Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT về TRÁCH NHIỆM của các CHỦ THỂ TRONG VIỆC bảo vệ môi TRƯỜNG LÀNG NGHỀ và THỰC TIỄN áp DỤNG tại LÀNG GẠCH, gốm THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.26 KB, 59 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 35 (2009 – 2013)
Đề tài:

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC CHỦ THỂ TRONG VIỆC BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
LÀNG NGHỀ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI LÀNG
GẠCH, GỐM THÀNH PHỐ VĨNH LONG

Giảng viên hƣớng dẫn:
ThS. Kim Oanh Na

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Vũ Tiên
MSSV: 5095476
Lớp: Luật thƣơng mại 2-K35

Cần Thơ, tháng 11/2012


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, em xin cám ơn quý Thầy, Cô Khoa Luật đã
truyền đạt những kiến thức cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu ở trƣờng
và hôm nay em đã vận dụng những kiến thức đã tích lũy đƣợc vào việc thực hiện đề
tài Luận văn của mình.
Đặc biệt em chân thành cám ơn Thạc Sĩ Kim Oanh Na - Khoa Luật, Trƣờng
Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm bài


để em hoàn thành tốt luận văn của mình.
Em cám ơn các cơ quan tổ chức đã cung cấp tài liệu và bạn bè đã giúp đỡ em
trong quá trình làm luận văn.
Trân Trọng!
Tác giả.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

 ..................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
......................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
......................................... ....................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.........................................
.

Cần Thơ… ngày… tháng… năm 2012


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG

 ..................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
......................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
....................................................................
Cần thơ… ngày… tháng… năm 2012


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ MÔI
TRƢỜNG LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM ............................................................ 3
1.1 Một số khái niệm ........................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm môi trƣờng ............................................................................. 3
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trƣờng ............................................................... 4
1.1.3 Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trƣờng .................................................. 5
1.1.4 Khái niệm làng nghề ............................................................................... 6
1.2 Đặc điểm và vai trò các làng nghề ................................................................ 7
1.2.1 Đặc điểm các làng nghề .......................................................................... 7
1.2.2 Vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội............................... 8
1.3 Phân loại làng nghề ........................................................................................ 9
1.4 Khái quát tình hình môi trƣờng ở các làng nghề Việt Nam ........................ 12
1.5 Những ảnh hƣởng làng nghề đối với đời sống xã hội và sự cần thiết bảo vệ
môi trƣờng tại các làng nghề ............................................................................... 14
1.5.1 Về mặt tích cực ....................................................................................... 14
1.5.2 Về mặt tiêu cực ....................................................................................... 15
1.6 Sơ lƣợc về chính sách và pháp luật về làng nghề và bảo vệ môi trƣờng ở
làng nghề .............................................................................................................. 16

CHƢƠNG 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CHỦ THỂ TRONG VIỆC BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG Ở LÀNG NGHỀ ....................................................................... 20
2.1 Nguyên tắc và điều kiện bảo vệ môi trƣờng đối với làng nghề .................... 20
2.1.1 Nguyên tắc bảo vệ môi trƣờng làng nghề ................................................ 20
2.1.2 Điều kiện bảo vệ môi trƣờng đối với làng nghề ....................................... 22
2.2 Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng ở làng nghề .... 22
2.2.1 Chủ thể quản lý chung ............................................................................. 22
2.2.2 Chủ thể quản lý theo thẩm quyền............................................................. 31
2.2.3 Trách nhiệm chủ cở sở sản xuất làng nghề ...............................................
2.2.4 Trách nhiệm các chủ thể khác .................................................................. 38


2.3 Thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long ...................... 40
2.3.1 Thực trạng môi trƣờng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long ............. 40
2.3.2 Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng tại làng gạch,
gốm thành phố Vĩnh Long .................................................................................... 42
2.3.2.1 Chủ thể quản lý chung .................................................................. 42
2.3.2.2 Chủ thể quản lý theo thẩm quyền .................................................. 44
2.3.2.3 Trách nhiệm chủ cơ sở sản xuất làng nghề ....................................
2.3.2.4 Trách nhiệm của các chủ thể khác ............................................... 45
2.4 Những vấn đề tồn tại, bất cập và giải pháp .................................................. 46
2.4.1 Những tồn tại bất cập cần khắc phục ....................................................... 46
2.4.2 Một số giải pháp góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về môi
trƣờng tại các làng nghề......................................................................................... 47
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ Lục


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường

làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các làng nghề truyền thống đã và
đang đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của đất nƣớc, góp phần giúp tăng trƣởng kinh
tế, giải quyết tình trạng thất nghiệp tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống nhân
dân. Bên cạnh mặt tích cực, nhiều làng nghề truyền thống đang bộc lộ những thách
thức, đó là ô nhiễm môi trƣờng có chiều hƣớng gia tăng, sức khỏe của ngƣời dân bị
ảnh hƣởng nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất của làng nghề. Trong những
năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và chính
quyền các cấp nhằm tìm ra các giải pháp để bảo vệ môi trƣờng ở các làng nghề. Do
đó, bảo vệ môi trƣờng làng nghề không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà là trách
nhiệm của toàn xã hội. Nó đòi hỏi mỗi cá nhân, tổ chức xã hội cần nâng cao hơn
nữa về ý thức cũng nhƣ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ môi
trƣờng. Pháp luật chính là công cụ, là thƣớc đo hữu hiệu nhất để bảo vệ môi trƣờng
làng nghề. Tuy nhiên, việc áp dụng những văn bản quy phạm pháp luật vào đời
sống thực tế gặp không ít những khó khăn vƣớng mắc, bên cạnh đó do trình độ,
năng lực quản lý của các cơ quan chuyên môn, ý thức và cái nhìn của ngƣời dân còn
nhiều hạn chế. Vì thế việc bảo vệ môi trƣờng làng nghề ở nƣớc ta gặp nhiều khó
khăn nên cần có giải pháp giải quyết hiệu quả các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng
trong giai đoạn hiện nay và trong tƣơng lai. Chính vì lẽ đó mà ngƣời viết nhận thấy
rằng phải đi sâu vào nghiên cứu các chính sách và pháp luật để làm sáng tỏ vấn đề
bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Vì lý do trên, ngƣời viết đã chọn đề tài “Thực trạng
pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường làng nghề
và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long” cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của các

chủ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng làng nghề nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật
mà nhà nƣớc ta đã đề ra nhằm phục vụ hiểu quả công tác bảo vệ môi trƣờng. Tiếp
đến là tìm hiểu về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng làng
nghề. Mục đích cuối cùng của quá trình nghiên cứu là trang bị cho mình những kiến
thức hữu ích trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng làng nghề. Từ đó có một số đề xuất
nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

1

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

3. Phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng làng
nghề là một đề tài rộng, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Vì vậy,
ngƣời viết chỉ tập trung nghiên cứu Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 và Thông tƣ
số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 Thông tƣ quy định về bảo vệ
môi trƣờng làng nghề cũng nhƣ quy định trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo
vệ môi trƣờng làng nghề. Bên cạnh đó, ngƣời viết cũng nghiên cứu sơ lƣợc các văn
bản liên quan về bảo vệ môi trƣờng làng nghề nhƣ: Thông tƣ số 04/2012/TTBTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 Thông tƣ Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy
định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng và ngƣời viết lấy thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh
Long để nghiên cứu luận văn của mình.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Từ việc tham khảo tài liệu trên mạng, sách, báo, tạp chí, văn bản luật và các tài

liệu liên quan khác, ngƣời viết đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu trong
luận văn nhƣ: thu thập số liệu, đánh giá, tổng hợp vấn đề để rút ra những kết luận và
nhận xét. Đồng thời có dẫn chứng một số hình ảnh về thực trạng sản xuất gạch, gốm
ở một số địa phƣơng nhằm làm cho bài viết thêm sinh động.
Với phƣơng pháp nghiên cứu này, ngƣời viết hy vọng sẽ mang đến cho ngƣời
đọc những kiến thức hữu ích về bảo vệ môi trƣờng làng nghề.
5. Bố cục Luận văn
Luận văn gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Trong phần nội dung có 2 chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề cơ bản về làng nghề và môi trƣờng làng nghề ở Việt
Nam.
Chƣơng 2. Trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng ở làng
nghề.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

2

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ MÔI TRƢỜNG
LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm môi trường
Thuật ngữ môi trƣờng có nguồn gốc từ tiếng Pháp “environner” có nghĩa là

“bao quanh hoặc chu trình khép kín”. Thuật ngữ này cũng đƣợc các quốc gia sử
dụng khá phổ biến trong những năm đầu thập niên 60 thế kỷ XX, cụ thể nhƣ:
“Umwelt” (German-Đức): “Mileu” (Dutch-Hà Lan); “Medio ambiente” (SpanishTây Ban Nha); “Meio ambiente” (Portuguese-Thổ Nhĩ Kỳ); “Al’biah” (Arabic-Ả
Rập); “Okruzhayuchaia sreda” (Russian-Nga); và “kankyo” (Japanese-Nhật) 1.
Môi trƣờng đƣợc hiểu là toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do
con ngƣời tạo ra xung quanh mình, trong đó con ngƣời sinh sống và bằng lao động
của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn các
nhu cầu của con ngƣời.
Theo quy định tại Điều 1 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 1993 thì “Môi trƣờng
bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con ngƣời và thiên nhiên”. Tuy nhiên khái niệm môi trƣờng trong Luật Bảo vệ môi
trƣờng năm 1993 đã đƣơc sửa đổi bởi Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 đƣợc
Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ hợp thứ 8 thông
qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 định nghĩa nhƣ sau: Môi trƣờng bao gồm các yếu
tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con ngƣời, có ảnh hƣởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngƣời và sinh vật2.
Theo định nghĩa của Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005 thì con ngƣời trở
thành trung tâm trong mối quan hệ với tự nhiên và dĩ nhiên mối quan hệ giữa con
ngƣời với nhau tạo thành trung tâm đó chứ không phải mối liên hệ giữa các thành
phần khác của môi trƣờng.
Nhƣ vậy bất cứ một sự vật hiện tƣợng nào cũng tồn tại trong một môi trƣờng
của nó. Tuy nhiên môi trƣờng, cái mà loài ngƣời hiện nay phải đối mặt, nghiên cứu

1

ThS. Kim Oanh Na và Võ Hoàng Yến, Giáo trình Luật môi trường, Khoa Luật- Đại học Cần Thơ, 2006,tr1.

2


Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2005.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

3

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

và bảo vệ nó là môi trƣờng sống bao quanh con ngƣời. Môi trƣờng sống của con
ngƣời theo chức năng đƣợc chia thành các loại:
Môi trƣờng tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên nhƣ vật lý, hóa học, sinh
học tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời, nhƣng cũng ít nhiều chịu tác động của con
ngƣời đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động-thực vật, đất,
nƣớc. Môi trƣờng tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng
cây, chăn nuôi, cung cấp cho con ngƣời các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh để
giải trí, làm cho cuộc sống con ngƣời thêm phong phú.
Tóm lại, môi trƣờng là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
tồn tại và phát triển.
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trƣờng là một khái niệm đƣợc nhiều ngành khoa học định nghĩa,
xét ở góc độ sinh học khái niệm ô nhiễm môi trƣờng là tình trạng của môi trƣờng
mà trong đó những yếu tố hóa học, lý học của nó thay đổi theo chiều hƣớng xấu đi.
Còn theo góc độ kinh tế học, ô nhiễm môi trƣờng là sự thay đổi không có lợi cho
môi trƣờng sống về các tính chất vật lý, sinh học. Theo Luật bảo vệ môi trƣờng năm
2005 thì khái niệm ô nhiễm môi trƣờng là sự biến đổi của các thành phần môi

trƣờng không phù hợp với tiêu chuẩn môi trƣờng, gây ảnh hƣởng xấu đến con ngƣời
và sinh vật 3.
Có thể nhận thấy điểm chung nhất giữa các định nghĩa nêu trên về môi trƣờng
là chúng đều đề cập đến sự biến đổi các thành phần môi trƣờng theo hƣớng xấu, gây
bất lợi cho con ngƣời và sinh vật. Sự biến đổi môi trƣờng có nhiều nguyên nhân
trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm.
Môi trƣờng có thể bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: Ô nhiễm, ô nhiễm
nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm môi trƣờng đối với
một thành phần môi trƣờng cụ thể thƣờng đƣợc xác định dựa vào mức vƣợt tiêu
chuẩn chất lƣợng môi trƣờng của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi
trƣờng đó. Theo pháp luật hiện hành thì môi trƣờng bị ô nhiễm trong trƣờng hợp
hàm lƣợng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi
trƣờng.
Ngoài ra môi trƣờng bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lƣợng của một
hoặc nhiều hóa chất, kim loại nặng vƣợt quá tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ
3

Khoản 6 Điều 3 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

4

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

5 lần trở lên hoặc hàm lƣợng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vƣợt quá

tiêu chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng từ 10 lần trở lên 4. Cũng theo quy định tại
Khoản 1 Điều 2 Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 về tiêu
chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng
nêu rõ: Việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng phải đƣợc tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật và các
quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng mức độ vi phạm của các
hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng. Việc xác định cở sở gây ô nhiễm môi trƣờng phải
căn cứ vào thông số môi trƣờng nhƣ là cơ sở đó có một thông số môi trƣờng trở lên về
nƣớc thải, khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung vƣợt quy chuẩn kỹ thuật về môi trƣờng nhƣng
không thuộc đối tƣợng quy định tại Điều 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Thông tƣ 04/2012/TTBTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 quy định về tiêu chí xác định cơ sở gây ô
nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng5.
Tóm lại, môi trƣờng đƣợc coi là ô nhiễm nếu trong đó hàm lƣợng, cƣờng độ
các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con ngƣời, sinh vật,
dẫn đến sự biến đổi theo chiều hƣớng xấu đi không còn phù hợp với tiêu chuẩn môi
trƣờng.
1.1.3. Khái niệm hoạt động bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trƣờng là sự nghiệp của toàn dân, toàn xã hội. Hoạt động bảo vệ
môi trƣờng nhằm làm cho môi trƣờng giảm ô nhiễm hoặc ngăn chặn việc gây ra ô
nhiễm môi trƣờng với những hành động thực tế.
Bảo vệ môi trƣờng không bị ô nhiễm luôn gắn liền với các hoạt động bảo vệ
môi trƣờng, hoạt động bảo vệ môi trƣờng đƣợc thực hiện bằng nhiều cách khác
nhau nhƣ: tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng của xã
hội hoặc trực tiếp tham gia vào việc bảo vệ môi trƣờng nhƣ thu gom xử lý rác
thải,…
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 3 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 khái niệm hoạt
động bảo vệ môi trƣờng nhƣ sau: “là hoạt động giữ cho môi trƣờng trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trƣờng, ứng phó sự cố môi
trƣờng; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trƣờng; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”.
4


Điều 92 Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005.
Điều 4 Thông tƣ 04/2012/TT-BTNMT ngày 8 tháng 5 năm 2012 Thông tƣ quy định về tiêu chí xác định cơ
sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
5

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

5

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang thực sự nóng bỏng lan tỏa khắp
toàn cầu. Ở Việt Nam cũng vậy, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang là một vấn đề
quan trọng của xã hội nó đòi hỏi mọi ngƣời cùng chung tay góp sức bảo vệ và khắc
phục tình trạng ô nhiễm môi trƣờng bằng những hành động cụ thể.
1.1.4. Khái niệm làng nghề
Khái niệm làng nghề thƣờng đƣợc xuất hiện nhiều trên sách báo địa phƣơng
và trung ƣơng, nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất mà “chấp
nhận” nên chúng ta thƣờng gặp những câu “tình làng, nghĩa xóm”, “sau luỹ tre
làng”. Làng nghề đƣợc hiểu là một đơn vị hành chính cấp thôn hoặc xã trong đó có
một nghề phi nông nghiệp phát triển ổn định tới mức trở thành nguồn sống chính
hoặc thu nhập chủ yếu của đa số hộ dân trong làng. Làng nghề là làng vẫn còn trồng
trọt theo lối tiểu nông và một số nghề phụ khác song đã nổi trội một nghề cổ truyền
tinh xảo với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp, hay bán chuyên nghiệp sống
chủ yếu bằng nghề đó.

Ngoài ra làng nghề cũng có thể hiểu là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông
thôn, đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa
lý nhất định trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là
chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa6. Đặc điểm nổi bật nhất
ở làng nghề là trình độ và công nghệ làng nghề ở khu vực nông thôn vẫn mang nặng
hoạt động thủ công và gắn với sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để có một khái
niệm đầy đủ về làng nghề cần thống nhất một số quan điểm sau:
Một làng đƣợc gọi là làng nghề khi hội tụ hai điều kiện sau: Có một số lƣợng
tƣơng đối các hộ cùng sản xuất một nghề và thu nhập do sản xuất nghề mang lại
chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của làng.
Ngoài ra làng nghề còn đƣợc hiểu là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp,
bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã,
phƣờng, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) có các hoạt động ngành nghề nông
thôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác
nhau7.

6

[ truy cập 27/06/2012].
7
Khoản 1 Điều 3 Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 Thông tƣ quy định về bảo
vệ môi trƣờng làng nghề.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

6

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên



Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

Nhƣ vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng gọi là
làng nghề mà cần có quy định một số tiêu chuẩn nhất định.
1.2. Đặc điểm và vai trò các làng nghề
1.2.1. Đặc điểm các làng nghề
Đặc điểm nổi bật nhất của các làng nghề là tồn tại ở nông thôn, gắn bó chặt
chẽ với nông nghiệp. Các làng nghề xuất hiện trong từng làng - xã ở nông thôn sau
đó các ngành nghề thủ công nghiệp đƣợc tách dần nhƣng không rời khỏi nông thôn,
sản xuất nông nghiệp và sản xuất kinh doanh thủ công nghiệp trong các làng nghề
đang xen lẫn nhau. Ngƣời thợ thủ công trƣớc hết và đồng thời là ngƣời nông dân 8.
Công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm trong các làng nghề, đặc biệt là làng
nghề truyền thống thƣờng rất thô sơ, lạc hậu sử dụng kỹ thuật thủ công là chủ yếu.
Công cụ lao động trong các làng nghề đa số là công cụ thủ công, sản xuất mang tính
đơn chiếc. Nhiều loại sản phẩm dựa vào đôi bàn tay khéo léo của ngƣời thợ mặc dù
hiện nay đã có sự cơ giới hóa và điện khí hóa từng bƣớc trong sản xuất, song cũng
chỉ có một số không nhiều nghề có khả năng cơ giới hóa đƣợc một số công đoạn
trong sản xuất sản phẩm.
Về nguyên vật liệu hầu hết các làng nghề truyền thống đƣợc hình thành xuất
phát từ nguồn nguyên liệu sẵn có tại chỗ, trên địa bàn địa phƣơng.
Ngoài ra, phần lớn lao động trong các làng nghề là lao động thủ công, nhờ vào
kỹ thuật khéo léo, tinh xảo của đôi bàn tay và đầu óc thẩm mỹ sự sáng tạo của
ngƣời thợ, các nghệ nhân... Trƣớc kia, trình độ khoa học và công nghệ chƣa phát
triển thì hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều là thủ công, giản đơn.
Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học - công nghệ, việc ứng dụng khoa học công nghệ mới vào nhiều công đoạn trong sản xuất của làng nghề đã giảm bớt đƣợc
lƣợng lao động thủ công, giản đơn. Tuy nhiên, một số sản phẩm có công đoạn trong
quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủ công tinh xảo. Việc dạy
nghề trƣớc đây chủ yếu theo phƣơng thức truyền nghề trong các gia đình từ đời này
sang đời khác và trong một khuôn khổ nhất định. Sau khi hòa bình lập lại, nhiều cơ

sở quốc doanh và hợp tác xã làng nghề thủ công truyền thống ra đời, làm cho
phƣơng thức truyền nghề và dạy nghề đã có nhiều thay đổi, mang tính đa dạng và
phong phú hơn.
Các sản phẩm làng nghề truyền thống vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị
thẩm mỹ cao vì nhiều loại sản phẩm vừa phục vụ nhu cầu tiêu dùng, vừa là vật trang
8

cập 16/8/2012].

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

7

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

trí trong nhà, đền chùa, công sở Nhà nƣớc… Các sản phẩm đều là sự kết giao giữa
phƣơng pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật.
Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề hầu hết mang tính địa phƣơng,
tại chỗ và nhỏ hẹp. Bởi sự ra đời của các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền
thống, là xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng tại chỗ của các địa
phƣơng. Ở mỗi một làng nghề hoặc một cụm làng nghề đều có các chợ dùng làm
nơi trao đổi, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề. Cho đến nay, thị
trƣờng làng nghề về cơ bản vẫn là các thị trƣờng địa phƣơng, là tỉnh hay liên tỉnh
ngoài ra một phần cho xuất khẩu9.
1.2.2. Vai trò làng nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, phát triển làng nghề là một trong những

giải pháp quan trọng, các làng nghề mới đã và đang trở thành động lực thúc đẩy
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, tăng sản xuất hàng hóa… Với sự khôi
phục và ra đời nhiều làng nghề mới đã góp phần sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng
đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu. Nhiều sản phẩm xuất khẩu
ra nƣớc ngoài chủ yếu là các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc… Các làng
nghề phát triển sản xuất hàng hóa có vai trò điều tiết và bổ sung quan trọng cho nền
sản xuất nông nghiệp. Việt Nam tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
trong đó vai trò của các làng nghề càng đƣợc khẳng định rõ nét hơn.
Việc phát triển làng nghề tạo ra nhiều việc làm, giải quyết vấn đề dƣ thừa lao
động, giảm nhẹ áp lực dân số xã hội. Hiện nay, trong các làng nghề, số lƣợng hộ
kinh tế cá thể rất lớn, mỗi hộ sản xuất thƣờng xuyên thuê mƣớn từ 3 đến 5 lao động
hoặc nhiều hơn nữa theo thời vụ, có nơi cả làng làm nghề. Vì thế, khu vực này tạo
việc làm và thu nhập cho một lực lƣợng lao động rất lớn, đồng thời cũng là biện
pháp giảm áp lực di chuyển nguồn nhân lực từ nông thôn ra thành thị theo xu hƣớng
đô thị hóa tập trung. Phát triển làng nghề, ngoài vai trò kinh tế, còn có ý nghĩa xã
hội rất quan trọng.
Phát triển làng nghề truyền thống và làng nghề mới là con đƣờng để huy động
vốn trong nhân dân và gia tăng nguồn ngân sách nhà nƣớc. Phần lớn trong làng
nghề sản xuất chủ yếu là hộ gia đình nên vốn đầu tƣ ít, nguyên liệu tại chỗ, do đó có
nhiều điều kiện thuận lợi về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thu đƣợc lợi nhuận cao.
Ngoài ra phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề
này có ảnh hƣởng quan trọng ở nông thôn nƣớc ta, để phá bỏ thế độc canh hóa, từ
9

/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

8

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên



Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

đó tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho khu
vực nông thôn. Phát triển làng nghề là con đƣờng cơ bản nâng cao năng suất lao
động, cải thiện đời sống nhân dân và qua đó rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn
và thành thị; đối với nƣớc ta hiện nay, đó còn là bƣớc đi quan trọng của quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Phát triển làng nghề tạo điều kiện thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển. Thông
qua thăm quan du lịch các làng nghề, bạn bè khách quốc tế hiểu rõ hơn bản sắc văn
hóa của dân tộc Việt Nam gồm có nhiều mặt hàng thủ công truyền thống nhƣ: gốm
sứ, mỹ nghệ,…
Nhƣ vậy, làng nghề có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế, xã hội của đất nƣớc, góp phần thiết thực giải quyết những vấn đề liên quan
đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cũng nhƣ thúc đẩy quá trình hội nhập, tôn
vinh đời sống văn hóa, tinh thần của ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh
tranh kinh tế - thƣơng mại diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu nhƣ hiện nay, để
các làng nghề có thể đứng vững và phát triển, Nhà nƣớc cần có những chính sách
đúng đắn và thỏa đáng đối với ngƣời sản xuất, đối với các nghệ nhân và đối với các
cơ sở sản xuất trong các làng nghề10.
1.3. Phân loại làng nghề
Các cơ sở trong làng nghề đƣợc phân loại theo loại hình sản xuất và tiềm năng
gây ô nhiễm môi trƣờng đƣợc chia thành ba nhóm 11 : Nhóm A, Nhóm B và Nhóm
C quy định tại phụ lục 01 của Thông Tƣ 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12
năm 2011 Thông tƣ quy định về bảo vệ môi trƣờng làng nghề nêu rõ:
Nhóm A12: Là các cơ sở thuộc nhóm ngành nghề sau:
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ hoặc đồ gia dụng (mây tre đan; làm nón,
chiếu, chổi; cơm dẹp, chằm lá dừa nƣớc; thêu, ren, đan, móc; xe hƣơng; sản xuất đồ

mỹ nghệ từ dừa, vỏ hải sản khô): không bao gồm công đoạn ngâm, tẩm, luộc, xông,
sấy, sơn, đánh bóng bề mặt có sử dụng hóa chất;
Dệt: không bao gồm công đoạn nhuộm, giặt, mài, tẩy, hồ sợi, sử dụng nhiên
liệu và phát sinh nƣớc thải;

10

[truy cập 28/6/2012].
Điều 4 Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 Thông tƣ quy định bảo vệ môi
trƣờng làng nghề.
12
Điều 4 Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 Thông tƣ quy định bảo vệ môi
trƣờng làng nghề.
11

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

9

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

Đúc, rèn truyền thống để sản xuất nông cụ và đồ gia dụng: quy mô dƣới 0,3
tấn sản phẩm/ngày;
Cuộn/bện dây chỉ/cáp nhựa: không bao gồm công đoạn sản xuất, đùn, ép nhựa;
Nuôi tằm: không bao gồm công đoạn ƣơm tơ;
Nuôi, trồng sinh vật cảnh.

Chế biến tinh bột: quy mô dƣới 0,1 tấn sản phẩm/ngày;
Gia công cơ khí bằng máy móc: quy mô dƣới 0,3 tấn sản phẩm/ngày;
Chăn nuôi gia súc, gia cầm thƣờng xuyên, với quy mô:
+ Trâu, bò, ngựa: mục đích nuôi sinh sản, phối giống, lấy sữa nhỏ dƣới 05
con; mục đích nuôi lấy thịt dƣới 10 con;
+ Lợn: mục đích nuôi sinh sản, phối giống dƣới 10 con; mục đích nuôi lấy thịt
dƣới 20 con;
+ Dê, cừu, chó: dƣới 50 con;
+ Thỏ: dƣới 100 con;
+ Gia cầm: dƣới 100 con; chim cút: dƣới 1.000 con;
Giết mổ gia súc, gia cầm thƣờng xuyên, với quy mô:
+ Gia súc: dƣới 01 tấn/ngày;
+ Gia cầm: dƣới 0,5 tấn/ngày.
Nhóm B13: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có một hoặc một số công đoạn
sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trƣờng cao, không đƣợc phép thành lập mới
những công đoạn này trong khu dân cƣ; nếu đang hoạt động thì phải xử lý theo quy
định tại Điều 8 của Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011
Thông tƣ quy định bảo vệ môi trƣờng làng nghề.
Là các cơ sở thuộc nhóm ngành nghề có công đoạn sản xuất có tiềm năng gây
ô nhiễm môi trƣờng sau:
Hầm than củi: công đoạn đốt củi và hầm trong lò;
Ƣơm tơ: công đoạn kéo kén, xe tơ;
Chế biến nông sản, thực phẩm (sản xuất mía đƣờng, mứt, bánh kẹo thủ công;
sản xuất nƣớc mắm, mắm, nƣớc tƣơng thủ công; sản xuất bún, bánh các loại; nấu
13

Điều 4 Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 Thông tƣ quy định bảo vệ môi
trƣờng làng nghề.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na


10

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

rƣợu): công đoạn vệ sinh, sơ chế nguyên liệu; công đoạn có sử dụng nhiên liệu:
than, củi, trấu để làm thay đổi thành phần, đặc tính của nguyên liệu; công đoạn có
phát sinh mùi hôi, tanh);
Chế biến/sơ chế thủy sản/hải sản: công đoạn vệ sinh, sơ chế nguyên liệu; công
đoạn có sử dụng nhiên liệu (than, củi, trấu) để làm thay đổi thành phần, đặc tính của
nguyên liệu; công đoạn có phát sinh mùi hôi, tanh;
Sản xuất đồ mỹ nghệ (chế tác đồ đá, đồ gỗ, đồ kim loại hoặc đá quý; sản xuất
đồ gốm; sơn mài...) công đoạn chuẩn bị nguyên liệu/tạo hình sản phẩm có phát sinh
bụi, mùi; công đoạn có sử dụng hóa chất để xử lý bề mặt; công đoạn ngâm, tẩm,
luộc để xử lý nguyên liệu, sản phẩm; công đoạn sấy, nung sử dụng than, củi, trấu để
cung cấp nhiệt;
Sản xuất thủy tinh: công đoạn nấu.
Nhóm C14: là các cơ sở thuộc loại hình sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi
trƣờng cao, không đƣợc phép thành lập mới trong khu dân cƣ; nếu đang hoạt động
thì phải xử lý theo quy định tại Điều 8 của Thông tƣ này.
Là các cơ sở thuộc nhóm ngành nghề sau:
Sản xuất vật liệu xây dựng: vôi, gạch, ngói, đá xẻ;
Phân loại, làm sạch, tái chế giấy;
Phân loại, làm sạch, tái chế kim loại;
Phân loại, làm sạch, tái chế nhựa;
Nhuộm có sử dụng thuốc nhuộm công nghiệp;

Thuộc da;
Mạ điện hoặc mạ nhúng;
Sơ chế mủ cao su (đánh đông);
Chế biến tinh bột: quy mô từ 0,1 tấn sản phẩm/ngày trở lên;
Gia công cơ khí bằng máy móc: quy mô từ 0,3 tấn sản phẩm/ngày trở lên;
Chăn nuôi gia súc, gia cầm thƣờng xuyên, với quy mô:
+ Trâu, bò, ngựa: mục đích nuôi sinh sản, phối giống, lấy sữa từ 5 con trở lên;
mục đích nuôi lấy thịt từ 10 con trở lên;

14

Điều 4 Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 Thông tƣ quy định bảo vệ môi
trƣờng làng nghề.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

11

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

+ Lợn: mục đích nuôi sinh sản, phối giống từ 10 con trở lên; mục đích nuôi lấy
thịt từ 20 con trở lên;
+ Dê, cừu, chó: từ 50 con trở lên;
+ Thỏ: từ 100 con trở lên;
+ Gia cầm: từ 100 con trở lên; chim cút: từ 1.000 con trở lên;
Giết mổ gia súc, gia cầm thƣờng xuyên, với quy mô:

+ Gia súc: từ 01 tấn/ngày trở lên;
+ Gia cầm: từ 0,5 tấn/ngày trở lên.
1.4. Khái quát tình hình môi trƣờng ở các làng nghề Việt Nam
Làng nghề có tác động mạnh mẽ làm thay đổi đời sống và bộ mặt nhiều vùng
nông thôn, mang lại lợi nhuận kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia
đình, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Tuy nhiên với sự hình
thành và phát triển mạng lƣới tự phát, nhỏ lẻ, thiết bị thủ công đơn giản, cũ kỹ, chấp
vá, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ lao động và chuyên môn kỹ thuật hạn chế,
chất lƣợng sản phẩm giảm, nguyên vật liệu tự phát dẫn đến môi trƣờng làng nghề
ngày càng bị ô nhiễm. Ngoài ra do ý thức ngƣời dân làng nghề trong bảo vệ môi
trƣờng sinh thái, bảo vệ sức khỏe con ngƣời còn hạn chế đã tạo sức ép không nhỏ
đến chất lƣợng môi trƣờng, đến môi trƣờng sống của ngƣời dân làng nghề nhƣ giảm
tuổi thọ, tăng số bệnh. Theo đánh giá của các nhà y học thế giới 80% các loại bệnh
tật của con ngƣời đều có nguồn gốc từ ô nhiễm môi trƣờng, trong đó nổi bật nhất là
các bệnh phát sinh do ô nhiễm môi trƣờng làng nghề 15.
Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay nƣớc ta có khoảng
2790 làng nghề16 và trong đó có 1.321 làng nghề đã đƣợc công nhận. Hoạt động sản
xuất tại các làng nghề đã tạo ra việc làm cho hơn 11 triệu lao động, thu hút khoảng
30% lực lƣợng lao động trong thời gian nông nhàn, cá biệt có những địa phƣơng đã
thu hút đƣợc hơn 60% lao động của cả làng, đã và đang có nhiều đóng góp cho việc
ổn định và nâng cao đời sống vật chất cho ngƣời dân nông thôn, góp phần phát triển
kinh tế nông thôn17. Theo đánh giá sơ bộ, địa phƣơng nào có làng nghề thì đời sống
15

Mai Loan: Bảo vệ môi trường làng nghề trước nguy cơ bệnh tật, Tạp chí Tài nguyên và Môi Trường, kỳ 1,
(9-2009), tr.27- 28.
16
Quang Thuận: Giải pháp phát triển làng nghề xanh, Tạp chí Tài nguyên và Môi Trường, Hội Nông dân
Việt Nam, kỳ 1, (1-2011), tr.30- 31.
17

Trần Thị Thoa: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất và làng
nghề, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện hành chính, số 196, (5-2012), tr.67- 71.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

12

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

của ngƣời dân đƣợc nâng cao hơn nhiều so với các vùng không có làng nghề. Một
số làng đã phát huy đƣợc sự năng động sáng tạo của các nghệ nhân, khuyến khích
họ say mê nghiên cứu và ứng dụng đƣợc khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình
sản xuất, đƣa đƣợc sản phẩm của làng nghề ra thế giới, giúp cho ngƣời dân của làng
nghề có đƣợc thu nhập cao, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng đƣợc cải thiện
và làm thay đổi cơ bản bộ mặt của làng xã.
Cùng với những thay đổi tích cực, các làng nghề cũng phải đối mặt với nhiều
thách thức, đó là vấn đề bảo vệ môi trƣờng nhất là môi trƣờng làng nghề. Theo đánh
giá của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng thì có đến 80% các làng nghề này vi phạm
pháp luật về môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng, khu dân cƣ, làm ảnh hƣởng đến
đời sống và sinh hoạt của ngƣời dân tại các khu vực chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ các
cơ sở sản xuất xả thải chƣa qua xử lý ra môi trƣờng, khiến tình trạng ô nhiễm ngày
càng trở nên nghiêm trọng18. Ô nhiễm môi trƣờng chính là thủ phạm làm gia tăng tỷ
lệ ngƣời mắc bệnh đang lao động và sinh sống gần làng nghề đó và tỷ lệ này đang
có xu hƣớng tăng trong những năm gần đây. Phần lớn tỷ lệ mắc các bệnh chủ yếu
ngoài da, tiêu chảy, hô hấp và đau mắt tại các làng nghề cao hơn rất nhiều lần so với
làng không làm nghề19.

Trong thời gian gần đây mức độ ô nhiễm môi trƣờng ở làng nghề có xu hƣớng
gia tăng nhất là ô nhiễm bụi, không khí, ô nhiễm nƣớc. Phần lớn do công tác thu
gom và xử lý chất thải rắn ở các làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế. Cụ thể, nhiều
khu công nghiệp, cơ sở sản xuất chƣa có hệ thống xử lý chất thải tập trung hoặc có
nhƣng chƣa đạt yêu cầu (hệ thống này chỉ vận hành khi có đoàn thanh tra kiểm
tra)20. Ngoài ra, phần lớn các hộ dân có cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, lại không có đủ kinh
phí để đầu tƣ các hệ thống xử lý chất thải đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành nên
chất thải trực tiếp xả ra môi trƣờng làm môi trƣờng bị ô nhiễm nặng nề hơn.

18

cập
12/10/2012]
19
Mai Loan: Bảo vệ môi trường làng nghề trước nguy cơ bệnh tật, Tạp chí Tài nguyên và Môi Trường, kỳ 1,
(9-2009), tr.27– 28.
20
Trần Thị Thoa: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất và làng
nghề, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện hành chính, số 196, (5- 2012), tr.67- 71.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

13

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long


1.5. Những ảnh hƣởng làng nghề đối với đời sống xã hội và sự cần thiết bảo vệ
môi trƣờng tại các làng nghề
1.5.1. Về mặt tích cực
Làng nghề có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển
các làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa
phƣơng, góp phần nâng cao thu nhập tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân địa
phƣơng, trung bình một làng nghề thu hút tới 70% lao động trong vùng. Do đó, phát
triển làng nghề góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp ở nông thôn, giảm bớt gánh
nặng cho xã hội, đồng thời thực hiện đƣợc chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta
là xoá đói giảm nghèo, tạo cơ hội làm giàu ngay tại địa phƣơng. Phát triển làng
nghề sẽ thu hút đƣợc một lực lƣợng lớn lao động ở địa phƣơng, góp phần làm giảm
bớt thời gian lao động nông nhàn ở địa phƣơng mà còn thu hút lao động ở các địa
phƣơng khác đến, do đó góp phần giải quyết lao động dƣ thừa trên diện rộng21.
Tại nhiều làng nghề, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đạt từ 60-80% và
ngành nông nghiệp chỉ đạt 20-40%, trong những năm gần đây số hộ làm nghề và cơ
sở ngành nghề ở nông thôn đang tăng lên với tốc độ bình quân từ 8,8%-9,8%/năm.
Trung bình mỗi cơ sở doanh nghiệp tƣ nhân chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định
cho khoảng 27 lao động thƣờng xuyên và 8-10 lao động thời vụ22.
Làng nghề thật sự đóng vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo, trực
tiếp giải quyết việc làm cho ngƣời lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu
nhập, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động. Phát triển làng nghề
chính là con đƣờng chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng
chuyển từ lao động nông nghiệp năng suất thấp, thu nhập thấp sang lao động ngành
nghề có năng suất và chất lƣợng cao với thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, sản phẩm
làng nghề còn góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu giá trị sản xuất công
nghiệp ngoài quốc doanh năm 2009 đạt hơn 9.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 48,9%
tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Năm 2009, giá trị sản phẩm của các làng
nghề trong tỉnh đạt 260 tỷ đồng, chiếm gần 3/4 tổng giá trị sản xuất công nghiệp
ngoài quốc doanh23. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu cả nƣớc đạt khoảng trên 1 tỷ
21


/>22
Quang Thuận: Giải pháp phát triển làng nghề xanh, Tạp chí Tài nguyên và môi trường, Hội Nông dân Việt
Nam, kỳ 1, (1-2011), tr.30- 31.
23
/>
GVHD: ThS. Kim Oanh Na

14

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

đôla Mỹ, đến nay hàng hóa nƣớc ta đã có mặt trên 160 quốc gia và vùng lãnh thổ
chủ yếu là các nƣớc nhƣ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… từ hàng gốm sứ đến
nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác. Hoạt động của các làng nghề đã tạo ra một
khối lƣợng hàng hoá đa dạng và phong phú phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc và
xuất khẩu.
Ngoài ra nhiều làng nghề cũng là những điểm du lịch hấp dẫn thu hút du
khách trong nƣớc và ngoài nƣớc, nhiều địa phƣơng có thể kết hợp du lịch làng nghề
với du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, góp phần xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, vừa phát
triển làng nghề, vừa tăng thêm sản phẩm du lịch và tăng thu nhập cho nhân dân địa
phƣơng24.
1.5.2. Về mặt tiêu cực
Ô nhiễm môi trƣờng ở làng nghề ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe của cộng
đồng dân cƣ trong vùng, nhƣ làm tăng chi phí khám chữa bệnh, giảm năng suất lao
động, mất ngày công lao động do phải nghỉ ốm, đồng thời cũng làm giảm sức thu

hút của ngành du lịch tới các vùng, miền bị ô nhiễm25.
Tình trạng ô nhiễm môi trƣờng ở các làng nghề đang diễn ra ngày càng trầm
trọng và việc tìm ra giải pháp xử lý ô nhiễm môi trƣờng nhƣ “nằm ngoài khả năng”.
Sự phát triển của các làng nghề đang góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở địa phƣơng. Thế nhƣng, những chất thải phát sinh từ các làng nghề đã và
đang gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới sức khoẻ của
ngƣời dân và ngày càng trở thành vấn đề bức xúc. Chất lƣợng môi trƣờng hầu hết
khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn.
Hầu hết các làng nghề đều có quy mô sản xuất nhỏ lẻ hộ gia đình, trình độ sản
xuất thủ công theo kinh nghiệm, công nghệ sản xuất thô sơ nên thƣờng không quan
tâm đến vấn đề xử lý chất thải.
Về công tác quản lý môi trƣờng ở nông thôn còn ít đƣợc quan tâm, chƣa có
giải pháp đồng bộ của chính quyền các cấp về quy hoạch và cải thiện môi trƣờng
làng nghề26. Cùng với xu hƣớng phát triển, mức độ ô nhiễm môi trƣờng làng nghề
cũng có xu hƣớng gia tăng. Hầu hết các chất thải rắn tại các làng nghề chƣa đƣợc
24

cập 10/10/2012].
25
Trần Thị Thoa: Thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất và làng
nghề, Tạp chí Quản lý nhà nước, Học viện hành chính, số 196, (5- 2012), tr.67- 71.
26
Nguyễn Trần Điện: Thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Viện
công nghệ môi trường, số 7(215), (4-2012), tr.56- 62.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

15

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên



Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

thu gom xử lý mà xả thẳng ra môi trƣờng gây ô nhiễm không khí và các nguồn nƣớc
tại các địa phƣơng ngày càng nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trƣờng làng nghề còn gây ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt động
kinh tế, xã hội của chính các làng nghề, gây ra những tổn thất không nhỏ về kinh tế.
Một điều đáng chú ý là các chủ cơ sở sản xuất vẫn chƣa quan tâm đến quyền lợi bảo
vệ sức khoẻ cho ngƣời lao động, nhiều cơ sở còn không trang bị những thiết bị bảo
hộ lao động cho công nhân. Vì những hạn chế trên nên cần có những chính sách và
pháp luật về làng nghề và bảo vệ môi trƣờng làng nghề để giải quyết cụ thể.
1.6. Sơ lƣợc về chính sách và pháp luật về làng nghề và bảo vệ môi trƣờng làng
nghề
Làng nghề là một bản sắc riêng của nền kinh tế Việt Nam đã có từ lâu đời.
Việc bảo tồn và phát triển làng nghề theo phƣơng châm “mỗi làng một tác phẩm”,
phát triển ngành, nghề theo thế mạnh của từng địa phƣơng có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội ở khu vực nông
nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều địa phƣơng đã chủ động tổ chức sản
xuất, khôi phục lại ngành, nghề truyền thống, tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng trong
và ngoài nƣớc. Nhiều nghề truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển tạo công ăn
việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân
dân bên cạnh đó phải gắn liền với bảo vệ môi trƣờng. Để thực hiện mục tiêu đó
chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Một là, chú trọng đến các chính sách phát triển làng nghề, sản xuất kinh doanh
phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trƣờng, không hy sinh lợi ích môi trƣờng cho lợi
ích kinh tế trƣớc mắt. Nhanh chóng xây dựng và ban hành áp dụng văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách

nhiệm của địa phƣơng, các ngành, lĩnh vực trong hoạt động bảo vệ môi trƣờng nhƣ
xây dựng các hƣơng ƣớc thực hiện cam kết bảo vệ môi trƣờng của chính địa
phƣơng mình.
Hai là, quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trƣờng. Di dời các
cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cƣ. Quy hoạch tập trung theo cụm
công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cƣ và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất,

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

16

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

cơ sở hạ tầng nhƣ đƣờng giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc, hệ thống thông
tin, thu gom và xử lý nƣớc thải27.
Ba là, tăng cƣờng mạnh mẽ công tác quản lý môi trƣờng tại các làng nghề.
Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trƣờng và đầu tƣ
theo hƣớng công nghệ thân thiện với môi trƣờng. Khuyến khích các cơ sở sản xuất
trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm chất thải, vừa
mang lại hiệu quả cao. Đồng thời có chính sách khuyến khích nhƣ cho vay ƣu đãi
với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tạo ít
chất thải.
Bốn là, thƣờng xuyên thanh tra và kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các
làng nghề gây ô nhiễm.
Năm là, tổ chức các lớp đào tạo, áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hƣớng
dẫn cho các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề. Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý

nƣớc thải, khí thải, quản lý môi trƣờng bằng nhiều hình thức nhƣ cho vay ƣu đãi,
hoặc giảm thuế.
Sáu là, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong các làng nghề là vấn đề có
tính then chốt. Các hoạt động đào tạo, truyền nghề đã có truyền thống từ xƣa với
những hình thức khá đa dạng. Chú trọng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc
làm và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Cần có kế hoạch cụ thể để giải quyết việc làm
giữa các làng nghề và các cơ sở dạy nghề để huy động đội ngũ giáo viên dạy nghề
tham gia các khóa đào tạo nghề và tổ chức cho học viên thực hành nghề phù hợp 28.
Để thực hiện các Luật, Pháp lệnh, Nghị định Chính phủ, Quyết định thủ tƣớng
Chính Phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và các Bộ, ngành, các cơ quan đã ban
hành Luật và nhiều văn bản hƣớng dẫn có nội dung quy định về bảo vệ môi trƣờng
các làng nghề cụ thể nhƣ:
Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 29 tháng
11 năm 2005.
Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ quy
định về phát triển ngành nghề nông thôn.
27

Chu Thái Thành: Làng nghề nước ta trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, Tạp chí Tài nguyên và
môi trường kỳ 1, (5/2011), tr.31- 34.
28
Chu Thái Thành: Làng nghề nước ta trong phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, Tạp chí Tài nguyên và
môi trường kỳ 1, (5/2011), tr.31- 34.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

17

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên



Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trƣờng năm 2005.
Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về
việc quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng tại cơ quan nhà
nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8
năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số
điều của Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005.
Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng.
Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ
quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.
Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng, đã đƣơ ̣c sƣ̉a đổ i , bổ sung ta ̣i Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3
năm 2010 và Nghị định 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010.
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ
môi trƣờng.
Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 về phê duyệt
chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.
Thông tƣ liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNVngày 15 tháng 7 năm 2008
Thông tƣ liên tịch hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của cơ quan chuyên môn về tài nguyên và môi trƣờng thuộc Ủy ban nhân dân các
cấp.
Thông tƣ số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 Thông tƣ hƣớng
dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 7
năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Thông tƣ số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 Thông tƣ Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

18

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


Thực trạng pháp luật về trách nhiệm của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường
làng nghề và thực tiễn áp dụng tại làng gạch, gốm thành phố Vĩnh Long

CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trƣờng
chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ môi trƣờng.
Thông tƣ số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 Thông tƣ Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về bảo vệ môi trƣờng làng nghề.
Thông tƣ số 04/2012/TT-BTNMT ngày 08 tháng 5 năm 2012 Thông tƣ Bộ Tài
nguyên và Môi trƣờng quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng,
gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng.
Các văn bản này tập trung giải quyết các nội dung sau: quy định về bảo vệ môi
trƣờng làng nghề, quy định về phát triển ngành nghề nông thôn, quy định tiêu chí
xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, quy
định đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng, cam kết bảo vệ
môi trƣờng, quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng, gây ô nhiễm

môi trƣờng nghiêm trọng, quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trƣờng.

GVHD: ThS. Kim Oanh Na

19

SVTH: Lê Thị Vũ Tiên


×