Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN Sinh hoc THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.44 KB, 20 trang )

I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Căn cứ vào nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi hàng năm của trường THCS
nhằm phát hiện những học sinh có năng lực học tập môn sinh học bậc THCS để
bồi dưỡng nâng cao năng lực nhận thức, hình thành cho các em những kĩ năng
cơ bản và nâng cao trong việc giải các bài tập sinh học. Giúp các em tham gia
các kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh đạt kết quả cao nhất mang lại
thành tích cho các em, cho bản thân, cho nhà trường và mục tiêu bồi dưỡng học
sinh hàng năm của bản thân và nhà trường đề ra.
Bản thân tôi trong quá trình giảng dạy ở trường, được sự phân công của nhà
trường, phụ trách dạy sinh học 9 và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn sinh
học 9. Qua quá trình dạy và bồi dưỡng tôi nhận thấy: Việc vận dụng lý thuyết để
giải các bài toán sinh học đối với học sinh là một vấn đề còn nhiều vướng mắc
và khó khăn, kiến thức sinh học rất trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều
có đặc trưng riêng không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp... Bên cạnh
đó nội dung sách giáo khoa không cung cấp cho các em những công thức cơ bản
để giải bài tập, mà thời gian để chữa bài tập sinh học ở trên lớp theo phân phối
chương trình không đủ để giáo viên hướng dẫn những học sinh cách giải bài tập
vận dụng.
Một lý do khách quan là đối với các em học sinh và phụ huynh bậc THCS
thì môn sinh học là môn phụ không được quan tâm nhiều và hiện nay khi thi vào
lớp 10 chỉ thi 3 môn: Toán, văn, anh. Các em học sinh không phải thi môn sinh
học nên các em không đầu tư vào học môn này. Tư tưởng đó được hình thành
trong nhiều em học sinh không còn yêu thích môn sinh học nữa. Nên việc nắm
chắc kiến thức cơ bản lý thuyết, hiểu rõ công thức và giải bài tập là rất khó khăn.
Một số học sinh chỉ biết làm bài tập một cách máy móc không hiểu bản chất
của bài tâp. Chính vì vậy chọn học sinh giỏi thật sự môn sinh học của chúng tôi
là một vấn đề chẳng dễ gì.
Vì vậy để các em hứng thú cũng như yêu thích khi học môn sinh học và
kích thích được sự phát triển tư duy của các em đòi hỏi người giáo viên dạy môn



sinh học ở THCS phải đọc sách, nghiên cứu tự rút kinh nghiệm, tự tích lũy kinh
nghiệm. Chính vì vậy tôi xin đưa ra sáng kiến " Phương pháp giải một số dạng
toán di truyền ở cấp độ phân tử sinh học 9 ".
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Các bước tiến hành để giải bài toán sinh học phân tử:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề bài
Mỗi bài toán gồm 2 phần cơ bản: Phần giả thiết (điều đã biết) bao gồm các sự
kiện riêng sẽ được cụ thể hóa bằng các yếu tố cụ thể về cấu trúc, cơ chế và kết
luận (hay các yếu tố cần tìm).
Bước 2: Giải quyết bản chất của bài toán.
- Từ mỗi kết luận mà xác định xem những yếu tố nào đã cho trong giả thiết liên
quan đến kết luận.
- Xác định mối liên quan chặt chẽ về nội dung sinh học bên trong mà tìm ra
công thức và lời giải logic hợp với nội dung bài toán.
Bước 3: Giải quyết nhiệm vụ của bài toán.
- Thiết lập mối quan hệ toán học giữa các sự kiện đã cho và cái cần tìm.
- Dựa vào mối quan hệ toán học để giải quyết nhiệm vụ của bài toán.
Bước 4: Kiểm nghiệm kết quả- biện luận.
- Kiểm tra lại kết quả so với các dữ kiện đã cho và với thực tế.
- Biện luận kết quả.
- Đề ra các cách giải khác và cách giải tối ưu.
1.2. Một số công thức giải toán sinh học phân tử.
- Hai mạch gen có ngược chiều nhau và liên kết bổ sung, cho nên:
Agen = Tgen = A1 + T1, Gen = Ggen =Xgen =G1 + X1. Nếu

AG
của mạch thứ nhất
TX


bằng a/b thì tỉ lệ này ở mạch thứ hai là b/a.
- Tổng số nuclêôtit của ADN: NADN = 2(A + G)
- Khối lượng của ADN: MADN = 2(A + G) . 300 đvc

2


- Chiều dài của gen bằng chiều dài của mARN: L =

N
. 3,4A0
2

- Số vòng xoắn của ADN: CADN = N/20 = L/34
- Tổng số liên kết hiđrô: H = 2A + 3G
- Số liên kết hoá trị:
+ Trong mỗi nuclêôtit là: N
+ Số liên kết hoá trị giữa các nuclêôtit là: N – 2
+ Tổng số liên kết hoá trị gen là: 2N - 2
- Số liên kết hóa trị (liên kết photpho đieste ) giữa các nuclêôtit(Nu) ở trên
phân tử ADN mạch thẳng là N - 2, trên phân tử ADN mạch vòng là N (N là tổng
số Nu của ADN).
- Số liên kết hiđrô của ADN là 2A + 3G. Số chu kì xoắn là

N
L
 =C
20 34

- Vật chất di truyền có đơn phân loại U thì đó là ARN, có đơn phân loại T thì

đó là ADN. Vật chất di truyền có cấu trúc mạch kép thì A = T, G = X (hoặc A
=U, G= X).
- Một gen nhân đôi k lần thì số Nu loại A mà môi trường cung cấp là A gen. (2k –
1), số liên kết hiđrô bị đứt là (2A + 3G).(2 k – 1), nếu có một bazơ nitơ của gen
1
2

trở thành dạng hiếm thì sẽ sinh ra ( ( 2 k  1) gen đột biến
- Nếu trên phân tử ADN có a đơn vị tái bản và nhân đôi k lần thì số đoạn mồi được
tổng hợp = (số đoạn Okazaki + 2a).(2 k – 1). Một phần tái bản có x đoạn Okazaki
thì số đoạn mồi là x + 1. Một đơn vị tái bản có y đoạn Okazaki thì số đoạn mồi
là y + 2.
- Một gen phiên mã k lần, số liên kết hóa trị được hình thành giữa các đơn phân
ARN = (N – 1).k
- Một phân tử mARN có x bộ ba khi dịch mã có n ribôxôm trượt qua một lần thì
số axit amin mà môi trường nội bào cung cấp là n.(x – 1), số phân tử H 2O được
giải phóng là n.(x – 2); Số liên kết hiđrô được hình thành giữa bộ ba đối mã với

3


bộ ba mã sao là n.[2.(AARN + UARN) + 3.(GARN + XARN) – số liên kết hiđrô của mã
kết thúc]
2. Thực trạng của vấn đề.
Qua khảo sát kết hợp với quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi sinh
học 9 mấy năm gần đây, tôi nhận thấy việc học sinh tiếp thu vận dụng các kiến
thức về di truyền nói chung, giải bài toán về một số dạng toán di truyền ở cấp độ
phân tử nói riêng còn nhiều hạn chế, kết quả chưa cao, sự nhận thức và ứng
dụng thực tế cũng như vận dụng vào việc giải các bài tập sinh hoc đặc biệt phần
di truyền còn yếu kém.

Hơn nữa trường THCS X là môt trường xa trung tâm huyện, điều kiện dân
sinh còn nhiều khó khăn. Học sinh ngoài việc đến trường còn phải giúp đỡ gia
đình việc đồng, việc nhà. Đặc biệt các bậc phụ huynh và các em học sinh chỉ
chú trọng cho con em mình học các môn toán, văn và môn tiếng anh để dự thi
vào lớp 10. Các môn còn lại nói chung và môn sinh học nói riêng không được
đầu tư về thời gian cũng như tài liệu học tập.
Bên cạnh đó, một số học sinh mặc dù trong đội tuyển học sinh giỏi môn sinh
9 nhưng những kiến thức cơ bản của các em về di truyền vẫn chưa được hoàn
thiện thiếu kĩ năng và phương pháp giải dạng toán này.
Là một giáo viên đã 10 năm giảng dạy và phụ trách công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi sinh học 9, tuy nhiên bản thân tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc:
Động viên, hướng nghiệp cho học sinh và việc lựa chọn tài liệu giảng dạy, phân
dạng toán, phương pháp giải cho dạng toán này… Các tài liệu cũng chưa phân
rõ các dạng bài tập. Kinh nghiệm truyền đạt kiến thức cho học sinh còn thiếu
thốn. Chính vì vậy tôi luôn luôn tìm tòi nghiên cứu tài liệu, phân dạng bài toán
để học sinh dễ dàng nhận dạng một bài toán từ đó có hướng giải quyết vấn đề
nhanh nhất, nầng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy.
3. Phương pháp giải toán .
3.1. Bài toán liên quan đến ADN, nhân đôi, mARN.
3.2 3.1.1. Một số chú ý khi giải bài tập.
4


- Chiều dài của gen bằng chiều dài của mARN: L =

N
. 3,4A0
2

- Số nuclêôtít trên một mạch của gen bằng số ribônuclêôtit trên mARN tương ứng

được sao ra từ mạch gốc của gen.
- Chiều dài của gen bằng số nuclêôtit một mạch (số ribônuclêôtít của 1
mARN).3,4A0.
- Khi tính tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trên một mạch của gen( hay % các loại
ribônuclêôtit trên mARN), tỷ lệ này phải được tính trên tổng số nuclêôtit của một
mạch (số nuclêôtit của 1 mARN).
- Khi tính tỷ lệ % từng loại nuclêôtit của gen, tỷ lệ này phải được tính trên tổng số
nuclêôtit 2 mạch của gen.
- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi thực hiện 1 lần nhân đôi: 2A +3G
- Trên cơ sở nguyên tắc bổ sung ta luôn có: A = T; G = X
Mạch 1

Mạch 2 (mạch gốc)

mARN

A1

=

T2

=

Am

T1

=


A2

=

Um

G1

=

X2

=

Gm

X1

=

G2

=

Xm

* Các em học sinh cần lưu ý với các dữ kiện sau khi đọc đề.
- Khi gen nhân đôi: Nhân đôi bao nhiêu lần? Sau khi nhân đôi ADN thì số phân tử
ADN con là: 2k
-Khi gen thực hiện phiên mã, phiên mã mấy lần?

- Khi 2 gen có chiều dài bằng nhau và tỷ lệ % các nuclêôtit cùng loại bằng nhau thì
số nuclêôtit của mỗi gen sẽ bằng nhau, số lượng nuclêôtit các loại cũng bằng nhau
- Khi gen 1 có chiều dài gấp đôi gen 2 và tỷ lệ % nuclêôtit các loại của 2 gen bằng
nhau thì số nuclêôtit của gen 1 gấp đôi gen 2, số lượng nuclêôtit các loại của gen 1
gấp đôi số nuclêôtit các loại tương ứng của gen 2.
- Từng mạch: A1 + T1 + G1+X1 = A2 +T2 +X2 = N/2
- Theo nguyên tắc bổ sung: A1 = T2; T1 =A2; G1 = X2; X1 = G2:

5


A= T= A2+T2=A1+A2= T1 +T2 = A1 +T1
G = X =G1 +G2 =G1 + X1 = X1 +X2 = G2 + X2
- N = A +T +G +X
= 2A+ 2G =2T +2X = 2A +2X = 2T +2G
=>A + G = T + X = N/2
- Lưu ý về %: %A + %G = %T + %X = 50
- Vì %A1; %A2 là tỷ lệ % của ađênin trên mỗi mạch đơn so với số lượng nuclêôtit trên
mỗi mạch đơn đó chứ không phải là so với số nuclêôtit toàn phân tử. Do đó:
;
-Nếu đề bài họ cho % adenin của mạch thứ nhất là 30% mà không nói rõ là so
với số nuclêotit mạch thứ nhất hay so với toàn phân tử thì bạn cứ áp dụng công
thức như trên.
3.1.2. Phương pháp giải một số bài toán .
Ví dụ 1 : Một phân tử mARN có tổng số uraxin với xitôzin bằng 30% và hiệu
số giữa guanin với uraxin bằng 10% số ribônuclêôtit của mạch, uraxin bằng 240
ribônuclêôtit.
Một trong hai mạch đơn của gen sinh ra phân tử mARN đó có 20% timin, 30%
guanin số nuclêôtit của mạch.
1. Xác định tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit ở mỗi mạch đơn của gen.

2. Xác định số lượng và tỷ lệ % từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN đó.
Phương pháp giải:
Theo đề ra :
%U + %X = 30% ; Gm – Um = 10% ribônuclêôtit; Um = 240
Mạch 1 của gen có: T1 = 20% và G1 = 30%
Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit, ribônuclêôtit là:
1. Tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclôtit ở mỗi mạch đơn của gen:
Theo đề bài ta có: %Um + %Xm = 30% nên %X < 30% ; Um = 240
Mạch 1 của gen có T1 = 20% và G1 = 30%

6


Nếu mạch 1 là mạch gốc thì G1 = Xm = 30% không phù hợp nên mạch 2 là mạch
gốc, theo nguyên tắc bổ sung ta có:
T1 = A2 = Um = 20% x N = 240
Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen hoặc của mARN:
N = (240 x 100%)/ 20% = 1200 (Nu)
G1 = X2 = Gm = 30% x 1200 = 360 (Nu)
Do đó: Xm = G2 = X1 = 360 – 240 = 120 (Nu)
Am = T2 = A1 = 1200 - (120 + 360 + 240) = 480 (Nu)
Vậy tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclôtit ở mỗi mạch đơn của gen:
A1 = T2 = 40% = 480(Nu)
T1 = A2 = 20% = 240 (Nu)
G1 = X2 = 30% = 360 (Nu)
X1 = G2 = 10% = 120 (Nu)
2. Số lượng và tỷ lệ % từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN:
Vì mạch 2 là mạch gốc, theo nguyên tắc bổ sung ta có:
Am = T2 = 40% = 480 (Nu)
Um = A2 = 20% = 240 (Nu)

Gm = X2 = 30% = 360 (Nu)
Xm = G2 = 10% = 120 (Nu)
Ví dụ 2: Cho phân tử ADN có tất cả 620 nuclêôtit. Số lượng ađênin trên mạch
thứ nhất gấp 3 lần số ađênin trên mạch thứ hai. Số xitôzin trên mạch thứ hai
bằng một nửa số xitôzin trên mạch thứ nhất. Tính số lượng mỗi loại nuclêôtit
trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN. Biết rằng có 50 guanin trên mạch thứ
nhất.
Phương pháp:
Theo đề bài:
N= 620; X = 1/2X1; A1 = 3 A2; G1 = 50
Số nuclêôtit của mỗi mạch đơn:
Từ

=>
7




=>

=>

=>
Mặt khác

=>
=>

=>

=>

Vậy số nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN: A1 = T2 = 120;
T1=A2= 40; G1= X2 = 50; X1 = G2 =100
Ví dụ 3 : Phân tử mARN có tổng số uraxin với xitôzin bằng 30% và hiệu số
giữa guanin với uraxin bằng 10% số ribônuclêôtit của mạch, uraxin bằng 240
ribônuclêôtit.
Một trong hai mạch đơn của gen sinh ra phân tử mARN đó có 20% timin,
30% guanin số nuclêôtit của mạch.
1. Xác định tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit ở mỗi mạch đơn của gen.
2. Xác định số lượng và tỷ lệ % từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN đó.
Phương pháp giải:
Theo đề ra :
%U + %X = 30% ; Gm – Um = 10% ribônuclêôtit; Um = 240
Mạch 1 của gen có: T1 = 20% và G1 = 30%
Tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêotit, ribônuclêôtit là:
1. Tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit ở mỗi mạch đơn của gen:
Theo đề bài ta có: %Um + %Xm = 30% nên %X < 30% ; Um = 240
Mạch 1 của gen có T1 = 20% và G1 = 30%
Nếu mạch 1 là mạch gốc thì G1 = Xm = 30% không phù hợp nên mạch 2 là mạch
gốc, theo nguyên tắc bổ sung ta có:
T1 = A2 = Um = 20% x N = 240
Số nuclêôtit trên 1 mạch của gen hoặc của mARN:
N = (240 x 100%)/ 20% = 1200( Nu)
G1 = X2 = Gm = 30% x 1200 = 360 (Nu)
8


Do đó: Xm = G2 = X1 = 360 – 240 = 120 (Nu)
Am = T2 = A1 = 1200 - (120 + 360 + 240) = 480(Nu)

Vậy tỷ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit ở mỗi mạch đơn của gen:
A1 = T2 = 40% = 480 (Nu)
T1 = A2 = 20% = 240 (Nu)
G1 = X2 = 30% = 360 (Nu)
X1 = G2 = 10% = 120 (Nu)
2. Số lượng và tỷ lệ % từng loại ribônuclêôtit của phân tử mARN:
Vì mạch 2 là mạch gốc, theo nguyên tắc bổ sung ta có:
Am = T2 = 40% = 480(Nu)
Um = A2 = 20% = 240(Nu)
Gm = X2 = 30% = 360 (Nu)
Xm = G2 = 10% = 120 (Nu)
Ví dụ 4: Một gen tự sao liên tiếp tạo ra các gen con có tổng số mạch đơn gấp 16
lần số mạch đơn ban đầu của gen. Hãy xác định số lần tự nhân đôi của gen ?
Phương pháp giải:
Theo đề ra :
Tổng số mạch đơn gấp 16 lần số mạch đơn ban đầu => Gen này tự nhân đôi liên
tiếp tạo ra 16 gen con.
Theo công thức : Sau k lần tự nhân đôi thì số gen con là :

=>
=>k=4

Vậy gen tự nhân đôi 4 lần.
Ví dụ 5 :Một gen dài 0,51µm và có tỷ lệ A/G = 3/2
5.1. Tính số nuclêôtit và số nuclêôtit từng loại của gen
5.2. Tính số liên kết H và liên kết hoá trị của gen
Phương pháp giải
Theo đề bài:
Ta có : A/G=2/3
L= 0,51µm = 5100 A0

9


5.1. Số nuclêôtit của gen là:
N = L/3,4 x 2 = 5100/3,4 x 2 = 3000 (Nu)
Vì A/G = 3/2 => A/3 = G/2 = A+G / 3+2 = 50% . N/5 = 300
Theo nguyên tắc bổ sung: A = T = 300 x 3 = 900(Nu)
G = X= 300x 2 = 600 (Nu)
5.2. Số liên kết H = 2 . 900 + 3 . 600 = 3600 liên kết
Số liên kết hoá trị của gen là: 2N – 2 = 2 . 3000 – 2 = 5998 liên kết
Ví dụ 6|:Một gen có 3600 liên kết H trong đó tích 2 loại nuclêôtit bằng 6% số
nuclêôtit của gclêôtit từng loại của gen và số nuclêôtit của gen
6.2. tính số liên kết hoá trị của gen
Phương pháp giải
Theo bài ra ta có: 2A + 3G = 3600 liên kết (*)
Tích % của 2 loại Nu = 6%: Vì %A =%T => %A . %T ≠ 6%
%G = %X => %G . %X ≠ 6%
Vậy tích 2 loại Nu =6% => đây là 2 loại không bổ sung %A . % G = 6% (1)
Mà ta có %A + %G = 50% (2)
Từ (2) => %A = 50% - %G thay vào (1) => (50% - %G) . %G = 6%
=> %G2 – 50% . %G + 6% = 0
%G = 20% => %A = 30% Hoặc %G = 30%=> %A = 30%
Mặt khác tổng liên kết H của gen
2A + 3G = 3600 (3)
+ TH1: Nếu G= X = 20%; A = T = 30% thay vào (3)
2 . 30/100 . N + 3 . 20/100 . N = 3600=> 120/100 . N = 3600=> N = 3000 ( Nu)
Số nuclêôtit từng loại gen: A = T = 30% .3000 = 900 (Nu)
G = X = 20% x 3000 = 600 (Nu)
+ TH2: Nếu G = X = 30%; A = T = 20% thay vào (3)
2 . 20% . N + 3 . 30% .N = 3600

<=> 130% . N = 3600 =>N = số lẻ => Loại
Ví dụ 7 : Một gen gồm 2 mạch trên mạch một gen có hiệu số % giữa A 1và G1 =
10% . Trên mạch 2 của gen có hiệu số % giữa X2 và A2 = 10% và hiệu số giữa G2 và

10


X2 =10% nuclêôtít của mạch và X2 = 270. Hãy tính tỷ lệ % và số lượng từng loại
nuclêôtít trên mỗi mạch của gen và bằng cả gen

Phương pháp giải:
Theo bài ra ta có:

%A - % G1= 10% (1)
%X2 - %A2 = 10% => %G1- %T1=10% (2)
%G2 - %X2=10% => %X1 - %G1=10% (3)
Ta lại có :
%A1 + %T1+ %G1 + %X1 = 100% (4)
Lấy (1), (2), (3) vào (4)
=> %G1 + 10% + %G1 – 10%+ %G1 +%G1 +10% = 100%
=> 4. %G1+10%= 100%
=> 4.%G1

= 90%

=> %G1

= 22,5% (5)

Thay (5) vào (1)

=> %A1 -%G1 = 10%
=> %T2=10% + 22,5% = 32,5%
Thay (5) vào (2)
=> %A2 = 22,5% - 10% = 12,5%
Thay (5) vào (3)
=> %G2 = 22,5% + 10% = 32,5%
Về số lượng vì X2 = 270 Nu ứng với: 22,5%
=> Số nuclêôti của một mạch = 270 .100/22,5 = 1200 (Nu)
Vậy số lượng và tỷ lệ % từng loại nclêôtit trên mỗi mạch
Mạch1

Mạch 2

Số lượng
32,5/100 .1200 = 150 (Nu)

Tỷ lệ %

A1

=>

T2

=

12,5

G1


=>

X2

= 270 (Nu)

22,5

X1

=>

G2

= 32,5/100 . 1200 = 390(Nu)

32,5

11


Trên cả gen
A = T = A1 + A2 = 390 + 150 = 540( Nu)
=> %A = % T = %A1 + %A2/ 2 = 32,5% + 12,5%/2 = 22,5%
G = X = G1 + G2 = 270 + 390 = 660 (Nu)
=> %G = %X = %G1 + % G2/2 = 27,5 %
Ví dụ 8: Đề thi học sinh giỏi 2013 – 2014
Cơ thể F1 xét một cặp gen di hợp kí hiệu Dd đều dài 4080A 0.Gen D có 3120
liên kết hiđrô, cặp gen trên nhân đôi 3 lần liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào
cung cấp 5460 nuclêôtít loại A.

1. Tính số nuclêôtít từng loại trong mỗi giao tử bình thường của cơ thể F1 trên
2. Khi cho cơ thể F1 trên tự thụ phấn. Hãy tính số nuclêôtít từng loại trong mỗi
hợp tử F2. Biết mọi diễn biến NST trong giảm phân.
Phương pháp giải:
1. Số nuclêôtít từng loại trong mỗi giao tử bình thường của cơ thể F1:
Vì F1 có kiểu gen Dd nên khi phát sinh giao tử tạo hai loại giao tử chứa gen là D
và d.
Số nu của mỗi gen là: Ngend= NgenD= 4080/3,4 x2 =2400 (Nu)
+ Xét gen D: Có tổng số nuclêôtit: 2A+2G = 2400 (Nu)
Và số liên kết H: 2A + 3G = 3120 => Số nuclêôtit từng loại là:
A = T = 480 (Nu)
G = X = 720 (Nu)
+ Vì cặp gen nhân đôi 3 lần liên tiếp nên số nuclêôtit loại A môi trường cung
cấp:
AmTCC = (23 – 1) . 480 + (23- 1). Agend=5460 (Nu)
=> Agend = 300 (Nu) = Tgend ; và Ggend= Xgend = 900 (Nu)
Vậy giao tử D có A =T = 480(Nu); G=X = 720( Nu)
Giao tử d có : A=T = 300 (Nu); G=X = 900 (Nu)
2. Khi cơ thể F1 tự thụ phấn: F1 x F1: Dd x Dd
GF1

D,d

D,d
12


F2:

1DD: 2Dd: 1dd


Vậy: số nuclêôtit từng loại trong hợp tử ở F2:
DD: A = T = 480.2 = 960 (Nu); G=X = 720.2 = 1440 (Nu)
Dd: A = T = 480 + 300 = 780 (Nu) ; G = X = 720 + 900 = 1620 (Nu)
dd: A = T = 300 . 2 = 600 (Nu);

G = X = 900 . 2 = 1800 (Nu)

Ví dụ 9: Đề thi học sinh giỏi năm 2014 – 2015
Một cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp NST tương đồng. Mỗi alen đều dài
5100 A0. Gen B có 900A , b có 1200G.
1. Tìm số lượng nuclêôtit mỗi loại trên mỗi alen?
2. Khi tế bào bước vào kỳ giữa của lần phân chia thứ nhất của phân bào giảm
phân số lượng từng loại nuclêôtit trong tế bào là bao nhiêu?
3. Khi kết thúc giảm phân một số lượng nuclêôtit mỗi loại trong tế bào là bao
nhiêu?
Phương pháp giải:
Giải để tìm số nuclêôtit của gen B = gen b = 3000 (Nu)
1. Xét gen B: A = T = 900(Nu)
G = X = 600 (Nu)
Xét gen b: A = T = 300 (Nu)
G = X = 1200(Nu)
2. Kỳ giữa phân bào giảm phân một tế bào có kiểu gen: BBbb số nuclêôtit từng
loại của gen trong tế bào:
A = T = (900 . 2 ) + ( 300 . 2 ) = 2400 (Nu)
G = x = ( 600 . 2 ) + ( 1200 . 2 ) = 3600 (Nu)
3. Kết thúc giảm phân một tạo ra hai tế bào con có NST đơn kép mang gen BB
và bb
+ Trong tế bào có gen BB: A = T = 900 . 2 = 1800 (Nu)
G = X = 600 . 2 = 1200 (Nu)

+ Trong tế bào có gen bb: A = T = 300 . 2 = 600 (Nu)
G = X = 1200 . 2 = 2400 (Nu)
13


3. Một số bài tập tự luyện.
Bài tập 1: 2 gen A và B dài bằng nhau mỗi gen có số lượng nuclêôtit từ 1500
đến 2000 nuclêôtit. Gen A có tổng số nuclêôtit 2 loại A và T ở mạch thứ 2
chiếm 40% tổng số nuclêôtit của mạch. Gen B có tổng 2 loại nuclêôtitG và X ở
mạch 1 chiếm 80% tổng số nuclêôtit của mạch. Khi 2 gen tái sinh cấn môi
trường cung cấp tổng cộng 14400 nuclêôtit trong đó có 16200 nuclêôtit loại
A.Tính:
1. Chiều dài của gen
2. Chiều dài mỗi gen
3. Số nuclêôtit từng loại của mỗi gen
4. Số mạch mới có trong các gen con đươc hình thành từ 2 gen, từ đó xác định
số nuclêôtit từng loai trong mạch này.
Bài tập 2: Một gen chiều dài 0,51micrômet và có hiệu số giữa guanin với
ađênin bằng 10% tổng số nuclêôtit của gen. Gen tiến hành nhân đôi liên tiếp 5
lần.
Hãy xác định:
1. Số vòng xoắn của gen
2. Tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêotit của gen
3. Các gen con tạo ra chứa bao nhiêu nuclêôtit?
3.2 Bài toán liên quan đến hoạt động sinh tổng hợp prôtêin.
3.2.1 :Một số chú ý khi giải bài tập.
- Số axít amin trong 1 phân tử prôtêin hoàn chỉnh ứng với số mã bộ ba trên
mARN trừ cho 2 ( trừ đi 1 mã khởi đầu và 1 mã kết thúc).
- Số axit amin môi trường cung cấp cho việc tổng hợp 1 phân tử prôtêin ứng với
số mã bộ ba ( trừ đi 1 mã kết thúc).

- Số lượt tARN mang axit amin đến ribôxôm dịch mã tương ứng với số axít
amin mà môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin.
- Số phân tử nước được giải phóng trong quá trình tổng hợp 1 phân tử prôtêin
ứng với số axit amin trừ đi 1.
14


- Số mã bộ ba trên 1 mARN để tổng hợp 1 phân tử prôtêin tương ứng với tổng
số ribônuclêôtit chia cho 3.
3.2.2.Phương pháp giải một số dạng toán .
Ví dụ 1: Một phân tử mARN có U bằng 240 ribônuclêôtit. Một trong hai
mạch đơn của gen sinh ra phân tử mARN đó có 20% T. Nếu trên phân tử mARN
có 6 ribôxôm trượt qua không lập lại thì môi trường nội bào phải cung cấp bao
nhiêu axit amin cho quá trinh tổng hợp prôtêin.
Phương pháp giải:
Theo đề ra :
Um = 240; T1 = 20% :
Tính số Nu, số mã bộ ba trên 1 mạch của mARN :
- Số nuclêôtit trên 1 mạch của mARN
N = (240 x 100%) 20% = 1200 (Nu)
- Số mã bộ ba trên 1 mARN
120/3 = 400 (mã bộ ba)
- Số axit amin môi trường cung cấp cho việc tổng hợp 1 phân tử prôtêin ( không
tính mã bộ ba kết thúc)
400 - 1 = 399 (axit amin)
- Mà trên phân tử mARN có 6 ribôxôm trượt qua không lập lại nên có 6 phân tử
prôtêin được tổng hợp.
-Tổng số axitamin mà môi trường cung cấp cho quá trình tổng hợp prôtêin.
399 . 6 = 239( axit amin)
Ví dụ 2: Tính phân tử lượng của 1 gen quy định cấu trúc của một loại prôtêin

gồm 400 axit amin
Phương pháp giải:
Theo đề ra:
Một gen quy định cấu trúc prôtêin gồm 400 axit amin:
Tính số bộ ba, số Nu của gen là:

15


Số bộ ba mã gốc của gen là 400 + 2 ( 1 bộ ba ở đầu và 1 bộ ba kết thúc) = 402
(bộ mã).
Số Nu của gen: 402 . 3 . 2 = 2412 (Nu)
Khối lượng trung bình của 1 Nu là 300đvc nên khối của gen là:
2412 .300 = 723600 (đvc)
2(A+G)=1800
=>A=270=T
3.2.3. Bài tập tự luyện.
Bài tập 1: Có 2 loại ribônuclêôtit cấu trúc thành một phân tử mARN. Số bộ ba
mã sao trên phân tử mARN là?
Bài tập 2: Phân tử mARN thứ nhất dài 2550A0 và, 25 lần so với chiều dài của
phân tử mARN thứ hai. Quá trình dịch mã của 2 phân tử mARN trên đã cần môi
trường cung cấp 1593 axitamin. Số prôtêin được tổng hợp từ cả hai mARN nói
trên
4. Kiểm nghiệm.
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm đối với công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi tôi thấy các em đã hứng thú và yêu thích môn sinh học và đặc biệt đã có tiến
bộ rõ rệt lên rất nhiều. Các em đã chủ động tự tin trong việc nhận dạng các bài
toán di truyền ở cấp độ phân tử, đã nắm bắt được phương pháp giải cho từng
dạng.
Khi chưa áp dụng:

Năm học

Lần khảo
sát

2012- 2013

1
2

Giỏi

Kết quả các bài khảo sát
Khá
trung bình

SL
%
SL
%
1 12.5% 1 12.5%
2 12.5% 2
25%

SL
4
3

Yếu
%

SL %
50%
2 25%
37.5% 2 25%

Sau khi áp dụng:
16


Năm học

Lần khảo
sát

2013- 2014

1
2

Giỏi

Kết quả các bài khảo sát
Khá
trung bình

SL
%
SL
%
2

24%
2
24%
3 37.5% 3 37.5%

SL
2
2

%
24%
24%

Yếu
SL %
2 24%
0 0%

III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
3.1. Kết luận
Bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên. Nhằm
phát hện nuôi dưỡng tài năng cho đất nước. Đẩy mạnh sự nghiệp phát triển giáo
dục. Đáp ứng mục tiêu: Nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp
công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước trong thời kì mới.
Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy sau khi hướng dẫn các phương pháp
giải một số dạng toán về ADN và gen thường gặp, học sinh nắm bài sâu hơn,
không còn làm bài tập bằng cách đoán mò mà trên cơ sở suy luận logic. Từ cơ
sở lý thuyết của các phương pháp giải. Học sinh có thể rèn luyện được kĩ năng
giải nhanh các bài tập trong các đề thi. Từ đó các em thấy yêu thích môn học
hơn.

Kinh nghiệm rút ra từ sáng kiến này có thể áp dụng cho công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi lớp 9 bậc THCS. Giúp hệ thống hóa cho các em những kiến thức
cơ bản một cách có hệ thống, sâu rộng, phát triển tư duy.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy phần giải một số dạng toán di truyền ở cấp
độ phân tử được nêu ra trong đề tài này cần có sự phối hợp linh hoạt các phương
pháp giảng dạy. Tùy theo từng vùng, từng miền, từng đối tượng học sinh mà
giáo viên có thể áp dụng khác nhau cho phù hợp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong
sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp, chỉ bảo của các đồng nghiệp để bản thân tôi
được hoàn thiện hơn trong qua trình giảng dạy cũng như sáng kiến kinh nghiệm
này có tác dụng cao trong việc dạy và học.
17


3.2. Kiến nghị.
Phòng giáo dục nên thường xuyên mở các hội thảo chuyên đề về công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi trong nghành có nhiều dịp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
lẫn nhau. Nếu có thể Phòng Giáo Dục nên xây dựng khung chương trình bồi
dưỡng chung thống nhất trong toàn ngành cho từng môn học.
Nhà trường cần quan tâm hơn nữa trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học
sinh giỏi. Bổ sung thêm tài liệu, sách mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của thư
viện nhà trường.
Mua sắm, bổ sung thêm các đồ dùng dạy học, trang thiết bị còn thiếu, hư hỏng
không còn sử dụng được, đặc biệt là các dụng cụ thí nghiệm phần di truyền
Tổ, nhóm chuyên môn tăng cường hoạt động, tổ chức triển khai các chuyên
đề, hội thảo khoa học về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi các tuyến.
Tổ, nhóm chuyên môn cần tập trung trí tuệ, xây dựng khung các chương trình
bồi dưỡng học sinh giỏi cho tất cả các môn, các tuyến. Xây dựng ngân hàng các
đề thi học sinh giỏi cho tất cả các môn cho giáo viên và học sinh nghiên cứu
tham khảo.

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Yên Định, ngày 25 tháng 03 năm 2015
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

18


1. Kiến thức cơ bản sinh học 9.- Phương pháp trắc nghiệm- Huỳnh Quốc
Thành- Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
2. Bài tập toán sinh học theo chủ đề- Nguyễn Viết Nhân- Nhà xuất bản
thành phố Hồ Chí Minh
3. Bài tập di truyền- Nguyễn Minh Công- Vũ Đức Lưu- Lê Đình Trung- Nhà
Xuất Bản giáo dục.
4. Sách giáo khoa sinh học 9.
5. Ôn tập nâng cao sinh học 9- Nguyễn Thảo Nguyên- Đại học quốc gia
Thành Phố Hồ Chí Minh.
6. Bài tập nâng cao sinh học 9- Nguyễn văn Sang- Nguyễn Thái Châu- Đại
học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
7. Tuyển tập các đề thi học sinh giỏi môn sinh học 9 của huyện Yên Định.
8. Các đề thi của các huyện, tỉnh khác.

MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề:...............................................................................................Trang1
II.Giải quyêt vấn đề....................................................................................Trang2
1.Cơ sở lí luận......................................................................... ...................Trang 3

2,Thực trạng của vấn đề ............................................................................Trang 4
3.Phương pháp giải toán.......................................................... ..................Trang 4
3.1 Bài toán liên quanđến ADN,nhân đôi mADN.........................Trang 4 đến 14
3.2 Bài toán liên quan đến sinh tổng hợp m..................................Trang14 đến16
4.Kiểm nghiệm.........................................................................................Trang 16
III. Kêt luận và đề xuất :..........................................................................Trang 17
1.Kết luận..................................................................................................Trang 17

19


2.Đề xuất...................................................................................................Trang 18
IV. Tài liệu tham khảo.............................................................................Trang 19
V. Mục lục..............................................................................................Trang 20

20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×