Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu, tính chọn thông số kỹ thuật của tuabin phù hợp với tốc độ gió tại một số vùng đã quy hoạch đo gió khu vực trung trung bộ nhằm đạt sản lượng điện tối ưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.03 MB, 69 trang )

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
***

***

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
“Nghiên cứu, tính chọn thông số kỹ thuật của tuabin phù hợp với tốc
độ gió tại một số vùng đã quy hoạch đo gió khu vực Trung Trung Bộ
nhằm đạt sản lượng điện tối ưu”

Mã số: CS.07.2016

Chủ nhiệm đề tài: ThS:Nguyễn Văn Đoài

Quảng Bình, Tháng 11 Năm 2016


UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
***

***

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ
“Nghiên cứu, tính chọn thông số kỹ thuật của tuabin phù hợp với tốc
độ gió tại một số vùng đã quy hoạch đo gió khu vực Trung Trung Bộ
nhằm đạt sản lượng điện tối ưu”


Mã số: CS.07.2016

Xác nhận của Nhà trường
(ký, họ tên, đóng dấu)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

ThS. Nguyễn Văn Đoài

Quảng Bình, Tháng 11 Năm 2016


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Th.S. Nguyễn Văn Đoài - Chủ nhiệm đề tài
2. ThS. Nguyễn Ngọc Dũng – Thành viên
3. CN. Lương Duy Minh – Thành viên


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài

1

Mục lục


2

Danh mục các bảng biểu

5

Danh mục các hình

6

Danh mục các chữ viết tắt

8

Thông tin kết quả nghiên cứu

9

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

10
10

1.1.

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

10


1.2.

Tổng quan về tình hình nghiên cứu, đầu tư phát triển điện gió ở
Việt Nam

11

2. Tính cấp thiết của đề tài

13

3. Mục tiêu đề tài

14

4. Cách tiếp cận, Phương pháp nghiên cứu

14

4.1. Cách tiếp cận

14

4.2. Phương pháp nghiên cứu

14

5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

14


5.1.

Đối tượng

14

5.2.

Phạm vi nghiên cứu

14

6. Nội dung nghiên cứu

15

PHẦN II: NỘI DUNG

16

Chương 1: Nghiên cứu số liệu gió một số vùng có tiềm năng ở khu

16

vực Trung Trung Bộ đã được quy hoạch đo gió
1. 1. Nghiên cứu tiềm năng gió khu vực xã Hướng Phùng, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị:

17


1.1.1. Tiềm năng gió tại khu vực Hướng Phùng

18

1.1.2. Kết luận về tiềm năng gió khu vực Hướng Phùng:

26


1.2. Nghiên cứu tiềm năng gió khu vực xã Hướng Linh, huyện Hướng

26

Hóa, tỉnh Quảng Trị:
1.2.1. Tiềm năng gió tại khu vực Hướng Linh

27

1.2.2. Kết luận về tiềm năng gió khu vực Hướng Linh

30

1. 3. Nghiên cứu tiềm năng gió khu vực xã Gio Việt, huyện Gio Linh,
tỉnh Quảng Trị:

30

1.3.1. Tiềm năng gió tại khu vực Gio Việt


31

1.3.2. Kết luận về tiềm năng gió khu vực Gio Việt:

34

Chương 2: Nghiên cứu một số chủng loại Tuabin gió hiện có

35

trên thị trường
2.1. Tổng quan về thiết bị Tuabin gió

35

2.1.1. Cấu tạo chung của Tuabin gió

35

2.1.2. Các kiểu tua-bin gió hiện nay

37

2.1.3. Công suất các lại tua-bin gió

38

2.2. Thông số kỹ thuật một số chủng loại Tuabin gió hiện có trên thi
trường


39

2.2.1. Tuabin Ge 2.0 –116

39

2.2.2. Tuabin Vestas V100-2.0

41

2.2.3. Tuabin Gamesa 2.5 MW – G114

43

2.2.4. Tuabin W2E 2.0 W100

44

2.2.5. Tuabin Suzlon S88 – 2.1MW

46

Chương 3: Tính toán lựa chọn thông số kỹ thuật của Tuabin và vị trí
lắp đặt phù hợp với tiềm năng gió của vùng nhằm đạt sản lượng điện
tối ưu

49

3.1. Các yêu cầu chung khi lựa chọn tuabin gió


49

3.1.1. Các yêu cầu lựa chọn gam công suất tua bin

49

3.1.2. Lựa chọn chiều cao tháp tính toán

50

3.1.3. Tối ưu hoá vị trí tua bin

51

3.2. Cách xác định sản lượng điện của một tuabin

53

3.3. Tính toán lựa chọn tuabin gió

54


3.3.1. Kết quả tính toán cho 15 vị trí của Tuabin W2E 2.0 W100:

55

3.3.2. Kết quả tính toán cho 15 vị trí của Tuabin Gamesa 2.5 MW-

57


G114:
3.3.3. Kết quả tính toán cho 15 vị trí của Tuabin Vestas V100-2.0:

59

3.3.4. Kết quả tính toán cho 15 vị trí của Tuabin Ge 2.0 –116:

61

3.3.5. Kết quả tính toán cho 15 vị trí của Tuabin Suzlon S88–
2.1MW:

63

3.4. Tổng hợp kết quả tính chọn tuabin gió

64

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

66

1. Kết luận

66

2. Kiến nghị

66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

67


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thống kê các thiết bị lắp đặt trên cột đo gió tại khu vực Hướng
Phùng
Bảng 1.2: Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại khu vực Hướng Phùng
Bảng 1.3: Biến thiên tốc độ gió trung bình giờ tại khu vực Hướng Phùng
Bảng 1.4: Tần suất xuất hiện các cấp độ gió ở các độ cao 60m (Ch1), 60m (Ch2),
50m(Ch3), 40m(Ch4) gió tại khu vực Hướng Phùng.
Bảng 1.5: Bảng thống kê các thiết bị lắp đặt trên cột đo gió tại khu vực Hướng
Linh
Bảng 1.6: Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại khu vực Hướng Linh
Bảng 1.7: Bảng thống kê các thiết bị lắp đặt trên cột đo gió tại khu vực Gio Việt
Bảng 1.8: Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại khu vực Gio Việt
Bảng 2.1: Bảng kích thước và trọng lượng của tuabin gió Ge 2.0-116
Bảng 2.2: Bảng kích thước và trọng lượng của tuabin gió Vestas V100-2.0
Bảng 2.3: Bảng kích thước và trọng lượng của tuabin gió Gamesa 2.5 – G114
Bảng 2.4: Bảng kích thước và trọng lượng của tuabin gió W2E 2.0 W100
Bảng 2.5: Bảng kích thước và trọng lượng của tuabin gió Suzlon S88 – 2.1MW
Bảng 3.1: Phân loại tua bin gió theo tiêu chuẩn IEC-61400-1:
Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật của một số tuabin có công suất từ 1,5MW-2,5MW
hiện có trên thị trường
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả tính toán sản lượng điện cho các vị trí tối ưu


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ tiềm năng gió tỉnh Quảng Trị ở 60m khu vực Hướng Phùng

Hình 1.2: Cột đo gió 60m tại khu vực Hướng Phùng
Hình 1.3: Đồ thị biến thiên tốc độ gió tại độ cao 60m khu vực Hướng Phùng
Hình 1.4: Biến thiên tốc độ gió trung bình giờ khu vực Hướng Phùng
Hình 1.5: Biểu đồ phân bố tốc độ gió thực đo ở độ cao 60m khu vực Hướng Phùng
Hình 1.6: Hoa gió theo 16 hướng chính trong 1 năm đo đạc ở độ cao 60m tại Hướng
Phùng
Hình 1.7: Đồ thị Profile gió theo độ cao tại Hướng Phùng
Hình 1.8: Đồ thị biến thiên TI theo vận tốc gió đối với chuỗi số liệu tại Ch1
Hình 1.9: Đồ thị biến thiên TI theo vận tốc gió đối với chuỗi số liệu tại Ch2
Hình 1.10: Bản đồ tiềm năng gió tỉnh Quảng Trị ở 60m tại khu vực Hướng Linh
Hình 1.11. Cột đo gió 60m tại Hướng Linh
Hình 1.12: Đồ thị biến thiên tốc độ gió theo từng độ cao khu vực Hướng Linh
Hình 1.13: Hoa gió theo 16 hướng chính trong 1 năm đo đạc ở độ cao 60m tại Hướng
Linh
Hình 1.14: Biểu đồ phân bố tốc độ gió thực đo ở độ cao 60m tại Hướng Linh
Hình 1.15: Bản đồ tiềm năng gió tỉnh Quảng Trị ở 60m khu vực Gio Việt
Hình 1.16. Cột đo gió 60m khu vực Gio Việt
Hình 1.17: Đồ thị biến thiên tốc độ gió theo từng độ cao khu vực Gio Việt
Hình 1.18: Hoa gió theo 16 hướng chính trong 1 năm đo đạc ở độ cao 60m tại Gio Việt
Hình 1.19: Biểu đồ phân bố tốc độ gió thực đo ở độ cao 60m tại Gio Việt
Hình 2.1: Mô phỏng các bộ phận của tuabin gió
Hình 2.2: Sơ đồ nguyên lý phát điện của tuabin gió
Hình 2.3: Hình ảnh tuabin Ge -2.0 - 116
Hình 2.4: Đường công công suất của tuabin Ge -2.0 - 116
Hình 2.5: Hình ảnh tuabin Vestas V100 – 2.0
Hình 2.6: Đường công công suất của tuabin Vestas V100-2.0
Hình 2.7: Hình ảnh tuabin Gamesa 2.5 MW – G114
Hình 2.8: Đường công công suất của tuabin Gamesa 2.5 – G114
Hình 2.9: Hình ảnh tuabin W2E 2.0 W100
Hình 2.10: Đường công công suất của tuabin W2E 2.0 W100

Hình 2.11: Hình ảnh tuabin Suzlon S88 – 2.1MW


Hình 2.12: Đường công công suất của tuabin Suzlon S88 – 2.1MW
Hình 3.1: Bản đồ tiềm năng gió khu vực ở độ cao 80m khu vực Hướng Phùng
Hình 3.2: Kết quả tính toán Tuabin W2E 2.0 W100 tại 15 vị trí khác nhau
Hình 3.3: Kết quả tính toán Tuabin Gamesa 2.5 MW – G114 tại 15 vị trí khác nhau
Hình 3.4: Kết quả tính toán Tuabin Vestas V100-2.0 tại 15 vị trí khác nhau
Hình 3.5: Kết quả tính toán Tuabin Ge 2.0 –116 tại 15 vị trí khác nhau
Hình 3.6: Kết quả tính toán Tuabin Suzlon S88 – 2.1MW tại 15 vị trí khác nhau


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- BWE: Hiệp hội Năng lượng gió Đức .
- CHLB Đức: Cộng hòa liên bang Đức
- VAT: Thuế giá trị gia tăng
- WB: Ngân hàng thế giới
- REVN: Năng Lượng Tái tạo Việt Nam
- KSH: Năng lượng khí sinh học
- IEC 61400-1 ; IEC 61400-12-1: Tiêu chuẩn quốc tế IEC
- 94TCN6-2001: Tiêu chuẩn ngành
- NE: Hướng Đông Bắc,
- WSW:Hướng Tây Tây Nam
- ENE: Hướng Bắc Đông Bắc
- SWS: Hướng Nam Tây Nam
- Ch (Channel): Vị trí lắp sensor tốc độ gió
- AC: Dòng điện xoay chiều
- DC: Dòng điện một chiều
- Ge 2.0 –116: Tuabin Ge, công suất 2.0 MW, sải cánh rộng 116m.
- Vestas V100-2.0: Tuabin Vestas , công suất 2.0MW, sải cánh rộng 100m.

- Gamesa 2.5MW–G114: Tuabin Gamesa, công suất 2.5MW, sải cánh rộng 114m.
- W2E 2.0 W100: Tuabin W2E, công suất 2.0MW, sải cánh rộng 100m.
- Suzlon S88 – 2.1MW: Tuabin Suzlon, công suất 2.1MW, sải cánh rộng 88m


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đề tài đã nghiên cứu và hoàn thành được một số nội dung như sau:
- Đã nghiên cứu, tìm hiểu được số liệu gió của một số vùng có tiềm năng gió đã
được viện năng lượng đo gió ở khu vực Trung Trung Bộ như sau:
Vùng 1: Xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị.
Vùng 2: Xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị.
Vùng 3: Xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị.
- Đã gghiên cứu, tìm hiểu được thông số kỹ thuật một số chủng loại Tuabin gió
của một số hãng sản xuất trên thế giới hiện có trên thị trường như: GE; Gamesa; W2E;
Vestas; Suzlon; ...
- Đã ứng dụng phần mềm WindPro, để tính toán sản lượng điện tương ứng cho
các loại Tuabin nêu trên tại 15 vị trí lắp đặt khác nhau trong vùng quy hoạch xã Hướng
Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- So sánh lựa chọn chủng loại Tuabin phù hợp nhất với tiềm năng gió của vùng
và vị trí tọa độ lắp đặt để đạt được sản lương điện tối đa.
2. Sản phẩm đạt được của đề tài:
2.1. Sản phẩm khoa học:
1. Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, Trang 6, Số 9(106).2016: “Nghiên cứu lựa chọn phương án xây dựng để Tuabin
gió đạt sản lượng điện tối ưu”.
2. Đăng bài tại kỷ yếu và báo cáo tại Hội thảo khoa học - Giảng viên với nghiên
cứu khoa học - với các bài báo:
- Nghiên cứu, tính chọn chủng loại Tuabin phù hợp với tiềm năng gió của khu
vực nhằm đạt sản lượng điện tối ưu.
- Đề xuất phương án lắp đặt mô hình máy phát điện chạy bằng sức gió đơn giản.

2.2. Sản phẩm đào tạo:
Hướng dẫn thành công sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường năm học 2015
- 2016 đạt giải 3. Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình máy phát điện đơn giản chạy bằng
sức gió”.

2.3. Sản phẩm ứng dụng:
Đây là kết quả, nghiên cứu tính toán có tính thực tế cao. Sử dụng phần mềm
tính toán hiện đại. Do đó có thể sử dụng kết quả tính toán này để lập dự án đầu tư cho
trang trại điện gió tại khu vực Hướng Phùng, Quảng Trị.


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên:
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài:
Xu thế phát triển năng lượng điện gió đang trở thành trào lưu của nhiều quốc gia
trên thế giới nhất là các nước phát triển và những nền kinh tế tiêu thụ nhiều năng
lượng… Kinh nghiệm thực tiễn của Đức, Ấn Độ, Trung Quốc sẽ là bài học cho phát
triển điện gió ở Việt Nam.
CHLB Đức:
Từ lâu CHLB Đức đã nổi tiếng là nước công nghiệp hàng đầu thế giới chủ trương
phát triển mạnh năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió. Vì vậy, từ năm 1991,
nước Đức đã có mức giá ưu đãi đối với năng lượng gió.
Luật Xây dựng của CHLB Đức cũng đóng vai trò quan trọng đối với phát triển
điện gió. Theo đó, các nhà máy năng lượng gió được xếp vào danh mục “các dự án đặc
quyền”, được yêu cầu có cơ chế ưu tiên cụ thể.
Trong chiến lược mới về phát triển năng lượng, điện gió được xem là “con át chủ
bài”, cứu cánh số một cho nền công nghiệp điện nước Đức trong tương lai khi không
có điện hạt nhân. Khả năng công nghệ và năng lực sản xuất điện gió của Đức thuộc
loại hàng đầu thế giới, có thể cung cấp thiết bị cho nhiều nước, trong đó có Việt nam.
Riêng năm 2008 doanh thu từ xuất khẩu thiết bị điện gió của Đức đã đạt 12 tỷ Euro.

Theo Hiệp hội Năng lượng gió Đức (BWE), nước này có thể lưu trữ 45.000 MW trên
bờ và 10.000MW điện gió ngoài khơi vào năm 2020, cung cấp khoảng 25% sản lượng
điện tiêu thụ của Đức.
Trung Quốc:
Là một trong những quốc gia có nhu cầu sử dụng điện lớn nhất thế giới, Trung
Quốc sớm nhận ra nguy cơ bị cạn kiệt các nguồn nhiên liệu hóa thạch và tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Vì vậy, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm
sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo. Năm 1986, nhà máy điện gió đầu tiên
được xây dựng tại Vinh Thành, tỉnh Sơn Đông.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó, năng lượng gió trên thế giới vẫn chưa phát triển,
việc phải nhập khẩu các tuabin gió với giá thành cao đã gây khó khăn cho quá trình
đầu tư. Vì vậy, năm 1994, Trung Quốc đã đưa ra định hướng phát triển điện gió bằng
việc nội địa hóa các nhà máy sản xuất tuabin.
Để khuyến khích các dự án điện gió có quy mô lớn, kết nối vào mạng điện quốc
gia, chính phủ Trung Quốc còn miễn toàn bộ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng
đối với phần thiết bị và linh kiện nhập khẩu. (Trước đó, thuế VAT đối với điện gió đã


giảm từ 17% xuống 8,5% vào năm 2001, từ năm 2004 thuế nhập khẩu được cố định ở
mức 8% cho tuabin phát điện và 3% cho linh kiện, phụ tùng, song các thuế suất này sẽ
được miễn hoàn toàn nếu tuabin và linh kiện được chủ đầu tư nhập khẩu để xây dựng
dự án điện gió).
Với những chính sách linh hoạt và mềm dẻo đó, thị trường điện gió ở Trung
Quốc được hình thành và ngày càng phát triển. Đến cuối năm 2004, Trung Quốc đã có
43 khu điện gió với tổng công suất là 850 MW. Năm 2005 Trung Quốc có 59 nhà máy
điện gió, lắp đặt 1.854 tua bin với tổng công suất 1.266 MW, đứng thứ 10 trên thế giới.
Đến cuối năm 2008, công suất điện gió của Trung Quốc đã là 12.200 MW, tương
đương 2/3 công suất của đại công trình thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử
(18.200 MW). Đến năm 2010, công suất điện gió của Trung Quốc là 25.100 MW, xếp
thứ tư thế giới, sau Mỹ, Đức và Tây Ban Nha. Thủ tướng Trung Quốc – Ôn Gia Bảo

từng tuyên bố, từ nay đến năm 2020, mức phát thải khí CO2 trên mỗi đơn vị GDP của
Trung Quốc sẽ giảm khoảng 40 - 45% so với mức năm 2005. Cơ sở để Trung Quốc
thực hiện cam kết đó chính là sự phát triển mạnh và bền vững của các nguồn năng
lượng tái tạo, trong đó điện gió là chủ yếu.
Ấn Độ:
Cùng với Trung Quốc, Ấn Độ là một trong hai nước đang phát triển nằm trong
top 10 nước dẫn đầu thế giới về công suất điện gió. Khởi đầu cho thành công này là
năm 1980, khi Cơ quan Nguồn năng lượng (sau chuyển thành Bộ Năng lượng) Ấn Độ
được thành lập nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng phục vụ phát triển kinh tế. Cơ
quan này đã tiến hành nghiên cứu, xác định, triển khai các dự án điện gió và đưa vào
khai thác.
Chính phủ Ấn Độ cũng đã ban hành chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các dự án điện
gió. Nếu như năm 2000, Ấn Độ mới chỉ có 1.220 MW điện gió, thì sau 5 năm, công
suất điện gió của Ấn Độ đã tăng lên 3 lần, đạt mức 3.595 MW. Chỉ tính riêng trong
năm 2004, Ấn Độ đã lắp đặt được tuabin điện gió mới với tổng công suất 1.112 MW,
đưa Ấn Độ vươn lên hàng thứ năm trên thế giới về công suất, sau CHLB Đức, Tây Ban
Nha, Anh và Mỹ.
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, đầu tư phát triển điện gió ở Việt Nam:
Theo đánh giá của các chuyên gia, điện gió là một trong những nguồn năng lượng
sạch hàng đầu hiện nay, trên lãnh thổ Việt Nam có tiền năng rất lớn, nhờ có khí hậu
nhiệt đới gió mùa và bở biển dài trên 3.200km. Đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB)
cũng cho thấy khoảng 8% lãnh thổ của Việt Nam có tiền năng về năng lượng gió, cao
hơn hẳn so với các nước trong khu vực.


Tiềm năng gió của Việt Nam rất lớn, vì thế việc nghiên cứu phát triển năng lượng
gió là một công việc cần thiết. Sự nghiên cứu triển khai năng lượng gió ở Việt Nam đã
đi những bước đầu tiên. Nhưng cơ bản sự phát triển năng lượng gió trong nước còn
nhỏ lẻ, còn khá khiêm tốn so với tiềm năng to lớn của Việt Nam. Hiện tại Việt Nam có
tất cả 20 dự án diện gió với dự kiến sản xụất 20 GW. Nguồn điện gió này sẽ kết nối với

hệ thống điện lưới quốc gia và sẽ được phân phối và quản lý bởi Tổng Công Ty Điện
Lực Việt Nam. Trong thời gian qua, Việt Nam đã lắp đặt trạm năng lượng gió công
suất 858KW trên đảo Bạch Long Vĩ do chính phù tài trợ và các tổ máy được chế tạo
bởi hãng Technology SA (Tây Ban Nha) . Ngoài ra Trung Tâm Năng Lượng Tái Tạo
và Thiết Bị Nhiệt (RECTARE) Đại học Bách Khoa tp Hồ Chí Minh đã lắp đặt trên 800
tuốc bin gió trong hơn 40 tỉnh thành với sự tài trợ của Hiệp hội Việt Nam – Thụy Sĩ
tập trung nhiều nhất gần Nha Trang, trong đó có gần 140 tuốc bin gió đã hoạt động. Ở
Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh với sự hỗ trợ của Pháp cũng đã lắp đặt được 50 tuốc
bin gió. Tuy nhiên những tuốc bin gió trên đều có công suất nhỏ khoảng vài KW mức
độ thành công không cao vì không được bảo dưỡng thường xuyên theo đúng yêu cầu.
Tháng 8-2008 Fuhrlaender AG, một tập đoàn sản xuất tuốc bin gió hàng đầu của
Đức đã bàn giao 5 tổ máy (cánh quạt gió) sản xuất điện gió đầu tiên cho dự án điện gió
tại Tuy Phong , Bình Thuận với mỗi tổ máy có công suất 1.5MW (Tốc độ gió trung
bình ở Tuy Phong là 6.7 m/s). Tổ máy đầu tiên được lắp đặt vào tháng 11-2008 và
chính thức hòan thành kết nối vào điện lưới quốc gia vào tháng 8 năm 2009
Tòan bộ thiết bị của 15 tổ máy còn lại của giai đọan 1 sẽ được hòan thành trong
thời gian sắp tới để hòan tất việc lắp đặt toàn bộ 20 tổ máy cho giai đọan 1. Tổng công
suất của nhà máy điện gió tại Bình Thuận trong giai đoạn này là 30MW do Công Ty
Cổ Phần Năng Lượng Tái tạo Việt Nam (REVN) làm chủ đầu tư. Thời gian hoạt động
của dự án là 49 năm. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 328ha. Theo kế hoạch giai
đoạn 2 sẽ mở rộng sau đó với công suất lên 120MW.
Tháng 10-2008 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết giữa Tổng Công Ty Điện Lực Dầu
Khí Việt Nam (PV Power) thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam và Tập Đoàn Luyện
Kim của Argentina Industrias Metallurgica Pescamona S.A.I.yF (IMPSA) thỏa thuận
chi tiết về việc sản suất và phát triển các dự án điện gió và thủy điện tại Việt Nam. Hai
bên đã đồng ý góp vốn để kinh doanh và thương mại hóa tuốc bin gió, phát triển và
quản lý các dự án điện gió, cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện gió
ở Việt Nam. Hai bên cũng đã kí thỏa thuận hợp tác triển khai nhà máy điện gió công
suất 1 GW trên diện tích 10.000 ha nằm cách xã Hòa Thắng huyện Bắc Bình tỉnh Bình
Thuận khoảng 6 km về hướng đông bắc. Nhà máy sẽ được lắp đặt tuốc bin gió

IMPESA Unipower IWP –Class II công suất 2,1MW các tổ máy gồm nhiều tuốc bin
gió cho phép sản xuất 5,5Gwh/năm. Dự kiến tổng vốn đầu tư cho dự án là 2,35 tỷ USD


trong 5 năm. Hai bên cũng thỏa thuẩn về dự án sản suất tuốc bin gió công suất 2MW
có sải cánh quạt dài 80m cho Việt Nam và cho xuất khẩu.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Hiện nay, nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo đang ngày càng cạn kiệt.
Nếu không nhanh chóng tìm ra phương án bù đắp vào sự thiếu hụt nguồn năng lượng
này thì giai đoạn tới sẽ dấn đến tình hình thiếu hút nguồn điện. Đầu tư vào phát triển
bền vững năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng gió để kịp thời tạo nguồn bổ sung
điện năng giai đoạn 2010- 2020, đang là hướng đi đầy tiềm năng và nhận được sự
quan tâm đặc biệt của Chính phủ.
Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có của mình.
Những nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã được
nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng
lượng khí sinh học (KSH), nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt,
năng lượng mặt trời và năng lượng địa nhiệt.
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió
nhưng hiện tại số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được
lượng hóa đầy đủ bởi còn thiếu điều tra và đo đạc. Số liệu đánh giá về tiềm năng năng
lượng gió có sự dao động khá lớn, từ 1.800MW đến trên 9.000MW, thậm chí trên
100.000MW. Theo các báo cáo thì tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung
nhiều nhất tại vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo.
Để đáp ứng nhu cầu trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt
với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch
nội địa, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào
giá năng lượng thế giới... Chính vì vậy, việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái
tạo trong giai đoạn tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh
năng lượng và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu, lựa chọn các thông số kỹ thuật như chiều cao cột
gió, chiều rộng quạt gió, công suất của mỗi tuabin, vị trí lắp đặt, ... sao cho phù hợp
với tiềm năng gió của từng vùng cụ thể chưa được đánh giá, tính toán kỹ càng dẫn đến
một số dự án khi triển khai còn lãng phí tiềm năng và chi phí dẫn đến hiệu quả của dự
án không cao.
Với xu thế phát triển những nguồn năng lượng “xanh” vì một tương lai “xanh”
của Việt Nam và của toàn nhân loại, việc nghiên cứu tiềm năng của các khu vực và
tính toán lựa chọn các thông số kỹ thuật của Tuabin gió cho phù hợp để xây dựng Nhà
máy Điện gió tại các vùng có tiềm năng gió là rất cần thiết.
3. Mục tiêu đề tài:


Nghiên cứu, tìm hiểu thông số kỹ thuật của các tuabin gió do một số hãng sản
xuất trên thế giới hiện nay. Tính toán lựa chọn chủng loại Tuabin cho phù hợp với
tiềm năng gió của khu vực nhằm đạt được sản lương điện tối đa.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cách tiếp cận: Thực trạng – Lý thuyết => Giải pháp.
- Thu thập tài liệu (bản vẽ quy hoạch, các bản thuyết minh, số liệu đo gió,) có liên
quan đến một số vùng có tiềm năng gió của khu vực Trung Trung Bộ.
- Nghiên cứu một số chủng loại tuabin gió hiện có trên thị trường.
- Kết hợp với kiến thức chuyên ngành về quy trình sản xuất điện năng từ năng lượng
gió để phân tích và ứng dụng phần mềm WindPro, để tính toán lựa chọn chủng loại
Tuabin cho phù hợp với tiềm năng gió của một vùng gió cụ thể nhằm đạt được sản
lương điện tối đa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu từ các sở ban ngành, các đơn vị có liên quan.
- Khảo sát, đo đạc bằng các máy móc, thiết bị chuyên nghành kết hợp với khảo sát, tìm
hiểu trực quan.
- Tính toán, nghiên cứu bằng các phần mềm chuyên dụng cho công tác tính toán thiết
kế chuyên nghành. Kết hợp với việc tính toán các số liệu bằng máy móc thủ công.

- Trình bày kết quả, nghiên cứu tính toán bằng cách thể hiện bản vẽ trên phần mềm
Autocad kết hợp với thuyết minh, trình bày kết quả bằng Office và các phần mềm
chuyên dụng khác.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu số liệu gió của một số vùng đã được Viện
Năng Lượng lắp đặt cột đo gió tại khu vực Trung Trung Bộ.
- Nghiên cứu một số chủng loại Tuabin gió của một số hãng sản xuất hiện có trên thị
trường.
- Tính toán lựa chọn thông số kỹ thuật của Tuabin phù hợp với tiềm năng gió nhằm đạt
sản lượng điện tối đa.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu số liệu gió của một số vùng có tiềm năng gió ở khu vực Trung Trung Bộ
như sau:
Vùng 1: Xã Hướng Sơn, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị.
Vùng 2: Xã Hướng Linh, xã Hướng Hiệp, huyện Hướng Hóa, Tỉnh Quảng Trị.
Vùng 3: Xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị.


- Nghiên cứu một số chủng loại Tuabin gió của một số hãng sản xuất trên thế giới hiện
có trên thị trường như: GE; Gamesa; Enercon; Vestas; Suzlon; ...
- Ứng dụng phần mềm WindPro, để tính toán lựa chọn thông số kỹ thuật của Tuabin
cho phù hợp với tiềm năng gió của vùng đó nhằm đạt được sản lương điện tối đa.
6. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu số liệu gió của một số vùng có tiềm năng đã được quy hoạch như đã nêu
ở phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu một số chủng loại Tuabin gió của một số hãng sản xuất trên thế giới hiện
có trên thị trường.
- Ứng dụng phần mềm WindPro, để tính toán lựa chọn thông số kỹ thuật của Tuabin
cho phù hợp với tiềm năng gió của vùng có số liệu gió cụ thể nhằm đạt được sản lương
điện tối đa.



PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU SỐ LIỆU GIÓ MỘT SỐ VÙNG CÓ TIỀM NĂNG
Ở KHU VỰC TRUNG TRUNG BỘ ĐÃ ĐƯỢC QUY HOẠCH ĐO GIÓ
Viện Năng lượng Việt Nam đã tiến hành khảo sát tiềm năng gió trên khắp lãnh
thổ Việt Nam trong đó các tỉnh Trung Trung Bộ được cho là khu vực có tiềm năng đầu
tư điện gió rất lớn. Kể từ năm 2008 Viện Năng lượng đã tiến hành lắp đặt các cột đo
gió ở một số khu vực có tiềm năng tại các tỉnh thuộc khu vực này. Trong đó có một số
vùng tiêu biểu như sau:
Vùng 1: Vùng ven biển xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình.
Vùng 2: Vùng ven biển xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, Tỉnh Quảng Bình.
Vùng 3: Vùng khe gió xã Hướng Sơn, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, Tỉnh
Quảng Trị.
Vùng 4: Vùng khe gió xã Hướng Linh, xã Hướng Hiệp, huyện Hướng Hóa, Tỉnh
Quảng Trị.
Vùng 5: Vúng ven biển xã Gio Việt, huyện Gio Linh, Tỉnh Quảng Trị.
Vùng 6: Vúng ven biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng
Trị.
Sau 5 năm tiến hành đo gió nhận thấy số giờ đặt tốc độ gió tốt (từ 3,5m/s trở
lên) trong một năm của một số vùng không cao, không đảm bảo sản lượng điện cho
đầu tư xây dựng các nhà máy điện gió.
Một số vùng của Tỉnh Quảng Trị là tỉnh hiếm hoi của khu vực Trung Trung Bộ
có tiềm năng gió lớn đảm bảo đầu tư có hiệu quả các dự án nhà máy điện gió.
Ngày 19/6/2015, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 6185/QĐ-BCT. V/v
phê duyêt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến 2020, tầm nhìn
đến năm 2030. Trong đó có thể hiện tiềm năng gió của các vùng được quy hoạch cụ
thể như sau:
Vùng


Khu vực phân bố

Diện
tích(ha)

Vận tốc gió
trung bình/ năm

1

Các xã Hướng Sơn, Hướng Lập, Hướng Phùng
thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

2.789

Khoảng 7m/s

2

Các xã Hướng Linh, Hướng Lập, Hướng Hiệp
thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

2.882

6 – 7 m/s

3

Các xã Gio Việt, Gio Hải, Gio Thành huyện Gio
Linh và khu vực mặt nước ven biển huyện Vĩnh

Linh và huyện Đảo Cồn Cỏ

1.036

Khoảng 6m/s


1. 1. Nghiên cứu tiềm năng gió khu vực xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị:
Theo khảo sát bước đầu của các chuyên gia xác định được một số địa điểm trên
vùng tỉnh Quảng Trị có nguồn năng lượng gió phong phú, có khả năng xây dựng các
trạm phát điện gió với quy mô công nghiệp.
Căn cứ vào Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Quảng Trị giai đoạn đến 2020,
tầm nhìn đến 2030 đã được Bộ Công thương phê duyệt thì tỉnh Quảng Trị được đánh
giá là một trong những tỉnh có tiềm năng gió, trong đó khu vực xã Hướng Phùng,
huyện Hướng Hóa nằm trong khu vực có vận tốc gió bình quân ở độ cao 60m từ 77,5m/s, cụ thể như hình bên dưới:

Hình 1.1: Bản đồ tiềm năng gió tỉnh Quảng Trị ở 60m khu vực Hướng Phùng

Qua những số liệu về gió đo thực tế, đối chứng với số liệu của Đài Khí tượng
thủy văn huyện Hướng Hóa (cách vị trí dự án khoảng 22km), và qua các kết quả thu


được từ các dự án đo gió khác trên khu vực, có thể khẳng định rằng tiềm năng năng
lượng gió tại khu vực là thuộc loại lớn ở Việt Nam và có tính khả thi để xây dựng các
nhà máy điện gió có quy mô lớn.
1.1.1. Tiềm năng gió tại khu vực Hướng Phùng

Trạm đo gió
Trạm đo gió Hướng Phùng được xây dựng tại thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng,

huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách trung tâm huyện Hướng Hóa khoảng 22km.
Toạ độ địa lý hệ VN2000 múi 3 là 535342, 1851841. Cao độ địa hình khu vực đặt trạm
so với mặt biển là 660m. Hiện trạng khu vực trạm đo là đất trống có cây bụi thấp và cà
phê.
Thời gian đo: 2008 - 2015
Chiều cao cột: 60m

.
Hình 1.2: Cột đo gió 60m tại khu vực Hướng Phùng


Bảng 1.1: Bảng thống kê các thiết bị lắp đặt trên cột đo gió tại khu vực Hướng Phùng
TT

Tên thiết bị

Số lượng

1

Sensor tốc độ gió - Model NRG 40C, USA
. Dải đo: 1-96m/s
. Độ chính xác: 0,1m/s so với dải đo từ 5-25m/s
. Ngưỡng: 0,78m/s
. Môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: -55oC đến 60oC
+ Độ ẩm: 0 – 100%RH
Sensor đo hướng gió - Model NRG 200P, USA
. Dải đo: 0- 360o
. Độ chính xác: 1%

. Ngưỡng: 1m/s
. Môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: -55oC đến 60oC
+ Độ ẩm: 0 – 100%RH
Sensor đo nhiệt độ không khí với bộ chắn tán xạ Model NRG 110S, USA
. Dải đo: - 40o - + 52,5oC
. Độ chính xác: +/-0,8oC
. Môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: -40oC đến 52,5oC
+ Độ ẩm: 0 – 100%RH
Sensor khí áp - Model BP20, USA
. Dải đo: 15 – 115kPa
. Độ chính xác: +/- 1,5kPa
. Môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: 10oC đến 50oC
Sensor độ ẩm - Model RH5, USA
. Dải đo: 5 -95%
. Độ chính xác:+/-5% RH
. Môi trường hoạt động:
+ Nhiệt độ: -40oC đến 54oC
+ Độ ẩm: 0 – 95%RH
Bộ lưu trữ số liệu - Model NRG SymphoniePLUS™
. Số kênh: 15 kênh
. 01 thẻ nhớ MMC 16 MB.
Pin mặt trời bộ điều khiển và acquy
Sản xuất tại Việt Nam
Thông số 12V 5Ah/10Hr

04


2

3

4

5

6

7

Độ cao lắp
đặt (so mặt
đất)
60m (Ch1),
60m (Ch2),
50m (Ch3)
40m (Ch4)

03

60m, 50m,
40m

01

60m

01


60m

01

60m

01

5m

01

7m

Số liệu thu được ở dạng file *.RWD. Nội dung chuỗi số liệu gồm: Ngày - tháng,
giờ - phút, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, max, min với tần suất 10 phút/lần theo
từng kênh như đã nêu trên.
Căn cứ kỹ thuật của việc tính toán số liệu:
- Tiêu chuẩn IEC 61400-1 “Design requiremens”, 2005


- Tiêu chuẩn IEC 61400-12-1 “Power performance measurements of
electricity producing wind tuabins”.
- Quy phạm quan trắc khí tượng bề mặt 94TCN6-2001.
Vận tốc gió trung bình khu vực nghiên cứu
Bảng 1.2: Tốc độ gió trung bình hàng tháng tại khu vực Hướng Phùng

Đơn vị: m/s
Tháng T1

60m

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T8

T9

T10 T11 T12 Năm

8,92 6,88 6,81 3,81 3,31 5,53 5,41 4,72 5,32 8,55 8,11 7,15

(Nguồn: Quy hoạch điện gió tỉnh Quảng Trị)

Hình 1.3: Đồ thị biến thiên tốc độ gió tại độ cao 60m khu vực Hướng Phùng

Nhận xét:
Kết quả cho thấy tháng có vận tốc gió trung bình lớn nhất là tháng 10, 11,
12, 1; tháng có vận tốc gió trung bình thấp nhất là tháng 4, 5.
Tốc độ gió trung bình tại cột đo Hướng Phùng ở độ cao 60m là 6,21 m/s.

Tốc độ gió cực đại đạt 23,1m/s.
a) Biến thiên tốc độ gió trung bình giờ trong một ngày
Bảng 1.3: Biến thiên tốc độ gió trung bình giờ tại khu vực Hướng Phùng
Đơn vị: m/s

Vận tốc gió trung bình giờ ở các độ cao
Giờ
0
1
2
3
4

60m (Ch1)
6,7
6,8
6,9
7,1
7,2

60m(Ch2) 50m(Ch3)
6,6
6,6
6,8
6,7
6,9
6,8
7,0
7,0
7,1

7,1

40m(Ch4)
5,8
5,9
6,0
6,2
6,3

6,21


Vận tốc gió trung bình giờ ở các độ cao
Giờ
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
Trung bình
S (độ lệch
tiêu chuẩn)

60m (Ch1)
7,3
7,4
7,5
7,5
7,7
7,6
7,5
7,4
7,3
7,2
7,0
6,8
6,5
6,3
6,1
6,1
6,1
6,3
6,4
6,95
0,52


60m(Ch2) 50m(Ch3)
7,2
7,1
7,3
7,3
7,4
7,4
7,5
7,4
7,6
7,6
7,5
7,6
7,5
7,5
7,3
7,4
7,3
7,3
7,1
7,1
7,0
7,0
6,7
6,7
6,4
6,4
6,2
6,2
6,0

6,0
6,0
6,0
6,1
6,0
6,2
6,2
6,4
6,3
6,88
6,86
0,53

0,54

40m(Ch4)
6,4
6,7
6,8
6,9
7,1
7,0
7,0
6,9
6,8
6,5
6,4
6,0
5,7
5,4

5,3
5,3
5,3
5,5
5,7
6,2
0,61

Hình 1.4: Biến thiên tốc độ gió trung bình giờ khu vực Hướng Phùng


* Nhận xét:
Đường biến trình tốc độ gió trung bình giờ ở các độ cao đo đạc của trạm có hình
dạng tương tự nhau. Từ lúc sáng sớm đến trưa tốc độ gió có xu hướng tăng dần và đạt
cực đại vào lúc gần trưa (8h-11h) sau đó giảm dần đến sáng hôm sau và đạt cực tiểu
lúc tối (19-21h).
Chênh lệch tốc độ gió trung bình giờ trong ngày ở cùng độ cao nhỏ, tốc độ gió
tương đối ổn định giữa các giờ trong ngày.

b) Tần suất xuất hiện các cấp độ gió của chuỗi số liệu thực đo
Bảng 1.4: Tần suất xuất hiện các cấp độ gió ở các độ cao 60m (Ch1), 60m (Ch2),
50m(Ch3), 40m(Ch4) tại khu vực Hướng Phùng.
Tần suất xuất hiện (%)
Cấp tốc
độ gió
50m
40m
60m(ch1) 60m(ch2)
(m/s)
(ch3)

(Ch4)
v ≤ 0,5
1,62
1,58
1,83
9,11
0,5≤v<1
1,59
1,55
1,42
2,42
1≤v<1,5
1,17
1,23
1,18
1,47
1,5≤v<2
1,20
1,27
1,29
1,47
2≤v<2,5
1,55
1,67
1,69
1,71
2,5≤v<3
2,07
2,16
2,34

2,19
3≤v<3,5
3,13
3,34
3,42
3,00
3,5≤v<4
4,41
4,55
4,68
4,35
4≤v<4,5
6,00
5,96
5,77
5,46
4,5≤v<5
6,96
7,06
6,94
6,40
5≤v<5,5
7,35
7,85
7,16
6,64
5,5≤v<6
7,38
7,82
7,58

6,57
6≤v<6,5
6,90
7,02
7,21
5,97
6,5≤v<7
6,01
6,05
6,23
5,26
7≤v<7,5
5,23
5,10
5,29
4,71
7,5≤v<8
4,70
4,50
4,53
4,27
8≤v<8,5
4,11
3,85
4,01
3,79
8,5≤v<9
3,47
3,52
3,42

3,39
9≤v<9,5
3,21
2,81
2,95
2,74
9,5≤v<10
2,67
2,43
2,57
2,52
10≤v<10,5
2,44
2,38
2,34
2,38
10,5≤v<11
2,32
2,16
2,22
2,21
11≤v<11,5
2,12
2,04
2,00
2,06
11,5≤v<12
2,04
1,96
1,90

1,89
12≤v<12,5
1,89
1,73
1,71
1,65
12,5≤v<13
1,63
1,59
1,57
1,45
13≤v<13,5
1,45
1,50
1,49
1,09
13,5≤v<14
1,23
1,17
1,18
1,03
14≤v<14,5
1,04
0,90
0,96
0,76
14,5≤v<15
0,87
0,86
0,91

0,80
15≤v<15,5
0,69
0,73
0,67
0,44
15,5≤v<16
0,58
0,51
0,51
0,34
16≤v<16,5
0,35
0,42
0,38
0,20
16,5≤v<17
0,30
0,29
0,28
0,12


Tần suất xuất hiện (%)
Cấp tốc
độ gió
50m
40m
60m(ch1) 60m(ch2)
(m/s)

(ch3)
(Ch4)
17≤v<17,5
0,17
0,21
0,18
0,07
17,5≤v<18
0,06
0,09
0,09
0,05
18≤v<18,5
0,05
0,08
0,05
0,02
18,5≤v<19
0,04
0,04
0,04
0,00
19≤v<19,5
0,00
0,02
0,01
0,00
19,5≤v<20
0,00
0,00

0,00
0,00
Tổng
100
100
100
100
cộng

Hình 1.5: Biểu đồ phân bố tốc độ gió thực đo ở độ cao 60m khu vực Hướng Phùng

* Nhận xét:
 Tần suất tốc độ gió để tuabin bắt đầu phát điện v  3 m/s ở độ cao 60m
(Ch1) chiếm 90,8% thời gian đo đạc.
 Với các đặc điểm gió như trên, khu vực này được xem như khu vực có
tiềm năng gió rất tốt, có thể khai thác hiệu quả.

c. Hướng gió

Hình 1.6: Hoa gió theo 16 hướng chính trong 1 năm đo đạc ở độ cao 60m tại Hướng Phùng


×