Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CẦU KHUẨN LIÊN cầu KHUẨN PHẾ cầu KHUẨN lậu cầu KHUẨN não mô cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.21 KB, 6 trang )

CẦU KHUẨN-LIÊN CẦU KHUẨN-PHẾ CẦU
KHUẨN-LẬU CẦU KHUẨN-NÃO MÔ CẦU
CẦU KHUẨN
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC/ TỤ CẦU VÀNG
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
-Có đường kính 0,8 - 1μm, Tụ lại với nhau thành từng đám như chùm nho; đôi khi
có thể đứng riêng rẽ hoặc thành từng đôi hay từng chuỗi ngắn
- Tụ cầu thường không có vỏ, không có lông, không di động, không sinh nha bào,
bắt màu Gram dương
1.2. Khả năng đề kháng
-Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn
không có nha bào. Ở nhiệt độ 800 C/1giờ sẽ diệt được tụ cầu vàng.
-Tụ cầu vàng có khả năng đề kháng với nhiệt độ và hóa chất cao hơn các vi khuẩn
không có nha bào.
-Ở nhiệt độ 800 C/1giờ sẽ diệt được tụ cầu vàng.
1.3. Nuôi cấy
-Tụ cầu vàng dễ nuôi cấy, phát triển được ở nhiệt độ 10-450C và nồng độ muối cao
đến 10% . Thích hợp được ở cả điều kiện hiếu và kỵ khí.
-Nuôi cấy được ở nhiều môi trường (thạch thường, thạch máu, canh thang..)
1.4. Sự kháng kháng sinh
Đây là một đặc điểm đáng lưu ý. Đa số tụ cầu vàng kháng lại penicillin G, do vi
khuẩn này sản xuất được men penicillinase,một số còn kháng lại methicillin. Hiện
nay một số ít tụ cầu còn đề kháng được với cephalosporin các thế hệ.
ĐỘC TỐ VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC
-Độc tố ruột (enterotoxin)
2.

-Độc tố gây hội chứng shock nhiễm độc (TSST)
-Exfoliatin toxin hay epidermolitic toxin( đây là ngoại độc tố gây phỏng rộp, chốc
lở da trẻ em)
-Alpha toxin (gây ổ abces, hoại tử da, tan huyết..)


-Ngoại độc tố sinh mủ (pyogenic exptoxin)
KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
-Nhiễm khuẩn ngoài da
3.


-Nhiễm khuẩn huyết
-Viêm phổi
-Nhiễm độc thức ăn
-Viêm ruột cấp
-Hội chứng da phồng rộp
-Hội chứng shock nhiễm độc ……
LIÊN CẦU KHUẨN
. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
Liên cầu là những cầu khuẩn bắt màu Gram dương, đường kính khoảng 0,6- 0,8
μm, xếp liên tiếp với nhau thành từng chuỗi, dài ngắn khác nhau và có thể đứng
với nhau thành từng đôi hoặc từng đám. Liên cầu không có lông, không di động,
không sinh nha bào, bắt màu Gram (+) và một số loài có vỏ.
1.2. Khả năng đề kháng
Liên cầu dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và hóa chất thông thường.
1.3. Nuôi cấy
Liên cầu là vi khuẩn hiếu, kỵ khí tùy tiện. Nhiệt độ thích hợp 370C tuy nhiên có
một số liên cầu phát triển được ở nhiệt độ 10-400C.Ở môi trường đặc, vi khuẩn
phát triển thành nhưng khuẩn lạc nhỏ , lồi, bóng, màu hơi xám, gây tan máu trên
môi trường thạch Máu…


2.


KHẢ NĂNG GÂY BỆNH

PHẾ CẦU KHUẨN
. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
1.
pneumoniae (phế cầu khuẩn) là loại cầu khuẩn hình ngọn nến, thường
đứng thành đôi tạo hình cặp kính, nên còn được gọi là song cầu. Phế cầu có
vỏ, không di động và không sinh nha bào, bắt màu Gram dương.
1.2. Khả năng đề kháng
Phế cầu dễ bị diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường và nhiệt độ 600C trong
30 phút. Trong thời gian ngắn, nhiệt độ giữ chủng phế cầu khuẩn thích hợp là
18-300C.
1.3. Nuôi cấy
-Phế cầu hô hấp kiểu hiếu kỵ khí tùy tiện nhưng phát triển tốt trong khí trường
có 5% CO2 và ở 37oC. Vi khuẩn này luôn đòi hỏi môi trường nuôi cấy có nhiều
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thành phần máu.
-Phế cầu hô hấp kiểu hiếu kỵ khí tùy tiện nhưng phát triển tốt trong khí trường
có 5% CO2 và ở 37oC. Vi khuẩn này luôn đòi hỏi môi trường nuôi cấy có nhiều
chất dinh dưỡng, đặc biệt là các thành phần máu.
1. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH


2.

LẬU CẦU KHUẨN
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
-Cầu khuẩn lậu có hình thể giống não mô cầu,.Trên tiêu bản nhuộm Gram,
cầu khuẩn hình hạt cà phê đứng thành từng đôi, bắt màu Gram (-).

-Trong môi trường nuôi cấy thì có thể thấy xếp đôi hoặc xếp thành bốn.
1.2. Khả năng đề kháng
Cầu khuẩn lậu có sức đề kháng yếu. Ở nhiệt độ 580C vi khuẩn chết sau 5
phút. Sau khi ra khỏi cơ thể, vi khuẩn chết sau 1-2 giờ. Các chất sát khuẩn
thông thường như phenol 1%, formol 0,1%, sublim 0,1% vi khuẩn chết sau
2-5 phút tiếp xúc.
1.3. Nuôi cấy
- Ở nam: Lấy mủ niệu đạo vào sáng sớm trước khi đi tiểu.
Ở nữ: Lấy mủ niệu đạo, cổ tử cung hoặc các lỗ của tuyến âm đạ
-Nếu bệnh phẩm lấy từ nam giới hoặc trẻ em mà trên 1 vi trường có 4-10
bạch cầu, không có song cầu Gram âm nội tế bào thì nhiều khả năng bệnh
nhân viêm niệu đạo không phải lậu cầu.
1.


-Nếu >10 bạch cầu / vi trường và có song cầu Gram âm nội tế bào thì chắc
chắn bệnh nhân bị bệnh lậu.
-Nếu dịch âm đạo thì nhuộm soi thường không chắc chắn vì độ đặc hiệu chỉ
đạt 50-90%, cần kết hợp với nuôi cấy. Trường hợp bệnh nhân bị lậu mạn
tính thì ít thấy vi khuẩn và vi khuẩn thường nằm ngoài tế bào.
- Vi khuẩn rất khó nuôi cấy vì ra môi trương bên ngoài thường bị chết, môi
trường nuôi cấy đòi hỏi chất dinh dưỡng cao như máu, huyết thanh…
. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
1.
Người là vật chủ duy nhất
2.
Lậu sinh dục: viêm niệu đạo, viêm cổ tử cung, tử cung, vòi
trứng, buồng trứng..
3.
Lậu ngoài đường sinh dục: lậu mắt, lậu hậu môn trưc tràng, lậu

họng..
NÃO MÔ CẦU
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
-Là loại song cầu hình hạt cà phê hai mặt lõm quay vào nhau, kích thước
khoảng 0,8-1μm, đứng riêng rẽ từng đôi hoặc nhiều đôi tụ với nhau thành
từng đám. không có vỏ, không có lông, không di động, không sinh nha bào,
bắt màu Gram (-).
1.2. Khả năng đề kháng
Não mô cầu có sức đề kháng yếu, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn
thông thường và điều kiện khô, nóng và ánh sáng mặt trời. Bị chết sau khi ra
khỏi cơ thể 3 - 4 giờ, ở nhiệt độ 600C/10 phút
1.3. Nuôi cấy
-Não mô cầu chỉ phát triển tốt ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch
máu, chocolate và khí trường có 5 - 10% CO2.
-Sau khi cấy chuyển nhiều lần thì đòi hỏi về dinh dưỡng của vi khuẩn giảm
đi, thậm chí phát triển được ở môi trường dinh dưỡng bình thường. Nhiệt độ
thích hợp là 370C, có thể phát triển được ở nhiệt 25 - 420 C.
1.
2. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
-Não mô cầu chỉ ký sinh ở người và gây bệnh cho người. Chúng thường ký
sinh ở họng mũi người bình thường với tỷ lệ 2 - 8% và không gây bệnh. Khi
điều kiện thuận lợi, não mô cầu gây viêm họng mũi nhưng thường nhẹ,
không có triệu chứng. Có thể một số ít từ họng mũi vi khuẩn xâm nhập vào
máu gây nhiễm khuẩn huyết. Từ máu, vi khuẩn đến màng não gây viêm


màng não hoặc gây nên các ban xuất huyết - hoại tử (còn gọi là tử ban);
hiếm hơn, có thể gặp não mô cầu gây các tổn thương ở khớp và phổi.
-Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có thể dẫn đến tình trạng Shock do nội

độc tố.



×