Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.07 KB, 5 trang )

Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy
bình
Công ty Hải Ly xin gửi đến Quý Khách phần hướng dẫn cách tính cao độ
hình học từ giữa bằng máy thủy bình cơ học, ở phần hướng dẫn này chúng
tôi đi chi tiết nhất về cách đo cao giữa 2 điểm, cách kiểm tra sai số góc i để
quý khách dễ sử dụng nhất.
PHỤ LỤC [ẩn]
1. Cấu tạo và những chức năng của máy thủy bình
2. Hướng dẫn cách đọc mia máy thủy bình trong đo cao độ
3. Hướng dẫn cách dựng máy và cân bằng máy thủy bình trong đo cao độ
4. Hướng dẫn cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình
5. Hướng dẫn cách kiểm tra cao độ bu lông bằng máy thủy bình tự động
6. Hướng dẫn cách tính cao độ từ thiết kế ra thực địa bằng máy thủy bình
7. Hướng dẫn cách đo góc bằng máy thủy bình Nikon
8. Hướng dẫn cách tính cao độ điểm bất kỳ từ mốc cao độ gốc bằng máy thủy bình

Cách đo cao độ hình học từ giữa bằng máy thủy bình cơ học
a. Mẫu sổ thủy chuẩn của máy thủy bình trong đo cao độ
Mẫu 1:


Mẫu 2: Cột Trạm: Ta có thể ghi là trạm số mấy hay ghi ký hiệu gì mà ta dễ
nhớ và dễ dàng kiểm tra, nếu có sai xót.


Cột Mia Trước: Dùng để ghi chỉ số trên, giữa, dưới của vị trí đặt mia trước.
Cột Mia Sau: Dùng để ghi chỉ số trên, giữa, dưới của vị trí đặt mia sau.
Cột Chênh Cao, Tổng chênh cao: Dùng để ghi độ chênh cao tại trạm máy và
tổng chênh cao qua các trạm máy.
Cột Ghi Chú: Dùng để ghi chú, hay ký hiệu gì để ta dễ dàng xác định vị trí
trạm đó ở đâu.



b. Cách kiểm tra sai số góc i của máy trong đo cao độ máy thủy
bình:
- Sai số góc i là độ lệch của tia ngắm so với mặt nước biển. Cách kiểm tra
như sau:
Bước 1: Trên mặt đất bằng phẳng ta đặt 2 mia cách nhau 40 – 45 m. Sau đó
ta đặt máy ở giữa 2 mia sao cho khoảng cách từ máy đến 2 mia xấp xỉ 20m.






Bước 2: Ngắm máy về điểm thứ nhất ta đọc chỉ số mia tại A là (a 1 = 1413
mm) và tương tự ngắm máy về điểm 2 ta đọc chỉ số tại mia B là (b 1 = 1068
mm).
Bước 3: Ta trừ a1 cho b1 để có được chênh cao giữa 2 điểm A và B
=> Chênh cao giữa 2 điểm A và B khi ta đặt máy ở giữa h1 = a1 – b1 = 1413 –
1068 = 345 mm
Bước 4: Ta dời máy lại gần 1 trong 2 mia (ở đây ta chon mia B) và làm tương
tự. Ta ngắm máy về điểm thứ nhất ta đọc chỉ số mia tại A là (a 2 = 1379 m) và
tương tự ngắm máy về điểm 2 ta đọc chỉ số tại mia B là (b2 = 1032 m)
Bước 5: Ta trừ a2 cho b2 để có được chênh cao giữa 2 điểm A và B
Chênh cao giữa 2 điểm A và B khi ta đặt máy ở gần B h2 = a2 – b2 =
1379 – 1032 = 347 mm
Bước 6: Vậy chênh cao giữa 2 điểm A và B khi ta đặt máy ở giữa và đặt máy
gần B thì độ chênh cao lệch nhau sẽ là:
∆H = h1 – h2 = 345 – 347 = - 0002 mm
Lưu ý: Khi ta kiểm tra độ sai số góc i của máy thì ∆H không được lệch
quá ±3mm (tức là ≤ ±0,003 m). Nếu sai số quá lớn ta nên mang máy đến các

trung tâm kiểm định để hiệu chuẩn lại.


c. Hướng dẫn cách đo chênh cao giữa hai điểm A và B bằng máy thủy
bình Nikon
Bước 1: Ta đặt máy ở giữa hai điểm (A và B). (Nhớ cân bằng máy chính xác)
Bước 2: Ngắm máy về điểm thứ nhất ta đọc
chỉ số mia tại A là (a1= 1,726
m) và tương tự ngắm máy về điểm 2 ta đọc chỉ số mia tại B là (b1= 1,259 m).



Lưu ý: Nên đặt máy ở giữa A và B để hạn chế sai số góc i.
Bước 3: Trừ a1 cho b1 để có được độ chênh cao giữa 2 điểm (∆d = 0,467 m).
Vậy chênh cao giữa A và B được tính: ∆HAB= a1 – b1 = 1,726 – 1,259 =
0,467m
Lưu ý: Điểm B cao hơn điểm A là ∆HAB = 0,467m vì thế đọc chênh cao của
điểm B sẽ là số dương.



×