Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

VÍ SO NÓI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI LÀ MỘT QUÁ TRÌNH LỊCH SỬ TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.67 KB, 3 trang )

Câu 27: Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội? Vì sao nói sự phát triển của
các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.
- Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội:
Hình thái kinh tế-xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng đê
chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triên lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất
của nó (cơ sở hạ tầng) thích ứng với lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và
với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
Hình thái kinh tế-xã hội là một hệ thống, một chỉnh thê toàn vẹn có cơ cấu
phức tạp, trong đó có những mặt cơ bản nhất là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
và kiến trúc thượng tầng.
Lực lượng sản xuất – là quan hệ giữa người với tự nhiên trong quá trình sản
xuất - là nền tảng vật chất-kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế-xã hội. Xét đến cùng,
lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành và phát triên của mỗi hình thái kinh tế-xã
hội. Bản thân các lực lượng sản xuất không phải là sản phẩm riêng của một thời đại
nào mà là sản phẩm của cả một quá trình phát triên liên tục từ thấp lên cao qua các
thời đại, là sự tiếp biến không ngừng của lịch sử.
Quan hệ sản xuất - quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất - là
những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác, không
có những mối quan hệ đó thì không thành xã hội và không có quy luật xã hội. Quan
hệ sản xuất là tiêu chuẩn khách quan đê phân biệt xã hội cụ thê này với xã hội cụ thê
khác.
Những quan hệ sản xuất là bộ xương của cơ thê xã hội hợp thành cơ sở hạ tầng
và trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng tương ứng mà chức năng xã hội của nó
là bảo vệ, duy trì và phát triên cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
Ngoài các quan hệ cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc
thượng tầng, trong mỗi hình thái kinh tế-xã hội còn có những quan hệ dân tộc, gia
đình,..


- Sự phát triển của các hình thái kinh tế–xã hội là một quá trình lịch sử tự
nhiên.


C.Mác viết: “Tôi coi sự phát triên của những hình thái kinh tế-xã hội là một
quá trình lịch sử tự nhiên” (C.Mác, Tư bản, quyên 1, T.1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1973,
tr.20).
Hình thái kinh tế-xã hội được xem như là một cơ thê, một hệ thống hoàn chỉnh
luôn luôn vận động và phát triên. Đó là hệ thống các quan hệ xã hội, bao gồm những
quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng. Quan hệ tư tưởng được xây dựng trên những
quan hệ vật chất-quan hệ hình thành ngoài ý chí và ý thức của con người, như một kết
quả của sự hoạt động của con người đê đảm bảo sự sinh tồn của mình.
Học thuyết hình thái kinh tế–xã hội cho phép đi sâu vào bản chất của quá trình
lịch sử, hiêu được logic khách quan của quá trình đó, nhìn thấy sự phát triên của xã
hội loài người như là một quá trình lịch sử tự nhiên, một quá trình diễn ra nhiều mặt
và chứa đầy mâu thuẫn, quá trình vận động hợp với quy luật khách quan. Đó là
những quy luật nội tại, tự thân trong cấu trúc của hình thái kinh tế-xã hội, quy luật về
sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, quy
luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
Lịch sử phát triên của xã hội loài người đã và đang trải qua năm hình thái kinh
tế-xã hội khác nhau: cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ
nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng, mỗi hình thái kinh
tế-xã hội đều có những quy luật riêng của nó khi nó phát sinh, phát triên và chuyên
sang một hính thái khác cao hơn. Đồng thời cũng khẳng định đến sự tồn tại của
những quy luật phản ánh những đặc điêm chung của mọi hình thái kinh tế-xã hội,
những quy luật phổ biến phát huy tác dụng trong tất cả các giai đoạn phát triên của
lịch sử, trong tất cả các hình thái kinh tế-xã hội.
Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động phát triên của các hình
thái kinh tế-xã hội, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Con người làm ra lực lượng sản
xuất bằng năng lực thực tiễn của mình. Tuy nhiên, năng lực thực tiễn lại bị quy định


bởi nhiều điều kiện khách quan. Mỗi thế hệ làm ra lực lượng sản xuất của mình phải

dựa trên những lực lượng sản xuất đã đạt được của thế hệ trước ở hình thái kinh tế-xã
hội trước đó. Vì vậy, bản thân các lực lượng sản xuất không phải là sản phẩm riêng
của thời đại nào, mà là sản phẩm của cả một quá trình phát triên liên tục từ thấp lên
cao qua các hình thái kinh tế-xã hội. Nhưng, chính tính chất và trình độ của lực lượng
sản xuất đã quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất,
do đó, xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động phát triên của
hình thái kinh tế-xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên.
Sự vận động phát triên thay thế nhau của các hình thái kinh tế-xã hội từ thấp
lên cao trước hết được giải thích bằng sự tác động của quy luật về sự phù hợp của
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất,
một mặt của phương thức sản xuất, là yếu tố đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triên
tiến lên của lịch sử. Quan hệ sản xuất là mặt thứ hai của phương thức sản xuất biêu
hiện tính gián đoạn trong sự phát triên của lịch sử.
Lịch sử loài người là lịch sử phát triên và thay thế nhau của các hình thái kinh
tế-xã hội, nhưng lịch sử cụ thê vô cùng phong phú, không thê xem quá trình lịch sử là
một công thức hoặc như một đường thẳng. Thực tế lịch sử diễn ra những hình thức
quá độ khác nhau của các dân tộc, một số dân tộc phải trải qua tuần tự các hình thái
kinh tế-xã hội, một số dân tộc lại bỏ qua một số hình thái đê đạt được những bước
phát triên nhanh hơn.
Nhân loại hiện nay đang và sẽ trải qua hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ
nghĩa. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa có ba giai đoạn phát triên: Thời ky
quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa cộng
sản.



×