Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình tự động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.99 KB, 2 trang )

Hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy
bình tự động
Để hướng dẫn Quý khách hiểu rõ hơn về công dụng của máy thủy
bình ngoài công trường nay công ty Hải Ly xin gửi đến Quý Khách phần
hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình cơ học.
PHỤ LỤC [ẩn]
1. Cấu tạo và những chức năng của máy thủy bình
2. Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình trong đo cao độ
3. Hướng dẫn cách dựng máy và cân bằng máy thủy bình trong đo cao độ
4. Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình
5. Hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình tự động
6. Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình
7. Hướng dẫn cách đo góc bằng máy thủy bình Nikon
8. Hướng dẫn cách tính cao độ điểm bất kỳ từ mốc cao độ gốc bằng máy thủy bình

Cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình cơ học



Trong thực tế khi đã có mạng lưới khống chế độ cao. Dựa vào các điểm mốc
khống chế đã có để thi công các hạng mục công trình thì không nhất thiết
phải đọc số trên mia như ở mục 3c. Việc tính chuyền độ cao, kiểm tra độ cao
điểm không nhất thiết phải thực hiện theo qui trình “sau – trước – trước –
sau” và đọc các chỉ số trên, dưới, giữa đen, giữa đỏ trên mia. Ở đây, để thuận
tiệc cho việc đo đạc người ta sử dụng mia nhôm rút và chỉ đọc số đọc chỉ
giữa mặt đen của mia.
Ví dụ : Cần kiểm tra độ cao đầu bu lông D ngoài thực địa ta làm như sau:
Tại khu vực đo vẽ có điểm C là điểm đã biết độ cao HC = 2.527 (m).
Bước 1: Dựng mia tại điểm C và một mia tại điểm D, dựng máy thủy bình
nằm tương đối cách đều hai điểm C và D.





Bước 2: Cân bằng máy chính xác, qua máy ngắm về mia tại điểm C đọc số
đọc chỉ giữa trên mia GC = 0875, quay máy ngắm chính xác mia tại điểm D
và đọc số đọc chỉ giữa GD = 0987 (hình 8)
Độ cao điểm D được tính như sau:
Chênh cao giữa hai điểm C và D: ∆hCD= GC - GD = 0875 – 0985 = -110
(mm)
Vậy độ cao bu lông D: HD = HC + ∆hCD = 2.527 – 0.110 = 2.417 (m)
Lưu ý: Để kiểm tra độ chính xác, ta có thể đọc số chỉ giữa ở cả hai mặt mia.
Số đọc trên mia đúng thì kết quả chênh cao tính được từ số đọc của hai mặt
mia phải bằng nhau. Nếu có sai số thì không vượt quá hạn sai cho phép. Kết
quả chênh cao đo là giá trị trung bình của giá trị chênh cao đo tính được từ số
đọc chỉ giữa trên hai mặt mia.



×