Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

VÍ SO NÓI SỰ RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MAC LÀ BƯỚC NGOẶC CÁCH MẠNG TRONG LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.32 KB, 3 trang )

Câu 4: Vì sao nói sự ra đời của triết học Mác là bước ngoặt cách mạng trong lịch
sử triết học?
Khái quát hiện thực xã hội, kinh nghiệm của phong trào công nhân và những
thành tựu của khoa học tự nhiên, nghiên cứu có phê phán những tư tưởng triết học
trước đó, Mác và Ăngghen đã sáng tạo ra triết học của mình, thực hiện một bước
ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học. Điều đó thể hiện ở những nội dung sau đây:
- Triết học Mác ra đời lần đầu tiên đem lại cho giai cấp vô sản một hệ tư tưởng;
một lý luận dẫn đường thực hiện bước giải phóng giai cấp vô sản về mặt tinh thần.
Mác cho rằng, nếu trái tim của sự giải phóng nhân loại là giai cấp vô sản, thì khối óc
sự giải phóng đó là triết học của giai cấp vô sản, là thế giới quan của nó. Triết học
Mác là vũ khí lý luận chung cấp cho giai cấp vô sản những công cụ nhận thức và cải
tạo thế giới, cho nên Mác viết: “giống như triết học tìm thấy ở giai cấp vô sản là một
vũ khí vật chất, giai cấp vô sản tìm thấy ở triết học là một vũ khí tinh thần”. Như vậy,
với sự ra đời ở triết học Mác, phong trào vô sản đã có một bước ngoặt, từ chỗ là một
phong trào tự phát, chưa có lý luận, bị lệ thuộc vào tư tưởng, nó trở thành một phong
trào tự giác, có lý luận và độc lập về tư tưởng.
- Với sự ra đời của triết học Mác, lần đầu tiên thực tiễn trở thành phạm tru
trung tâm của triết học. Điều đó làm biến đổi tận gốc vai trò xã hội của triết học và
khắc phục được những thiếu sót căn bản của triết học trước kia. Trung tâm chú ý của
triết học Mác không chỉ là giải thích, mà còn và chủ yếu là vạch ra con đường, những
phương tiện cải tạo thế giới bằng thực tiễn cách mạng. Đối với triết học Mác thì thực
tiễn có vai trò quyết định mọi sự phát triển xã hội, khoa học và cả triết học. Không
một nhà triết học nào trước Mác hiểu được vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý
luận và đối với toàn bộ lịch sử nhân loại. Vì hạn chế đó, các nhà duy vật trước Mác
đã rơi vào quan điểm duy tâm siêu hình khi đề cập đến những vấn đề xã hội. Chủ
nghĩa duy tâm phản ánh lợi ích của giai cấp thống trị bảo thủ, cho nên nó xa rời thực
tiễn, tách khỏi hiện thực, làm cho quần chúng không thấy được những cơ sở vật chất
của các quan hệ bóc lột.


Chỉ ra vai trò quyết định của thực tiễn, Mác và Ăngghen cũng luôn nhấn mạng


vai trò to lớn của hoạt động tinh thần, của lý luận. Vì vậy hai ông đã phát triển học
thuyết cân đối về mối liên hệ giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Lý luận
cách mạng có vai trò chỉ đạo thực tiễn, làm cho thực tiễn từ tự phát thành thực tiễn
cách mạng, tự giác. Khi lý luận cách mạng thâm nhập vào quần chúng sẽ đem lại cho
họ những hiểu biết quy luật của đời sống xã hội, hướng dẫn họ thực hiện một cách tự
giác những nhiệm vụ của cuộc đấu tranh thực tiễn, lúc đó trở thành sức mạnh vật
chất.
Là thế giới quan và phương pháp luận của giai cấp vô sản, triết học Mác có sự
thống nhất sâu sắc giữa tính Đảng, tính cách mạng và tính khoa học. Triết học Mác là
sự phản ánh lợi ích của giai cấp vô sản và nhân dân lao động; đồng thời nó là lý luận
cho cuộc đấu tranh của họ nhằm xóa bỏ mọi chế độ người bóc lột người, đưa nhân
loại lên chủ nghĩa cộng sản. Đó là tính Đảng, tính cách mạng của triết học Mác không
đối lập với tính khoa học của nó. Khi phản ánh lợi ích của giai cấp vô sản và phục vụ
cho cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản, triết học Mác phản ánh đúng yêu cầu và
những quy luật khách quan của lịch sử.
Sự ra đời của triết học Mác cũng là sự sáng lập chủ nghĩa duy vật biện chứng
và phép biện chứng duy vật. Đây là những hình thức cao của chủ nghĩa duy vật và
phép biện chứng, khắc phục những thiếu sót căn bản của triết học trước kia. Trước
Mác chủ nghĩa duy vật thì siêu hình, còn phép biện chứng thì lại gắn với lập trường
duy tâm, như vậy chúng tách rời, thậm chí đối lập nhau, chỉ khi triết học Mác ra đời
mới có sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng, tạo ra một triết học
phát triển cao hơn về chất so với trước đó.
- Sự ra đời triết học Mác cũng là sự sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đây
là biểu hiện rõ rệt nhất của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăngghen thực hiện.
Chỉ khi chủ nghĩa duy vật lịch sử xuất hiện thì chủ nghĩa duy vật nói chung mới trở
thành triệt để. Nó không chỉ khắc phục lập trường duy tâm về xã hội trong triết học
trước đó, mà còn là cơ sở lý luận về phương pháp luận khoa học cho toàn bộ xã hội
học, cho hoạt động thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân và đảng của nó.



- Sự ra đời triết học Mác làm thay đổi căn bản tính chất của triết học, đối tượng
và mối quan hệ của nó với các khoa học khác. Truyền thống trước đó, triết học được
coi là khoa học của mọi khoa học, hòa lẫn hoặc tách rời với các khoa học cụ thể khác.
Triết học Mác không hòa lẫn vào các khoa học cụ thể mà cũng không tách rời chúng.
Trong sự hình thành và phát triển của mình, triết học Mác không chỉ dựa trên sự khái
quát thực tiễn xã hội, mà còn dựa trên sự khái quát của những thành tựu khoa học cụ
thể (cả tự nhiên và xã hội). Khoa học cụ thể cung cấp những tài liệu hết sức phong
phú cho triết học Mác nghiên cứu các quy luật chung nhất của hiện thực khách quan.
Đồng thời triết học Mác cung cấp những hiểu biết về các quy luật chung nhất của
hiện thực khách quan sẽ giúp cho các khoa học cụ thể nghiên cứu có hiệu quả các quy
luật đặc thu.



×