TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT TƯ PHÁP
…..
Đề tài:
…..
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Khóa 33: 2007-2011
HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH BẰNG
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Th.S. TĂNG THANH PHƯƠNG
NGUYỄN THỊ XUÂN TƯƠI
Bộ Môn Luật Tư Pháp
MSSV: 5075235
Lớp: Luật Hành Chính K33
Cần Thơ, 11/ 2010
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày.......tháng......năm……
NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
......................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm......
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2
5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN
HÀNH KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .......... 4
1.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách .............................................. 4
1.1.1. Định nghĩa ..................................................................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển hành khách................................ 4
1.2. Áp dụng nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự trong hợp đồng vận
chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ.............................. 6
1.2.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội............................................................................................................... 7
1.2.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay
thẳng....................................................................................................................... 8
1.3. Hợp đồng vận chuyển hành khách là một dạng đặc biệt của hợp đồng
dịch vụ ................................................................................................................... 9
1.4. So sánh hợp đồng vận chuyển hành khách với hợp đồng vận chuyển tài
sản......................................................................................................................... 11
1.5. Lịch sử phát triển chế định hợp đồng vận chuyển hành khách bằng
phương tiện giao thông đường bộ ........................................................................ 13
1.5.1. Thời kỳ trước 1945 ....................................................................................... 13
1.5.2. Từ 1945 đến 1995 ......................................................................................... 14
1.5.3. Từ 1995 đến Bộ luật dân sự 2005.................................................................. 15
1.5.4. Từ sau Bộ luật dân sự 2005 đến nay.............................................................. 17
1.6. Tầm quan trọng của quy định pháp luật về vận chuyển hành khách bằng
phương tiện giao thông đường bộ ........................................................................ 18
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ....................... 20
2.1. Giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ ..... 20
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
2.1.1. Chủ thể trong giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện
giao thông đường bộ ............................................................................................... 20
2.1.1.1. Bên thuê dịch vụ vận chuyển...................................................................... 21
2.1.1.2. Bên vận chuyển.......................................................................................... 23
2.1.2. Đối tượng của hợp đồng và cước phí vận chuyển .......................................... 25
2.1.2.1. Đối tượng của hợp đồng............................................................................. 25
2.1.2.2. Cước phí vận chuyển.................................................................................. 28
2.1.3. Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách
bằng phương tiện giao thông đường bộ ................................................................... 30
2.1.3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng ......................................................................... 30
2.1.3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng......................................................... 32
2.1.4. Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng ..................................................... 34
2.1.4.1. Thời điểm .................................................................................................. 34
2.1.4.2. Địa điểm .................................................................................................... 34
2.1.5. Hình thức của hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao
thông đường bộ....................................................................................................... 35
2.1.5.1. Hợp đồng được giao kết bằng lời nói ......................................................... 35
2.1.5.2. Hợp đồng được giao kết bằng văn bản ....................................................... 35
2.2. Hiệu lực của hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao
thông đường bộ ..................................................................................................... 36
2.2.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ vận chuyển .................................... 37
2.2.1.1. Quyền ........................................................................................................ 37
2.2.1.2. Nghĩa vụ .................................................................................................... 41
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển......................................................... 44
2.2.2.1. Quyền ........................................................................................................ 44
2.2.2.2. Nghĩa vụ .................................................................................................... 45
2.3. Chấm dứt thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện
giao thông đường bộ ............................................................................................. 48
2.3.1. Hợp đồng chấm dứt do hoàn thành nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng............... 48
2.3.2. Hợp đồng chấm dứt theo sự thỏa thuận của các bên ...................................... 48
2.3.3. Hợp đồng vận chuyển hành khách chấm dứt do một bên đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng ........................................................................................... 49
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT .................. 51
3.1. Quyền lợi của hành khách chưa được bảo vệ ............................................... 51
3.2. Quy định của pháp luật chưa phù hợp với thực tế....................................... 56
3.3. Hiện tượng xe khách hoạt động trá hình ...................................................... 62
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
3.4. Một số đề xuất khác ....................................................................................... 63
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 67
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
SVTH: Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hợp đồng là một trong những chế định pháp lý cổ điển, có lịch sử phát triển lâu
đời. Mỗi loại hợp đồng trong mỗi lĩnh vực có những đặc điểm riêng và được chi phối
bởi những quy định riêng. Tuy nhiên, tất cả có một điểm chung, đều là sản phẩm của
sự gặp gỡ ý chí, được hình thành trên cơ sở tự do giao kết. Trong một số hợp đồng
thông dụng thì có thể nói hợp đồng vận chuyển hành khách, đặc biệt là hợp đồng vận
chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ là hợp đồng thông dụng và gần gũi
trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, khi đề cập đến thuật ngữ “hợp đồng vận
chuyển hành khách” có lẽ không ít người lại ngỡ ngàng, bởi thuật ngữ này ít được
người dân sử dụng hàng ngày, mặc dù, có thể hầu như mỗi chúng ta, ít nhất ai cũng
một lần tham gia vào hợp đồng ấy. Nhưng kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày
càng văn minh thì chế định hợp đồng nói chung và hợp đồng vận chuyển hành khách
bằng phương tiện giao thông đường bộ nói riêng cần phải được coi trọng và được hoàn
thiện hơn.
Trước kia với nền kinh tế xã hội chưa phát triển, nhu cầu đi lại của người dân
chưa cao, hay lưu lượng tham gia giao thông ít nên các văn bản điều chỉnh về lĩnh vực
giao thông nói chung và vấn đề hợp đồng vận chuyển hành khách nói riêng hầu như
chưa xuất hiện. Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế của đất nước, ngành giao
thông vận tải cũng phát triển mạnh, đồng thời, cùng với xu thế đó, nhu cầu đi lại của
con người cũng ngày một tăng cao, đặc biệt là đi lại bằng phương tiện giao thông
đường bộ. Đây là nguyên nhân thúc đẩy các loại hình xe vận tải khách phát triển, và
cũng làm tăng số lượng đơn vị kinh doanh vận tải hành khách1. Vì vậy, các văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực giao thông đường bộ ra đời là cần thiết mà
quan trọng hơn hết là văn bản điều chỉnh về vấn đề quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia vào dịch vụ vận chuyển hành khách. Do đó, hợp đồng vận chuyển hành
khách ra đời là nhu cầu của đời sống xã hội hiện nay. Trên thực tế, thời gian qua, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều quy định để điều chỉnh vấn đề này, chẳng hạn Bộ luật dân
sự 2005 và một số văn bản như Nghị định 91/2009/NĐ-CP, Thông tư số 08/2009/TTBGTVT, Thông tư số 14/2010/TT-BGTVT và một số văn bản có liên quan khác. Tuy
1
Theo Bộ giao thông vận tải, vận chuyển hành khách 5 tháng đầu năm 2010 ước tính đạt 954,4 triệu lượt khách,
tăng 13,4% và 40,9 tỷ lượt hành khách/km, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: vận tải đường bộ đạt
873,1 triệu lượt khách, tăng 14,2% và 29,7 tỷ lượt hành khách/km, tăng 14,1%; đường sông đạt 68,8 triệu lượt
khách, tăng 3% và 1,4 tỷ lượt hành khách/km, tăng 0,5%; đường biển đạt 2,7 triệu lượt khách, tăng 4,1% và
171,5 triệu lượt hành khách/km, tăng 5,3%; đường sắt đạt 4,5 triệu lượt khách, tăng 3% và 1,6 tỷ lượt hành
khách/km, tăng 2,9%; đường không đạt 5 triệu lượt khách, tăng 29,6% và 7,9 tỷ lượt hành khách/km, tăng
25,6%, [truy cập ngày 02/10/2010].
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
1
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
nhiên, bên cạnh đó, quá trình áp dụng các quy định về hợp đồng vận chuyển hành
khách bằng phương tiện giao thông đường bộ vào thực tiễn vẫn còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước ta cần phải hoàn thiện hơn về
pháp luật hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ.
Với những kiến thức cơ sở lý luận là nền tảng mà người viết đã được trang bị
trong quá trình học tập, kết hợp với yêu cầu bức xúc đặt ra trong thực tế. Đồng thời,
nhằm để đạt được sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các quy định về vận chuyển hành
khách, người viết đã chọn đề tài “hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương
tiện giao thông đường bộ” làm đề tài luận văn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật trong Bộ luật dân
sự 2005 và các văn bản có liên quan về hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương
tiện giao thông đường bộ. Bên cạnh đó nêu lên những thực tiễn còn vướng mắc khi áp
dụng pháp luật. Và cuối cùng người viết nêu lên một số đề xuất nhằm hoàn thiện hơn
pháp luật về hợp đồng này.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nói đến hợp đồng vận chuyển hành khách thì bao gồm cả vận chuyển hành khách
quốc tế và vận chuyển hành khách nội địa. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài luận văn,
vì điều kiện tiếp cận còn hạn chế nên người viết chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ trong phạm
vi vận chuyển nội địa, luận văn không đề cập đến vận chuyển hành khách quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, trong quá trình nghiên cứu nhằm để có được những
thông tin cần thiết về hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông
đường bộ người viết đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để tìm hiểu vấn đề cần
nghiên cứu. Chủ yếu là sử dụng phương pháp tiếp cận thông tin, thu thập, tham khảo
tài liệu có liên quan trên các phương tiện thông tin như sách, báo, tạp chí và một số
trang thông tin điện tử, cùng với việc tìm hiểu thực tế, sau đó tổng hợp những thông
tin cần thiết và dùng phương pháp phân tích luật viết nhằm làm rõ vấn đề. Cuối cùng,
người viết đưa ra một số đề xuất để giải quyết các vấn đề còn bất cập.
5. Kết cấu đề tài
Nội dung luận văn được chia thành 3 chương, bao gồm:
- Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương
tiện giao thông đường bộ
- Chương 2: Chế độ pháp lý về hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương
tiện giao thông đường bộ
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
2
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
- Chương 3: Thực tiễn của pháp luật và một số đề xuất.
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
3
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH
BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Trong chương này người viết tìm hiểu sơ lược về hợp đồng vận chuyển hành
khách, chủ yếu là tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, lịch sử phát triển của hợp đồng này
trong luật Việt Nam qua các giai đoạn và tìm hiểu về tầm quan trọng của quy phạm
pháp luật về vận chuyển hành khách, so sánh hợp đồng vận chuyển hành khách với
hợp đồng vận chuyển tài sản.
1.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hành khách
1.1.1. Định nghĩa
“Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên
vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn
hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển”2. Như vậy, hợp đồng vận chuyển
hành khách là một loại hợp đồng dân sự làm phát sinh nghĩa vụ dân sự3. Sự thỏa thuận
giữa hành khách và bên vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hành khách làm phát
sinh hai nghĩa vụ chính. Cụ thể, bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở hành khách
đến địa điểm đã định còn hành khách có nghĩa vụ phải trả cho bên vận chuyển tiền
cước phí vận chuyển. Quy định này được áp dụng cho tất cả các loại hình vận chuyển
(vận chuyển bằng giao thông đường bộ, giao thông đường biển và bằng đường hàng
không). Tuy nhiên, bên cạnh chịu sự điều chỉnh chung của hợp đồng vận chuyển, mỗi
loại hình vận chuyển cụ thể còn chịu sự điều chỉnh của luật riêng. Chẳng hạn, vận
chuyển bằng giao thông đường bộ chịu sự điều chỉnh của Luật giao thông đường bộ4
và các văn bản có liên quan, còn vận chuyển đường biển chịu sự điều chỉnh của Luật
giao thông đường thủy nội địa5 và các văn bản có liên quan, hay vận chuyển bằng hàng
không thì có Luật hàng không dân dụng và các văn bản có liên quan điều chỉnh6. Tuy
có nhiều loại hình vận chuyển khác nhau nhưng tất cả đều mang đặc điểm chung của
hợp đồng vận chuyển hành khách.
1.1.2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng vận chuyển hành khách
- Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng song vụ. Hợp đồng song vụ là
hợp đồng mà các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hay
Điều 527 BLDS 2005
Hợp đồng dân sự có thể làm phát sinh hoặc làm thay đổi hoặc làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
4
Luật giao thông đường bộ năm 2008.
5
Luật giao thông đường thủy nội đại năm 2004, từ Điều 81 đến Điều 85 Chương VII, quy định về hợp đồng vận
tải hành khách, vé hành khách.
6
Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, từ Điều 143 đến Điều 150 Chương VI mục 4, quy định về vận
chuyển hành khách, hành lý.
2
3
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
4
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này đồng thời là nghĩa vụ của bên
kia. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở
hành khách, hành lý đến địa điểm đã thỏa thuận một cách an toàn. Nghĩa vụ này của
bên vận chuyển đồng thời là quyền của hành khách, quyền yêu cầu bên vận chuyển
chuyên chở đến địa điểm đã định theo thỏa thuận. Còn hành khách thì có nghĩa vụ trả
tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển tương ứng với quãng đường đi và bên
vận chuyển có quyền nhận tiền cước phí ấy.
- Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng có đền bù. Gọi là đền bù theo
đó, một bên chuyển một quyền, thực hiện hoặc không thực hiện một việc vì lợi ích của
bên kia và được bên kia trả cho một khoản lợi ích nào đó có tính hoàn trả. Như vậy,
nói đền bù là nói đến sự ngang bằng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng vận
chuyển hành khách đặc trưng bởi việc làm một công việc (chuyên chở hành khách và
hành lý) vì lợi ích của hành khách để đổi lấy một số tiền (nhận tiền cước phí vận
chuyển) từ hành khách. Tiền cước phí được xem như là một khoản bù đắp của hành
khách cho việc thực hiện công việc của bên vận chuyển vì lợi ích của hành khách. Bên
vận chuyển đã bỏ công để thực hiện việc chuyên chở hành khách, bù lại hành khách
phải chi ra một khoản tiền của mình để đền đáp lại công sức mà bên vận chuyển đã bỏ
ra để thực hiện công việc cho mình.
- Hợp đồng vận chuyển hành khách là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng theo
mẫu:
+ Hợp đồng ưng thuận là hợp đồng được giao kết do sự gặp gỡ của ý chí các bên
mà không cần xúc tiến bất kỳ một thủ tục nào. Nói hợp đồng vận chuyển hành khách
là hợp đồng ưng thuận. Bởi trong hợp đồng vận chuyển, các bên có thể tự thỏa thuận
rằng hợp đồng được giao kết bằng miệng, hoặc bằng văn bản. Trong trường hợp giao
kết bằng miệng, khi các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng (giá cả, quảng
đường đi, địa điểm đến…) thì hợp đồng có hiệu lực. Nếu như giao kết bằng văn bản thì
hợp đồng có giá trị khi văn bản được lập. Trong những trường hợp khác, hợp đồng vận
chuyển có thể được chứng minh bằng bất kỳ phương tiện nào mà các bên đã thỏa
thuận, tuy nhiên phải được pháp luật thừa nhận. Hợp đồng vận chuyển hành khách là
hợp đồng ưng thuận được thể hiện rõ trong việc vận chuyển hành khách bằng xe máy
mà người dân thường hay gọi là đi “xe ôm”, khi đó hợp đồng được giao kết bằng
miệng, lúc này hành khách đi xe có quyền thỏa thuận với người lái xe về giá cả, về
quãng đường cần đi, địa điểm cần đến và hợp đồng được xác lập khi hai bên thỏa
thuận xong các nội dung này.
+ Ngày nay, với sự xuất hiện của nhiều loại phương tiện vận chuyển khác nhau
nên sự ưng thuận hoàn hảo như trước đây trở thành sự ưng thuận không hoàn hảo bởi
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
5
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
trong hợp đồng vận chuyển hành khách xuất hiện những dạng hợp đồng theo mẫu7.
Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng mà chỉ có một bên đưa ra những điều khoản của hợp
đồng còn bên còn lại chỉ có quyền chấp nhận giao kết hoặc không giao kết hợp đồng
chứ không có quyền tham gia vào việc thương lượng nội dung của hợp đồng. Đối với
dạng hợp đồng này, nguyên tắc tự do, tự nguyện của các bên khi giao kết hợp đồng
được thể hiện ở chổ: tuy không được thỏa thuận tất cả những điều khoản hình thành
nên hợp đồng nhưng bên đối tác có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận ký kết hợp
đồng. Hợp đồng vận chuyển hành khách cũng vậy, với hình thức vận chuyển hành
khách theo hợp đồng hay vận chuyển hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định hoặc
bằng xe buýt, thì bên vận chuyển là người đưa ra những hợp đồng theo mẫu được thể
hiện dưới hình thức bằng văn bản hoặc thông qua hình thức vé là bằng chứng của hợp
đồng. Cụ thể là, họ đã vạch sẵn các lộ trình, đưa ra các quy định và công bố sẳn giá cả
cho mọi người biết thông qua việc bố trí các trạm xe buýt hoặc đưa ra các hình ảnh
quảng cáo, hay thông báo... Về phía hành khách, hành khách không có quyền tham gia
thương lượng về giá cả của hợp đồng mà chỉ có quyền chấp nhận hay không chấp nhận
tham gia giao kết hợp đồng. Nếu hành khách có nhu cầu được vận chuyển trong
trường hợp này thì bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ các quy định mà bên vận chuyển
đã đưa ra chứ không có quyền thỏa thuận một nội dung nào khác cho dù hành khách
có biết về các nội dung của các điều khoản trong hợp đồng mẫu đó hay không. Một
điều hiển nhiên trong hợp đồng mẫu là bên đưa ra hợp đồng mẫu sẽ luôn luôn đưa ra
những điều khoản có lợi cho họ, vậy trường hợp đặt ra là, bên chấp nhận rất có thể gặp
những bất lợi khi giao kết hợp đồng. Nhưng với mục đích bảo vệ quyền lợi của bên
chấp nhận đề nghị, hay nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng trong giao kết, pháp luật
quy định trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên
đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó8. Hay nhằm
bảo vệ người tiêu dùng nói chung trong đó có hành khách, Dự thảo Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng cũng quy định Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu
dùng có quyền yêu cầu thương nhân hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng theo mẫu theo đề
nghị của người tiêu dùng hoặc trong trường hợp phát hiện quy định trong hợp đồng vi
phạm quyền lợi của người tiêu dùng9.
1.2. Áp dụng nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự trong hợp đồng vận chuyển
hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
Giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách là giai đoạn thiết lập mối quan hệ
pháp lý giữa hành khách và bên vận chuyển trong quan hệ hợp đồng, là việc các bên
Hợp đồng theo mẫu được quy định tại Điều 407 BLDS 2005.
Điều 407 khoản 2 BLDS 2005.
9
Điều 13 khoản 5 Dự thảo 4 Luật bảo vệ người tiêu dùng.
7
8
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
6
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập
với nhau các quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao
thông đường bộ là một hợp đồng dân sự nên khi giao kết hợp đồng phải tuân thủ các
nguyên tắc về giao kết hợp đồng dân sự nói chung được quy định tại Điều 389 BLDS.
Vì vậy quá trình giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách, hành khách và bên vận
chuyển phải tuân thủ các nguyên tắc: “Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái
pháp luật, đạo đức xã hội; Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và
ngay thẳng”.
1.2.1. Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo
đức xã hội
Theo nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ tư cách chủ thể đều có
quyền tự do giao kết hoặc không giao kết hợp đồng nếu họ muốn, không một chủ thể
nào khác có quyền ngăn cản họ. Các bên chủ thể giao kết hợp đồng được quyết định
mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng, không ai có quyền can thiệp, làm thay đổi ý chí
của các chủ thể. Tuy nhiên, sự tự do ý chí phải nằm trong một khuôn khổ pháp luật
nhất định. Cụ thể là tự do nhưng “không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Nghĩa
là, sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng không được trái với điều cấm của pháp
luật và những chuẩn mực đạo đức đã được xã hội thừa nhận rộng rãi. Các bên trong
giao kết hợp đồng không chỉ chú ý đến quyền lợi của mình mà còn phải hướng đến
việc bảo đảm quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội.
Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, nguyên tắc này được thể hiện thông qua
việc hành khách có quyền tự do giao kết hoặc không giao kết hợp đồng vận chuyển với
bên vận chuyển tùy theo nhu cầu của mình, không ai có thể ép buộc họ phải giao kết
hợp đồng khi họ không có nhu cầu hay khi họ không muốn. Bên vận chuyển cũng vậy,
bên vận chuyển cũng có quyền nhận thực hiện hoặc không nhận thực hiện công việc
chuyên chở hành khách đối với một hành khách cụ thể nào đó tùy theo điều kiện hay
khả năng của mình. Trường hợp hành khách có biểu hiện làm cản trở công việc của
bên vận chuyển thì bên vận chuyển có quyền từ chối không nhận vận chuyển hành
khách đó. Mặt khác, khi giao kết hợp đồng, dựa vào nhu cầu, tình cảm, độ tin cậy mà
hành khách có quyền giao kết hợp đồng vận chuyển với một cá nhân, một công ty,
doanh nghiệp vận chuyển mà mình thích. Họ không bị buộc phải giao kết hợp đồng
với doanh nghiệp vận chuyển này mà không được giao kết hợp đồng với doanh nghiệp
khác. Các bên trong hợp đồng vận chuyển hành khách có quyền tự do thỏa thuận về
giá, về địa điểm thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, các bên còn có quyền lựa chọn hình
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
7
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
thức của hợp đồng10. Theo đó, hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được giao kết
bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hình thức bất kỳ nào do các bên tự thỏa
thuận. Tuy nhiên, sự thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển phải phù hợp với quy định
của pháp luật. Chẳng hạn, mục đích của việc vận chuyển hành khách nhằm phục vụ
nhu cầu đi lại hợp pháp của hành khách chứ không vì nhằm thực hiện một hành vi bất
chính, ví dụ vận chuyển hành khách với mục đích giúp hành khách vượt biên trái phép,
hay trường hợp nếu người vận chuyển biết hành khách mà mình đang chuyên chở trên
phương tiện là một tội phạm đang bị truy đuổi thì lúc này người vận chuyển phải có
nghĩa vụ báo cho cơ quan có thẩm quyền biết người tội phạm này mà không được tiếp
tục chuyên chở người này, bởi pháp luật không coi là hợp pháp nếu một người chuyên
chở một tội phạm trên phương tiện vận chuyển của mình.
Tuy nhiên, quyền tự do giao kết hợp đồng không phải là tuyệt đối mà bị giới hạn
bởi quy định của pháp luật. Điển hình là trường hợp vận chuyển hành khách bằng ô tô
theo tuyến cố định hay vận chuyển bằng xe buýt thì hành khách chỉ có quyền chấp
nhận giao kết hoặc không giao kết hợp đồng chứ quyền tự do thỏa thuận của hành
khách bị hạn chế, hành khách không có quyền thỏa thuận các nội dung của hợp đồng
mà bắt buộc phải chấp nhận các điều khoản của hợp đồng theo mẫu mà bên vận
chuyển đã đưa ra.
1.2.2. Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay
thẳng
Hợp đồng được hình thành trên cơ sở ý chí của các chủ thể và ý chí đó phải hoàn
toàn tự nguyện. Trong giao kết hợp đồng, các bên phải bày tỏ ý chí của mình một cách
chân thật, không gian dối, phải tạo sự tin cậy cho đối tác. Trong giao kết hợp đồng vận
chuyển hành khách, hành khách có quyền tự mình quyết định chọn một cá nhân, một
doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách nào đó làm đối tác của mình. Đã giao kết
hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ tuân theo những quy định đã thỏa thuận đó,
không bên nào được lợi dụng, ép buộc bên nào. Quá trình thực hiện hợp đồng, bên vận
chuyển phải trung thực trong việc thông báo với hành khách về quãng đường đi, nơi
nào là những đoạn đường nguy hiểm để hành khách chuẩn bị tâm lý, hay bên vận
chuyển cũng phải trung thực khai báo về phương tiện tham gia vận chuyển, phải khai
báo cho hành khách biết về độ an toàn cũng như chất lượng của phương tiện để hành
khách có quyền lựa chọn cho mình phương tiện vận chuyển hiệu quả, an toàn. Hành
khách cũng vậy, hành khách đi xe phải xuất trình đúng loại vé mà mình đã mua không
được sử dụng vé giả, hoặc vé hết giá trị sử dụng. Trong hợp đồng vận chuyển hành
Hình thức của hợp đồng là cách thức ghi nhận sự thể hiện, biểu lộ ý chí của các bên tham gia giao kết hợp
đồng.
10
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
8
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
khách, hành khách và bên vận chuyển phải bình đẳng nhau, một khi bên vận chuyển
chấp nhận thực hiện công việc vận chuyển hành khách thì bằng phương tiện của mình
phải chuyên chở hành khách đến đúng địa điểm một cách văn minh, lịch sự phải tạo
mọi điều kiện để hoàn thành công việc của mình, còn hành khách khi được bên vận
chuyển chuyên chở thì phải có nghĩa vụ trả cho bên vận chuyển khoản tiền thù lao,
phải chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế có
rất nhiều trường hợp tranh giành khách mà dẫn đến hiện tượng xô đẩy, lôi kéo khách,
đôi khi làm cho hành khách sợ hãi nên chấp nhận giao kết hợp đồng. Với những
trường hợp này, hành khách không hề có sự tự nguyện giao kết hợp đồng với bên vận
chuyển mà đó chính là sự ép buộc phải giao kết hợp đồng của bên vận chuyển.
1.3. Hợp đồng vận chuyển hành khách là một dạng đặc biệt của hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là “sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ
thực hiện một công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch
vụ cho bên cung ứng dịch vụ”11. Cũng như các hợp đồng dân sự khác, hợp đồng dịch
vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, bên thuê dịch vụ và bên cung ứng dịch vụ. Sự thỏa
thuận trong hợp đồng dịch vụ làm phát sinh hai nghĩa vụ chính, nghĩa vụ cung ứng
dịch vụ và nghĩa vụ trả tiền thù lao. Theo đó, bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ thực
hiện công việc cho bên thuê dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ và bên thuê dịch vụ
có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên cung ứng dịch vụ tương ứng với kết quả mà mình
được hưởng. Như vậy, đối tượng của hợp đồng dịch vụ không phải là sự chuyển dịch
các quyền và tài sản như hợp đồng mua bán hay hợp đồng tặng cho mà đối tượng của
hợp đồng dịch vụ có phạm vi rất rộng, là “công việc có thể thực hiện được, không bị
pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội”12. Đối tượng của hợp đồng dịch vụ bao
gồm tất cả các công việc mà người ta có thể thực hiện được nhằm đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần của người thuê dịch vụ. Tuy nhiên, những công việc này phải hợp
pháp và không được trái đạo đức xã hội. Cũng như hợp đồng dịch vụ, đối tượng của
hợp đồng vận chuyển hành khách cũng thực hiện một công việc. Nếu như ở hợp đồng
dịch vụ chỉ quy định chung có đối tượng là thực hiện một công việc, mà thực tế lại có
rất nhiều công việc để thực hiện, có thể là công việc gia công hoặc tư vấn pháp luật
hay khám chữa bệnh… thì cụ thể ở hợp đồng vận chuyển hành khách chỉ thực hiện
công việc duy nhất là vận chuyển hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác. Và
do đó, cũng giống như hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển hành khách cũng là sự
thỏa thuận của các bên, sự thỏa thuận này cũng làm phát sinh hai nghĩa vụ chính, nghĩa
11
12
Điều 518 BLDS 2005.
Điều 519 BLDS 2005.
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
9
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
vụ cung cấp dịch vụ vận chuyển của bên vận chuyển và nghĩa vụ trả tiền thù lao của
hành khách.
Bên cạnh đó, do hành khách là một đối tượng đặc biệt nên trong quá trình vận
chuyển, bên vận chuyển, ngoài việc chuyên chở hành khách đến đúng địa điểm theo
thỏa thuận còn phải có những biện pháp hay cần trang bị các phương tiện để đảm bảo
sức khỏe, tính mạng của hành khách. Quá trình vận chuyển, nếu thấy sức khỏe của
hành khách có biểu hiện xấu thì bên vận chuyển cũng có quyền từ chối chuyên chở,
hoặc ngưng việc chuyên chở hành khách. Chẳng hạn, trường hợp một hành khách đến
quầy bán vé mua vé và nhân viên bán vé phát hiện hành khách này đang mang căn
bệnh truyền nhiễm thì bên vận chuyển có quyền từ chối nhận chuyên chở đối với hành
khách này và phải báo ngay với cơ sở y tế nhằm đảm bảo sức khỏe của chính hành
khách đó cũng đồng thời bảo đảm sức khỏe cho các hành khách còn lại. Hoặc trong
quá trình vận chuyển nếu bên vận chuyển phát hiện sức khỏe của hành khách không
thể tiếp tục đi hết quãng đường còn lại thì bên vận chuyển có quyền ngưng việc vận
chuyển hành khách và tạo điều kiện đưa hành khách đến cơ sở y tế gần nhất nhằm bảo
đảm cho sức khỏe của hành khách, đương nhiên trong trường hợp này hành khách
được trả lại tiền cước phí vận chuyển. Pháp luật quy định quyền này của bên vận
chuyển trong hợp đồng vận chuyển hành khách tương tự như quyền của bên cung ứng
dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ được quy định Điều 523 khoản 2 của Bộ luật dân sự
2005. Điều 523 khoản 2 quy định, “bên cung ứng dịch vụ có quyền được thay đổi điều
kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của
bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến phải gây hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải
báo ngay cho bên thuê dịch vụ”. Nghĩa là, nếu trong khi thực hiện công việc có những
vấn đề mới phát sinh đòi hỏi phải có sự thay đổi kịp thời về điều kiện dịch vụ để bảo
đảm quyền lợi của bên thuê dịch vụ, nếu không, thiệt hại có thể xảy ra cho bên thuê
dịch vụ. Nhưng việc thay đổi điều kiện dịch vụ của bên cung ứng dịch vụ phải xuất
phát vì lợi ích của bên thuê dịch vụ và xuất phát từ tinh thần thiện chí, trung thực. Quy
định này áp dụng cho bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng dịch vụ nói chung. Bởi vì,
cụ thể, công việc được thực hiện trong hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao
thông đường bộ là vận chuyển hành khách đồng thời bảo đảm sức khỏe tính mạng của
hành khách cho nên bên cung ứng dịch vụ hay bên vận chuyển có quyền nhận hay
không nhận thực hiện việc chuyên chở hành khách chứ không phải thay đổi điều kiện
dịch vụ như quy định chung của hợp đồng dịch vụ để nhằm đảm bảo sức khỏe, tính
mạng cho hành khách. Qua đó ta thấy, hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao
thông đường bộ là một dạng của hợp đồng dịch vụ.
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
10
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
Ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quy định chung về hợp đồng dịch vụ, hợp
đồng vận chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ còn chịu sự điều chỉnh của
luật riêng như Luật giao thông đường bộ, và các văn bản có liên quan. Cụ thể được
quy định tại chương VI, quy định về vận tải đường bộ hay một số văn bản như Nghị
định 91/2009/NĐ-CP, về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, hoặc
thông tư liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT, hướng dẫn thực hiện giá cước vận
tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Hay thông tư số 14/2010/TTBGTVT, ngày 24 tháng 6 năm 2010, thông tư quy định về tổ chức và quản lý hoạt
động vận tải bằng xe ô tô.
1.4. So sánh hợp đồng vận chuyển hành khách với hợp đồng vận chuyển tài sản
Hợp đồng vận chuyển tài sản “là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận
chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài
sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí
vận chuyển”13. Từ định nghĩa, ta thấy hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng
vận chuyển tài sản có một số điểm chung sau:
- Cả hai hợp đồng đều có đối tượng là thực hiện một công việc. Cụ thể là công
việc vận chuyển, vận chuyển hành khách đối với hợp đồng vận chuyển hành khách và
vận chuyển tài sản đối với hợp đồng vận chuyển tài sản, từ địa điểm này đến địa điểm
khác đã định theo thỏa thuận. Mặc dù, rõ ràng trong hợp đồng vận chuyển tài sản ta
thấy có sự chuyển giao tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Nhưng, việc chuyển
giao tài sản này không giống như việc chuyển giao tài sản trong hợp đồng mua bán tài
sản, hay hợp đồng tặng cho tài sản hoặc hợp đồng thuê tài sản. Đối với hợp đồng mua
bán hay tặng cho thì việc chuyển giao tài sản nhằm mục đích chuyển quyền sở hữu tài
sản đó cho bên mua, bên được tặng cho. Hợp đồng thuê tài sản thì chuyển giao tài sản
cho bên thuê tài sản nhằm khai thác công dụng tài sản trong một thời gian nhất định.
Còn việc chuyển giao tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản thực chất chỉ tạm thời
chuyển quyền chiếm hữu tài sản cho bên vận chuyển trong thời gian bên vận chuyển
làm nghĩa vụ vận chuyển tài sản mà không có sự chuyển giao quyền sử dụng hay
chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên vận chuyển. Thực ra, đối tượng của hợp
đồng vận chuyển tài sản là thực hiện một công việc giống như đối tượng của hợp đồng
vận chuyển hành khách. Cụ thể, đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là
thực hiện công việc chuyên chở hành khách đến địa điểm đã định, còn đối tượng của
hợp đồng vận chuyển tài sản là thực hiện công việc chuyên chở một số lượng hoặc
khối lượng tài sản nhất định từ nơi này đến nơi khác theo thỏa thuận và nhận tiền thù
lao.
13
Điều 535 BLDS 2005.
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
11
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
- Cả hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển tài sản đều là hợp
đồng song vụ và có đền bù: Hai bên trong hai hợp đồng đều có nghĩa vụ với nhau.
Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyên chở hành
khách từ nơi này đến nơi khác, hành khách có nghĩa vụ trả tiền thù lao cho bên vận
chuyển tương ứng với kết quả mà mình thụ hưởng. Còn đối với hợp đồng vận chuyển
tài sản, đối tượng vận chuyển là tài sản và bên vận chuyển cũng có nghĩa vụ vận
chuyển số tài sản đó từ nơi này đến nơi khác đã được định trước, bên thuê vận chuyển
cũng có nghĩa vụ phải trả tiền thù lao cho bên vận chuyển khi bên vận chuyển thực
hiện nghĩa vụ (bên thuê vận chuyển trong trường hợp này là chủ sở hữu hoặc người có
quyền chiếm hữu tài sản đó). Là hợp đồng có đền bù, bởi một khi bên vận chuyển đã
bỏ công ra thực hiện công việc (vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển tài sản) cho
bên thuê vận chuyển vì lợi ích của bên thuê vận chuyển thì bên vận chuyển có quyền
nhận lại một số tiền gọi là tiền thù lao từ bên thuê vận chuyển tương ứng với công sức
của mình đã bỏ ra.
Do đối tượng vận chuyển của hai hợp đồng khác nhau (hành khách đối với hợp
đồng vận chuyển hành khách và tài sản đối với hợp đồng vận chuyển tài sản) nên ở hai
hợp đồng có một số điểm khác nhau.
- Bởi đối tượng vận chuyển là tài sản nên khi thực hiện hợp đồng vận chuyển tài
sản, bên vận chuyển phải thực hiện nhiều nghĩa vụ hơn so với hợp đồng vận chuyển
hành khách. Cụ thể, trong hợp đồng vận chuyển hành khách, một khi bên vận chuyển
chuyên chở hành khách đến địa điểm đã định thì đến đây sẽ chấm dứt nghĩa vụ còn
trong hợp đồng vận chuyển tài sản bên vận chuyển sau khi vận chuyển tài sản đến địa
điểm đã định còn phải có nghĩa vụ giao tài sản cho người có quyền nhận. Như vậy, nếu
như bên vận chuyển đã vận chuyển số tài sản đó đến địa điểm đã định theo thỏa thuận
mà chưa giao được cho người có quyền nhận tài sản này thì đồng nghĩa với việc bên
vận chuyển chưa hoàn thành nghĩa vụ của mình, bắt buộc bên vận chuyển phải giao số
tài sản cho người nhận. Qua đây ta thấy, trong hợp đồng vận chuyển tài sản, ngoài bên
thuê vận chuyển và bên vận chuyển, một số trường hợp còn xuất hiện thêm chủ thể thứ
ba. Chủ thể thứ ba trong hợp đồng vận chuyển tài sản có thể là người nhận tài sản,
người bốc dở tài sản…nhưng chủ thể thứ ba này không tham gia giao kết hợp đồng.
- Do đối tượng vận chuyển là hành khách, đặc biệt hơn so với đối tượng vận
chuyển là tài sản, nên trong hợp đồng vận chuyển hành khách ngoài việc thực hiện
công việc chuyên chở hành khách, bên vận chuyển còn phải đảm bảo sức khỏe, tính
mạng cho hành khách trong suốt quá trình vận chuyển. Bên vận chuyển phải mua bảo
hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật. Trên xe phải
trang bị các phương tiện nhằm phòng ngừa tình trạng sức khỏe yếu của hành khách.
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
12
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
Khi hành khách trên xe có triệu chứng cần cấp cứu mà trên xe lại không đủ điều kiện
thì bên vận chuyển phải tìm cách đưa hành khách đó đến bệnh viện, bệnh xá gần nhất.
Trong khi vận chuyển tài sản thì bên vận chuyển chỉ phải đảm bảo việc vận chuyển
đến đúng địa điểm, đúng giờ, và bảo đảm chất lượng tài sản, cho nên trên phương tiện
vận chuyển tài sản, bên vận chuyển không cần phải trang bị các điều kiện giống như
đối với vận chuyển hành khách. Mặc khác, quá trình vận chuyển tài sản, bên vận
chuyển có thể vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Ví dụ, A ký hợp
đồng vận chuyển với doanh nghiệp B, theo đó doanh nghiệp B phải vận chuyển 100 kg
gạo từ Cần Thơ đến chợ Bến Thành- Thành phố Hồ Chí Minh và giao số gạo này cho
C. Trong trường hợp này, doanh nghiệp B có thể vận chuyển số gạo này bằng nhiều
lọai phương tiện khác nhau. chẳng hạn, từ Cần Thơ đến Vĩnh Long, doanh nghiệp B
vận chuyển bằng xe gắn máy, từ Vĩnh Long đến Long An vận chuyển bằng xe thô sơ,
từ Long An đến địa điểm giao hàng là chợ Bến Thành thì vận chuyển bằng xe ôtô…,
miễn là doanh nghiệp B đảm bảo chuyển số gạo này đến đúng địa điểm, đúng giờ.
Trong khi vận chuyển hành khách, bên vận chuyển không có quyền thay đổi phương
tiện vận chuyển nếu như không có sự đồng ý của hành khách, trừ trường hợp bất khả
kháng, có thể là phương tiện đang vận chuyển bị hư hỏng không thể vận chuyển được
nữa… Nếu như phải thay đổi phương tiện vận chuyển thì bên vận chuyển cũng phải
đảm bảo điều kiện sức khỏe, tính mạng của hành khách.
Tóm lại, hợp đồng vận chuyển hành khách và hợp đồng vận chuyển tài sản về cơ
bản là giống nhau. Cả hai đều là hợp đồng vận chuyển, và đều là hợp đồng song vụ, có
đền bù, cả hai hợp đồng đều có đối tượng là thực hiện một công việc. Nhưng do đối
tượng vận chuyển khác nhau nên giữa hai hợp đồng có sự khác nhau về nghĩa vụ trong
thực hiện hợp đồng, về phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, sự khác nhau này không
đáng kể.
1.5. Lịch sử phát triển chế định hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương
tiện giao thông đường bộ
Mặc dù đã từ lâu con người biết đến tầm quan trọng của việc đi lại nhưng do chịu
ảnh hưởng của điều kiện lịch sử, tình hình kinh tế xã hội, nên hợp đồng vận chuyển
hành khách bằng giao thông đường bộ ở nước ta ra đời khá muộn.
1.5.1. Thời kỳ trước 1945
Trong thời kỳ phong kiến, điều kiện kinh tế và xã hội ở nước ta kém phát triển,
hệ thống giao thông nói chung còn nghèo nàn, thô sơ. Hệ thống giao thông đường bộ
đơn giản, chất lượng đường còn kém, chủ yếu là đường đất hay đường đá. Và lưu
lượng tham gia giao thông ít. Bên cạnh đó, phương tiện tham gia giao thông cũng rất
đơn giản, chủ yếu là đi bộ hoặc bằng các loại xe ngựa, xe bò…Vì vậy, hầu như giai
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
13
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
đoạn này chưa có một văn bản cụ thể nào để điều chỉnh riêng về vấn đề giao thông như
Luật giao thông đường bộ ngày nay và cả chế định về hợp đồng vận chuyển hành
khách cũng chưa được đề cập. Mà quá trình di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong
cuộc sống hàng ngày của người dân trong giai đoạn này chủ yếu dựa vào sự thỏa thuận
của các bên.
Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân pháp tiến hành xâm lược nước ta
với danh nghĩa là bảo hộ nhưng thực chất là để tiến hành cuộc khai thác thuộc địa.
Thực dân Pháp đã làm biến đổi sâu sắc và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã
hội Việt Nam, tuy nhiên cũng có một số ảnh hưởng tích cực như trong lĩnh vực dân sự.
Bộ Dân luật Giản yếu Nam kỳ ra đời năm 1883, Bộ Dân luật Bắc kỳ ban hành năm
1931 và Bộ Dân luật Trung kỳ ban hành năm 1938, có những quy định nhằm điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng (được thể hiện dưới dạng khế ước) và phần
lớn những quy định này đều mang dấu ấn của Bộ luật Dân sự Pháp. Trong đó có “khế
ước vận tải” được quy định từ Điều 1083 đến 1091 Bộ Dân luật Bắc kỳ và từ Điều
1264 đến Điều 1276 Bộ Dân luật Trung kỳ. Theo quy định thì khế ước vận tải là loại
khế ước trong đó một bên nhận vận tải đồ vật hoặc hành khách theo một giá tiền đến
địa điểm mà các bên đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, khế ước cũng đã đề cập đến quyền và
nghĩa vụ của các bên trong khế ước. Người nhận vận chuyển hành khách phải chịu
trách nhiệm về những tai nạn và thiệt hại xảy ra kể từ khi hành khách lên phương tiện
vận tải, trừ trường hợp người nhận vận tải chứng minh được rằng tai nạn hoặc thiệt hại
đó do lỗi của hành khách hoặc gặp trường hợp bất khả kháng sức người không chống
lại được. Hành khách phải trả cho người vận chuyển theo giá cả mà các bên đã hỏa
thuận14. Như vậy giai đoạn này đã có những quy định về vận chuyển hành khách
nhưng không gọi là hợp đồng vận chuyển hành khách như hiện nay mà gọi là khế ước.
1.5.2. Từ 1945 đến 1995
Những năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa vừa được thành lập
nên hoàn cảnh kinh tế- xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, Nhà nước chưa thể ban
hành luật lệ mới. Chính vì lẽ đó, ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành
sắc lệnh số 47 cho phép áp dụng các luật lệ cũ trên cơ sở các điều luật phải được vận
dụng không trái với lợi ích chính đáng của Quốc gia, dân tộc. Do đó các quy định về
khế ước trước đây vẫn được áp dụng trong hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao
thông đường bộ.
Từ năm 1954 đất nước ta bị chia cắt làm hai miền Nam- Bắc. Ở miền Nam, tiếp
tục áp dụng Bộ Dân luật Giản yếu Nam kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ sau đó là Bộ Dân
Một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời Pháp thuộc- Bộ Tư pháp nghiên cứu khoa
học pháp lý.
14
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
14
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
luật Sài Gòn năm 1972 và Bộ luật thương mại năm 1973 để điều chỉnh quan hệ chung
về hợp đồng. Riêng ở miền Bắc đến năm 1959, Tòa án nhân dân tối cao ban hành chỉ
thị số 772- CT/TATC ngày 10 tháng 7 năm 1959 về việc đình chỉ áp dụng luật lệ của
đế quốc và phong kiến.
Từ năm 1960, đất nước ta tập trung lo khắc phục hậu quả chiến tranh miền Bắc
và đấu tranh chống đế quốc ở miền Nam, việc chú trọng phát triển đất nước chiếm vai
trò quan trọng hơn việc tập trung phát triển pháp luật. Mặc dù vậy, Nhà nước ta cũng
có sự quan tâm đến lĩnh vực giao thông vận tải và ban hành một số văn bản pháp luật
điều chỉnh về giao thông nhưng chủ yếu điều chỉnh về vấn đề trật tự an toàn giao
thông. Ví dụ như, Điều lệ trật tự an toàn giao thông đường bộ ban hành kèm theo
Quyết định 176/QĐLB của Bộ giao thông vận tải và Bộ nội vụ. Hay Thông tư số
51/CP ngày 10 tháng 3 năm 1983 của Bộ giao thông vận tải về việc hạn chế xe ôtô
chạy đường dài…Riêng chế định về hợp đồng vận chuyển hành khách cũng chưa được
chú trọng.
Đến khi nước ta bắt đầu mở cửa quan hệ với nước ngoài, thì chế định hợp đồng
dân sự lần đầu tiên được xuất hiện, cụ thể trong pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991.
Pháp lệnh chỉ liệt kê một số hợp đồng dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng
ngày, trong số đó lại không có hợp đồng vận chuyển hành khách nhưng trong pháp
lệnh có liệt kê hợp đồng làm hoặc không làm một công việc, dịch vụ nhằm đáp ứng
nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Do vận chuyển hành khách là một dịch vụ và hợp đồng
vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ là một giao dịch phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân, nên ta có thể hiểu, thời gian này hợp
đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ sẽ chịu sự điều
chỉnh của pháp luật về hợp đồng dân sự nói chung.
1.5.3. Từ 1995 đến Bộ luật dân sự 2005
Ngày 28 tháng 10 năm 1995, tại kỳ hợp thứ 8 của Quốc hội khóa IX đã thông qua
Bộ luật dân sự 1995 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực thi
hành ngày 01 tháng 7 năm 1996. Đến đây lần đầu tiên khái niệm hợp đồng vận chuyển
hành khách được đề cập chính thức. Bộ luật dành đến tám điều luật quy định về vận
chuyển hành khách, từ Điều 530 đến Điều 537. Theo đó, “hợp đồng vận chuyển hành
khách là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách,
hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, còn hành khách phải thanh toán cước
phí vận chuyển”15. Ngoài ra bộ luật còn quy định về quyền và nghĩa vụ của hành
khách và bên vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hành khách. Tuy nhiên, những
quy định về hợp đồng vận chuyển hành khách này được áp dụng chung cho các loại
15
Điều 530 Bộ luật dân sự 1995.
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
15
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
hình vận chuyển. Đối với vận chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ còn được
điều chỉnh ở các văn bản dưới luật, cụ thể:
Nhằm bảo đảm an toàn cho hành khách đi trên các tuyến vận tải liên tỉnh, lập lại
trật tự, kỹ cương vận tải hành khách tuân theo pháp luật, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp, chủ xe kinh doanh có hiệu quả, ngày 24 tháng 3 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải đã ban hành Quyết định số 727/1999/QĐ-BGTVT về công bố danh mục
đợt 1 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh quốc gia hiện hành bằng phương tiện đường
bộ. Và Quyết định số 729/1999/QĐ-BGTVT ban hành quy chế về tổ chức quản lý hoạt
động của xe ôtô vận tải hành khách theo phương thức hợp đồng. Ngày 12 tháng 4 năm
1999, ban hành Quyết định số 890/1999/QĐ-BGTVT về tiêu chuẩn xe khách liên tỉnh.
Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hành khách đi xe và người
kinh doanh, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban hành chỉ thị số 317/1999/CT-
BGTVT ngày 13 tháng 7 năm 1999 quy định về việc chấn chỉnh hoạt động vận tải
hành khách đường bộ và tổ chức quản lý bến xe ô tô khách. Chỉ thị quy định: “Các xe
ô tô vận tải hành khách theo phương thức hợp đồng thuê trọn gói không được cạnh
tranh với xe hoạt động trên các tuyến cố định, chỉ được phép đón trả khách tại nơi đã
hợp đồng theo văn bản hoặc nơi được Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc
trung ương quy định. Nghiêm cấm các xe hợp đồng chạy vòng vo đón khách, chạy
không có hợp đồng, hành trình cụ thể, lấy khách xung quanh khu vực bến xe hoặc lập
hợp đồng ma, hợp đồng khống”. Như vậy, vấn đề giao thông đường bộ nói chung và
vận chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ nói riêng ngày càng được Nhà nước
ta quan tâm nhiều hơn thông qua việc ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để
điều chỉnh vấn đề này.
Hơn nữa, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm
của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự,
an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dưng, bảo vệ
tổ quốc. Ngày 29 tháng 6 năm 2001, tại kỳ hợp thứ 9 Quốc hội khóa X thông qua Luật
giao thông đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Luật giao
thông đường bộ năm 2001 đã đưa ra những quy định chung cho các phương tiện giao
thông đường bộ và người tham gia giao thông đường bộ. Trong số đó có hoạt động
vận tải đường bộ (bao gồm hoạt động vận tải khách và vận tải ôtô đường bộ) được quy
định tại chương VI của Luật. Tuy nhiên những quy định này chủ yếu điều chỉnh về
điều kiện của phương kiện tham gia vận chuyển hành khách và quy định về quyền,
nghĩa vụ của bên vận chuyển chưa đề cập đến quyền cũng như nghĩa vụ của hành
khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách. Tiếp đó, ngày 11 tháng 12 năm 2001,
Chính phủ ban hành Nghị định số 92/2001/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
16
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
bằng ô tô. Ngày 15 tháng 12 năm 2001, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ra Quyết định
số 4126/QĐ-BGTVT ban hành quy định vận tải bằng taxi. Cũng giống như Luật giao
thông đường bộ năm 2001, những văn bản này cũng chủ yếu quy định về điều kiện,
quyền, nghĩa vụ của bên vận chuyển và phương tiện vận chuyển hành khách.
Ngày 14 tháng 06 năm 2005, tại kỳ hợp thứ 7 của Quốc hội khóa 11 đã thông
qua, sửa đổi, bỗ sung Bộ luật dân sự 1995 thành Bộ luật dân sự 2005. Tuy đã sửa đổi,
bỗ sung nhưng Bộ luật dân sự 2005 vẫn giữ nguyên một số điều khoản tiến bộ, phù
hợp với thực tiễn hiện nay. Trong số đó có điều khoản quy định về hợp đồng vận
chuyển hành khách. Trong Bộ luật dân sự 2005, hợp đồng vận chuyển hành khách
được quy định từ Điều 527 đến Điều 534.
1.5.4. Từ sau Bộ luật dân sự 2005 đến nay
Ngày 28 tháng 9 năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2006/NĐ-CP,
quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, Nghị định này đã thay thế Nghị
định 92/2001/NĐ-CP. Ngày 16 tháng 10 năm 2006 Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải
ban hành Quyết định số 34/2006/QĐ-BGTVT, quy định về quản lý vận tải khách công
cộng bằng xe buýt. Ngày 26 tháng 3 năm 2007, Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải ban
hành Quyết định số 16/2007/QĐ-BGTVT, quy định về vận tải khách bằng ô tô theo
tuyến cố định, hợp đồng và vận tải khách du lịch bằng ô tô. Quyết định số
17/2007/QĐ-BGTVT, quy định về vận tải khách bằng taxi. Bên cạnh đó, ngày 18
tháng 7 năm 2007, Bộ tài chính và Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch
số 86/2007/TTLT/BTC-BGTVT, hướng dẫn về mẫu vé xe khách, kê khai giá cước,
niêm yết giá cước và kiểm tra thực hiện giá cước vận tải bằng ô tô. Các văn bản này đã
quy định cụ thể hơn những vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách
bằng giao thông đường bộ so với các văn bản trước.
Ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại kỳ hợp thứ 4 Quốc hội khóa XII, Luật giao thông
đường bộ năm 2008 được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. So
với Luật giao thông đường bộ năm 2001 thì Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy
định về vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hành khách bằng giao thông đường
bộ rõ ràng hơn, tiến bộ hơn. Cụ thể, Luật giao thông đường bộ năm 2008 đề cập đến
nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hành khách của bên vận chuyển, ngoài ra còn quy định về
quyền và nghĩa vụ của hành khách, như vậy quyền lợi của hành khách được bảo đảm
hơn. Gần đây nhất, có rất nhiều văn bản được ban hành nhằm điều chỉnh và thay thế
các văn bản trước đây không còn phù hợp nữa. Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2009, quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô,
Nghị định này ra đời thay thế Nghị định 110/2006/NĐ-CP. Thông tư số 14/2010/TT-
BGTVT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ giao thông vận tải, quy định về tổ chức và
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
17
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi
Hợp đồng vận chuyển hành khách bằng phương tiện giao thông đường bộ
quản lý hoạt động vận tải bằng ô tô, Thông tư này bãi bỏ các Quyết định số
16/2007/QĐ-BGTVT, Quyết định số 17/2007/QĐ-BGTVT, và Quyết định số
34/2006/QĐ-BGTVT.
1.6. Tầm quan trọng của quy định pháp luật về vận chuyển hành khách bằng
phương tiện giao thông đường bộ
Đi lại là một nhu cầu không thể thiếu của con người và từ xa xưa con người đã
biết được tầm quan trọng của việc đi lại này. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, khoa học
kỹ thuật chưa phát triển, đồng thời lưu lượng tham gia giao thông ít nên phục vụ cho
việc đi lại chủ yếu là đôi chân hoặc các loại xe kéo bằng sức động vật (xe ngựa, xe
bò…) hoặc các phương tiện thô sơ như xe đạp, xe máy… Ngày nay, kinh tế, khoa học
kỹ thuật phát triển và xã hội ngày càng văn minh, nhu cầu của người dân ngày càng
cao. Trong đó, nhu cầu đi lại cũng ngày càng tăng. Chính vì thế, đòi hỏi phải có một
hệ thống chuyên chở công cộng, hữu hiệu, tiện nghi và an toàn nhằm phục vụ nhu cầu
của người dân. Từ đó, có rất nhiều phương tiện phục vụ cho nhu cầu đi lại của con
người xuất hiện, đặc biệt là phương tiện tham gia vận chuyển bằng đường bộ như: các
loại xe gắn máy, xe mô tô, xe ô tô, chỉ riêng loại phương tiện ô tô lại có rất nhiều loại
hình vận chuyển khác nhau, vận chuyển theo tuyến cố định, vận chuyển bằng xe buýt,
vận chuyển bằng taxi…Mặt khác, số lượng doanh nghiệp, cá nhân tham gia kinh
doanh hoạt động cung ứng vận chuyển hành khách bằng những loại phương tiện kể
trên cũng ngày càng đông. Đồng thời, từ đó cũng xuất hiện tình trạng xe dù làm cho
hoạt động vận chuyển mất trật tự, quyền lợi của người đi xe không được bảo đảm.
Chính những lý do này, cho nên Nhà nước ban hành các quy định nhằm hướng dẫn các
phương tiện vận chuyển hành khách bằng giao thông đường bộ phát triển một cách
đồng bộ, có trật tự và đồng thời đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia giao
thông được cân bằng nhau, cũng đồng thời nhằm đảm bảo trật tự xã hội.
Bên cạnh đó, sự ra đời ngày càng nhiều và đa dạng của các phương tiện vận
chuyển hành khách cũng là nguyên nhân góp phần làm cho nền kinh tế nước ta phát
triển. Sự xuất hiện của các phương tiện vận chuyển hành khách bằng giao thông đường
bộ đã làm rút ngắn thời gian đi lại của con người, từ đó con người có thể tận dụng
khoảng thời gian ấy để tham gia vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Mặt khác,
nhờ có các phương tiện vận chuyển mà khoảng cách giữa con người với nhau được thu
hẹp. Thông qua đó, con người có điều kiện giao lưu trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
trong cuộc sống cũng như trong sản xuất. Ngoài ra hoạt động vận chuyển hành khách
là một ngành dịch vụ, do đó sẽ tạo nguồn thu nhập cho cá nhân, tổ chức tham gia thực
hiện cung ứng dịch vụ này. Vì vậy, Nhà nước ban hành những quy định pháp luật
GVHD: Th.S. Tăng Thanh Phương
18
SVTH:Nguyễn Thị Xuân Tươi