Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tính cách cá nhân đến hành vi tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92 KB, 7 trang )

Các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của tính cách cá nhân đến hành vi tổ chức
******
GIỚI THIỆU CHUNG

I. Các thông tin cơ bản
Tôi tên là Đinh Quốc Hùng, hiện là Phó Trưởng Phòng Công thương, Văn phòng
UBND Thành phố Hà Nội (chức năng của Phòng là tham mưu giúp UBND
Thành phố Hà Nội chỉ đạo, quản lý về lĩnh vực Công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội). Công việc của
tôi được phân công là theo dõi hoạt động, xử lý thường xuyên công việc trong
lĩnh vực kinh tế tập thể, Liên minh Hợp tác xã Thành phố và phát triển các cụm
– điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn Thành phố, công tác di dời các cơ sở
sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị và khu đông dân cư...

Mười điểm ghi nhận tính cách cá nhân của tôi

Tôi tự thấy mình

1

1. Hướng ngoại, nhiệt huyết

2

3

4

5

6



7

V

2. Chỉ trích, tranh luận

V

3. Đáng tin cậy, tự chủ

V

4. Lo lắng, dễ phiền muộn

V

5. Sẵn sàng trải nghiệm, một con

V

người phóng khoáng
6. Kín đáo, trầm lặng

V

7. Cảm thông, nồng ấm
8. Thiếu ngăn nắp, bất cẩn
9. Điềm tĩnh, cảm xúc ổn định


V
V
V


10. Nguyên tắc, ít sáng tạo

V

Bốn chữ cái thể hiện tính cách cá nhân của tôi: Hướng nội - Giác quan Lý trí - Lĩnh hội
Hướng nội

I

Giác quan

S

Lý trí

T

Lĩnh hội

P

Mục đích: Mục đích của bài tập này rất thiết thực với bản thân tôi. Nó giúp tôi
đánh giá nhìn nhận lại chính bản thân mình với những đặc điểm tính cách đã và
đang áp dụng trong chính cuộc sống và công việc hàng ngày của mình. Mọi
nhận xét đánh giá dựa trên những cơ sở nghiên cứu khoa học của môn học Quản

trị Hành vi Tổ chức và sử dụng kiến thức đã học để khắc phục những nhược
điểm.
BÀI LÀM
Nghiên cứu Quản trị Hành vi Tổ chức là một trong những nghiên cứu khoa
học mang tính chất cộng đồng, nhân văn và khoa học quản lý, dựa trên xu thế phát
triển của kinh tế thế giới nói chung. Đồng thời, phân tích kỹ sâu vào tính cách hoạt
động của con người, mối liên hệ qua lại giữa con người với con người, khi tham gia
vào hoạt động nói chung của một tổ chức. Cho dù phạm vi của tổ chức đó là một
nhóm người nhỏ bé tại một khu vực nhỏ hay là cả một tập đoàn lớn có phạm vi hoạt
động trên toàn cầu đều được phản ánh rõ nét mọi hành vi tổ chức của nó trong môn
học. Với chức năng, nhiệm vụ được phân công theo dõi, bản thân tôi sau khi học
xong môn học này cũng đã nhận ra và hiểu được tự đánh giá về bản thân cá nhân
mình cũng như nhìn lại mọi hoạt động hành vi của mình trong tổ chức của mình. Qua
đó, bản thân sẽ thấy ưu điểm, nhược điểm của nội tâm lẫn ngoại tâm của mình, sự
phối hợp với tất cả các cá nhân, các bộ phận hiện hữu trong tổ chức. Xu hướng phát
triển tất yếu của tổ chức mình theo sự tiến hóa cũng như phân hóa mạnh mẽ của nền
kinh tế thế giới. Có những ưu điểm về hành vi tổ chức mà tôi đang thực hiện trong đó
2


sẽ được tiếp tục phát huy và điều chỉnh cho hoàn thiện hơn, để mọi hoạt động của tổ
chức đều hướng về mục tiêu chính, tầm nhìn chung, vì sự phát triển mạnh mẽ của tổ
chức. Còn những nhược điểm sẽ được sửa đổi, suy ngẫm sao để tránh đem lại sự kìm
hãm cản trở, những xung đột không đáng có trong hoạt động của tổ chức mình.

Qua hai phần đánh giá theo mẫu Big 5 và MBTI của phần bài tập, tôi nhận thấy
mình là mẫu người - ISTP (Hướng nội - Giác quan - Lý trí - Lĩnh hội) cũng như là:
+ Người rất nhiệt huyết,
+ Hạn chế những chỉ trích tranh luận,
+ Rất tự chủ và đáng tin cậy,

+ Hay lo lắng và có thể phiền muộn,
+ Luôn sẵn sàng trải nghiệm và sống phóng khoáng,
+ Luôn kín đáo trầm lặng nhưng với mọi người sẽ sẵn sàng cảm thông và chia sẻ
nồng ấm,
+ Đảm bảo ngăn nắp và cẩn thận,
+ Cực kỳ điềm tĩnh và quản lý cảm xúc ổn định tốt, trong mọi tình huống,
+ Sống có nguyên tắc và sáng tạo.
Được làm việc trong môi trường cơ quan hành chính nhà nước, tôi có điều
kiện làm việc và rèn luyện trong một môi trường nguyên tắc, sáng tạo và bài
bản. Điều này góp phần rất nhiều trong việc giúp tôi củng cố các đức tính tốt sẵn
có và xây dựng thêm những tính cách mới sao cho phù hợp với môi trường tổ
chức và công việc của mình. Mô hình quản lý của cơ quan chúng tôi là quản lý
theo công việc và theo giờ hành chính. Ví dụ như: Công việc của tôi được phân
công là theo dõi hoạt động, xử lý thường xuyên công việc trong lĩnh vực kinh tế
tập thể, Liên minh Hợp tác xã Thành phố và phát triển các cụm - điểm công
nghiệp làng nghề trên địa bàn Thành phố, công tác di dời các cơ sở sản xuất gây
ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đô thị và khu đông dân cư... tôi được phép tham
mưu, đề xuất xử lý công việc và báo cáo trực tiếp với Lãnh đạo UBND Thành
3


phố phụ trách lĩnh vực Công thương (mô hình làm việc trực tuyến), do vậy việc
xử lý công việc thường mang tính chủ động rất cao và trách nhiệm cũng rất lớn.
Phần lớn công việc giải quyết theo cơ chế một cử liên thông, khi cần thông tin
thì trao đổi qua thư điện tử, văn bản hành chính hoặc điện thoại trực tiếp. Với
đặc thù hoạt động như vậy, tôi luôn phải có những hành vi tổ chức, tiếp xúc với
mọi người và phải quản lý các hành vi đó. Trong xử lý công việc tôi luôn phải
công tâm, khách quan và theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của
Thành phố. Đối với những công việc còn có nhiều ý kiến khác nhau, tôi sẽ tranh
luận đối với bất cứ ai để bảo vệ quan điểm của mình. Chấp nhận mọi mâu thuẫn

như một phần tự nhiên và bình thường, trong mối quan hệ của mình và mọi
người xung quanh. Có mâu thuẫn thì mới có phát triển và sáng tạo. Giải quyết
được mâu thuẫn một cách hợp lý là đẩy được sự sáng tạo lên cao hơn là quan
điểm của tôi. Với những nhân viên trong Phòng tôi luôn tạo điều kiện cho họ
được sáng tạo và hoạt động độc lập, nhưng cũng sẽ sẵn sàng chia sẻ hướng dẫn
họ khi họ có những khó khăn vướng mắc trong công việc. Việc tôi hướng dẫn,
huấn luyện, giúp đỡ họ như vậy cũng sẽ giúp họ phát triển lớn mạnh và đứng
vững hơn trong công việc với những trải nghiệm của chính tôi và họ. Khi mới
vào tổ chức của mình làm việc, tôi cũng bỡ ngỡ như chính họ bây giờ và cũng
nhờ chỉ bảo giúp đỡ rất nhiều của những người đi trước mà tôi có được ngày
hôm nay.
Tuy nhiên đặc tính con người tôi là trầm lặng, kín đáo. Theo nhận xét về mẫu
người ISTP (Hướng nội - Giác quan - Lý trí - Lĩnh hội) của mẫu đánh giá của bài tập:
Nhu cầu về sự riêng tư của ISTP cũng rất khó hiểu, và nó ảnh hưởng xấu đến quan hệ
của họ với người khác. Họ cũng có nhu cầu phải hòa đồng với những người khác, cả
về mặt vật lý lẫn tâm lý, đặc biệt là khi người đó liên quan đến công việc của họ.
Đồng thời họ lại muốn được tự do ở một mức độ do họ xác định, nên họ sẽ trở nên rất
nguyên tắc khi cảm thấy cách sống của họ bị đe dọa. Trong quan hệ với Nhóm người
ISTP, việc tôn trọng phạm vi riêng tư của họ rất quan trọng. Giao tiếp với họ cũng rất
khó khăn vì họ thường thể hiện mình qua ngôn ngữ cử chỉ. Khi họ dùng lời, họ
thường rất ngắn gọn, thường thể hiện sự hài hước trong những tình huống căng thẳng,
4


nên đôi khi bị xem là trơ lì hay vô vị. Đó cũng chính là nhược điểm của tôi, tôi luôn
giữ khoảng cách với những mối quan hệ gặp lần đầu và thường là như vậy. Mọi điều
chỉ có thể thay đổi sau vài lần gặp sau. Khi đã hiểu được nhau và thực sự có đảm bảo
được giá trị niềm tin trong tôi, mọi chuyện sẽ khác và mối quan hệ đó sẽ phát triển
theo chiều tốt đẹp và lâu bền. Điều này nếu người tiếp xúc với tôi lần đầu sẽ có cảm
giác lạnh lùng, nguyên tắc hoặc khó gần. Nhược điểm này tôi cũng đang cố gắng thay

đổi theo hướng tích cực hơn trong các mối quan hệ giao tiếp mới của mình. Tôi
thường suy nghĩ kỹ trước khi hành động làm mội việc gì đó và thường sau những
công việc căng thẳng tôi cần có thời gian riêng, suy ngâm lại một mình để thấy được
trọn vẹn toàn bộ câu chuyện có gì đã làm tốt có gì làm chưa tốt. Điều này rất cần thiết
cho tôi về sau. Chính vì vậy các giao tiếp và quan hệ một - một luôn là điều tôi hay
làm đối với trong công việc và ngoài cuộc sống hàng ngày. Mọi khích lệ tôi làm việc
đều phát tác từ nội tâm, khi tôi quyết làm được điều gì đó thì mọi quyết tâm sẽ dồn
vào nó và nhất quyết sẽ phải làm được.

Nhóm người ISTP thích biểu diễn, nhưng do ảnh hưởng bởi yếu tố T (Lý trí),
họ thường chú ý đến kỹ thuật hơn là nghệ thuật. Họ cũng hiếm khi gây ấn tượng về
sự hoạt bát. Vẻ ngoài lờ đờ, Nhóm người ISTP để dành sức lực của mình chờ đến khi
gặp được một công việc hoặc một cuộc phiêu lưu nào đáng để họ chú ý, họ sẽ bừng
tỉnh và làm việc với toàn bộ khả năng của mình. Khi đó, mặc dù có vẻ rất phấn khích,
nhưng Nhóm người ISTP lại rất tự chủ, họ biết họ cần phải làm gì khi gặp trở ngại,
tuy nhiên với người ngoài thì có vẻ như hành động của họ là một chuỗi những sự lộn
xộn và mâu thuẫn. Đây cũng là một trong những nhận xét có phần nào đúng với con
người và tính cách của tôi. Tôi luôn sống thực tế, luôn cố gắng nắm bắt các cơ hội
xung quanh. Mọi thông tin tôi cần luôn phải là những thông tin rành mạch và rõ ràng,
để luôn có được quyết định chính xác. Tự động tìm kiếm thông tin và sự hợp lý. Từ
đó Tôi luôn phát hiện và định hình công việc nhiệm vụ nào cần thiết làm trước để
hoàn thành. Các phân tích giá trị quan trọng để giải quyết công việc sẽ được nhanh
chóng đưa ra và thiết lập. Điều này góp phần giúp tôi giải quyết được các tình huống
khó khăn trong thực tiễn một cách tốt nhất, thông qua việc sử dụng các giác quan
5


thông thường để tìm kiếm các giải pháp. Các giải pháp đó luôn được liên kết với kinh
nghiệp đã thực hiện trong quá khứ giúp tôi luôn có được giả pháp hợp lý. Đặc biệt đó
là các khả năng ứng biến giỏi từ các kinh nghiệm trong quá khứ.


Nhóm người ISTP có thể gặp khó khăn khi phải học về những khái niệm quá
trừu tượng hay quá lý thuyết và đây không phải là thước đo tốt để đánh giá khả năng
và sự thông minh của họ. Họ thường có xu hướng nghi ngờ giá trị thực tế của các lý
thuyết. ISTP là những người thích hợp nhất cho các tình huống khẩn cấp, khi mà bản
chất bỏ qua tất cả các quy tắc, cơ cấu tổ chức giúp họ tập trung giải quyết tình huống
theo cách có hiệu quả nhất. Trong khi luôn ý thức được sự nguy hiểm, Nhóm người
ISTP rất gần gũi với thế giới vật lý và họ biết rằng họ có thể vượt qua được nguy
hiểm chỉ với một mức độ an toàn nhỏ hơn nhiều so với các nhóm khác. Với những
đánh giá trên, tôi nhận thấy cũng có nhiều điểm tương đồng với mình. Trong công
việc yếu tố cảm tính cũng là một phần tác động không nhỏ đến mọi quyết định của
tôi. Tôi cũng luôn muốn có sự thoải mái trong công việc, nhưng cũng có khả năng
chấp nhận được mọi áp lực về thời gian và không gian.
Mọi tính cách trên đều có những tác động rất lớn đến mọi hoạt động mọi hành
vi của tôi, trong công việc của tôi. Điều quan trong là tôi phải biết điều tiết, sử dụng
mọi điều thật hợp lý biết trung hòa giữa hành vi của mình với hành vi tổ chức trong
tổ chức của mình, cũng như mọi hành vi trong cuộc sống của mình nữa. Điều đó là
chính là Trí tuệ cảm xúc, một trong những học thuyết mới trong xã hội hiện đại ngày
nay và công việc quản lý thời đại mới này. Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách
thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả
năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc
của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt
được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người
khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa
của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn
đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí.
Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí.
6



Kết luận: Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng có những điểm yếu điểm
mạnh khác nhau, với tôi trong hành vi tổ chức còn nhiều điểm yếu. Tôi nhận ra rằng,
điều quan trọng đối với chúng ta hơn bao giờ hết là chúng ta phải nhận ra những mặt
yếu, cũng như những thiếu xót của mình để được trau dồi kiến thức phù hợp để có thể
khắc phục đưa chúng ta vươn tới sự hoàn hảo. Và điều đó trong hành vi tổ chức cá
nhân tôi xin được chia sẻ trong bài.

7



×