Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

TIỂU LUẬN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (784.58 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
------  -----

TIỂU LUẬN
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Đề tài:DẠY HỌC TÍCH HỢP

Giảng viên hướng dẫn
PGS. TS. TRẦN HUY HOÀNG

Học viên thực hiện
NGUYỄN THỊ ÁI DUYÊN
HUỲNH THỊ HIẾU
HỒ THỊ KIM LOAN

Lớp: LL&PPDH Vật lí khóa 24

Thừa Thiên Huế, 04/2017


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh CNH - HĐH và hội nhập quốc tế,
đặt ra cho nền giáo dục một nhiệm vụ quan trọng là đào tạo những con người lao
động mới đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Bởi trong quá trình hội nhập, s ự cạnh


tranh giữa các quốc gia hiện nay thực chất là sự cạnh tranh về chất lượng nguồn nhân
lực. Chính vì vậy, đổi mới giáo dục đang là một xu thế tất yếu mang tính toàn cầu.
Và để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình giáo dục tổng
thể đổi mới theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Trong đó quán triệt sâu sắc
quan điểm tích hợp và phân hóa ngay trong thiết kế chương trình các cấp học, ngành
học và trong tổ chức dạy học.
Từ những năm 1970, dạy học tích hợp đã được nhiều nhà nghiên cứu lí luận dạy
học quan tâm. Những kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc dạy học tích hợp có tác
dụng kích thích hứng thú người học, đảm bảo chất lượng kiến thức môn học, phát triển
năng lực chung của người học và giúp quá trình học tập gắn liền với thực tiễn hơn. Do
đó, tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong việc xác
định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn
học ở nhiều nước trên thế giới. Vận dụng hợp lí quan điểm tích hợp trong giáo dục vào
dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực cần thiết và làm cho việc học tập trở nên có ý
nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học được thực hiện riêng rẽ. Đối với nền
giáo dục Việt Nam hiện nay, việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp quá trình tích hợp có
thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong nhà trường phổ thông.
Chính vì những lí do trên, bài tiểu luận này sẽ trình bày những vấn đề cơ bản
liên quan đến tích hợp và dạy học tích hợp, đồng thời cũng đưa ra một số chủ đề dạy
học tích hợp cụ thể.

NỘI DUNG
3


Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC TÍCH HỢP
1. Tích hợp và dạy học tích hợp
1.1. Khái niệm tích hợp
Học tập là cách tìm kiếm các mối liên hệ và kết nối các kiến thức với nhau mà
mục đích chung của việc học là hiểu sự liên kết của mọi hiện tượng, sự vật. Tích hợp

là cách tư duy trong đó các mối liên kết được tìm kiếm, do đó, tích hợp làm cho việc
học chân chính xảy ra. Như vậy, tích hợp trong dạy học là quy luật tất yếu, phù hợp
với sự phát triển giáo dục hiện nay. Có nhiều cách định nghĩa tích hợp như sau:
Theo từ điển Bách khoa Khoa học Giáo dục của Cộng hòa Liên bang Đức
(Enzyklopadie Erziehungswissienscheft, Bd.2, Stuttgart 1984), tích hợp bao gồm hai
khía cạnh là:
- Quá trình xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất từ những cái riêng lẻ.
- Trạng thái mà trong đó có cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cái riêng lẻ.
Còn theo từ điển Anh - Anh (Oxford Advanced Learner's Dictionany), tích hợp
là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần,
những bộ phận này có thể khác nhau nhưng thích hợp với nhau.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng. Tích hợp có
nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Và trong từ điển Giáo dục học, “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau
trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Hiện nay, trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp
các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới.
Chẳng hạn như môn Khoa học (science) là sự kết hợp của các môn: Vật lý, Hóa học,
Sinh học hay môn Nghiên cứu xã hội là tổ hợp của các môn như: Lịch sử, Địa lý, Xã
hội học, Kinh tế học. Tích hợp cũng có thể được hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần
thiết vào những nội dung vốn có của một môn học. tóm lại, “tích hợp có nghĩa là sự
hợp nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp. Đó là sự hợp nhất hay nhất thể hóa các bộ phận khác
4


nhau để đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất dựa trên những nét bản
chất của các thành phần đối tượng chứ không phải là phép cộng giản đơn những thuộc
tính của các thành phần ấy. Như vậy, tích hợp có hai tính chất cơ bản, liên hệ mật thiết

với nhau và quy định lẫn nhau, đó là tính liên kết và tính toàn vẹn.” [12]
1.2. Khái niệm dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp được hiểu là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào
quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp
luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông...
Thuật ngữ dạy học tích hợp để chỉ quá trình dạy học, trong đó giáo viên quan
tâm xây dựng các tình huống có vấn đề mà học sinh phải sử dụng phối hợp các kiến
thức, kĩ năng từ các môn học hoặc các lĩnh vực tri thức khác nhau thì mới giải quyết
được vấn đề đó. Bên cạnh đó, tích hợp được hiểu là một phương pháp sư phạm trong
thực tiễn vận dụng mà người học phải huy động nhiều nguồn lực để giải quyết được
vấn đề đặt ra.
Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dạy học tích hợp là
định hướng dạy học giúp cho họ sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp các kiến
thức, kỹ năng,…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề
trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri thức
và rèn luyện kỹ năng; phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải
quyết vấn đề.Như vậy, dạy học tích hợp là một quan điểm sư phạm, ở đó người học
cần huy động mọi nguồn lực để giải quyết một tình huống phức hợp – có vấn đề nhằm
phát triển các năng lực và phẩm chất cá nhân. [12]
1.3. Sự cần thiết phải dạy học tích hợp
Sự phát triển không ngừng của xã hội tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít
khó khăn, thách thức và để học sinh có thể tự tin đối mặt với những thách thức đó, cần
trang bị cho học sinh nhiều kiến thức và kỹ năng. Việc vận dụng dạy học tích hợp tạo
điều kiện cho giáo viên tích hợp các kiến thức và kĩ năng cần thiết vào các môn học
cho học sinh.

5



Dạy học tích hợp là quan điểm dạy học giúp phát triển năng lực của người học.
Để dạy học tích hợp đòi hỏi phải sử dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp của nhiều
môn học khác nhau để giải quyết một chủ đề chung. Đây là điều kiện thuận lợi cho
việc trao đổi và làm giao thoa các mục tiêu dạy học của các môn học khác nhau. Chính
vì vậy, dạy học tích hợp sẽ hỗ trợ đắc lực cho dạy học theo cách tiếp cận năng lực. Các
tình huống trong dạy học tích hợp là các tình huống thực tế nên gây hứng thú cho
người học; người học phải giải thích, phân tích, lập luận, hoặc tiến hành các thí
nghiệm, xây dựng các mô hình…để giải quyết vấn đề. Từ đó giúp phát triển các
phương pháp và kĩ năng cơ bản của người học như: lập kế hoạch, phân tích, tổng hợp
thông tin, đề xuất các giải pháp một cách sáng tạo,…
Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối quan hệ giữa các kiến thức, kĩ năng và
phương pháp của các môn học. Đó là do mối liên hệ mật thiết giữa các sự vật, hiện
tượng tự nhiên và các vấn đề xã hội luôn mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, để giải quyết
được các vấn đề đặt đó, học sinh phải vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng và
phương pháp của nhiều môn học khác nhau.
Dạy học tích hợp giúp tinh giản kiến thức, tránh sự lặp lại các nội dung ở các
môn học bởi vì các kiến thức có mối liên hệ với nhau ở các môn học khác nhau sẽ
được nhập vào cùng một chủ đề tích hợp hay một môn. Do đó, số lượng môn học sẽ
giảm và tránh được sự trùng lặp về nội dung giữa các môn học.
Vì những lí do trên nên một trong những định hướng của đổi mới giáo dục sau
năm 2015 là dạy học theo quan điểm tích hợp.
1.4. Mục tiêu của dạy học tích hợp
Mục tiêu của dạy học tích hợp bao gồm:
Thứ nhất là làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học tập với các
tình huống thức tế trong cuộc sống.
Thứ hai là phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn và cần tránh đặt tất cả
các quá trình học tập ngang bằng nhau. Những năng lực cơ bản để học sinh xử lí các
tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống và là cơ sở cho quá trình học tập tiếp theo gọi
chung là cái cốt yếu.


6


Thứ ba là dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể. Giáo viên cung cấp
kiến thức cho học sinh và tạo điều kiện để học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng đó
vào các tình huống cụ thể.
Thứ tư là xác lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học. Trong quá trình học
tập, học sinh phải biểu đạt các khái niệm đã học ở các môn học khác nhau trong những
mối quan hệ hệ thống ở phạm vi từng môn học cũng như giữa các môn học với nhau.
Thông tin càng đa dạng, phong phú thì tính hệ thống càng cao, từ đó học sinh thực sự
làm chủ được kiến thức và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
1.5. Đặc điểm của dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp có các đặc điểm sau:
Thứ nhất là mang tính phức hợp. Cần có sự kết hợp tri thức của nhiều môn học
hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
Thứ hai, dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt.
Đó là do việc phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn.
Thứ ba là dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng
cao năng lực của người học, hình thành cho học sinh các năng lực cần thiết như tìm
kiếm, quản lý và sử dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Thứ tư là dạy học tích hợp còn là tư tưởng, lý thuyết giáo dục hướng vào sự
phát triển toàn diện người học theo mục tiêu giáo dục.
1.6. Các nguyên tắc giáo dục tíchhợp
Cần tuân thủ những nguyên tắc chung sau để đạt hiệu quả trong tổ chức dạy học
tích hợp:
Thứ nhất là nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa. Về mặt triết học,
tích hợp và phân hóa là hai quá trình có quan hệ biện chứng, quy định lẫn nhau không
thể tách rời. Nguyên tắc thống nhất tích hợp và phân hóa thể hiện cách thức tự tổ chức
của quá trình giáo dục. Nguyên tắc này đòi hỏi khi xây dựng các nội dung dạy học tích
hợp cần phân tích, xem xét các đặc thù riêng của các lĩnh vực riêng đóng góp vào nội

dung dạy học tích hợp đó, đồng thời nó cũng làm rõ vai trò của các kiến thức của các
môn học riêng trong mối quan hệ với nội dung dạy học tíchhợp.

7


Thứ hai là nguyên tắc lấy người học làm trung tâm. Theo xu thế đổi mới dạy
học thì nguyên tắc lấy người học làm trung tâm được đặt lên hàng đầu. Như vậy, học
sinh là chủ thể của quá trình giáo dục. Trong quá trình dạy học, học sinh luôn đứng
trước các tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng, học sinh cần phải huy động
nhiều kiến thức và kĩ năng đã học được từ các môn học khác nhau đồng thời phải tích
cực, chủ động. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức và cố vấn cho học sinh.
Thứ ba là nguyên tắc đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp. Nguyên tắc
đặc trưng văn hóa của giáo dục tích hợp chỉ rõ mối quan hệ của giáo dục với môi
trường văn hóa. Nguyên tắc này đòi hỏi việc tổ chức quá trình giáo dục và dạy học
phải tính đến đặc trưng văn hóa xã hội, bên ngoài và bên trong của người học.
2. Các mức độ tíchhợp
Cấu trúc các môn học theo quan điểm tích hợp có những mức độ khác nhau từ
đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, được chia thành các hình thức khác nhau và
được phân thành 4 mức độ như sau:
Thứ nhất là tích hợp trong nội bộ môn học, nghĩa là tích hợp những nội dung
của các phân môn, các nội dung thuộc cùng một môn học theo những chủ để, chương,
bài cụ thể. Chẳng hạn như trong môn Vật lí, tích hợp trong nội bộ môn học được thể
hiện như sử dụng các kiến thức về phân tích và tổng hợp lực trong phần cơ học, vật lí 10
để áp dụng vào phân tích các trường hợp cân bằng của hệ điện tích điểm thuộc phần
Tĩnh điện của vật lí 11, hay phân tích dao động cơ học của chương trình vật lí 12 THPT.
Thứ hai là tích hợp đa môn. Tích hợp vào môn học những vấn đề mang tính
toàn cầu, vấn đề phát triển bền vững theo góc độ mà mỗi môn học chophép. Chẳng
hạn như các chủ để như Tiết kiệm năng lượng, sử dụng an toàn điện, bảo vệ môi
trường,... có thể được tích hợp vào trong các môn học, trong đó mỗi môn học được

thực hiện và khai thác dưới những góc độ khácnhau.
Thứ ba là tích hợp liên môn. Tích hợp liên môn được thực hiện bằng cách tích
hợp hai hay nhiều môn học truyền thống với nhau tạo thành môn học mới gồm những
phần riêng đặc trưng cho mỗi phân môn và phần chung được xây dựng thành các chủ đề
hoặc tích hợp hoặc môn học mới.

8


Thứ tư là tích hợp xuyên môn. Trong tích hợp xuyên môn,các môn học
truyền thống được kết hợp với nhau và cấu trúc thành những chủ đề nhất định trong
môn học mới.
Như vậy, bốn hình thức tích hợp trên được chia làm hai nhóm lớn là nhóm tích
hợp không tạo môn học mới và nhóm tích hợp tạo môn học mới.Nhóm tích hợp không
tạo môn học mới bao gồm tích hợp trong nội bộ môn học và tích hợp đa môn. Nhóm
tích hợp tạo nên môn học mới gồm tích hợp xuyên môn và tích hợp liên môn. Đối với
tích hợp xuyên môn, trong chương trình hiện hành của Việt Nam ở bậc tiểu học có
môn Tự nhiên và Xã hội ở lớp 1,2,3; môn Khoa học ở lớp 4,5. Ở một số nước trên thế
giới (Nhật Bản, Singapo, Anh,...) có các môn tích hợp như môn Khoa học, Khoa học
và Công nghệ. Và đối với tích hợp liên môn: Có thể lồng ghép các kiến thức của các
phân môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí,... để tạo thành các chủ để như: Không khí,
Năng lượng, Tiết kiệm năng lượng, Bảo vệ môi trường,... trong khi các môn học này
vẫn được học một cách độc lập vớinhau.
Đối với chương trình Giáo dục Phổ thông hiện hành thì hình thức tích hợp liên
môn là phù hợp và khả thi. Hình thức này tạo ra sự tương tác giữa các môn học chặt
chẽ hơn nhằm giải quyết triệt để các vấn đề được đặt ra. Do đó, nhóm chúng tôi sẽ
trình bày kĩ hơn về vấn đề tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học tự nhiên.
3. Tích hợp liên môn
Có thể hiểu một cách ngắn gọn dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội
dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương

pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học.
Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm
bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp.
3.1. Ưu điểm của việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn
Đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn, tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được tăng cường vận
dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc. Đặc biệt, học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội

9


dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có
được sự hiểu biết tổng quát và khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.
Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu
hơn những kiến thức thuộc các môn học khác nhưng có thể khắc phục được bởi hai lý
do: Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên
phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác ; Hai là, với phương
pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức
mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh. Như vậy, dạy
học theo các chủ đề liên môn giúp giảm tải các kiến thức liên môn trong từng môn học
vàbồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng sư phạm cho giáo viên.
Việc xác định các nguyên tắc tạo nên cơ sở của dạy học tích hợp liên môn xuất
phát từ định nghĩa của liên môn . Theo Đỗ Hương Trà, các nguyên tắc tích hợp liên
môn bao gồm:
Thứ nhất, liên môn ngụ ý đến việc tích hợp các khái niệm, các kiến thức và
phương pháp của các môn học. Tất cả các chủ đề liên môn đều giả thiết sự có mặt của
ít nhất hai môn học được gọi là bổ sung cho nhau để tạo ra một hình ảnh thực tế hoặc
đểgiảiquyếtvấnđềphứchợpmànókhôngthểgiảiquyếtbởiduynhấtmộtmônhọc.
Thứ hai, để việc tích hợp các kiến thức của các môn học có thể diễn ra, cần có

sự hợp tác của các đại diện các môn học. Sự tương tác của các môn học khác nhau xác
định quy chiếu của các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau trong tiến
trình giải quyết vấnđề.
Thứ ba, kết quả đạt được của sự tích hợp và sự hợp tác phải được thể hiện dưới
dạng tổnghợp.Đólàsựhộitụcủanhữngkiếnthứcvàphươngphápcủacácmônhọc.[22]
Như vậy, ba nguyên tắc: Tích hợp – Hợp tác – Tổng hợp tạo nên khung quan
niệm của dạy học tích hợp liên môn, chúng bổ sung và củng cố cho nhau. Khi thiết kế
bài dạy học theo hướng tích hợp liên môn, giáo viên phải chuyển được ba nguyên tắc
này vào trong bài dạy học để tạo ra các tình huống liên kết tri thức thích hợp.
3.2. Các mô hình tích hợp liên môn
Trong dạy học tích hợp liên môn, có hai mô hình giáo viên có thể áp dụng
trong dạy học:
10


Mô hình xương cá:Đối với một môn
học, mô hình xương cá thể hiện quan hệ giữa
kiến thức của một môn học (trục chính) với
kiến thức trong chủ đề của dạy học tích hợp
liên môn (các nhánhrẽ).
Mô hình mạng nhện:Đối với các môn

Mô hình xương cá

học khác nhau, mối quan hệ giữa các môn học
trong chủ đề được hình dung qua sơ đồ mạng
nhện. Nội dung các môn học vẫn được phát
triển riêng lẻ để đảm bảo tính hệ thống, mặt
khác vẫn thực hiện được sự liên kết giữa các
môn học khácnhau.

Mô hình mạng nhện

4. Quy trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp
Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp gồm 7 bước được căn cứ vào nội dung dạy học ở
trường phổ thông và lí luận về dạy học tích hợp như sau:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề
Bước 2: Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề

Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề

Bước 4: Xây dưng mục tiêu dạy học của chủ đề
Bước 5: Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề

11 dạy học chủ đề
Bước 6: Lập kế hoạch
Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề


Bước 1. Lựa chọn chủ đề
Các chủ đề tích hợp có thể được lấy từ gợi ý trong chương trình hoặc giáo viên
tự xác định tùy thuộc vào hoàn cảnh địa phương và trình độ học sinh. Để xác định chủ
đề, giáo viên rà soát các môn thông qua khung chương trình hiện có; chuẩn kiến thức
kĩ năng; chuẩn năng lực để tìm ra các chủ đề gắn với thực tế, nổi cộm, gắn kinh
nghiệm sống và phù hợp trình độ nhận thức của học sinh.
Bước 2. Xác định các vấn đề (câu hỏi) cần giải quyết trong chủ đề
Đây là bước định hướng các nội dung cần được đưa vào trong chủ đề. Các vấn
đề này là những câu hỏi mà học sinh có thể trả lời được khi học tập theo chủ đề.
Chẳng hạn như các câu hỏi cần giải quyết trong chủ đề “Năng lượng tái tạo” là:
- Năng lượng là gì?
- Năng lượng tái tạo là gì?

- Có những loại năng lượng tái tạo nào?
- Nguyên tắc hoạt động của tấm hấp thụ năng lượng mặt trời, máy phát điện gió,
…là gì?
Bước 3: Xác định các kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề
Căn cứ vào ý tưởng chung và việc giải quyết các vấn đề để xác định được kiến
thức cần đưa vào trong chủ đề. Các kiến thức này có thể thuộc một môn học hoặc
nhiều môn học khác nhau. Các nội dung chủ đề đưa ra cần dựa trên các mục tiêu đã đề
ra và phải có tính gắn kết với nhau.
Đối với nhiều chủ đề tích hợp việc xác định mục tiêu và xây dựng nội dung chủ
đề đôi khi diễn ra đồng thời.
Bước 4: Xây dựng mục tiêu dạy học của chủ đề
Để xác định mục tiêu chủ đề tích hợp ta cần rà soát xem kiến thức cần dạy, kĩ
năng cần rèn luyện thông qua chủ đề tích hợp ở từng môn là những kiến thức nào.
Có 3 loại kiến thức cần quan tâm khi tổ chức dạy học chủ đề tích hợp. Đólà:
- Kiến thức đã học:Những kiến thức này học sinh đã biết và được sử dụng làm
nền tảng cho việc xây dựng kiến thức mới.

12


- Kiến thức sẽ học: là những kiến thức dự kiến được học sinh chiếm lĩnh thông
qua dạy học chủ đề tích hợp, những kiến thức này được ghi trong mục tiêu dạy học.
- Kiến thức cơ sở khoa học: Một số kiến thức mở rộng, cung cấp dưới dạng
thông tin để qua đó tạo điều kiện học sinh rèn luyện các kĩ năng, phát triển năng lực.
Dạy học tích hợp tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện các kĩ năng đa dạng của bản
thân, bao gồm cả những kĩ năng của từng môn học và kĩ năng chung. Khi thực hiện
những nhiệm vụ, học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết
những vấn đề gắn liền với thực tế qua đó sẽ hình thành và phát triển năng lực.Tuy
nhiên cũng cần phân biệt kĩ năng nào là kĩ năng có sẵn và kĩ năng nào là kĩ năng cần
rèn luyện thông qua chủ đề tích hợp. Những kĩ năng cần rèn luyện chính là các kĩ năng

cần đưa vào mục tiêu của chủ đề.
Bước 5: Xây dựng nội dung các hoạt động dạy học của chủ đề
Cần làm rõ các nội dung như chủ đề có những hoạt động nào, từng hoạt động
đó thực hiện vai trò gì trong việc đạt được mục tiêu toàn bài.
Có thể chia hoạt động theo vấn đề cần giải quyết hoặc theo cấu trúc nội dung
của chủ đề. Mỗi nội dung nhỏ, hoặc một vấn đề giải quyết của chủ đề có thể được xây
dựng thành một hoặc vài hoạt động dạy học khác nhau. Ứng với mỗi hoạt động cần
thực hiện các công việc sau:
+ Xác định mục tiêu hoạt động.
+ Xây dựng nội dung học dưới dạng các tư liệu học tập: Phiếu học tâp, thông tin.
+ Chuẩn bị phương tiện, thiết bị dạy học cho hoạt động.
+ Dự kiến nguồn nhân, vật lực để tổ chức hoạt động.
Dưới đây là bảng một số gợi ý các tư liệu cần thiết để tổ chức các loại hình hoạt
động học tập đặc thù của khoa học tự nhiên.
Bảng 1.1. Các tư liệu cần thiết để tổ chức các loại hình hoạt động học tập đặc thù
của khoa học tự nhiên.
Hoạt động
Tiến hành thí nghiệm

Tư liệu cần chuẩn bị
- Thiết bị thí nghiệm
- Phiếu báo cáo thí nghiệm: Yêu cầu, ảnh
chụp, ảnh vẽ, các bảng số liệu…
13


- Phiếu trợ giúp và đáp án gợi ý
- Yêu cầu thu thập số liệu thực tế
Thu thập số liệu thực tế


- Phiếu điều tra
- Hướng dẫn cách sử lý số liệu điều tra
- Câu hỏi định hướng

Đọc văn bản

Xây dựng văn bản

- Yêu cầu báo cáo
- Văn bản (đoạn văn, thơ, bản đồ tư duy,
hình vẽ, đồ thị, bảng biểu…)
- Yêu cầu về dạng văn bản cần sử dụng

+ Lập kế hoạch tổ chức hoạt động dạy học.
+ Xây dựng công cụ đánh giá mục tiêu hoạt động.
+ Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động
Bước 6: Lập kế hoạch dạy học chủ đề
Đây chính là quá trình xây dựng giáo án dạy học chủ đề tích hợp đã xây dựng.
Ởbước này cần làm rõ:
+ Xác định xem chủ đề này sẽ được tiến hành vào thời điểm nào, cuối kỳ, cuối
năm hay trong giờ ngoại khóa. Việc xác định thời điểm cần được căn cứ vào nội dung
và mục tiêu đặt ra của chủ đề.
+ Dự kiến dung lượng, thời lượng cho chủ đề.
Bước 7: Tổ chức dạy học và đánh giá chủ đề
Việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp được thực hiện linh hoạt tùy theo điều
kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, trình độ học sinh và thời gian cho phép.
Sau khi tổ chức dạy học chủ đề tích hợp, giáo viên cần đánh giá các khía cạnh:
+ Tính phù hợp thực tế dạy học với thời lượng dự kiến.
+Mức độ đạt được mục tiêu của học sinh, thông qua kết quả đánh giá các hoạt
động học tập.

+ Sự hứng thú của học sinh với chủ đề, thông qua quan sát và qua phỏng vấn
học sinh.
+ Mức độ khả thi với điều kiện cơ sở vật chất.
Đánh giá tổng thể chủ đề giúp giáo viên điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chủ đề.
14


5. Cách tổ chức hoạt động trong dạy học tích hợp
Trong dạy học tích hợp có thể sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực
nhằm:
- Tạo động cơ và thiết kế các nhiệm vụ có ý nghĩa với học sinh.
- Lôi cuốn được học sinh vào các hoạt động đòi hỏi sự sáng tạo.
- Huy động được tối đa vốn hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh.
- Đánh giá liên tục việc học và có phản hồi.
- Khuyến khích tư duy và suy nghĩ siêu nhận thức.
Có rất nhiều phương pháp dạy học phù hợp với quan điểm dạy học tích hợp.
Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đã sử dụng hai phương pháp dạy học tích cực
đó là phương pháp dạy học theo trạm và phương pháp dạy học dự án.
6. Thực trạng dạy học tích hợp trên thế giới và ở Việt Nam
Tư tưởng dạy học tích hợp đã xuất hiện từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX, cụ thể vào tháng
9 - 1968, Hội nghị tích hợp về giảng dạy các khoa học đã được Hội đồng Liên quốc gia
về giảng dạy khoa học tổ chức tại Varna (Bungari) với sự bảo trợ của UNESCO. Cho
đến nay, xu hướng tích hợp đã phát triển mạnh mẽ và được triển khai tại nhiều nước
trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Úc, Malayxia, Hàn Quốc, Triều Tiên,….Xu
hướng chung của các nước trên là tích hợp các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội như: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,…để tạo thành các môn học mới. Xu
hướng thứ hai là việc thực hiện quan điểm tích hợp nhưng không tạo môn học mới, đại
diện cho xu hướng này là Cộng hòa Liên bang Đức, Hà Lan,…
Ở Việt Nam, dạy học tích hợp dù đã xuất hiện rất lâu và trở thành xu thế của nhiều
nước trên thế giới nhưng đối với Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mới mẻ. Từ thời

Pháp thuộc quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học của trường tiểu
học. Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn Tự nhiên – Xã hội theo quan
điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp
5. Cho đến nay, việc tích hợp liên môn và xuyên môn ở cấp tiểu học được tiến hành
khá thuận lợi. Tuy nhiên ở cấp THCS và THPT việc tích hợp gặp nhiều khó khăn vì
khối lượng và yêu cầu kiến thức các môn học độc lập ngày càng cao, số lượng môn
học còn nhiều, đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chuẩn bị cho dạy học tích hợp,
15


công tác tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu, việc tiến hành dạy
học tích hợp chủ yếu phụ thuộc vào năng lực và ý thức tự giác của giáo viên nên hiệu
quả của dạy học tích hợp mang lại chưa cao.Tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến
một hệ quả tất yếu là các kiến thức học sinh được học không gắn với thực tiễn, học
sinh học vẹt một cách máy móc, không hệ thống được kiến thức dẫn đến mau quên, chỉ
lĩnh hội kiến thức, khả năng vận dụng vào thực tiễn còn hạn chế.
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ
THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
1. CHỦ ĐỀ 1: MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
(Chủ đề này được xây dựng dựa trên nội dung phần “Nhiệt học” Vật lí 10THPT)
1.1. Tổng quan về chủ đề “Môi trường và Ô nhiễm môi trường”
Theo cấu trúc chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần Nhiệt học thuộc chương
trình học tập kỳ II - Vật lí lớp 10. Phần nhiệt học được tổng quát trong 3
chương:Chấtkhí;CơsởcủaNhiệtđộnglựchọc;Chấtrắnvàchấtlỏng.Sựchuyểnthể.
Các đơn vị kiến thức trong phần “Nhiệt học” có thể tổ chức dạy học theo hướng
tích hợp môi trường bao gồm:
* Hiện tượng mao dẫn
- Các ống có tiết diện nhỏ sẽ xảy ra trong đó hiện tượng mao dẫn hay mao quản.
Trong tự nhiên có rất nhiều vật có cấu tạo giống như hệ thống các ống mao quản.
Cây xanh có các ống mao dẫn chính là các rễ cây, thân cây để hút nước và các chất

khoáng để nuôicây.
- Cây xanh có rất nhiều lợi ích như điều hòa lượng nước mặt của Trái đất, điều hòa
khí hậu, hấp thụ các khí nhà kính, hút bụi, làm hạn chế sự xói mònđất,..
Bằng con đường dạy học tích hợp, giáo viên (GV) cho học sinh (HS) thấy được cách
để cây xanh vận chuyển nước và muối khoáng để nuôi cây và vai trò của cây xanh đối
với môi trường nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của HS.
*Sự chuyển thể - nóng chảy và đông đặc
Trong đơn vị bài “Sự chuyển thể. Sự nóng chảy và đông đặc”, GV có thể đặt
vấn đề biến đổi khí hậu (cụ thể là hiện trạng Trái đất đang nóng dần lên do hiệu ứng
16


nhà kính) làm băng tan, mực nước biển dâng cao gây nên các tình trạng xâm nhập
mặn, ngập lụt…, ô nhiễm môi trường, kết quả làm suy giảm mạnh hệ sinh thái trên trái
Đất. Đồng thời, giúp HS biết được lãnh thổ và lãnh hải của đất nước, các nguy cơ quân
sự tiểm ẩn nếu xảy ra hiện tượng nước biển dâng sẽ gây ra việc làm giảm diện tích lục
địa, từ đó có thể các thế lực thù địch sẽ tìm cách chống, thu hẹp lãnh hải của nước ta.
* Sự hóa hơi và ngưngtụ
Trong bài học này, GV có thể dẫn bài với hiện tượng mưa acid, sét, ô nhiễm
không khí, khói bụi, sương mù độc hại… Nguyên nhân là do các chất thải mà con
người thải vào môi trường được hơi nước trong không khí mang theo và dưới tác dụng
của đối lưu nhiệt, các chất độc hại này được vận chuyển lên trên các tầng cao hơn của
khí quyển và gây hại lại cho con người, sinh vật trái đất dưới dạng bụi hoặc mưa…
Trong

chủ

đề

này,


GV



thểsửdụngkiếnthứccủacácmônhọc:Sinhhọc,Hóahọc,Giáodụccôngdân,Địalý.
* Độ ẩm khôngkhí
Độ ẩm có ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình trên Trái Đất: sự sống của động,
thực vật, con người; độ bền của vật liệu…Hậu quả của việc thay đổi độ ẩm không khí
ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch.
Hiện nay độ ẩm của không khí có xu hướng ngày càng giảm xuống do hiện tượng hiệu
ứng nhà kính. Trong phần này, GV cần phải giáo dục cho HS biết về tác dụng của độ
ẩm không khí và có ý thức ngăn chặn xu hướng giảm độ ẩm khôngkhí. GV có thể tích
hợp các môn Sinh học, Giáo dục Công dân, Địa lí và nội môn Vật lí khi tìm hiểu sự
chuyển động của các dòng khí trong điều hòa nhiệt độ của khí quyển. Khi đó HS sẽ
hình thành ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể để tạo điều kiện cho
cây xanh phát triển, trồng câyxanh…
*Vận dụng nguyên lí II Nhiệt động lựchọc
Trong những thập niên gần đây, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuật
kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp, các phương tiện vận tải cơ giới,.... Vận
hành được những động cơ Cơ – Nhiệt cần phải có một lượng nhiên liệu hóa thạch vô
cùng lớn: Dầu hỏa, Dầu Diesel…. Để có được lượng nhiên liệu như vậy, con người
không thể tự sản xuất mà khai thác các khoáng vật trong lòng đất, việc khai thác
17


không có điểm dừng khiến cho không chỉ tài nguyên kiệt quệ mà còn làm cho thành
phần địa quyển thay đổi nghiêm trọng dẫn đến sụt lún, dịch chuyển của các loại địa
hình, gây ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: Sóng thần, núi lửa… Thêm nữa,
sản phẩm sau đốt cháy của các loại máy móc đi vào trong môi trường không khí làm ô

nhiễm môi trường. Qua bài học, GV cho HS thấy được việc sử dụng quá mức cho
phép các nguồn tài nguyên, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch sẽ làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường sống như thế nào và giúp HS đưa racác giải pháp nhằm
giúp cải thiện môi trường như sử dụng các phương tiện sử dụng năng lượng sạch; ngăn
cấm mọi hành vi xả thải, đốt rác nhằm hạn chế tối đa lượng khí thải; tham gia và tuyên
truyền trồng cây xanh và bảo vệ môitrường…
*Các kiến thứcmới
- Tuần hoàn của nước trong thiên nhiên - Hải lưu
Trong thiên nhiên, nước phân bố rộng rãi và có mối quan hệ với nhau thông qua
các vòng tuần hoàn trên Trái Đất. Nhờ năng lượng của Mặt Trời, hàng năm có khoảng
519.000km

3

nướcbốchơitừđạidương,biểnvàđấtliềnvàokhôngkhí.Mộtphầnbốchơitừ

biển, đại dương tạo thành mưa rồi lại rơi ngay trên đó tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ.
Một phần còn lại của hơi nước theo các khối không khí đi vào đất liền gặp điều kiện
thuận lợi ngưng tụ lại tạo thành mưa rơi trên đất liền, mưa rơi trên đất liền một
phầnthẩmthấuvàotrongđất,mộtphầnchảytrênmặtđấthìnhthànhsôngsuối, phần còn lại
bốc hơi, quá trình mưa rơi bao nhiêu lần cuối cùng hơi nước do không khí mang từ
biển vào đất liền lại chảy về biển và đại dương tạo thành vòng tuần hoàn lớn.
Hải lưu (dòng chảy biển) là chuyển động tịnh tiến của các khối nước trên biển
và đại dương, được đặc trưng bởi hướng và tốc độ. Các lực chính tạo nên hải lưu gồm
nguyên nhân bên trong (do sự phân bố không đều của mật độ nước theo chiều ngang)
và bên ngoài (gió, khí áp, lực của sóng triều). Hải lưu làm tăng sự trao đổi nước, phân
bố lại nhiệt độ, độ muối, làm tăng tính đồng nhất về thành phần hóa học của nước
biển, ảnh hưởng đến hoàn lưu khí quyển và khí hậu các vùng trên Trái Đất và là
phương tiện vận chuyển các chất khoáng, ảnh hưởng đến phân bố sinh vật biển. Với
lượng chất thải sinh hoạt quá mức kiểm soát và ý thức của con người khiến cho lượng


18


rác thải một phần theo các dòng sông, mưa trôi dạt ra biển đang phá hủy môi trường
sống của nhiều sinh vật trên TráiĐất.
- Tầng Ôzôn bị phá hủy như thế nào
Ôzôn là loại khí hiếm trong không khí gần mặt đất nhưng lại tập trung thành lớp
dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu. Ôzôn có chức năng bảo vệ sinh
quyển nhưng nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nó là loại khí độc hại và sự ô nhiễm
ôzôn sẽ tác động đến năng suất cây trồng ở mặt đất.
Những chỗ mà tại đó ôzôn bị loãng được hiểu là “lỗ thủng ôzôn”. Tầng ôzôn
hấp thụ phần lớn tia cực tím (tia bức xạ UV mà mặt trời tỏa ra chia làm 3 loại UV-A,
UV-B, UV-C) trong đó UV-C rất có hại cho sự sống, UV-B gây tác hại cho da và có
thể gây tổn thương tế bào dẫn đến ung thư da, tia UV-A không gây hại cho sinh vật)
của bức xạ Mặt Trời, không cho các tia này đến được Trái Đất. Do vậy nếu tầng ôzôn
bị phá hủy sẽ gây tác động rất lớn đối với mọi sinh vật trên hành tinh.
- Nguyên nhân gây thủng tầng ôzôn:
+ Nguyên nhân thứ nhấtcó thể kể đến là việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh, máy
lạnh trên thế giới. Cơ chế hoạt động của tủ lạnh và máy lạnh giữ được nhiệt độ thấp vì
phía sau máy có chứa các loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là “gas”. Dung dịch
freon có thể bay hơi thành thể khí, dưới tác dụng của tia cực tím bị phân hủy tạo ra clo
nguyên tử (là chất xúc tác để phân hủy ôzôn), cụ thể là các phân tử Cl, Br, F của CFC
biến thành các nguyên tử tự do hoạt tính nhờ vào các phản ứng quang hóa:
CFCl3 +hυ→CFCl2 +Cl CFCl2 +hυ→CFCl +Cl CF2Cl2 +hυ→CF2Cl +Cl CF2Cl
+hυ→CFCl +Cl

Các nguyên tử Cl, Br, F phản ứng trực tiếp và hủy diệt Ôzôn theo các phản ứng:
Cl+O3→ClO+O2 ClO+O3 →Cl+2O2


+ Nguyên nhân thứ hai là chất thải công nghiệp, đặc biệt là các khí NOx, CO2.
Việc xả khói bụi và các chất hóa học (cacbon monoxide, sulfur dioxide…) bay vào
không khí không chỉ tham gia phá hủy tầng ôzôn mà còn gây hại trực tiếp cho sinh vật.
- Độ ẩm không khí và thời tiết
Ta biết một phần hai phân tử là bề mặt của Trái đất bị nước bao phủ, lượng
nước này không ngừng bay hơi tạo thành một lớp hơi nước trong khí quyển dày từ 10
19


đến 17km . Hơi nước tạo thành mây, mưa, tuyết, sương mù và ảnh hưởng rất nhiều đến
khí hậu của trái đất, đến đời sống của con người, của động vật và thực vật. Hơi nước
trong không khí làm gỉ sét…làm mốc các dụng cụ quang học, làm hỏng các linh kiện
điện và điện tử ....do đó làm giảm đáng kể tuổi thọ của các dụng cụ và máy móc cơ
khí, quang học, điện và điện tử. Vì vậy, việc khảo sát độ ẩm của không khí có ý nghĩa
rất

quan

trọng

đối

với

đời

sống.

Trong


khí”cầnphânbiệtđượcđộẩmtuyệtđốivàđộẩmcựcđại.

bài

“Độ

ẩm

của

không

Các kiến thức tích hợp GDMT

được thể hiện qua các đơn vị kiến thức cụ thể như trong bảng nội dung tích hợp dưới
đây.

20


Bảng 2.1. Nội dung và địa chỉ các kiến thức trong phần “Nhiệt học” vật lí 10
THPT dùng để xây dựng chủ đề tích hợp“Môi trường và Ô nhiễm môi trường”.
BNội dung kiến thức
ài

Địa chỉ tích
hợp

Nội dung dạy học tích hợp
- - Tìm hiểu về không khí ô nhiễm,

so sánh không khí bị ô nhiễm với

8

không khí không bị ônhiễm.
Cấu tạo chất. Thuyết
2động học phân tử chất Các thể rắn – lỏng- Tìm hiểu cách làm giảm thiểu sự ô
– khí
nhiễm không khí và các hành động
khí
cụthể.
- - Tìm hiểu tác dụng của khí quyển
Trái Đất, của tầng ôzôn trong việc
giữ ổn định nhiệt độ của TráiĐất.
Nội năng và sự
biến thiên nội năng
3

Các cách làm
- Tìm hiểu về Hiệu ứng nhà kính,
thay đổi nội năng

nguyên nhân và cách giảm thiểu
các khí gây hiệu ứng nhàkính

2

- Tìm hiểu cách chuyển hóa nhiệt
thành cơ và ngược lại, đồng thời
tìm hiểu các sản phẩm được tạora

sau quá trình đốt cháy nhiênliệu.
- Tìm hiểu hợp chất làm lạnh, các
tác động của khí CFC đến tầng
3

3Các nguyên lí nhiệt Máy lạnh

ôzôn, tác hại của việc thủng tầng

động lực học

ôzôn và phương án giảm thiểu khí
thải, các hành động cụ thể để cải
thiện môitrường.
- Tìm hiểu về sự hình thành băng ở

Sự chuyển thể của các
3chất
Sự chuyển thể
8
21

Bắc cực và Nam cực, tác động
nhiệt của khí quyển gây ra hiện
tượng băng tan.


- Giới thiệu về dòng chảy biển
“Hải lưu”: Băng tan làm nước biển
dâng, gây ra các hiện tượng thời tiết

tác động tiêu cực đến sự sống của
các sinh vật, Đồng thời, hải lưu
chính là phương tiên vận chuyển
các chất gây ô nhiễm, rác thải đến
khắp mọi nơi trên hành tinh, làm
cho môi trường sống của các sinh
vật bị ảnh hưởng và có nguy cơ
tiệtchủng.
-Tìm hiểu hiện tượng mao dẫn, cách
vận chuyển các chất dinh dưỡng,
các chất khoáng của cây xanh.
-Tìm hiểu lợi ích của cây xanh có
tác động tích cực đến đời sống của
các sinh vật, việc trồng cây xanh
Hiện tượng dính ướt Hiện tượng mao sẽ giúp cải thiện chất lượng môi

7

và không dính ướt. dẫn
3
Hiện tượng mao dẫn

trường và bảo vệ con người khỏi
những

hiện

tượng

thời


tiết

nguyhiểm.
- Tìm hiểu sự ảnh hưởng của độ
ẩm không khí lên đời sống của sinh
vật trên Trái Đất, nguyên nhân làm
tăng hoặc giảm của độ ẩm không
Sự hóa hơi và sự
3ngưng tụ
Độ ẩm không khí khí, các tác động cụ thể của độ ẩm
không khí.

9

22


1.2. Xây dựng chủ đề tíchhợp
Từ quy trình xây dựng chủ đề tích hợp đã được trình bày trên, GV có thể vận
dụng các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm các kiến thức có mối liên quan chặt chẽ với nhau
Các đơn vị kiến thức có thể thực hiện tích hợp trong bài học:
- Địa lí: Cấu tạo của Trái đất, sự phân bố không khí, Ozon ở các tầng khí quyển; Sự
hình thành và các hiện tượng bào mòn các lớp băng ở haicực.
- Hóa học: Cấu tạo phân tử cấu tạo phân tử Ozon; Các phản ứng hóa học của các hợp
chất với Ozon; Các tác dụng của Ozon đối với môi trường và đời sống sinh vật.
- Sinh học: Môi trường và ô nhiễm môi trường; Các quá trình hô hấp và quang
hợp của cây xanh; Tác dụng của cây xanh trong bảo vệ môitrường.
- Vật lí: Sự hấp thụ các tia có hại của các phân tử Ozon, Sự chuyển thể của các chất;

Nhiên liệu sử dụng để vận hành các động cơ, các khí thải là sản phẩm của các quá
trình đốt cháy nhiênliệu,…
- Giáo dục Công dân: Cần giáo dục cho công dân, nhất là tầng lớp học sinh sinh viên
ý thức bảo vệ môitrường.
Bước 2: Xác định chủ để tích hợp
Môi trường sống hiện nay bị ô nhiễm trầm trọng đang ảnh hưởng rất nhiều đến đời
sống của mọi sinh vật mà con nguyên nhân chính là do con người. Do đó, con người cần
phải có những hành động để ngăn chặn ô nhiễm, đồng thời cải thiện môi trường.
HS là những con người của tương lai nên môi trường phải là một mối quan tâm
hàng đầu của HS. Vì vậy, cần giáo dục ý thức cho HS và chủ để được lựa chọn trong
phần Nhiệt học là: “Môi trường và Ô nhiễm Môi trường”.
Bước 3: Dự kiến thời gian
Phần nhiệt học là phần có rất nhiều đơn vị kiến thức có thể tích hợp giáo dục
môi trường cho học sinh. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi lựa chọn các đơn vị tích
hợp như trong bảng 2.1. Trong bảng đã trình bày các kiến thức có thể tích hợp, đơn vị
kiến thức tích hợp nằm trong phạm vi từng bài và từng phần của bài.
Bước 4: Xác định mục tiêu của dạy học tích hợp Giáo dục môi trường

Mục tiêu về kiến thức:
- Hiểu được các kiến thức trong phần nhiệt học; Phát biểu được các định luật, nguyên
lí.


- Hiểu được khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường. Tìm hiểu nguyên nhân, hậu
quả và cách khắcphục.

Mục tiêu về kỹ năng
- Vận dụng các kiến thức để giải các bàitập, giải thích các hiện tượng thực tế.
- Tìm hiểu hậu quả của ô nhiễm môi trường: Thủng tầng Ôzôn, biến đổi khí hậu,…
- Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ và cải thiện môitrường.


Mục tiêu về thái độ
- Có ý thức tham gia tích cực vào các hành động, hoạt động cụ thể giúp giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm môitrường.
Bước 5: Thiết kế tiến trình dạy học
- Soạn giáo án giảng dạy theo hướng tích hợp giáo dục môitrường.
* Tổ chức dạy học tích hợp với chủ đề “Môi trường và Ô nhiễm môi trường” trong
phần “Nhiệt học” vật lí 10THPT.
2. CHỦ ĐỀ 2: SÉT. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SÉT

2.1.Tổng quan về chủ đề “Sét. Biện pháp phòng tránh sét”
2.1.1.Tên chủđề:“SÉT, BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH SÉT”
Những năm gần đây, sét một hiện tượng thiên nhiên, được hình thành bởi sự
tích tụ điện và phóng điện trong khí quyển. Nó có thể đánh vào bất kỳ đâu, bất kỳ đối
tượng hay vật thể nào khi có đủ các yếu tố hình thành. Sét có thể gây chết người, bị
thương, cháy nhà cửa, làm đổ cây cối, hư tài sản,… tình trạng này ngày càng tăng lên
qua mỗi năm.
Sét thường xuất hiện trước, trong, thậm chí cả sau cơn mưa. Trong những đợt
giông bão vừa qua, theo thống kê đã có một số lượng lớn người dân bị sét đánh chết vì
chưa biết cách phòng tránh. Do đó, đề phòng sét đánh là một việc làm cần thiết và cấp
bách. Nhằm ngăn ngừa thiệt hại do sét gây ra cũng như góp phần bảo vệ tính mạng và
tài sản cho con người, một vài biện pháp phòng chống sét hiệu quả mà chúng ta cần
biết: khi nghe dự báo thời tiết có mưa hay giông bão,chúng ta cần lên kế hoạch để đề
phòng sét. Tại khu vực làm việc, cần để ý trước các nơi có thể trú mưa và tránh sét an
toàn. Tuyệt đối không tìm đến những nơi có dụng cụ dẫn điện như nhà tôn, khu vực có
sắt thép, ẩm ướt,… vì chính những dụng cụ dẫn điện đó có thể tiếp điện từ dòng sét và
gây chết người. Hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển, việc phòng chống sét được


nhiều gia đình lắp đặt hệ thống chống sét hiệu quả. Góp phần giảm bớt thiệt hại về vật

chất và con người mà sét gây ra.
Vậy chủ đề đặt ra phù hợp với nhu cầu của HS giúp học sinh hiểu được hiện
tượng sấm sét và biện pháp phòng tránh sét đánh.
2.1.2. Nội dung trong chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
* Môn Vật lý
+ Quá trính dẫn điện tự lực của chất khí; tia lửa điện: hồ quang điện.
+ Điều kiện phát tia lửa điện và hồ quang điện.
+ Ứng dụng chính của quá trình phóng điện trong chất khí.
*Môn hoá
+ Thành phần cấu tạo nguyên tử; không khí.
+ Các loại ion
- Nội dung tích hợp
+ Lớp 10; bài 1: thành phần cấu tạo nguyên tử
+ L ớp 10; bài 12: liên kết ion
+ Lớp 8; bài 28: Không khí và sự cháy
+ Lớp 8; bài 36: Nước
* Môn công nghệ
+ Nguyên lí làm việc và hoạt động của hệ thống đánh lửa động cơ đốt trong.
+Phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
+ Nguyên tắc hoạt động của đèn huỳnh quang.
- Nội dung tích hợp
+ Lớp 11; bài 29: hệ thống đánh lửa.
+ L ớp 7; bài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn tạo giống cây trồng.
+ lớp 8; bài 39: đèn huỳnh quang.
* Môn địa
+ Đặc điểm về địa hình đồi núi và khí hậu của nước ta
* Nội dung tích hợp
+ Lớp 7; bài 7: MT nhiệt đới gió mùa
+ L ớp 6; bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
* Môn sinh học

+ Đặc điểm chung của cơ thể sống


×