Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Khảo sát khả năng sinh trưởng và năng suất thịt của giống gà h’mông từ 1 – 10 tuần tuổi theo phương thức nuôi bán chăn thả tại xã sín chéng, huyện si ma cai, lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.57 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA NÔNG LÂM
Thào A Chính
ĐỀ CƯƠNG
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và năng suất
thịt của giống gà H’Mông từ 1 – 10 tuần tuổi theo phương
thức nuôi bán chăn thả tại xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai,
Lào Cai”
CHUYÊN NGÀNH: CHĂN NUÔI
SƠN LA, 2014
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA NÔNG LÂM
ĐỀ CƯƠNG
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: “Khảo sát khả năng sinh trưởng và khả năng
cho thịt của giống gà H’Mông trong điều kiện nuôi bán
chăn thả tại xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, Lào Cai”
Giảng viên hướng dẫn: Hồ Văn Trọng
Sinh viên thực tập : Thào A Chính
Lớp : K52 ĐH Chăn Nuôi
Khóa học : 2011 - 2015

SƠN LA, 2014
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Phần I: MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà
H’Mông trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại xã Sín Chéng, huyện Si
Ma Cai, Lào cai”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1. Mục đích
- Xác định khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà
H’Mông trong điều kiện nuôi bán chăn thả.
- Điều tra thực trạng chăn nuôi gà tại xã Sín Chéng
- Từ đó đề ra được quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà H’Mông hiệu quả theo
phương thức bán chăn thả tại xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào
Cai để phát triển sản xuất.
1.2.2. Yêu cầu
- Có một mô hình chăn nuôi gà theo phương thức bán chăn thả tại xã Sín
Chéng.
- Số liệu thu được phải trung thực, khách quan.
- Phân tích số liệu theo phương pháp thống kê sinh học theo chương trình
Minitab 6.0 và Excel.
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA, SINH LÝ GIA CẦM
2.1.1. Hệ tiêu hoá:
Gia cầm có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có
vú. Cường độ tiêu hoá mạnh ở gia cầm được xác định bằng tốc độ di truyền của
thức ăn qua ống tiêu hoá. Ở gà còn non, tốc độ này là 30 - 39 cm trong 1 giờ; ở
gà lớn hơn là 32 - 40 cm và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm (V.M. Xelianxki,
1986). Chiều dài của ống tiêu hoá không lớn, thời gian mà khối thức ăn được
giữ lại trong đó không vượt quá 2 - 4 giờ, ngắn hơn rất nhiều so với động vật
khác.Do đó, để quá trình tiêu hoá thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao,

thức ăn cần phải phù hợp với tuổi và trạng thái sinh lý, được chế biến thích hợp,
đồng thời có hàm lượng xơ ở mưc ít nhất.
2.1.2. Tiêu hoá ở miệng
Gia cầm lấy thức ăn bằng mỏ, hình dáng và độ lớn của mỏ ở các loài gia
cầm rất khác nhau. Gà, gà tây và chim bồ câu mỏ ngắn, nhọn và cứng, hơi cong.
Thuỷ cầm có mỏ dài và bẹt, đoạn cuối của nó cong tròn và có một mẩu cong về
phía trước. Đường cong vành mỏ trên có thêm những răng nhỏ bằng sừng để lọc
nước và cắn rau, cỏ. Trong chất sừng của mỏ có rất nhiều các đầu dây thần kinh,
có chạc ba được gọi là các tiểu thể xúc giác. Dây thần kinh còn có ở trên vòm
miệng cứng và dưới lớp sừng biểu bì của lưỡi.
Các cơ quan thị giác và xúc giác kiểm tra sự tiếp nhận thức ăn. Đối với gà
và gà tây, các cơ quan vị giác và khứu giác phát triển rất kém. Khi không đủ ánh
sáng, gà và gà tây sẽ ăn kém. Gia cầm thực hiện mổ và nuốt thức ăn nhờ các
động tác nâng lên, hạ xuống linh hoạt của đầu. Gà thực hiện từ 180 - 240 động
tác mổ trong 1 phút, với gà tây là 60. Số lượng thức ăn mà gia cầm ăn được
trong 1 đơn vị thời gian phụ thuộc vào mức độ hấp dẫn của thức ăn, loài và tuổi
của gia cầm. Khi gia cầm đói, nó mổ nhanh và ăn nhiều. Gia cầm tiếp nhận thức
ăn lỏng và nước bằng cách nâng đầu rất nhanh rồi ngửa cổ lên để nuốt.
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm nước bọt để dễ nuốt.
Các tuyến nước bọt của gia cầm phát triển kém. Động tác nuốt ở gia cầm được
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
thực hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó ăn được chuyển rất nhanh
vào vùng trên của hầu vào thực quản. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi
được đẩy vào lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực
quản, nó được đẩy vào diều. Ở gia cầm đói, thức ăn được đẩy thẳng vào dạ dày,
không qua diều. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất
nhầy,cũng có tác dụng làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt.
2.1.3. Tiêu hoá ở diều
Diều là phần giãn rộng không lớn lắm nhưng rất dài của thực quản, làm

cho nó có thể chứa được một lượng thức ăn cực lớn (để phục vụ cho việc nhồi
thức ăn). Mặt ngoài của diều được tiếp xúc trực tiếp với cơ da, cơ này giúp cho
nó giãn nở rộng khi thức ăn rơi vào. Các lỗ dẫn vào và dẫn ra của diều rất gần
nhau và có các cơ thắt. Giữa các cơ thắt lại có ống diều - là một phần của diều.
Khi gia cầm đói thức ăn theo ống này đi thẳng vào dạ dày, không qua túi diều. Ở
gà diều chứa được 100 - 120g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy
trộn và được tiêu hoá từng phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm
trong thức ăn thực vật.
2.1.4. Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày gia cầm gồm dạ dày tuyến và dạ dày cơ. Thức ăn từ diều được
chuyển vào dạ dày tuyến, nó có dạng ống ngắn, vách dày, được nối với dạ dày
cơ bằng một eo nhỏ. Vách dạ dày tuyến cấu tạo gồm màng nhày, cơ và mô liên
kết. Bề mặt của màng nhày có nhứng nếp gấp dễ thấy, đậm và liên tục.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit
clohidric, enzym và musin. Sự tiết dịch dạ dày ở gia cầm là liên tục, sau khi ăn
thì tốc độ tiết tăng lên.
Kiểu cho ăn ảnh hưởng đến lượng chế tiết và hoạt tính proteolytic của
dịch dạ dày. Nếu cho ăn thức ăn tổng hợp, có thêm củ cà rốt hoặc rau xanh
nghiền nhỏ sẽ làm tăng sự chế tiết và sức tiêu hoá của dịch dạ dày ở gà con 1 -
5 ngày tuổi.
Dạ dày cơ (mề) có dạng hình đĩa, hơi bị bóp ở hai bên, nằm ở phía sau
thuỳ trái của gan và lệch về khoang bụng trái. Niêm mạc của mề rất dày và được
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
cấu tạo từ hai lớp: lớp biểu bì cùng với lớp màng bằng sừng và một lớp nhầy đặc
chắc từ mô liên kết.
Sự co bóp nhịp nhàng của mề xảy ra trong 2 pha: trong pha đầu, 2 cơ
chính co bóp và sau đó là các cơ trung gian (pha thứ 2). Tần số co bóp của mề
trung bình ở gà là: khi đói 2,6; sau khi cho ăn 2,9; một giờ sau khi ăn 2,3
lần/phút. Sỏi và các dị vật chứa trong dạ dày có một ý nghĩa nhất định trong việc

nghiền và làm sạch những tiểu thể thức ăn trong khoang dạ dày. Chúng làm tăng
tác dụng nghiền của vách dạ dày.
2.1.5. Tiêu hoá ở ruột
Quá trình tiêu hoá các chất dinh dưỡng đều xảy ra ở ruột non gia cầm.
Nguồn các men tiêu hoá quan trọng nhất là từ dịch dạ dày, cùng với mật đi vào
manh tràng, chất tiết của các tuyến ruột có ý nghĩa kém hơn.
Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ở
khoang). Tiêu hoá ở khoang là sự phân huỷ thức ăn, còn tiêu hoá ở màng là các
giai đoạn tiếp theo, tạo ra các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hoá để hấp thu
(A.M. Ugole, 1980). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích
thước lớn được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra
các sản phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của
các tế bào biểu mô. Ở đó trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn
ra giai đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit
amin, monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu.
2.2. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
2.2.1. Khái niệm sinh trưởng:
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ và vô cơ do kết quả của
quá trình đồng hoá và dị hoá, là quá trình tăng lên về khối lượng kích thước các
chiều đo của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể con vật. Thực chất của sinh trưởng
chính là sự tăng trưởng và phân chia các tế bào trong cơ thể vật nuôi.
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Theo giáo sư Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đường (1992), đã khái quát:
“Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ thông qua trao đổi chất, là sự
tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ
thể trên cơ sở tính di truyền có từ đời trước”.
Sinh trưởng chính là tích luỹ dần các chất, chủ yếu được xem như một

quá trình tổng hợp protein nên người ta thưởng lấy sự tăng khối lượng làm chỉ
tiêu đánh giá sự sinh trưởng.
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
2.2.2.1. Giống
Khả năng sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào mỗi dòng, giống và mỗi
cơ thể. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sản
xuất khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và cộng sự, 1994 thì sự khác nhau về
khối lượng gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng hơn giống gà hướng
trứng 13 - 30%. Giống gà thịt có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng
và giống gà hướng trứng. Chế độ chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh phù hợp tính
trạng thì sinh trưởng ở mỗi giống sữ khác nhau [5].
Giống là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của gia cầm. Nên khi
nghiên cứu về sinh trưởng của gà đặc biệt chú ý đến yếu tố giống.
2.2.2.2. Tính biệt
Tốc độ sinh trưởng ở động vật nói chung và gia cầm nói riêng còn do tính
biệt quy định, trong đó con trống tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Theo
nghiên cứu của các nhà di truyền học về gia cầm, thì sự khác nhau về khối lượng
giữa gà trống và gà mái là do gen liên kết với giới tính quy định ở gà trống hoạt
động mạnh hơn gà mái.
Theo Trần Tuấn Ngọc (dịch), 1984 thì lúc mới nở gà trống năng hơn gà
mái 1%, tuổi càng tăng sự sai khác càng lớn. Ở 8 tuần tuổi sự sai khác về khối
lượng giữa gà trống và gà mái là 27% [10].
2.2.2.3. Độ tuổi
Sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào độ tuổi, nó tuân theo quy luật sinh
trưởng phát dục theo giai đoạn.
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và có tính chu kỳ, gia cầm
non có tốc độ sinh trưởng rất cao. Trong thời gian ngắn khối lượng có thể tăng
lên hàng chục lần, về sau tốc độ sinh trưởng giảm dần ở từng độ tuổi, tốc độ sinh

trưởng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể cũng không đều.
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2000 cho biết, để phát huy khả năng
sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu và đầy đủ, các chất dinh dưỡng
được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và axit amin thiết yếu. Ngoài ra cần
cung cấp đủ khoáng, vitamin [7].
2.2.2.4. Tốc độ mọc lông
Theo H.Brandsch và H.Bilchel, 1972, cho biết tốc độ mọc lông cũng là
đặc tính di truyền. Tính mọc lông liên quan đến trao đổi chất, sinh trưởng phát
triển của gia cầm. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhan thường có tốc độ sinh
trưởng nhanh hơn so với gia cầm có tốc độ mọc lông chậm [14].
2.2.2.5. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có tác động mạnh đến tốc
độ sinh trưởng cũng như chất lượng thịt, trứng gia cầm. Chúng trực tiếp ảnh
hưởng đến quá trình trao đổi chất, vì vậy nghiên cứu chế độ dinh dưỡng hợp lý
cho gia cầm là việc cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
Dinh dưỡng cho gà thịt bao gồm: protein, gluxit, lipit, muối khoáng,
vitamin và chất xơ.
Ảnh hưởng của protein: protein là chất cần thiết trong khẩu phần thức ăn
cho gà. Ta cần cung cấp đủ protein và cân bằng các axit amin thiết yếu trong
khẩu phần. Nếu thiếu và không cân bằng dẫn đến hậu quả gà chậm lớn, còi cọc,
dễ sinh bệnh. Mặt khác, ta phải phối hợp các nguyên liệu giàu protein có nguồn
gốc thực vật và động vật trong khẩu phần như: bột cá, bột thịt, bột máu, khô dầu
đậu tương, khô dầu mè,
Ảnh hưởng của gluxit: gluxit là chất chủ yếu sinh năng lượng, đảm bảo
cho các hoạt động sống diễn ra bình thường, phải cung cấp đầy đủ gluxit cho gà
để giúp cho quá trình sinh trưởng phát triển diễn ra bình thường. Nếu thừa gluxit
trong khẩu phần ăn của gà dẫn đến hiệu suất tiêu hoá thức ăn thấp và dễ mắc
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
bệnh ỉa chảy. Nếu thiếu gluxit thì cơ thể huy động gluxit dự trữ dưới mỡ và một

phần trong gan làm cho quá trình trao đổi chất giảm, gà còi cọc.
Ảnh hưởng của lipit: lipit là một chất được cấu tạo chủ yếu bởi các axit
béo. Nó có tác dụng chủ yếu tham gia cấu tạo tế bào làm mô đệm, cách nhiệt,
dung môi hoà tan một số vitamin: A, D, E, K, cung cấp nước nội sinh và là nơi
dự trữ năng lượng chủ yếu dưới mỡ cho cơ thể gà.
Ảnh hưởng của năng lượng: Nhu cầu năng lượng cho gà sinh trưởng bao
gồm năng lượng chô duy trì và năng lượng cho tăng trọng. Deaton và cộng sự,
1976; Fallie, 1973 - 1974 đã nghiên cứu về các mức năng lượng khác nhau,
trong thức ăn của gà đã được đưa ra kết luận rằng mức năng lượng tối ưu cho gà
là 3000 - 3200 Kcal/kg thức ăn [15].
Ảnh hưởng của chất khoáng và vitamin: khoáng đa lượng (Ca, P, Na, Cl)
có nhiều trong bột xưng, bột cá, bột vỏ sũ, còn khoáng vi lượng (Fe, Cu, Co,
Mn, I, ) có nhiều trong bột máu, bột cá, các nguyên tố khoáng là các nguyên
liệu xây dựng nên bộ xương tham gia cấu trúc tế bào và tham gia vào quá trình
trao đổi chất trong cơ thể. Việc cung cấp đầy đủ chất khoáng giúp cho gà sinh
trưởng và phát triển bình thường.
Vitamin tham gia vào mọi hoạt động sinh lý, sinh hoá trong cơ thể và
đóng vai trò là chất xúc tác, kích thích. Nhu cầu về các loại vitamin ở gà không
giống nhau, đối với gà cần các loại như: A, D
3
, E, K, B
1
, B
3
, B
6
, B
12
, PP và colin
đối với gà đẻ cần các loại vitamin: A, D, E và colin.

Ảnh hưởng của yếu tố nước: Trong cơ thể nước chiếm 70% khối lượng cơ
thể. Thiếu nước 1 - 2 ngày gà có thể bị chết. Nhiệt độ môi trường cao gà cần một
lượng nước nhiều hơn bình thường, ở 22
o
C gà cần một lượng nước gấp 1,5 - 2
lần lượng thức ăn. Còn nhiệt độ lên 35
o
C thì gà cần một lượng nước gấp 4,5 - 5
lần lượng thức ăn.
2.2.2.6. Các yếu tố khác
Ngoài những yếu tố trên sinh trưởng của gia cầm còn chịu ảnh hưởng của
môi trường, quy trình chăm sóc, nhiệt độ, ánh sáng, độ thông thoáng và mật độ
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
nuôi. Điều kiện nhệt độ thích hợp nhất cho gà sinh trưởng phát triển là 18 -
21
o
C.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1
o
C thì lượng thức ăn tiêu thụ của gà
biến đổi tương đương 2 Kcal. Khi nhiệt độ cao gà kém ăn, sinh trưởng chậm, tỷ
lệ chết cao, stress nhiều. Nếu nhiệt độ quá thấp gà kêu nhiều ít

ăn uống. Ở gà
con chưa tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể, sức chống chịu kém. Khi nhiệt độ
môi trường 35
o
C, độ ẩm 60% làm khối lượng cơ thể gà giảm 30 - 35% (gà
trống), 20 - 30% (gà mái) so với điều kiện thích hợp.

Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Phần 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 1đến tháng 4 năm 2015
3.1.2. Địa điểm nghiên cứu:
Xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
3.1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Giống gà H’Mông 1 ngày tuổi trong điều kiện nuôi bán chăn thả tại xã Sín
Chéng, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà H’Mông nuôi
bán chăn thả.
- Tỉ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các tuần tuổi
- Xác định đặc điểm ngoại hình của giống gà H’Mông nuôi tại mô hình.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng và khả năng cho
thịt của gà trong mô hình chăn nuôi bằng phương pháp phân lô thí nghiệm trong
nghiên cứu. Nhân tố thí nghiệm là phương thức chăn nuôi ảnh hưởng đến khả
năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà địa phương để từ đó khẳng
định tính hiện thực và hiệu quả phát triển chăn nuôi giống gà này.
* Phương thức nuôi bán chăn thả:
+ Bố trí thí nghiệm theo dõi tại xã Sín Chéng nghiên cứu ảnh hưởng của
phương thức chăn nuôi bán chăn thả, trên quy mô 4 lô thí nghiệm, mỗi lô nuôi
50 con gà thịt, gà được bổ sung thức ăn 2 lần/ngày (7h sáng và 4h chiều), và
được bố trí thí nghiệm theo từng lô cụ thể như sau:
Lô đối chứng 1: chăn nuôi bình thường và cho ăn thức ăn bình thường.
Đối chứng
Lô đối chứng 2: chăn nuôi bình thường và cho ăn thức ăn bình thường.

Đối chứng
Lô thí nghiệm 1: Nuôi nhốt 1/2 ngày, thả 1/2 ngày và bổ sung thức ăn ngô
+ thức ăn hỗn hợp.
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
Lô thí nghiệm 2: Nuôi nhốt 1/2 ngày, thả 1/2 ngày và bổ sung thức ăn +
thức ăn hỗn hợp.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Diễn giải Thí nghiệm Đối chứng
Giống Gà H’Mông Gà H’Mông
Thức ăn Thức ăn bổ sung
+ thức ăn hỗn
hợp
Thức ăn bổ sung
+ thức ăn hỗn
hợp
Thức ăn bình
thường
Thức ăn bình
thường
Số lượng Lô thí nghiệm 1 Lô thí nghiệm 2 Lô đối chứng 1 Lô đối chứng 2
50 50 50 50
Điều kiện
nuôi dưỡng
Bán chăn thả Bán chăn thả Chăn thả tự do Chăn thả tự do
(Giữa các lô đảm bảo sự đồng đều về chế độ chăm sóc, thú y phòng
bệnh)
* Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác định
- Đặc điểm ngoại hình
Quan sát trực tiếp lúc cân hàng tuần, đặc biệt lúc 1 ngày tuổi, 5 tuần tuổi

và 10 tuần tuổi bằng mắt thường kết hợp với chụp ảnh.
Quan sát màu lông, mào, tích, chân, ngón chân đặc biệt là màu da, thịt,
xương. Theo dõi các đặc điểm về hình dáng, màu sắc và kiểu lông, da, chân,
mào tích,…. vào mỗi giai đoạn phát triển.
- Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể được theo dõi từ 1 ngày tuổi và từng tuần tuổi cho đến
khi kết thúc thí nghiệm. Cân khối lượng gà hàng tuần vào một ngày, giờ nhất
định, cân 10% số con ngẫu nhiên trong lô thí nghiệm vào các buổi sáng trước
khi cho ăn. cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác ± 20 g.
+ Khối lượng tích luỹ: xác định bằng khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi
của từng cá thể, tính bằng g.
Trong đó:
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
X
: Khối lượng trung bình (g)

P: Tổng khối lượng gà cân (g)
n : Tổng số gà cân (con)
+ Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối: là mức tăng khối lượng một ngày tính
theo trung bình của một tuần tuổi, tính bằng g/con/ngày
Trong đó:
A: tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).
P
2
: khối lượng cơ thể cân lần sau (g).
P
1
: khối lượng cơ thể cân lần trước (g).
t

2:
: thời gian cân lần sau (ngày).
t
1:
: thời gian cân lần trước (ngày).
+ Tốc độ sinh trưởng tương đối: là mức tăng khối lượng tương đối trong
một ngày tính theo trung bình của một tuần tuổi, tính bằng %.
Trong đó:
R: tốc độ tăng trọng tương đối (%).
P
2
: khối lượng cơ thể cân lần sau (g).
P
1
: khối lượng cơ thể cân lần trước (g).
- Tỷ lệ nuôi sống
+ Trong suốt thời gian thí nghiệm, hàng ngày đếm và ghi chép số gà chết của
đàn gà thí nghiệm.
+
- Tiêu tốn thức ăn
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
+ Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày: cân chính xác lượng thức ăn đổ vào
máng vào giờ nhất định, đến đúng giờ đó ngày hôm sau vét sạch thức ăn còn
thừa cân để xác định lượng thức ăn thừa.
Lượng thức ăn tiêu thụ trung bình/gà/ngày (g) tính theo:
- Năng suất thịt
Xác định theo phương pháp mổ khảo sát gia cầm của Auaas R và Wilke R
(1978). Thường mổ ít nhất mỗi đàn hay mỗi lô thí nghiệm 3 cá thể trống và 3 cá
thể mái, có khối lượng trung bình của đàn.

Cách tiến hành:
+ Cân P sống (sau khi nhịn đói 12 - 18 giờ nhưng uống nước bình thường)
+ Cắt tiết (cắt cổ họng)
+ Nhúng vào nước nóng 72 - 75
0
C trong 30 - 80 giây, vặt lông.
+ Cắt chân ở khớp khuỷu, cắt đầu ở khớp xương chẩm và xương atlat,
rạch bụng dọc theo xương lưỡi hái, bỏ ống tiêu hoá, cơ quan sinh dục, khí quản,
thực quản, lá lách (quả tối). Để lại thận và phổi.
+ Lấy túi mật ra khỏi gan, lấy thức ăn cùng màng sừng ra khỏi mề, phần
còn lại nhét vào bụng gà. Đo thân thịt.
* Các chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt
+ Tỷ lệ thân thịt (%):
+ Tỷ lệ thịt đùi (%)
Xác định tỷ lệ thịt đùi: tách đùi + cẳng trái ra khỏi thân thịt, bỏ da. Rạch
dọc theo đùi và cẳng để bỏ xương chày, xương mác cùng xương bánh chè và sụn
ra.
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
+ Tỷ lệ thịt lườn (%)
Rạch một lát cắt dọc theo xương lưỡi hái đến xương ngực, cắt tiếp từ xương
đòn đến vai. Bỏ da ngực, tách cơ ngực nông và cơ ngực sâu bên trái, bỏ xương,
cân.
xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học, theo
chương trình Minitab 6.0 và Excel.
Phần IV: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN VÀ DỰ KIẾN KẾT QUẢ
4.1. Dự kiến kết quả
4.1.1. Đặc điểm tình hình thời tiết khu vực nghiên cứu
4.1.2. Khả năng sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà H’Mông trong
điều kiện nuôi bán chăn thả.

Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
4.2. Kế hoạch thực hiện
Tiến độ thực hiện đề tài
Nội dung
công việc
Tháng thứ
1
Tháng thứ
2
Tháng thứ
3
Tháng thứ
4
Tháng thứ
5
1
2

DỰ KIẾN THỜI GIAN
TT Nội dung công việc Thời gian Ghi chú
1 Viết đề cương 16 – 29/12/2014
2 Nộp đề cương 5/1/2015
3 Nhận gà, úm gà và theo dõi chăn sóc,
cân đo khối lượng gà qua các tuần tuổi
6/1 – 25/4/2014
4 Hoàn thiện số liệu thô và nhật ký thực tập 26 – 30/4/2015
5 Xử lý số liệu thô và hoàn thiện báo cáo 1 – 15/5/2015
6 Nộp số liệu thô và nhật ký thực tập 30/5/2015
7 Nộp báo cáo 20/5/2015

8
9
PHẦN V
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi
Trường ĐH Tây Bắc Khoa Nông Lâm
5.1. Kết luận.
5.2. Tồn tại.
5.3. Kiến nghị
Sơn La ngày 5 tháng 1 năm 2015
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Hồ Văn Trọng Thào A Chính
Thào Ngọc Chính K52 ĐH Chăn Nuôi

×