Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH hợp ĐỒNG bảo HIỂM TRÁCH NHIỆM dân sự của CHỦ XE cơ GIỚI đối với bên THỨ BA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 35 (2009 – 2013)
ĐỀ TÀI

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Tăng Thanh Phương
Bộ môn: Luật Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Lê Trần Phương Tháo
MSSV: 5095466
Lớp: Luật Hành chính – K35

Cần Thơ, tháng 4/2013


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

LỜI CẢM ƠN




Lời đầu tiên, người viết xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, những người luôn là


chỗ dựa vững chắc và tạo điều kiện cả về vật chất lẫn tinh thần để người viết hoàn
thành việc học tập của mình. Đồng thời, cũng xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã luôn
động viên và giúp đỡ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Người viết cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới quý thầy, cô
Khoa Luật - trường Đại học Cần Thơ đã hết lòng dìu dắt, truyền đạt kiến thức cho
người viết trong suốt bốn năm học vừa qua. Đó là những kiến thức nền tảng quý giá
góp phần quan trọng giúp người viết hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Tăng Thanh
Phương người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người viết rất nhiều trong suốt quá
trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu đề tài nhưng do kiến
thức còn giới hạn và cách diễn đạt cũng còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Do vậy, người viết rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý
thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, với tất cả tấm lòng người viết
xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt
và thành công trong cuộc sống!
Sinh viên thực hiện
Lê Trần Phương Thảo

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

1

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

2


SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

3

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

4

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
 BLDS 2005: Bộ luật dân sự 2005.
 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000: Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000
(sửa đổi, bổ sung năm 2010).
 Luật doanh nghiệp năm 2005: Luật doanh nghiệp năm 2005 (sửa đổi, bổ sung
năm 2009).

 Nghị định 103/2008/NĐ-CP: Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm
2008 của Chính phủ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
 Thông tư 126/2008/TT-BTC: Thông tư 126/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12
năm 2008 của Bộ Tài Chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức
trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
 Thông tư 151/2012/TT-BTC: Thông tư 151/2012/TT-BTC ngày 12 tháng 9
năm 2012 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC
ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính quy định Quy tắc, điều khoản,
biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới.
 Giấy chứng nhận bảo hiểm: Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

5

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA
CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA................................................................ 3
1.1. Lý luận chung về bảo hiểm ................................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo hiểm ............................................................................ 3
1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm .......................................................................................... 3

1.1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm ........................................................................................... 4
1.1.2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm ........................................................................... 4
1.1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm thế giới........................................... 4
1.1.2.2. Lịch sử ra dời và phát triển của bảo hiểm Việt Nam ........................................ 5
1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trong đời sống xã hội ................................................. 6
1.2. Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba ..................................................................................................................... 8
1.2.1. Xe cơ giới là gì? ................................................................................................... 8
1.2.2. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thư ba và bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba ..................................................... 9
1.3. Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba....................................................................................................... 12
1.3.1. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm ............................................................ 12
1.3.2. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba..................................................................................................................... 12
1.3.3. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm ..................................................................... 13
1.4. Sự cần thiết những quy định của pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba ..................................... 14
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA ................................................ 17
2.1. Giao kết hợp đồng ............................................................................................... 17

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

6

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo



Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

2.1.1. Hình thức của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba............................................................................................................... 17
2.1.2. Các bên chủ thể trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba ................................................................................................. 18
2.1.2.1. Bên bảo hiểm.................................................................................................. 18
2.1.2.2. Bên tham gia bảo hiểm.................................................................................... 19
2.1.2.3. Bên thứ ba trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba ........................................................................................................ 19
2.1.3. Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba ................................................................................................. 20
2.1.4. Phí bảo hiểm....................................................................................................... 21
2.2. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba ............................................................................................................. 25
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng....................................................... 25
2.2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới ............................................................ 25
2.2.1.2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm ............................................. 27
2.2.2. Nội dung của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba ..................................................................................................................... 30
2.2.2.1. Mức trách nhiệm bảo hiểm ............................................................................. 30
2.2.2.2. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm................................................. 31
2.2.2.3. Trường hợp loại trừ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm ........................... 33
2.2.3. Trình tự, thủ tục thực hiện quyền yêu cầu trong hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba............................................................... 35
2.2.3.1. Thông báo tai nạn giao thông ......................................................................... 35
2.2.3.2. Công tác giám định thiệt hại........................................................................... 36
2.2.3.3. Hồ sơ bồi thường............................................................................................. 37
2.2.3.4. Yêu cầu bồi thường ......................................................................................... 38
2.2.3.5. Mức bồi thường bảo hiểm ............................................................................... 39

2.3. Chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba ................................................................................................................... 40

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

7

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

2.3.1. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
chấm dứt do hết thời hạn bảo hiểm.............................................................................. 41
2.3.2. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
chấm dứt do hợp đồng bị hủy theo pháp luật .............................................................. 41
2.3.3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng .............................. 42
CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE
CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA ......................................................................... 45
3.1. Những bất cập khi triển khai những quy định của pháp luật về bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba ..................................... 45
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba ............................................... 50
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 55

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương


8

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đời sống dân cư
ngày càng được cải thiện nhờ đó mà các nhu cầu đi lại, vui chơi giải trí, giao lưu văn
hóa kinh tế giữa các nước ngày càng phát triển. Do nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng
hóa, hành khách ngày càng tăng đòi hỏi hệ thống giao thông và phương tiện đi lại
cũng phát triển theo, đem lại cho con người một phương thức vận chuyển thuận tiện,
nhanh gọn và tiết kiệm. Trong đó hình thức giao thông đường bộ với những ưu điểm
là tính cơ động cao, khả năng vận chuyển lớn, tốc độ tương đối nhanh, giá cả hợp lý.
Tuy nhiên, sự phát triển một cách nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng giao thông
đường bộ ngày càng trở nên phức tạp. Sự phát triển bất hợp lý giữa mức độ tăng
nhanh của các phương tiện cơ giới với tốc độ phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông,
cùng với việc thiếu ý thức của những người tham gia giao thông đã làm cho tai nạn
giao thông xảy ra ngày càng nhiều và mức độ ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh
hưởng lớn đến tính mạng, tài sản của người tham gia giao thông. Những tai nạn này là
mối đe dọa đối với chủ xe vì họ không những phải chịu trách nhiệm đền bù những
thiệt hại do mình gây ra cho bên thứ ba mà còn phải gánh cả phần chi phí sửa chữa
phương tiện của mình. Để khắc phục những tổn thất có thể xảy ra cho cả hai phía, bảo
hiểm đã ra đời.
Bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Và tham gia
hợp đồng bảo hiểm trách nhệm dân sự là nghĩa vụ bắt buộc của chủ xe cơ giới khi
tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam, được quy định trong các văn bản quy
phạm pháp luật. Khi xảy ra tai nạn giao thông, chủ xe cơ giới không những phải chịu

thiệt hại vật chất do xe cơ giới của chính mình gây ra, những hư hỏng hay mất mát,
mà còn phải chịu trách nhiệm cả những thiệt hại về người và tài sản do xe cơ giới của
mình gây ra đối với bên thứ ba. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người bị thiệt
hại, giảm bớt gánh nặng cho chủ xe cơ giới, Nhà nước đã có những quy định pháp
luật về hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai những quy định của pháp luật về bảo
hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba vẫn còn nhiều
điểm bất cập ảnh hưởng đến lợi ích của chủ xe cơ giới và bên thứ ba. Hầu hết chủ xe
cơ giới tham gia loại hình bảo hiểm này chỉ nhằm mục đích đối phó với cảnh sát giao
thông khi bị kiểm tra. Chủ xe cơ giới còn chưa thực sự quan tâm đến lợi ích của việc
tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Vì
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

9

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

những lý do trên nên người viết chọn đề tài “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn những quy
định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba. Người viết mong muốn sẽ truyền đạt cho người đọc những thông tin,
chế độ pháp lý và những quy định của pháp luật về loại hợp đồng bảo hiểm này. Bên
cạnh đó, người viết cũng sẽ nghiên cứu những điểm bất cập, chưa hoàn thiện của quy
định pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với
bên thứ ba để có cách giải quyết vấn đề hợp lý, cùng với những kiến nghị để hoàn

thiện chế độ pháp lý về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này người viết chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật về nội dung của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng, trách nhiệm
bồi thường thiệt hại và những quy định khác của pháp luật về bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Trên cơ sở đó người viết trình bày
những điểm bất cập của những quy định của pháp luật và đề xuất những kiến nghị
nhằm hoàn thiện những bất cập đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
Người viết sử dụng một số phương pháp trong quá trình nghiên cứu như:
phương pháp phân tích luật viết, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp đánh
giá số liệu thực tế.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài kết cấu gồm ba chương, như sau:
Chương 1. Lý luận chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba
Chương 2. Chế định pháp lý về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
xe cơ giới đối với bên thứ ba
Chương 3. Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp
luật về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

10

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo



Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ
XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI BÊN THỨ BA

1.1. Lý luận chung về bảo hiểm
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm bảo hiểm
1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm
Mặc dù bảo hiểm đã có nguồn gốc và lịch sử phát triển khá lâu đời, nhưng do
tính đặc thù của loại hình dịch vụ này, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống
nhất về bảo hiểm. Theo các chuyên gia bảo hiểm, một định nghĩa đầy đủ và thích hợp
cho bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán
chuyển rủi ro và bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng lẻ, độc lập
chịu cùng một rủi ro như nhau tạo thành một nhóm tương tác. Có rất nhiều định nghĩa
khác nhau về bảo hiểm:
Theo phương pháp thống kê: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là
người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện
mong muốn để cho mình hoặc cho một người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ
nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo
hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại.”
Theo các chuyên gia Mỹ định nghĩa: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này,
một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo
hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi
bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm.”
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000: “Kinh
doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi,
theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở
bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho
người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo

hiểm.”
Sự khác nhau trong các quan niệm xuất phát từ việc nhìn nhận bảo hiểm ở các
gốc độ và cách thức tiếp cận khác nhau. Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính, dựa trên
cơ sở tính khoa học, áp dụng biện pháp huy động nhiều người, nhiều đơn vị cùng
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

11

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

tham gia xây dựng quỹ bảo hiểm bằng tiền để bồi thường thiệt hại về tài chính do tài
sản hoặc tính mạng của con người được bảo hiểm gặp phải tai nạn rủi ro bất ngờ.
Bảo hiểm là hoạt động phân tán rủi ro theo qui luật số đông. Nghĩa là người
tham gia bảo hiểm (người mua bảo hiểm) chuyển rủi ro cho công ty bảo hiểm theo cơ
chế người tham gia bảo hiểm trả cho công ty bảo hiểm một khoản tiền (gọi là phí bảo
hiểm) để khi có tổn thất do thiên tai hoặc tai nạn gây ra thì họ sẽ được công ty bảo
hiểm bồi thường. Bằng cách đóng phí bảo hiểm để tạo ra quĩ lớn thì tổn thất của một
người, một nhóm người hay một tổ chức sẽ được chia nhỏ ra toàn thể cộng đồng
những người tham gia bảo hiểm. Vì thế mà một tổn thất lẽ ra rất nặng nếu chỉ có một
người gánh chịu sẽ trở nên chịu đựng được đối với người bị tổn thất nhờ có sự gánh
đỡ của cộng đồng những người tham gia bảo hiểm.
Trên phương diện lý thuyết cơ bản: “Bảo hiểm là phương pháp chuyển giao rủi
ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả
phí bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường
hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. 1
1.1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm
Từ khái niệm về bảo hiểm ta có thể thấy bảo hiểm có những đặc điểm sau:

- Bảo hiểm là một loại dịch vụ đặc biệt. Bảo hiểm ra đời do sự tồn tại của các
loại rủi ro và các sự kiện liên quan đến cuộc sống con người, hoạt động sản xuất kinh
doanh. Bảo hiểm là một hoạt động phải chịu trách nhiệm và rủi ro cao.
- Bảo hiểm vừa mang tính bồi hoàn vừa mang tính không bồi hoàn. Tính bồi
hoàn thể hiện ở chỗ có sự tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm thì mới được phân
phối sự kiện bảo hiểm xảy ra. Tính không bồi hoàn thể hiện ở chỗ dù có tham gia
đóng góp nhưng tổn thất không xảy ra thì không được phân phối lại quỹ bảo hiểm.
- Bảo hiểm hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít. Bảo hiểm thể
hiện tính tương trợ, nhân văn sâu sắc. Khi tham gia bảo hiểm việc đóng góp vào quỹ
bảo hiểm của một cộng đồng sẽ giúp ích cho những người không may xảy ra rủi ro.
Thực hiện đúng nguyên tắc lấy số đông bù số ít, đông người đóng góp sẽ giúp ích cho
số ít người gặp rủi ro.
1.1.2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm
1.1.2.1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm thế giới

1

Ths. Võ Thị Pha: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Học viện Tài chính, Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2005, tr.15-16

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

12

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Bảo hiểm ra đời rất sớm trên thế giới. Hình thức lập quĩ để tự bảo hiểm xuất
hiện rất sớm trong lịch sử, hơn 4000 năm trước công nguyên, ở Ai Cập những người

thợ đẽo đá đã biết thành lập lập “Quĩ tương trợ” để giúp đỡ các nạn nhân gặp tai nạn
đẽo đá.
Còn ở Trung Quốc, các nhà lái buôn đã biết cách phân tán hàng của mỗi người
trên nhiều tàu, thuyền để tránh tình trạng một người gặp rủi ro phải gánh chịu toàn bộ
tổn thất…, đây là cách phân tán rủi ro, tổn thất và có thể coi đó là hình thức nguyên
khai của bảo hiểm.
Ở Babylon, 1700 năm trước công nguyên và Athenes 500 năm trước công
nguyên, người vay mượn với lãi suất cao, không phải trả nếu có rủi ro.
Hợp đồng bảo hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329
hiện còn được lưu giữ tại Floren. Hội bảo hiểm đầu tiên ra đời vào năm 1424 ở Ý cho
vận chuyển đường biển và đường bộ.
Đến khoảng năm 1600, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và
hàng hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Công ty bảo hiểm nhân
thọ đầu tiên ra đời ở Anh vào năm 1762. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bảo hiểm
phát triển và đảm bảo cho nhiều rủi ro mới như: mô tô, máy bay, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự. Ngày nay bảo hiểm trở thành lĩnh vực hoạt động quan trọng trong nền
kinh tế, nó đóng góp rất lớn trong sự phát triển kinh tế và là động lực thúc đẩy cho các
ngành còn lại.
1.1.2.2. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm Việt Nam
Ở Việt Nam, dưới thời thuộc địa cũng có vài chế độ bảo hiểm xã hội đối với
công nhân. Sau Cách mạng tháng 8, các chế độ về bảo hiểm xã hội đã ra đời và nhiều
lần sửa đổi nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi người lao động. Bảo hiểm thương mại
(bảo hiểm Nhà nước) được thành lập tháng 01/1965 theo Quyết định số 179/CP ngày
17/12/1964 của Hội đồng Chính phủ. Phạm vi kinh doanh của bảo hiểm thương mại
tập trung khoảng 20 nghiệp vụ trên cả ba lĩnh vực: tài sản, con người và trách nhiệm
dân sự.
Sau ngày 30/4/1975, tất cả các công ty bảo hiểm ở miền Nam được Quốc hữu
hoá thành công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (BAVINA) và đến
năm 1996, BAVINA trở thành chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Trong giai đoạn này thị trường bảo hiểm Việt Nam chịu sự chi phối độc quyền của

Bảo Việt.

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

13

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Việc ban hành hai Pháp lệnh điều chỉnh quan hệ hợp đồng là Pháp lệnh hợp
đồng dân sự ngày 29/4/1991 và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989, Nhà
nước đã bắt đầu thiết lập những cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc điều chỉnh quan hệ
hợp đồng bảo hiểm.
Năm 1990, với sự ra đời của Bộ luật hàng hải, nhà lập pháp đã qui định hẳn một
chương riêng (chương 16) dành cho hợp đồng bảo hiểm hàng hải.
Đến ngày 18/12/1993 Chính phủ ban hành Nghị định 100/CP, theo đó thế độc
quyền của Bảo Việt bị phá vỡ và thay vào đó là sự ra đời của hàng loạt doanh nghiệp
bảo hiểm ở nhiều loại hình khác nhau. Và đặc biệt là Bộ luật dân sự được Quốc hội
thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 1996, giành hẳn Chương 2 phần 3 mục
11 qui định về hợp đồng bảo hiểm. Tiếp đó Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành một
loạt các văn bản pháp luật để tạo ra một hành lang pháp lý cần thiết cho quan hệ hợp
đồng bảo hiểm.
Những quy định về chế độ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với chủ xe
cơ giới lần đầu tiên được quy định tại Nghị định số 30/1988/NĐ-HĐBT ngày 10
tháng 3 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng, sau 10 năm thực hiện Nghị định này được
thay thế bởi Nghị định 115/1997/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ
về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Quy định về bảo
hiểm trách hiệm dân sự của chủ xe cơ giới được ban hành rất sớm, điều này cho thấy

Nhà nước rất quan tâm đến loại hình bảo hiểm này. Hiện nay, bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đã được quy định cụ thể bởi Nghị định 103/2008/NĐ-CP
ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới; Thông tư 126/2008/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính
quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư liên tịch 35/2009/TTLT-BTC-BCA ngày
25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Tài Chính và Bộ Công An hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 về bảo hiểm bắt
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; Thông tư 151/2012/TT-BTC ngày 12
tháng 9 năm 2012 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 126/2008/TT-BTC
ngày 22 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài Chính quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí
và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và
Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25 tháng 5 của Bộ Tài Chính quy định việc quản
lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

14

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

1.1.3. Sự cần thiết của bảo hiểm trong đời sống xã hội
Ngày nay, bảo hiểm là một khái niệm quen thuộc với hầu hết mọi người. Ở
nhiều quốc gia, mua bảo hiểm từ lâu đã là một việc làm không thể thiếu đối với người
dân. Bảo hiểm trở nên thực sự cần thiết như vậy cũng bởi rất nhiều lý do.
* Sự tồn tại của các loại rủi ro
Trong cuộc sống sinh hoạt nói chung cũng như trong những hoạt động sản xuất

– kinh doanh phục vụ cuộc sống nói riêng, con người luôn gặp phải những tai họa, tai
nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên xảy ra, gây thiệt hại về tài sản và con người. Những tai
họa, tai nạn, sự cố bất ngờ, ngẫu nhiên ấy gọi là rủi ro. Từ thời nguyên thủy xa xưa
đến thời đại khoa học kỹ thuật phát triển ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt
với những rủi ro tồn tại trong cuộc sống. Chúng diễn ra thường xuyên, liên tục và
thường đặt con người vào thế bị động. Hậu quả để lại thường là những thiệt hại về vật
chất và tinh thần khó khắc phục, thậm chí có khi không thể khắc phục nổi.
Thứ nhất, các rủi ro xảy ra do thiên nhiên là các rủi ro do các hiện tượng trong tự
nhiên như động đất, núi lửa, bão, lụt, sóng thần…Các rủi ro này thường mang tính bất
ngờ, gây ra tác hại to lớn trên phạm vi rộng và để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài.
Thứ hai, các rủi ro xảy ra do sự tiến bộ và phát triển của khoa học – kỹ thuật là
những rủi ro do chính con người gây ra trong quá trình sống và lao động sản xuất. Xét
một cách toàn diện, khoa học – kỹ thuật phát triển đem lại những sự thay đổi mang
tính tích cực đối với quá trình phát triển chung của loài người, thúc đẩy sản xuất, tạo
điều kiện thuận lợi, đem lại nhiều tiện ích cho cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, đôi
khi, chính những sản phẩm mà con người tạo ra nhờ sự phát triển khoa học – kỹ thuật
cũng gây hại cho chính con người.
Ngoài ra, các vụ cháy, nổ do sự bất cẩn của con người hay do các yêu cầu về kỹ
thuật phòng cháy chữa cháy không đảm bảo đã gây ra những tổn thất vô cùng to lớn.
Thứ ba, các rủi ro xảy ra do môi trường xã hội cũng là một trong các nguyên
nhân gây nên những thiệt hại cho con người. Môi trường xã hội, với tất cả những tính
chất phức tạp và đầy biến động của nó, luôn ẩn chứa những rủi ro bất ngờ. Những vấn
nạn của xã hội như thất nghiệp, tội phạm,… vẫn luôn là những nguy hiểm thường trực
đối với loài người. Như vậy, những rủi ro xảy ra do môi trường xã hội cũng là một
mối nguy hiểm lớn có thể gây ảnh hưởng nguy hại đến con người.
Tổn thất một khi phát sinh gây thiệt hại lớn về người và của, làm gián đoạn quá
trình sản xuất, làm tê liệt nền kinh tế, gây hậu quả rất nghiêm trọng và kéo dài một
thời gian mới khôi phục hoặc có thể là ngưng vĩnh viễn.
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương


15

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

* Biện pháp hạn chế rủi ro
Cho dù là vì nguyên nhân nào, rủi ro khi xảy ra thường đem lại những khó khăn
trong cuộc sống, có thể gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của
các cá nhân, tổ chức, ảnh hưởng tới đời sống xã hội… Để đối phó với các rủi ro, cần
áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm hạn chế, cũng như khắc phục những hậu
quả do rủi ro gây nên.2
- Biện pháp thứ nhất là tránh rủi ro: nghĩa là không làm một việc gì đó quá mạo
hiểm, không chắc chắn.
- Biện pháp thứ hai là ngăn ngừa, hạn chế rủi ro: là việc đưa ra những biện pháp
nhằm đề phòng, ngăn ngừa, hạn chế rủi ro và các hậu quả của nó.
- Biện pháp thứ ba là tự khắc phục rủi ro: là việc người gặp phải rủi ro tự chấp
nhận, tự khắc phục khoản tổn thất do rủi ro đó gây ra.
- Biện pháp thứ tư là biện pháp chuyển nhượng rủi ro: là khi các cá nhân, tổ
chức, trước khi rủi ro xảy ra, tự thấy mình không chịu được hậu quả của nó nên tìm
cách san sẻ bằng cách chuyển nhượng rủi ro cho người khác bằng cách đóng một
khoản tiền. Khi đã nhận tiền từ bên chuyển nhượng rủi ro, người khác đó phải bồi
thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra. Biện pháp đó chính là
bảo hiểm. Nó là biện pháp tối ưu trong các biện pháp đối phó với rủi ro bởi rất nhiều
ưu điểm: không gây đọng vốn trong xã hội, phạm vi, khả năng bù đắp lớn… Chính
thực tế phát triển mạnh mẽ của ngành bảo hiểm cũng đã chứng minh điều này.
Chính sự tồn tại của các loại rủi ro, cũng như nhu cầu cấp thiết phải có những
biện pháp đối phó với rủi ro đã cho thấy sự cần thiết của bảo hiểm. Bảo hiểm đã tạo ra
sự an toàn trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh và tự thân nó cũng đã, đang và

sẽ là một ngành kinh doanh đạt hiệu quả cao.
1.2. Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối
với bên thứ ba
Muốn hiểu được thế nào là bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới ta
cần phải hiểu được thế nào là xe cơ giới, thế nào là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba, những điều kiện để phát sinh trách nhiệm dân sự, thế nào là
bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Từ đó ta sẽ hiểu được như thế nào là bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba.

2

Ths. Võ Thị Pha: Giáo trình Lý thuyết bảo hiểm, Học viện Tài chính, Nxb. Tài chính, Hà Nội, 2005, tr. 10-13

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

16

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

1.2.1. Xe cơ giới là gì?
Khái niệm xe cơ giới được pháp luật quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định
103/2008/NĐ-CP3, xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy
nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an
ninh, quốc phòng, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ
giới tương tự có tham gia giao thông.
Như vậy, xe cơ giới là tất cả các loại xe hoạt động trên đường bộ bằng chính
những động cơ của mình và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Xe

cơ giới chiếm một số lượng lớn và có một vị trí quan trọng trong ngành giao thông
vận tải, một ngành kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả các ngành nó là một sợi dây kết nối
các mối quan hệ lưu thông hàng hóa giữa các vùng, giữa trong và ngoài nước tạo điều
kiện phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân. Ngày nay vận chuyển
bằng xe cơ giới là hình thức vận chuyển phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Xe cơ giới có ưu điểm là tính cơ động cao và linh hoạt có thể di chuyển trên địa
bàn phức tạp, tốc độ cao và chi phí tương đối là thấp. Tuy vậy vấn đề an toàn đang là
vấn đề lớn đang được đặt ra đối với loại hình vận chuyển này. Đây là hình thức vận
chuyển có mức độ nguy hiểm lớn, khả năng xảy ra tai nạn là rất cao do số lượng đầu
xe dày đặc, đa dạng về chủng loại, bất cập về chất lượng. Hơn nữa hệ thống đường xá
ngày càng xuống cấp lại không được tu sửa kịp thời. Đó chính là những nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến các vụ tai nạn giao thông gây thiệt hại lớn về người và của, gây mất
trật tự an toàn xã hội.
1.2.2. Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba và bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trong
đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều
chủ thể không được làm hoặc bắt buộc phải làm một hành động nào đó đối với một
hoặc nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự mà không thực hiện đầy đủ
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm đối với người bị hại
và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh
thần. Trong đó trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần là trách nhiệm bồi
3

“3. Xe cơ giới bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc
chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô
hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ
giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.”
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương


17

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

thường những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ
dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế
bị giảm sút. Người thiệt hại về tinh thần đối với người khác do xâm phạm đến tính
mạng sức khỏe, danh dự, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi
phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại. Trong thực tế, trách
nhiệm dân sự được thể hiện dưới hai dạng: Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng và
trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng.


Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng

Được phát sinh trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự hình thành theo những thỏa thuận
giữa các bên trong một hợp đồng. Bên có nghĩa vụ dân sự đã cam kết trong hợp đồng
mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó sẽ phải bồi thường cho
bên kia. Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng thường là trách nhiệm đối với hành khách
trên xe và trách nhiệm đối với hàng hóa trên xe.
Như vậy trách nhiệm dân sự theo hợp đồng chỉ phát sinh khi các bên có những
mối quan hệ ràng buộc từ trước và có các quan hệ trực tiếp đến hợp đồng ký kết, liên
quan đến chủ thể ký kết hợp đồng, họ đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi.
Nó khác với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chủ thể gây ra có thể là do người
hoặc súc vật…



Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Như đã trình bày trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Trách
nhiệm này phải phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khỏe, tài sản của người khác. Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách nhiệm
phát sinh trên cơ sở các nghĩa vụ dân sự do luật dân sự quy định cho các chủ thể.
Hành vi gây thiệt hại không liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của bất kỳ
hợp đồng nào.
Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng cũng phát sinh khi hội tụ đủ bốn điều kiện
sau đây:
Thứ nhất, phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu khi
xem xét đến nghĩa vụ bồi thường có phát sinh hay không…Trách nhiệm bồi thường
thiệt hại được áp dụng nhằm mục đích khắc phục một phần hoặc toàn bộ tổn thất tài
chính cho người bị thiệt hại. Do đó, chỉ khi có thiệt hại xảy ra thì mới phải bồi
thường. Vì vậy, cần phải xác định xem có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại là
bao nhiêu? Thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới gồm: những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản,
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

18

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhằm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài
sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần,…
Thứ hai, có hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Đó là những hành vi

xâm phạm tới tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi
ích hợp pháp của chủ thể khác được thực hiện không phù hợp với quy định của pháp
luật. Trong phạm vi trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, hành vi gây thiệt hại trái
pháp luật được hiểu là hành vi gây tai nạn do không chấp hành hoặc chấp hành không
đúng những quy định trong điều lệ về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thứ ba, có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Một
người chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra là hậu quả
trực tiếp do hành vi trái pháp luật của họ gây ra, hay hành vi trái pháp luật là nguyên
nhân gây ra hậu quả đó. Mối quan hệ này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải là kết quả
tất yếu của hành vi trái pháp luật, và ngược lại, hành vi trái pháp luật thực sự là
nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại xảy ra.
Thứ tư, có lỗi của người gây thiệt hại. Đây là yếu tố quan trọng. Thiệt hại xảy ra
có thể do lỗi cố ý hoặc vô ý gây ra, cũng có thể do nguồn nguy hiểm cao độ hoặc do
cây cối, súc vật gây ra. Lỗi của người gây thiệt hại được đánh giá trên cơ sở mức độ
sai phạm của họ. Người gây thiệt hại phải nhận thức được hoặc có thể nhận thức hành
vi của mình là trái pháp luật. Sau những vụ tai nạn giao thông đường bộ, mức độ lỗi
của người gây ra tai nạn được đánh giá bằng việc xem xét, đo đạc hiện trường, kiểm
tra phương tiện và kiểm tra lời khai nhân chứng của cơ quan chức năng. Dù người gây
tai nạn là cố ý hay vô ý, họ đều có lỗi, tuy nhiên người gây tai nạn có thể tránh được
trách nhiệm nếu chứng minh được tai nạn xảy ra hoàn toàn là do lỗi của nạn nhân.
Cần lưu ý rằng, thông thường, trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba sẽ phát sinh khi người gây tai nạn có lỗi trong việc điều khiển xe. Tuy nhiên có
những trường hợp người gây tai nạn vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường khi anh ta
không có lỗi. Đó là trường hợp tai nạn xảy ra vì cấu tạo máy móc, vật liệu.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà bên bảo hiểm cam
kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của bên mua bảo hiểm theo cách thức và hạn
mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người tham gia bảo
hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng. Bảo hiểm trách nhệm dân sự ra đời từ rất
sớm và ngày càng phát triển. Hiện nay, có rất nhiều loại hình bảo hiểm trách nhiệm
như: bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba, bảo hiểm

trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ tàu biển, bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

19

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

trên xe, bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm và của chủ lao động đối với người lao
động.
Kết hợp với những khái niệm cơ bản vừa nêu như trên. Những khái niệm về
trách nhiệm dân sự, bảo hiểm trách nhiệm dân sự ta có thể định nghĩa bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba như sau: Bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là bảo hiểm trách nhiệm dân sự ngoài
hợp đồng của chủ xe cơ giới, khi tham gia loại hình bảo hiểm này chủ xe cơ giới sẽ
được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thay phần trách nhiệm mà mình đã gây ra
cho bên thứ ba và chủ xe cơ giới nghĩa vụ đóng phí cho doanh nghiệp bảo hiểm.
1.3. Lý luận chung về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ
giới đối với bên thứ ba
1.3.1. Khái quát chung về hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 567 BLDS 2005: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận
giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm
phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.” Như vậy có thể hiểu hợp đồng bảo hiểm là việc tổ chức bảo hiểm cam kết bảo
đảm bồi thường một số tiền nhất định cho cá nhân, tổ chức khi sự kiện bảo hiểm xảy
ra và có gây thiệt hại cho đối tượng được bảo hiểm trong một thời gian nhất định, còn
bên mua bảo hiểm phải đóng một khoản tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

Đối tượng bảo hiểm có thể là con người, tài sản, trách nhiệm dân sự hay các đối
tượng khác theo quy định của pháp luật. Con người là đối tượng bảo hiểm được hiểu
là tính mạng, sức khoẻ của cá nhân bị tổn thất do sự kiện rủi ro…Tài sản bảo hiểm là
tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được bên bảo hiểm bồi thường
thiệt hại do các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Trách nhiệm dân sự là đối tượng bảo hiểm
được hiểu là bên bảo hiểm phải thực hiện việc bồi thường thay cho chủ các phương
tiện giao thông vận tải…trong phạm vi số tiền được bảo hiểm do thoả thuận hoặc do
pháp luật quy định khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Việc tham gia bảo hiểm của các bên phải được thực hiện bằng hợp đồng. Hợp
đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Giấy yêu cầu bảo hiểm có chữ kí của bên
mua bảo hiểm là một bộ phận không thể tách rời của hợp đồng bảo hiểm. Giấy chứng
nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng bảo
hiểm.

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

20

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm có thể được phân chia thành
các loại sau: Hợp đồng bảo hiểm con người, hợp đồng bảo hiểm tài sản và hợp đồng
bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
1.3.2. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
đối với bên thứ ba
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là
sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm) với chủ xe cơ

giới, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thực hiện trách nhiệm bồi thường
thiệt hại đối với người thứ ba thay cho chủ xe cơ giới nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra
trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, còn chủ xe cơ giới có nghĩa vụ đóng phí bảo
hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
1.3.3. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có điều kiện.
Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng phát sinh hay chấm dứt hậu quả pháp lý phụ
thuộc vào sự kiện là điều kiện của hợp đồng. Khi sự kiện đó xảy ra thì hợp đồng phát
sinh hay chấm dứt hiệu lực. Sự kiện được coi là điều kiện của hợp đồng do các bên
thoả thuận khi xác lập hợp đồng. Nó phải là sự kiện có thể xảy ra nhưng không chắc
chắn phải xảy ra trong tương lai. Điều kiện làm phát sinh hay chấm dứt hợp đồng phải
hợp pháp. Có hai loại hợp đồng có điều kiện: loại thứ nhất là hợp đồng có điều kiện
phát sinh là hợp đồng đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực thật sự khi có sự
kiện được coi là điều kiện xảy ra. Hay nói cách khác hợp đồng đã được kí kết nhưng
chưa thực hiện mới hoặc chỉ có một bên phải thực hiện, nếu xuất hiện điều kiện mà
các bên thoả thuận thì hợp đồng mới bắt đầu được thực hiện hoặc bên chưa phải thực
hiện nghĩa vụ sẽ phải thực hiện, nếu trong thời hạn của hợp đồng mà không xuất hiện
điều kiện thì hợp đồng đương nhiên chấm dứt. Loại thứ hai là hợp đồng có điều kiện
huỷ bỏ. Ở đây hợp đồng đã được xác lập và phát sinh hiệu lực, đang được thực hiện
nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì hợp đồng bị đình chỉ hiệu lực, các quyền
và nghĩa vụ của các bên chấm dứt. Hợp đồng bảo hiểm thuộc loại thứ nhất, có nghĩa
là chỉ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra gây thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm thì hợp
đồng mới được thực hiện.
Do đó, hợp đồng bảo hiểm có thời điểm hiệu lực có sự khác biệt so với các hợp
đồng dân sự thông thường khác ở chỗ nó có hiệu lực từ khi được kí kết. Mà hiệu lực
này chỉ có ý nghĩa rằng hợp đồng đã được xác lập và các bên đều sẽ phải có trách
nhiệm với hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm còn có thời điểm hiệu lực khác mang ý
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

21


SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

nghĩa thực tế của việc thực hiện hợp đồng. Đó chính là thời điểm mà xuất hiện sự kiện
bảo hiểm và lúc này người bảo hiểm bắt đầu có trách nhiệm vật chất đối với người
được bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có đền bù.
Hoạt động bảo hiểm là hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm. Vì
vậy, muốn được bảo hiểm về các rủi ro có thể xảy ra thì các chủ thể tham gia phải
đóng phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật để tham gia vào hợp đồng bảo hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm phải thông báo
tình trạng của đối tượng bảo hiểm…có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm và có quyền yêu
cầu bên bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo quy định của pháp luật khi xảy ra sự kiện bảo
hiểm.
- Hợp đồng bảo hiểm dựa trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
Khi tham gia hợp đồng bảo hiểm, việc đóng góp vào quỹ bảo hiểm của một cộng
đồng sẽ giúp ích cho những người không may xảy ra rủi ro. Bằng cách đóng phí bảo
hiểm để tạo ra quĩ lớn thì tổn thất của một người, một nhóm người hay một tổ chức sẽ
được chia nhỏ ra toàn thể cộng đồng những người tham gia bảo hiểm. Vì thế mà một
tổn thất lẽ ra rất nặng nếu chỉ có một người gánh chịu sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Thực
hiện đúng nguyên tắc lấy số đông bù số ít, đông người đóng góp sẽ giúp ích cho số ít
người gặp rủi ro.
1.4. Sự cần thiết những quy định của pháp luật đối với hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các phương tiện tham gia giao thông

ngày càng nhiều trong khi hệ thống đường xá của Việt Nam không đáp ứng được tiêu
chuẩn an toàn khoa học, kỹ thuật, cũng như nhu cầu xã hội; hệ thống các biển báo, tín
hiệu giao thông bị hư hỏng, bị cây cối che khuất hay bị sạc lở; và điều quan trọng là ý
thức chấp hành luật lệ giao thông của chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông còn kém
nên tình hình tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng
nghiêm trọng. Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp để làm giảm bớt tai nạn giao thông
và mức độ nghiêm trọng của nó. Do tai nạn giao thông xảy ra luôn xuất phát từ rất
nhiều nguyên nhân khác nhau, nên cùng với sự cố gắng của bản thân con người cũng
như sự trợ giúp của khoa học công nghệ, chúng ta vẫn chưa thể loại bỏ được tai nạn
giao thông xảy ra với mức độ ngày càng nhiều. Khi tai nạn giao thông xảy ra thì thiệt
GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

22

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

hại đó là rất lớn, chủ xe cơ giới không chỉ chịu thiệt hại của riêng mình mà còn phải
chịu luôn cả trách nhiệm bồi thường cho bên thứ ba. Nó không chỉ ảnh hưởng đến
người bị thiệt hại mà còn ảnh hưởng đến xã hội, bởi lẽ họ là những trụ cột trong gia
đình, người lao động chính trong gia đình hay doanh nghiệp... Vì thế, ngoài việc
phòng ngừa việc xảy ra tai nạn giao thông còn phải biết tìm cách phân tán rủi ro, để
giảm nhẹ đi gánh nặng bồi thường thiệt hại cho chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba khi
thiệt hại xảy ra. Nên những quy định của pháp luật điều chỉnh về hợp đồng bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là rất cần thiết.
Pháp luật quy định khi xảy ra tai nạn chủ xe cơ giới phải bồi thường, nhưng trên
thực tế có nhiều trường hợp chủ xe cơ giới không đủ điều kiện tài chính để bồi thường
cho người bị thiệt hại.

Mặc dù hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba cũng là một loại hợp đồng dân sự, nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự phải
tuân theo Điều 389 BLDS 2005 4, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi tuyệt đối cho các
bên chủ thể khi tham gia hợp đồng, cũng như đảm bảo mọi người dân bị thiệt hại do
xe cơ giới gây ra đều được bồi thường một cách thỏa đáng, pháp luật đã quy định bắt
buộc chủ xe cơ giới khi tham gia giao thông phải tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba. Đôi khi người gây thiệt hại không đủ khả
năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bồi thường, nên đối với người gây ra thiệt hại
bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba là một cơ chế đảm
bảo trách nhiệm bồi thường của họ khi họ gây ra thiệt hại cho người khác. Cùng với
những quy định của pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe
cơ giới đối với bên thứ ba sẽ tạo cho các bên chủ thể tham gia hợp đồng một tâm lý
yên tâm khi những thiệt hại của bên thứ ba được một doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra
bồi thường thay cho người tham gia bảo hiểm. Để đáp ứng nhu cầu được bảo vệ của
các chủ xe, để bảo vệ quyền lợi cho các nạn nhân, do đó những quy định của pháp
luật về loại hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba ra
đời là rất cần thiết.
Pháp luật là cơ sở duy nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hợp
đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba nên sự ra đời
của những quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề này là tất yếu và khách quan.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba hỗ trợ
4

“Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.”

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

23


SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


Đề tài: Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba

chủ xe trong việc thương lượng, hòa giải đối với bên thứ ba, xoa dịu làm giảm bớt
căng thẳng giữa chủ xe với bên thứ ba. Đồng thời đối với bên thứ ba, hợp đồng bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũng giúp họ giảm bớt những khó khăn
ban đầu và có sự giải quyết thỏa đáng khi tai nạn xảy ra. Hợp đồng bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn đảm bảo quyền được bồi thường của bên thứ ba
trong mọi trường hợp. Khi tai nạn xảy ra, rất nhiều trường hợp chủ xe gây ra tai nạn bị
tử vong không còn khả năng chi trả hoặc bỏ trốn. Trong khi đó những người bị nạn
vẫn còn sống và rất cần có các chế độ đền bù thỏa đáng khi không có một tổ chức nào
có kinh phí, chế độ giải quyết trong trường hợp này.
Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba
cũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thông qua việc nộp thuế các
doanh nghiệp bảo hiểm đã góp vào ngân sách nhà nước một số lượng khá lớn. Từ đó,
nhà nước có kinh phí cho việc đầu tư, nâng cấp, xây dựng các cơ sở hạ tầng, công
trình công cộng nâng cao mức sống dân cư. Từ đây ta cũng có thể thấy rằng, bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba vừa mang tính kinh tế, vừa
mang tính xã hội, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, tính nhân văn, nhân đạo cao
cả. Một lần nữa khẳng định tính khách quan và tính bắt buộc của loại bảo hiểm này.
Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên thứ ba,
các bên phải tuân thủ những quy định cụ thể của pháp luật về loại bảo hiểm này thì
các bên cũng phải tuân thủ những quy định của luật chung như quy định của BLDS
2005, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, Luật doanh nghiệp 2005 và một số quy
định khác của pháp luật có liên quan.
Ta có thể thấy pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn cũng như những quy định
liên quan đến hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên

thứ ba cũng đã và đang ngày càng được hoàn thiện. Chủ xe cơ giới nếu muốn tham
gia loại hình này thì sẽ thông qua hình thức hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này người viết sẽ nghiên cứu những quy định của
pháp luật về hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với bên
thứ ba ở Chương 2.

GV hướng dẫn: Tăng Thanh Phương

24

SV thực hiện: Lê Trần Phương Thảo


×