Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

2018 bode DeThiThuTHPTMyDucA hanoi lan1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.54 KB, 3 trang )

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA
MÔN: HÓA HỌC
ĐỀ THI TRƯỜNG THPT MỸ ĐỨC A – HÀ NỘI – LẦN 1 [ID: 62100]
Kiểm duyệt đề và lời giải: thầy Phạm Hùng Vương. FB: HV.rongden167

LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC ĐỀ THI chỉ có tại website MOON.VN

I. Nhận biết
Câu 1 [621190]: Chất nào sau đây làm quỳ tím ẩm đổi sang màu xanh?
A. H2NCH2COOH.
B. CH3NH2.
C. C6H5NH2.
D. CH3COOH.
Câu 2 [621191]: Kim loại có tính dẻo cao nhất là
A. Cu.
B. Al.
C. Ag.
D. Au.
Câu 3 [621193]: Chất nào dưới đây là chất gây nghiện?
A. Glucozơ.
B. Moocphin.
C. Saccarozơ.
D. Protein.
Câu 4 [621198]: Dãy nào sau đây gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở điều kiện thường:
A. Zn, K, Li.
B. Be, Ca, Li.
C. K, Na, Mg.
D. Na, Ba, K.
Câu 5 [621200]: Công thức tổng quát của dãy đồng đẳng ankan là
A. CnH2n + 2 (n ≥ 1).
B. CnH2n – 6 (n ≥ 6).


C. CnH2n (n ≥ 2).
D. CnH2n – 2 (n ≥ 2).
Câu 6 [621201]: Trong các loại tơ dưới đây, tơ nhân tạo là:
A. tơ nilon-6,6.
B. tơ tằm.
C. tơ visco.
D. tơ capron.
Câu 7 [621203]: Este CH3COOCH3 có tên gọi là
A. metyl fomat.
B. vinyl axetat.
C. metyl axetat.
D. etyl fomat.
Câu 8 [621207]: Chất nào dưới đây là chất không điện li?
A. Na.
B. NaOH.
C. HCl.
D. KCl.
Câu 9 [621210]: Trong quá trình điện phân nóng chảy NaCl, ở anot (cực dương) thu được chất nào?
A. Cl2.
B. Na.
C. NaOH.
D. H2.
Câu 10 [621211]: Cho phản ứng: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu xảy ra hoàn toàn. Để thu được 0,1 mol Cu
thì khối lượng Mg phản ứng là
A. 5,6 gam.
B. 6,4 gam.
C. 2,4 gam.
D. 4,8 gam.
Câu 11 [621212]: Chất nào dưới đây là ancol etylic?
A. C2H5OH.

B. CH3CHO.
C. CH3COOH.
D. CH3OH.
Câu 12 [621242]: Đồng phân cấu tạo là những chất
A. có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo hóa học khác nhau.
B. có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
C. có cùng loại nhóm chức.
D. có cấu tạo hóa học giống nhau nhưng khác công thức phân tử.
II . Thông hiểu
Câu 1 [621192]: Cho 0,1 mol CH3CHO tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu
được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,2.
B. 21,6.
C. 10,8.
D. 32,4.
Câu 2 [621195]: Đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thì khối
lượng Ag thu được tối đa là
A. 21,6 gam.
B. 32,4 gam.
C. 19,8 gam.
D. 43,2 gam.
Câu 3 [621196]: Cho 5,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 lít H2
(đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 12,6 gam.
B. 17,7 gam.
C. 19,7 gam.
D. 18,5 gam.
FREE DOWNLOAD 1000+ ĐỀ THI THỬ THPT QG 2018 KÈM LỜI GIẢI CHI TIẾT TẠI: />

Câu 4 [621202]: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết

với dung dịch HCl (dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Công thức phân tử của X là
A. H2NCH2CH2COOH.
B. H2NCH2CH(CH3)COOH.
C. H2NCOOH.
D. H2NCH2COOH.
Câu 5 [621205]: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2, quan sát thấy:
A. có khí không màu thoát ra.
B. có kết tủa keo trắng rồi tan hết.
C. không có hiện tượng gì.
D. có kết tủa keo trắng không tan.
Câu 6 [621206]: Cặp chất sau đây không xảy ra phản ứng là
A. Ag + Cu(NO3)2.
B. Zn + Fe(NO3)2.
C. Fe + Cu(NO3)2.
D. Cu + AgNO3.
Câu 7 [621208]: Để chứng minh tính lưỡng tính của NH2CH2COOH (X), ta cho X tác dụng với các dung
dịch
A. HCl và NaOH.
B. KNO3 và CH3COOH. C. NaCl và NH3.
D. Na2CO3 và NaCl.
Câu 8 [621209]: Dãy chỉ gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của
chúng là
A. Cu, Na, Ba.
B. Ag, Na, Fe.
C. Ag, Fe, Cu.
D. Ba, Fe, Cu.
Câu 9 [621213]: Khi thủy phân pentapeptit X: Gly–Ala–Val–Gly–Ala thì có thể thu được bao nhiêu tri
peptit chứa gốc Gly?
A. 4.
B. 2.

C. 3.
D. 1.
Câu 10 [621214]: Nhiệt phân hỗn hợp các muối: NH4NO3, Fe(NO3)2, KNO3 và AgNO3 trong bình kín đến
phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn gồm:
A. FeO, K2O, AgO.
B. Fe2O3, KNO2, Ag.
C. FeO, KNO2, Ag.
D. NH4NO2, Fe2O3, AgO.
Câu 11 [621226]: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các peptit đều có phản ứng màu biure.
B. Dung dịch anilin có phản ứng với dung dịch HCl.
C. Có thể phân biệt metylamin và glyxin bằng quỳ tím.
D. Alanin không có phản ứng với dung dịch Br2.
Câu 12 [621229]: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X thu được 16,8 lít CO2, 2,8 lít N2 (các khí đo ở
đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H9N.
B. C2H7N.
C. C3H9N.
D. C3H7N.
Câu 13 [621231]: Cho 0,8 mol bột Mg vào dung dịch chứa 0,6 mol FeCl3 và 0,2 mol CuCl2. Sau khi phản
ứng kết thúc thu được chất rắn A và dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam chất rắn
khan?
A. 123,6 gam.
B. 114,1 gam.
C. 101,2 gam.
D. 143,7 gam.
Câu 14 [621235]: Một este có công thức phân tử là C4H6O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được
anđehit. Công thức cấu tạo thu gọn của este đó là
A. HCOOCH2CH=CH2. B. HCOOCH=CHCH3. C. CH2=CHCOOCH3.
D. HCOOC(CH3)=CH2.

Câu 15 [621237]: Cho các kim loại: Zn, Ag, Fe, Mg lần lượt vào dung dịch CuSO4. Có bao nhiêu kim loại
xảy ra phản ứng?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 16 [621240]: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được 4 mẫu kim loại: Mg, Zn, Ba,
Fe để riêng biệt?
A. H2O.
B. Dung dịch NaOH.
C. Dung dịch HCl.
D. Dung dịch H2SO4.
Câu 17 [621244]: Khi clo hóa PVC thu được một loại tơ clorin chứa 60,17% clo về khối lượng, trung bình 1
phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là
A. 5.
B. 3.
C. 7.
D. 2.
Câu 18 [621248]: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl
(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 có vài giọt CuSO4
(3) Đốt dây Fe trong khí Cl2
(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3
Có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 0.
Câu 19 [621251]: Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol Ca(OH)2 thu được b mol kết tủa.
Khi 0 < b < a thì giá trị lớn nhất của V là

A. 22,4(2b – a).
B. 22,4(2a – b).
C. 22,4b.
D. 22,4a.
FREE DOWNLOAD 1000+ ĐỀ THI THỬ THPT QG 2018 KÈM LỜI GIẢI CHI TIẾT TẠI: />

Câu 20 [621261]: Trộn dung dịch X chứa H+; 0,015 mol Na+; 0,03 mol NO3 với dung dịch Y chứa OH-;
0,015 mol Ba2+; 0,01 mol Cl- thu được 1 lít dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z?
A. 4,8.
B. 11,7.
C. 2,3.
D. 9,2.
III. Vận dụng
Câu 1 [621223]: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon).
Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (ở đktc). Đốt
cháy hoàn toàn phần hai, sinh ra 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn và phần trăm về khối lượng của
Z trong hỗn hợp X lần lượt là
A. HOOCCH2COOH và 70,87%.
B. HOOCCH2COOH và 54,88%.
C. HOOCCOOH và 60,00%.
D. HOOCCOOH và 42,86%.
Câu 2 [621233]: Cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp
B gồm Mg và Al tạo ra 42,34 gam hỗn hợp muối clorua và oxit của hai kim loại. Phần trăm khối lượng của
Mg có trong B là
A. 56,54%.
B. 76,46%.
C. 22,26%.
D. 77,74%.
Câu 3 [621256]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

B. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Poli(phenol-fomanđehit) được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp.
D. Tơ axetat và tơ visco đều là tơ tổng hợp.
Câu 4 [621264]: Phát biểu nào dưới dây không đúng:
A. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2 cho phức màu xanh.
B. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
C. Nhỏ giọt iot lên mặt cắt củ khoai tây thấy có màu xanh tím.
D. Thủy phân (xúc tác H+, t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.
Câu 5 [621268]: Cho 11 gam hỗn hợp A chứa hai este X và Y đều đơn chức, mạch hở tác dụng hết với 250
gam dung dịch KOH 5,6% đun nóng, thấy thoát ra hỗn hợp ancol Z là đồng đẳng kế tiếp. Cô cạn dung dịch
thu được m gam chất rắn khan. Cho Z đi qua bình chứa Na dư đến phản ứng hoàn toàn thấy bình tăng thêm
5,35 gam và có 1,68 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là
A. 19,5.
B. 48,6.
C. 22,9.
D. 30,4.
Câu 6 [621273]: Cho một oligo peptit X mạch hở tạo từ các α -amino axit có 1 -NH2 và 1 -COOH. Đốt hoàn
toàn 0,05 mol X chỉ thu được N2, 66 gam CO2 và 23,4 gam H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn 0,025 mol X
bằng 400 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y được m gam chất rắn khan. Giá trị của m

A. 38,68.
B. 34,43.
C. 40,26.
D. 33,75.
IV. Vận dụng cao
Câu 1 [621266]: Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,11% về khối lượng),
thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn
toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối và 0,021 mol khí
NO duy nhất. Cô cạn dung dịch Z, lấy chất rắn khan đem nung trong chân không đến khối lượng lượng
không đổi được hỗn hợp T gồm khí và hơi. Khối lượng của T gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 14,1 gam.
B. 16,5 gam.
C. 16,7 gam.
D. 15,4 gam.
Câu 2 [621270]: Hỗn hợp X gồm Al, Fe3O4 và CuO trong đó oxi chiếm 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 1,344
lít khí CO (đktc) đi qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ
khối so với H2 bằng 18. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch chứa
3,08m gam muối và 0,896 lít khí NO (đktc), là sản phẩm khử duy nhất. m có giá trị gần nhất nào sau đây?
A. 9,5.
B. 9,0.
C. 8,5.
D. 8,0.

FREE DOWNLOAD 1000+ ĐỀ THI THỬ THPT QG 2018 KÈM LỜI GIẢI CHI TIẾT TẠI: />


×