Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tòa án NHÂN dân HUYỆN CÀNG LONG – TRÀ VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.74 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 31

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN CÀNG LONG – TRÀ VINH

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ĐINH THANH PHƯƠNG
BỘ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Dương Lê Hồng Hà (5054746)
Lớp Luật Hành chính Khóa 31

Cần Thơ, 04 - 2009


LỜI CẢM ƠN !
Trước hết em xin gởi lời cảm ơn đến Thầy Đinh Thanh Phương _ Bộ môn luật
hành chính đã hướng dẫn và gíup đỡ tận tình trong suốt quá trình em làm bài luận văn.
Cũng như tất cả các thầy cô khoa Luật đã cung cấp cho em những kiến thức vô cùng
quan trọng trong suốt những năm học vừa qua. Song song đó em cũng xin gởi lời cảm
ơn đến chị Lê Thị Kim Nhung _ Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Càng Long đã
giúp đõ em rất nhiều trong quá trình em tìm kiếm tài liệu hoàn thành bài luận văn.


1


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN LUẬN VĂN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày…tháng…năm…


2


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔ CHỨC VÀ HỌAT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN THEO
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH................................................................ 3
1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN ............................................. 3
1.1. Sự hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân ............................................. 3
1.2. Vị trí pháp lý của Tòa án nhân dân................................................................... 5
1.3. Các nguyên tắc tổ chức và họat động của Tòa án nhân dân .............................. 6
1.3.1 Thẩm phán các tòa án theo chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (trừ

Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bải nhiệm ............................ 6
1.3.2. Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân của các tòa án theo chế độ bầu
hoặc cử .................................................................................................................. 7
1.3.3. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số .............................................. 7
1.3.4. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân thủ theo hiến
pháp và pháp luật.................................................................................................... 8
1.3.5. Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định ..................................... 8
1.3.6. Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật . 9
1.3.7. Tòa án phải đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ, quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự ..................................................................................... 9
1.3.8. Tòa án đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được dùng tiếng nói, chữ
viết của dân tộc mình trước tòa án ........................................................................ 10
1.3.9. Chánh án tòa án nhân dân các cấp đặt dưới sự giám sát của các cơ quan
quyền lực Nhà nước cùng cấp............................................................................... 10
2. HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN.............. 10
2.1. Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân tối cao .......................................................... 11

2.1.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 11
2.1.2. Cơ cấu nhân sự............................................................................................ 11
2.2. Cơ cấu tô chức tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ..................... 12
2.2.1. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 12

2.2.2. Cơ cấu nhân sự............................................................................................ 12
2.3. Cơ cấu, tổ chức của tòa án nhân dân huyện, quận và trung ương.................... 13
3


2.3.1. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................ 13
2.3.2. Cơ cấu nhân sự ........................................................................................... 13
2.4. Cơ cấu tơ chức tòa án quân sự........................................................................ 13
2.4.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 13
2.4.2. Cơ cấu nhân sự............................................................................................ 13
3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN. 14
3.1. Chức năng của tòa án nhân dân ...................................................................... 14
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân ..................................................... 15
3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tối cao ....................................... 15
3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương ..................................................................................................................... 17
3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.............................................................................................................. 18
3.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án quân sự các cấp ........................................ 18
Chương 2 TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN
CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ......................................................................... 19
1 .KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ........... 19
2.TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ
VINH.................................................................................................................... 21
3.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

HUYỆN CÀNG LONG ........................................................................................ 21
3.1.Chức năng ............................................................................................................... 21

3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân huyện Càng Long ....................... 23
3.2.1 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh
Trà Vinh ............................................................................................................... 24
3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Càng Long
tỉnh Trà Vinh ........................................................................................................ 24
3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Càng Long
tỉnh TràVinh ......................................................................................................... 25
3.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh
Trà Vinh ............................................................................................................... 25

4


3.2.5.Nhiệm vụ, quyền hạn của Kế tóan Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh
Trà Vinh ............................................................................................................... 25
4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA NHÂN DÂN HUYỆN CÀNG LONG –
TỈNH TRÀ VINH TRONG NĂM 2008 - MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN
THIỆN.................................................................................................................. 25
4.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.............................................................................. 25
4.1.1. Công tác xét xử ........................................................................................... 26
4.1.2. Chất lượng xét xử ....................................................................................... 27
4.1.3. Công tác xây dựng đơn vị ........................................................................... 27
4.1.4. Công tác hội thẩm nhân dân ........................................................................ 28
4.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG.......................................................... 28
4.2.1. Mặt tích cực ................................................................................................ 28
4.2.2. Mặt hạn chế ................................................................................................ 29
4.2.3. Hướng hoàn thiện.................................................................................................. 29

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 34

5


LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng nhà nước pháp quyền đang có xu hướng trở thành quy luật của mọi
nhà nước. Trong nhiều quan điểm về các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền, có quan
điểm chỉ rõ vai trò của tư pháp nhưng cũng có quan điểm không đề cập đến vai trò của
tư pháp trong nhà nước pháp quyền. Nhưng dù có chỉ ra hay không, khi nói đến nhà
nước pháp quyền là nói đến sự đề cao vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh mọi
hoạt động của Nhà nước và của xã hội. Một khi vai trò của pháp luật đã được đề cao,
thì đề cao vai trò hoạt động xét xử của Tư pháp là một tất yếu. Sự đề cao pháp luật
luôn gắn với sự đề cao vai trò của họat động Tư pháp. Hay nói một cách khác, hiệu
quả, hiệu lực của tư pháp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ
thành công của việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Bất cứ Nhà nước nào cũng muốn
tổ chức theo Nhà nước pháp quyền cũng phải quan tâm đến tư pháp, vì tư pháp có vai
trò bảo đảm thực hiện tất cả các đặc trưng của nhà nước pháp quyền ở mức độ này hay
ở mức độ khác.
Nói đến Tư pháp là nói đến hoạt động xét xử. Quyền Tư pháp mặc dù cùng với
quyền Lập pháp và quyền Hành pháp hợp thành chỉnh thể quyền lực Nhà nước thống
nhất nhưng có những đặc điểm riêng do bản chất của hoạt động Tư pháp quy định.
Họat động Tư pháp là họat động nhân danh quyền lực Nhà nước để phán quyết và cơ
quan thực hiện quyền tư pháp đó là Tòa án. Tòa án ra đời giúp người dân tin tưởng vào
Nhà nước và tôn trọng pháp luật vì Tòa án là nơi thể hiện sự bình đẳng, công bằng của
Nhà nước đối với những tranh chấp trong xã hội, là nơi thể hiện “cán cân công lý”.
Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển các tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội
ngày càng phức tạp, nhiệm vụ của Tòa án cũng ngày càng nặng nề hơn. Do vậy không
thể tổ chức một Tòa án duy nhất trong quốc gia để giải quyết mọi tranh chấp trong

nhân dân. Bởi lẽ, những vụ việc cần giải quyết rất đa dạng, phong phú, tính chất phức
tạp, nghiêm trọng của các vụ việc không giống nhau. Mặt khác, trên tòan bộ lảnh thổ
quốc gia, cơ cấu động thái của những vi phạm pháp luật, tình trạng của những tranh
chấp không giống nhau. Do đó phải tổ chức Tòa án căn cứ vào từng địa bàn để giải
quyết các vụ việc cho phù hợp.
Song song đó để tránh trường hợp án trùng án, vụ việc giải quyết nhiều nơi
nhiều lần Tòa án sẽ phân định thành Tòa án các cấp: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án
nhân dân tỉnh, thành phố; Tòa án huyện, quận, thị xã; Tòa án quân sự.
Theo xu hướng hiện nay là tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân huyện, quận,
thị xã thì nhiêm vụ của Tòa án huyện ngày càng nhiều thế nhưng cơ cấu tổ chức của
Tòa án huyện ra sao? Liệu có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình hay
không? Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện
6


chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh
Trà Vinh.
Bằng phương pháp phân tích luât viết, tổng hợp, thống kê, kết hợp lý luận với
thực tiễn và trên cơ sở lý luận là các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
về đường lối đổi mới đất nước, về cải cách Tư pháp, về xây dựng Nhà nước pháp
quyền thể hiện trong Hiến pháp năm 1992 cũng như các văn bản pháp luật, đề tài “Tổ
chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh” sẽ đề
cập đến những vấn đề sau:
 Trình bày cơ cấu tổ chức và họat động của Tòa án nhân dân theo quy định của
pháp luật hiện hành.
 Phân tích các nguyên tắc tổ chức và họat động của Tòa án nhân dân
 Trình bày cơ cấu tổ chức và họat động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long
tỉnh Trà Vinh.
 Nêu lên những mặt tích cực và hạn chế phát sinh trong tổ chức và hoạt động của
Tòa án Càng Long tỉnh Trà Vinh và phương hướng hoàn thiện.

Với những phân tích, trình bày một cách cụ thể về tổ chức và họat động của Tòa án
nhân dân huyện Càng Long, đề tài sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về cơ cấu cũng như
về hoạt động xét xử của Tòa án đồng thời cũng nêu lên một số kiến nghị về phương
hướng hoàn thiện hi vọng sẽ góp phần tích cực vào việc hoàn thiện Tòa án để Tòa án
luôn là nơi áp dụng pháp luật đáng tin nhất của nhân dân.
Đề tài được trình bày theo kết cấu như sau:
Lời mở đầu
Chương 1: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Chương 2: Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân huyện Càng Long. Mặt tích
cực hạn chế và phương hướng hoàn thiện.
Kết luận.

7


Chương 1
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÒA ÁN NHÂN DÂN
1.1. Sự hình thành và phát triển của tòa án nhân dân
Ngay từ thời La Mã cổ đại (thế kỷ thứ V trước công nguyên), các nhà luật học
đã khẳng định rằng: ở đâu có pháp luật, ở đó phải có tòa án để bảo vệ pháp luật. Các
nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản đều thành lập các tòa án. Tuy
nhiên bản chất, vai trò, quyền hạn, cách thức tổ chức và hoạt động của tòa án thuộc
mỗi kiểu nhà nước cũng khác nhau1.
Sau cách mạng tháng tám 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời,
cùng với việc đập tan chế độ thực dân - phong kiến đã xây dựng bộ máy nhà nước kiểu
mới – Nhà nước của nhân dân. Để bảo vệ thành quả của cách mạng, trấn áp bọn phản
cách mạng Chính phủ lâm thời đã ra sắc lệnh về việc thiết lập các tòa án quân sự ở Hà

Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Ninh Bình, Vinh, Huế, Quảng Ngãi, Sài Gòn, Mỹ Tho
(theo Sắc lệnh ngày 13/09/1945). Như vậy, ngay từ những ngày đầu của chính quyền
nhân dân việc thành lập tòa án là hết sức cần thiết và đã được quyết định thành lập.
Đến ngày 29/09/1945 Chủ tịch Chính phủ lâm thời lại ra sắc lệnh thành lập thêm tòa
án quân sự ở Nha Trang. Thẩm quyền của các tòa án được Chủ tịch Chính phủ quy
định trong sắc lệnh ngày 24/01/1946. Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I tại kỳ họp thứ
hai đã thông qua Hiến pháp năm 1946 trong đó có những quy định về hệ thống tổ chức
cơ quan tòa án, các nguyên tắc tổ chức hoạt động được qui định ở chương VI Hiến
pháp năm 1946. Đó là những văn bản pháp luật đầu tiên đặt cơ sở pháp lý cho việc tổ
chức và hoạt động của các tòa án nhân dân ở nước ta.
Tháng 12/1946 kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ mọi hoạt động của
Nhà nước đều phải chuyển hướng. Cùng với việc tổ chức lại chính quyền nhân dân,
các tòa án cũng được tổ chức lại cho phù hợp. Việc xử án của các tòa án thượng thẩm
(được quy định trong Hiến pháp năm 1946) tạm thời đình chỉ theo nghị định số 05 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 01/01/1947. Ủy ban kháng chiến khu được giao quyền
thành lập và tổ chức tòa án quân sự khu để xét xử các để xét xử các tội phản cách
mạng theo Nghị định số 13 ngày 29/01/1947 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Tòa án binh
cũng được thành lập ở các khu theo Sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ ngày 16/12/1947
do Bộ Quốc phòng thành lập. Hai tháng sau, tòa án binh tối cao được thành lập theo
Sắc lệnh số 452 của Chủ tịch Chính phủ ngày 25/04/1947. Ở địa phương các tòa án đệ
1
2

Gs.Ts. Lê Minh Tâm. Giáo trình luật Hiến pháp Việt Nam. Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2004.
Sắc lệnh số 45 của Chủ tịch Chính phủ ngày 25/04/1947

8


nhị cấp (tòa án xét xử theo hai cấp: sơ thẩm và phức thẩm) cũng được thành lập theo

Sắc lệnh số 185 3của Chính phủ ngày 26/05/1948.
Ngày 22 - 05 - 1950 Chủ tịch Chính phủ ra Sắc lệnh số 854 về cải cách bộ máy
tư pháp và luật tố tụng trong đó có có quy định về sửa đổi như tòa án sơ cấp nay còn
gọi là tòa án nhân dân huyện, tòa án đệ nhị cấp nay còn gọi là tòa án nhân dân tỉnh,
Hội đồng phúc thẩm nay còn gọi là Tòa phúc thẩm, còn Phụ thẩm nhân dân nay gọi là
Hội thẩm nhân dân. Khi xét xử hoặc bào chữa thẩm phán và luật sư không mặc áo
chùng đen.
Sau hòa bình lập lại cùng với việc kiện toàn bộ mày Nhà nước các cơ quan tư
pháp cũng được kiện toàn. Ngày 01/07/1959 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định
số 256 trong đó quy định nhiệm vụ và tổ chức Viện công tố. Ngày 27/08/1959 Thủ
tướng Chính phủ lại ra Nghị định số 3215 về việc thiết lập các Viện công tố phúc thẩm.
Theo các nghị định trên, các công tố ủy viên tách khỏi các tòa án và công tố viên của
các Viện công tố được thiết lập từ trung ương đến cấp huyện trở thành một hệ thống
trong bộ máy Nhà nước. Tháng 12/1959, Quốc hội thông qua hiến pháp sửa đổi trong
đó có những qui định về hệ thống, chức năng và những nguyên tắc tổ chức, hoạt động
của tòa án nhân dân. Trên cở sở của những qui định này, Quốc hội khóa II kỳ họp thứ
I đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/07/1960. Ngày 23/03/1961 Ủy
ban thường vụ Quốc hội đã ra Sắc lệnh quy định cụ thể về tổ chức của tòa án nhân dân
tối cao và tổ chức các tòa án nhân dân địa phương. Các cơ quan tòa án được thành lập
theo đơn vị hành chính từ Trung ương đến cấp huyện. Nguyên tắc bổ nhiệm Thẩm
phán được thay thế bằng nguyên tắc bầu Thẩm phán ở các tòa án nhân dân địa phương.
Phụ thẩm nhân dân trong các tòa án được đổi tên thành Hội thẩm nhân dân. Cơ cấu tổ
chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của các tòa án được quy định rõ ràng và tương
đối ổn định. Trên cơ sở quy định trong Hiến pháp năm 19806 tại kỳ họp thứ I, Quốc
hội khóa VII đã thông qua Luật Tổ chức tòa án nhân dân ngày 03/07/1981. Theo luật
này, việc đào tạo cán bộ cho ngành tòa án cũng như việc quản lý các tòa án địa
phương Quốc hội giao cho Bộ Tư pháp để tòa án nhân dân tối cao tập trung vào công
tác xét xử, giám đốc xét xử và trực tiếp xét xử.
Theo Hiến pháp năm 1992 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (được Quốc hội
khóa IX thông qua tại kỳ họp thứ I ngày 06/10/1992) trong hệ thống cơ quan tòa án

còn được thành lập thêm các tòa án khác theo điều 127 Hiến pháp năm 1992. Nguyên
tắc bầu Thẩm phán trước đây đối với các tòa án địa phương thay bằng chế độ bổ

3

Sắc lệnh số 185 của Chính phủ ngày 26/05/1948
Sắc lệnh số 85 của Chủ tịch Chính phủ ngày 22/05/1950
5
Nghị định số 321 Thủ tướng Chính phủNgày 27/08/1959
6
Hiến pháp năm 1980
4

9


nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo điều 128 Hiến pháp năm 1992. Công tác thi hành
án dân sự đươc chuyển giao cho các cơ quan thuộc Chính phủ.
Sau 15 năm đổi mới những kinh nghiệm được tích lũy từ thực tế cũng như yêu
cầu của cuộc sống. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đặt ra nhiệm vụ xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân vì nhân dân. Do đó, cải cách về
tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của các cơ quan tư pháp là một trong những
đòi hỏi bức xúc hiện nay, là một đòi hỏi tự thân của nền công lý và dân chủ xã hội chủ
nghĩa nước ta.
Thể chế hóa tinh thần theo Nghị định Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cuối
năm 2001 Quốc hội khóa X đã sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 1992, trong đó
có điều 137 về Viện kiểm sát nhân dân. Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị
quyết số 087 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới.
Theo tinh thần của các Nghị quyết nói trên, Quốc hội khóa IX tại kỳ họp thứ XI
đã tiến hành sửa đổi “Luật Tổ chức tòa án nhân dân”. Theo tinh thần đó các tòa án lại

một lần nữa được cải cách về tổ chức, về hoạt động để nâng cao hiệu quả trong hoạt
động xét xử.
1.2. Vị trí pháp lý của tòa án nhân dân
Tư pháp được quan niệm như sự công lý, việc giải quyết các tranh chấp trong
xã hội một cách công bằng. Hoạt động của Nhà nước thường được phân định thành ba
lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tư pháp trong các Nhà nước tư bản được
dùng để chỉ hoạt động tài khoán (xét xử). Đối với Nhà nước ta, “tư pháp” được dùng
để chỉ hoạt động của các cơ quan tư pháp bao gồm có tòa án, viện kiểm sát, điều tra,
luật sư, thi hành án. Nhưng trong đó chủ yếu là hoạt động xét xử của tòa án và hoạt
động giám sát của Viện kiểm sát.
Trong hệ thống tư pháp, tòa án giữ một vai trò đặc biệt. Bằng hoạt động của
mình tòa án có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ gìn và đảm bảo công lý, bảo vệ
pháp luật và quyền lợi của nhân dân. Để thực hiện vai trò này, tòa án là cơ quan duy
nhất được Hiến pháp giao cho nhiệm vụ xét xử các vụ việc tranh chấp trong các hoạt
động của xã hội dựa trên cơ sở pháp luật. Theo điều 126 Hiến pháp năm 1992 thì
ngoài nhiệm vụ xét xử trong phạm vi chức năng của mình, tòa án có nhiệm vụ bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà
nước; của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm của nhân dân.
Bằng hoạt động của mình tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ
quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã
hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác.

7

Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị, ngày 02/01/2002

10


1.3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

Tòa án là một bộ phận cấu thành bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam nên cũng được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung của việc
tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước như: Đảng lãnh đạo, tập trung dân chủ, pháp
chế xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên tòa án là cơ quan tài phán nó có vị trí đặc biệt quan
trọng trong hệ thống các cơ quan Nhà nước, công tác của tòa án nhân có những nét đặc
thù so với công tác của các cơ quan nhà nước khác nên tòa án nhân dân được tổ chức
và hoạt động theo những nguyên tắc riêng dựa trên nền tảng những nguyên tắc chung
có giá trị cho tất cả các cơ quan Nhà nước. Nếu trong tổ chức và hoạt động của tòa án
xa rời những nguyên tắc này sẽ làm tòa án mất đi bản chất xã hội chủ nghĩa của nó.
Những nguyên tắc đặc biệt chủ yếu về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân
dân là những nguyên tắc sau:
1.3.1. Thẩm phán các tòa án theo chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
(trừ Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu và bải nhiệm).
Nguyên tắc này bắc nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Nguyên
tắc này được quy định ngay từ điều 46 Hiến pháp năm 19468 “các viên Thẩm phán do
Chính phủ bổ nhiệm”. Sau khi hòa bình lập lại ở Miền Bắc cùng với việc kiện toàn bộ
máy Nhà nước quyền lực của các cơ quan chính quyền ở địa phương cũng được mở
rộng. Do đó Hiến pháp năm 19599 đã quy định: các Thẩm phán của các tòa án địa
phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu và bải nhiệm theo điều 98 Hiến pháp năm
1959. Song song đó tại điều 129 Hiến pháp năm 1980 tiếp tục xác định “chế độ bầu cử
Thẩm phán được thực hiện ở tòa án nhân dân các cấp”.
Thực tiển xét xử của các tòa án hơn 30 năm theo chế độ bầu thẩm phán đã bộc
lộ nhược điểm cơ bản là do lợi thuộc về tổ chức nên hoạt động xét xử của các tòa án
cũng chịu sự áp đặt từ phía địa phương làm cho tính độc lập khi xét xử bị hạn chế. Do
đó, để thực hiện được nguyên tắc độc lập khi xét xử, sự cần thiết phải độc lập trong tổ
chức. Vì vậy, Hiến pháp năm 1992 tại điều 128 quy định “chế độ bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ Thẩm phán do luật định”. Theo quy định của Luật Tổ
chức tòa án nhân dân năm 2002 thì: Chủ tịch nước, bổ nhiệm, bải nhiệm, cách chức
đối với Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao kể cả đối với tòa án quân sự Trung ương,
còn Chánh án, phó Chánh án, Thẩm phán của tòa án nhân dân địa phương và tòa án

quân sự cấp quân khu trở xuống do Chánh án tòa án nhân tối cao bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức. Chế độ bổ nhiệm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi để thẩm phán
độc lập khi xét xử, yên tâm công tác, tu dưỡng đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ để
từng bước nâng cao hoạt động xét xử.
8
9

Hiến pháp năm 1946
Hiến pháp năm 1959

11


1.3.2. Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân của các tòa án theo chế độ
bầu hoặc cử.
Theo điều 128 Hiến pháp năm 1992 thì Hội thẩm nhân dân của các tòa án nào
thì do Hội đồng nhân dân của địa phương đó bầu ra theo đề nghị của Ủy ban mặt trận
tổ quốc cùng cấp còn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với Hội thẩm nhân dân cùng cấp
thực hiện nhưng theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân cùng cấp sau khi đã thống
nhất với Ủy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp theo điều 41 Luật Tổ chức tòa án nhân dân
2002. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân ở các tòa án địa phương theo nhiệm kỳ của
Hội đồng nhân dân cùng cấp (hiện nay qui định là 05 năm). Việc kéo dài nhiệm kỳ của
Hội thẩm nhân dân (trước đây nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân tòa án địa phương là
02 năm) nhằm mục đích cho Hội thẩm tích lũy được kinh nghiệm nâng cao năng lực
xét xử. Sự có mặt của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử nhằm đảm bảo sự
giám sát của nhân dân, giúp hội đồng xét xử có những bản án, quyết định không chỉ
thấu lý mà còn đạt tình phù hợp với đạo đức, phong tục tập quán ở từng địa phương.
1.3.3. Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số
Hiện nay nguyên tắc này được quy định tại điều 6 Hiến pháp năm 199210.
Nguyên tắc này bắc nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động

của bộ mày Nhà nước. Xét xử là một đặc thù của tòa án do tòa án đảm nhiệm nhằm
bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, các
tổ chức xã hội và công dân. Vì vậy, xét xử phải hết sức thận trọng, khách quan và
đúng pháp luật. Muốn bản án, quyết định đúng đòi hỏi phải phát huy trí tuệ của cả tập
thể. Theo nguyên tắc này để xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và
gia đình cũng như các vụ án khác phải thành lập hội đồng xét xử. Hội đồng xét xử có
thể bao gồm các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải có ít nhất 03 người trở lên
(phải là số lẽ tại vì theo nguyên tắc Tòa án quyết định theo đa số nếu là số chẳn thì vụ
án có khi không kết thúc nếu thành phần trong Hội đồng xét xử có quyết định đều
nhau trong khi biểu quyết ) do Chánh án quyết định.
Trong Hội đồng xét xử có một Thẩm phán được Chánh án cử làm chủ tọa phiên
tòa. Chủ tọa phiên tòa cũng như các thành viên khác của Hội đồng xét xử phải chịu
trách nhiệm trước Chánh án tòa án cùng cấp trong việc điều khiển phiên tòa cũng như
các quyết định của Hội đồng xét xử phải nghiên cứu kỹ hồ sơ của vụ án để xác minh
chứng cứ cần thiết tại phiên tòa; đồng thời phải có sự hiểu biết pháp luật để điều khiển
phiên tòa và áp dụng đúng pháp luật. Mọi sự chênh lệnh đáng kể và trình độ hiểu biết
cũng như kinh nghiệm xét xử giữa các thành viên trong Hội đồng đều dẫn đến tính
hình thức của xét xử tập thể.

10

Hiến pháp năm 1992

12


1.3.4. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập, chỉ tuân thủ theo
hiến pháp và pháp luật.
Nguyên tắc này được quy định tại điều 130 Hiến pháp năm 1992 và bắc nguồn
từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa nhằm đảm bảo tính khách quan trong quá

trình xét xử, tính thống nhất của pháp luật. Nội dung của nguyên tắc này là: Bởi ý chí
này được thể chế hóa thành pháp luật của Nhà nước khi tiến hành xét xử Thẩm phán
và Hội thẩm chỉ tuân thủ theo pháp luật tức là xét xử theo ý chí của nhân dân, ý chí
của Nhà nước. Sự độc lập của Hội đồng xét xử chỉ được đảm bảo trong quá trình xét
xử. Khi tiến hành xét xử Thẩm phán và Hội thẩm không bị ràng buộc bởi ý kiến của
bất kỳ cơ quan hoặc cá nhân nào. Họ độc lập đánh giá chứng cứ đã thu thập tại phiên
tòa, độc lập xem xét các tình tiết có liên quan đến vụ án. Trên cơ sở đó áp dụng luật để
xét xử án, ra quyết định bản án. Tòa án cấp trên không được phép dùng mệnh lệnh
hành chính buộc tòa án cấp dưới xét xử theo một tội danh hay xử cho bên nguyên hay
bên bị ảnh hưởng lợi ích nào đó trong vụ kiện dân sự. Đảng lãnh đạo tòa án không chỉ
bằng đường lối xét xử mà còn bằng việc chăm lo, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngủ
cán bộ tòa án, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh trong cơ quan tòa án. Đảng lãnh đạo
tòa án không làm thay tòa án, không được can thiệp vào việc giải quyết một vụ án cụ
thể. Các cơ quan quản lý đại diện hay Nhà nước không được can thiệp vào việc xét xử
của tòa án. Tòa án cũng không được lợi thuộc vào ý kiến của cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát mà phải có kết luận riêng, căn cứ vào pháp luật mà xử lý chính xác.
1.3.5. Tòa án xét xử công khai trừ trường hợp do luật định
Nguyên tắc này được quy định tại điều 131 Hiến pháp năm 1992 nhằm thu hút
đông đảo nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử cũng như đảm bảm sự giám sát của
nhân dân trong xét xử nâng cao tác dụng giáo dục phòng ngừa của hoạt động xét xử.
Để đảm bảo các nguyên tắc này các tòa án nhân dân phải có kế hoạch xét xử các vụ án.
Kế hoạch đó phải được niêm yết tại trụ sở tòa án, phải thông báo cho chính quyền xã,
phường nơi cư trú hoặc nơi làm việc cuối cùng của bị cáo theo điều 157 Bộ luật tố
tụng hình sự. Đồng thời phải báo cho người bị hại, bị cáo và các đương sự cũng như
những người liên quan đến vụ án biết thời gian, địa điểm xử án. Về nguyên tắc xét xử
án được tiến hành tại phòng xử án của tòa án, nhưng tòa án cũng có thể xét xử lưu
động ngay tại địa phương nơi xãy ra vụ án. Trong cả hai trường hợp trên tòa án phải
báo trước và rõ ràng về thời gian và địa điểm xử án.
Mọi công dân trừ trẻ em dưới 18 tuổi đều có quyền tham dự phiên tòa nghe ý
kiến của Hội đồng xét xử. Trong những trường hợp cần thiết phải giữ gìn bí mật quốc

gia hoặc thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tòa án có thể xét xử một phần hay toàn bộ
vụ án. Tuy nhiên, dù xét xử công khai hay xử kín quyết định của tòa án phải được độc
công khai.
13


1.3.6. Tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp
luật
Quyền bình đẳng pháp luật của công dân được Quốc hội xác định tại điều 52
Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở này điều 8 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm
200211 có quy định: “tòa án xét xử theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước
pháp luật, không phân biệt nam nữ, địa vị xã hội, cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ
trang nhân dân và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều
bình đẳng trước pháp luật”.
Tòa án là cơ chuyên trách bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, trong hoạt
động xét xử phải đảm bảo việc áp dụng luật một cách thống nhất, công bằng. Do đó,
trong những điều kiện và hoàn cảnh như nhau tòa án phải áp dụng quy phạm pháp luật
như nhau để có quyết định như nhau mà không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, nam,
nữ . . .Mặt khác, trong xét xử các tòa án phải đảm bảo cho công dân được thực hiện
các quyền trong tố tụng: quyền đệ trình chứng cứ, quyền yêu cầu thay đổi thành phần
của Hội đồng xét xử, quyền kháng cáo được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự và
các văn bản pháp luật tố tụng khác.
1.3.7. Tòa án phải đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo, quyền bảo vệ, quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Nguyên tắc này được quy định tại điều 132 Hiến pháp năm 1992 và tại điều 09
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002. Bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người
khác bào chữa cho mình. Trong những trường hợp luật định, tòa án có trách nhiệm chỉ
định người bào chữa cho bị cáo. Việc đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo góp
phần làm cho việc xét xử của tòa án được khách quan toàn diện và chính xác.
Quyền bào chữa là quyền căn bản của công dân được pháp luật quán triệt trong

các giai đoạn tố tụng. Trong Bộ luật tố tụng hình sự, quyền bào chữa bị can, bị cáo
được mở rộng rất nhiều so với trước đây. Khi bào chữa cho mình bị can, bị cáo vận
dụng tất cả các quyền mà pháp luật cho phép để chứng minh không có tội hoặc làm
giảm nhẹ tội cho mình. Nếu bị can, bị cáo không tự bào chửa cho mình thì có quyền
nhờ luật sư hoặc người khác đại diện cho mình bào chữa. Pháp luật quy định trong
những trường hợp: bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về
thể chất hoặc tâm thần hoặc những bị can, bị cáo phạm vào những tội nặng có khung
hình phạt đến tử hình thì tòa án hoặc cơ quan chức năng phải chỉ định luật sư bào
chữa.

11

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002

14


1.3.8. Tòa án đảm bảo cho những người tham gia tố tụng được dùng tiếng nói,
chữ viết của dân tộc mình trước tòa án.
Nguyên tắc này được quy định tại điều 133 Hiến pháp năm 1992. Việc xét xử ở
tòa án là một quá trình trong đó giai đoạn thẩm vấn tại phiên tòa có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng để xác minh lại chứng cứ, làm sáng tỏ nguyên nhân vi phạm pháp luật, các
tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ…làm cơ sở cho việc nghị án. Giai đoạn thẩm vấn tại
phiên tòa phải hết sức thận trọng, chính xác nhằm tìm ra sự thật. Để bị cáo, người bị
hại cũng như những người làm chứng khác … trình bày một cách dễ dàng và chính
xác, sự cần thiết phải được diển đạt bằng tiến nói, chữ viết của dân tộc mình. Do đó,
trong những trường hợp cần thiết tòa án phải chuẩn bị và cử người phiên dịch.
1.3.9. Chánh án tòa án nhân dân các cấp đặt dưới sự giám sát của các cơ
quan quyền lực Nhà nước cùng cấp.
Nguyên tắc này được quy định tại điều 135 Hiến pháp năm 1992, đặc biệt chú

trọng đến trách nhiệm cá nhân Chánh án. Vì vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
chịu trách nhiệm và báo cáo công tác Quốc hội và Chủ tịch nước. Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao phải trả lời chất vấn trước Quốc hội. Còn Chánh án phải chịu trách
nhiệm cá nhân về hoạt động cuả tòa án do mình phụ trách trước cơ quan quyền lực
Nhà nước cung cấp, còn Chánh án tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm cá nhân về
hoạt động của tòa án nhân dân tối cao và toàn ngành tòa án trước Quốc hội. Chế độ
trách nhiệm cá nhân của Chánh án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng tòa án
và toàn ngành tòa án nói chung.
2. HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
Theo qui định của điều 127 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, hệ thống cơ quan xét xử ta gồm có12:
 Tòa án nhân dân tối cao.
 Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
 Các tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
 Các tòa án quân sự trung ương.
 Các tòa án quân sự quân khu và tương đương.
 Các tòa án quân sự khu vực và tương đương.
Tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước ta hiện nay về cơ bản theo
nguyên tắc lãnh thổ kết hợp với thẩm quyền xét xử.
Ở mọi đơn vị quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ở mỗi tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương có một tòa án, mỗi khu vực quân sự cũng tổ chức một tòa án.
Còn ở trung ương có một tòa án nhân dân tối cao.
12

PGs.Ts. Nguyễn Đăng Dung, Bùi Xuân Đức. Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học
quốc gia Hà Nội,1999.

15



2.1. Cơ cấu tổ chức tòa án nhân dân tối cao
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
Theo điều 18 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002. Các tòa chuyên trách
của tòa án nhân dân tối cao:
 Tòa hình sự.
 Toà dân sự.
 Tòa kinh tế.
 Tòa lao động.
 Tòa hành chính.
 Tòa phúc thẩm.
 Tòa quân sự trung ương.
 Bộ máy giúp việc.
 Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
2.1.2. Cơ cấu nhân sự
Theo điều 18 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002 quy định:
- Chánh án tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra từ trong số đại biểu
Quốc hội theo sự giới thiệu của Chủ tịch nước bằng con đường bỏ phiếu kín (thông
thường tại kỳ hợp đầu tiên cho mỗi khóa Quốc hội). Nhiệm kỳ của Chánh án tòa án
nhân dân tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 05 năm.
- Các phó Chánh án do Chủ tịch Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách
chức. Nhiệm kỳ của các phó Chánh án tòa án nhân dân tối cao là 05 năm.
- Các Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn thẩm phán (Điều 16 và
điều 21 Pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, Tòa án nhân dân). Nhiệm kỳ
của Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao cũng là 05 năm.
- Thư ký tòa án nhân dân tối cao do Chánh án tòa án nhân dân tối cao bổ
nhiệm, miễn nhiệm.
Tổng biên chế của tòa an nhân dân tối cao do Ủy ban thường Vụ quốc hội
quyết định theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình tòa án nhân dân tối cao phải có những tổ chức thích hợp.

- Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các phó
Chánh án, một số Thẩm phán của tòa án nhân dân tối cao do Ủy ban thường vụ Quốc
hội quyết định theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Tổng số thành viên
Hội đồng thẩm phản Tòa án nhân dân tối cao không quá 17 người được quy định tại
điều 21 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002. Như vậy, thành phần của Hội đồng
Thẩm phán hiện nay rút gọn so với những quy định của Luật Tổ chức tòa án nhân dân
năm 1992. Việc rút gọn thành phần của Hội đồng thẩm phán nhằm mục đích tinh giảm
16


bộ máy của tòa án nhân dân tối cao cùng với việc bỏ Ủy ban thẩm phán trước đây để
việc xét xử các vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm được nhanh gọn hơn.
Như vậy, Hội đồng thẩm phán hiện nay đảm nhiệm cả những việc được giao cho Ủy
ban thẩm phán trước đây.
- Tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa hành chính của tòa
án nhân dân tối cao gồm có: Chánh án, các phó Chánh án, các Thẩm phán và Thư ký
tòa án.
- Tòa Phúc thẩm của tòa án nhân dân tối cao (hiện nay có ba tòa án ở Hà
Nội, Đà nẳng, Thành phố Hồ Chí Minh) gồm có: Chánh án, các phó Chánh án, các
Thẩm phán và Thư ký tòa án.
- Tòa án quân sự trung ương gồm có: Chánh án (là phó Chánh án tòa án
nhân dân tối cao), các phó Chánh án, Thẩm phán, Thư ký tòa án.
- Bộ máy giúp việc của tòa án nhân dân tối cao như: Văn phòng, các Vụ,
Viện,…nhằm phục vụ cho hoạt động xét xử của tòa án nhân dân tối cao. Trong trường
hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định thành lập thêm tòa án khác
theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao. Xu hướng chung Ủy ban thường vụ
Quốc hội sẽ thành lập:tòa vị thành niên, tòa thương mại.
2.2. Cơ cấu tô chức tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm có:

 Uỷ ban Thẩm phán.
 Các tòa chuyên trách: tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa
hành chính.
 Bộ máy giúp việc.
2.2.2. Cơ cấu nhân sự
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm có: Chánh án, các
phó Chánh án, các phó chánh án, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án. Số lượng thẩm
phán và hội thẩm nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, theo đề nghị
của Chánh án tòa án nhân dân tối cao.
Ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm
có: Chánh án, các phó Chánh án, và một số Thẩm phán của tòa án nhân dân tỉnh do
Chánh án tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án tòa án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Các chuyên trách bao gồm: tòa hình sự, tòa dân sự, tòa kinh tế, tòa lao động, tòa
hành chính. Mỗi tòa chuyên trách đều có Chánh tòa, phó Chánh tòa, các Thẩm phán,
Thư ký tòa án.

17


2.3. Cơ cấu, tổ chức của tòa án nhân dân huyện, quận và trung ương.
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Tòa án nhân dân huyện, quận và tương đương rất đơn giản không có các tòa án
chuyên trách cũng như không có các phòng ban. Tùy theo tình hình và tính chất từng
vụ án Chánh án tòa án nhân dân sẽ phân công phó Chánh án, các Thẩm phán và Hội
thẩm nhân dân để xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình
theo một thủ tục duy nhất là xét xử sơ thẩm quy định tại điều 32 Luật Tổ chức tòa án
nhân dân năm 2002.
2.3.2. Cơ cấu nhân sự
Tòa án nhân dân huyện, quận và tương đương cũng gồm có: Chánh án, các phó

Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký tòa án. Chánh án, các phó Chánh
án, các Thẩm phán đều do Chủ tịch nước bổ nhiệm. Còn Hội thẩm nhân dân do Hội
đồng nhân dân cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệu của Ủy ban mặt trận tổ quốc cùng
cấp. Số lượng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân của tòa án nhân dân huyện, quận và
tương đương do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án tòa
án nhân dân tối cao.
2.4. Cơ cấu tổ chức tòa án quân sự
2.4.1. Cơ cấu tổ chức
Các tòa án quân sự gồm có:
 Tòa án quân sự trung ương.
 Các tòa án quân sự quân khu và tương đương.
 Các tòa án quân sư khu vực.
Các tòa án quân sự được tổ chức trong quân đội nhân dân Việt Nam để xét xử
các vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngủ, công nhân quốc phòng và những vụ
án khác theo quy định của pháp luật.
2.4.2. Cơ cấu nhân sự
- Đối với tòa án quân sự trung ương Chánh án, các phó Chánh án, Thẩm phán,
thư ký tòa án. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương là phó Chánh án tòa án nhân dân
tối cao, Thẩm phán tòa án quân sự trung ương là thẩm phán tòa án nhân dân tối cao.
- Đối với tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự quân khu
cũng gồm có Chánh án, các phó Chánh án, các Thẩm phán, Hội thẩm quân nhân và thư
ký tòa án. Số lượng Hội thẩm quân nhân của tòa án quân sự quân khu và tương đương,
tòa án quân sự khu vực và số lượng thẩm phẩm do ủy ban thường vụ Quốc hội quyết
định theo sự đề nghị của Chánh án tòa án nhân dân tối cao sau khi đã thống nhất ý kiến
với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tổ chức cụ thể của Tòa án quân sự các cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội
quyết định trong pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự.
18



3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
3.1. Chức năng của tòa án nhân dân.
Nói đến chức năng của tòa án nhân dân cũng như các cơ quan Nhà nước khác là
xác định những phương tiện hoạt động chủ yếu của cơ quan Nhà nước đó. Đối với tòa
án nhân có nhiều hoạt động khác nhau nhưng hoạt động chủ yếu xét xử. Cũng như bất
kỳ cơ quan Nhà nước nào khác các tòa án nhân dân đều phải quản lý cán bộ, quản lý
ngân sách, quản lý cơ sở vật chất và tang vật của tòa án mình. Tòa án nhân dân cũng
phải phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác; các tổ chức xã hội trong việc tuyên
truyền và bảo vệ pháp luật, góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp
hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức
đấu tranh phòng chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, hoạt động
xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình cũng như các vụ án
khác. Vì vậy, tại điều 127 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật Tổ chức tòa án nhân dân
năm 2002, Quốc hội xác định: “tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa
phương, các tòa án quân sự và các tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Do đó, nước ta chỉ có các tòa án mới có
quyền xét xử và xét xử là chức năng duy nhất của tòa án. Hoạt động xét xử của tòa án
có những đặc trưng khác với việc giải quyết những đơn từ khiếu nại, tố cáo hoặc
những hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước khác ở những điểm sau:
Thứ nhất, chỉ có tòa án mới có quyền xét xử các vụ án hình sự (những vụ án mà
hành vi vi phạm pháp luật được coi là nguy hiểm cho xã hội, được qui định trong bộ
luật hình sự phần riêng), các cơ quan Nhà nước khác không có quyền giải quyết. Do
đó, căn cứ vào những hành vi vi phạm pháp luật chỉ có tòa án mới có quyền phán
quyết công dân có tội hay không có tội và nếu có tội chỉ có tòa án mới có quyền áp
dụng các hình phạt chế tài hình sự (điều 72 Hiến pháp năm 1992).
Thứ hai, hoạt động xét xử của tòa án phải tuân theo một trình tự hết sức nghiêm
ngặt. Trình tự này được quy định một cách chi tiết trong những văn bản quy phạm
pháp luật nhất định như: Bộ luật tố tụng hình sự, pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự. Nếu vi phạm những quy định trong các văn bản nói trên phiên tòa có thể bị
kháng cáo, kháng nghị và người cố tình vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy

cứu trách nhiệm hình sự.
Thứ ba, Trong nhiều trường hợp sau khi các cơ quan Nhà nước khác đã giải
quyết nhưng các đương sự chưa thỏa mãn và gửi khiếu nại đến tòa án nhân dân thì tòa
án nhân dân xét xử và quyết định của tòa án nhân dân sẽ thay thế các quyết định trước.
Ví dụ: Cán bộ, công chức Nhà nước nếu không đồng ý với quyết định buộc thôi
việc của thủ trưởng cơ quan mình có thể khiếu nại lên tòa án nhân dân cấp quận,

19


huyện và tương đương. Quyết định của tòa án nhân dân là quyết định cuối cùng thay
thế cho quyết định trước đó của thủ trưởng cơ quan của người khiếu nại.
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, hoạt động xét xử của
tòa án nhân dân ngày càng trở thành hoạt động chủ yếu và đi vào nề nếp. Để tòa án
nhân dân tối cao tập trung vào việc hướng dẫn xét xử, giám đốc xét xử, trực tiếp xét
xử. Từ năm 1980 đến nay Quốc hội đã giao việc đào tạo cán bô tòa án cho Bộ Tư
pháp. Hiện nay việc thi hành án dân sự được Quốc hội giao cho các cơ quan Chính phủ
(Theo điều 05 Nghị quyết quy định một số điểm về việc thi hành Luật tổ chức tòa án
nhân dân được Quốc hội khóa IX thông qua tại kỳ hợp thứ nhất ngày 06/10/1992)13.
Như vậy từng bước Quốc hội chuyển giao một số nhiệm vụ, quyền hạn của tòa
án cho cơ quan hành pháp để các tòa án tập trung vào hoạt động xét xử. Mặc khác, để
các văn bản pháp luật về tố tụng được ban hành làm cơ sở pháp lý cho hoạt động xét
xử của tòa án. Đồng thời để hoạt động xét xử có hiệu quả cán bộ của ngành tòa án
cũng dần dần được tiêu chuẩn hóa trên cơ sở pháp lệnh về Thẩm phán và Hội thẩm
nhân dân năm 1993. Chức năng xét xử của các tòa án thể hiện trong nhiệm vụ, quyền
hạn của mỗi tòa án.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân
Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân các cấp do Quốc hội quy định Trong
Hiến pháp năm 1992 và trong Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002. Hiện nay,
nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân được quy định tại điều 126 Hiến pháp năm

1992 cùng với nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Còn nhiệm vụ cụ thể của tòa án
các cấp được Quốc hội quy định trong Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 ở
chương II đối với tòa án nhân dân tối cao, chương III đối với tòa án nhân dân địa
phương và chương IV đối với tòa án quân sự.
Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân là hai hệ thống cơ quan Nhà nước
có tổ chức khác nhau, chức năng khác nhau nhưng đều là cơ quan chuyên trách bảo vệ
pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chề độ xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước, của tập thể,
bảo vệ tính mạng tài sản, tự do, danh dự, và nhân phẩm của công dân…Vì vậy, nhiệm
vụ chung của hai ngành tòa án và Viện kiểm sát được Quốc hội quy định chung trong
một điều để nhấn mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa hai ngành. Để tòa án hoạt động có
hiệu quả. Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cụ thể đối với từng cấp tòa án.
3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tối cao
Theo điều 19, 20 của Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002, tòa án nhân dân
tối cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

13

Nghị quyết quy định một số điểm về việc thi hành Luật tổ chức tòa án nhân dân được Quốc hội khóa IX thông
qua tại kỳ hợp thứ nhất ngày 06/10/1992

20


- Thứ nhất, hướng dẫn tòa án nhân dân địa phương và tòa án quân sự áp
dụng thống nhất pháp luật. Căn cứ vào những quy định của Quốc hội và Ủy ban
thường vụ quốc hội, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thảo luận và ra nghị
quyết về việc áp dụng pháp để đảm bảo tính thống nhất trong quá trình áp dụng pháp
luật của các tòa án đảm bảo cho công dân được bình đẳng trước pháp luật.
- Thứ hai, giám đốc việc xét xử của các tòa án đảm bảo việc xét xử của
các tòa án kịp thời, nghiêm chỉnh và đúng pháp luật. Do tình hình vi phạm pháp luật

trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng, hơn nữa năng luật của các Thẩm phán
còn bị hạn chế cùng những tiêu cực khác của xã hội ảnh hưởng đến ngành tòa án. Việc
xét xử nói chung chưa kịp thời, nhiều vụ bị kháng cáo, kháng nghị phải xét xử nhiều
lần nên hạn chế tác dụng phòng ngừa, răn đe. Vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao phải
giám sát và đôn đốc để các tòa án xét xử kịp thời và đúng pháp luật trong xét xử
Chánh án tòa án nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo quy định của pháp luật tố
tụng. Giám đốc việc xét xử của các tòa án là hoạt động thường xuyên của tòa án nhân
dân tối cao để đảm bảo cho hoạt động chủ yếu là xét xử kịp thời, đúng pháp luật.
- Thứ ba, tổng kết kinh nghiệm xét xử. Hoạt động xét xử của tòa án nhân
dân cũng như bất kỳ hoạt động nào của Nhà nước rất phức tạp, hơn nữa trong lĩnh vực
pháp luật chúng ta còn rất ít kinh nghiệm. Vì vậy, phải từ thực tế để rút kinh nghiệm
bổ sung cho lý luận. Trên cơ sở đó, Tòa án nhân dân tối cao đè nghị Quốc hội, Ủy ban
thường vụ quốc hội sửa đổi, bổ sung những quy định hiện hành có liên quan đến hoạt
động xét xử. Đồng thời, qua hoạt động xét xử của các tòa án, Tòa án nhân dân tối cao
tổng kết kinh nghiệm hoạt động của toàn ngành để bảo đảm cho các tòa án xét xử kịp
thời, đúng pháp luật; thống nhất.
- Thứ tư, xét xử các vụ án theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái
thẩm. Đây là nhiệm vụ chủ yếu, quan trọng nhất của tòa án nhân dân tối cao. Để thực
hiện nhiệm vụ xét xử tòa án nhân dân tối cao thành lập các tòa chuyên trách tòa hình
sự, tòa dân sự, các tòa phúc thẩm và tòa án quân sự trung ương, tòa kinh tế, tòa lao
động, tòa hành chính. Các tòa này chỉ xét xử theo thử tục giám đốc thẩm và tái thẩm
không xét xử sơ thẩm như trước đây. Việc xét xử sơ thẩm được giao cho các tòa án
nhân dân địa phương. Ngoài ra, Hội đồng thẩm phán cũng là cơ quan xét xử theo thủ
tục giám đốc thẩm đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng
nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Thứ năm, Tòa án nhân dân tối cao quản lý các tòa án nhân dân địa
phương về mặt tở chức. Công tác này trước đây (từ năm 1982 đến tháng 09/2002)
được giao cho Bộ Tư pháp để tòa án nhân dân tập trung vào các nhiệm vụ trên. Tuy
nhiên, trên thực tế việc quản lý con người không gắn liền với việc quản lý chuyên
môn. Do đó, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các thẩm phán gặp nhiều trở ngại,

21


không đảm bảo hoạt động xét xử của tòa án. Vì vậy, Quốc hội khóa X tại kỳ họp thứ
11 đã nhất trí giao cho Tòa án nhân dân tối cao quản lý các tòa án địa phương về mặt
tổ chức.
Tòa án nhân dân tối cao cần tập trung vào công tác tổng kết xét xử, hướng dẫn
các tòa án áp dụng pháp luật thống nhất và làm tốt công tác giám đốc xét xử. Đổi mới
thủ tục giám đốc xét xử để đảm bảo việc xét xử kịp thời, đúng đắn. Đó là yêu cầu cấp
bách hiện nay.
3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
Theo điều 28 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. Quốc hội quy định
nhiệm vụ quyền hạn của tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương là xét
xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án theo quy định của pháp
luật tố tụng .
Trước hết tòa án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm những vụ án không thuộc thẩm
quyền của tòa án nhân dân huyện, quận và cấp tương đương hoặc những vụ án thuộc
thẩm quyền của tòa án cấp dưới nhưng tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung
ương lấy lên xét xử.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền xét xử phúc
thẩm những bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện, quận và cấp tương
đương. Những bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện, quận và cấp
tương đương chưa có hiệu lực pháp luật nếu có kháng cáo, kháng nghị thì tòa án nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lấy lên xét xử. Tòa án hình sự, tòa án dân sự
của tòa án nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có quyền xét xử phúc thẩm
các vụ án đó.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn có quyền xét xử
giám đốc thẩm và tái thẩm những bản án đã có hiệu lực pháp luật của các tòa án nhân
dân huyện, quận và cấp tương nếu có kháng cáo, kháng nghị. Việc xét xử các bản án

theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thẩm phán tòa
án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương là xét xử các loại án theo thủ tục sở thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái
thẩm. Tuy nhiên, cùng với tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương còn có nhiệm vụ bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật tại
tòa án cấp mình và các tòa án cấp dưới như tổng kết kinh nghiệm xét xử ở địa phương.

22


3.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh.
Tại điều 32 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002 cũng như tại điều 145 Bộ
luật tố tụng hình sự năm 200314 có quy định tòa án nhân dân huyện, quận và tương
đương cũng có quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình
nhưng chỉ theo một thủ tục duy nhất là xét xử sơ thẩm và đối với những vụ án đơn
giản, ít phức tạp, không có yếu tố nước ngoài hoặc những vụ án hình sự mà hình phạt
tối đa không qúa 07 năm tù giam. Cùng với việc cũng cố về tổ chức và nâng cao hiệu
lực của các thẩm phán việc mở rộng quyền hạn cho các tòa án cấp huyện, quận và
tương đương là rất cần thiết để các vụ án được xét xử kịp thời nâng cao tác động giáo
dục, phòng ngừa…Do đó, hiện nay nếu xét thấy Tòa án huyện đủ điều kiện sẽ tăng
thẩm quyền xét xử cho tòa án nhân dân huyện, quận và tương đương trong lĩnh vực
dân sự có thể xét xử những vụ án có yếu tố nước ngoài và trong lĩnh vực hình sự tăng
thẩm quyền cho tòa án nhân dân huyện, quận và tương đương có thể xét xử những vụ
án hình sự mà hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù giam.
3.2.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án quân sự các cấp
Tại điều 34 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002. Quốc hội quy định nhiệm
vụ, quyền hạn của tòa án quân sự các cấp “xét xử những vụ án mà bị cáo là quân nhân
tại ngủ và những vụ án khác theo qui định của pháp luật” Theo pháp lệnh về tổ chức

tòa án quân sự các tòa án quân sự có nhiệm vụ xét xử các vụ án hình sự mà bị cáo là
quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện tập trung hoặc kiểm tra
tình trạng sẵn sàng chiến đấu, dân quân tự vệ phối hợp với quân đội và những người
khác được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý,
thường dân phạm tội liên quan đến bí mật quốc gia hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng
cho quân đội. Như vậy, đối với các tòa án quân sự chỉ xét xử một loại án duy nhất là
hình sự đối với những đối tượng nhất định theo cả bốn thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm,
giám đốc thẩm và tái thẩm.
Tóm lại: Cùng với quá trình phát triển của cách mạng nhiệm vụ của các tòa án
ngày càng tập trung vào hoạt động xét xử các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn
nhân và gia đình cũng như các vụ án khác. Việc phân định thẩm quyền của các tòa án
ngày càng rõ ràng hơn và có xu hướng phát triển mở rộng thẩm quyền cho các tòa án
địa phương. Mặc khác, những nhiệm vụ ngoài xét xử của tòa án như đào tạo cán bộ,
thi hành án có xu hướng thu hẹp lại giao cho các cơ quan Nhà nước khác để các tòa án
nhân dân tập trung hơn nữa vào hoạt động xét xử là chức năng duy nhất của các tòa án
đảm bảo xét xử kịp thời, đúng pháp luật, nâng cao tác dụng giáo dục, phòng ngừa và
chống tội phạm.
14

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

23


Chương 2
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH
1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH15
Như các địa phương ven biển khác ở miền Tây Nam bộ, vùng đất nay là tỉnh
Trà Vinh được hình thành vào giai đoạn đầu công nguyên, do kết quả của quá trình

biển thoái và quá trình bồi tụ phù sa lâu dài của các nhánh sông. Tuy nhiên, trong một
thời gian dài, nơi đây là những cánh rừng hoang vu nê địa, “dưới sông sấu lội, trên bờ
cọp um”, dân cư thưa thớt. Mãi đến giữa thế kỷ XVIII (1757), khi công cuộc khai
hoang lập ấp của các thế hệ lưu dân người Việt, người Khmer, người Hoa đã tương đối
ổn định, các chúa Nguyễn mới thiết lập thành lập đơn vị hành chính đầu tiên trên mảnh
đất này mang tên phủ Lạc Hóa, trực thuộc Long Hồ Dinh. Phủ Lạc Hóa bao gồm hai
huyện là Trà Vang (sau đổi thành Trà Vinh) và Tuân Ngãi.
Sau khi đánh chiếm Nam kỳ, thực dân Pháp bãi bỏ cấp phủ Lạc Hóa. Huyện
Trà Vinh (có địa bàn dọc theo sông Cổ Chiên) đổi thành hạt tham biện Trà Vinh và
huyện Tuân Ngãi (có địa bàn dọc theo sông Hậu) thành hạt tham biện Bắc Trang. Sau
đó, hạt tham biện Trà Vinh và hạt tham biện Bắc Trang nhập lại thành hạt tham biện
Trà Vinh, rồi hạt tham biện lại được đổi thành tiểu khu hành chánh. Đến năm 1900,
tỉnh Trà Vinh chính thức ra đời. Tỉnh lỵ Trà Vinh đặt tại làng Long Đức, nay là nội ô
thị xã Trà Vinh. Ban đầu, tỉnh Trà Vinh có các huyện Càng Long, Châu Thành, Bàng
Đa, Ô Lắc, Bắc Trang. Đến năm 1928, giải thể huyện Bàng Đa và Ô Lắc để thành lập
huyện Cầu Ngang và thành lập huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần huyện Bắc Trang
và một phần huyện Càng Long. Năm 1940, đổi huyện Bắc Trang thành huyện Trà Cú.
Năm 1948, tách huyện Cầu Kè từ tỉnh Cần Thơ nhập về Vĩnh Long, sau đó lại nhập về
Trà Vinh. Cũng năm 1948, chính quyền kháng chiến thành lập thị xã Trà Vinh như
một đơn vị hành chính cấp huyện. Năm 1951, thành lập huyện Duyên Hải.
Giai đoạn 1951 – 1954, chính quyền kháng chiến sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long,
Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà.
Giai đoạn 1956 – 1958, chính quyền Sài Gòn thành lập tỉnh Tam Cần, bao gồm
các huyện dọc sông Hậu, trong đó có huyện Cầu Kè và Tiểu Cần của tỉnh Trà Vinh.
Giai đoạn 1956 – 1975, chính quyền Sài Gòn đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh
Bình.

15

Trang tin của Sở thông tin văn hóa tỉnh Trà Vinh – www. travinh.com.vn.


24


×