Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Phương án khai thác cát trắng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.9 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
TT

Tên Chương mục

Số trang

-

Mở đầu

6

I

Khái quát chung về phương án

7

1

Chương 1. Nhu cầu thị trường và tiêu thụ sản phẩm

9

2

Chương 2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư

12


3

Chương 3. Hình thức đầu tư xây dựng công trình. Địa điểm
xây dựng, nhu cầu sử dụng đất

14

4

Chương 4. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu và các yếu tố
đầu vào khác

15

II

Giải pháp kỹ thuật

16

5

Chương 5. Các giải pháp kỹ thuật của phương án chọn

16

5.1. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường.

16


5.2. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ.

16

5.3. Trình tự và hệ thống khai thác.

16

5.4. Vận tải, bãi thải và thoát nước.

25

5.5. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống
cháy

27

Chương 6. Các giải pháp về chế biến khoáng sản, sửa chữa
cơ điện, kho tàng và mạng hạ tầng kỹ thuật

30

6.1. Công tác chế biến khoáng sản

30

6.2. Sửa chữa cơ điện và kho tàng

30


6.3. Mạng hạ tầng kỹ thuật (cung cấp điện, nước, khí nén,
thông tin liên lạc)

30

Chương 7. Tổng mặt bằng xây dựng, bảo vệ môi trường và
tổ chức sản xuất của mỏ

31

7.1. Tổng mặt bằng, vận tải ngoài mỏ

31

6

7

3


7.2. Bảo vệ môi trường

31

7.3. Tổ chức quản lý sản xuất và bố trí lao động

31

7.4. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư


32

III Phân tích tài chính

33

8

Chương 8. Vốn đầu tư

33

9

Chương 9. Hiệu quả kinh tế

35

IV Kết luận và kiến nghị

37

4


KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BCN

Bộ Công nghiệp


BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD

Bộ Xây dựng

CP

Cổ phần

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KTXH

Kinh tế - Xã hội

LĐTBXH

Lao động Thương binh xã hội

NĐ-CP

Nghị định Chính phủ

XDCB


Xây dựng cơ bản

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TP

Thành phố

VAT

Thuế giá trị gia tăng



Quyết định

QH

Quốc hội

UBND

Uỷ ban nhân dân


5


MỞ ĐẦU

6


PHẦN I.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG ÁN
1. Chủ đầu tư dự án, đơn vị thi công và địa chỉ liên lạc
a) Chủ đầu tư dự án :
- Địa chỉ :
b) Tên đơn vị đề nghị cấp Giấy phép khai thác cát trắng :
- Địa chỉ: 504 đường Âu Cơ, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu,
thành phố Đà Nẵng.
- Giám đốc :
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số xxxxx do Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Đà Nẵng cấp.
2. Cơ sở để lập Phương án
a) Cơ sở pháp lý để lập phương án
Phương án khai thác khoáng sản trong dự án đầu tư xây dựng công trình
được lập dựa trên các quy định sau :
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17 tháng 11 năm
2010;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 6 năm
2014; Bộ Xây dựng đã ban hành công văn 3482/BXD-HĐXD về việc thực hiện

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 gửi các Bộ ngành và UBND các tỉnh.
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014;
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của chính phủ qui định
chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
- Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 18/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ
tầng khu công nghiệp Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 19/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về việc điều chỉnh Quyết định số 343/QĐ-TTg ngày 18/4/1998;

7


- Thông tư số 33/2012/TT-BCT ngày 14/11/2012 của Bộ Công thương
ngày 14/11/2012 quy định về lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ, dự án đầu
tư xây dựng mỏ khoáng sản rắn;
- Thông tư số 04/2010/TT-BXD về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu
tư cây dựng công trình.
- Thông tư số 16/2012/TT-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ
khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong
hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ
sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
- Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2013 của UBND thành
phố về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động
khoáng sản trên địa bàn thành phố.
b) Tài liệu cơ sở
- Sử dụng tài liệu do Đoàn Địa chất 501 điều tra, thăm dò năm 1981 vùng
Nam Ô, Đà Nẵng.

- Sử dụng chiều sau cát trắng trên cơ sở kết quả khoan, khảo sát phục vụ
thiết kế cho nhà máy và kết quả khoan kiểm tra lại vào ngày 03/3/2017.
c) Các qui định, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho lập phương án:
- TCVN 3904 1984 Nhà của các xí nghiệp công nghiệp. Thông số hình
học.
- TCVN 3989 1985 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng cấp và thoát nước,
mạng lưới bên ngoài - bản vẽ thi công.
- TCVN 4474 1987 Thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4513 1988 Cấp nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4054 1985 Đường ô tô. Tiêu chuẩn thiết kế.
- TCVN 4514 1988 Xí nghiệp công nghiệp. Tổng mặt bằng. Tiêu chuẩn
thiết kế

8


CHƯƠNG 1.
NHU CẦU THỊ TRƯỜNG VÀ
KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1. Nhu cầu thị trường
a) Phân tích theo quy hoạch : Theo Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu
xây dựng Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cho thấy trong giai
đoạn 2007 – 2011 việc khai thác cát trắng tăng theo từng năm cụ thể :
Bảng 1. Khối lượng các loại khoáng sản làm VLXD
đã khai thác giai đoạn 2007-2011
Danh mục
Cát trắng

Đơn vị
1000 tấn


2007
500

2008
700

2009
900

2010
1.200

2011
1300

Nguồn: - Hệ thống dữ liệu TNKS làm nguyên liệu sản xuất VLXD - Viện VLXD.
- QH VLXD đến năm 2012 của các tỉnh, thành phố - Viện VLXD

b) Phân tích theo thị trường : Việc nghiên cứu, khảo sát thị trường tiêu thụ
sản phẩm là tiền đề cần thiết nhằm xác định công suất mỏ cũng như quy mô,
mức độ đầu tư của dự án.
* Thị trường tại Việt Nam
- Thị trường cát nguyên liệu :
Trong những năm qua, kinh tế Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao. Đặc biệt, ngành xây dựng có nhịp độ tăng trưởng tới trên 30 %/năm đã
làm phát sinh các nhu cầu bức thiết về hàng hoá vật liệu xây dựng. Chẳng hạn,
kính là mặt hàng vật liệu xây dựng thiết yếu, luôn được sử dụng trong bất cứ
công trình xây dựng kiến trúc, dân dụng hay công nghiệp nào. Hiện nay, trên thị
trường Việt Nam có rất nhiều loại kính, do Việt Nam sản xuất và nhập ngoại.

Qua xem xét kế hoạch phát triển một loạt các nhà máy kính tại Việt Nam, Công
ty nhận thấy thị trường này đã hình thành một nhu cầu rất lớn về nguyên liệu cát
trắng.
- Thị trường cát đúc :
Có thể nhận thấy, ngành cơ khí chế tạo Việt Nam đã có nhiều bước phát
triển đáng kể, nhất là ngành công nghiệp đúc kim loại đã sản xuất được nhiều
sản phẩm thay thế cho nhu cầu nhập khẩu thiết yếu. Các chi tiết như động cơ
máy nông nghiệp, vỏ bình biến thế... đã được Việt Nam xuất khẩu ra thị trường
thế giới.
9


Từ những yếu tố trên, cộng với nhu cầu chế tạo máy móc thiết bị của Việt
Nam, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam nói chung hay ngành công
nghiệp đúc kim loại Việt Nam nói riêng sẽ cần có một khối lượng rất lớn về
khuôn đúc bằng cát.
- Thị trường sản phẩm bột thạch anh :
Xu thế hiện nay, để thể hiện vẻ đẹp của các công trình xây dựng, bên cạnh
hình dáng kiến trúc còn có sự đóng góp bởi các tính chất như màu sắc, hoa văn,
chất lượng và giá trị của các loại vật liệu xây dựng. Bột thạch anh là một loại vật
liệu có thế mạnh trong công dụng trang trí nội thất, ngoại thất của công trình và
có công dụng rất đa năng trong việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng gốm, sứ,
men, thuỷ tinh khác.
Thị trường vật liệu xây dựng ngày càng mở rộng, chủng loại ngày càng đa
dạng, năng lực sản xuất ngày càng lớn mạnh thì nhu cầu về bột thạnh anh ngày
càng cấp thiết.
* Thị trường nước ngoài :
- Thị trường cát nguyên liệu và khuôn đúc :
Đây là loại có thị trường cát nguyên liệu và khuôn đúc là rất lớn. Tại
Malaysia và Nhật Bản là hai nước có ngành công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy

hết sức phát triển nhưng các nhà máy tại các nước này hàng năm vẫn nhập khẩu
nguồn nguyên liệu cát từ Việt Nam rất lớn.
Ngoài hai nước nêu trên, trong khu vực châu Á còn có Đài Loan và Trung
Quốc cũng là những nước có nhu cầu về cát nguyên liệu rất lớn.
Bảng 2. Dự báo nhu cầu thị trường về cát nguyên liệu và cát đúc như sau :
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thị trường
Nhật Bản
Hàn Quốc
Trung Quốc
Thái Lan
Malaysia
Indonesia
Philippin
Đài Loan
Tam giác khác (Việt Nam - Hồng Kông
- Singapor )
10

Nhu cầu trung bình,

tấn/năm
720.000
264.000
120.000
100.000
200.000
150.000
100.000
80.000
60.000


- Thị trường bột thạch anh :
Bảng 3. Dự báo nhu cầu thị trường về cát thạch anh như sau :
TT
1
2
3
4
5

Thị trường
Nhật Bản
Đài Loan
Hàn Quốc
Thái Lan
Hồng Kông

Nhu cầu trung bình, tấn/năm
220.000

100.000
60.000
30.000
35.000

Như vậy, thị trường tiêu thụ đối với cát trắng là rất lớn, việc khai thác
dưới dạng tận dụng ngoài việc cần thiết phân tích thị trường tiêu thụ thì cũng
nhận thấy rằng cần ưu tiên tránh lãng phí nếu bị san lấp khi xây dựng công trình.
Dự án này đạt được hai mục tiêu vừa cung cấp thêm nguồn cát cho thị trường
vừa tránh lãng phí nguồn tài nguyên khoáng sản.
1.2. Khả năng tiêu thụ sản phẩm
Đây là dự án thu hồi khoáng sản trong quá trình thi công xây dựng công
trình, do đó, mục tiêu dự án cần đạt được là hoàn thành việc tận dụng cát trắng
trước khi xây dựng công trình. Sản phẩm cát thu hồi được bán cho các đơn vị có
nhu cầu để lấy chi phí mua đất đồi đắp vào, bàn giao cho chủ đầu tư. Trường
hợp chưa có thị trường tiêu thụ sẽ thuê bãi chứa trong Khu công nghiệp Hòa
Khánh.

11


CHƯƠNG 2.
SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
2.1. Sự cần thiết phải đầu tư
2.1.1. Sự cần thiết phải đầu tư
Dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất ống thép và xà gồ thép các loại
đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi
trường (Quyết định số 5532/QĐ-UBND ngày 14 thang 8 năm 2014 và số
1601/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2015), theo đó đã cho phép xây dựng nhà
máy và mở rộng nhà máy. Phương án thi công xây dựng nhà máy đã nằm trong

báo cáo đánh giá tác động môi trưởng nêu trên.
Việc xây dựng nhà máy sẽ san lấp phần cát trắng bên dưới, gây lãng phí tài
nguyên khoáng sản. Do đó, cần thiết đầu tư khai thác khoáng sản trước khi xây
dựng công trình là phù hợp với quy định hiện hành, tránh lãng phí tài nguyên
khoáng sản.
2.1.2. Các điều kiện thuận lợi và khó khăn trong đầu tư
2.1.2.1. Thuận lợi
Khu vực thi công nằm có địa hình thấp, bằng phẳng, sát ngay đường giao
thông số 7, thời tiết nắng nóng... Đây là những điều kiện rất cần thiết để phục vụ
cho thi công.
2.1.2.2. Khó khăn
Do tính cấp thiết của dự án xây dựng, tiến độ cần bàn giao mặt bằng sớm, do
đó áp lực trong việc lập thủ tục và thi công dự án. Kính đề nghị quý cơ quan xem
xét, sớm cho phép thực hiện, trong điều kiện không thực hiện kịp tiến độ thì đề
nghị cho khai thác và chở đi đổ vào khu đất thuê, sau đó bán cho khách hàng.
2.1.Mục tiêu đầu tư, chương trình sản xuất và yêu cầu phải đáp ứng
2.2.1. Mục tiêu đầu tư:
- Thu hồi cát trắng trước khi xây dựng công trình nhằm tránh lãng phí tài
nguyên khoáng sản.
- Cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy, tạo thêm công ăn việc làm và
tăng thêm nguồn thu cho ngân sách thông qua tiền cấp quyền khai thác khoáng
sản, tiền thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…
2.2.2. Chương trình sản xuất, các yêu cầu phải đáp ứng
- Dự án sẽ sử dụng đồng bộ thiết bị trong các khâu thi công, vận chuyển
gồm xe xúc, ô tô vận tải.
12


- Chương trình sản xuất :
+ Chế độ làm việc

Chế độ làm việc của dự án như sau:


Số ca làm việc trong ngày

: 2 ca/ngày.



Số giờ làm việc trong ca

: 7 giờ/ca.

+ Công suất thi công, vận chuyển : Thực hiện theo tiến độ dự án, dự kiến
thực hiện khai thác cát trắng trong dự án có diện tích 1,28 ha trong thời gian 3
tháng (gồm cả thời gian hoàn thổ).
+ Các yêu cầu phải đáp ứng
Lao động: Chủ yếu là lái xe, sử dụng lái xe của doanh nghiệp.
Thiết bị : Sử dụng thiết bị hiện có và thêm tại Đà Nẵng.

13


CHƯƠNG 3.
HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT
3.1. Hình thức đầu tư và quản lý dự án
3.1.1. Hình thức đầu tư
Hình thức đầu tư là Công ty TNHH Đông A đầu tư khai thác, vận chuyển,
bàn giao mặt bằng cho Công ty TNHH Đông Bê để xây dựng Nhà máy sản xuất

ống thép và xà gồ thép các loại.
Sử dụng xe máy theo kiểu thuê khoán, kết hợp thiết bị của Công ty đã có
để thực hiện nhanh dự án.
3.1.2. Hình thức quản lý dự án: Hình thức quản lý dự án được doanh
nghiệp lựa chọn là trực tiếp quản lý dự án, điều hành khai thác, vận chuyển.
3.2. Địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất
3.2.1. Địa điểm xây dựng công trình
Khu vực thi công: Tại khu vực dự án mở rộng Nhà máy sản xuất ống thép
và xà gồ thép các loại tại đường số 7, Khu Công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên
Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
3.2.2. Nhu cầu sử dụng đất
Khu vực tận dụng cát đào nền là 1,28 ha.

14


CHƯƠNG 4.
CUNG CẤP NGUYÊN, NHIÊN LIỆU
VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO KHÁC
Dự kiến việc sử dụng đồng bộ thiết bị trong khai thác là dùng máy xúc
thuỷ lực gàu nghịch kết hợp với vận chuyển bằng ôtô chuyển cát nguyên liệu về
bãi tập kết. Trên cơ sở tính toán sẽ bố trí xe máy hợp lý. Dự án sử dụng máy
xúc, ôtô vận chuyển, xe ủi là chủ yếu.
Trước những yêu cầu về năng lực thiết bị, cần phải đề ra các giải pháp cần
thiết đủ để đảm bảo cho đồng bộ thiết bị hoạt động được liên tục.
- Dầu diezel:
Toàn bộ các thiết bị xe cơ giới tiêu tốn một lượng nhiên liệu dầu Diesel.
Lượng nhiên liệu này sẽ do công ty xăng dầu khu vực V - Chi nhánh xăng dầu Đà
Nẵng cung cấp định kỳ theo hợp đồng hoặc sẽ mua từ các cửa hàng xăng dầu tại
Hòa Khánh, chứa ở các xitec phục vụ cho xe máy, thiết bị.

- Dầu phụ khác:
Nguồn cung cấp này sẽ do hãng sản xuất dầu nhờn Total cung cấp theo
hợp đồng. Đây là hãng có uy tín đã và đang cung cấp cho các nhà máy của công
ty hiện nay.
- Nguyên vật liệu: Mua tại thị trường trong nước.
- Điện năng: Trong khai thác, vận chuyển cát chủ yếu sử dụng xe máy,
thiết bị chạy bằng xăng, dầu diezel, không sử dụng điện. Diện sử dụng chiếu
sáng vào ban đêm sử dụng điện của Công ty Đông bê Đà Nẵng đã có và điện
công cộng.
- Nước: Trong khai thác, vận chuyển cát không sử dung nước, nước dùng
cho sinh hoạt được mua trên thị trường.
- Sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị:
Dự án nằm ở khu công nghiệp, trên địa bàn quận Liên Chiểu, nơi có nhiều
các cơ sở sửa chữa thiết bị. Đối với công tác kiểm tra bảo dưỡng thông thường
thì sẽ được tiến hành ngay tại dự án. Chỉ khi có những vấn đề sửa chữa lớn mới
cần thiết phải đưa xe về xưởng để tiện cho việc xử lý kịp thời.
- Lao động: Dự án ưu tiên sử dụng lao động là dân địa phương.

15


PHẦN II. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT KHAI THÁC,
VẬN CHUYỂN
5.1. Tài nguyên, biên giới và trữ lượng cát trắng thi công vận chuyển
5.1.1. Điều kiện tự nhiên
5.1.1.1. Vị trí địa lý và biên giới khai trường
- Vị trí khai thác, vận chuyển cát trắng nằm trong dự án Mở rộng nhà máy
sản xuất ống thép và xà gồ thép các loại của Công ty Đông bê Đà Nẵng, địa
điểm đường số 7, Khu Công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà

Nẵng. Diện tích thi công là 12,8 ha được giới hạn bởi các điểm góc từ 1, 2, 3, 4
có toạ độ hệ VN2000, kinh tuyến trục 107độ 45 phút, múi 3 độ như sau:
Bảng 4: Tọa độ khu vực khai thác, vận chuyển

Điểm

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 107 độ
45 phút, múi 3 độ
X (m)

Y (m)

1

1779.620

540.881

2

1779.665

540.948

3

1779.576

541.055


4

1779.514

540.962

Theo tờ bản đồ địa hình Đà Nẵng tỷ lệ 1:50.000, số hiệu E-49-85-C, hệ tọa
độ VN 2000, múi 6o, kinh tuyến trục 111o.
- Vị trí dự án nằm ở khu công nghiệp Hòa Khánh, có các phía như sau :
+ Phía Tât Bắc giáp đường số 7;
+ Phía Đông Bắc giáp đường số 7A;
+ Phía Đông Nam giáp đất của Công ty TNHH Cường Thịnh;
+ Phía Tây Nam giáp nhà máy của Công ty Đông bê Đà Nẵng (dự án đã
xây dựng và hoạt động trong thời gian qua).
5.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nằm trong khu địa hình tương đối bằng phẳng, hầu hết các diện
tích xây dựng hạ tầng với địa hình chung +4m đến +6m.
16


5.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Khu vực là một phần rất nhỏ của thành phố Đà Nẵng, có khí hậu nhiệt đới
gió mùa với lượng bức xạ dồi dào, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao và lượng mưa
phong phú và được chia ra làm hai mùa rõ rệt.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng
năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình 5501.000 mm/tháng. Lượng mưa cao nhất trong ngày là 290mm
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, lượng mưa thấp nhất vào các tháng 1- 4,
trung bình trong thời gian này lượng mưa từ 20-40 mm/tháng. Số giờ nắng bình
quân trong năm là 2.156,2 giờ, nhiều nhất là vào tháng 5, 6 trung bình từ 234
đến 277 giờ/tháng, ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến 165

giờ/tháng.
Bức xạ tổng trong năm là 147,8 Kcal/cm2, cao nhất: 17,2 Kcal/cm2 (tháng
7), thấp nhất: 6,3 Kcal/cm2 (tháng 12).
Lượng bốc hơi trung bình năm tại thành phố là 1.048mm, vùng núi và phụ
cận từ 800 đến 1000mm.
Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại thành phố Đà Nẵng: thấp nhất 22,8 °C;
cap nhất 29,90C, trung bình 25,60C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11,
trung bình 85,6-87,6%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
5.1.1.4. Đặc điểm kinh tế nhân văn
Do đây là đất thuộc Khu công nghiệp nên dân cư sống cách xa, dân cư
sống về phía Đông Bắc khu vực, cách khoảng 400m.
5.1.1.5. Đặc điểm giao thông
Giao thông đến khu vực thuận lợi vì lợi thế là nằm ngay sát các nhà xưởng,
xí nghiệp, hệ thống giao thông khá đồng bộ, có thể đi vào thi công ngay sau khi
được UBND thành phố cho phép.
5.1.1.6. Sơ lược lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực
Khu đất nằm trong khu vực có cấu trúc địa chất tương tự vùng lân cận và
có lịch sử nghiên cứu như sau :
- Trước năm 1975 chủ yếu là các công trình của các nhà địa chất Pháp như:
R.Bourret (1925), A.Locroix (1933), E.Saurin và J.A.C Hoffet (1935,1964),
J.Fromaget (1952), Cauninbno (1963).
- Sau năm 1975 công tác nghiên cứu địa chất được tiến hành khá mạnh.
Bản đồ địa chất miền Nam Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 (Nguyễn Xuân Bao và
17


nhiều người khác-1979-1982), Bản đồ địa chất loạt tờ Huế-Quảng Ngãi tỷ lệ
1:200.000 (Nguyễn Văn Trang và nhiều người khác -1985-1990), Điều tra địa
chất đô thị Đà Nẵng-Hội An (Cục Địa chất Việt Nam 1991-1994), Bản đồ địa

chất và khoáng sản nhóm tờ Hội An-Đà Nẵng (Cát Nguyên Hùng và nhiều
người khác-1995).
5.1.2. Đặc điểm cấu tạo địa chất
Khu vực khai thác, tận dụng cát trắng và vận chuyển tại dự án Mở rộng nhà
máy sản xuất ống thép và xà gồ thép các loại của Công ty Đông bê Đà Nẵng,
địa điểm đường số 7, Khu Công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố
Đà Nẵng thuộc vùng mỏ cát Nam Ô, khu vực được nghiên cứu thăm dò đánh giá
trữ lượng từ năm 1980 đến năm 1981 do Đoàn Địa chất 501 tiến hành.
Về địa tầng: Khu vực có cấu trúc địa tầng đơn giản, bao gồm các thành tạo
Paleozoi và Kainozoi được đặc trưng bởi hệ tầng A Vương, hệ tầng Long Đại và
các trầm tích Đệ tứ. Trong khu vực là cát trắng thuộc hệ tầng Nam Ô và được
mô tả như sau:
Hệ tầng Nam Ô - Trầm tích biển (mQ21 no).
Hệ tầng Nam Ô đã được các tác giả bản đồ địa chất nhóm tờ Huế - Quảng
Ngãi (1985) xác lập. Trong quá trình đo vẽ địa chất tỉ lệ 1/50.000 của Đoàn địa
chất 206, thành phần thạch học cũng như địa tầng đã được làm sáng tỏ thêm.
Trầm tích hệ tầng Nam Ô cấu tạo nên bề mặt thềm cao từ 5m đến 10 m.
Mặt cắt trầm tích hệ tầng Nam Ô tương đối đồng nhất, gồm chủ yếu cát có độ
hạt từ nhỏ đến thô lẫn khoảng từ 2% đến 6% bột sét và từ 1% đến 3 % sạn sỏi.
Thành phần khoáng vật chủ yếu của cát là thạch anh. Trầm tích có màu xám
trắng ở nhiều nơi gặp lớp cát được nhuộm màu vàng đỏ đến nâu đen và được
gắn kết khá chắc bởi hydroxit sắt có thấm đọng. Độ hạt trung bình của các hạt
cát từ 0,28 mm đến 0,34 mm.Trên biểu đồ phân bố độ hạt, cát trắng ở đây chủ
yếu nằm trong trường cát hạt trung bình.
Thành phần khoáng vật trong trầm tích hệ tầng Nam Ô chủ yếu là thạch
anh (90% -99%), khoáng vật nặng gồm inmenit, turmalin ít hơn là zircon. Hàm
lượng turmalin trong các cấp có hạt đạt từ 1% đến 2%, lượng inmenit chủ yếu
trong các hạt từ 0,25 mm đến 0,1mm, đạt từ 1% đến 6%.
Trầm tích hệ tầng Nam Ô rất nghèo cổ sinh. Tuổi của trầm tích được xác
định bằng các quan hệ địa tầng. Cát trắng hệ tầng Nam Ô phủ bất chỉnh hợp lên

cát màu nâu hệ tầng La Châu, tuổi đầu pleistocen muộn. Cát trắng tạo nên bề
mặt, thềm từ 5m đến 10 m bị phân cắt xâm thực mạnh, các mạng xâm thực bị
lấp đầy bởi trầm tích biển, đầm lầy với tầng sét xám đen giàu di tích cổ sinh tuổi
18


holocen trung. Trên cơ sở đó trầm tích hệ tầng Nam Ô được xác định tuổi
pleistocen muộn (Q21), bề dày trầm tích trung bình từ 3 m đến 5 m.
5.1.3. Điều kiện địa chất thuỷ văn-địa chất công trình
5.1.3.1. Điều kiện địa chất thuỷ văn
- Nước mặt : Khu vực khai thác cát trắng tại dự án Mở rộng nhà máy sản
xuất ống thép và xà gồ thép các loại, địa điểm: đường số 7, Khu Công nghiệp
Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, thành phố Đà Nẵng không có
nước mặt chảy qua, điều này thuận lợi cho thực hiện dự án
- Nước dưới đất
Theo kết quả khoan khảo sát ngày 03 tháng 3 năm 2017 cho thấy mực
nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 4m kể từ mặt đất, trong khi đó chiều dày cát và
tầng phủ nơi sâu nhất chỉ đạt 4m (gồm 1m đất đỏ trên mặt địa hình và khoảng
gần 3m cát trắng nằm bên dưới. Do đó, thuận lợi trong khai thác.
5.1.3.2. Điều kiện địa chất công trình
Qua nghiên cứu nhiều nơi thi công cho thấy vùng cát thường có đặc điểm
rời rạc, độ dính kết kém, dễ xảy ra trượt lở, sạt bờ nếu bờ dừng quá lớn. Theo
quy trình khai thác mỏ lộ thiên thì chọn góc nghiêng bờ dừng đảm bảo an toàn.
5.1.6. Khối lượng
- Để tính toán khối lượng cát, chúng tôi căn cứ vào kết quả khoan khảo sát
ngày 03 tháng 3 năm 2017 và kết quả như sau:
Bảng 5. Kết quả khoan khảo sát, đánh giá trữ lượng cát trắng :
Số
hiệu


Vị trí khoan
Y (m)

Chiều sâu
lỗ khoan,
(mét)

Chiều dày
tầng phủ,
(mét)

Chiều dày
cát, (mét)

X (m)

LK1

1.779.619

540.910

4

1,0

3

LK2


1.779.647

540.949

4

1,1

2,9

Lk3

1.779.604

540.952

4

1,1

2,9

Lk4

1.779.591

541.012

4


1,1

2,9

LK5

1.779.551

540.953

4

1,1

2,9

1,1

2,9

Cộng chiều dày trung bình

- Khối lượng cát trắng khai thác
+ Diện tích 12800 m2;
+ Chiều sâu : 2,9m;
+ Trữ lượng cát trắng : 37.120 m3.
19

Ghi chú



- Trữ lượng cát khai thác, vận chuyển :
37.120 m3 x 96% = 35.635m3.
Như vậy khối lượng cát trắng khai thác được và vận chuyển theo tính toán
là : 35.635 m3.
- Khối lượng đất đỏ phủ trên bề mặt : Qua kết quả khoan cho thấy chiều
dày lớp này trung bình là 1,1m, có thể trước đây đã đổ để dùng cho mục đích
xây dựng. Hiện nay phải dồn đống khối lượng này trước khi khai thác cát.
Lượng đất này khoảng 14.800m3.
5.2. Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ dự án
5.2.1. Chế độ làm việc
Chế độ làm việc của thi công tận dụng và vận chuyển cát trắng tại dự án
Mở rộng nhà máy sản xuất ống thép và xà gồ thép các loại; địa điểm: đường số
7, Khu Công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, thành
phố Đà Nẵng được chúng tôi xác định như sau :
- Số giờ làm việc một ca:

7 h/ca.

- Số ca làm việc trong một ngày:

02 ca/ngày.

- Số ngày làm việc trong tháng:

24 ngày/tháng.

- Số tháng làm việc trong năm:

12 tháng/năm.


5.2.2. Công suất
Yêu cầu đề ra là vận chuyển toàn bộ khối lượng cát trắng dư thừa này
trong vòng 03 tháng (90 ngày), do đó, công suất được xác định là 11.878 m 3 cát
trắng/tháng.
5.2.3 Tuổi thọ dự án
Dự án hoàn thành trong vòng 90 ngày, kể từ ngày có các văn bản chấp
thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
5.3. Trình tự và hệ thống thi công
5.3.1. Lựa chọn phương án
a. Lựa chọn khai trường
Khai trường được lựa chọn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thuận lợi nhất cho công tác kết thúc xây dựng cơ bản khi đi vào hoạt
động thi công, đồng bộ với các điều kiện liên quan.
- Thuận tiện cho việc phát triển trong quá trình thi công và có khả năng
tăng năng suất cao hơn khi cần nâng công suất.
20


- Thi công, vận chuyển đảm bảo an toàn, hiệu quả, tận dụng được tối đa tài
nguyên khoáng sản.
- Bàn giao toàn bộ, hoặc từng phần để chủ đầu tư thi công xây dựng nhà
xưởng, phù hợp với yêu cầu đề ra.
b. Phương án khai thác đề xuất
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, địa chất và đồng bộ thiết bị sử dụng, các
phương án thi công được chọn như sau:
- Dùng máy xúc gom đống đất đỏ trên bề mặt ở khu vực mỏ vỉa để khai
thác lớp cát trắng bên dưới. Đất đỏ này được sử dụng lại để san lấp mặt bằng sau
khi khai thác cát trắng.
- Dùng máy xúc, xúc trực tiếp lên ô tô và vận chuyển đi tiêu thụ hoặc thuê

bãi chứa (bãi chứa đặt trong Khu Công nghiệp Hòa Khánh) trong thời gian chưa
bán được cho đơn vị khác.
c. Mở vỉa
Do yêu cầu gấp về tiến độ dự án và thời gian thi công trong ngày nên chúng
tôi chọn mở vỉa tại 02 vị trí. Vị trí tại điểm góc số 3 và vị trí tại điểm góc số 4.
5.3.2. Hệ thống thi công
5.3.2.1. Hệ thống thi công
* Cơ sở để chọn hệ thống khai thác :
- Phù hợp với đặc điểm địa hình, điều kiện địa chất khu vực; đặc điểm địa
chất và công suất đã chọn.
- Thi công hiệu quả, an toàn.
Trên cơ sở đó, hệ thống thi công được áp dụng cho dự án là hệ thống khai
thác theo lớp bằng, một bờ công tác, xúc chuyển và vận tải trực tiếp đến nơi tiêu
thụ và bãi chứa. Chúng tôi dự kiến sẽ thuê diện tích khoảng 1 ha ở Khu công
nghiệp để chứa trong điều kiện chưa bán hết được lượng cát trắng này.
* Mô tả hệ thống khai thác trên như sau :
- Phương pháp thi công, vận chuyển :
+ Sơ đồ công nghệ của phương pháp khai thác được thể hiện :
Cát nguyên khai

Bóc phủ

21


Máy xúc

Ôtô vận tải

Nơi tiêu thụ; bãi chứa


Khu vực khai thác

+ Mô tả phương pháp khai thác : Sau khi san gạt dồn đống lớp phủ trên bề
mặt với chiều dày trung bình 1,1m, dùng xe xúc để đưa cát dư thừa lên xe ôtô
vận chuyển đến nơi tiêu thụ hoặc bãi chứa thuê trong khu công nghiệp.
Việc tính toán các thông số của hệ thống khai thác phụ thuộc vào kết cấu
của dạng đồng bộ thiết bị lựa chọn. Chọn thiết bị xúc bốc là máy xúc thuỷ lực
gàu nghịch hiệu Komatsu.
5.3.2.2. Các thông số chính của hệ thống khai thác
- Chiều cao tầng khai thác: Chiều cao tầng khai thác lấy bằng chiều dày
lớp cát trắng và đất phủ, trung bình 4 m.
Chiều cao tầng khai thác trung bình :
Chiều cao tầng bóc đất phủ trung bình :

Ht = 2 m
Hp = 1,1 m

- Chiều cao tầng kết thúc:
Chiều cao tầng kết thúc khai thác được lựa chọn phù hợp với tính chất cơ
lý của cát trắng nhằm bảo đảm độ ổn định bờ mỏ, thực chất chính là chiều dày
tổng cộng của lớp đất phủ và lớp cát trắng nguyên liệu.
Giá trị trung bình của tầng kết thúc khai thác là Hkt > 4 m.
- Góc nghiêng sườn tầng khai thác: Góc nghiêng sườn tầng khai thác phù
hợp với tính chất cơ lý đất phủ và thân cát trắng là: αt = 30o ÷ 35o
- Góc nghiêng sườn tầng không khai thác (kết thúc):
Góc nghiêng sườn tầng không khai thác (kết thúc) bảo đảm độ ổn định bờ
mỏ, phù hợp với tính chất cơ lý đất và cát và theo quy định của Quy phạm hiện
hành là γ kt = 25o - 30o.
- Góc nghiêng bờ công tác (góc nghiêng của lớp khai thác):


22


Phù hợp với hệ thống khai thác đã chọn, góc nghiêng bờ công tác của mỏ
là ϕct = 0o.
- Bề rộng mặt tầng công tác tối thiểu (Bmin) :
Chiều rộng mặt tầng công tác phải bảo đảm an toàn cho người làm việc và
thiết bị xúc bốc, vận tải.
Thiết bị khai thác chủ yếu trên tầng là máy xúc và ôtô bề rộng mặt tầng
công tác tối thiểu được xác định là Bmin = 12 m.
- Chiều dài tuyến công tác trên tầng:
Chiều dài tuyến công tác (trung bình) trên tầng bảo đảm công suất thi
công và hoạt động của thiết bị khai thác là : Lct = 50 m
5.3.3. Tính toán các khâu công nghệ
Với đặc thù của thi công thu hồi cát trắng tránh lãng phí nguồn tài nguyên
khoáng sản, khâu công nghệ thi công đơn giản, chúng tôi xin trình bày một số
khâu cơ bản chính được áp dụng khi thi công tại công trình như sau:
5.3.3.1. Khâu chuẩn bị
Đây là khâu rất quan trọng trong thi công, trên cơ sở kết quả khoan khảo
sát đã xác định lớp phủ dày 1,1m, đây là lớp đất đỏ được đắp vào nên trước tiên
phải gom đống chuẩn bị khai trường thi công. Có thể khâu này cần thực hiện
trước, trong thời gian làm thủ tục.
Làm đường vào khai thác : Do được chọn 2 vị trí mở vỉa ở 2 điểm góc
phía trong, đồng thời trên mặt địa hình hiện tại có lớp phủ dày 1,1m nên sử dụng
để làm đường vận chuyển, không cần đầu tư làm đường trong dự án.
5.3.3.2. Khâu khai thác, vận chuyển: Là khâu chiếm thời gian nhiều nhất
và cũng đóng vai trò quan trọng trong khai thác, vận chuyển cát trắng, liên quan
đến hiệu quả kinh tế của đơn vị gắn với thực hiện chủ trương của UBND thành
phố. Cát trắng tận dụng trong quá trình thi công được bán cho các đơn vị có nhu

cầu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hoặc đổ vào bãi chứa trong điều kiện chưa
bán được cho đơn vị khác.
+ Khối lượng vận chuyển hàng tháng: 11.878 m3.
+ Cự ly vận chuyển trung bình 10 km (tính trung bình cả đi và về).
+ Ôtô vận chuyển có tải trọng 9 m3.
5.3.3.3. Công tác vận tải
23


* Vận tải trong khu vực dự án: Cát trắng được xúc lên ôtô vận chuyển đến
nơi tiêu thụ nên dự án không tính đến vận tải trong dự án. Khối lượng tận dụng
và vận tải là: 35.635 m3.
* Vận tải ngoài dự án: Trong dự án không sử dụng cát trắng dư thừa này,
do đó, toàn bộ cát dư thừa trong quá trình thi công được thành phố cho phép vận
chuyển đi nơi khác sử dụng. Để vận chuyển ra khỏi khu vực cần được UBND
thành phố cho phép theo quy định của Luật khoáng sản năm 2010. Do đó, dự án
sẽ tính toán vận chuyển ra khỏi khu vực.
Cung đường vận chuyển chủ yếu là từ khu thi công ra đường số 7 thuộc
khu công nghiệp sau đó bán cho những đơn vị có nhu cầu hoặc vận chuyển đổ
vào bãi chứa cát trắng dự kiến thuê bãi chứa tại khu đất của Công ty Wei Xern
Sin.
5.3.3.4. Khâu xúc bốc, san gạt
a. Máy xúc: Máy xúc được chọn làm thiết bị công nghệ đầu mối. Đặc tính
kỹ thuật, khả năng hoạt động của máy ảnh hưởng đến việc tính toán các thông số
của hệ thống thi công và việc tính chọn các thiết bị khác trong dây chuyền công
nghệ.
Với loại máy xúc cần chọn để đạt công suất khai thác 11.878 m 3/tháng,
tương ứng máy xúc phải có là:
 k xV
N 0 =  0 0

 Qx





Trong đó :
No là số máy xúc cần có.
V0 là khối lượng xúc bốc hàng năm.
ko là hệ số dự phòng năng lực.
Qx là năng suất máy xúc xúc trong 1 năm.
K

x
Qx = 3600 xE 0 x T xk xt ca xk t xN (m3/năm).
ck
r

Đặc tính kỹ thuật của máy xúc :
Dung tích gàu của máy xúc E0 = 0,9 m3.
Kx hệ số xúc đầy gàu 0,9.
kr hệ số nở rời của đất đá trong gàu 1,1.
24


tca thời gian làm việc của máy xúc trong 2 ca, 14 giờ.
Tck là thời gian chu kỳ xúc 1 gàu, 40s.
Kt là hệ số sử dụng thời gian.
Số ngày làm việc trong năm, N=220 (do phải trừ đi thời gian sửa chữa,
bảo dưỡng xe máy)

0,9

Qx = 3600 x0,9 x 40 x1,1 x14 x0,9 x 220 (m3/năm).
nên Qx = 183.708m3/năm (mỗi tháng 15.309 m3).
Với khối lượng cần xúc hàng tháng 11.878 m 3 cát trắng thì chỉ cần 01 máy
xúc để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, do mở vỉa và thực hiện dự án tại 02 vị trí
nên cần 02 máy xúc, trong đó 01 máy xúc làm nhiệm vụ xúc chính; 01 máy xúc
làm nhiệm vụ san gạt dồn đống lớp phủ và xúc tại 01 moong phụ.
Vậy cần sử dụng 02 chiếc máy xúc dung tích gàu 0,9 m 3 để xúc cát trắng
lên ôtô và làm các công việc khác như làm đường nội bộ mỏ, san gạt lớp đất
phủ, san gạt lại mặt bằng.
b. Máy ủi: Máy ủi chỉ dùng vào việc chủ yếu là san ủi lại diện tích sau khi
kết thúc thi công. Việc sử dụng ít nên chỉ cần thuê ngoài với đơn giá tính theo ca
máy.
5.4. Vận tải, bãi thải và thoát nước
5.4.1. Vận tải ngoài khu vực: Vận tải từ nơi khai thác đến nơi tiêu thụ, bãi
chứa dự kiến khoảng 5km, do đó cả đi và về dự kiến khoảng 10 km.
- Năng suất vận tải của ôtô:
+ Thời gian chu kỳ xe chạy:
Tc

=

1
(tx + td+ tc + tm)
60

(h)

Trong đó :

tx: thời gian xúc lên xe (ở khu vực): 20 phút.
td: thời gian đổ tải xuống khỏi xe : 10 phút.
tc: thời gian xe chạy 1 chu kỳ: 30 phút.
tm: thời gian manơ ở hai đầu nhận và dỡ tải (gồm ghi chép, cân xe…): 20
phút.
Tc

=

1
(20 + 10+ 30 +20)
60

như vậy Tc = 1 giờ.
Số chuyến ôtô làm việc trong ca:
25


nc =

T .η
, chuyến
Tc

trong đó, T- thời gian 1 ca làm việc, 7 giờ.
η- hệ số sử dụng thời gian ca làm việc, chọn 1.
n = 7.
c

Làm tròn n = 7 chuyến.

c

- Năng suất ca làm việc của ôtô : Qca = q.kt.nc, m3/ca
kt - hệ số sử dụng tải trọng của ôtô, kt = 0,9.
q - tải trọng ôtô từ 9 m3, chọn q = 9 m3
năng suất ca làm việc của ôtô là :
Qca = 9x0,90x7
Qca = 56,7 m3/ca.
- Năng suất năm làm việc của ôtô.
56,7 m3/ca x 2 ca/ngày x 24 ngày/tháng = 2.721,6 m3/tháng/1 xe ôtô.
Tổng khối lượng vận chuyển là 11.878 m3/tháng.
Vậy số ô tô phải có là 11.878 m3 : 2.721,6 m3 = 05 chiếc (đã làm tròn).

Sơ đồ nạp xe vào máy xúc

5.4.2. Bãi thải: Dự án thực hiện trong dự án đầu tư xây dựng công trình,
công trình sau khai thác sẽ bàn giao chủ đầu tư để thi công nhà máy sản xuất
ống thép và xà gồ thép các loại.
Trong dự án theo kết quả khoan khảo sát có lớp phủ bề mặt với chiều dày
1,1m, tuy nhiên dự án sau khai thác đất thải sẽ san lấp lại mặt bằng dự án. Trong
giai đoạn đầu đất thải sẽ gom đống, sau khi khai thác sẽ dùng để hoàn thổ mặt
bằng, lượng đất còn thiếu sẽ được đổ đất đồi từ ngoài vào dự án.
26


5.4.3. Thoát nước: Dự án không có phương án thoát nước khu vực.
5.5. Kỹ thuật an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy
5.5.1. Công tác an toàn, bảo hộ đối với người lao động
Trong quá trình khai thác, vận chuyển cát trắng dư thừa, Công ty TNHH
Đông A sẽ thường xuyên chú ý các vấn đề an toàn sau:

- Người phụ trách thi công sẽ kiểm tra an toàn trước khi cho phép xe máy,
thiết bị vào làm công việc khai thác.
- Khi nhận lệnh, tín hiệu của người phụ trách thi công từng xe mới được
vào thi công.
- Người phụ trách việc thi công sẽ thường xuyên kiểm tra tổng thể, toàn bộ
khu vực khác để đảm bảo an toàn chung.
- Công nhân làm việc phải mang đầy đủ bảo hộ lao động, chấp hành
nghiêm chỉnh nội quy quy định của doanh nghiệp ban hành và các quy định liên
quan khác.
5.5.2. Những quy định an toàn đối với các khâu công tác
5.5.2.1. Công tác bốc xúc
+ Máy xúc phải được trang bị đầy đủ hệ thống tín hiệu (còi, đèn chiếu
sáng…). Trước khi làm việc, công nhân điều khiển phải báo tín hiệu cho mọi
người xung quanh biết. Cấm người đứng trong phạm vi bán kính hoạt động của
máy (kể cả phạm vi bán kính quay của đối trọng).
+ Cấm máy làm việc dưới chân những tầng cao hơn chiều cao quy định,
tầng có hàm ếch hoặc tầng có người làm việc.
+ Công nhân điều khiển máy phải chú ý tới đống cát đang xúc. Nếu có hiện
tượng sụt lở thì di chuyển máy ra nơi an toàn và báo cho cán bộ phụ trách biết
để có biện pháp xử lý. Máy làm việc phải luôn có lối rút an toàn.
+ Khi đổ cát lên xe cấm:
Đưa gầu xúc qua buồng lái.
Khoảng cách từ gầu đến đáy thùng hoặc bề mặt đất trên xe cao quá 1m.
Chạm gầu xúc vào thùng xe.
+ Khi xe không có tấm chén bảo vệ phía trên buồng lái, lái xe phải ra khỏi
buồng lái đứng ra xa ngoài tầm quay của máy xúc. Khi bắt đầu đổ và khi đổ đã
đầy xe người điều khiển phải bóp còi báo hiệu.
+ Khoảng cách giữa 2 máy xúc làm việc bên nhau không được nhỏ hơn
tổng bán kính hoạt động lớn nhất của hai máy cộng thêm 2m.
27



×