. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản).
C. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 11


Chuyên đề di truyền học

D. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
Câu 8:A
Enzim nối ligaza tác động lên cả 2 mạch đơn vì trên 1 đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y được tổng hợp đồng
thời vì thế trên mỗi chạc chữ Y sẽ có 1 mạch tổng hợp liên tục 1 mạch gián đoạn enzim nối ligaza tác động lên
cả 2 mạch nơi có mạch tổng hợp gián đoạn
ĐÁ A
Câu 9. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza (enzim nối) có vai trò
A. tách hai mạch đơn của phân tử ADN.
B. nối các đoạn Okazaki với nhau.
C. tháo xoắn phân tử ADN.
D. tổng hợp và kéo dài mạch mới.
Câu 9: B
Câu 10. Một phân tử ADN có chiều dài 510 nm, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp

A. 3000 nuclêôtit.
B. 15000 nuclêôtit.
C. 2000 nuclêôtit.
D. 2500
nuclêôtit.
Câu 10: A
Câu 11. Một gen ở sinh vật nhân sơ có số lượng các loại nuclêôtit trên một mạch là A = 70; G = 100; X = 90; T
= 80. Gen này nhân đôi một lần, số nuclêôtit loại X mà môi trường cung cấp là
A. 180
B. 190.
C. 90.
D. 100.
Câu 11:B
Nu trên 1 mạch suy ra theo nguyên tắc bổ sung :
A1=T1=70; G1=X2=100;X1=G2=90;T1=A2=80
vậy số X của gen =X1+X2= 100+90=190
gen nhân 2 một lần suy ra số nu loại X môi trường cung cấp là 190 .(2 mux1 -1)=190
ĐÁ : B
Câu 12. Một gen có 600 nucleotit loại A và 900 nucleotit loại G. Gen này tự nhân đôi một lần, số liên kết hiđrô
được hình thành là
A. 3900.
B. 7800.
C. 1500.
D. 3600.
Câu 12: B
Số liên kết H được hình thành= 2. Hadn= 2.(2A+3G)= 7800
ĐÁ B
Câu 13. Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.
coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu
phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?

A. 32.
B. 30.
C. 16.
D. 8.
Câu 13: B
Số phân tử ADN sau 5 lần nhân đôi là 2 mux5= 32 ( phân tử)
Số phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14 = 32-2( 2 phân tử có 1 mạch chứa N15)= 30 phân tử
ĐÁ B
Câu 14. Một phân tử ADN chứa toàn N15 có đánh dấu phóng xạ được tái bản 4 lần trong môi trường chứa N14.
Số phân tử ADN còn chứa N15 chiếm tỉ lệ :
A. 25%.
B. 6,25%.
C. 50%.
D.
12,5%.
Câu 14: D
Sau 4 lần nhân đôi ADN số phân tử ADN được tạo ra là 2 mũ 4= 16 phân tử
số phân tử còn chứa N15= 2 phân tử
Vậy tỉ lệ chứa phân tử N15 = 2/16= 12,5%
ĐÁ D
Câu 15. Một gen có tổng số 150 chu kỳ xoắn và có 3600 liên kết hidro. Gen nhân đôi 3 lần, Số Nu loại A có
trong các gen hoàn toàn mới là
A. 5400
B. 7200
C. 6300
D. 3600
Câu 15: A

GV: Hồ Văn Trung –


ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 12


Chuyên đề di truyền học

Câu 16. Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: B
8 phân tử ADN tự nhân đôi → 112 mạch mới hoàn toàn từ môi trường nội bào.
Gọi số lần tự nhân đôi là k
Áp dụng công thức ta có: 8. 2 .(2^k - 1)= 112 → k = 3.
→ Đáp án B.
Câu 17. Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecôli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất
cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN.
Số phân tử ADN còn chứa N15 là
A. 10
B. 5
C. 16
D. 32
Câu 17: D
Câu 18. ADN nhân thực có chiều dài 0,051mm, có 15 đơn vị nhân đôi. Mỗi đoạn Okazaki có 1000 nu. Cho
rằng chiều dài các đơn vị nhân đôi là bằng nhau, số đoạn okazaki được tạo ra trong quá trình nhân đôi của ADN
trên là
A. 135

B. 330
C. 150
D. 285
Câu 18: C
- Cách 1: Lgen=510000
→ N/2= 510000/3,4 = 150000
Số đoạn Okazaki = 150000/1000 = 150
- cách 2: Chiều dài 1 đoạn Okazaki là: 1000 x 3,4= 3400

= 3,4 x

mm

→ Số Okazaki cần cho 1 chạc chữ Y: 0.051 : [3,4x
] = 150 đoạn
→ Đáp án C.
Câu 19. Thứ tự chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN và chiều tổng hợp mARN lần lượt là :
A. 5’→3’ và 3’→5’
B. 5’→3’ và 5’→3’
C. 3’→5’ và 3’→5’
D. 3’→5’ và 5’→3’ ’
Câu 19: D
Câu 20. Một trong những điểm giống nhau giữa quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân
thực là
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN.
B. đều theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự xúc tác của enzim ADN pôlimeraza.
D. đều có sự hình thành các đoạn Okazaki.
Câu 20: B
Câu 21. Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã các gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ?

A. Restrictaza.
B. Ligaza.
C. ARN pôlimeraza.
D. ADN
pôlimeraza.
Câu 21: C
Câu 22. Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại ribônuclêôtit là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau
đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?
A. TAG, GAA, ATA, ATG. B. AAG, GTT, TXX, XAA. C. ATX, TAG, GXA, GAA. D. AAA, XXA, TAA,
TXX.
Câu 22: A
Câu 23. Khi nói về số lần nhân đôi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp
không có đột biến, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
B. Các gen trên các nhiễm sắc thể khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
C. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác
nhau.
Câu 23: A
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 13


Chuyên đề di truyền học


Câu 24. Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. G mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào.
B. X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C. A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D. T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Câu 24: C
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza tổng hợp ARN?
A. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
C. Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’ → 3’ và từ 3’ → 5’.
D. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra.
Câu 25: A
Câu 26. Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây?
A. Bị enzim xúc tác phân giải.
B. Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên ADN.
C. Liên kết với phân tử ARN.
D. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Câu 26: B
Câu 27. Ở tế bào nhân thực sau khi thực hiện phiên mã xong thì diễn biết tiếp theo là
A. đưa ra tế bàochất tại đó kết hợp với ribôxôm và tARN để tổng hợp prôtêin.
B. cắt bỏ các đoạn intron, nối các êxôn lại với nhau thành mARN trưởng thành.
C. cắt bỏ các đoạn êxôn, nối các intron lại với nhau thành mARN trưởng thành.
D. nối các ARN thông tin của các gen khác nhau lại thành mARN trưởng thành.
Câu 27: B
Câu 28. Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?
A. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5’-3’ và tổng hợp mạch mới theo chiều 5’3’ và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.
B. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên mã.
C. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5’-3’ và tổng hợp mạch 3’-5’ theo nguyên
tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc .
D. ARN polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nuclêôtit đặc biệt nằm trước bộ ba mở đầu của gen.

Câu 28: B
Câu 29. Một gen cấu trúc thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử ARN thông tin
(mARN) là
A. 15.
B. 5.
C. 10.
D. 25
Câu 29: B
Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp mARN dựa trên mạch gốc của phân tử ADN. Qua 1 lần phiên mã thì
sẽ tạo nên 1 phân tử mARN; k lần phiên mã sẽ tạo thành k phân tử mARN.
Gen cấu trúc phiên mã 5 lần → tạo thành 5 phân tử mARN.
→ Đáp án B.
Câu 30. Một gen dài 0,51 micrômet, khi gen này thực hiện phiên mã 3 lần, môi trường nội bào đã cung cấp số
ribônuclêôtit tự do là
A. 6000.
B. 3000.
C. 4500.
D. 1500.
Câu 30: C
Câu 31. Gen dài 5100 A0. Khi gen phiên mã cần môi trường cung cấp tất cả 4500 ribônuclêôtit tự do. Số lần
phiên mã của gen trên là:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 31: D
Gen dài 5100Å → N = (L/3,4).2 = 3000.
Số lượng nucleotide trên 1 mạch = 3000: 2 = 1500.
Khi gen phiên mã cần môi trường cung cấp 4500 ribonucleotide tự do → số phân tử mARN = 4500: 1500 = 3 =
số lần phiên mã của gen

→ Đáp án D.
Câu 32. Một gen có 3900 liên kết hiđrô, khi gen phiên mã tạo ra phân tử mARN có tỉ lệ các loại ribônuclêôtit là
A : U : G : X = 1 : 3 : 4 : 2. Gen nói trên có khối lượng phân tử là
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 14


Chuyên đề di truyền học

A. 720 000 đvC.
B. 900 000 đvC.
C. 540 000 đvC.
D. 840 000 đvC.
Câu 32: B
Câu 33. Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400,
U=360, G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là
A. A=T=380, G=X=360 B. A=T=360, G=X=380 C. A=180, T=200, G=240, X=360 D. A=200, T=180, G=120,
X=240
Câu 33: A
QUá trình phiên mã tuân theo nguyên tắc bổ sung. Gọi mạch mã gốc là mạch 1. A1 = U(mt); T1 = A(mt); X1 =
G(mt); G1 = X(mt).
Gen phiên mã 2 lần → môi trường cung cấp A = 400 → T1 = 200;U = 360 → A1 = 180; G = 240 → X1 = 120;
X = 480 → G1 = 240.
Vậy số nucleotide từng loại của gen: A = T = A1 + T1 = 380
G = X = G1 + X1 = 120 +240 = 360
→ Đáp án A.
Câu 34. Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800

ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen lần lượt là
A. 3240 liên kết và 2 bản sao. B. 2760 liên kết và 4 bản sao. C. 2760 liên kết và 2 bản sao. D. 3240 liên kết và 4
bản sao.
Câu 34: B
Câu 35. Phân tử mARN có A : U : G : X lần lượt theo tỉ lệ 1 : 2 : 3 : 4. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtít của
gen tổng hợp nên phân tử mARN trên là
A. A = T = 15%; G = X = 35%.
B. A = T = 35%; G = X = 15%.
C. A = T = 20%; G = X = 30%.
D. A = T = 30%; G = X = 20%.
Câu 35: A
Câu 36. Trong một phân tử mARN ở E.coli có tỉ lệ % các loại nuclêôtit là U = 20%, X = 30%, G = 10%. Tỉ lệ
% từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên là
A. G = X = 20% ; A = T = 30%.
B. G = X =30% ; A = T = 20%.
C. G = X =25% ; A = T = 25%.
D. G = X =10% ; A = T = 40%.
Câu 36: A
Câu 37. Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X
lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một
đoạn ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải
cung cấp cho quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là
A. G = X = 360, A = T = 240.
B. G = X = 320, A = T = 280.
C. G = X = 240, A = T = 360.
D. G = X = 280, A = T = 320.
Câu 37: C
Câu 38. Một gen có chiều dài là 4080 A0 có nuclêôtit loại A là 560. Trên một mạch có nuclêôtit A = 260; G =
380, gen trên thực hiện một số lần phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp nuclêôtit U là 600. Số lượng
các loại nuclêôtit trên mạch gốc của gen là

A. A = 260; T = 300; G = 380; X= 260.
B. A = 380; T = 180; G = 260; X = 380.
C. A = 300; T = 260; G = 260; X = 380.
D. A= 260; T = 300; G = 260; X = 380.
Câu 38: C
Câu 39. Sự nhân đôi AND ở sinh vật nhân chuẩn có sự khác biệt so với AND ở sinh vật nhân sơ
1- chiều tái bản 2- hệ enzim tái bản
3- nguyên liệu tái bản
4 – số lượng đơn vị tái bản trên 1
phân tử.
5 – nguyên tắc tái bản
Số phương án đúng
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 39: B
Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có chung cơ chế → Đều theo nguyên tắc bổ sung
và bán bảo toàn, chiều tái bản giống nhau và nguyên liệu tái bản giống nhau.
- Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực:
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 15


Chuyên đề di truyền học

+ Có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi, nhiều đơn vị tái bản (do kích thước DNA lớn và cuôn xoắn nhiều lần trong

nhiễm sắc thể).
+ Số lượng các thành phần tham gia nhiều hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 5 loại.
+ Tốc độ tổng hợp chậm (ở nấm men là 50 nu/giây).
- Nhân đôi DNA ở nhân sơ :
+ Chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi, một đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y
+Số lượng các thành phần tham gia ít hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 3 loại I, II, III với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, DNA pôlimeraza III
chịu trách nhiệm chính trong lắp ráp mạch bổ sung. DNA pôlimeraza I có chức năng sửa sai trong nhân đôi và
loại mồi.
+ Tốc độ tổng hợp nhanh (ở vi khuẩn E.Coli là 50000 nu/phút).
→ Số phương án đúng là : 4,2
Đáp án:B
Câu 40. Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của AND ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là
1. sự sao chép AND ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử AND.
2. Ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử AND, còn sinh vật nhân sơ chỉ có 1
điểm.
3. Các đoạn okazaki được hình thành trong quá trình sao chép AND ở sinh vật nhân sơ nhiều hơn các đoạn
okazaki ở sinh vật nhân chuẩn.
4. mạch AND mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’ – 3’ còn ở sinh vật nhân sơ được hình
thành theo chiều từ 3’ – 5’.
Số phương án đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 40: B
Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có chung cơ chế → Đều theo nguyên tắc bổ sung
và bán bảo toàn, chiều tái bản giống nhau và nguyên liệu tái bản giống nhau.
- Quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực:

+ Có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi, nhiều đơn vị tái bản (do kích thước DNA lớn và cuôn xoắn nhiều lần trong
nhiễm sắc thể).
+ Số lượng các thành phần tham gia nhiều hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 5 loại.
+ Tốc độ tổng hợp chậm (ở nấm men là 50 nu/giây).
- Nhân đôi DNA ở nhân sơ :
+ Chỉ có một điểm khởi đầu nhân đôi, một đơn vị tái bản gồm 2 chạc chữ Y
+Số lượng các thành phần tham gia ít hơn.
+ Enzim DNA pôlimeraza có 3 loại I, II, III với chức năng nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, DNA pôlimeraza III
chịu trách nhiệm chính trong lắp ráp mạch bổ sung. DNA pôlimeraza I có chức năng sửa sai trong nhân đôi và
loại mồi.
+ Tốc độ tổng hợp nhanh (ở vi khuẩn E.Coli là 50000 nu/phút).
→ Phương án đúng là :1, 2
Đáp án:B
Câu 41. Một gen tự nhân đôi liên tiếp nhiều lần trong môi trường chứa toàn bộ các nucleotit tự do có đánh dấu.
Các gen con được hình thành cuối quá trình có 14 mạch đơn chứa các nucleotit đánh dấu và hai mạch chứa các
nucleotit bình thường không đánh dấu. Mạch đơn thứ nhất chứa các nucleotit không đánh dấu có T = 480 và X
= 240. Mạch đơn thứ 2 chứa các nucleotit hông đánh dấu có T = 360 và X = 120.
Cho các phát biểu sau:
1. Số lần nhân đôi của gen là 4 lần
2. Số mạch đơn của các gen con được hình thành là 16 mạch.
3. Số lượng nucleotit loại A của gen ban đầu là 360 Nucleotit.
4. Môi trường đã cung cấp cho quá trình số nucleotit loại X có đánh dấu là: 2520 Nu.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 16



Chuyên đề di truyền học

5. Số liên kết hidro bị phá vỡ là 19320 liên kết.
6. Số liên kết hóa trị giữa các nu được hình thành qua quá trình là 16786 liên kết.
Số phương án đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 41: C
Một gen tự nhân đôi, sau quá trình tạo được 14 mạch đơn chứa các Nu đánh dấu và 2 mạch chứa các Nu bình
thường không đánh dấu
→ 14 + 2 = 16 mạch → 8 phân tử → 3 lần nhân đôi
Mạch 1 có T1 = 480 và X1 = 240 → A2 = 480 và G2 = 240
Mạch 2 có T2 = 360 → A1 = 360 và X2 = 120 → G1 = 120
→ Số Nucleotit : A = T = 480 + 360 = 840; G = X = 120 + 240 = 360
→ Tổng số Nu của gen là : 2A+2G = 2400 Nu
→ Số Nu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi là:
A = T = 840 . (2^3 - 1)= 5880; G = X = 360. (2^3-1)= 2520
- Số liên kết Hidro ban đầu của gen là: 2A + 3G = 2760
→ số liên kết Hidro bị phá vỡ sau 3 lần nhân đôi là: 2760. (2^3 - 1) = 19320
- Số liên kết hóa trị được hình thành qua quá trình là: (2400 - 2).(2^3 -1) = 16786 liên kết.
→ các đáp án đúng là:2, 4,5,6
Đáp án: C
Câu 42. Một gen có từ 1500 – 2000 Nucleotit, khi nhân đôi 1 số lần đã được môi trường nội bào cung cấp
27000 nucleotit tự do trong đó có 9450 nucleotit tự do loại X.
Trong các phát biểu sau:
1. Chiều dài của gen là 3060 Å.
2. Số nucleotit loại G của gen ban đầu là 270 nucleotit.
3. Số nucleotit loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là 4050 Nu.

4. Tổng số nucleotit của gen là 1500 nucleotit.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 42:B
Vì khi gen nhân đôi 1 số lần được môi trường cung cấp 27000 Nu nên gọi N là số Nu của gen và k là số lần
nhân đôi (k >= 1)
→ N. (2^k -1) = 27000 → N = 27000/(2^k-1)
Ta có: 1500 < N < 2000 <=> 1500 < [27000/(2^k-1)] < 2000
Giải ra ta được 14, 5 < 2^k < 19 → 2^k = 16 → k = 4
Vậy số Nu của gen là : 27000/(2^4-1)= 1800 Nu → Chiều dài của gen là: 1800.3,4:2 = 3060 Ao
Vì môi trường cung cấp 9450 Nu loại X → X.(2^4 - 1) = 9450 → X = 630
mà tổng số Nu của gen là 1800 → A=T = 1800/2 - 630 = 270 Nu
→ Số Nu loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là: 270.(2^4-1)= 4050
Vậy các đáp án đúng là: 1; 3
→ Đáp án B.
Câu 43. Tế bào vi khuẩn mang gen B có khối lượng phân tử là 720000 đvC (chỉ tính vùng mã hóa, vì vậy từ
đây trở đi nói gen B là chỉ nói vùng mã hóa), trong đó có hiệu của A với loại nucleotit khác là 30% số nucleotit
của gen. Mạch 1 của vùng mã hóa của gen có 360A và 140G. Khi gen B phiên mã đã lấy của môi trường nội
bào 1200U.
Cho các phát biểu sau:
1. Chiều dài vùng mã hóa của gen là 5100 Å
2. Quá trình tự sao của gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt thì số nucleotit loại T môi trường cung cấp là 6720
nucleotit.
3. Môi trường đã cung cấp số nucleotit loại A cho quá trình phiên mã của gen B là: 720 nucleotit.
4. Môi trường đã cung cấp số nucleotit loại G cho quá trình phiên mã của gen B là: 280 nucleotit.
Số phát biểu sai là:
GV: Hồ Văn Trung –


ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 17


Chuyên đề di truyền học

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 43: A
Có số Nu của gen là: 720000: 300 = 2400 Nu
→ chiều dài của gen là: 2400 . 3,4 : 2 = 4080 Ao → (1) sai
Ta có: A + G = 50% mà theo bài ra A - G = 30% → A = T = 40% và G = X = 10%
Vậy số Nu từng loại của gen là: A = T = 40% . 2400 = 960 và G = X = 10% . 2400 = 240
- Khi gen nhân đôi 3 lần ta có số Nu mỗi loại môi trường cung cấp là:
A = T = 960 . (2^3 - 1) = 6720 → (2 đúng)
G = X = 240 . (2^3 - 1) = 1680
- Khi gen phiên mã k lần:
Vì mạch 1 có A1 = 360 → T2 = 360 mà A = A1 + A2 → A2 = T1 = 960 - 360 = 600
Mạch 1 có G1 = 140 → X2 = 140 mà G = G1 + G2 → G2 = X1 = 240 - 140 = 100
Vậy: Mạch 1 có A1 = 360; T1 = 600; X1 = 100 ; G1 = 140
Mạch 2 có A2 = 600; T2 = 360; X2 = 140 ; G2 = 100
Gen phiên mã k lần cần môi trường cung cấp 1200 U → Umt = k .U = 1200
mà chỉ khi U = 600 thì Umt mới chia hết cho U → Mạch 2 là mạch gốc
Số lầ phiên mã là : 1200 : 600 = 2
Vậy số Nu môi trường cung cấp lần lượt là:
Amt = 360 .2 = 720 ; Umt = 600.2 = 1200 ; Xmt = 100.2 = 200 ; Gmt = 140 .2 = 280

→ Các đáp án có nội dung đúng là : 2, 3 , 4
Đáp án:A
Câu 44. Cho các phát biểu sau:
(1) Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản. Đơn
vị tái bản 1 có 15 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn okazaki. Số
đoạn ARN mồi cần cung cấp cho quá trình trên là 58.
(2) Vùng mã hóa của gen ở sinh vật nhân thực có 51 đoạn exon và intron xen kẽ, số đoạn exon và intron lần
lượt là 26; 25.
(3) Có tất cả 37 bộ ba có chứa nucleotit loại Adenin.
(4) Một gen có 900 cặp nucleotit và có tỉ lệ các loại nucleotit bằng nhau. Số liên kết hidro của gen là 2250.
(5) Một phân tử ADN của vi khuẩn E. coli có 104 cặp nucleotit tiến hành tự nhân đôi 3 lần, số liên kết cộng hóa
trị được hình thành giữa các nucleotit là 139986.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 44: D
(1) sai. Áp dụng công thức: trên 1 đơn vị tái bản số đoạn ARN mồi = số đoạn Okazaki + 2.
Vậy số đoạn ARN mồi cần cung cấp cho phân tử ADN trên là: 15 + 2 + 18 + 2 + 20 + 2 = 59
(2) đúng. Xen kẽ exon là intron: exon = intron + 1 mà tổng exon + intron = 51 → exon = 26; intron = 25
(3) đúng. số bộ ba có chứa A = tổng số bộ ba - số bộ ba k có A.
Số bộ ba k có A = 3^3 = 27 → số bộ ba có A = 64 - 27 = 37.
(4) đúng. Gen có 900 cặp nu → A = T = G = X = 450; Vậy số liên kết hidro = 2A + 3G = 2250.
(5) đúngi. Phân tử ADN ở E.coli có dạng vòng ; có 10^4 cặp nu.
Tự nhân đôi 3 lần → số liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotide = (2^3 -1).(N-2)= 139986.
Vậy có (2), (3), (4), (5) đúng.
→ Đáp án D.
Câu 45. Khi nói về ADN có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây:
(1) Enzim ligaza dùng để nối các đoạn okazaki trong quá trình nhân đôi ADN.

(2) Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở quá trình nguyên phân và ở trong nhân tế bào.
(3) Các ADN cùng nằm trong nhân của một tế bào có số lần tự sao mã bằng nhau.
(4) Qua 8 đợt nhân đôi thì tổng ADN con được tạo thành là 27 ADN có mang nguyên liệu mới.
(5) Trong mỗi ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bào.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 18


Chuyên đề di truyền học

Câu 45: A
(1) đúng. Trong quá trình nhân đôi 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch tổng hợp gián đoạn thành từng
đoạn ngắn Okazki → sau đó được nối lại nhờ enzyme nối ligase.
(2) sai. quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở kì trung gian và ở trong nhân tế bào.
(3) đúng. vì quá trình nhân đôi của ADN trùng với số lần phân bào nên các ADN trong nhân có số lần tự sao
giống nhau.
(4) sai. sau 8 lần nhân đôi có 2^8 ADN con tạo ra trong đó có 2 phân tử mang ADN cũ; vậy số phân tử mang
ADN hoàn toàn mới sẽ là: 2^8 - 2.
(5) đúng. Mỗi ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ mẹ, 1 mạch từ môi trường nội bào
→ Các nội dung (1), (3), (5) đúng
→ Đáp án A.
Câu 46. Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực:
(1) Nhân đôi gắn liền với quá trình tháo xoắn nhiễm sắc thể và nhiều quá trình sinh tổng hợp khác,diễn ra vào

kỳ trung gian.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở một điểm trên 1 phân tử ADN.
(3) Ở mỗi đơn vị nhân đôi, sự tổng hợp có thể diễn ra ở cả 2 chạc chữ Y cùng lúc.
(4) Enzim ARN_polimeraza giúp tổng hợp các đoạn ARN mồi trong quá trình nhân đôi.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực ta luôn có trên mỗi phễu tái bản: Số đoạn mồi = số đoạn
okazaki + 2.
A. 1.
B. 2.
C. 3
D. 4.
Câu 46: C
(1) đúng. NST phải tháo xoắn thì ADN mới có thể diễn ra nhân đôi ADN được.
(2) sai. Nhân đôi ở SVNT diễn ra trên nhiều đơn vị tái bản. vì ADN ở SVNT có kích thước rất lớn nên để tiết
kiệm thời gian nhân đôi thì phải diễn ra trên nhiều đơn vị tái bản.
(3) đúng. Mỗi đơn vị nhân đôi là 2 chạc chữ Y, sự tổng hợp ở 2 chạc này cùng lúc với nhau.
(4) đúng.
(5) sai. Ở sinh vật nhân thực có nhiều đơn vị tái bản nên công thức tính số đoạn mồi = số okazaki + 2 chỉ áo áp
dụng trên 1 đơn vị tái bản.
Nội dung (1), (3),(4) đúng.
→ Đáp án C.
Câu 47. Cho các khẳng định dưới đây về quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ:
(1) Các ARN polimeraza chỉ tham gia vào quá trình phiên mã mà không có enzim ARN polimeraza nào tham
gia vào quá trình tái bản.
(2) Ở chạc tái bản, trên mạch 3’ → 5’ chuỗi polipeptit được tổng hợp liên tục và kết thúc trước do chiều của
mạch đơn ADN luôn là 5’ → 3’.
(3) Các đoạn okazaki được tạo thành sau đó chúng được nối nhờ enzim ligaza để tạo thành mạch kết thúc sau.
(4) Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 30000 – 50000 nucleotit.
Số khẳng định đúng là
A. 0.
B. 1.

C. 2.
D. 3.
Câu 47: B
(1) Sai. Trong quá trình nhân đôi có sự tham gia của ARN pol để làm nhiệm vụ tổng hợp nên đoạn mồi.
(2) sai. chuỗi polynucleotide được tổng hợp liên tục chứ không phải là chuỗi polypeptide được tổng hợp liên tục
(3) đúng. Trong quá tình nhân đôi chỉ có 1 mạch liên tục còn 1 mạch gián đoạn thành từng đoạn ngắn Okazaki
sau đó được nối lại nhờ enzyme nối.
(4) sai. Các đoạn Okazki ở sinh vật nhân sơ có kích thước khoảng 1000-2000 nu.
Chỉ có (3) đúng
→ Đáp án B.
Câu 48. Cho các đặc điểm sau:
(1) Qua nhân đôi, từ một ADN ban đầu tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống hệt nhau.
(2) Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 19


Chuyên đề di truyền học

(4) Trong một chạc sao chép, hai mạch mới đều được kéo dài liên tục.
(5) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng với quá trình tái bản ADN?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Câu 48: D
Trong các nội dung trên:
(1) đúng. QUá trình nhân đôi tuân theo 2 nguyên tắc: bổ sung và bán bảo toàn nên tạo ra 2 phân tử ADN con
giống hệt ADN mẹ.
(2) đúng. Enzyme tổng hợp ADN pol chỉ tổng hợp theo chiều 5' → 3' nên mạch đơn mới sẽ được tổng hợp theo
chiều 5' → 3'.
(3) đúng. Trong nhân đôi cả hai mạch đơn đều làm khuôn tổng hợp mạch mới, còn trong quá trình phiên mã thì
chỉ có mạch gốc mới dùng làm khuôn tổng hợp.
(4) sai. Trong 1 chạc sao chép (chạc chữ Y) có 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng hợp gián
đoạn thành từng đoạn ngắn Okazaki.
(5) đúng.
Các nội dung (1), (2), (3), (5) đúng.
→ Đáp án D.
Câu 49. Từ 5 phân tử ADN được đánh dấu N15 ở cả 2 mạch đơn tiến hành quá trình nhân đôi trong môi trường
chỉ có N14, tổng hợp được 160 phân tử ADN mạch kép. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận
dưới đây:
(1) Có tất cả 150 phân tử ADN chứa N14.
(2) Có 5 phân tử ADN con có chứa N15.
(3) Có tất cả 310 mạch đơn chứa N14.
(4) Có 16 phân tử ADN chứa cả N14 và N15.
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 49: C
Có 5 phân tử ADN mang N15. Nhân đôi tạo thành 160 ADN mạch kép.
Số lần nhân đôi là: 5.2^k = 160 → k = 6.
(1) Đúng, tất cả 150 phân tử ADN kép đều chứa N14; vì phân tử N15 khi nhân đôi nên tách 2 mạch, 1 mạch từ
môi trường có N14; mạch cũ sẽ có N15.
(2) Sai. có 10 phân tử ADN con có chứa N15.

(3) đúng. Mạch đơn chứa N14 = 160× 2 - 10 = 310.
(4) Số phân tử chứa cả N14 và N15 là: 10.
→ Chỉ có 2 kết luận đúng.
→ Đáp án BC
Câu 50. Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
(2) Enzim ARN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’.
(3) Enzim ADN pôlimeraza chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN.
(4) Mạch mới được tổng hợp liên tục (sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của chạc
nhân đôi.
(5) Enzim ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mạch đơn hoàn chỉnh.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 50: D
(1), (2) đúng. Enzyme ADN pol tổng hợp mạch mới theo chiều 5' → 3' nên mạch mã gốc (3' → 5') sẽ được tổng
hợp liên tục và mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5' → 3'.
Enzyme ADN pol cần tổng hợp khi có đầu OH tự do, vì thế cần có đoạn mồi (prima) do ARN pol tổng hợp
trước khi ADN pol bắt đầu tiến hành nhân đôi.
(4) đúng. Mạch được tổng hợp liên tục có chiều 3' → 5' cùng chiều với quá trình tháo xoắn tạo chạc chữ Y.
(5) đúng. Trong hai mạch có 1 mạch liên tục còn 1 mạch gián đoạn tạo thành các đoạn ngắn Okazaki, sau đó

GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 20



Chuyên đề di truyền học

các đonạ này được nối lại với nhau nhờ enzyme ligase để tạo thành mạch đơn hoàn chỉnh
→ Đáp án D.

Dịch mã và điều hòa hoạt động gen
Câu 1. Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp
độ
A. Sau dịch mã
B. Khi dịch mã
C. Lúc phiên mã
D. Trước phiên mã
Câu 1: D
Gen được điều hòa trước phiên mã để được tổng hợp nhiều bản sao mARN giống nhau trong quá trình dịch mã
ĐÁ : D
Câu 2. Mô tả nào dưới đây về quá trình dịch mã là đúng ?
A. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là AUG liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
B. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axit quan đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên
mARN.
C. Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối mã là UAX liên kết
được với bộ ba khởi đầu trên mARN.
D. Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang bộ ba đối mã đến khớp vào với bộ ba kết thúc trên mARN.
Câu 2: C
Khi gặp bộ 3 mở đầu 5'AUG3' trên phân tử mARN thì tARN mang bộ 3 đối mã la UAX liên kết với bộ 3 mã
sao quá trình dịch mã được bắt đầu
ĐÁ C
Câu 3. Mô tả nào dưới đây về quá trình phiên mã và dịch mã là đúng?
A. Phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra cùng một thời điểm.
B. Chiều dài của phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ đúng bằng chiều dài đoạn mã hoá của gen.

C. Mỗi gen ở sinh vật nhân sơ được phiên mã ra một phân tử mARN riêng.
D. Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 3:B, D
3 cơ chế di truyền là nhân đôi, phiên mã và dịch mã trong tế bào đều thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
ĐA: D
Câu 4. Bộ ba mã sao 5, GXA 3, có bộ ba đối mã tương ứng là
A. 5, XGU 3, .
B. 5, GXA 3, .
C. 3, XGT 5, .
D. 5, UGX 3,
Câu 4: D
Câu 5. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế
A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN. C. tự sao, tổng hợp ARN. D. tự sao, tổng hợp ARN,
dịch mã.
Câu 5: D
Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc khuôn mẫu được thể hiện trong cơ chế tự sao, tổng hợp ARn, dịch mã.
ADN nhân đôi theo nguyên tắc khuôn mẫu tạo nên các ADN con giống hệt ADN mẹ.
Phiên mã dựa trên khuôn mẫu thì mạch gốc của ADN → mARN → dịch mã nhờ sự khớp của anticodon với
codon; tARN có anticodon tương ứng sẽ mang acid amin tương ứng để tổng hợp chuỗi polypeptide.
→ Đáp án D.
Câu 6. Các quá trình dưới đây xảy ra trong 1 tế bào nhân chuẩn:
1-phiên mã; 2 - gắn ribôxôm vào mARN;
3- cắt các intron ra khỏi ARN ;
4- gắn ARN pôlymeaza vào
ADN;
5- chuỗi pôlipeptit cuộn xoắn lại;
6- mêtiônin bị cắt ra khỏi chuỗi pôlypeptit.
Trình tự đúng là:
A. 1- 3- 2- 5- 4- 6.
B. 4- 1- 2- 6- 3- 5

C. 4- 1- 3- 6- 5- 2.
D. 4- 1- 3- 2- 6- 5.
Câu 6: D
Câu 7. Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
Câu 7: B
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 21


Chuyên đề di truyền học

Trong dịch mã riboxom sẽ trượt trên phân tử mARN và đọc mã theo chiều 5'-3' để tổng hợp chuỗi polipeptit.
ĐÁ B
Câu 8. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào
sau đây là không đúng?
A. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
B. Trong dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử
mARN.
C. Trong tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mỗi
mạch đơn.
D. Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã
gốc ở vùng mã hoá của gen.
Câu 8: B

Sự kết cặp theo nguyên tắc bổ sung chỉ xảy ra ở vùng mã hóa của phân tử mARN là vùng exon
Câu 9. Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau
axit amin mở đầu).
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).
D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).
Câu 9: A
Thứ tự các sự kiện trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi polipeptide.
Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau
axit amin mở đầu)
Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
Đáp án A
Câu 10. Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản sao có 10 ribôxôm trượt
không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là
A. 120.
B. 140.
C. 160.
D. 180.

Câu 10: C
Câu 11. Số bộ ba mã hóa axít amin của một phân tử mARN dài 0,408 micromét là
A. 400.
B. 399.
C. 300.
D. 299.
Câu 11: B
Theo công thức ta tính được số N= 2.L/3,4= 2400 nu
Số bộ 3 mã hóa aa là : 2400/6 -1 =399 bộ 3
ĐÁ B
Câu 12. tARN có bộ ba đối mã 5’…AUX…3’ thì trên mạch bổ sung của gen tương ứng là các nuclêôtit
A. 3’…XAT…5’.
B. 5’…GAT…3’.
C. 5’…ATX…3’
. D. 5’…TAG…3’.
Câu 12: B
tARN: 5'...AUX...3'
mARN: 3'...UAG...5'
ADN mạch gốc: 5'...ATX...3'
ADN mạch bổ sung3'...TAG...5'
ĐÁ: B
hoặc cách nhanh hơn ta xác đinh luôn mạch bổ sung của gen bằng cách từ tARN theo nguyên tắc bổ sung: A-T,
G-X

GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 22



Chuyên đề di truyền học

tARN 5'...AUX...3'
ADN mạch bổ sung: 3'...TAG...5'
Câu 13. Một mARN sơ khai phiên mã từ một gen cấu trúc ở sinh vật nhân chuẩn có các vùng và số nuclêôtit
tương ứng như sau:
Exon 1 Intron 1 Exon 2
Intron 2
Exon 3
Intron 3
Exon 4
60
66
60
66
60
66
60
Số axit amin trong 1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh do mARN trên tổng hợp là
A. 64.
B. 80.
C. 78.
D. 79.
Câu 13: C
Số nu trên phân tử mARN mã hóa aa = số nu trên các đoạn exon= 60 nhân 4= 240 nu
Số aa trong 1 phân tử pr hoàn chỉnh là : 240/3 -2= 78 aa
ĐÁ C
Câu 14. Một gen ở vi khuẩn E.coli đã tổng hợp cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axitamin. Phân tử
mARN được tổng hợp từ gen trên có tỷ lệ A : U : G : X là 1:2:3:4. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen trên là

A. A = T = 270; G = X = 630.
B. A = T = 630; G = X = 270.
C. A = T = 270; G = X = 627.
D. A = T = 627; G = X = 270.
Câu 14: A
Pr hoàn chỉnh có 298aa suy ra số nu trên mARN = N/3 - 2= 298 suy ra N= 900 nu
Tỉ lệ A:U:G:X là 1:2:3:4 suy ra A=90 ,U=180,G=270,X=360
suy ra mạch gốc của gen T=90 ,A=180,X=270,G=360
suy ra mạch bổ sung của gen A=90, T=180,G=270,X=360
vậy số nu từng loại trên gen là:A=T=270, G=X=630
ĐÁ A
Câu 15. Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 5100A0 tham gia phiên mã 3 lần. Trên mỗi mã sao có 5
ribôxôm cùng trượt qua 1 lần để dịch mã. Số lượt phân tử tARN đến phục vụ cho quá trình tổng hợp các chuỗi
pôlipeptit dịch từ gen nói trên là:
A. 7470.
B. 7485.
C. 7455.
D. 7500.
Câu 15: B
Gen phiên mã 3 lần tạo ra 3 phân tử mARN , trên mỗi mã sao có 5 riboxom cùng trượt qua 1 lần để dịch mã . Số
lượt tARN đến phục vụ cho quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit từ gen trên là (3000/6 -1).3.5=7485
ĐÁ B
Câu 16. Cho biết các bộ ba trên mARN mã hóa cho các axit amin tương ứng là: 5’ XUG 3’ – Leu; 5’GUX 3’ –
Val; 5’ AXG 3’ – Thr; 5’ GXA 3’ – Ala. Từ đoạn mạch gốc chứa 4 mã di truyền của một gen không mãnh có
trình tự các đơn phân 5’ XAGXGTGAXXAG 3’. Phiên mã tổng hợp đoạn mARN.
Theo nguyên tắc dịch mã thì tử đoạn mARN này sẻ tổng hợp được đoạn polipeptit có trình tự axit amin là
A. Val – Ala - Leu – Val
B. Leu – Val – Thr – Val
C. Leu- Val- Thr – Leu D. Val – Ala – Leu – Thr
Câu 16: C

Câu 17. Nghiên cứu một phân tử mARN ở trong tế bào chất của một sinh vật nhân thực đang tham gia tổng hợp
protein có tổng số 1500 nucleotit. Gen phiên mã ra phân tử mARN này có độ dài
A. nhỏ hơn 5100A0.
B. 10200A0.
C. 5100A0.
D. lớn hơn
0
5100A .
Câu 17: D
Một phân tử mARN trong tế bào của sinh vật nhân thực đang tham gia tổng hợp Protein có 1500 nu → mARN
có 1500 nu → vùng mã hóa của gen 5100Å.
Ở sinh vật nhân thực, gen phân mảnh xen kẽ các đoạn mã hóa acid amine là đoạn k mã hóa acid amine → chiều
dài gen phiên mã ra mARN lớn hơn 5100Å .
→ Đáp án D
Câu 18. Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ một gen ở sinh vật nhân sơ có khối lượng 594000 đơn vị cacbon
chứa bao nhiêu axit amin?
A. 328 axit amin.
B. 329 axit amin
C. 330 axit amin
D. 331 axit
amin
Câu 18: B
Câu 19. Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: GGG - Gly; XXX - Pro; GXU - Ala;
XGA - Arg; UXG - Ser; AGX - Ser. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là

GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 23



Chuyên đề di truyền học

5’AGXXGAXXXGGG3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 4 axit amin
thì trình tự của 4 axit amin đó là
A. Pro-Gly-Ser-Ala.
B. Ser-Ala-Gly-Pro.
C. Gly-Pro-Ser-Arg.
D. Ser-Arg-Pro-Gly.
Câu 19: A
Câu 20. Trình tự các gen trong 1 opêron Lac như sau:
A. Gen điều hoà (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
B. Gen điều hoà (R)→ vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc.
C. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
D. Vùng vận hành (O) → vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc: gen Z - gen Y - gen A.
Câu 20: C
Câu 21. Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của opêron Lac là đúng?
A. Khi môi trường có lactôzơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN pôlimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu
hình nên có thể liên kết được với vùng vận hành.
B. Khi môi trường không có lactôzơ thì phân tử ARN pôlimeraza không thể liên kết được với vùng vận hành.
C. Khi môi trường có lactôzơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử prôtêin ức chế làm cho nó bị biến
đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành.
D. Khi môi trường không có lactôzơ thì phân tử prôtêin ức chế sẽ liên kết với ARN pôlimeraza làm cho nó bị
biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động.
Câu 21: C
Điều khẳng định đúng về hoạt động của operol Lac là đúng : Khi môi trường có lactozo thì phân tử đường sẽ
liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết với vùng vận hành
(O).
Ngược lại khi môi trường không có lactozo thì protein ức chế bám vào vùng vận hành (O) và ngăn cản quá trình

phiên mã.
→ Đáp án C
Câu 22. Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, vùng khởi động là nơi
A. prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C. ARN pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lăctôzơ.
Câu 22: C
Cấu trúc 1 Operol Lac: P - O - Z- Y - A.
P: vùng khởi động - nơi bám của ARN pol
O: vùng vận hành - nơi bám của protein ức chế
Z, Y, A: nhóm gen cấu trúc.
Trong mô hình cấu trúc Operol Lac, vùng khởi động là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
→ Đáp án C.
Câu 23. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?
A. Mang thông tin quy định prôtêin điều hòa.
B. Nơi liên kết với protêin điều hòa.
C. Nơi tiếp xúc với enzim pôlimeraza.
D. Mang thông tin quy định enzim pôlimeraza
Câu 23: A
Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ:
R: gen điều hòa, tổng hợp protein điều hòa - protein ức chế
P: vùng khởi động
O: vùng vận hành (nơi bám của protein ức chế)
Z, Y, A: cac gen cấu trúc
Gen điều hòa, tổng hợp nên protein điều hòa - có vai trò trong quá trình điều hòa phiên mã.
→ Đáp án A.
Câu 24. Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành (operator) là
A. vùng mang thông tin mã hóa cấu trúc prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.
B. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

C. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.
D. vùng khi họat động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình
thành nên tính trạng.
Câu 24: B
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 24


Chuyên đề di truyền học

Theo Jacop và Mono, vùng vận hành (O) là nơi có trình tự nucleotide đặc biệt,tại đó protein ức chế có thể liên
kết làm ngăn cản sự phiên mã.
→ Đáp án B
Câu 25. Khi nói về điều hòa hoạt động của opêron lac ở E.coli. Câu nói nào sau đây có nội dung không đúng?
A. Khi môi trường chỉ có lactôzơ (chất cảm ứng) sẽ gắn vào prôtêin ức chế làm thay đổi cấu hình không gian,
do đó nó không gắn vào được vùng O. Nhờ đó mARN pôlimeraza mới thực hiện được quá trình phiên mã ở
nhóm gen cấu trúc.
B. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu
trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được.
C. Khi môi trường có lactozơ, prôtêin ức chế bị bất hoạt, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim
phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được.
D. Sự phiên mã bị kì hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất
hoạt chất ức chế.
Câu 25: C
Câu 26. Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. trước phiên mã.
B. sau dịch mã.

C. dịch mã.
D. phiên
mã.
Câu 26: D
Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở giai đoạn phiên mã.
Ở sinh vật nhân thực,điều hòa hoạt động của gen diễn ra ở cả giai đoạn, phiên mã, sau phiên mã, dịch mã, sau
dịch mã.
→ Đáp án D
Câu 27. Theo Jacôp và Mônô, các thành phần cấu tạo của opêron Lac gồm:
A. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động (P). B. vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc, vùng khởi
động (P).
C. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành (O). D. gen điều hoà, nhóm gen cấu trúc, vùng vận hành
(O), vùng khởi động (P).
Câu 27: B
Theo Jacop và Môn thành phần cấu tạo Opeol Lac: vùng khởi động (P) vùng vận hành (O), nhóm gen cấu trúc.
→ Đáp án B
Câu 28. Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có
lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 28: B
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operol lac, khi môi trường có lactozo và môi trường không có lactozo thì
gen điều hòa vẫn tổng hợp ra Protein ức chế.
Khi có lactozo thì protein ức chế bị bất hoạt k gắn dc vào O → quá trình phiên mã diễn ra
Khi không có lactozo thì protein ức chế bám vào vùng vận hành O → ngăn cản quá trình phiên mã.
→ Đáp án B.
Câu 29. Trong một operon, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là:
A. Vùng khởi động.

B. Vùng vận hành.
C. Vùng điều hòa.
D. Vùng mã
hóa.
Câu 29: A
Một operol Lac: P - O - Z- Y - A.
P: vùng khởi động
O: vùng vận hành (nơi bám của protein ức chế)
Z, Y, A: cac gen cấu trúc
Trong một operol ARN-polymeraza bám vào vùng khởi động để khởi động phiên mã.
→ Đáp án A.
Câu 30. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. dịch mã.
B. nhân đôi ADN.
C. phiên mã.
D. giảm phân và thụ
tinh.
GV: Hồ Văn Trung –

ĐT: 0979556922. Luyện thi đại học sinh học

Page 25


×