Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG CỦA HEO CON SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60 NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ GIỐNG TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.57 KB, 74 trang )

 

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60
NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ GIỐNG
TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I

Họ và tên sinh viên:

Võ Văn Để

Lớp:

DH08TA

Ngành:

Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Niên khóa:

2008 – 2012

Tháng 08 năm 2012



 


 

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
************

VÕ VĂN ĐỂ

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ SỨC SỐNG
CỦA HEO CON SAU CAI SỮA GIAI ĐOẠN 21 – 60
NGÀY TUỔI THUỘC MỘT SỐ GIỐNG
TẠI XÍ NGHIỆP HEO GIỐNG CẤP I

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kĩ Sư Chăn Nuôi

Giáo viên hướng dẫn
TS. TRẦN VĂN CHÍNH

Tháng 8 năm 2012 

i


 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực tập: Võ Văn Để
Tên luận văn: “ Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con
sau cai sữa giai đoạn 21-60 ngày tuổi thuộc một số giống tại Xí nghiệp Heo
Giống Cấp I”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của Hội Đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y,
ngày…..tháng….năm….

Giáo viên hướng dẫn

TS. Trần Văn Chính

ii


 

LỜI CẢM TẠ
Con xin gửi lời kính yêu đến ba mẹ, những người đã sinh ra và nuôi dưỡng
con bằng tất cả tình thương, luôn lo lắng, động viên, đã không ngại khó khăn gian
khổ nuôi nấng và hi sinh suốt đời để con có được ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến TS. Trần Văn Chính đã tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
Chân thành biết ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y, cùng quý thầy cô đã tận tình
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I – thành
viên của Tổng công ty Nông Nghiệp Sài Gòn. Toàn thể Cô, Chú, Anh, Chị công

nhân viên tại xí nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và
nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài trong suốt thời gian thực tập
tại xí nghiệp.
Xin cảm ơn toàn thể các bạn lớp DH08TA thân yêu, tất cả những người đã
yêu mến, luôn chia sẻ, động viên và giúp đỡ Để trong suốt thời gian học tập và thực
hiện tốt đề tài tốt nghiệp.
Võ Văn Để

iii


 

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài: “ Khảo sát khả năng sinh trưởng và sức sống của heo con sau cai
sữa giai đoạn 21- 60 ngày tuổi thuộc một số giống tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp
I” được tiến hành từ 06/01/2012 đến 15/04/2012 đã thu được một số kết quả như
sau:
-Trọng lượng nhập thực tế cao nhất là giống DD (7,87 kg/con), thấp nhất là
giống PP (6,95 kg/con).
-Trọng lượng xuất thực tế cao nhất là giống DD (22,91 kg/con), thấp nhất là
giống PP (19,81 kg/con).
-Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi cao nhất là giống
DD (6,53 kg/con), thấp nhất là giống PP (5,95 kg/con).
-Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi cao nhất là giống
DD (20,39 kg/con), thấp nhất là giống PP (18,07 kg/con).
-Tăng trọng ngày thực tế cao nhất là giống DD (390,07 g/con/ngày), thấp
nhất là giống PP (332,09 g/con/ngày).
-Tăng trọng ngày hiệu chỉnh cao nhất là giống DD (355,52 g/con/ngày), thấp
nhất là giống PP (310,73 g/con/ngày).

-Lượng thức ăn tiêu thụ và hệ số chuyển biến thức ăn tính chung cho các
giống tương ứng là 0,57 kgTĂ/con/ngày và 1,44 kgTĂ/kgTT.
-Tỷ lệ nuôi sống tính chung cho các giống là 97,70%. Trong đó, giống LL
có tỷ lệ nuôi sống cao nhất với 98,48%, thấp nhất là giống YY với 95,18%.
-Tỷ lệ ngày heo con tiêu chảy, tỷ lệ heo con có triệu chứng ho, tỷ lệ heo con
viêm khớp, tỷ lệ heo con bệnh ghẻ tính chung cho các giống khảo sát tương ứng là
0,48%, 5,64%, 1,57%, 3,29%.
-Khả năng sinh trưởng và sức sống của các giống khảo sát được xếp theo thứ
tự tốt giảm dần: giống DD (hạng I) > giống LL (hạng II) > giống YY (hạng III) >
giống PP (hạng IV).

iv


 

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ .................................................................x
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Giới thiệu vài nét về Xí nghiệp Heo Giống Cấp I.................................................3

2.1.1 Vị trí địa lý .........................................................................................................3
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................3
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp ...............................................................3
2.1.4 Cơ cấu tổ chức....................................................................................................4
2.1.5 Cơ cấu đàn .........................................................................................................4
2.2 Giống và công tác giống .......................................................................................5
2.2.1 Nguồn gốc con giống .........................................................................................5
2.2.2 Các bước tiến hành chọn giống ..........................................................................5
2.2.3 Công tác phối giống ở xí nghiệp ........................................................................6
2.2.4 Đặc điểm các giống heo thuần ...........................................................................6
2.2.4.1 Heo Yorkshire .................................................................................................6
2.2.4.2 Heo Landrace ..................................................................................................6
2.2.4.3 Heo Duroc .......................................................................................................7

v


 

2.2.4.4 Heo Piertrain ...................................................................................................7
2.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo .........................................................7
2.3.1 Chuồng trại .........................................................................................................7
2.3.1.1 Chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái khô và nái chửa ...........................................7
2.3.1.2 Chuồng heo nái nuôi con.................................................................................8
2.3.1.3 Chuồng nuôi heo cai sữa đến 60 ngày tuổi .....................................................8
2.3.1.4 Chuồng nuôi heo 60- 90 ngày tuổi ..................................................................9
2.3.1.5 Chuồng nuôi heo đực và cái hậu bị .................................................................9
2.3.1.6 Chuồng nuôi heo đực giống ............................................................................9
2.3.2 Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng ......................................................................9
2.3.2.1 Heo đực giống .................................................................................................9

2.3.2.2 Heo hậu bị .....................................................................................................10
2.3.2.3 Heo nái khô, chửa .........................................................................................10
2.3.2.4 Heo nái đẻ và nuôi con ..................................................................................11
2.3.2.5 Heo con theo mẹ............................................................................................11
2.3.2.6 Heo con cai sữa .............................................................................................12
2.3.3 Thức ăn .............................................................................................................12
2.3.4 Quy trình vệ sinh thú y .....................................................................................13
2.3.4.1 Vệ sinh thức ăn..............................................................................................13
2.3.4.2 Vệ sinh chuồng trại .......................................................................................13
2.3.4.3 Vệ sinh công nhân và khách tham quan ........................................................14
2.3.4.4 Quy trình tiêm phòng ....................................................................................14
2.4 Cơ sở lý luận .......................................................................................................15
2.4.1 Đặc điểm sinh lý heo con .................................................................................15
2.4.2 Sinh trưởng và phát dục ...................................................................................15
2.4.2.1 Sinh trưởng ....................................................................................................15
2.4.2.2 Sự phát dục ....................................................................................................16
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục .........................................16
2.4.3.1 Yếu tố di truyền .............................................................................................16

vi


 

2.4.3.2 Yếu tố ngoại cảnh..........................................................................................17
2.4.4 Các bệnh thường gặp trên heo con sau cai sữa ................................................18
2.4.4.1 Bệnh tiêu chảy ...............................................................................................18
2.4.4.2 Bệnh viêm phổi .............................................................................................20
2.4.4.3 Bệnh viêm khớp ............................................................................................21
2.4.4.4 Bệnh ghẻ........................................................................................................22

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .....................................23
3.1 Thời gian và địa điểm..........................................................................................23
3.1.1 Thời gian: .........................................................................................................23
3.1.2 Địa điểm: ..........................................................................................................23
3.2 Phương pháp và đối tượng khảo sát ....................................................................23
3.2.1 Phương pháp khảo sát ......................................................................................23
3.2.2 Đối tượng khảo sát ...........................................................................................23
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................23
3.3.1 Các chỉ tiêu về khả năng tăng trọng .................................................................23
3.3.2 Các chỉ tiêu về khả năng sử dụng thức ăn ........................................................25
3.3.3 Các chỉ tiêu về sức sống ...................................................................................25
3.3.4 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống ...................................................26
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................26
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................28
4.1 Trọng lượng nhập và trọng lượng xuất ...............................................................28
4.1.1 Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế ....................................28
4.1.1.1 Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế theo giống ...............28
4.1.1.2 Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế theo giới tính ...........30
4.1.2 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu chỉnh
về 60 ngày tuổi ..........................................................................................................32
4.1.2.1 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu chỉnh
về 60 ngày tuổi theo giống ........................................................................................32

vii


 

4.1.2.2 Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu chỉnh
về 60 ngày tuổi theo giới tính....................................................................................35

4.2 Tăng trọng ngày thực tế, tăng trọng ngày hiệu chỉnh .........................................36
4.2.1 Tăng trọng ngày thực tế, tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giống ....................36
4.2.2 Tăng trọng ngày thực tế, tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giới tính ................38
4.3 Tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển biến thức ăn ...................................................39
4.4 Tỷ lệ nuôi sống ....................................................................................................41
4.5 Tỷ lệ bệnh ............................................................................................................43
4.5.1 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................43
4.5.2 Tỷ lệ con có triệu chứng ho..............................................................................44
4.5.3 Tỷ lệ con viêm khớp.........................................................................................44
4.5.4 Tỷ lệ con bị ghẻ ................................................................................................45
4.6 Xếp hạng khả năng sinh trưởng và sức sống ......................................................46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................49
5.1 Kết luận ...............................................................................................................49
5.2 Đề nghị ................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................51
PHỤ LỤC ..................................................................................................................54 

viii


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp ...................................13
Bảng 2.2 : Định mức thức ăn cho các loại heo .........................................................13
Bảng 2.3 : Quy trình tiêm phòng cho các lọai heo của xí nghiệp .............................15
Bảng 2.4: Một số loại thuốc điều trị tiêu chảy ..........................................................20
Bảng 2.5 :Một số loại thuốc điều trị viêm phổi ........................................................21
Bảng 2.6 :Một số loại thuốc điều trị viêm khớp .......................................................21
Bảng 2.7 :Một số loại thuốc điều trị ghẻ ...................................................................22

Bảng 3.1: Hệ số nhân hiệu chỉnh trọng lượng cai sữa về 21 ngày tuổi ....................24
Bảng 4.1: Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế theo giống ...........28
Bảng 4.2: Trọng lượng nhập thực tế và trọng lượng xuất thực tế theo giới tính ......31
Bảng 4.3: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu
chỉnh về 60 ngày tuổi theo giống ..............................................................................32
Bảng 4.4: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi và trọng lượng xuất hiệu
chỉnh về 60 ngày tuổi theo giới tính..........................................................................35
Bảng 4.5: Tăng trọng ngày thực tế, tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giống .............36
Bảng 4.6: Tăng trọng ngày thực tế, tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giới tính ........38
Bảng 4.7: Tiêu thụ thức ăn và hệ số chuyển biến thức ăn ........................................40
Bảng 4.8: Tỷ lệ nuôi sống đến lúc xuất.....................................................................42
Bảng 4.9: Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ...........................................................................43
Bảng 4.10: Tỷ lệ con có triệu chứng ho ....................................................................44
Bảng 4.11: Tỷ lệ con viêm khớp ...............................................................................45
Bảng 4.12: Tỷ lệ con bị ghẻ ......................................................................................46
Bảng 4.13: Bảng đánh giá sức sinh trưởng và sức sống của heo sau cai sữa giai đoạn
21 – 60 ngày tuổi .......................................................................................................47 

ix


 

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I ......................................4
Biểu đồ 4.1: Trọng lượng nhập thực tế theo giống ...................................................29
Biểu đồ 4.2: Trọng lượng xuất thực tế theo giống ....................................................30
Biểu đồ 4.3: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi theo giống ...................33
Biểu đồ 4.4: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi theo giống ....................34
Biểu đồ 4.5: Tăng trọng ngày thực tế theo giống......................................................37

Biểu đồ 4.6: Tăng trọng ngày hiệu chỉnh theo giống ................................................38 

x


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLNTT

: Trọng lượng nhập thực tế

TLNHC21

: Trọng lượng nhập hiệu chỉnh về 21 ngày tuổi

TLXTT

: Trọng lượng xuất thực tế

TLXHC60

: Trọng lượng xuất hiệu chỉnh về 60 ngày tuổi

TTNTT

: Tăng trọng ngày thực tế

TTNHC


: Tăng trọng ngày hiệu chỉnh

TTTĂ

: Tiêu tốn thức ăn

HSCBTĂ

: Hệ số chuyển biến thức ăn

NLTĐ

: Năng lượng trao đổi

NSIF

: National Swine Improvement Ferderation

TSTK

: Tham số thống kê

n

: Số con hoặc số ô chuồng nuôi heo khảo sát

X

: Giá trị trung bình


SD

: Độ lệch chuẩn ( Standard deviation)

CV (%)

: Hệ số biến dị ( Coefficient of Variation)

ADE

: Vitamin tổng hợp A, D, E

a, b, c…

: Các giá trị trung bình có các ký tự khác nhau là sự
khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê

LL

: Giống heo Landrace thuần

YY

: Giống heo Yorkshire thuần

PP

: Giống heo Piertrain thuần

DD


: Giống heo Duroc thuần

xi


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Với xu thế phát triển kinh tế xã hội hiện nay về mọi mặt, đời sống con người
ngày càng được cải thiện và từng bước nâng cao, yêu cầu về thực phẩm của con
người cũng ngày càng gắt gao hơn về chất lượng. Điều đó đang đặt ra cho ngành
nông nghiệp một sứ mệnh cần phải thực hiện, trong đó, ngành chăn nuôi heo có một
vai trò quan trọng là nguồn cung cấp thực phẩm đạm chủ yếu của người Việt Nam
cũng phải hành động.
Không những chỉ đáp ứng nhu cầu thịt cho người dân trong nước, các xí
nghiệp chăn nuôi heo đang từng bước cố gắng vươn lên để hội nhập với thị trường
quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Để đạt được những mục tiêu đó
thì công việc phải làm là nâng cao được năng suất cũng như phẩm chất thịt của đàn
heo, sản phẩm tạo ra đủ sức cạnh tranh với các nền chăn nuôi tiên tiến của thế giới.
Trong chăn nuôi heo, công tác giống đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đó
là việc áp dụng các phương pháp chọn lọc nhân giống thuần, lai tạo giữa các giống
heo để cải tiến giống…Cần nắm vững đặc tính sinh học, nhu cầu của heo trong từng
giai đoạn. Trong đó giai đoạn heo sau cai sữa được xem là giai đoạn khó khăn và
quan trọng, nó quyết định đàn heo giống hay heo thịt tương lai có đạt chất lượng
hay không. Giai đoạn này heo chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoại cảnh. Do đó
việc kiểm tra khả năng sinh trưởng, sức sống, sức kháng bệnh của chúng giúp ta có
thể đánh giá tổng quát về đàn heo. Từ đó có thể phục vụ tốt cho mục đích sản xuất

như nuôi heo hậu bị hay nuôi thịt.

1


 

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi
Thú Y, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, bộ môn Di truyền giống, ban
giám đốc Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I TP. Hồ Chí Minh, cùng với sự hướng dẫn
của TS. Trần Văn Chính, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Khảo sát khả năng sinh
trưởng và sức sống của heo con sau cai sữa giai đoạn 21-60 ngày tuổi thuộc
một số giống tại Xí nghiệp Heo Giống Cấp I”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Khảo sát sức sinh trưởng, sức sống, khả năng sử dụng thức ăn và một số
bệnh thường gặp trên heo con giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi của một số giống tại Xí
Nghiệp Heo Giống Cấp I. Từ đó để có được cơ sở dữ liệu cho chiến lược công tác
giống của Xí Nghiệp.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi, đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản về sinh trưởng, sức sống và một số
triệu chứng của các bệnh thường gặp của các giống heo giai đoạn 21 – 60 ngày tuổi.
Theo dõi khả năng sử dụng thức ăn của đàn heo giai đoạn 21- 60 ngày tuổi.

2


 

Chương 2

TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu vài nét về Xí nghiệp Heo Giống Cấp I
2.1.1 Vị trí địa lý
Xí nghiệp được xây dựng trên một triền đồi, nằm ở khu dân cư, có tường rào
bao quanh, cách quốc lộ 1K khoảng 100m về phía Tây rất thuận tiện cho việc vận
chuyển .
Diện tích xí nghiệp : khoảng 4ha.
Địa chỉ : 168/6 – phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP.HCM.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Trước năm 1945, xí nghiệp có tên là trại heo Chấn Hưng. Sau năm 1945, các
cơ sở chăn nuôi được nhà nước tiếp thu và quản lý. Hai cơ sở chăn nuôi Chấn Hưng
và Quyết Thắng được nhà nước tiếp thu và xác nhập thành một trại duy nhất lấy tên
là Chấn Hưng. Trong thời gian này trại thuộc Công ty Chăn Nuôi II.
Năm 1981, trại đổi tên thành Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I, và đã nhập 3
giống Yorkshire, Landrace, Duroc với tổng số là 342 con. Trong đó, nọc 42 con, nái
300 con với mục đích là làm phong phú nguồn gen.
Năm 1992, xí nghiệp trực thuộc Sở Nông Nghiệp Nông Thôn Thành Phố Hồ
Chí Minh.
Năm 1997 đến nay, xí nghiệp trực thuộc Tổng Công Ty Nông Nghiệp Sài
Gòn.
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp
Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I hoạt động với mục đích chính là tiếp nhận
nguồn giống cao sản của các nước tiên tiến để nâng cao phẩm chất đàn giống hiện
có, tránh đồng huyết ở các đàn đang sử dụng.
Là đơn vị giống cấp I duy nhất ở miền Nam, xí nghiệp xác định nhiệm vụ
của mình là quản lý và bảo tồn nguồn gen của các giống hiện có, nâng cao chất

3



 

lượng đàn giống bằng các biện pháp kĩ thuật, tổ chức khoa học để đạt hiệu quả
trong quá trình sản xuất con giống, giữ và nhân giống gốc xứng đáng là nơi cung
cấp con giống thuần tốt nhất đã qua kiểm tra năng suất, tinh heo chất lượng tốt cho
các nhà chăn nuôi trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
Xí nghiệp được sự quản lý thống nhất, đứng đầu Xí Nghiệp là Giám Đốc , kế
đến là Phó Giám Đốc và các bộ phận chức năng chuyên biệt đảm nhận các công
việc khác nhau. Cơ cấu tổ chức Xí Nghiệp được trình bày qua sơ đồ 2.1
Giám đốc

Phó giám đốc

Tổ
nghiệp
vụ

Tổ
sinh
sản

Tổ
hậu bị

Tổ cơ
khí

Tổ
bảo vệ


Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I
2.1.5 Cơ cấu đàn
Tính đến ngày 10/04/2012 tổng đàn heo tại Xí Nghiệp Heo Giống Cấp I là
3984 con, trong đó bao gồm:
Đàn sinh sản
-Heo đực giống: 51 con
* Duroc: 19 con
*Pietrain: 17 con
*Landrace: 11 con
*Yorkshire: 4 con

4


 

-Heo nái sinh sản : 406 con trong đó
* Duroc: 48 con
*Pietrain: 41 con
*Landrace: 261 con
*Yorkshire: 56 con
-Nái bầu: 334 con
-Nái nuôi con: 63 con
-Nái khô 9 con
-Heo con theo mẹ: 559 con
-Heo con cai sữa: 717 con
Đàn hậu bị:
*Đực hậu bị: 1161 con
*Cái hậu bị: 1090 con

2.2 Giống và công tác giống
2.2.1 Nguồn gốc con giống
Các đực giống ở đây đều là thuần, được xí nghiệp nhập con hay nhập tinh về
phối với nái thuần của xí nghiệp có nguồn gốc từ các nước như: Nhật, Bỉ, Mỹ,
Canada, Thái Lan . . . gồm các giống như: Duroc, Landrace, Pietrain, Yorkshire.
2.2.2 Các bước tiến hành chọn giống
Là một xí nghiệp heo giống nên việc duy trì nguồn gen quý để cung cấp các
con giống tốt cho các cơ sở chăn nuôi trong nước nên vấn đề công tác giống của xí
nghiệp được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ và liên tục.
Các bước tiến hành chọn giống:
- Heo con sơ sinh phải được từ 1,2kg trở lên, không dị tật, da bóng mượt,
linh hoạt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, không so le, bộ phận sinh
dục bình thường, bấm tai, cắt đuôi.
- Heo con cai sữa: cân trọng lượng heo và yêu cầu phải đạt từ 5kg trở lên.
- Heo lúc 2 - 3 tháng tuổi: ngoại hình đẹp, linh hoạt, không dị tật, da bóng
mượt, có 12 vú trở lên, các núm vú cách đều nhau, không so le, bộ phận sinh dục

5


 

phát triển bình thường, lộ rõ đặc điểm giới tính.
- Heo đực và cái hậu bị trước khi đưa vào sử dụng đều được các chuyên gia
giám định ngoại hình thể chất lại.
- Mỗi cá thể được chọn làm hậu bị được lập phiếu theo dõi sức sinh trưởng,
thành tích sinh sản, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng riêng để tiện việc theo dõi tình
trạng sức khỏe. Đồng thời dựa vào phiếu lý lịch để dẽ dàng quản lý dòng, giống,
bản thân, anh chị em và đời sau.
Phương thức phối giống cho đàn heo nái sinh sản: đàn heo nái của xí nghiệp

đều được gieo tinh nhân tạo.
Về chương trình nhân giống, xí nghiệp thực hiện nhân giống thuần các giống
Yorkshire, Landrace, Pietrain, Duroc và nhân giống lai giữa các giống thuần trên
với nhau.
2.2.3 Công tác phối giống ở xí nghiệp
Công tác phối giống tại xí nghiệp được thực hiện chủ yếu vào buổi sáng
khoảng 8 giờ và chiều khoảng 3 giờ 30 phút, lúc này trời tương đối mát, phối bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo. Mỗi nái được phối hai lần vào chu kỳ lên giống, lúc
nái thật mê đực dưới sự hỗ trợ của đực thí tình và căn cứ vào biểu hiện, các yếu tố
khoa học về động dục của nái.
2.2.4 Đặc điểm các giống heo thuần
2.2.4.1 Heo Yorkshire
Nguồn gốc: Anh
Đặc điểm: heo có tầm vóc lớn, toàn thân màu trắng, tai nhỏ dựng thẳng. Ở
tuổi trưởng thành heo đực nặng 350- 380kg, nái nặng 250- 280kg. Khả năng sinh
sản và cho thịt đều tốt. Heo cái phối giống lần đầu lúc 8- 9 tháng tuổi, trung bình
mỗi lứa đẻ 11- 12 con. Heo thịt tăng trọng bình quân 700- 750 g/ ngày, tỷ lệ nạc 5560%, tiêu tốn 2,2- 2,4 kg thức ăn/ kg tăng trọng.
2.2.4.2 Heo Landrace
Nguồn gốc: Đan Mạch

6


 

Đặc điểm: Heo có tầm vóc lớn, mình dài, có 16 đôi xương sườn, hình dáng
giống quả thủy lôi, đầu nhỏ, mông và đùi phát triển. Toàn thân màu trắng, tai to rủ
che kín mắt. Ở tuổi trưởng thành, heo đực nặng 300- 320 kg, nái nặng 220 -250 kg.
Heo cái phối giống lần đầu lúc 8- 9 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa đẻ 11- 12 con.
Heo thịt tăng trọng trung bình 700- 750 g/ngày, tỷ lệ nạc trên 55%, tiêu tốn 2,3- 2,5

kg thức ăn/ kg tăng trọng.
2.2.4.3 Heo Duroc
Nguồn gốc: Mỹ
Đặc điểm: Heo có tầm vóc lớn, toàn thân màu nâu ( tuy nhiên cũng có dòng
Duroc màu trắng), tai nhỏ dựng thẳng. Ở tuổi trưởng thành, heo đực nặng 300- 320
kg, nái nặng 220- 250 kg. Heo thịt tăng trọng trung bình 650- 700 g/ngày, tỷ lệ nạc
50- 55%, tiêu tốn 2,4- 2,6 kg thức ăn/ kg tăng trọng. Có khả năng thích nghi tốt với
khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên khả năng sinh sản hơi thấp.
2.2.4.4 Heo Piertrain
Nguồn gốc: Bỉ
Đặc điểm: heo có tầm vóc lớn, vai mông nở, đùi phát triển. Lông da màu
trắng vá đen, tai nhỏ dựng thẳng. Ở tuổi trưởng thành, heo đực nặng 300- 320 kg,
nái nặng 220- 250 kg. Heo cái phối giống lúc 14 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa đẻ
11- 12 con. Heo thịt tăng trọng trung bình 650 - 700 g/ngày, tỷ lệ nạc trên 60%, tiêu
tốn 2,4- 2,6 kg thức ăn/ kg tăng trọng.
2.3 Điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đàn heo
2.3.1 Chuồng trại
Hệ thống chuồng được phân thành nhiều khu vực và đặt tên theo thứ tự A, B,
C, giữa các chuồng có trồng xen các hàng cây như: dừa, mít, bàng ... tạo bóng mát,
điều hòa khí hậu chuồng nuôi.
2.3.1.1 Chuồng nuôi heo nái hậu bị, nái khô và nái chửa
Gồm 3 chuồng: S, R, Q. Chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng hở, nóc đôi,
mái lợp bằng tôn fibrociment, máng ăn bằng xi măng chạy dài theo dãy, thức ăn
được tải đến từng con bằng hệ thống tự động, có hộp định lượng theo nhu cầu mỗi

7


 


con, nước uống sử dụng núm cắn tự động. Chuồng có hệ thống phun sương và quạt
thông gió để làm mát, đầu mỗi dãy có hố sát trùng.
Chuồng R: có 4 dãy chuồng song song, mỗi dãy có 87 ô cá thể, mỗi ô có
núm cắn riêng. Có hệ thống tải thức ăn tự động. Đây là chuồng nái chửa.
Chuồng Q: gồm 3 dãy chuồng song song. Hai dãy gần chuồng R, mỗi dãy có
60 ô cá thể, mỗi ô có núm cắn riêng. Đây là chuồng nái khô, nái chờ phối hay
những nái chậm lên giống và 1 đực thí tình. Dãy còn lại gồm 4 chuồng tập thể (mỗi
ô 10 – 12 con ). Dùng nuôi những nái yếu, thường bị bỏ trống.
Chuồng S: gồm 4 ô, là dạng chuồng tập thể (mỗi ô 10 – 12 con), máng ăn
bán tự động, nước uống sử dụng núm cắn tự động, mỗi ô đều có bể nước. Chuồng
dành nuôi heo nái hậu bị đã được tuyển lựa từ 5 tháng tuổi trở lên.
2.3.1.2 Chuồng heo nái nuôi con
Gồm 5 chuồng: K, L, M, N, O. Các chuồng đều có kiểu hở, mái đôi, lợp
bằng tôn fibrociment. Riêng chuồng K được thiết kế kiểu nửa kín nửa hở. Mỗi ô đều
có hệ thống phun sương, quạt đẩy đầu dãy và quạt hút gió cuối dãy để điều hòa khí
hậu khi trời nóng và màng che chắn khi trời lạnh. Mỗi ô đều có hố sát trùng đầu
chuồng, gần cửa ra vào.
Mỗi chuồng gồm hai dãy song song, mỗi dãy có 20 ô được thiết kế theo kiểu
chuồng củi song sắt, kích thước mỗi ô là 2,2m x 1,87m, phần chuồng bên trái là
0,8m, bên phải là 0.6m. máng ăn cho heo mẹ bằng inox, sử dụng núm uống tự động.
Trong mỗi ô chuồng có bóng đèn tròn để sưởi ấm, ổ úm và khay tròn tập ăn cho heo
con.
2.3.1.3 Chuồng nuôi heo cai sữa đến 60 ngày tuổi
Gồm hai chuồng C và I. Chuồng C được chia thành 3 chuồng nhỏ C1, C2,
C3. Chuồng I thì ngăn ra I1, I2, I3, I4. Kiểu chuồng kín, mái đôi, lợp bằng tôn
fibroximent, dạng chuồng sàn, các ô chuồng ngăn cách với nhau bằng song sắt,
máng ăn bằng inox chạy dọc theo ô chuồng, uống nước bằng núm cắn tự động.
Trong chuồng có hệ thống đèn tròn để giữ ấm cho heo khi rời lạnh, hệ thống
làm mát Cooling pad và hệ thống quạt hút để làm giảm nhiệt độ khi trời nóng, hố


8


 

sát trùng được bố trí ở mỗi ô cửa chuồng nhỏ.
2.3.1.4 Chuồng nuôi heo 60- 90 ngày tuổi
Gồm hai chuồng G và H. Đây là kiểu chuồng hở, nóc đôi, mái lợp bằng tôn
fibrociment, dạng chuồng tập thể, mỗi ô 20 con, sàn chuồng bằng đan xi măng, sử
dụng máng ăn bán tự động, Chuồng được trang bị hệ thống phun sương và quạt
thông gió làm giảm nhiệt độ khi trời nóng, đồng thời ở cuối mỗi ô chuồng có
khoảng sân chơi ngoài nắng và bể tắm, hố sát trùng đầu dãy.
2.3.1.5 Chuồng nuôi heo đực và cái hậu bị
Gồm hai chuồng A và B, kiểu chuồng hở, nóc đôi, mái lợp bằng tôn
fibrociment, có hệ thống phun sương làm mát. Nền chuồng bằng xi măng, mỗi ô
chuồng ngăn cách với nhau bằng những song sắt, cuối mỗi ô có sân chơi và bể tắm,
hố sát trùng đầu dãy.
Chuồng A: là kiểu chuồng cá thể (mỗi ô dành riêng cho một con), máng ăn
bằng xi măng, nước uống sử dụng núm cắn tự động riêng.
Chuồng B: là kiểu chuồng tập thể (mỗi ô 10-12 con) có máng ăn bán tự
động, nước uống sử dụng núm cắn tự động.
2.3.1.6 Chuồng nuôi heo đực giống
Chuồng A0 là nuôi heo đực giống, gồm 4 dãy, được thiết kế theo kiểu
chuồng kín, trần đóng la phong bằng vật liệu cách nhiệt, có hố sát trùng ở cửa ra
vào. Chuồng trang bị hệ thống làm mát gồm: quạt hút và hệ thống Cooling pad để
làm giảm nhiệt độ so với nhiệt độ môi trường (luôn duy trì ổn định), dạng chuồng
cá thể với diện tích 2m x 2m, ngăn cách với nhau bằng những song sắt dọc, nền
chuồng bằng xi măng, giữa hai dãy có hệ thống thoát nước và phân, máng ăn bằng
xi măng, nước uống sử dụng núm cắn tự động. Có khu vực dành riêng để khai thác
tinh, ô này được thiết kế sát phòng kĩ thuật kiểm tra và pha chế tinh được thông với

nhau bằng cửa sổ nhỏ để chuyển tinh vào trong, có cửa kính đóng mở đảm bảo vệ
sinh phòng bệnh.
2.3.2 Chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng
2.3.2.1 Heo đực giống

9


 

Khai thác tinh vào lúc sáng sớm, từ khoảng 5 giờ 45 phút đến khoảng 8 giờ.
Đực trên một năm tuổi khai thác 2 – 3 lần/tuần, đực dưới 1 năm tuổi khai thác 1
lần/tuần.
Đực giống ngày tắm 1 lần sau khi đã khai thác tinh xong, phân và nước được
đẩy trôi ra hố.
Đực giống cho ăn ngày một lần sau khi đã tắm xong, khoảng 9 giờ. Lượng
thức ăn là khoảng 2 – 3 kg/con, tùy theo thể trạng mập ốm từng con.
Nước uống là nguồn nước ngầm đã được xử lý và có núm cắn tự động riêng
cho mỗi con.
Tiêm ADE và tẩy giun, kí sinh trùng 2 tháng 1 lần.
2.3.2.2 Heo hậu bị
Mỗi ngày tắm, dọn phân 1 lần, nếu trời nóng có thể xịt mát vào đầu giờ
chiều.
Cho ăn mỗi ngày 2 lần, với lượng thức ăn từ 1,5 – 3 kg/con, tùy theo thể
trạng và tuổi.
2.3.2.3 Heo nái khô, chửa
Mỗi ngày tắm 2 lần, sáng vào lúc khoảng 8 giờ, chiều khi đã cho ăn xong,
phân được dọn cùng lúc khi tắm.
Cho ăn ngày 1 lần vào đầu giờ chiều với lượng thức ăn thay đổi theo chu kỳ
sinh lý của heo, ví dụ khi nái lên giống ăn ít thì ta giảm lượng thức ăn, khi ở giai

đoạn bầu lớn thì ta tăng lượng thức ăn lên khoảng 3 kg/con tùy thể trạng, bình
thường khoảng 2,2 – 3 kg/con.
Dùng đực thí tình để phát hiện lên giống và xác định thời điểm phối giống
thích hợp, cụ thể là cho đực đi dọc theo các ô chuồng nái khô, nái chờ phối giống
vào buổi sáng và chiều mát.
Nái mang thai được chuyển vào chuồng nái đẻ trước 1 tuần so với ngày đẻ
dự kiến. Cho ăn ngày hai lần, lượng thức ăn giảm dần cho đến khi còn khoảng
1kg/ngày trước khi đẻ, thường xuyên dọn phân, xịt sàn. Chuồng phải được sát trùng
kĩ sau mỗi đợt chuyển heo.

10


 

2.3.2.4 Heo nái đẻ và nuôi con
Khi nái đẻ luôn có công nhân trực, theo dõi kịp thời để giúp nái trong những
ca đẻ khó, sốt. Sau khi đẻ được theo dõi nhiệt độ liên tục trong 3 ngày để biết nhiệt
độ của cơ thể, can thiệp kịp thời khi bị sốt có thể do nái bị hội chứng viêm vú, viêm
tử cung, mất sữa thì tiêm Oxytocin, Genta – amox, truyền sinh lý ngọt cho nái,
không cho ăn nửa ngày, sau đó cho ăn rất ít rồi từ từ tăng lượng thức ăn lên. Mỗi
ngày cho ăn 5 lần: sáng 2 lần, chiều 2 lần, tối một lần bằng thức ăn hỗn hợp số 10B
với lượng tăng dần theo số ngày sau khi sinh, ngày sinh nhịn đói, ngày hôm sau ăn
1,5 kg sau đó mỗi ngày tăng 0,5 kg cho đến khoảng tối đa 5,6 kg.
Heo nái không được tắm trong suốt thời gian nuôi con để tránh heo con bị
ướt lạnh dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
2.3.2.5 Heo con theo mẹ
Heo con sau khi sinh, lau miệng, mũi cho sạch nhớt rồi được nhúng vào bột
Mistral (giúp heo con mau khô và đỡ lạnh thay thế cho việc lau heo con sơ sinh,
ngoài ra còn có tác dụng sát trùng nhẹ).

Heo con mới đẻ được cho bú sữa đầu ngay để nhận kháng thể thụ động từ mẹ
truyền sang, đồng thời kích thích heo mẹ tiết oxytocin co bóp tử cung để đẩy con
khác ra sau.
Sau khi heo mẹ đẻ xong, sáng hôm sau bầy heo con sẽ được tiến hành cắt
đuôi, cân trọng lượng, đếm số vú, bấm tai và được uống vitamin A, D, E, K. Những
con dị tật, quá yếu bị loại bỏ, chọn nuôi những con khỏe mạnh, linh hoạt và có trọng
lượng lớn hơn 0,8 kg.
Đèn úm được bật suốt đêm và cả ban ngày khi trời lạnh, có màng che chắn,
hộc úm phải khô ráo, kín chống mưa tạt gió lùa.
Tập cho heo con theo mẹ ăn lúc 5 ngày tuổi bằng thức ăn đặc biệt có bổ sung
một số vitamin và khoáng.
Tiêm Fe lúc 3 ngày tuổi và lặp lại lúc 10 ngày tuổi để bổ sung nhu cầu vì heo
con sinh ra cần nhu cầu Fe rất lớn mà sữa mẹ không cung cấp đủ. Khi chuyển lên
cai sữa được chích Exces.

11


 

2.3.2.6 Heo con cai sữa
Chuồng trước khi nhận heo phải sạch sẽ, được sát trùng kĩ.
Lúc mới nhận heo phải được ghép đàn sao cho đồng đều về trọng lượng.
Không tắm chỉ xịt sàn, giữ chuồng trại khô ráo, thoáng mát.
Không cho ăn nhiều vào những ngày đầu (< 150 gram/con/ngày), sau đó cho
ăn 8 lần/ngày bằng thức ăn dành riêng cho heo con cai sữa để cung cấp đủ, tốt nhất
cho nhu cầu do không còn nhu cầu dinh dưỡng từ sữa mẹ.
2.3.3 Thức ăn
Thức ăn hỗn hợp cho heo con tập ăn và heo đến 90 ngày tuổi được xí nghiệp
mua từ công ty Proconco, C.P, An Phú và thức ăn cho các loại còn lại do xí nghiệp

tự trộn như cám số 10A, 10B, số 8.
Các loại thức ăn hỗn hợp thường dùng cho các loại heo như sau:
+ Heo tập ăn từ 7-15 ngày tuổi: Vitalac
+ Heo từ cai sữa đến 60 ngày tuổi: Delice B
+ Heo đực và cái hậu bị: số 8
+ Heo nái nuôi con: số 10B
+ Heo nái khô, chửa: số 10A
+ Heo đực giống: 1802
Giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp và định mức thức ăn của các loại
heo được trình bày ở bảng 2.1 và 2.2
 

12


 

Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng các loại thức ăn hỗn hợp
Thành phần

Loại thức
ăn

hỗn

Ẩm độ

NLTĐ

Protein


Ca

P

Muối

hợp

(%)

(kcal/kg)

(%)

(%)

(%)

(%)

Vitalac

14

3170

20-40

0,9


0,7

0,25

Delice B

14

3300

19,0

0,7-1,4

0,6

-

Số 8

14

3200

17,0

-

-


0,2

Số 10B

14

2900

18,50

0,9

0,75

0,5

Số 10A

14

3100

13-14

1

0,54

0,5


1802

14

2800

16,0

0,8-1,2

0,65

0,3-0,8

Bảng 2.2 : Định mức thức ăn cho các loại heo
Loại heo

Định mức (kg/con/ngày)

Loại thức ăn hỗn hợp

Đực giống

2,50 – 3,00

1802

Nái khô


2,00 – 2,50

Số 10A

Nái chữa

2,5 – 3,00

Số 10A

Nái nuôi con

4,00 – 6,00

Số 10B

Heo hậu bị

2,00 – 2.20

Số 8

Heo cai sữa

0,5 – 0,7

Delice B

2.3.4 Quy trình vệ sinh thú y
2.3.4.1 Vệ sinh thức ăn

Thức ăn được bảo quản trong kho tránh ẩm ướt, hạn chế nấm mốc, hư hại,
kho được quét dọn sạch sẽ, cửa ra vào đóng kín không cho chuột, côn trùng vào cắn
phá thức ăn, được kiểm tra kĩ trước khi xuất kho, các máng ăn, nước uống cũng
được vệ sinh kĩ trước khi cho ăn.
2.3.4.2 Vệ sinh chuồng trại
Mỗi ngày công nhân quét dọn sạch sẽ khu vực chuồng trại và khu vực xung
quanh. Thường xuyên nhổ cỏ, khai thông cống rãnh tạo sự thông thoáng, hạn chế

13


×