Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tài liệu Đề tài tài “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.32 KB, 24 trang )

Lời mở đầu
Quản lý nhà nước đối với các loại hình doanh nghiệp là một
nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thi
trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ơ Việt Nam hiện nay. Trong
nền kinh tế thi trường, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế tự do tiếp cận thi trường để lựa chọn và quyết đinh
chiến lược kinh doanh, liên doanh liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay thì nhà nước giữ vai trò là
người hướng dẫn các doanh nghiệp vào thi trường thế giới vừa
đảm bảo các bên cùng có lợi vừa giữ vững được chủ quyền quốc gia.
Từ năm 1988 khi luật đầu tư nước ngoài có hiệu lực, qua hơn 20 năm vận
động và phát triển, đến nay kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã khẳng đinh
được vi trí của mình trong nền kinh tế thi trường đinh hướng XHCN ở Việt Nam.
Khu vực kinh tế này đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng
GDP,cho đàu tư phát triển xã hội, cho kim nghạch xuất khẩu và tổng giá tri sản
xuất công nghiệp. Khu vực này luôn có chỉ số phát triển cao hơn chỉ số phát
triển của các thành phần kinh tế khác và chỉ số phát chung của cả nước. Số lao
động của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài bằng 39-40% tổng số lao động
bình quân hằng năm của khu vực nhà nước. Từ đó cho thấy các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân.
Tuy nhiên do đặc điểm đặc thù của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài nên
việc quản lý của nhà nước dối với khu vực này là hết sức quan trọng đẻ vừa
đam bảo dược yêu cầu họi nhập lại vừa đảm bảo cho sự phát triển đúng đinh
hướng XHCN và giữ vững được chủ quyền quốc gia.
Xuất phát từ những lý do trên chúng em quyết đinh chọn đề tài “Quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam” làm đề tài
tiểu luận cho mon quản lý nha nước. Do cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn còn hạn
chế nên bài viết của chúng em còn nhiều hạn chế rất mong được chỉ bảo của
cô.



Phần I: Những tìm hiểu chung về quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
I.1 Những khái niệm
 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế:
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng
pháp quyền của nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có
hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước,các cơ hội
có thể có,để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đề
ra, trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế.
 Khái niệm đầu tư nước ngoài
Theo nguồn quốc tế: FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện
nhằm đạt những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động
trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư,
mục dích là dành quyền thực sự quản lý doanh nghiệp
Điều 12 khoản 3 luật đầu tư năm 2005 đinh nghĩa: Đầu tư nước
ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền
và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Theo quy đinh tại chương V Luật đầu tư về các hình thức đầu tư
nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư vào Việt Nam theo một trong
các hình thức sau:
Các hình thức đầu tư trực tiếp:
• Thành lập tở chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
hoawcjj thành lập tổ chức kinh tế lien doanh giữa các nhà đầu tư
nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.
• Đầu tư theo hình thức hợp đờngBBC,hợp đờng BOT,hợp đờng
BTO, hợp đờngBT
• Đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thưc:
Mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh
Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ơ nhiễm

mơi trường
• Mua cở phần hoặc góp vớn để tham gia quản lý hoạt đợng đầu

• Đầu tư thực hiện việc sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp
• Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
 Các hình thức đầu tư gián tiếp


• Mua cổ phần, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
• Thơng qua quỹ đầu tư chứng khoán;
• Thông qua các đinh chế tài chính trung gian khác.



Khái niệm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Kh oản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư đinh nghĩa doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài
thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh
nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập,
mua lại;
Pháp luật hiện hành quy đinh tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà
đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu
tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài theo các loại hình công ty trách nhiệm hữu
hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy đinh của Luật
Doanh nghiệp.


Luật Đầu tư 2005 khẳng đinh nguyên tắc bình đẳng, đảm bảo

quyền chủ động, tự quyết đinh của nhà đầu tư trong hoạt động đầu
tư và từng bước thống nhất điều kiện đầu tư, kinh doanh áp dụng
chung đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Bên cạnh đó, để phù hợp với lộ trình đã cam kết trong
các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp đặc thù
của nhà đầu tư nước ngoài, pháp luật đầu tư quy đinh một số nội
dung áp dụng riêng đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam khác biệt so với dự án đầu tư trong nước, cụ thể về 6 quy đinh
sau:
1. Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện;
2. Về thẩm quyền chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
3. Quy đinh áp dụng riêng cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc
thành lập tổ chức kinh tế;
4. Về thủ tục đầu tư;
5. Về đầu mục hồ sơ dự án đầu tư;
6. Về đia điểm thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh./.
I.3 Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động với mục đích
hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Các nước đầu tư một là các nước
phát triển cần lưu ý điều này khi tiến hành thu hút FDI phải xây
dựng cho mình một hành lang pháp lí đủ mạnh và các chính sách
thu hút FDI hợp lí để hướng FDI vào phục vụ cho các mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội của nước mình, tránh tình trạng FDI chỉ phục vụ
cho mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các chủ đầu tư.
 Các chủ đầu tư nước ngoài đóng góp một tỉ lệ vốn tối thiểu
trong vốn pháp đinh hoăc vốn điều lệ theo qui đinh của pháp luật
từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát
doanh nghiệp nhận đầu tư.
 Tỷ lệ đóng góp cuả các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp
đinh sẽ qui đinh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận

va rủi ro cung chia theo tỉ lệ này.
 Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất
thu nhập kinh doanh chứ khong phải lợi tức.


 Chủ đầu tư tự quyết đinh đầu tư, quyết đinh sản xuất kinh
doanh và tự chiu trách nhiệm vè lỗ lãi,nhà đầu tư nước ngoài được
tự do lựa chọn lĩnh vực, hình thức,thi trường và quy mô đầu tư.Do đó
sẽ đưa ra những quyết đinh có lợi cho họ.
 FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp
nhận đầu tư,thông qua hoạt động FDI nước chủ nhà có thể tiếp nhận
được công nghệ tiên tiến,học hỏi kinh nghiệm quản lý.
I.3 Hệ thống chính sách và luật của việt nam đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
I.3.1 Quá trình hình thành hệ thống pháp luật về đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam
Điều lệ ban hành kèm theo nghi đinh số 115/CP ngày 18/4/1997
là văn bản pháp lí riêng biệt đầu tiên được ban hành nhằm khuyến
khích và điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài tại việt
nam. Tuy nhiên do điều lệ đầu tư năm 1997đã thể chế hóa chính
sách bao cấp nên chưa tạo được cơ sở pháp lí đầy đủ, môi trường
pháp đồng bộ,có hiệu lực cao và hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
cũng như hoạt đọng đầu tư nói chung.
Tháng 12/1987 trong điều kiện việt nam đang thực hiện công
cuộc đổi mơi toàn diện đất nước. Quốc hội đã ban hanh luật đầu tư
nước ngoài tai Việt Nam.Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm
1987 ngay sau khi ra đời đã có ảnh hưởng mạnh tới việc xây dựng
và hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế mới
với nhiều thành phần kinh tế. Tuy nhiên qua một thời gian thực hiện

luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã bộc lộ nhiều thiếu
sót cụ thể là đối với các đối tác trong nước luật dường như mới chỉ
áp dụng cho các tổ chức kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, hạn chế
về kinh tế tư nhân. Khắc phục những hạn chế ấy ngày 30/6/1990
quốc hội ban hành luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam theo hướng khuyến khích và tạo thêm điều
kienj thuận lợi cho các doanh nghiêp tư nhân.
Đến năm 1992 sau hai năm thực hiện luật nhiều vấn đề pháp lý
đã phát sinh vì vậy ngày 23/12/1992 Quốc Hội đã ban hành luật sửa
đổi bổ sung một số điều của luật đầu tư nước ngoài tại việt nam lần
thứ hai.
Năm 1996 khi nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.Hệ thống
pháp luật về đầu tư nước ngoài đã bộc lộ nhiều nhượng điểm cần
khắc phục.Vì vậy 22/11/1996 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


được Quốc hội thông qua 9/6/2000 Quốc hội đã thông qua luật sửa
đổi bổ sung 1 số điều của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường
pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và
tạo "một sân chơi" bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà
đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu
hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội
nhập kinh tế quốc tế; tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với
hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có
hiệu lực từ ngày 01/7/2006 và thay thế Luật Đầu tư nước ngoài và
Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có
vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó

cũng là yêu cầu phù hợp với quy luật chung, nhằm đáp ứng kip thời
sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước
cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày
càng hoàn chỉnh phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng
thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN. Thực tế đã chứng minh việc
ban hành Luật Đầu tư đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra
những chuyển biến tích cực của tình hình ĐTNN vào Việt Nam kể từ
năm 2006 tới nay.
I.3.2
Hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đối với
doanh nghiệp có đầu vốn tư nước ngoài.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hoạt động
chu yếu theo luật đầu tư năm 2005 quy đinh một số điều như: thủ
tục đăng kí đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy
mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ VNĐ và không thuộc danh mục lĩnh vực
đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đâng ký đầu tư tại cơ
quan nhà nước cấp tỉnh để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp
với yêu cầu của dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết
chính phủ quyết đinh thời hạn dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Ngoài ra các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cung hoạt đông dựa
theo các văn bản dưới luật khác của nhà nước như: quyết đinh số
121/2008QĐ-BTC, quyết đinh số 55/2009/QĐ-TTg,và quyết đinh số
88/2009 QĐ-TTg quy đinh về chủ thể có thể tiến hành hoạt động
ĐTNN tại việt nam
Ngoài ra còn những chính sách khác mà doanh nghiệp có vốn
ĐTNN phải thực hiện như chính sách về tiền lương tối thiểu quy


đinh tại Nghi đinh 107/2010/NĐ-CP quy đinh: Mức lương tối thiểu

vùng để trả công đối với lao động Việt Nam làm công việc giản đơn
nhất trong điều kiện lao động bình thường cho doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và
cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là doanh
nghiệp) theo vùng như sau:
1. Mức 1.550.000 đồng/tháng áp dụng đối với Doanh nghiệp
hoạt động trên đia bàn thuộc vùng I.
2. Mức 1.350.000 đồng/tháng áp dụng đối với Doanh nghiệp
hoạt động trên đia bàn thuộc vùng II.
3. Mức 1.170.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp
hoạt động trên đia bàn thuộc vùng III.
4. Mức 1.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp
hoạt động trên đia bàn thuộc vùng IV.
Phần II : Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
II.1 Tình hình thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam từ năm 2000
tới nay
Thời gian qua, Việt Nam đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn,
có những dự án lên tới hàng tỷ USD có tác động mạnh tới hàng loạt
đia phương, hoặc ngành, lĩnh vực sản xuất. Có thể lấy ví dụ như dự
án Công ty TNHH Thép Vinashin Lion của nhà đầu tư Malaysia với
tổng vốn đăng ký đầu tư 9,7 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Lọc hóa
dầu Nghi Sơn của nhà đầu tư Nhật Bản với tổng vốn đầu tư 6,2 tỷ
USD... Dòng vốn đăng ký vào lĩnh vực dich vụ cũng gia tăng đột biến
với sự xuất hiện của nhiều dự án lớn, như các dự án Công ty TNHH
NewCity Việt Nam, tổng vốn đầu tư 4,3 tỷ USD; Công ty TNHH Hồ
Tràm, tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD; Công ty TNHH Tập đoàn Bãi Biển
Rồng, tổng vốn đầu tư 4,1 tỷ USD lần lượt của các nhà đầu tư
Brunei, Canada, Hoa Kỳ. Nếu như năm 2000, ĐTNN vào lĩnh vực dich
vụ chỉ chiếm 7% tổng vốn đăng ký, thì đến cuối năm 2009, tỷ lệ này

đã là 77%. Thực tế này rất đáng ghi nhận, bởi nó tạo ra sự dich
chuyển trong thu hút đầu tư theo cơ cấu ngành/lĩnh vực kinh tế theo
hướng hiện đại là dich vụ - công nghiệp và xây dựng - nông nghiệp.
Mặt khác, các đia phương có dự án ĐTNN có điều kiện tăng tốc độ
chuyển dich cơ cấu kinh tế, hướng tới nguồn thu ngân sách và giá
tri kinh tế cao hơn với từng sản phẩm.


Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi
hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh,
tăng thêm vốn đầu tư. Từ năm 2001 đến hết năm 2009 đã có 3.767
lượt dự án mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư với tổng vốn hơn 22,87
tỷ USD, tăng gấp 3,64 lần so với giai đoạn trước. Theo kết quả khảo
sát thường niên của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO)
tại Việt Nam, có hơn 70% DN ĐTNN có kế hoạch tăng vốn, mở rộng
sản xuất trong thời gian tới, thể hiện sự tin tưởng và an tâm của nhà
ĐTNN vào môi trường kinh doanh ở Việt Nam. Cũng trong thời gian
trên, khoảng 65% dự án triển khai với mức thực hiện đạt hơn 47,9 tỷ
USD, chiếm gần 32,5% tổng vốn đăng ký, trong đó vốn của bên
nước ngoài đưa vào (gồm vốn góp và vốn vay) khoảng 39 tỷ USD,
chiếm 81,5% tổng vốn thực hiện. Giai đoạn 2001-2005, vốn thực
hiện đạt 14,3 tỷ USD, đến giai đoạn 2006-2009 vốn thực hiện đạt
33,6 tỷ USD, cao gấp 2,35 lần so với 5 năm trước. Năm 2007 vốn
FDI thực hiện đạt hơn 8 tỷ USD, tăng 96% so với năm 2006. Năm
2008 đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43% so với năm 2007. Năm 2009, trong
bối cảnh suy thoái, vốn giải ngân đạt 10 tỷ USD, bằng 87% so với
cùng kỳ năm trước
Tổng vốn FDI vào Việt Nam năm 2011 có thể đạt tới con số 4 tỷ
USD, tăng 900 triệu USD so với năm ngoái và đạt mức cao nhất
trong vòng 7 năm qua.Đáng chú ý các dự án tăng vốn chiếm 50%

của tổng dự án mới. Trong tổng số vốn 3,7 tỷ USD tính đến hết
tháng 11 thì có 1,8 tỷ USD vốn tăng. Điều này chứng tỏ các doanh
nghiệp FDI hoạt động có hiệu quả, kinh doanh có lãi nên mới tăng
vốn đầu tư
II.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Trong 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã góp phần đáng
kể trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước bằng việc tạo
ra tổng giá tri doanh thu đáng kể, trong đó có giá tri xuất khẩu,
cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách và tạo việc làm và thu
nhập ổn đinh cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng đinh vai
trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ
phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung
bình 6,3% của GDP trong giai đoạn 1991-1995, khu vực doanh
nghiệp ĐTNN đã tăng lên 10,3% GDP của 5 năm 1996-2000. Trong
thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Riêng năm


2005, khu vực ĐTNN đóng góp khoảng 15,5% GDP, cao hơn mục
tiêu đề ra tại Nghi quyết 09 (15%). Trong hai năm 2006 và 2007 khu
vực kinh tế có vốn ĐTNN đóng góp trên 17% GDP.
Nếu trong giai đoạn 1991-1995 tổng giá tri doanh thu mới đạt 4,1
tỷ USD (trong đó giá tri xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ
USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì trong thời kỳ 1996-2000 tổng
giá tri doanh thu đã đạt 27,09 tỷ USD (trong đó giá tri xuất khẩu
không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu),
tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Trong giai đoạn 2001-2005
tổng giá tri doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá tri xuất khẩu
không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD, chiếm 44,7% tổng doanh thu),

tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm 1996-2000. Trong hai năm 2006,
2007 tổng giá tri doanh thu đạt 69 tỷ USD, trong đó giá tri xuất
khẩu (trừ dầu thô) đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu.
Không kể dầu thô, giá tri xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN
cũng gia tăng nhanh chóng. Cả thời kỳ 1991-1995 tổng giá tri xuất
khẩu mới đạt 1,2 tỷ USD, nhưng đã tăng lên 10,5 tỷ USD trong giai
đoạn 1996-2000, gấp hơn 8 lần so với 5 năm trước. Trong 5 năm
2001-2005, giá tri trên đạt hơn 34,6 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với
thời kỳ 5 năm trước, trong đó năm sau tăng hơn năm trước, năm
2002 tăng 25%, năm 2003 tăng 38%, năm 2004 tăng 39%, năm
2005 đạt 11,2 tỷ USD, tăng 26%, đóng góp 35% tổng giá tri kim
ngạch xuất khẩu của cả nước; tính cả dầu thô tỷ lệ này là 56%.
Năm 2006 giá tri xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN đạt (nếu tính
cả dầu thô) đạt 12,6 tỷ USD, chiếm trên 57% tổng giá tri xuất khẩu
của cả nước. Năm 2007, giá tri xuất khẩu của khu vực có vốn ĐTNN
đạt 19,7 triệu USD, nếu tính cả dầu thô thì giá tri xuất khẩu là 27,3
tỷ USD, chiếm 56,8% tổng giá tri xuất khẩu của cả nước.
Tuy những năm đầu thi hành Luật Đầu tư nước ngoài, khu vực
kinh tế có vốn ĐTNN được hưởng chính sách ưu đãi của Nhà nước,
nhưng cũng đã tích cực đóng góp vào ngân sách nhà nước, thể hiện
qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm và bắt đầu vượt
ngưỡng 1 tỷ USD từ năm 2005 (đạt 1,29 tỷ USD, tăng 39,5% so với
năm trước và chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước, vượt mục
tiêu đề ra tại Nghi quyết 09 (10%). Giai đoạn 1991-1995 do chính
sách ưu đãi, khuyến khích ĐTNN của Nhà nước ta nên các doanh
nghiệp ĐTNN đóng góp ngân sách còn hạn chế 115 triệu USD,
nhưng con số này đã tăng hơn 10 lần trong thời kỳ 1996-2000 (đạt
1,49 tỷ USD). Lý do một số doanh nghiệp ĐTNN đã qua thời gian



hưởng chính sách ưu đãi thuế của nhà nước. Giai đoạn 2001-2005
khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng
gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD,
bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, dự kiến thu ngân sách đạt
1,576 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) năm2009 đạt 27,02
tỷ USD, bằng 84,5 % so với cùng kỳ và chiếm 52,5% tổng xuất khẩu
cả nước. Nếu không tính dầu thô, khu vực ĐTNN xuất khẩu 21,2 tỷ
USD, chiếm 41,3 % tổng xuất khẩu và bằng 96,1% so với cùng kỳ
2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN đạt 22,4 tỷ USD, bằng 86,8%
so với cùng kỳ và chiếm 36,6 % tổng nhập khẩu cả nước. Trong 11
tháng đầu năm 2009, khu vực ĐTNN xuất siêu 4.6 tỉ USD, trong khi
ca nước nhập siêu 3.5 tỉ USD.
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 4 tháng đầu
năm 2011 dự kiến đạt 15,192 tỷ USD, tăng 37,1% so với cùng kỳ
năm 2010 và chiếm 56,4% kim ngạch xuất khẩu. Nếu không tính
dầu thô, khu vực ĐTNN dự kiến xuất khẩu 12,734 tỷ USD, chiếm
47,27% tổng xuất khẩu và tăng 36,2% so với cùng kỳ 2010. Nhập
khẩu của khu vực ĐTNN tính đến cuối tháng 4 năm 2011 đạt 13,884
tỷ USD, tăng 35,5% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 43,6% kim
ngạch nhập khẩu. Tính chung 4 tháng, khu vực ĐTNN xuất siêu
1,308 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 4,897 tỷ USD; nếu không
tính xuất khẩu dầu thô, khu vực ĐTNN nhập siêu 1,15 tỷ USD.


Tổng kim ngạch xuất khẩu quý 1/2011 ước đạt 19,25 tỉ USD,
trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô)
chiếm 55% tổng kim ngạch. Khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong
nước ước đạt 8,79 tỉ USD, chiếm 45% tổng kim ngạch, Bộ Công
thương cho biết.


ngày 25 tháng một năm 2010 80 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài (FDI) đã được trao tặng Giải Rồng Vàng 2009, giải thưởng
dành cho các doanh nghiệp FDI xuất sắc nhất từng lĩnh vực tại Việt
Nam.
II.3 Những đóng góp vào nền kinh tế của VN
Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế
của một quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống KTXH và chính tri của nước tiếp nhận đầu tư.
1)
Đầu nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở VN không ổn đinh tính từ khi luật
đầu tư trực tiếp nước ngoài được ban hành năm 1988 đến nay. Trong
những năm trước đó qua thời gian chiu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng tài chính – kinh tế trong năm 1997-1998. Tốc độ tăng tưởng
GDP có xu hướng giảm sút và thấp nhất là 4,8% vào năm 1999. Hy
vọng những năm gần đây nền kinh tế VN đạt tốc độ tăng tưởng GDP
cao hơn năm trước và mang tính ổn đinh cao: 8% (2006) , 8,3%
(2007) , 10,4% (2008)


Hoạt động FDI trong thời gian qua đóng vai trò quan trọng làm
gia tăng sản lượng GDP từ mức đóng góp 2% của hoạt động FDI đối
với GDP năm 1992 khi đến nay tỷ lệ này đã đạt được những con số
đáng kể như 14,5% (2004). Như vậy có thể kết luận tốc độ tăng
trưởng GDP của nền kinh tế VN cùng với đóng góp của hoạt động
FDI và tỷ lệ đóng góp này càng tăng
2)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho
phát triển kinh tế
Kể từ khi có sự tham gia của thành phần kinh tế có vốn FDI thực

hiện tăng nhanh qua các năm: thời kỳ 1991-1995 đạt 7,15 tỷ USD
chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội vào khoảng 830-850 nghìn
tỷ đồng tương đương với 59-61 tỷ USD. Tăng khoảng 11-12%năm.
Tổng vốn đầu tư xã hội bao gồm có từ ngân sách nhà nước chiếm
20-21% đầu tư bằng tín dụng nhà nước chiếm khoảng 47-48% khu
vực doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiếm 19-20% vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài là 16-17%
3)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp phần chuyển
giao công nghệ
Hoạt động FDI đã góp phần nâng cao năng lực công nghệ do các
DN có vốn FDI nói chung và DN thuộc mọi thành phần kinh tế VN nói
riêng. Thông qua hoạt động FDI đã tạo ra những hiệu ứng tích cực
thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng những thành tựu khoa học,
công nghệ trong hoạt động sannr xuất kinh doanh. Nhiều công nghệ
mới và hiện đại đã được chuyển giao qua hoạt động FDI, tạo bước
ngoặt quan trọng trong sự phát triển một số ngành kinh tế mĩu nhọn
của đất nước. Việc chuyển giao những công nghệ mới, hiện đại vào
VN không chỉ có lợi cho hoạt động sản xuất của chính DN FDI đó mà
còn có tác dụng phổ biến những công nghệ này cho các DN thuộc
mọi thành phần kinh tế khác; thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa
học và ứng dụng những công nghệ mới trong DN và tại các cơ sở
nghiên cứu khác ở VN.
Để đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ từ hoạt động FDI
có thể xem xét trong những ngành kinh tế cụ thể sau:
 Thứ nhất, trong ngành công nghiệp và xây dựng
Theo như đánh giá của nhiều chuyên gia thì công nghệ trong
lĩnh vực này hiện đang được sử dụng tại các dự án có vốn FDI đều là
công nghệ hiện đại hơn so với công nghệ lạc hậu vốn đã tồn tại ở
nước ta trước khi có hoạt động của FDI. Cụ thể là các nhà đầu tư

nước ngoài đã chuyển giao và phát triển tại VN công nghệ khai thác




dầu khí. Lắp đặt tổng đài kỹ thuật số, roobot, dây chuyền tự động
lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử…Đi kèm những công nghệ hiện
đại này lđã góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế
VN, chuyển dich cơ cấu nước ta trong giai đoạn hiện nay. Sau đây là
một số hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu của một số lĩnh
vực trong ngành công nghệ và xây dựng cơ bản:
• Lĩnh vực dầu khí: Các nhà đầu tư chủ yếu là tập đoàn kinh tế
lớn trên thế giới có tiềm lực về mọi mặt đến từ bắc mỹ, Châu âu,
Châu úc và Châu á. Đầu tư trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên
nhiên không đòi hỏi phải sử dụng công nghệ, trình độ khoa học kỹ
thuật tiên tiến. Do vậy khi đầu tư vào VN nhubgwx nhà đầu tư này
đã chuyển giao công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực khai thác và
thăm dò dầu khí. Hình thức hoạt động chủ yếu là hình thức hợp
đông phân chia sản phẩm (PSC), hợp đồng hợp tác kinh doanh
(BCC) và liên doanh (JV) cho nên việc chuyển giao công nghệ cho
đối tác VN gặp nhiều thuận lợi hơn là hinh thức 100% vốn đầu tư
nước ngoài.
• Lĩnh vực cơng nghệ điện tử: Đây là lĩnh vực thu hút sự quan
tâm tương đối sớm của các nhà đầu tư nước ngoài nhiều dự án FDI
đã được hình thành ngay sau khi luật đầu tư trực tiếp nước ngoài
của VN có hiệu lực và phát huy hiệu quả tích cực. các công ty xuyên
quốc gia với những thương hiệ nổi tiếng như: toyta, Ford, Honda,,
Suzuki…những chuyển giao công ngheej lăp ráp trên tiên tiến trên
thế giới đã được các công ty xuyên quốc gia vào VN. Đây là điều
kiện thuận lợi cho VN phát triển công nghệ ôto và xe máy cho tương

lai
• Lĩnh vực viễn thông: Lĩnh vực này thu hút được nhiều nhà đầu
tư nước ngoài có trình độ công nghệ thông tin hiện đại như:
Motorola, Comvik, Alcate… Đây là lĩnh vực không có hình thức đầu
tư 100% vốn nước ngoài.Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển giao công nghệ về viễn thông.Đến năm 2000,tổng số vốn
đăng kí trong lĩnh vực này lên trên 2 tỷ USD,trong đó 90%dự án
được đầu tư theo hình thức hợp đồng dự án kinh doanh,6%số dự án
được đầu tư theo hình thức liên doanh
Thứ 2, trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Các dự án FDI được đầu tư trong lĩnh vực này chủ yếu tập
trung vào trồng trọt,chăn nuôi ,chế biến nông sản thực phẩm ,chế
biến thức ăn gia súc,trồng rừng và chế biến gỗ…Phần lớn cac dự án
này được đầu tư vào khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn như Phú


Thọ,Tuyên Quang,Hải Dương,Nghệ An,Thanh Hóa,Tây Nguyên,…Việc
thu hút các dự án có vốn FDI trong lĩnh vực này đã góp phân tích
cực thực hiện nghi quyết trung ương 5 khoá IX để đẩy mạnh công
nghiệp hóa_hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.Nhiều loại vật
nuôi,giống cây trồng mới cùng với những dây chuyền chế biến hàng
nông sản-thực phẩm tiên tiến đã được nhập khẩu và chuyển giao
vào nước ta.
 Thứ 3 Trong ngành dịch vụ chuyển giao công nghệ
Trong lĩnh vực này không được tiến hành mạnh mẽ như đối với lĩnh
vực công nghiệp và nông nghiệp.Chuyển giao công nghệ đã thực
hiện chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn.nhiều dự án đầu
tư với những tập đoàn nổi tiếng của các nước trên thế giới như
Singapore,Đài Loan,Nhật Bản…đã đầu tư vào Việt Nam.Những sự án
này đã góp phần vào quá trình chuyển giao công nghệ,trình độ

quản lý kinh doanh khách sạn cho phía đối tác VN và tạo nên hiệu
ứng tích cực đối với các thành phần kinh tế khác cùng kinh doanh
trong lĩnh vực này.
4) Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc
làm và nâng cao chất lượng lao động.
4.1 Vấn đề giải quyết việc làm.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động hiện nay đang
được xã hội quan tâm và coi đây như là một nhân tố gpos phần làm
cho xã hội phát triển công bằng và bền vững,mọi người đều có việc
làm sẽ giam tỷ lệ thất nghiệp,các vấn đề xã hội được giải quyết.Kể
từ khi có hoạt động FDI ở việt nam,nhà đầu tư nước ngoài không
những trực tiếp thu hút và sử dụng lao động mà còn tạo ra hiệu ưng
tích cực đới với vấn đề việc làm gián tiếp.
• Thứ nhất: đối vấn đề giải quyết việc làm trực tiếp có thể thấy
lực lượng kao động trong dự án có vốn FDI tăng lên hằng năm. Cuối
năm 1993 số lượng lao động trong dự án có vốn FDI chỉ có 49.892
lao động, đến năm 1994 là 88.054 lao động, tăng 1,76 lần.
Trong thời kỳ đầu, DN liên doanh là loại hình DN sử dụng nhiều
lao động nhất, tiếp đến là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài và sau
đó la hình thức hợp đồng theo hợp tác kinh doanh. Như vậy trong
những năm gần đây cơ cấu lao động trong các hình thức đầu tư đã
có sự thay đổi cơ bản. Tỷ lệ lao động trong các DN liên doanh không
còn chiếm tỷ lệ cao như thời gian trước, thay vào đó là tỷ lệ trong
các DN 100% vốn đầu tư nước ngoài.


• Thứ 2: vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của khu
vực FDI thông qua gián tiếp.
Cùng với sự phát triển của khu vực FDI, một số khu vực sản xuất
và cung ứng sản phẩm dich vụ cho khu vực này thuộc các thành

phần kinh tế khác cũng phát triển theo.Các thành phần kinh tế khác
phát triển sẽ nâng cao khả năng tạo việc làm cho người lao động.
Hiện nay vốn chính sách tăng dần tỷ lệ nội đia hóa nội đia trong các
doanh nghiệp có vốn FDI như công nghiệp chế tạo ôto, xe máy, giày
da, may mặc, phân phối tiêu thụ sản phẩm,..đã hình thành một số
doanh nghiệp vệ tinh cung cấp sản phẩm và dich vụ cho các doanh
nghiệp FDI, việc hình thành doanh nghiệp vệ tinh sẽ nảy sinh tuyển
dụng thêm lao động làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải
quyết việc làm cho người lao động.Các doanh nghiệp FDI trực tiếp
tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở các nước sở
tại.Song song đó,doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông
qua các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của cac
doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa,dich vụ cho khu vực kinh
tế này.
Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc
vào các nhân tố như:quy mô đầu tư,lĩnh vực sản xuất,trình độ công
nghệ,chính sách nông nghiệp và chính sách thương mại của các
nước tiếp nhận đầu tư.Bên cạnh đó,tác động của FDI đến thi trường
lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế,đinh hướng phát triển
cũng như chất lượng lao động và chính sách lao động của nước tiếp
nhận đầu tư.
-Vai trò của FDI đối với sự phát triển của hàng hóa sức lao động.
Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp
tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân
lực ở nước tiếp nhận đầu tư.FDI làm thay đổi cơ bản năng lực,kỹ
năng lao động và quản tri doanh nghiệp thông qua hoạt động đào
tạo và quá trình làm việc của lao động.Làm việc trong doanh nghiệp
FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng
yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc.Cụ thể:

+người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với
cường độ cao.
+Có trinh độ văn hóa cao để đáp ứng được những đòi hỏi của
trang thiết bi kĩ thuật công nghệ hiện đại.


+Có kỷ cương,tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu
quả lao động của cá nhân và tập thể.
Ngoài ra các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nổ lực
không ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày
càng cao đối với công việc,cơ hội phát triển,cơ hội thăng tiến…Do
vậy,trong các doanh nghiệp FDI trình độ học vấn và trình độ nghiệp
vụ của người lao đông tương đối cao so với mặt bằng chung.
Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản than
cả về thể lực và trí lực.Bên cạnh đó,để người lao động đáp ứng được
các yêu cầu cua công việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành
tuyển chọn,đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ.nhất là các
nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao.Do đó,FDI vừa gián tiếp
khuyến khích người lao động tăng đầu tư cho phát triển nhân lực
vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.
Thêm vào đó,do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao
đông đia phương,các doing nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển
dụng lao đông đia phương.Để người lao động có thể sử dung lao
động máy móc thiết bi và công nghệ hiện đại các doanh nghiệp FDI
phải có kế hoạch đào tạo.Thế nên trong chiến lược phát triển của
các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào
tạo lao động đia phương nhằm từng bước thay thế lao động người
nước ngoài.
-Vai trò cua FDI đối với sự phát triển của thi trường lao động.
Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm

cho người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực,thông
qua các hoạt động của mình,đầu tư FDI còn gpos phần thúc đẩy sự
phát triển của thi trường lao động
Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ lao động,người lao
động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc.Bên cạnh
đó,lao động có trình độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các
kênh lao động chính thức cao hơn lao động trình độ thấp.Đây là tiền
đề quan trọng cho sự phat triển của dich vụ tư vấn-giơi thiệu việc
làm và thi trường lao động.
Chất lượng mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động và hiệu
quả hoạt động doanh nghiệp. Và do đó, khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, vốn
đầu tư sẽ làm tăng cầu lao động. Cạnh tranh thu hút vốn lao động
cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của thi trường lao động.


Với tư cách là thành phần kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI sẽ
góp phần làm tăng tính cạnh tranh của thi trường lao động. Do vậy
để cạnh tranh thu hút lao động các thành phần kinh tế khác cải
thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho người lao động.
Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm
đa dạng hóa các nguồn cung cầu lao động trên thi trường, yếu tố
thuận lợi sự hình thành và phát triển của thi trường lao động.
Như vậy, trong quá trình hoạt động FDI trực tiếp hay gián tiếp tạo
ra những điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thi
trường lao động. Sự phát triển của thành phần kinh tế này không chỉ
tạo ra những ngoại tác tích cực cho phát triển thi trường lao động
mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào thi
trường lao động
4.2 Vấn đề nâng cao chát lượng lao động

Có thể khẳng đinh chất lượng lao động trong khu vực FDI cao
hơn so với khu vực thuộc thành phần kinh tế khác trong nước thông
qua hoạt động FDI, người lao động được đào tạo, nâng cao năng lực
quản lý, trình độ khoa học, nâng cao tay nghề tiếp thu kỹ năng,
công ngệ tiên tiến, được làm trong môi trường an toàn, vệ sinh,
được rèn luyện tác phong lao động công nghệ và thích ứng với cơ
chế lao động. Thu nhập ngày càng tăng so với khu vực khác, quan
hệ lao động trong DN từng bước được cải thiện, đánh giá tác động
của hoạt động FDI đối với vấn đề nanagg cao chất lượng lao động có
thể dựa vào các chỉ tiêu như: vốn đầu tư lao động, trình độ lao động,
điều kiện lao động, đào tạo lao động, tiền lương, năng suất lao
động.
Yêu cầu về trình độ người lao động: Yêu cầu về trình độ người
lao động trong khu vực của FDI cao hơn nhiều so với các doanh
nghiệp trong nước. Yêu cầu này đã gián tiếp nâng cao chất lượng lao
động của VN. Bởi vì, chính phủ phải thông qua các cơ sở đào tạo dài
hạn hoặc ngắn hạn, có kế hoạch đào tạo lao động VN để đáp ứng
yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn FDI. Đối với từng cá nhân
ngượi lao động, yêu cầu này còn khuyến khích nâng cao ý thức rèn
luyện và trình độ lao động trước khi tham gia vào viecj trong khu
vực FDI.
-Chỉ tiêu vốn đầu tư lao động, chỉ tiêu náy đánh giá trình độ lao
động cuuar người một cách gián tiếp, đánh giá chất lượng việc làm
theo đầu vào.


-Phương pháp khảo sát, điều tra: Phương pháp này được sử dụng
để khảo sát, đánh giá chất lượng người lao động có trình độ tại các
mức khác nhau trong khu vực FDI.
-Về điều kiện người lao động: Qua khảo sát và nghiên cứu cho

thấy điều kiện lao động tại khu vực có vốn FDI tốt hơn nhiều so với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước của cùng một ngành,
một lĩnh vực qua các chỉ tiêu:
-Điều kiện nhà xưởng, theo kết quả quan sát thì nhà xưởng trong
các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 86,42%nhà điều tra. Trong khi đó,
đối với doanh nghiệp trong nước thì tỷ lệ này chỉ đạt 5,96%.
-Về công cụ lao động: Chỉ có 1,4% số lao động trong tổng số lao
động được điều tra phải làm việc với công cụ lao động không đảm
bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, tỷ lệ tự động hóa cao gấp 4 lần so với
người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
-Đào tạo người lao động: Chi phí đào tạo lao động trong doanh
nghiệp FDI là rất lớn. Như vậy vấn đề đào tạo lao động là vấn đề
quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư nước ngoài. Bởi vì lao động VN
cơ bản là chưa quen với tác phong làm việc, trình độ sư dụng công
nghệ tiên tiến. Để có lực lượng lao động thành thạo thì nhà đầu tư
phải tiến hành đào tạo.
-Về nâng cao thu nhập cho người lao động: Hoạt động FDI cũng
đem lại một bộ phận đáng kể cho người lao động, lương bình quân
lao động VN trong khu vực từ 75-80 USD/tháng, cao hơn bình quân
doanh nghiệp trong nước.
5) Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-Nền kinh tế VN trước những năm thực hiện chính sách “đổi mới”
là nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực này chiếm
80% dân số. từ khi thực hiện chính sách knh tế nhiều thành phần
đinh hướng XHCN cơ cấu VN theo ngành và vùng kinh tế đã có
những chuyển biến cơ bản.
-Cơ cấu theo ngành kinh tế VN: Hiện nay cơ cấu ngành kinh tế
theo GDP VN đã có xu hướng phát triển hợp lý. Phù hợp với nhiều
tiêu chuẩn đặt ra. Đến thời điểm hiện nay tỷ trọng GDP trong lĩnh

vực nông nghiệp giảm 18%, công nghiệp tăng 15%, dich vụ tăng 4%
so với năm 1991.
-Cơ cấu vùng kinh tế: Được gắn với quy hoạch phát triển kinh tế
xã hội của đia phương, đô thi, đia bàn, lãnh thổ đặc biệt là vùng
kinh tế trọng điểm ở 3 miền Bắc-Trung-Nam.


-Đối với ngành công nghiệp: FDI trong ngành công nghiệp và xây
dựng chiếm 56% vốn đăng ký và 82% vốn thực hiện. Hoạt động FDI
đã góp phần làm tăng tốc độ tăng trưởng dich vụ cả nước đạt 1113% /năm
-Đối với dich vụ: FDI chiếm 36% vốn đăng ký và 12% vốn thực
hiện. Hoạt động FDI đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng dich vụ cả
nước đạt từ 6,8-7%/ năm.

Tóm lại vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự
phát triển của thi trường lao động

Phần III: Vai trò và tác động của quản lý nhà
nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam
III.1 Thành công trong việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp
có vốn ĐTNN
Quốc hội Việt Nam ban bố Luật Đầu tư mới thích hợp với cả vốn
đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, cho phép doanh nghiệp có vốn
nước ngoài từng bước được hưởng quy chế như doanh nghiệp vốn
trong nước. Việt Nam giảm hơn nữa thuế thu nhập đối với doanh
nghiệp, đồng thời cho thuê đất ưu đãi đối với doanh nghiệp vốn
nước ngoài sử dụng lao động đia phương đạt tỷ lệ nhất đinh và có
sản phẩm xuất khẩu đạt tỷ lệ nhất đinh. Chính quyền trung ương và
đia phương còn hỗ trợ doanh nghiệp vốn nước ngoài trong việc đào

tạo công nhân đia phương, nhằm khuyến khích doanh nghiệp ưu
tiên sử dụng lao động đia phương. Các ngành hữu quan của Việt
Nam đinh kỳ tổ chức triển lãm và hội thảo chuyên đề, mở rộng sự
liên hệ của doanh nghiệp đia phương với thi trường bên ngoài, giúp
doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội thương mại. Các tỉnh căn cứ theo ưu
thế đặc thù, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức các cuộc
hội thảo quốc tế, kêu gọi vốn đầu tư, tập trung giới thiệu chính sách
ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh
Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư), mặc dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2008 của Việt Nam vẫn đạt
được những kết quả ấn tượng cả về “lượng” và “chất”, tuy nhiên
vẫn còn một số hạn chế trong công tác giải ngân.
Theo báo cáo này, mới tính đến ngày 19/12/2008, tính chung cả vốn
cấp mới và vốn tăng thêm năm 2008 đã thu hút được hơn 64 tỷ


USD, tăng gấp 3 lần năm 2007.
Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 60 tỷ USD với gần 1.200 dự án được
cấp phép đầu tư, tăng vọt so với mức 17,8 tỷ USD của năm 2007.
Đây là con số kỷ lục cho đến thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, còn có 311 lượt dự án cũ được phép bổ sung vốn để mở
rộng quy mô hoạt động với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,74 tỷ
USD, tăng 42,3 % so với năm 2007 và bằng một nửa tổng số vốn
cấp mới trong năm 2006.
Bên cạnh đó, kết quả thực hiện vốn FDI năm nay đạt 11,5 tỷ USD
(trong đó bên Việt Nam đóng góp 10-12%), tăng hơn 43% so với
cùng kỳ năm 2007 và bằng 80% tổng vốn giải ngân của 5 năm
2001-2005, cao nhất trong vòng 21 năm qua. Tăng cả về “chất” và
“lượng”

Với những con số ấn tượng trên, chúng ta có thể khẳng đinh rằng
Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước
ngoài (ĐTNN).
Dòng vốn FDI vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây không chỉ tăng
về lượng ( vốn đầu tư) mà cả về chất (chiều sâu đầu tư) thông qua
sự góp mặt của các nước Brunei, Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc.. với số
vốn đăng ký cấp mới đạt trên 1 tỷ USD .
Bên cạnh đó, đã có khá nhiều Tập đoàn tên tuổi trong lĩnh vực điện
tử như Intel, Compal, Samsung… đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2008 cũng ghi nhận nhiều dự án lớn được triển khai như: Dự án
sản xuất Gang thép Hưng nghiệp Formosa do Tập đoàn Formosa
đầu tư gần 7,9 tỷ USD; Tập đoàn New City (Brunei) đầu tư 4,3 tỷ
USD để xây dựng khu đô thi mới tại Phú Yên.
Với quy mô vốn đầu tư lớn, cho thấy các nhà ĐTNN tiếp tục tin
tưởng ở sự ổn đinh và phát triển dài hạn đối với môi trường đầu tư ở
nước ta hiện nay, cho dù Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều
thách thức không nhỏ.
Những kết quả nêu trên thể hiện công tác quản lý Nhà nước về hoạt


động FDI đã dần đi vào chiều sâu, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các
Cơ quan quản lý FDI các cấp; hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) đã
có nhiều đổi mới về phương thức và nâng cao chất lượng, qua đó
góp phần không nhỏ trong việc thu hút nguồn vốn FDI
III.2 Những tồn tại trong vấn đề quản lý nhà nước đố với
doanh nghiêp có vốn ĐTNN
 Về tính minh bạch của hoạt động quản lý hành chính đối với
doanh nghiệp có vốn ĐTNN
Tính minh bạch là nguyên tắc rường cột khi Việt Nam hội nhập thế
giới và khu vực. Nhưng các chỉ tiêu thành phần về tính minh bạch

trong xếp hạng PCI năm 2010 lại cho thấy sự giảm sút rất rõ so với
năm 2009.
Trước hết, là khả năng tiếp cận các văn bản kế hoạch, quy hoạch,
năm 2010 chỉ được 2,31/5 điểm so với 2,44/5 điểm của năm 2009
và là mức thấp nhất trong 6 năm qua.
Đáng buồn là để tiếp cận những thông tin quan trọng đó có tới
78,64% DN phải có mối quan hệ cá nhân, tăng thêm 17,38% so năm
2009. Đây là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua, cho thấy quan hệ
ngầm vẫn chi phối việc tiếp cận thông tin quan trọng này.
Kkhông chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài cũng than phiền rằng, chi phí không chính thức là vấn
đề nghiêm trọng ở Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI cho biết 20% số
doanh nghiệp FDI phải trả khoản phí không chính thức khi đăng kí
kinh doanh, 40% doanh nghiệp phải chi hoa hồng khi đấu thầu mua
sắm công và tới 70% doanh nghiệp FDI phải tốn kém cho khoản "bôi
trơn" để thông quan hàng hóa nhanh hơn. Những điều này làm nản
lòng các nhà đầu tư nước ngoài muốn làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Có
tới 85% số doanh nghiệp FDI được hỏi cho biết các chính sách ưu
đãi đầu tư hiện tại ở các tỉnh thành không phải là yếu tố then chốt
để họ đầu tư. Họ sẵn sàng từ bỏ ưu đãi cao hơn nếu các quy đinh về
kinh doanh minh bạch hơn.
Kết quả PCI 2010 cho thấy chất lượng điều hành đang có sự suy
giảm. Đặc biệt, ở các chỉ số chi phí gia nhập thi trường, khả năng
tiếp cận thông tin biểu hiện của tính minh bạch đã giảm mạnh. Điều
này cho thấy, cải cách thủ tục hành chính vẫn đang là một điểm
mấu chốt trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh,
hiệu quả rõ ràng để phát triển
 Thiếu tính thống nhất trong các văn bản pháp quy



Trong các quy đinh về đầu tư nước ngoài chưa có sự thống nhất về
chủ thể, cụ thể là:
Trong điều 3 khoản 5 luật đầu tư nước ngoài năm 2005 quy đinh
nhaf đầu tư nước ngoài là tổ chức cá nhân nước ngoài bỏ vốn để
thực hiện hoạt động đầu tư tại việt nam, thì tại các văn bản luật
hiện hành mà cụ thể là quyết đinh số 121/2008 QĐ-BTc, quyết đinh
88/2009 QĐ-TTg và quyết đinh số 55/2009 QĐ-TTg đều có khuynh
hướng giải thích khác đi về khái niệm về đầu tư nước ngoài
Cụ thể theo quyết đinh 88/2009 QĐ-TTg và quyết đinh 55/2009 QĐttg quy đinh nhà đầu tư nước ngoài bao gồm ngoài các chủ thể phù
hợp với luật đầu tư năm 2005 thì còn thêm các chủ thể như tổ chức
thành lập và hoạt động ở việt nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của
bên nước ngoài trên 49%, và quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng
khoán có tỷ lệ tham gia gốp vốn của bên nước ngoài trên 49%. Các
chủ thể trên không chỉ không phù hợp với luuaatj đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam mà còn không phù hợp với luật quy đinh nhà đầu tư
nước ngoài theo thông lệ quốc tế.
III.3 Những giải pháp trong thời gian tới
Để đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và triển khai thực
hiện thu hut và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài trong thời
gian tới, cân thực hiện một số biện pháp sau:
Một là: tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính
sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết,góp
phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành
phần kinh tế,cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát
triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thi trường (bất động
sản, vốn, dich vụ, lao động, khoa học công nghệ)
Hai là: tiếp tục cải cách hành chính hơn nữa theo cơ chế một cửa
trong giải quyết thủ tục đầu tư. Xử lý kip thời vướng mắc trong vấn
đề cấp phép điểu chỉnh giấy chứng nhận đầu tư. Nâng cao trình độ
của đội ngũ cán bộ coonng chức nhằm dảm bảo thực hiện theo quy

đinh tại luật đầu tư và quy đinh mới về phân cấp quản lý ĐTNN
Ba là: Tập trung các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hệ thống kết cấu
hạ tầng nhất là ggiao thông, cảng biển…Nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành hoạt động đầu tư
tại Việt Nam
Bốn là: Nhà nước cần đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt
hơn yêu cầu của các doanh nghiệp


Năm là: Nhà nước cần tăng cường hoạt động kiêm tra giám sát đối
với các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nhằm đảm bảo sự công băng
cho các doanh nghiệp trong nước và giữ vững mối quan hệ than
thiện với các nước đầu tư
Sáu là: Cần tạo hành lang pháp lý thống nhất nhằm đảm bảo việc
quản ly có hiệu quả đối với các doanh nghiepj tránh những kẽ hở về
pháp luật.

KẾT LUẬN
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang ngày càng giữ vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam. Làm tăng tốc độ phát


triển kinh tế đất nước, góp phần giải quyết vấn đề việc làm, taọ
thêm thu nhập cho dân cư đồng thời cũng góp phần thuccs đẩy quá
trình chuyển giao công nghệ của việt nam.Chính vì vậy cần có sự
tác đọng cử quản lý nhà nước để thu hut vốn đầu tư nước ngoài vào
việt nam.
Nhà nước đã đang và ngày càng thể hiện được vai trò quan trọng
của mình trong vấn đề quản lý kinh tế nói chung và qunr lý hoạt
động của các doanh nghiệp nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài nhà nước đã thể hiện được vai trò tích cực
của mình trong viecj khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư
vào Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn một vài tồn tại trong hoạt động
quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài mà Đảng và nhà nước ta cần có những biện pháp khắc phục
kip thời


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................
Phần I
Những tìm hiểu chung về quản lý nhà nước đối với doanh
Nghiệp có vốn ĐTNN............................................................
I.1 Những khái niệm lien quan...........................................
I.2 Đặc điểm của doanh nghiệp có vốn ĐTNN...................
I.3 Hệ thống chính sách và luật của Việt Nam đối với doanh nghiệp
có vốn ĐTNN...........................................................................
I.3.1 Quá trình hình thàn hệ thống pháp luật về đâuù tư nước
ngoài tại Việt Nam......................................................
I.3.2
hệ thống pháp luật hiện hành ccuar Việt nam dối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài..............................
Phần II Thực trạng hoạt động cử các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam..........................................................
II.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào việt nam từ năm
2000 tói nay.............................................................................
II.2 Hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.............................................................
II.3 Những đóng góp vào nền kinh tế việt Nam......................
Phần III Vai trò tác động của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam....................................
III.1 Thành công trong việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiêp có
vốn ĐTNN.................................................................................
III.2 Những tồn tại trong vấn đề quản lý nhà nước đối với doanh nghiêp
có vốn ĐTNN............................................................................
III.3 Những giải pháp trong thời gian tới................................
KẾT LUẬN.................................................................................


×