ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
PHÒNG HỘ HỒ PHƯỢNG HOÀNG XÃ CÙ VÂN,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG
PHÒNG HỘ HỒ PHƯỢNG HOÀNG XÃ CÙ VÂN,
HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60620201
LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Đặng Kim Vui
2. TS. Đỗ Hoàng Chung
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng có ai công bố trong một
số công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương
ii
LỜI CẢM ƠN
Đào tạo nâng cao trình độ học vấn là cần thiết với mỗi con người nói chung và
đào tạo trình độ thạc sỹ lâm nghiệp của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói
riêng nhằm giúp học viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên
ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực
khoa học chuyên ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực
tiễn nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát
hiện, giải quyết những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo. Sau một
thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên đến nay tôi
đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Để hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, tôi xin chân thành cảm
ơn Ban giám đốc Đại học Thái Nguyên; Ban giám hiệu nhà trường, Phòng sau Đại
học cùng toàn thể các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian
theo học ở trường. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Đặng Kim Vui - Đại
học Thái Nguyên; TS. Đỗ Hoàng Chung - Khoa Lâm Nghiệp, Trường ĐH Nông
Lâm Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôn xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu của Đảng ủy, HĐND UBND cùng các ban, ngành đoàn thể của xã Cù Vân - huyện Đại Từ - tỉnh Thái
Nguyên, cán bộ Trạm quản lý hồ chứa nước Phượng Hoàng và nhân dân trong xóm 12
- Cù Vân - Đại Từ - Thái Nguyên đã giúp đỡ, cung cấp thông tin trong suốt thời gian
tôi nghiên cứu đề tài.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới những sự
giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Hương
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ......................................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1.
Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới............................................. 5
1.1.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng theo định tính.......................................................... 5
1.1.2. Cấu trúc rừng theo định lượng ......................................................................... 6
1.2.
Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam ............................................. 9
1.2.1. Nghiên cứu phân bố cây rừng .......................................................................... 9
1.2.2. Nghiên cứu tái sinh ........................................................................................ 12
1.2.3. Nghiên cứu các chỉ số về cấu trúc rừng ......................................................... 14
1.3.
Tổng quan khu vực nghiên cứu ...................................................................... 17
1.3.1. Các yếu tố về kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội vực nghiên cứu ...................... 17
1.3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng ................................................................................ 21
1.3.3. Đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã .................................... 22
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 25
2.1.
Đối tượng, giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 25
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 25
2.2.
Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.3.
Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ngoài thực địa ................................................. 27
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp ............................................................ 31
iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
3.1.
Đặc điểm cấu trúc tầng cây gỗ ....................................................................... 36
3.1.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ ....................................................................... 36
3.1.2. Cấu trúc tầng thứ ............................................................................................ 37
3.1.3. Thành phần loài cây ....................................................................................... 38
3.1.4. Đặc điểm phân bố N/D của lâm phần ............................................................ 41
3.1.5. Đặc điểm phân bố N/H của lâm phần ............................................................ 42
3.1.6. Đa dạng sinh học thực vật thân gỗ ............................................................... 43
3.2.
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh tự nhiên .............................. 44
3.2.1. Đặc điểm cấu trúc tổ thành cây tái sinh ....................................................... 44
3.2.2. Đặc điểm cấu trúc mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng .......................... 46
3.2.3. Đánh giá đa dạng sinh học tầng cây tái sinh ............................................... 47
3.3.
Nghiên cứu quy luật phân bố cây tái sinh .................................................... 49
3.4.
Ảnh hưởng của một số nhân tố đến tái sinh tự nhiên .................................. 50
3.4.1. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh .................................... 51
3.4.2. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tái sinh rừng ....................................... 53
3.4.3. Ảnh hưởng của yếu tố con người đến tái sinh rừng .................................... 54
3.5.
Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho khu vực phòng hộ Hồ
Phượng Hoàng ................................................................................................ 56
3.5.1. Giải pháp về khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung........... 60
3.5.2. Giải pháp về kỹ thuật và công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên thiên .... 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 64
1. Kết luận ................................................................................................................ 64
2. Tồn tại ................................................................................................................... 65
3. Kiến nghị ............................................................................................................... 66
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ............................................................................. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 68
PHỤ LỤC
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.
Ký hiệu độ nhiều (độ dầy rậm) thảm tươi (theo Drude)........................ 35
Bảng 3.1.
Một số đặc điểm rừng phòng hộ hồ Phượng Hoàng ............................. 36
Bảng 3.2.
Một số thông số tính công thức tổ thành rừng phòng hộ hồ
Phượng Hoàng ....................................................................................... 37
Bảng 3.3.
Đặc điểm cấu trúc tầng thứ .................................................................... 38
Bảng 3.4.
Thành phần loài cây gỗ.......................................................................... 39
Bảng 3.5.
Phân bố số cây theo cấp kính ................................................................ 41
Bảng 3.6.
Phân bố số cây theo cấp chiều cao ........................................................ 42
Bảng 3.7.
Tính đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu ...................................... 44
Bảng 3.8.
Công thức tổ thành cây tái sinh rừng khu vực rừng phòng hộ Hồ
Phượng Hoàng ....................................................................................... 45
Bảng 3.9.
Mật độ cây tái sinh khu vực rừng phòng hộ Hồ Phượng Hoàng ........... 46
Bảng 3.10. Chỉ số đa dạng sinh học lớp cây tái sinh ............................................... 47
Bảng 3.11. Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh khu vực rừng phòng hộ Hồ
Phượng Hoàng ....................................................................................... 48
Bảng 3.12. Phân bố loài cây tái sinh theo cấp chiều cao ......................................... 49
Bảng 3.13. Cây bụi, thảm tươi rừng phòng hộ Hồ Phượng Hoàng ......................... 51
Bảng 3.14. Độ nhiều (hay độ rày rậm) của cây bụi thảm tươi khu vực rừng
phòng hộ Hồ Phượng Hoàng ................................................................. 52
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến chất lượng tái sinh rừng ............... 53
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1.
Hình dạng, kích thước OTC và sơ đồ bố trí ô thứ cấp ..........................28
Hình 3.1.
Biểu đồ phân số cây theo đường kính ...................................................42
Hình 3.2.
Biểu đồ phân cấp số cây theo chiều cao ................................................43
Hình 3.3.
Biểu đồ mật độ cây tái sinh và tỷ lệ cây triển vọng ..............................47
Hình 3.4.
Hình ảnh cây tái sinh .............................................................................49
Hình 3.5.
Biểu đồ phân bố loài cây, tỷ lệ số cây theo cấp chiều cao ....................50
Hình 3.6.
Hình ảnh cây bụi và thảm tươi ..............................................................52
Hình 3.7.
Tỷ lệ chất lượng cây tái sinh .................................................................54
Hình 3.8.
Người dân vào rừng lấy gỗ, củi và lâm sản từ rừng ..............................55
Hình 3.9.
Người dân chăn thả gia súc ...................................................................55
vii
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
[...]
: Trích dẫn tài liệu
BHYT
: Bảo hiểm Y tế
Cv
: Châm vối
D1.3
: Đường kính thân cây tại chiều cao 1,3m
Dg
: Dẻ gai
Dt
: Đường kính tán
DT
: Diện tích
FAO
: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Hdc
: Chiều cao dưới cành
HĐND
: Hội đồng nhân dân
Hvn
: Chiều cao vút ngọn
Kl
: Kháo lông
Lk
: Loài khác
LSNG
: Lâm sản ngoài gỗ
N%
: Tỉ lệ mật độ
N/ha
: Mật độ cây/ha
ODB
: Ô dạng bản
OTC
: Ô tiêu chuẩn
S
: Sồi
Tn
: Thành ngạnh
UBND
: Uỷ ban nhân dân
UBND
: Uỷ ban nhân dân
VQG
: Vườn quốc gia
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái đa dạng nhất, giàu có nhất, là kho dự trữ
nguồn tài nguyên thiên nhiên sống, là thư viện của ngân hàng gen các loài cây trên
trái đất và là lá phổi khổng lồ đang hàng ngày, hàng giờ điều chỉnh các nhân tố
sinh thái trên hành tinh chúng ta.
Để hoạch định một chính sách đúng thì việc nghiên cứu đặc điểm cấu trúc
rừng tự nhiên nhằm nhận biết được những đặc điểm của rừng là cần thiết. Thông
qua việc điều tra sẽ xác định được các chỉ tiêu cơ bản về cấu trúc của rừng. Các chỉ
tiêu này không chỉ có ý nghĩa về lý luận mà có ý nghĩa thực tiễn to lớn cho việc xác
định chính xác kiểu trạng thái rừng tại một khu vực hay vùng. Từ đó giúp cho các
nhà lâm nghiệp hoạch định trong quy hoạch và đề ra các giải pháp để quản lý bảo
vệ, bảo tồn phát triển rừng một cách hợp lý.
Khu rừng phòng hộ Hồ Phượng Hoàng thuộc xã Cù Vân, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên, có diện tích gần 210 ha, với trung tâm hồ Phượng Hoàng rộng
khoảng 30ha, phục vụ nước tưới cho khoảng 300ha đất nông nghiệp của xã Cù
Vân và An Khánh, khu rừng này đã được giao cho UBND xã Cù Vân làm chủ
rừng. Đã hơn 30 năm qua, hệ thực vật rừng nơi đây mặc dù đã được chính quyền
địa phương và người dân hết sức quan tâm đầu tư và khoanh nuôi, bảo vệ rất tốt,
nhưng vẫn còn đang gặp nhiều khó khăn. Khó khăn lớn nhất gặp phải trong việc
quản lý khu rừng phòng hộ là người dân sinh sống bên trong vùng đệm thuộc các xã
lân cận đã tạo sức ép rất lớn. Tài nguyên rừng là nguồn sống chủ yếu của người dân
sống gần rừng từ bao đời nay vì vậy những thói quen, phong tục tập quán phát
nương làm rẫy, săn bắt động vật, khai thác gỗ trái phép, lấy củi, thu lượm các sản
phẩm từ rừng đã bị hạn chế và kiểm soát. Trong khi đó các sinh kế tạo nguồn thu
nhập khác cho người dân địa phương chưa bù đắp được sự thiếu hụt này. Cho nên
đã gây ra những bất lợi cho khu rừng. Do đó, việc tồn tại những tác động bất lợi của
người dân vào tài nguyên rừng là điều tất yếu.
Bên cạnh đó, hiện nay công tác quản lý bảo vệ trên địa bàn còn nhiều bất cập
khi hiện tượng xâm lấn đất và khai thác lâm sản trái phép xảy ra ngày càng nhiều,
2
phát sinh nhiều mâu thuẫn trong việc sử dụng đất đai, tài nguyên rừng giữa chủ
rừng rừng phòng hộ với người dân địa phương. Hoạt động này tác động không nhỏ
làm hủy hoại môi trường sinh thái, nơi cư trú của các loài động vật và tính đa dạng
sinh học trong khu vực, do đó cần kiên quyết ngăn chặn để trả lại sự bình yên cho
khu rừng.
Nguyên nhân chính dẫn đến tồn tại như hiện nay một phần là vẫn chưa thực
sự tạo ra được cơ chế, chính sách để chia sẻ lợi ích và khuyến khích người dân địa
phương tham gia vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Xuất phát từ tình hình thực tế tại khu rừng phòng hộ hồ Phượng Hoàng đang
đứng trước nguy cơ bị xâm hại thì rất cần có sự chung tay tham gia quản lý bảo vệ
rừng của mọi cấp ngành và toàn xã hội, đặc biệt cộng đồng người dân địa phương sở tại.
Chính vì vậy, để bảo vệ tốt hệ sinh thái rừng, điều tiết nguồn nước, hạn chế
sự bồi lắng cát dưới lòng hồ thì vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn được
coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Đồng thời, cũng tạo hành lang pháp
lý để bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo điều kiện thuận
lợi cho phát triển lĩnh vực du lịch của địa phương. Đây được xem như là một
chiến lược dài hạn có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ phận cấu thành không thể
tách rời trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Vì vậy, để phát huy khả năng phòng hộ, đồng thời góp phần nâng cao giá
trị kinh tế, sinh thái và du lịch cho địa phương thì việc: “Nghiên cứu đặc điểm
cấu trúc rừng phòng hộ hồ Phượng Hoàng, xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên” là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu của đề tài
- Phân tích được một số đặc điểm cấu trúc rừng; đặc điểm lớp cây tái sinh
dưới tán rừng; tính đa dạng của các quần xã rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá được mức độ tác động của cộng đồng địa phương đối với tài
nguyên rừng phòng hộ hồ Phượng Hoàng.
- Đề xuất được các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và công tác quản lý bảo vệ
đối với tài nguyên rừng trong khu rừng phòng hộ hồ Phượng Hoàng.
3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Về mặt khoa học: Bổ sung các dẫn chứng khoa học cho các nhà quản lý
đánh giá một cách tổng quát về các chỉ tiêu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cho địa phương
tham khảo hoạch định các chính sách bảo vệ và quản lý rừng.
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full