Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CAO HỒNG PHÚC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP
LÃI CẬN BIÊN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

CAO HỒNG PHÚC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP

LÃI CẬN BIÊN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THANH PHONG



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan với đề tài luận văn “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu
của riêng tôi.
Số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ nguồn dữ liệu chính thống, có nguồn trích
dẫn cụ thể và một số tài liệu nghiên cứu đƣợc ghi đầy đủ trong phần tài liệu tham khảo.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016
Tác giả

Cao Hồng Phúc


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 1
1.1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 3

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.6. Kết cấu của đề tài. ................................................................................................. 4
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài. ................................................................................. 4
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI. ............................................................................................................... 6
2.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại .................................................................... 6
2.1.1. Khái niệm........................................................................................................ 6
2.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ...................................................... 7
2.1.2.1. Hoạt động nhận tiền gửi ........................................................................... 7
2.1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng ............................................................................. 7
2.1.2.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. ........................................... 8
2.2. Kết quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại. ................................................... 9


2.2.1. Thu nhập của ngân hàng thƣơng mại.............................................................. 9
2.2.2. Chi phí của ngân hàng thƣơng mại ............................................................... 10
2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh .................................................................... 10
2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thƣơng mại ....................................... 12
2.3.1. Khái niệm...................................................................................................... 12
2.3.2. Ý nghĩa của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên......................................................... 12
2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thƣơng
mại .......................................................................................................................... 13
2.3.3.1. Các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng ...................................................... 13
2.3.3.2. Các yếu tố vĩ mô .................................................................................... 19
2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của
ngân hàng thƣơng mại. ............................................................................................... 20
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................................................ 30

3.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ................................................ 30
3.1.1. Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........... 30
3.1.2. Hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........................................ 32
3.1.2.1. Hoạt động huy động vốn............................................................................ 32
3.1.2.2. Hoạt động cấp tín dụng .............................................................................. 34
3.2. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của một số Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai
đoạn 2008 - 2015 ........................................................................................................ 37
3.3. Tƣơng quan của các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 ................................................... 41
3.3.1. Tổng tài sản ................................................................................................... 42
3.3.2. Quy mô vốn chủ sở hữu ................................................................................ 45
3.3.3. Chi phí hoạt động.......................................................................................... 47
3.3.4. Chi phí lãi ẩn ................................................................................................. 48
3.3.5. Tỷ lệ lạm phát. .............................................................................................. 50


CHƢƠNG 4: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN
BIÊN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................................ 53
4.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu ............................................................................... 53
4.2. Mô tả biến ............................................................................................................ 54
4.2.1. Biến phụ thuộc .............................................................................................. 54
4.2.2. Biến độc lập .................................................................................................. 54
4.2.3. Biến kiểm soát .............................................................................................. 54
4.3. Phƣơng pháp kiểm định mô hình ........................................................................ 55
4.4. Kết quả nghiên cứu .............................................................................................. 57
4.4.1. Kết quả phân tích thống kê mô tả ................................................................. 57
4.4.2. Kết quả phân tích tƣơng quan ....................................................................... 58
4.4.3. Kết quả hồi quy và các kiểm định các giả thuyết hồi quy ............................ 59
4.4.3.1. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình ..................................................... 59
4.4.3.2. Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình..................................... 61

4.4.3.3. Kết quả tƣơng quan và hồi quy .............................................................. 63
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ LỆ THU NHẬP LÃI
CẬN BIÊN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ................................... 68
5.1. Đối với NHTM Việt Nam ................................................................................... 68
5.1.1. Giải pháp về tăng quy mô ngân hàng. .......................................................... 68
5.1.2. Giải pháp quản lý chi phí .............................................................................. 69
5.1.3. Giải pháp về vốn chủ sỡ hữu ........................................................................ 71
5.2. Đóng góp mới của đề tài ..................................................................................... 71
5.3. Giới hạn của đề tài và kiến nghị hƣớng nghiên cứu tiếp theo ............................. 73
5.3.1. Giới hạn của đề tài ........................................................................................ 73
5.3.2. Kiến nghị hƣớng nghiên cứu tiếp theo ......................................................... 73
Kết luận .......................................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ACB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thƣờng niên

BIDV


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam

CAP

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản – The equity-to-Total
Assets Ratio

Eximbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội – Gross Domestic Product

GPBank

Ngân hàng thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Dầu khí Toàn cầu

HDBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển nhà Thành phố
Hồ Chí Minh

INF

Tỷ lệ lạm phát – Inflation ratio


IP

Chi phí lãi ẩn trên tổng tài sản – Implicit interest-to-Total
Assets Ratio

Kienlongbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kiên Long

LienvietPostbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bƣu điện Liên Việt

LOGSIZE

Quy mô ngân hàng đo bằng logarit của tổng tài sản –
Logarit of Bank size

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTW

Ngân hàng trung ƣơng.


NIM

Tỷ lệ lãi cận biên – Net interest margin

OCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Đông Việt Nam


Oceanbank

Ngân hàng thƣơng mại Trách nhiệm hữu hạn Một thành
viên Đại Dƣơng

OP

Chi phí hoạt động trên tổng tài sản – Operating Costs-toTotal Assets Ratio

PGBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex

Sacombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín

SaiGonBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Công Thƣơng


SeaBank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á

SHB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội

TCTD

Tổ chức tín dụng

Techcombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam

TMCP

Thƣơng mại cổ phần

VIB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế Việt Nam

VietAbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Á

VietCapitalbank


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bản Việt

Vietcombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam

VNCB

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xây dựng Việt Nam


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Nội dung bảng

Trang

bảng
3.1

Số lƣợng các ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam giai đoạn

31


2008-2015
4.1

Mô tả các biến

55

4.2

Các thông số thống kê mô tả

57

4.3

Kết quả phân tích tƣơng quan của các biến

58

4.4

Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết hồi quy 3 mô

59

hình POOLED OLS, FEM và REM
4.5

Kết quả hồi quy và kiểm định các giả thuyết hồi quy


61

4.6

Kiểm định phƣơng sai của sai số thay đổi và tự tƣơng quan

62

4.7

So sánh kết quả phân tích thực tế và kỳ vọng

63


DANH MỤC HÌNH VẼ
STT

Nội dung hình vẽ

Trang

3.1

Tăng trƣởng huy động vốn giai đoạn 2008-2015

32

3.2


Tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2008-2015

34

3.3

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giai đoạn 2008-2015

37

3.4

Quy mô vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008-2015

42

3.5

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng phân theo quy mô

43

giai đoạn 2008 - 2015
3.6

Quy mô vốn chủ sở hữu giai đoạn 2008-2015

45

3.7


Chi phí hoạt động giai đoạn 2008-2015

47

3.8

Chi phí lãi ẩn giai đoạn 2008-2015

48

3.9

Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2008-2015

50


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Ngân hàng là một trung gian tài chính đặc biệt quan trọng, hoạt động mang lại
lợi ích không những cho bản thân tổ chức mà còn đóng vai trò hết sức to lớn, có sức
ảnh hƣởng đến cả nền kinh tế. Hiệu quả trong hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề hàng
đầu đƣợc quan tâm vì hoạt động hiệu quả sẽ góp phần tạo ra lợi nhuận bền vững và
thúc đẩy ngân hàng phát triển, tăng sức cạnh tranh trong môi trƣờng hội nhập. Một
trong số những thƣớc đo cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó là thu nhập lãi cận
biên (Rose, 1999). Hempel và cộng sự (1986) cho rằng thu nhập lãi cận biên là rất hữu
ích trong việc đo lƣờng những thay đổi và xu hƣớng trong biên độ lãi suất và so sánh

thu nhập lãi giữa các ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phản ánh cả về quy mô lẫn
tỷ lệ giữa tài sản và nợ của ngân hàng và bao gồm cả phần chi phí khi thực hiện chức
năng trung gian (Husni và các cộng sự, 2008). Nhƣ vậy, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là tỷ
số rất cần thiết để chúng ta tìm hiểu cách đo lƣờng và các yếu tố ảnh hƣởng bởi hai
quyết định bên trong và bên ngoài nhƣ thế nào (Golin, 2001).
Sensarma và Ghosh (2004) cho rằng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của một hệ
thống ngân hàng cao hơn hệ thống ngân hàng khác thì cho thấy rằng hệ thống này hoạt
động kém hiệu quả hơn. Tỷ lệ lãi cận biên ở các nƣớc phát triển rõ ràng là thấp hơn ở
các nƣớc đang phát triển vì ở hệ thống ngân hàng các nƣớc đang phát triển thiếu khả
năng cạnh tranh, chi phí trung gian cao hơn và chịu sự biến động không ngừng trong
chính sách quản lý. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao hơn phản ánh một cách rõ ràng rằng
lãi suất huy động thấp hơn, gây rào cản cho ngƣời gửi tiền và lãi suất cho vay cao hơn,
làm cho các khoản tín dụng trở nên khó tiếp cận (Zuzana và Tigran, 2008). Vì vậy
muốn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển kinh doanh cũng nhƣ nền kinh tế, tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên nên đƣợc kiểm soát ở mức thấp vừa phải giúp cho việc vốn luân chuyển
qua lại giữa các nền kinh tế với chi phí thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên quá


2

thấp cũng gây ra thiệt hại cho ngân hàng (Zuzana và Tigran, 2008). Từ đây xuất hiện
sự xung đột về lợi ích giữa nhà hoạch định chính sách, mục đích nhằm tối ƣu hóa lợi
ích xã hội và giữa các ngân hàng với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Từ những xung đột
này, hàng loạt các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện tại những quốc gia đã phát triển nhƣ
là Mỹ, Châu Âu cho đến các thị trƣờng mới nổi nhƣ Brazil, Trung Quốc… nhằm tìm ra
những yếu tố tác động đến NIM và đƣa ra những chính sách, kiến nghị phù hợp.
Tại Việt Nam, bên cạnh những nỗ lực gần đây của Chính Phủ nhằm phục hồi và
ổn định nền kinh tế, ngày càng nhiều các doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài chính từ
bên ngoài, mà chủ yếu là từ đi vay các NHTM. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê,
tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân ngành ngân hàng năm 2015 là 17,02%, tuy nhiên

theo báo cáo Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam thì chỉ có một phần ba
doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn cho vay. Vì vậy, nhiệm vụ đƣợc đề ra là phải
nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn vốn để đạt đƣợc hiệu quả và khi đề cập đến vấn
đề này, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là một yếu tố cần đƣợc xem xét.
Xuất phát từ những lý do đƣợc nêu trên cộng với góc độ xem xét từ phía ngân
hàng, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu
nhập lãi cận biên của Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam” nhằm tìm ra những yếu tố
ảnh hƣởng đến thu nhập lãi của ngân hàng, từ đó đƣa ra những kiến nghị phù hợp để
các ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ đƣa ngân
hàng ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài này là tìm ra các yếu tố ảnh hƣởng và mức độ ảnh
hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các NHTM Việt Nam, theo đó đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị nhằm gia tăng tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể


3

- Trình bày tổng quan về thực trạng các NHTM Việt Nam và tình hình huy
động, cho vay, lợi nhuận...
- Tìm ra đƣợc những yếu tố quyết định ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận
biên của các NHTM Việt Nam
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm làm tăng thu nhập lãi, nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng của ngân hàng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài cần trả lời đƣợc những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Yếu tố nào ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM Việt Nam trong
giai đoạn 2008 – 2015?

- Tác động của các yếu tố đến tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM Việt Nam trong
giai đoạn 2008 – 2015 là nhƣ thế nào?
- Giải pháp góp phần tăng tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM Việt Nam trong thời
gian tới?
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


Đối tƣợng nghiên cứu: những yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của

NHTM Việt Nam


Phạm vi nghiên cứu: Số liệu cho bài nghiên cứu này đƣợc lấy từ báo cáo tài

chính đã đƣợc kiểm toán của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015. Đến ngày
31/12/2015 hệ thống ngân hàng Việt Nam có 35 ngân hàng (gồm 7 NHTM nhà nƣớc
và 28 NHTM cổ phần) tuy nhiên sau khi thu thập và chọn lựa sau khi loại bỏ các ngân
hàng có quá trình sáp nhập, hợp nhất và những ngân hàng không công bố thông tin
hoặc thông tin không đầy đủ. Kết quả là mẫu nghiên cứu bao gồm 24 ngân hàng (4
NHTM nhà nƣớc và 20 NHTM cổ phần) chiếm 70,39% tổng tài sản khối ngân hàng
năm 2015 (số liệu tính toán của tác giả dựa trên báo cáo tổng tài sản hệ thống TCTD


4

của NHNN) với 192 quan sát đƣợc sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu. Danh sách
các ngân hàng đƣợc thể hiện trong phụ lục 01.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phƣơng pháp định lƣợng dự trên mô hình hồi quy dữ liệu dạng
bảng. Phƣơng pháp nghiên cứu này sẽ sử dụng mô hình hồi quy bình phƣơng bé nhất

tổng quát khả thi (Feasible – FGLS) để phân tích mối liên hệ giữa các biến.
Dữ liệu các biến nghiên cứu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính và thƣờng
niên của các ngân hàng, Cục Thống kê và đƣợc tính toán trƣớc khi đƣa vào mô hình.
Dữ liệu sau khi đƣợc thu thập sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm Stata để đƣa ra kết luận về
mối liên hệ giữa các biến.
1.6. Kết cấu của đề tài.
Kết cấu đề tài bao gồm 5 chƣơng
Chƣơng 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.
Chƣơng 2: Tổng quan về Ngân hàng Thƣơng mại và các yếu tố ảnh hƣởng đến
tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân hàng thƣơng mại.
Chƣơng 3: Thực trạng về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam
Chƣơng 4: Các yếu tố ảnh hƣởng Đến Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân
hàng Thƣơng mại Việt Nam
Chƣơng 5: Kiến nghị và Giải pháp gia tăng Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân
hàng Thƣơng mại Việt Nam
1.7. Ý nghĩa khoa học của đề tài.
 Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần tổng hợp các lý thuyết liên quan đến tỷ lệ
thu nhập lãi cận biên của NHTM Việt Nam, phân tích thực trạng và kiểm định các
nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ lãi cận biên của NHTM Việt Nam trong giai đoạn Việt


5

Nam gặp khủng hoảng và hồi phục sau khủng hoảng. Từ kết quả nghiên cứu đề ra
những kiến nghị nhằm nâng cao tỷ lệ lãi cận biên của các NHTM, xây dựng một hệ
thống ngân hàng vững chắc, hoạt động kinh doanh lành mạnh và hiệu quả
 Ý nghĩa thực tiễn: đề tài góp phần vào việc gia tăng bằng chứng thực nghiệm
về các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập lãi cận biên tại NHTM Việt Nam, cũng nhƣ mở
ra những hƣớng nghiên cứu mới cho những nghiên cứu sau này mà đề tài còn hạn chế.



6

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ CÁC
YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI CẬN BIÊN CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
2.1. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
2.1.1. Khái niệm
NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế
hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến
quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngƣợc lại kinh tế hàng hoá phát triển
mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trƣờng – thì NHTM cũng ngày càng
đƣợc hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu đƣợc.
Theo ngân hàng Thế giới – World Bank: ngân hàng là tổ chức tài chính nhận
tiền gửi chủ yếu dƣới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi đƣợc rút ra với một thông báo
ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm. Dƣới tiêu đề “các ngân hàng” gồm có:
NHTM chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi; cho vay ngắn hạn, trung dài hạn.
Theo Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện
tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của
Luật các TCTD nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Nhƣ vậy, NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh
tế thị trƣờng, là nơi huy động nguồn vốn nhàn rỗi và tạo nguồn vốn tín dụng để cho
vay, góp phần phát triển kinh tế.
Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thƣơng mại đƣợc thể hiện qua các
điểm sau:
– Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh tế
– Ngân hàng thƣơng mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và
dịch vụ ngân hàng.



7

2.1.2. Các hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Theo Luật các Tổ chức Tín dụng năm 2010 ghi rõ, Hoạt động ngân hàng là việc
kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:
2.1.2.1. Hoạt động nhận tiền gửi
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dƣới hình thức tiền
gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy
đủ tiền gốc, lãi cho ngƣời gửi tiền theo thỏa thuận (Luật các TCTD, 2010)
Nhận tiền gửi là một trong số những hoạt động nhằm huy động vốn cho NHTM,
tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức và cá nhân bằng nhiều hình thức
khác nhau để hình thành nên nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.
Ngoải nhận tiền gửi, NHTM còn có thể huy động vốn bằng những cách khác
nhƣ phát hành giấy tờ có giá hoặc vay từ các tổ chức tín dụng khác và NHNN.
2.1.2.2 Hoạt động cấp tín dụng
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Luật các TCTD, 2010)
 Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam
kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một
thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi (Luật các
TCTD, 2010).
 Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lƣu quyền truy đòi
các công cụ chuyển nhƣợng, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến
hạn thanh toán (Luật các TCTD, 2010)
 Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng
cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính



8

thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo
thỏa thuận (Luật các TCTD, 2010)
Trong đó, cho vay là sản phẩm chủ yếu nhất và thu về lợi nhuận nhiều nhất cho
ngân hàng.
2.1.2.3. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Mặc dù mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Ngân hàng là lợi nhuận nhƣng
NHTM vẫn cần có sự an toàn, tránh đƣợc các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình. Do vậy, ngoài các hoạt động cơ bản, các NHTM hiện đại ngày nay ngày càng
quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng
qua đó Ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất. Các hoạt động khác
nhƣ là cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản bảo gồm: thực hiện dịch vụ thanh
toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thƣ tín dụng và
các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng (Luật
các TCTD, 2010)
Ngoài những hoạt động chính nêu trên, ngân hàng còn có nhiều hoạt động khác
nhƣ là hoạt động đầu tƣ. Hoạt động đầu tƣ của NHTM diễn ra chủ yếu trên thị trƣờng
tài chính thông qua việc mua bán các chứng khoán. Thu nhập của ngân hàng thu đƣợc
từ hoạt động này là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá mua. Ngoài ra, ngân hàng còn
có thể tiến hành đầu tƣ thông qua việc mua cổ phiếu hoặc hùn vốn, góp vốn liên doanh
với các doanh nghiệp và sẽ đƣợc phân chia lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra còn rất nhiều hoạt động kinh doanh khác nhƣ là
nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng trên thị trƣờng trong nƣớc và thị
trƣờng Quốc tế khi ngân hàng nhà nƣớc cho phép; hoạt động uỷ thác (quản lý thanh lý
tài sản theo di chúc, giám hộ và bảo quản tài sản, quản lý quỹ hƣu trí, làm đại lý cho
các tổ chức…); hoạt động tƣ vấn; quản lý ngân quỹ, cho thuê két…



9

Nói tóm lại, các NHTM hiện nay, ngoài việc thực hiện các hoạt động truyền
thống còn thực hiện đa dạng hoá các hoạt động khác bằng cách đầu tƣ vào các thiết bị
kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho
khách hàng sao cho có thể trở thành ngân hàng đa năng hiện đại, đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách hàng để từ đó thu về các khoản lợi nhuận.
2.2. Kết quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
2.2.1. Thu nhập của ngân hàng thƣơng mại
Các khoản thu nhập của NHTM đƣợc xác định trên cơ sở các nghiệp vụ kinh
doanh tiền tệ, đó là một bộ phận giá trị mới sáng tạo ra của các nhà kinh doanh nhƣợng
lại cho ngân hàng do sử dụng tiền vay của ngân hàng hoặc các dịch vụ ngân hàng, vì
vậy nội dung các khoản thu nhập của ngân hàng rất phong phú, đa dạng mang đặc điểm
riêng. Các khoản thu nhập của NHTM bao gồm hai khoản chính:
 Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các
khoản đầu tƣ ngắn hạn, khoản tín dụng thƣơng mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng tài sản
cố định và các khoản tín dụng khác. Trong đó, thu nhập lãi chủ yếu của NHTM là từ
khoản thu từ hoạt động cho vay và tiền gửi.
- Thu lãi cho vay: là khoản thu từ nghiệp vụ tín dụng và là khoản thu nhập chính
của NHTM, có ảnh hƣởng quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, nguồn
thu này phản ánh phần nào hiệu quả trong việc sử dụng vốn của ngân hàng.
- Thu lãi tiền gửi: thu lãi từ các khoản tiền gửi tại NHNN và NHTM khác theo
yêu cầu dự trữ bắt buộc hay mục đích thanh toán. Nếu khoản tiền gửi vào NHNN cao
hơn quy định của dự trữ bắt buộc thì NHTM sẽ nhận đƣợc tiền lãi từ phần chênh lệch
hoặc NHTM có thể gửi vốn tạm thời nhàn rỗi tại các TCTD khác để hƣởng lãi.
 Thu nhập ngoài lãi là những thu nhập ngoài hoạt động tín dụng và tiền gửi nhƣ
thu về đầu tƣ, mua cổ phần, kinh doanh vàng, ngoại tệ, hoạt động thanh toán…



10

- Thu lãi đầu tƣ góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần: gồm các khoản thu
lãi từ việc ngân hàng đầu tƣ chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần với các TCTD và các
tổ chức kinh tế.
- Thu về kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ: là các khoản thu từ việc ngân
hàng mua bán vàng bạc, ngoại tệ.
- Thu về phí hoa hồng, các dịch vụ ngân hàng: là các khoản thu phí khi NHTM
là trung gian thanh toán, thu chi hộ, ủy thác, tƣ vấn, bảo lãnh, cho thuê các phƣơng tiện
cất trữ… cho các doanh nghiệp và các nhân.
 Thu khác: ngoài các khoản thu trên ngân hàng còn thu tiền thừa quỹ, thừa tài
sản hoặc thu nợ vay của khách hàng sau khi đã đƣợc xóa nợ.
2.2.2. Chi phí của ngân hàng thƣơng mại
 Chi phí lãi: là chi phí phải trả cho các khoản vốn huy động và tiền vay.
Chức năng của NHTM là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ cá nhân,
tổ chức kinh tế và NHTM phải trả một khoản lãi tiền vay cho các tổ chức kinh tế, cá
nhân hoặc NHNN (trƣờng hợp không đủ vốn cho hoạt động kinh doanh). Khoản tiền
này chiếm một tỷ trọng rất lớn trong các khoản chi của ngân hàng. Đây là khoản chi
chủ yếu của NHTM và có ảnh hƣởng đến lợi nhuận ngân hàng.
 Chi phí hoạt động: ngoài ra cũng có các khoản chi cho hoạt động bình thƣờng
của ngân hàng nhƣ: Chi phí quản lý và công vụ: Chi phí tiền lƣơng và các khoản phụ
cấp có tính chất lƣơng. Chi phí bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn tính
trên cơ sở quỹ lƣơng của NHTM theo quy định của Nhà nƣớc.
 Các khoản chi phí khác: Chi nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết, giao dịch đối ngoại, chi
phí hội nghịvà các loại chi phí khác.
2.2.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh



11

Một trong những thƣớc đo hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM đó chính
là lợi nhuận. Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch giữa các khoan thu nhập và
chi phí. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của NHTM, bao gồm lợi
nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận từ các hoạt động khác.
Lợi nhuận gộp = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của NHTM.
Tuy nhiên, mỗi ngân hàng lại có quy mô tài sản khác nhau nên việc đánh giá qua lợi
nhuận của các ngân hàng thƣơng mại không có ý nghĩa vì vậy khả năng sinh lời đƣợc
xem xét đến.
Khả năng sinh lời là kết quả của việc sử dụng tập hợp các tài sản vật chất và tài
sản tài chính, tức là vốn kinh tế mà ngân hàng nắm giữ để tạo ra lợi nhuận, đƣợc thể
hiện qua các chỉ tiêu tài chính lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận trên tổng
tài sản, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Khả năng sinh lời phản ánh kết quả hoạt động,
đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ phát triển của một NHTM. Đứng trên góc độ
từ NHTM thì một NHTM có khả năng sinh lời cao sẽ có khả năng tích lũy cao, có điều
kiện đầu tƣ trang bị công nghệ từ đó nâng cao chất lƣợng dịch vụ thu hút khách hàng;
mặc khác đứng trên góc độ nhà đầu tƣ, ngƣời gửi tiền sẽ quyết định giao dịch khi nhìn
thấy NHTM đó an toàn, có thể bù đắp rủi ro.
Khả năng sinh lời của ngân hàng đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời
trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi
cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM). Trong đó, tác giả sẽ tập
trung vào phân tích về tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của NHTM.


12

2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng thƣơng mại

2.3.1. Khái niệm
Thu nhập lãi cận biên là một trong số những chỉ tiêu để đo lƣờng tính hiệu quả
cũng nhƣ khả năng sinh lời của ngân hàng (Rose, 1999). Chúng chỉ ra hiệu quả trong
việc duy trì sự tăng trƣởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, lãi
chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh…) so với mức tăng của chi phí (chủ
yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, khoản vay trên thị trƣờng tiền tệ…). Tỷ lệ thu nhập
lãi cận biên (NIM) đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân
hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản và theo đuổi các
nguồn vốn có chi phí thấp nhất. NIM cũng có nhiều cách tính trên thế giới, hai cách
tính thông dụng nhất là (1) bằng Thu nhập lãi trừ cho Chi phí lãi sau đó chia cho Tổng
tài sản (Fungáčová và Poghosyan, 2011; Hamadi và Awdeh, 2012…) và (2) bằng Thu
nhập lãi trừ cho Chi phí lãi sau đó chia cho Tài sản sinh lời (Claeys và Vander Vennet,
2007; Kalluci, 2012; Tarus và các cộng sự, 2012)
2.3.2. Ý nghĩa của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
Trên thế giới, các ngân hàng lợi nhuận tốt thƣờng có khả năng tốt hơn trong việc
ngăn chặn các cú sốc tiêu cực, đóng góp vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế;
ngƣợc lại ngân hàng hoạt động hiệu quả kém sẽ rất dễ dẫn đến thất bại. Nguyên nhân
chủ yếu từ cho vay lãi suất cao, khủng hoảng thanh khoản, thiếu vốn, cầu thấp, danh
mục cho vay không đa dạng (Khrawish và các cộng sự, 2008). Vì vậy, không thể phủ
nhận vai trò định hƣớng giúp giám sát tạo ra môi trƣờng mở và cạnh tranh, đa dạng
hơn các dịch vụ tài chính, thay đổi cơ cấu công nghệ, thị trƣờng, thỏa thuận phân phối
và sản phẩm tài chính (Al-Abadi, 2005). Điều này tạo ra sức ép cạnh tranh lên các ngân
hàng, buộc ra đời những tiêu chuẩn điển hình để đo lƣờng phần chênh lệch lãi thuần
của ngân hàng.


13

Trên thực tế, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là đại diện điển hình cho lợi nhuận cũng
nhƣ thu nhập từ lãi của ngân hàng. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên phản ánh cả về tổng số

lẫn cơ cấu trong tỷ lệ tài sản và nợ, và bao gồm cả chi phí trung gian. Khi mà ở Việt
Nam, hoạt động cho vay vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các hoạt động mang lại
thu nhập chính cho ngân hàng thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên lại càng thể hiện là một
thƣớc đo hiệu quả. Hoạt động cho vay lại ẩn chứa nhiều rủi ro, cũng nhƣ thu nhập lãi
thuần rất nhạy cảm với những yếu tố nào sẽ đƣợc nêu ở phần tiếp theo sau.
2.3.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của ngân hàng
thƣơng mại
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra tỷ lệ thu nhập lãi cận biên của Ngân
hàng đƣợc quyết định bởi các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng (bên trong) và các yếu tố
vĩ mô (bên ngoài). Theo đó, các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng là các yếu tố chịu ảnh
hƣởng bởi các quyết định quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng còn các yếu tố
vĩ mô là những yếu tố không chịu sự ảnh hƣởng của các quyết định quản lý của ngân
hàng.
2.3.3.1. Các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng
Các yếu tố bên trong Ngân hàng bao gồm: chi phí hoạt động, quy mô vốn chủ sở
hữu, quy mô ngân hàng, hình thức sở hữu, mức độ tập trung ngành và chi phí lãi ẩn.
 Chi phí hoạt động
Chi phí hoạt động của ngân hàng đƣợc tính bằng tỷ lệ chi phí hoạt động chia
cho tổng tài sản, tỷ lệ này phản ánh đƣợc hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Khi ngân
hàng tăng chi phí vào việc tái cơ cấu lại hệ thống, đầu tƣ nhiều hơn vào công nghệ
thông tin và chất lƣợng sản phẩm sẽ làm cho chí phí cao nhƣng suy cho cùng sẽ góp
phần cải thiện hiệu quả hoạt động và hiệu suất ngân hàng.
Nghiên cứu của Barajas, Steiner và Salazar (1999) về tỷ lệ lãi biên tại Columbia
trong giai đoạn từ 1974 - 1996 cho thấy rằng ngân hàng tăng chi phí hoạt động khi tăng
cƣờng giám sát cho các khoản vay đã làm gia tăng chi phí phát sinh cho các khoản cho


14

vay. Kwan (2003) đã tiến hành một nghiên cứu về chi phí hoạt động ảnh hƣởng đến

hiệu quả của ngân hàng trên 7 quốc gia châu Á bao gồm Hong Kong, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Hàn Quốc và Thái Lan trong thời gian trƣớc từ 1992
đến 1999. Tác giả nhận thấy rằng trong khi hiệu quả hoạt động trong giai đoạn 1992 –
1996 tăng lên thì chi phí hoạt động đƣợc quan sát giảm trong thời gian đó. Đến năm
1997, khi khủng hoảng xảy ra, chi phí hoạt động tăng vọt cho thấy ngân hàng phải chi
rất nhiều vào việc đối phó với các khoản vay có vấn đề. Nghiên cứu còn chỉ rõ là trong
thời gian khủng hoảng, các ngân hàng cắt giảm tối đa chi phí lƣơng mà không linh hoạt
trong việc giảm chi phí cơ sở vật chất. Quan trọng hơn nữa, nghiên cứu đƣa ra đƣợc
nhận định rằng có mối liên hệ giữa chi phí lƣơng và tỷ lệ lƣơng, cung cấp bằng chứng
cho việc các ngân hàng thƣờng sử dụng nhiều lao động là vì lao động của họ làm việc
có hiệu quả, chứ không phải vì chi phí rẻ.
Nghiên cứu của Carbo và Rodriguez (2007) nghiên cứu mối quan hệ trên tại 7
quốc gia EU, cũng nhƣ của Maria và Agoraki (2010) với dữ liệu nghiên cứu tại các
nƣớc Tây Nam Châu Âu cũng tìm ra mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí hoạt động và
tỷ lệ lãi cận biên. Lý do đƣợc giải thích là vì phải đối mặt với chi phí hoạt động cao,
nhiều ngân hàng sẽ cố gắng đẩy phần chi phí này cho khách hàng ở dạng lãi suất cho
vay cao hơn và lãi suất tiền gửi thấp hơn (Maudos và Fernadez, 2004).
Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng chỉ ra rằng chi phí hoạt động cao sẽ
làm tăng thu nhập lãi ngân hàng, trƣờng hợp nghiên cứu của Mathuva (2009) quan sát
thấy rằng tỷ lệ chi phí hoạt động của ngân hàng trong nƣớc là cao so với các nƣớc khác
và do đó cần giảm chi phí hoạt động để tăng tính cạnh tranh. Các chi phí đƣợc tìm thấy
trong nghiên cứu là một yếu tố quan trọng làm cho lãi suất cho vay tăng cao, làm giảm
tính cạnh tranh. Điều này cũng tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp nghiên cứu của Athanasoglou
(2005), Sufian & Chong (2008).
 Quy mô vốn chủ sở hữu


15

Vốn chủ sở hữu hay vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn riêng của ngân hàng

do chủ sở hữu đóng góp ban đầu và đƣợc bổ sung trong quá trình kinh doanh.
Quy mô vốn chủ sở hữu đƣợc xem nhƣ là một biến để đo lƣờng sự an toàn và
tính lành mạnh của ngân hàng.
Quy mô vốn càng lớn thì sẽ làm giảm rủi ro cho ngân hàng. Buser và các cộng
sự (1981) đã tiến hành nghiên cứu về Bảo hiểm tiền gửi liên bang, chính sách và Cơ
cấu vốn ngân hàng tối ƣu, lập luận trong lý thuyết rằng các ngân hàng có một cơ cấu
vốn tối ƣu và cần phải duy trì cơ cấu này khi họ có một giá trị thƣơng hiệu lớn. Berger
(1995) đã đƣa ra những bằng chứng thực nghiệm rằng các ngân hàng ở Mỹ có lợi
nhuận và vốn tỷ lệ thuận với nhau, đƣa ra lời giải thích rằng ngân hàng có vốn chủ sở
hữu tốt sẽ đối mặt với chi phí phá sản thấp hơn cho cả bản thân ngân hàng và cả khách
hàng, vì vậy có thể làm giảm chi phí huy động tiền gửi. Dermerguc–Kunt và Huizingua
(1999) thực hiện nghiên cứu cho 80 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1988 - 1995 tìm
thấy mối liên hệ cùng chiều giữa vốn và hiệu suất ngân hàng. Các ngân hàng đƣợc tài
trợ vốn tốt có lợi nhuận lớn hơn, phù hợp với giả thuyết ngân hàng có vốn sở hữu cao
có thể cho vay nhiều hơn và trả phí tiền gửi thấp hơn do họ chỉ phải đối mặt với chi phí
phá sản thấp.
Abreu và Mendes (2002) đã nghiên cứu tỷ lệ lãi cận biên và lợi nhuận tại 4 quốc
gia ở EU là Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, và Đức; trong giai đoạn 1986 – 1999,
cho rằng các ngân hàng có vốn tốt sẽ đối mặt với chi phí phá sản dự kiến thấp hơn và
kéo theo lợi nhuận cao hơn.
Athanasoglou và Delis (2005) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với lý
thuyết SCP (Structure-Conduct-Performance), sử dụng mô hình GMM cho dữ liệu
bảng của các ngân hàng Hy Lạp từ năm 1985 đến 2001. Kết quả cho ra quy mô vốn
chủ sở hữu có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều, tác giả cũng chỉ ra rằng các
ngân hàng có vốn tốt có khả năng theo đuổi các cơ hội kinh doanh tốt hơn và có nhiều


×