TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
-----
BÀI BÁO CÁO LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 34
ĐỀ TÀI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
Bộ môn Tư Pháp
Sinh viên thực hiện:
PHAN DIỄM MI
MSSV:5085818
Lớp: Luật Hành Chính
Cần Thơ, 5-2012
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
MỤC LỤC
……
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................6
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ.............................................................................9
1.1.1.Tài sản trí tuệ.......................................................................................................9
1.1.2. Khái niệm và phân loại về quyền sở hữu trí tuệ...............................................10
1.1.3. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ..............................................................11
1.1.4. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ..............12
1.2. Những vấn đề chung về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp..........................14
1.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1.1. Công ước Paris.........................................................................................14
1.2.1.2. Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (viết tắt
là Hiệp định TRIPS).....................................................................................................15
1.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp và chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp.....................................................................................17
1.2.2.1. Về quyền sở hữu công nghiệp.................................................................17
1.2.2.2. Về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.............................................18
1.2.3. Ý nghĩa của việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp................................19
1.2.4. Thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp...................................21
1.2.4.1. Chủ thể trong hoạt động chuyển giao.....................................................21
1.2.4.2. Đối tượng được chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp........................21
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
1
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.2.4.3. Hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp..................................23
1.3. Giá trị của các dạng hợp đồng đặc biệt của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu
công nghiệp....................................................................................................................24
1.3.1. Lợi ích của việc chuyển giao công nghệ...........................................................24
1.3.1.1 Tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ đối với thế giới.......................
1.3.1.2 Lợi ích từ hoạt động chuyển giao công nghệ...............................................
1.3.2. Lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại............................................25
1.3.3. Mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại với hoạt động chuyển giao công
nghệ và hoạt động li-xăng..............................................................................................26
1.4. Vấn đề vi phạm trong hợp đồng li-xăng và việc kiểm soát li-xăng của Chính phủ
các nước.........................................................................................................................28
1.4.1. Vấn đề vi phạm trong hợp đồng li-xăng của các nước.....................................28
1.4.2. Việc kiểm soát li-xăng của Chính phủ các nước...............................................29
Chương 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN
SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
2.1. Quy định của pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.......................31
2.1.1. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.....................................31
2.1.1.1. Khái niệm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp...........................32
2.1.1.2. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.............32
2.1.2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (hợp đồng lixăng)..............................................................................................................................34
2.1.2.1. Khái niệm về hợp đồng li-xăng...............................................................34
2.1.2.2. Nội dung của hợp đồng li-xăng...............................................................34
2.1.2.3. Những điều cấm trong hợp đồng li-xăng.................................................37
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
2
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
2.1.2.4. Các dạng hợp đồng li-xăng......................................................................38
2.1.2.5. Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng li-xăng.......................................39
2.1.3. Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế (li-xăng bắt buộc)......41
2.1.3.1. Khái niệm về li-xăng bắt buộc.................................................................41
2.1.3.2. Mục đích của việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (li-xăng
bắt buộc)........................................................................................................................41
2.1.3.4. Nội dung của li-xăng bắt buộc.................................................................42
2.1.3.5. Thẩm quyền cấp phép li-xăng bắt buộc...................................................47
2.1.4. Nhập khẩu song song........................................................................................48
2.1.4.1. Khái niệm về nhập khẩu song song.........................................................48
2.1.4.2. Nội dung của nhập khẩu song song.........................................................49
2.1.4.3. Hậu quả của nhập khẩu song song đối với hợp đồng li-xăng độc
quyền.............................................................................................................................50
2.2. Các dạng hợp đồng đặc biệt của chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.............52
2.2.1. Hợp đồng chuyển giao công nghệ....................................................................52
2.2.1.1. Khái niệm về hợp đồng chuyển giao công nghệ......................................52
2.2.1.2 Nội dung của hợp đồng chuyển giao công nghệ.......................................53
2.2.2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại (Franchising)........................................56
2.2.2.1. Khái niệm và các dạng hợp đồng nhượng quyền thương mại.................56
2.2.2.2. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại................................57
2.3. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp............................59
2.4. Giải quyết tranh chấp trong các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
3
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
…...................................................................................................................................60
2.4.1. Thương lượng hòa giải.....................................................................................61
2.4.2. Trọng tài............................................................................................................61
2.4.3. Tòa án...............................................................................................................62
Chương 3. THỰC THI VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
3.1. Mối quan hệ giữa các quy định pháp luật với quy định về chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp............................................................................................................65
3.1.1. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ
2005
…...................................................................................................................................65
3.1.2. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định Luật thương mại 2005
…...................................................................................................................................67
3.1.3. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định Luật chuyển giao công
nghệ 2006.......................................................................................................................69
3.2. Những mặt tích cực về hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp...........70
3.2.1. Về quy định bắt buộc chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế........................70
3.2.2.Về hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp và hợp đồng li-xăng
…...................................................................................................................................70
3.2.3.Về hoạt động nhượng quyền thương mại ở nước ta hiện nay............................73
3.2.4. Về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam..........................................................74
3.2.5. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật
Việt Nam........................................................................................................................75
3.3. Những mặt hạn chế về pháp luật trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
4
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
nghiệp............................................................................................................................77
3.3.1. Các quy định của pháp luật trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp............................................................................................................................77
3.3.2. Pháp luật về nhượng quyền thương mại...........................................................77
3.3.3 Pháp luật về hoạt động chuyển giao công nghệ.................................................78
3.3.4. Pháp luật về li-xăng bắt buộc............................................................................79
3.4. Giải pháp để hoàn thiện pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp............................................................................................................................79
3.4.1. Giải pháp về quy định của pháp luật đối với thực thi chuyển giao quyền sở hữu
nghiệp............................................................................................................................79
3.4.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu
công nghiệp....................................................................................................................81
3.4.2.1. Hoàn thiện pháp luật về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp...........81
3.4.2.2. Giải pháp về hoạt động nhượng quyền thương mại.................................83
3.4.2.3. Giải pháp về hoạt động chuyển giao công nghệ......................................84
3.4.2.4. Giải pháp về li-xăng bắt buộc và nhập khẩu song song..............................
KẾT LUẬN...................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
5
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới có nhiều vấn đề
đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như sự tăng trưởng của các quốc gia. Một trong những vấn đề đó là việc phát triển và
quản trị tài sản trí tuệ cùng với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao các đối
tượng sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ có giá trị to lớn và là cơ sở để phát
triển tri thức nhân loại. Đây chính là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia hiện
nay. Một yêu cầu tất yếu đặt ra là phải có sự bảo hộ pháp luật đối với các vấn đề trên
nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng, bình đẳng cũng
như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu.
Đối với Việt Nam, trước những cơ hội và thách thức mới trong quá trình hội
nhập và phát triển, đặc biệt Việt Nam đang là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới nên đòi hỏi Việt Nam cần phải có các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng
tạo, tạo cơ hội tối ưu cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
cùng với hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời, tạo lập hành
lang pháp lý an toàn đầy đủ để cũng cố, tăng cường và phát triển kinh tế – xã hội và
khuyến khích hoạt động sáng tạo, kinh doanh của các chủ thể, các doanh nghiệp dung
hòa lợi ích chính đáng của chủ sở hữu với lợi ích chung của toàn xã hội.
Chính vì tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu
công nghiệp nói riêng, đặc biệt là vai trò thiết yếu của hoạt động chuyển giao quyền sở
hữu công nghiệp trở thành nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa
học – kỹ thuật, công nghệ, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
hiện nay. Do đó, người viết đã chọn đề tài luận văn liên quan về các vấn đề trên là
“Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam”
II. Mục đích nghiên cứu
Để phát huy trọn vẹn giá trị của các tài sản trí tuệ mà cụ thể là các đối tượng
quyền sở hữu công nghiệp, đồng thời để các chủ sở hữu và các chủ thể khác có thể
khai thác, sử dụng, cải tiến các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thông qua hoạt
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
6
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì các đối tượng quyền sở hữu công
nghiệp trở thành một dạng hàng hóa đặc biệt, theo đó là các quy định của pháp luật –
một công cụ hữu hiệu điều chỉnh các quan hệ đối với các vấn đề trên và là một biện
pháp cần thiết bảo vệ tốt, rộng rãi nhất những lợi ích mà các đối tượng quyền sở hữu
công nghiệp mang lại cho chủ thể sáng tạo cũng như cho cộng đồng xã hội. Đồng thời,
để tìm ra các mặt tích cực và hạn chế trong hoạt động chuyển giao để có những
phương hướng về pháp luật và thực tiễn hữu hiệu hơn. Điều này là mục tiêu nghiên
cứu của người viết đề tài “Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt
Nam”.
III. Phạm vi nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài người viết sẽ xoay quanh nghiên cứu về hoạt động
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật Việt Nam với nội dung trọng
tâm sau: Về ý nghĩa cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ với hoạt động chuyển giao quyền
sở hữu trí tuệ đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội hiện nay theo pháp luật
Việt Nam. Bên cạnh đó, người viết đề cập đến các dạng hợp đồng khi các chủ thể tiến
hành chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp về khái niệm, nội dung, lợi ích và các vấn
đề liên quan. Mặt khác, đề tài của người viết không chỉ trình bày các nội dung trên mà
còn có sự đánh giá sơ lược về quy định của pháp luật cũng như việc thực thi về chuyển
giao quyền sở hữu công nghiệp hiện nay và những bất cập cùng với nguyên nhân và
một số giải pháp về các vấn đề liên quan.
VI. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý
luận trên tài liệu, sách, tạp chí khoa học với phương pháp so sánh, phương pháp phân
tích luật viết, phương pháp phân tích, đánh giá số liệu từ phương pháp thống kê để
người viết có thể hoàn thành đề tài luân văn“ Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
theo pháp luật Việt Nam”.
V. Bố cục cơ bản của đề tài
Chương 1: Tổng quan về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về chuyển giao quyền sở hữu
công nghiệp
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
7
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chương 3: Thực thi về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo pháp luật
Việt Nam
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Tri thức của con người đã trở thành “hàng hóa” để trao đổi, mua bán nhằm mục
đích lợi nhuận. Theo đó, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp
nói riêng trở thành yếu tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Vì thế, việc xây dựng và duy trì một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hữu hiệu là
điều rất cần thiết.
1.1. Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1. Tài sản trí tuệ
“Trí tưởng tượng quan trọng hơn là tri thức” phát biểu của nhà bác học Albert
Einstein (1879- 1955), cha đẻ của thuyết tương đối đã trở thành nền tảng lý luận cho
những nghiên cứu về một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự tiến bộ của
xã hội loài người đó là sở hữu trí tuệ. Sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực để phát
triển kinh tế và tạo ra sự thịnh vượng. Trên thực tế, tài sản trí tuệ được coi là một trong
những loại tài sản có giá trị lớn của các công ty và tạo ra hơn 100 tỷ đô la thu nhập
mỗi năm chỉ riêng cho hoạt động li-xăng bằng độc quyền sáng chế, đồng thời, một
danh mục bằng độc quyền sáng chế mạnh có thể tạo ra sự gia tăng đột biến trong giá
trị lợi nhuận của doanh nghiệp.1
Tài sản trí tuệ được hiểu là những sản phẩm, những thành quả của hoạt động
sáng tạo của con người trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh. Những sản
phẩm này là kết quả của sự sáng tạo của tư duy của trí tuệ con người. Đây là loại tài
sản vô hình nhưng có giá trị vô cùng to lớn, nó có khả năng tạo ra những giá trị vật
chất tinh thần, mang lại lợi thế cạnh tranh cho chủ sở hữu tài sản hoặc người nắm giữ,
sử dụng tài sản.
Trên thực tế có rất nhiều sản phẩm trí tuệ. Việc huấn luyện viên Weigang tuyển
Hồng Sơn, Huỳnh Đức vào đội tuyển Việt Nam và sắp xếp đội hình thi đấu Seagame
1
Vụ công tác lập pháp, Những nội dung cơ bản của Luật Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản tư pháp Hà Nội 2006,
trang 28
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
8
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
18 chắc chắn là một sản phẩm trí tuệ. Tuy nhiên, Weigang không được hưởng quyền “
sở hữu” sản phẩm trí tuệ của mình. Ngược lại, hai chữ cái thí dụ như “P/S” thì coi là
đối tượng của sở hữu trí tuệ. Vậy không phải mọi sản phẩm trí tuệ lại được bảo hộ
dưới dạng quyền sở hữu trí tuệ và không phải mọi quyền sở hữu trí tuệ đều là sản
phẩm trí tuệ.2
1.1.2. Khái niệm và phân loại về quyền sở hữu trí tuệ
Theo Công ước thành lập WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới – tên tiếng
Anh là World Intellectual Property Organization) tại Stockholm ngày 14/7/1967 đã đề
ra hệ thống các đối tượng thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ được chấp nhận trên toàn thế
giới bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Cuộc biểu diễn của nghệ sĩ,
bản ghi âm và cuộc phát sóng; Sáng chế thuộc lĩnh vực nỗ lực của con người; Phát
minh khoa học; Kiểu dáng công nghiệp; Nhãn hiệu, tên và chỉ dẫn thương mại; Bảo hộ
chống cạnh tranh không lành mạnh; Tất cả các quyền khác là kết quả của hoạt động trí
tuệ trong lĩnh vực công nghệ, khoa học, văn học và nghệ thuật.3
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan quyền
tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.4Quyền đối với
giống cây trồng theo quy định của pháp luật quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ thì quyền
đối với giống cây trồng được bảo hộ dưới dạng sáng chế.5
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ là sản phẩm của sự sáng tạo của tư duy, của trí
tuệ con người. Theo quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ bao gồm:
Đối tượng đầu tiên của quyền sở hữu trí tuệ là quyền tác giả và các quyền liên
quan. Quyền tác giả nhóm đối tượng này việc bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên
quan nhằm đảm bảo cho tác giả, những người sáng tạo khác đối với các sản phẩm trí
tuệ những quyền nhất định như cho phép, không cho phép sử dụng tác phẩm của họ
trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, còn thừa nhận cho những người biểu diễn, bản
2
3
4
5
TS. Lê Nết, Tài liệu giảng dạy Quyền sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
2006, Trang web: Ictlawyers.com/news/publications/Quyen_So_huu_tri_tue.pdf [truy cập ngày 5/02/2012]
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới , Trang web: vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_Sở_hữu_Trí_tuệ_Thế_giới[truy
cập ngày 5/2/2012]
Khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Giống cây trồng theo Điều 7 Hiệp định TRIPS được bảo hộ bằng hệ thống Patent
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
9
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa.
Bên cạnh đó là quyền sở hữu công nghiệp. Việc bảo hộ các đối tượng sở hữu
công nghiệp nhằm bảo hộ các bằng sáng chế, bảo hộ lợi ích tài sản thương mại như
nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp, các chỉ dẫn
thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là bảo hộ quyền
sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối
tượng sở hữu công nghiệp. Mặt khác, bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp còn
bao gồm cả vấn đề cạnh tranh, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo hộ nội dung ý
tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh.
Tuy nhiên theo pháp luật Việt Nam, thì ngoài hai nhóm đối tượng trên còn
quyền đối với giống cây trồng mà đối tượng của nó là giống cây trồng và vật liệu nhân
giống.
1.1.3. Căn cứ phát sinh quyền sở hữu trí tuệ
Bản chất quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ là quyền nhân thân và quyền tài sản của
chủ thể đối với thành quả lao động sáng tạo hay uy tín thương mại. Vì vậy, việc xác
định thời điểm phát sinh, những căn cứ phát sinh để xác lập quyền sở hữu trí là rất
quan trọng. Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ thì căn cứ phát sinh, xác lập
quyền sở hữu trí tuệ có thể được phân thành hai nhóm sau:
Thứ nhất là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ chỉ được phát sinh, xác lập
khi tiến hành đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là các đối tượng sau
đây: quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và quyền đối với giống cây trồng.
Thứ hai là các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được phát sinh, xác lập một cách
tự động vào thời điểm tạo ra đối tượng đó mà không cần qua thủ tục đăng ký như
quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn
hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.6
1.1.4. Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ
Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới dạng độc quyền. Việc bảo hộ quyền
6
Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
10
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
sở hữu trí tuệ là nhằm đảm bảo cho sự độc quyền đối với các đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ cũng như việc bảo vệ cho chủ sở hữu các đối tượng sở hữu trí tuệ được độc
quyền sử dụng, ngăn cấm, cho phép các chủ thể khác sử dụng để bồi hoàn công sức
của họ và thu lợi nhuận.
Theo đó, chủ sở hữu cho phép chủ thể khác được quyền khai thác, sử dụng đối
tượng sở hữu trí tuệ thông qua hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ. Điều này
thể hiện một điều là chỉ có chủ sở hữu đối tượng sở hữu trí tuệ mới có quyền sử dụng
để ứng dụng các sáng tạo của họ vào cuộc sống và chỉ có họ mới có quyền chuyển
giao, phổ biến kiến thức của họ và chỉ có chủ thể có quyền mới được phép bán những
sản phẩm hình thành từ thành quả sáng tạo của họ. Có thể nói, độc quyền là bản chất
có ý nghĩa quan trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tạo điều kiện để thúc đẩy sự sáng tạo của các chủ
thể. Một khi đối tượng sở hữu công nghiệp được công khai cùng với việc chuyển giao
sẽ góp phần khuyến khích việc đầu tư sáng tạo của cá nhân dựa vào quyền sử dụng,
quyền định đoạt đối với tài sản trí tuệ, đây là một ưu thế cạnh tranh lớn trong hoạt
động kinh doanh. Điều này không chỉ đáp ứng được nhu cầu của xã hội mà còn đảm
bảo quyền và lợi ích của các chủ thể có quyền đối tượng sở hữu công nghiệp.
Như vậy, tính chất độc quyền của quyền sở hữu trí tuệ là quyền sử dụng, ngăn
cấm và cho phép nhằm để bảo vệ quyền lợi của chủ thể quyền khi tiến hành khai thác,
sử dụng cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ để phát huy tối ưu giá trị của
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ. Có thể nói độc quyền của các chủ thể nắm giữ các đối
tượng sở hữu trí tuệ đã mang lại cho chính họ cũng như các chủ thể kinh doanh cơ sở
an toàn trước những sức ép, áp lực cạnh tranh trên thị trường.
Pháp Luật Sở hữu trí tuệ không chỉ góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học,
kỹ thuật, sự thịnh vượng của văn hóa và phát triển kinh tế, bảo đảm cho sự vận hành
của nền kinh tế thị trường mà còn là cầu nối cho quá trình phát triển hợp tác và trao
đổi quốc tế trên mọi lĩnh vực thông qua việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật và công
nghệ.
Việt Nam là một trong những nước tham gia các công ước quốc tế về sở hữu trí
tuệ từ rất sớm: tham gia Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày
8/3/1949; Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa ngày 8/3/1949 và
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
11
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
tham gia Công ước Stockholm về thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới và trở
thành thành viên của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới vào ngày 2/7/1976. Bên cạnh
đó, Việt Nam gia nhập Hiệp ước Washington về hợp tác sáng chế vào ngày 10/3/1993.
Ngày 26/11/2001 Việt Nam ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ.
Việt Nam xem bảo hộ sở hữu trí tuệ thông qua việc xây dựng hệ thống pháp
luật phù hợp và hoàn thiện là một nhân tố quan trọng của chính sách đổi mới, mở cửa
nền kinh tế và xây dựng nhà nước pháp quyền. Điều đó được thể hiện như sau:
Thứ nhất là khuyến khích việc đầu tư cho hoạt động sáng tạo của các cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp vì sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội thông qua cơ chế bảo vệ
và dung hòa lợi ích chính đáng của chủ sở hữu sản phẩm trí tuệ với lợi ích chung của
toàn xã hội.
Thứ hai là tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho hoạt động cạnh tranh lành
mạnh giữa các chủ thể trong một cơ chế thị trường ổn định nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Thứ ba là tạo môi trường pháp lý hấp dẫn khuyến khích, thu hút các hoạt động
đầu tư và khả năng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam.7
Tóm lại, sự ổn định và hoàn thiện của hệ thống pháp Luật Sở hữu trí tuệ đóng
góp quan trọng vào việc tạo lập nền tảng pháp lý chung thu hút, bảo đảm quyền, lợi
ích của nhà nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời là cầu nối tăng cường thiện chí hợp
tác, tạo sự tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và quốc tế, thúc đẩy giao lưu thương mại
phát triển. Mặt khác một hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ hoàn thiện còn góp phần
giúp cho nên kinh tế Việt Nam giữ được thế chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế
khi tạo ra cơ chế hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nàh đầu tư
trong nước, bảo hộ sản xuất trong nước. Đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào các
khu vực mậu dịch tự do thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một công cụ quan trọng
nhằm bảo vệ các nhà sản xuất trong nước khẳng định những lợi thế cạnh tranh của
hàng hóa, dịch vụ trong nước với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.
7
Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp, PGS. TS. Lê Hồng Hạnh, Th.S Đinh Thị Mai Phương (Chủ biên), Bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2006,
trang 12
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
12
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.2. Những vấn đề chung về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp
1.2.1.1.Công ước Paris
Công ước Paris là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về
sở hữu công nghiệp. Công ước này được kí kết vào ngày 20/3/1883 (sửa đổi mới đây
nhất vào năm 1979).
Mục đích của Công ước Paris là xây dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp văn
bằng bảo hộ cho chủ sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước
khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng Luật Sở hữu trí tuệ
của nước thành viên.8
Nội dung công ước Paris về hợp đồng li-xăng bắt buộc được quy định tại Điều
5A của công ước:
Việc chủ patent nhập khẩu vào một nước đã cấp patent những hàng hóa đã chế
tạo tại bất kỳ quốc gia nào là thành viên của liên minh sẽ không dẫn tới việc tước
quyền patent;
Mỗi nước thành viên của liên minh điều có quyền đưa ra những biện pháp pháp
lý quy định việc cấp li-xăng cưỡng bức nhằm ngăn chặn việc lạm dụng có thể nảy sinh
từ việc thực hiện độc quyền được xác lập bởi patent;
Không được quy định việc tước quyền patent trừ trường hợp việc cấp li-xăng
cưỡng bức chưa đủ để ngăn chặn sự lạm dụng nêu trên, việc tước quyền hoặc hủy bỏ
patent không được tiến hành trước khi hết hạn 2 năm kể từ khi cấp li-xăng cưởng bức
đầu tiên;
Không được áp dụng li-xăng cưỡng bức với ly do không sử dụng hoặc sử dụng
không đầy đủ trước khi hết hạn 4 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp patent hoặc 3 năm
8
Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới , Trang web:
vi.wikipedia.org/wiki/Tổ_chức_Sở_hữu_Trí_tuệ_Thế_giới[truy cập ngày 5/02/2012]
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
13
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
kể từ ngày cấp patent, tùy theo thời hạn nào kết thúc muộn hơn, li-xăng cưỡng bức sẽ
bị trút bỏ nếu chủ patent chứng minh được việc không sử dụng của mình là vì lý do
chính đáng. Li-xăng cưỡng bức nói trên là li-xăng không độc quyền và không được
chuyển giao, thậm chí dưới hình thức cấp li-xăng thứ cấp trừ trường hợp chuyển giao
cùng với một phần của cơ sở thương mại sử dụng li-xăng đó.
Dựa trên quy định của Công ước thì li-xăng bắt buộc chỉ có thể áp dụng cho
những li-xăng bắt buộc do những li-xăng bắt buộc không thực hiện hoặc thực hiện
không hiệu quả và không thể áp dụng những quy định này cho các li-xăng bắt buộc
khác mà pháp luật quốc gia đó tự do quy định. Li-xăng bắt buộc khác có thể được cấp
nhằm ngăn chặn việc làm dụng ví dụ như việc giá cả quá đắc hay những điều khoản
bất hợp lý đối với các hợp đồng li-xăng và những cản trở khác đối với các hoạt động
của doanh nghiệp. Li-xăng bắt buộc cũng có thể được cấp vì lợi ích công cộng, trong
trường hợp nếu không có việc lạm dụng quyền bởi chủ sở hữu bằng độc quyền sáng
chế.
Tóm lại, công ước Paris là một trong những công ước quan trọng nhất và sớm
nhất về bảo hộ sở hữu công nghiệp. Do vậy, bảo đảm sự vận hành về cơ chế thực thi
đối với sở hữu công nghiệp đúng theo quy định của Công ước Paris thì các nước là
thành viên của công ước trong đó có Việt Nam phải tăng cường nỗ lực xây dựng một
hệ thống pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đầy đủ và hoàn thiện.
1.2.1.2. Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (viết
tắt là Hiệp định TRIPS)
Hiệp định TRIPS được ký kết ngày 15/4/1994, có hiệu lực vào năm 1995 trong
khuôn khổ thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO – tên tiếng Anh là World
Trade Organization). Hiệp định TRIPS đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp
định quan trọng và mới nhất về sở hữu trí tuệ do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới thực
thi với Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về bảo hộ
các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Theo Hiệp đinh TRIPS thì các nước phát triển
hoàn toàn thực thi hiệp định này vào ngày 1/1/1996.
Hiệp định TRIPS có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của lĩnh vực sở
hữu trí tuệ. Điều này được thể hiện ở các mặt sau đây: Thứ nhất, Hiệp định TRIPS là
hiệp định duy nhất và đầu tiên về sở hữu trí tuệ quy định cụ thể về các biện pháp thực
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
14
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
thi sở hữu công nghiệp như trách nhiệm bồi thường thiệt hại, dân sự, hành chính; Thứ
hai, Hiệp định TRIPS là hiệp định đầu tiên thực sự mang tính quốc tế đã đưa ra các
chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ những hình thức sở hữu trí tuệ; Thứ ba, đây là hiệp định
quốc tế đầu tiên về sở hữu tí tuệ được áp dụng để giải quyết các tranh chấp.9
Điều 31 của TRIPS quy định một số điều kiện mà chính phủ có thể áp đặt lixăng bắt buộc về mặt pháp lý, đó là:
Việc sử dụng chỉ có thể được cho phép nếu như trước khi được chuyển giao lixăng bắt buộc, người sử dụng dự kiến đã hết sức cố gắng để đạt được sự cho phép của
người nắm quyền bằng những điều kiện và điều khoản thương mại hợp lý nhưng
không thành công trong một khoảng thời gian hợp lý, trừ trường hợp khẩn cấp quốc
gia hoặc những tình huống khẩn cấp đặc biệt khác hoặc trong trường hợp sử dụng
công cộng không vì mục đích thương mại;
Phạm vi và thời hạn sử dụng sẽ tuỳ thuộc vào mục đích được cho phép;
Quyền sử dụng đó không có tính độc quyền, không thể được chuyển nhượng
(trừ trường hợp chuyển giao cơ sở kinh doanh đang được ủy quyền) và chỉ có thể để
cung cấp cho thị trường nội địa của quốc gia thành viên cho phép việc sử dụng đó;
Quyền sử dụng sẽ chấm dứt khi các điều kiện bắt buộc chuyển giao không còn
tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện, với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng
đó không gây thiệt hại cho người được quyền sử dụng li-xăng bắt buộc;
Điều kiện rằng người được cấp phép li-xăng bắt buộc phải đã có cố gắng xin
được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trước đó nhưng không thành công và điều
kiện rằng việc sử dụng sáng chế là chủ yếu để cung cấp cho thị trường nội địa có thể
được miễn trong những trường hợp mà li-xăng bắt buộc được đưa ra là để khắc phục
các hành vi phản cạnh tranh.10
Tóm lại, dựa vào các Công ước Paris, Hiệp định TRIPS và các hiệp định quốc
tế khác mà Việt Nam là thành viên thì đó là cơ sở pháp luật nền để những quy định của
pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng hoàn
9
10
Paul E. Salmon, Giới thiệu khái quát về các Điều ước quốc tế về quyền sở hữu công nghiệp, Trang web: viet
namese.vietnam.usembassy.gov/doc_intelprp_ii.html [truy cập ngày 5/02/2012]
Pham Quế Anh, Cấp phép li-xăng bắt buộc và Hiệp định TRIPS, Trang web: www.qlct.gov.vn/Web/Content.a
spx?distid=4380[truy cập ngày 5/02/2012]
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
15
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
thiện hơn đặc biệt là pháp luật chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp về li-xăng bắt
buộc.
1.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp và
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
1.2.2.1.Về quyền sở hữu công nghiệp
Bên cạnh quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng, quyền sở hữu công
nghiệp cũng là một trong những quyền của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công
nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh
doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.11
Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và việc xác lập quyền sở hữu
công nghiệp đối với các đối tượng đó. Cụ thể như sau:
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải
quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Văn bằng bảo hộ
sáng chế là bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 20 năm tính từ
ngày nộp đơn hợp lệ;
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện
bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Văn bằng bảo
hộ đối với kiểu dáng công nghiệp là bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu
lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ có thể gia hạn liên tiếp hai
lần mổi lần 5 năm tổng cộng không quá 15 năm;
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cấu trúc không gian của của các phần
tử mạch và mối liên kết các phần tử đó. Được xác lập theo văn bằng bảo hộ thiết kế
mạch tích hợp bán dẫn do Cục sở hữu trí tuệ cấp;
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá
nhân khác nhau. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa quyết định chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu hành hóa có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể gia hạn
liên tiếp nhiều lần mỗi lần 10 năm;
11
Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
16
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng hoạt đông kinh doanh để
phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh mang khác trong
cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Được tự động xác lập mà không cần đăng ký và
thuộc về người đầu tiên sử dụng tên đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa
phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là quyết
định chứng nhận về chỉ dẫn địa lý do Cục Sở hữu trí tuệ cấp;
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ
chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Bí mật kinh doanh được
xác lập tự đông khi bí mật kinh doanh được thiết lập để bảo vệ quyền và lợi ích của
chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó đảm bảo lợi thế cạnh tranh, thống lĩnh thị trường.
1.2.2.2. Về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Đối tượng của tài sản trí tuệ là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế
cao và góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển khoa học, kỹ thuật
và công nghệ. Tuy nhiên, với đặc trưng về quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ là nó
không thể bị chiếm hữu về mặt thực tế nên các chủ sở hữu chiếm hữu các quyền liên
quan đến tài sản trí tuệ phải tiến hành hoạt động chuyển giao các quyền đó cho các chủ
sở hữu khác để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ không bị xâm phạm.
Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp vừa là sản phẩm của sự sáng tạo,
vừa là những tài sản trí tuệ. Để bảo hộ một cách hiệu quả các đối tượng sở hữu công
nghiệp, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã quy định về các quyền năng của chủ sở hữu, tác
giả sáng tạo ra đối tượng đó. Tuy nhiên, việc giới hạn không chỉ ở các quyền năng chủ
thể mà Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn tạo ra một nền tảng pháp lý vững chắc, tạo điều
kiện cho việc chuyển giao quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Mặt khác, quyền sở hữu công nghiệp có thể trở thành đối tượng của các hợp
đồng. Thông qua các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trở thành một
loại hàng hóa đặc biệt, có hàm lượng trí tuệ cao và trở thành nhân tố quan trọng trong
việc phổ biến công nghệ mới, khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ,
thúc đẩy đổi mới công nghệ và tạo ra công nghệ mới, góp phần phát triển kinh tế, xã
hội.
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
17
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Các đối tượng sở hữu công nghiệp trở thành “hàng hóa” thông qua hoạt động
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, theo đó chủ sở hữu có khả năng thu lợi bằng
cách cho phép người khác khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ.12
Tóm lại, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ thể có quyền đối
với các đối tượng sở hữu công nghiệp chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền của
mình cho chủ thể khác.
1.2.3. Ý nghĩa của việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ đối với
các chủ thể quyền, các chủ thể được chuyển giao mà còn có ý nghĩa đối với sự phát
triển xã hội trong quá trình hợp tác quốc tế. Cụ thể như sau:
Đối với chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp
Thứ nhất, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp khi được cấp văn bằng bảo hộ
về quyền sở hữu công nghiệp thì chủ sở hữu đó sẽ được độc quyền khai thác các đối
tượng sở hữu công nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, chủ sở hữu
có quyền tự mình sử dụng, khai thác và cũng có thể chuyển giao hay chuyển nhượng
các đối tượng sở hữu công nghiệp đó cho các chủ thể khác để thu về một số lợi ích vật
chất bù đắp cho những chi phí và công sức trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo.
Thứ hai, thông qua hoạt động chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp sẽ mở
rộng việc khai thác các đối tượng sở hữu công nghiệp. Nghĩa là, giá trị của các đối
tượng sở hữu công nghiệp sẽ được khai thác và phát huy hiệu quả tối đa mang lại giá
trị kinh tế không chỉ cho chủ sở hữu mà các chủ thể khác được chuyển giao cũng
hưởng được những giá trị nhất định.
Dưới góc độ người được chuyển giao
Thứ nhất là khi các chủ thể có quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp
tiến hành hoạt động chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp thì người được
chuyển giao sẽ không tốn thời gian nghiên cứu, sáng tạo các đối tượng sở hữu công
nghiệp. Thay vào đó, người được chuyển giao có thể tập trung thời gian vào việc xác
12
TS. Nguyễn Thành Tâm, Quyền sở hữu công nghiệp trong hoạt động thương mại, Nhà xuất bản tư pháp Hà
Nội 2006, trang 89, 90
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
18
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
định phương hướng tiệp cận và sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp như thế nào
để đạt hiệu quả cao đồng thời khai thác các giá trị của các đối tượng sở hữu công
nghiệp một cách toàn diện hơn.
Thứ hai là một khi các đối tượng sở hữu công nghiệp đươc chủ sở hữu công
khai thông qua hoạt động chuyển giao sẽ hạn chế được tình trạng việc nghiên cứu,
sáng tạo trùng lặp giữa các đối tượng sở hữu công nghiệp với nhau. Điều này sẽ tránh
được sự lãng phí thời gian, chi phí và công sức đối với các chủ thể sáng tạo vì các chủ
thể sáng tạo có thể sáng tạo ra những thành quả mới chứ không tạo ra những gì đã có
nhất là các đối tượng đã được pháp luật bảo hộ khi đó các chủ thể sáng tạo sẽ tạo ra
các đối tượng sở hữu công nghiệp mới với khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến hơn
đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại.
Dưới góc độ xã hội
Thứ nhất, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp sẽ tạo được môi trường cạnh
tranh lành mạnh đảm bảo cho sự phát triển của xã hội nói chung và trong lĩnh vực phát
triển kinh tế nói riêng. Đối với các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp thì
việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là điều kiện để thúc đẩy các chủ sở hữu
tiến hành các hoạt động sáng tạo, đổi mới kỹ thuật, khuyến khích chuyển giao công
nghệ giữa các chủ sở hữu với nhau.
Thứ hai, đối với sự phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hiện nay việc mở
rộng hợp tác trao đổi giao lưu quốc tế giữa các quốc gia có trình độ công nghệ cao với
các quốc gia có trình độ công nghệ thấp. Có thể nói đây là cầu nối quan trọng rút ngắn
sự chênh lệch về khoảng cách giữa các quốc gia với nhau trên lĩnh vực khoa học, kỹ
thuật, công nghệ và hợp tác kinh tế quốc tế. Bởi vì, theo mục tiêu của Tổ chức Sở hữu
Trí tuệ Thế giới thì khuyến khích, thúc đẩy hợp tác quốc tế trong các hoạt động sáng
tạo trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ liên quan đến sở
hữu công nghiệp vào các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã
hội và văn hóa của các quốc gia đó.
Tóm lại, từ những giá trị thiết thực nêu trên thì việc thực hiện pháp luật về
quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến lĩnh vực chuyển giao là một yêu cầu cần thiết
và cấp bách đặt ra trong bối cảnh hiện nay.
1.2.4. Thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
19
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
1.2.4.1. Chủ thể trong hoạt động chuyển giao
Quyền sở hữu công nghiệp bảo đảm quyền độc quyền của chủ sở hữu mà không
cần phân biệt chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp là công ty lớn hay nhỏ, giữ vị trí
ưu thế hay không. Sự bù đắp cho việc tiết lộ kết quả sáng tạo chính là quyền được ấn
định giá độc quyền. Quyền sở hữu công nghiệp cho phép chủ sở hữu quyết định xem
có tự mình khai thác quyền này hay chuyển giao quyền này cho người khác. Trong
thực tiễn pháp luật về sở hữu công nghiệp của các nước, có rất ít các quy định điều
chĩnh về khai thác quyền sở hữu công nghiệp. Do đó, chủ sở hữu được tự do xác định
chiến lược của mình và tự do ký kết hợp đồng với bất kỳ ai hoặc với bất kỳ điều kiện
gì. Để hạn chế một cách hữu hiệu các hợp đồng li-xăng độc quyền, một số nước đưa ra
quy định về li-xăng bắt buộc. Việc quy định về li-xăng bắt buộc trong pháp luật các
nước chủ yếu dựa trên chuẩn mực của Điều 5A Công ước Paris về bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp và Điều 31 Hiệp định TRIPS.13
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì, Quyền sở hữu công nghiệp là một
khái niệm pháp lý gắn liền với sự phát triển khoa học và nền thương mại. Hiện nay,
quyền của các chủ sở hữu công nghiệp đã được ghi nhận tại Điều 780 Bộ luật dân sự
2005 bao gồm quyền sở hữu của các nhân, pháp nhân đối với sáng chế, giải pháp hữu
ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ
hàng hóa và quyền sở hữu đối với các đối tượng khác do pháp luật quy định.14
Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp có quyền chuyển
giao quyền sở hữu và quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của họ cho tổ
chức, cá nhân khác. Cụ thể là bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao các đối tượng
sở hữu công nghiệp.
1.2.4.2. Đối tượng được chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
Ở những nước đang pháp triển và chậm phát triển, khả năng sản xuất dược
phẩm phục vụ nhu cầu y tế là rất hạn chế. Đối với những nước có một phần khả năng
sản xuất dược phẩm, họ có thể đặt ra quy định pháp luật về bắt buộc chuyển giao
quyền sử dụng bằng sáng chế về dược phẩm chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
trong những điều kiện chặt chẽ. Trong tuyên bố về TRIPS và y tế công cộng tại Hội
13
14
H. H. Lidgard, Sdd, trang 269 - 292
Điều 780 Bộ luật dân sự 2005
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
20
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
nghị Bộ trưởng WTO tại Doha ngày 14/11/2001 quy định các thành viên WTO thừa
nhận rằng những nước không có khả năng sản xuất dược phẩm sẽ phải đối mặt với
những khó khăn khi áp dụng quy định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
theo Hiệp định TRIPS. Do đó, Hội đồng TRIPS của WTO phải tìm ra giải pháp cho
vấn đề này, theo đó “miễn trừ” nghĩa vụ của các nước sản xuất dược phẩm theo sáng
chế bị chuyển giao bắt buộc theo quy định theo Điều 31 Hiệp định TRIPS là quy định
sản xuất theo sáng chế bị chuyển giao bắt buộc phải chủ yếu dành cho thị trường nội
địa, theo đó là vấn đề hạn chế khả năng của các nước được xuất khẩu dược phẩm phải
sản xuất theo sáng chế bị chuyển giao bắt buộc vì chỉ được sản xuất cho thị trường nội
đại, đồng thời hạn chế khả năng của các nước không có khả năng sản xuất dược phẩm
được nhập khẩu các phiên bản rẻ hơn từ các nước mà dược phẩm đó được sản xuất
theo sáng chế.
Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng sáng chế dược phẩm cho một
công ty nước mình sau khi sản xuất được dược phẩm, công ty lại có quyền sản xuất
dược phẩm đó sang những nước không có khả năng sản xuất dược phẩm để phục vụ
nhu cầu y tế công cộng theo Quyết định ngày 30/8/2003 của Đại hội đồng WTO.15
Các đối tượng sở hữu công nghiệp được chuyển giao theo Luật Sở hữu trí tuệ
2005 bao gồm: quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh. Như vậy, hầu hết các đối
tượng sở hữu công nghiệp điều được chuyển giao trừ quyền đối với chỉ dẫn địa lý và
quyền sử dụng tên thương mại và giống cây trồng.16
Bên cạnh đó pháp luật còn quy đinh bắt buộc chuyển giao đối với sáng chế để
ngăn chặn sự lạm dụng độc quyền được xác lập bởi bằng độc quyền sáng chế hoặc và
mục đích công cộng, phi thương mại. Trên cơ sở pháp luật các cơ quan có thẩm quyền
có quyền ra quyết định buộc người đang nắm độc quyền sáng chế phải chuyển giao
quyền sử dụng sang chế đó cho Chính phủ hoặc cá nhân, tổ chức khác với những điều
kiện cơ bản được ấn định trong quyết định cưỡng chế mà không cần được sự đồng ý
của người nắm độc quyền.
1.2.4.3 Hình thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
15
16
Trang web: cập ngày 5/2/2012]
Theo pháp luật sở hữu trí quốc tế thì giống cây trồng được chuyển giao dưới dạng sáng chế
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
21
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Ở một số nước, hình thức pháp lý về việc chuyển nhượng hoặc hình thức hợp
đồng li-xăng và các điều kiện cùng những thủ tục khác liên quan tới việc chuyển
nhượng hay li-xăng là do luật sáng chế hoặc luật thương mại quy định. Vì vậy một yêu
cầu có thể đặt ra là một văn bản chuyển nhượng các quyền sáng chế được thực hiện
theo một cách thức đặc biệt chẳng hạn như có thể yêu cầu không chỉ bên chuyển
nhượng mà cả bên chuyển nhượng ký lập văn bản.17
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chuyển giao quyền sở hữu công
nghiệp bao gồm các hình thức: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển
quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể như sau:
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu công nghiệp
chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, các nhân khác.18Điều này có thể hiểu
là hoạt động này được coi là việc “bán đứt” quyền sở hữu công nghiệp vì chủ sở hữu
công nghiệp chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp của
mình cho chủ thể khác.
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối
tương sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.19Hoạt động này có phạm vi hẹp
hơn so với chuyển nhương quyền sở hữu công nghiệp vì đây chỉ là việc “cho phép” sử
dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hoạt động chuyển quyền sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp còn được gọi là hoạt động li-xăng.
Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với chuyển nhượng quyền sở
hữu công nghiệp, chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực
hiện với hình thức hợp đồng bằng văn bản và phải được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
Tóm lại, quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng
là vấn đề phức tạp và có mối quan hệ mật thiết với nhiều lĩnh vực, đặc biệt là dưới góc
độ dân sự, thương mại thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp dưới
hình thức các hợp đồng sau đây: hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp,
hợp đồng li-xăng hay li-xăng bắt buộc, và các dạng hợp đồng đặc biệt của hợp đồng
17
18
19
Cẩm nang sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 2001, trang 174
Khoản 1 Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Khoản 1 Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
22
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
1.3. Giá trị của các dạng hợp đồng đặc biệt của hợp đồng chuyển giao
quyền sở hữu công nghiệp
1.3.1. Lợi ích của việc chuyển giao công nghệ
1.3.1.1. Tầm quan trọng của chuyển giao công nghệ đối với thế giới
1.3.1.2. Lợi ích từ hoạt động chuyển giao công nghệ
Thứ nhất là chuyển giao công nghệ có vai trò là nguồn lực quyết định sự phát
triển kinh tế toàn cầu và của mỗi quốc gia. Trong xã hội hiện đại, chuyển giao công
nghệ ngày càng tăng lên do vậy bất kỳ quốc gia nào khi đưa ra chiến lược phát triển
kinh tế – xã hội, khoa học – kỹ thuật của mình đều rất chú trọng đến các đối tượng
công nghệ và việc chuyển giao các đối tượng công nghệ vì nó có mối quan hệ mật thiết
đối với cơ cấu kinh tế với mô hình đầu tư và thương mại. Điều này là cơ sở để nền
kinh tế tăng trưởng nhanh đối với các quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang
phát triển.
Thứ hai là chuyển giao công nghệ sẽ rút ngắn được sự chênh lệch về công nghệ
giữa các nước có nền công nghệ phát triển và các nước đang phát triển công nghệ, các
nước lạc hậu. Nếu hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia với nhau được
thực hiện tốt thì đây là cơ hội để các nước đang phát triển công nghệ, các nước lạc hậu
được sử dụng thành tựu khoa học công nghệ của thế giới thông qua hoạt động chuyển
giao công nghệ. Mặt khác, bảo đảm cho các nước đang phát triển đặc biệt là các nước
kém phát triển được hưởng những lợi ích thực chất từ sự tăng trưởng của thương mại
quốc tế.
Thứ ba là đối với các doanh nghiệp chuyển giao công nghệ là phương thức hiệu
quả để doanh nghiệp nâng cao lợi thế kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trong
điều kiện hội nhập hiện nay. Các doanh nghiệp ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ
vào sản xuất kinh doanh sẽ năng cao chất lượng sản phẩm điều này sẽ giúp các doanh
nghiệp thu được lợi ích kinh tế nhiều hơn. Và dựa trên cơ sở sử dụng công nghệ hiệu
quả và lợi thế kinh tế thì các doanh nghiệp sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh của
mình. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải tiếp cận với các nền khoa học công nghệ tiên
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
23
SVTH: PHAN DIỄM MI
CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
tiến hiện đại của các quốc gia có công nghệ phát triển trên thế giới thông qua hoạt
động chuyển giao, đồng thời các doanh nghiệp cần phải có sự liên kết với nhau, các tổ
chức khoa học, các nhà khoa học để nâng cao, tự đổi mới công nghệ, đây chính là xu
thế tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay.20
1.3.2. Lợi ích của hoạt động nhượng quyền thương mại
Đối với bên nhượng quyền
Thứ nhất là mở rộng được hệ thống kinh doanh mà không phải đầu tư nhiều mà
vẫn trong sự điều tiết của mình. Do tính đặc thù của nhượng quyền thương mại là bên
nhận quyền thương mại luôn chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền thương mại.
Thứ hai là bên nhượng quyền thu được một khoản lợi nhuận lớn từ việc nhượng
quyền cho bên nhận quyền vì khi nhượng quyền bên nhận quyền phải trả tiền cho bán
quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được kinh doanh với tên và hệ thống của bên
nhượng quyền. Đồng thời bên nhận nhượng quyền phải mua sản phẩm, nguyên liệu
của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hóa thu nhập của
mình.
Thứ ba là thúc đẩy quảng bá thương hiệu khi sử dụng hình thức nhượng quyền,
bên nhượng quyền sẽ tạo được những lợi thế trong việc quảng cáo, quảng bá thương
hiệu của mình. Mở rộng kinh doanh và sự xuất hiện ở khắp nới của chuổi cửa hàng sẽ
đưa hình ảnh sản phẩm đi vào tầm nhìn của khách hàng một cách dễ dàng. Bên cạnh
đó, vì chi phí cho việc quảng cáo sẽ được trải rộng cho rất nhiều cửa hàng cho nên chi
phí quảng cáo cho một đơn vị là không lớn. Điều này là lợi thế cạnh tranh cho bên
nhượng quyền. Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả, hình ảnh về sản phẩm, thương
hiệu càng được nâng cao, giá trị của công ty ngày càng lớn sẽ mang lại nhiều thuận lợi
cho bên nhận quyền của thương hiệu đó. Vậy, cả hai bên ngày càng thu được lợi nhuận
từ việc áp dụng hình thức kinh doanh này.
Đối với bên nhận quyền
Thứ nhất là tận dụng được nguồn lực, tiết kiệm được chi phí và thời gian trong
20
4 Share.Vn, Vai trò của của khoa học công nghệ trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam,
Trang web: oc_cong_nghe_trong_tien_trinh _CNH _
HDH_o_viet_nam.html[truy cập ngày 15/2/2012]
ThS. NGUYỄN PHAN KHÔI
24
SVTH: PHAN DIỄM MI