Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

LUẬN văn LUẬT HÀNH CHÍNH VI PHẠM HÀNH CHÍNH của cá NHÂN, hộ GIA ĐÌNH có đất bị THU hồi TRONG QUÁ TRÌNH THU hồi đất, bồi THƯỜNG, hỗ TRỢ, tái ĐỊNH cư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 33 (2007-2011)
Đề tài:
VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CÁ NHÂN,
HỘ GIA ĐÌNH CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI TRONG QUÁ TRÌNH
THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG,
HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ

Giảng viên hướng dẫn:
TS. PHAN TRUNG HIỀN

Cần Thơ, 4/2011

Sinh viên thực hiện:
LÊ THỊ DIỆU
MSSV: 5075015
Lớp: LK0764A1


NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································


··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································
··················································································································


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành biết ơn:
Tiến sĩ Phan Trung Hiền đã tận tình hướng dẫn, động viên và tạo mọi điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài.

Thầy cố vấn học tập Kim Oanh Na đã quan tâm, dìu dắt và giúp đỡ tôi kể từ khi
bước chân vào trường Đại học.
Quí thầy cô đang công tác tại Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình
giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn hết sức quý báu cho
chúng tôi và chân thành gởi đến tập thể các bạn lớp Luật Thương mại 1 - K33 lời
cảm ơn và chúc thành đạt trong cuộc sống.
Cuối cùng kính gởi lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã tạo mọi điều kiện vật chất
và tinh thần trong suốt thời gian học tập.
Trân trọng!
Lê Thị Diệu


MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
5. Kết quả của đề tài...........................................................................................2
6. Bố cục của đề tài............................................................................................2
CHƯƠNG 1 .........................................................................................................3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ .....................................................................................................3
1.1. Khái niệm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .................................3
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất ...........................................................................3
1.1.2. Khái niệm bồi thường ...........................................................................3
1.1.3. Khái niệm hỗ trợ...................................................................................4
1.1.4. Khái niệm tái định cư ...........................................................................4
1.2. Lược sử chế định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.......................5

1.2.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 1993 ...............................................5
1.2.2. Giai đoạn Luật Đất đai năm 1993.........................................................6
1.2.3. Giai đoạn Luật Đất đai năm 2003 đến nay ...........................................7
1.3. Mục đích thu hồi đất ...................................................................................7
1.4. Chủ thể thu hồi đất và chủ thể có đất bị thu hồi ...........................................8
1.5. Đối tượng thu hồi và các đối tượng chịu ảnh hưởng ....................................8
1.6. Trình tự, thủ tục thu hồi đất.........................................................................9
CHƯƠNG 2 .......................................................................................................15
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI TRONG QUÁ TRÌNH
THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ ..........................15
2.1. Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư .......................................................15
2.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi
.....................................................................................................................15
2.1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có
đất bị thu hồi ................................................................................................16
2.2. Xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi
trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ...............................21


2.2.1. Sự cần thiết phải xử phạt hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, hộ
gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư .........................................................................................................21
2.2.1.1. Sự cần thiết đối với Nhà nước ......................................................21
2.2.1.2. Sự cần thiết đối với chủ đầu tư .....................................................21
2.2.1.3. Sự cần thiết đối với người dân......................................................22
2.2.2. Hình thức và biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, hộ
gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư .........................................................................................................22

2.2.2.1. Hình thức xử phạt.........................................................................22
2.2.2.2. Biện pháp xử phạt ........................................................................26
2.2.3. Các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,
hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư .........................................................................................................27
2.2.4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, hộ gia đình có
đất bị thu hồi trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.....28
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................31
THỰC TRẠNG VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH
CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI TRONG QUÁ TRÌNH THU HỒI ĐẤT, BỒI
THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ................31
3.1. Các hành vi vi phạm trên thực tế ...............................................................31
3.1.1. Trên phạm vi cả nước .........................................................................31
3.1.2. Trên địa bàn thành phố Cần Thơ ........................................................37
3.2. Nguyên nhân vi phạm của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi...............39
3.2.1. Nguyên nhân từ phía Nhà nước ..........................................................39
3.2.2. Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư .........................................................41
3.2.3. Nguyên nhân từ phía người dân..........................................................42
3.3. Đề xuất .....................................................................................................42
3.3.1. Đổi mới, coi trong công tác tuyên truyền, tích cực phổ biến, giáo dục
chính sách, pháp luật đất đai........................................................................42
3.3.2. Xây dựng cơ chế, chính sách bồi thường sát với thực tế......................43
3.3.3. Cải cách thủ tục hành chính ...............................................................43
3.3.4. Cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy trình quy
hoạch xây dựng và kịp thời xử lý, cưỡng chế những hành vi vi phạm............44
KẾT LUẬN........................................................................................................45


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, nhằm đáp ứng yêu cầu về chủ trương đổi mới và hội
nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước đã và đang tiến hành quy hoạch và thực hiện đầu tư
nhiều công trình xây dựng cơ bản phục vụ cho việc: xây dựng mạng lưới cơ sở hạ
tầng như giao thông, điện, nước; các công trình phục vụ lợi ích công cộng như,
bệnh viện, trường học, khu dân cư tập trung, công viên; các công trình phát triển
kinh tế như các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; các công trình lợi ích quốc gia
như các công trình thủy lợi, sân bay, bến cảng… Để thực hiện được điều này thì
công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đóng vai trò hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tình trạng quy hoạch treo, giá đất
chưa sát với giá thị trường… mà quá trình thực hiện công tác này vẫn gặp phải
những khó khăn, vướng mắc, chậm trễ, phát sinh nhiều khiếu nại, khiếu kiện. Một
trong những nguyên nhân xuất phát từ phía người dân gây khó khăn không nhỏ đến
quá trình thu hồi đất là tình trạng vi phạm của người dân như: trồng cây, xây dựng
trái phép trên đất quy hoạch làm cản trở tiến độ thi công các công trình, giảm hiệu
quả đầu tư từ nguồn vốn của nhà nước, từ nguồn vốn đầu tư của nước ngoài và của
các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù có rất nhiều văn bản xử phạt hành chính được
ban hành để thay thế cho phù hợp với tình hình mới nhưng việc xử phạt vẫn không
hiệu quả. Do vậy, đòi hỏi thiết yếu phải có một công cụ quản lý nhà nước thật hữu
hiệu, đặc biệt là phải đảm bảo cân bằng hài hòa giữa lợi ích công cộng và lợi ích
của tập thể, của cá nhân. Để thực hiện được điều đó trước hết cần xây dựng hệ
thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh và mang tính khả thi, xây dựng đội ngũ tuyên
tuyền viên sâu rộng trong nhân dân. Từ những thực tế đã và đang xảy ra, người viết
tiến hành tìm hiểu “Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” để tìm ra những giải pháp tháo gỡ một
phần vướng mắc cho công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu đề tài với dự kiến đạt được những mục tiêu sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng về hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình

trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở địa phương;
- Ảnh hưởng của hành vi vi phạm hành chính đối với công tác giải phóng mặt
bằng;
- Tìm ra nguyên nhân và giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định của pháp
luật.
GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

1

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng của đề tài là tìm hiểu về pháp luật và thực tiễn về vi phạm hành
chính của cá nhân hộ gia đình trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư;
- Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài người viết đã vận dụng các phương pháp như:
- Tổng hợp, phân tích nguồn tài liệu từ giáo trình, sách, báo, tạp chí…
-

Tìm hiểu các văn bản pháp luật, các văn bản dưới luật về xử lý vi phạm hành
chính, về đất đai do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

-

Tham khảo ý kiến của những cán bộ trong công tác giải phóng mặt bằng trên

địa bàn thành phố Cần Thơ về hành vi vi phạm và biện pháp xử phạt hành vi

-

vi phạm hành chính;
So sánh tình hình thực tế với quy phạm pháp luật và tổng hợp lại vấn đề để
tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề.

5. Kết quả của đề tài
Luận văn đã tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân và đề xuất giải pháp
có cơ sở khoa học dựa trên những quy định của pháp luật và việc tìm hiểu thực tế.
6. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư. Qua đó, tìm hiểu nguồn gốc thu hồi đất qua các giai đoạn lịch sử và trình tự, thủ
tục của quá trình này.
Chương 2: Vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân,
hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư: tiến hành tìm hiểu những quy định của pháp luật hiện hành về hình thức và biện
pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của cá nhân, hộ gia đình
trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Chương 3: Thực trạng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có
đất bị thu hồi trong quá trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đề xuất
giải pháp: tiến hành khảo sát hành vi vi phạm hành chính của người dân trong quá
trình thu hồi đất ở các địa phương trên thực tế nhằm đối chiếu quy định của pháp
luật. Từ đó, làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

2


SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ,
TÁI ĐỊNH CƯ
1.1. Khái niệm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.1.1. Khái niệm thu hồi đất
Theo từ điển tiếng Việt, thu hồi là việc thu lại cái gì đã ban, cấp phát cho người
khác. Thu hồi đất là việc Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất đã giao cho cá nhân,
tổ chức, hộ gia đình đang sử dụng.
Theo Luật Đất đai năm 2003: “Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành
chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai”1.
1.1.2. Khái niệm bồi thường
Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất2. Ở đây bồi thường
được hiểu là việc đáp trả lại những thiệt hại nào đó về mặt vật chất hoặc tinh thần
mà Nhà nước đã gây ra khi thu hồi đất. Việc bồi thường phải tương xứng với thiệt
hại; thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó. Bồi thường bao gồm bồi thường về đất và
tài sản gắn liền với đất. Điều quan trọng ở đây là cần phân biệt khái niệm bồi
thường với bồi hoàn và đền bù. Về thuật ngữ, “bồi thường” và “đền bù” trong tiếng
Việt có những điểm giống và khác nhau. Bồi thường là “đền bù bằng tiền những
thiệt hại về vật chất và tinh thần mà mình phải chịu trách nhiệm. Ví dụ: Bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng, bồi thường cho gia đình người bị nạn, bồi thường
danh dự”. Đền bù là “trả lại đầy đủ, tương xứng với sự mất mát hoặc sự vất vả”. Bồi
thường và đền bù có điểm giống nhau là trả lại, bù lại phần bị mất, bị hao hụt so với

nguyên trạng ban đầu, nhưng bồi thường gắn với việc nhà nước phải thực hiện
nghĩa vụ do lỗi, còn đền bù thì không có yếu tố lỗi (hoặc không thể xác định được
lỗi) vì nhà nước thực hiện chính sách (chủ động) đối với loại đối tượng nhất định3.
Trong quy hoạch xây dựng đền bù là khái niệm chung bao gồm chính sách về bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư. Như vậy, bồi thường chỉ là một phần trong chính sách
đền bù. Bên cạnh đó, bồi hoàn là sự hoàn trả lại những gì đã mượn đi, lấy đi. Khái
niệm này xuất hiện trong thời kì bao cấp khi mà lợi ích chung của xã hội, cộng đồng
1

Khoản 5 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003.

2

Khoản 6 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003.

3

TS. Trần Thái Dương: Trách nhiệm bồi thường Nhà nước và phân biệt với đền bù Nhà nước, Tạp chí
nghiên cứu lập pháp, số 05 (142), tháng 3 năm 2009, tr. 37.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

3

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
được đặt lên trên quyền lợi của cá nhân, thời kì mà đất đai không có giá, không

chuyển nhượng được trên thị trường. Do đó khi thu hồi đất thì người sử dụng đất có
thể dễ dàng chấp nhận với điều kiện được “hoán đổi” bằng một mảnh đất khác để có
thể tái lập cuộc sống. Có một thời gian, khái niệm bồi hoàn được hiểu song song với
khái niệm “hoán đổi đất”, cho nên nó không mang tính chính xác tuyệt đối giữa “tài
sản lấy đi” và “tài sản hoàn lại”. Hiện nay nhìn chung các văn bản trung ương
không còn sử dụng khái niệm này để điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư trong quy hoạch xây dựng.
1.1.3. Khái niệm hỗ trợ
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất
thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới4. Hỗ trợ (còn gọi là hộ trợ) được hiểu là phần trợ giúp thêm cho người
dân bị giải tỏa để họ có thể vượt qua những khó khăn để tái lập cuộc sống. Cho nên
hỗ trợ mang tính xã hội, là biện pháp không mang tính bắt buộc. Hỗ trợ có rất nhiều
hình thức: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp...
Thực tế việc thu hồi đất trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại rất nhiều khó khăn cho đời
sống sinh hoạt cho người có đất bị thu hồi cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Người
dân đang sinh sống trong ngôi nhà của họ, với một công việc ổn định, nhất là người
nông dân, khi bị thu hồi đất buộc họ không những phải chuyển chỗ ở mà còn phải
chuyển đổi nghề nghiệp. Vì vậy, đây là một chính sách rất hợp lòng dân.
1.1.4. Khái niệm tái định cư
Tái định cư là việc giải quyết nơi ở cho người bị thu hồi đất thông qua các hình
thức: bằng tiền, bằng nhà ở hoặc bằng đất ở. Việc tái định cư nhằm giúp cho những
hộ gia đình bị thu hồi đất không tìm được nơi ở mới và có nhu cầu muốn vào khu
tái định cư để tái lập cuộc sống. Không phải mọi cá nhân, hộ gia đình nào bị giải tỏa
đều được tái định cư, mà chỉ những cá nhân đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều
18 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT5 mới được tái định cư. Đây là chính sách rất
được quan tâm và ủng hộ.
4

Khoản 7 Điều 4 Luật Đất đai năm 2003.


5

- Hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi hết đất ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa
bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất bị thu hồi (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu tái định
cư).
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà phần diện tích đất ở còn lại sau thu hồi không đủ điều kiện để ở
theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn
nơi có đất bị thu hồi.
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở nằm trong hành lang an toàn khi xây dựng công trình công cộng có hành
lang bảo vệ an toàn phải di chuyển chỗ ở mà không có chỗ ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi
có đất bị thu hồi.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

4

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tuy nhiên vấn đề bồi thường, hỗ trợ và tiến hành tái định cư cho những diện bị
thu hồi đất ở nhiều địa phương gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Một số dự án
chưa có khu tái định cư hoặc chưa giải quyết tái định cư đã quyết định thu hồi đất ở.
Những trường hợp bị thu hồi đất ở thì tiền bồi thường không đủ để mua nhà ở mới
tại khu tái định cư. Giá đất bồi thường thấp hơn giá đất cùng loại trên thị trường,
đặc biệt là đối với đất nông nghiệp trong khu vực đô thị, khu dân cư nông thôn.
Tiền bồi thường đất nông nghiệp thường không đủ để nhận chuyển nhượng diện
tích đất nông nghiệp tương tự hoặc không đủ để nhận chuyển nhượng đất sản xuất

kinh doanh phi nông nghiệp để chuyển sang làm ngành nghề khác. Nhìn chung các
địa phương chưa coi trọng việc lập khu tái định cư chung cho các dự án trên cùng
địa bàn, một số khu tái định cư đã được lập nhưng không bảo đảm điều kiện tốt hơn
hoặc bằng nơi ở cũ, giá nhà ở tại khu tái định cư còn tính quá cao nên tiền nhận bồi
thường không đủ trả cho nhà ở tại khu tái định cư. Các quy định của pháp luật về
đất đai để giải quyết vấn đề tái định cư đã khá đầy đủ nhưng các địa phương thực
hiện chưa tốt, thậm chí một số địa phương chưa quan tâm giải quyết nhiệm vụ này
dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài6.
1.2. Lược sử chế định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1.2.1. Giai đoạn trước Luật Đất đai năm 1993
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Hiến pháp năm 1980 ra đời
mở đầu cho việc phát triển nền kinh tế hai thành phần: kinh tế quốc doanh thuộc sở
hữu toàn dân và kinh tế tập thể. Trong đó đất đai, tài nguyên thiên nhiên thuộc sở
hữu toàn dân, được nhà nước thống nhất quản lý bằng pháp luật và quy hoạch, để
đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1987 Luật Đất đai đầu tiên ra đời
đã nghiêm cấm mọi hình thức mua bán đất đai và không công nhận tất cả các giao
dịch chuyển quyền liên quan đến đất. Vì vậy, Nhà nước không ban hành các văn
bản pháp luật cho thị trường bất động sản. Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 1980
đến đầu thập kỷ 90, thị trường bất động sản ở Việt Nam là thị trường ngầm và hình
thành một cách tự phát. Việc đăng ký quyền sở hữu tài sản, đăng ký quyền sử dụng
đất cũng không được thực hiện, quan hệ chuyển dịch mua bán đất đai, thuê mướn,
cầm cố không được thừa nhận vì theo logic đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà
nước quản lý; người sử dụng đất được nhà nước giao, nên khi cần nhà nước có thể

6

Nguyễn Uyên Minh – Vụ Pháp luật và cải cách tư pháp - Văn phòng Trung ương Đảng: Khiếu kiện về đất
đai - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, [truy cập
ngày 16-02-2011].


GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

5

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
“lấy lại” và “giao lại” một thửa đất khác7. Nếu có “giải tỏa” cho những dự án công
cộng thì chủ sở hữu chỉ được bồi hoàn những tài sản trên đất nhưng thực tế không
tương xứng với những thiệt hại xảy ra, đất đai chủ yếu là “hoán đổi”. Việc thu hồi
đất giai đoạn này được quy định tại Điều 9 và Điều 14 Luật Đất đai năm 1987
không thể hiện nội dung Nhà nước thu hồi đất trong giải phóng mặt bằng mà chỉ đề
cập việc thu hồi đất phục vụ cho nhu cầu của Nhà nước hoặc của xã hội nhưng
không quy định rõ trường hợp cụ thể nào. Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 1987 và
các văn bản hướng dẫn chỉ mới ghi nhận về việc bồi hoàn tài sản, bồi hoàn về thành
quả lao động, đền bù về giá trị tài sản thực tế cho người sử dụng và hoán đổi đất;
hoàn toàn chưa đặt ra vấn đề đền bù về khả năng sinh lợi của đất và giá trị của đất
(khoản 4, Điều 48 và khoản 5, Điều 49 Luật Đất đai năm 1987)8. Thực sự giai đoạn
này mang đặc điểm của việc nhà nước trưng dụng đất hơn là thu hồi đất9.
1.2.2. Giai đoạn Luật Đất đai năm 1993
Luật Đất đai năm 1993 tiếp tục giữ vững nguyên tắc cơ bản của chế độ công
hữu, mọi loại đất đều được sử dụng có thời hạn nhưng đã cho phép hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất được thực hiện năm quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế,
thế chấp, cho thuê đối với quyền sử dụng đất trong thời hạn sử dụng nhằm tạo sự
phù hợp hơn với cơ chế thị trường10. Trong giai đoạn này, đất đai có giá nên phải
bồi thường tương xứng khi nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích quốc phòng an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Vấn đề thu hồi đất được ghi nhận tại Điều
26, 27, 28 Luật Đất đai năm 1993, nhiều vấn đề căn cơ về bồi thường được đặt ra,

điều kiện để được bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất được cụ thể hóa tại
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 90/1994/NĐ-CP). Tuy nhiên,
đây cũng là thời kì mà đền bù, giải phóng mặt bằng trở thành một vấn đề nóng trong
xã hội. Sự không bắt kịp về giá đất trong quy định so với thực tế, nhận thức chưa
7

TS. Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.
55.
8

- Khoản 4, Điều 48 Luật Đất đai năm 1987: Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất phải đền bù thiệt
hại thực tế cho người đang sử dụng đất bị thu hồi để giao cho mình, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả
đầu tư đã làm tăng giá trị của đất đó theo quy định của pháp luật.
- Khoản 5, Điều 49 Luật Đất đai năm 1987: Khi đất đang sử dụng bị thu hồi vì nhu cầu của Nhà nước hoặc
xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác.
Nguyễn Hữu Lạc, Nguyễn Văn Hậu, Công trình nghiên cứu khoa học cấp trường năm 2003: Giải tỏa, đền
bù trong quy hoạch xây dựng - Lý luận và thực tiễn, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2003, tr. 12.
9

Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài
sản của cá nhân hoặc của tập thể. Thể thức trưng mua, trưng dụng, trưng thu do pháp luật quy định (Điều 28
Hiến pháp năm 1980).
10

GS.TSKH Đặng Hùng Võ: Công hữu đất đai không hợp với thời quá độ, [truy cập ngày 16-02-2011].

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

6


SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
đầy đủ của một bộ phận cán bộ thực thi công tác này, sự chuyển biến giá cả nhanh
chóng trong các cơn sốt đất đã dẫn đến đền bù và giải phóng mặt bằng trở thành vấn
đề khiếu nại, khiếu kiện với số lượng nhiều nhất, với nhiều mức độ gay gắt nhất11.
1.2.3. Giai đoạn Luật đất đai năm 2003 đến nay
Để khắc phục những quy định không còn phù hợp của Luật Đất đai năm 1993,
tại kì họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai năm 2003 với các quy
định mới về giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, quyền của người sử
dụng đất được mở rộng hơn, pháp luật ghi nhận 7 loại giao dịch trên thực tế. Cụ thể
hóa Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ra đời để “bổ khuyết”
những hạn chế của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và ghi nhận mục đích thu hồi đất
vì mục đích phát triển kinh tế. Tiếp theo đó các Nghị định như 181/2004/NĐ-CP,
84/2004/NĐ-CP cũng lần lượt ra đời và dành nhiều quy phạm hướng dẫn trình tự,
thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đặc biệt trong những năm gần
đây là sự ra đời của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và Thông tư số 14/2009/TTBTNMT quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong cả
nước đã có những chuyển biến rõ rệt. Cơ bản đã tháo gỡ được những vướng mắc
trong lĩnh vực thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Nhiều địa phương đã ban hành các
văn bản quy định chi tiết việc áp dụng chính sách với nhiều cách làm đa dạng phù
hợp với thực tế địa phương. Với Nghị định số 69/2009/NĐ-CP, hai chính sách bồi
thường và hỗ trợ được các địa phương tách bạch rõ ràng theo nguyên tắc bồi thường
về đất thì áp dụng theo giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường
trong điều kiện bình thường. Còn hỗ trợ thì căn cứ vào loại đất bị thu hồi, đặc điểm
của từng nhóm chủ thể bị thu hồi đất và theo khả năng của từng địa phương để thực
hiện cho phù hợp12. Nhưng nhìn chung các vấn đề bồi thường, giải tỏa vẫn còn
nhiều bất cập, khiếu nại tăng cao, không minh bạch trong thủ tục và cần có nhiều

giải pháp để khắc phục.
1.3. Mục đích thu hồi đất
Thu hồi đất với các mục đích như sau: thứ nhất, ghi nhận lý do hợp lý về việc
dịch chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp từ người sử dụng đất sang chủ đầu tư một
11

TS. Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.
55.

12

Thu Phương: Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo Nghị định 69: Những cách làm hay, nhìn
từ các địa phương,
[truy
cập ngày 16-02-2011].

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

7

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
cách bắt buộc hoặc không bắt buộc; thứ hai, tránh sự tùy tiện trong việc thay đổi
mục đích sử dụng đất từ công cộng sang kinh doanh đất đai; thứ ba, xác định khung
giá đất và cách tính toán để bồi thường. Cho nên mục đích thu hồi đất chính là lời
giải thích cho lí do tại sao đất bị thu hồi trong khi người sử dụng đất hợp pháp
không vi phạm các nguyên tắc về sử dụng đất.

1.4. Chủ thể thu hồi đất và chủ thể có đất bị thu hồi
* Chủ thể thu hồi đất
Về nguyên tắc cơ quan nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép
chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 37 Luật Đất đai năm 2003) thì có thẩm quyền
thu hồi đất. Theo Điều 44 Luật Đất đai năm 2003 chỉ có hai cơ quan hành chính địa
phương là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền
thu hồi đất và không được ủy quyền.
- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thu hồi đất
đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá
nhân nước ngoài (trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp
huyện).
- Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thu hồi
đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt
Nam.
Trong trường hợp thu hồi một diện tích lớn liên huyện liên tỉnh thì diện tích đất
ở tỉnh nào thì tỉnh đó có thẩm quyền thu hồi.
* Chủ thể có đất bị thu hồi
Chủ thể có đất bị thu hồi là cá nhân, tổ chức, hộ gia đình đang sử dụng đất đó
dưới mọi hình thức. Các chủ thể này có thể là chủ sử dụng đất hợp pháp hoặc có thể
là các chủ thể được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc tiền sử dụng
đất từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên các chủ thể này có một điểm chung đó là họ
chỉ có quyền sử dụng đất mà không có quyền sở hữu đất đai như sở hữu các tài sản
khác theo luật13.
1.5. Đối tượng thu hồi và các đối tượng chịu ảnh hưởng
Đối tượng thu hồi trong giải phóng mặt bằng trong quy hoạch xây dựng là đất
và các tài sản gắn liền với đất (chủ yếu là các bất động sản). Trong đó, tính pháp lý
của đất không chỉ quyết định đến giá bồi thường của đất, mà trong nhiều trường hợp
13


TS. Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.
57.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

8

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
còn quyết định mức bồi thường đối với đất và các tài sản khác (Điều 20 Nghị định
số 197/NĐ-CP). Điều 29 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm
2009: “khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư, người có đất bị thu hồi có
trách nhiệm nộp (bản gốc) các giấy tờ về quyền sử dụng đất, giấy tờ về quyền sở
hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có) cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng để chuyển cho cơ quan tài nguyên và môi trường làm thủ tục thu
hồi, chỉnh lý hoặc cấp giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất không bị thu hồi”.
Trong quá trình thu hồi đất có những tài sản không trực tiếp bị thu hồi nhưng vẫn có
những ảnh hưởng nhất định và có thể gây ra những thiệt hại. Nhìn chung, theo pháp
luật Việt Nam hiện hành, việc bồi thường chỉ đặt ra khi có tài sản bị thu hồi, ngoại
trừ một số trường hợp ảnh hưởng lợi ích phi vật chất như lưới điện14.
1.6. Trình tự, thủ tục thu hồi đất
Thu hồi đất là một quá trình rất phức tạp cho nên cần phải có trình tự, thủ tục
hợp lý để đảm bảo cho mục đích thu hồi đất được thực hiện đúng với ý nghĩa bản
chất của nó. Trình tự thủ tục này không chỉ là các bước thực hiện nhằm tạo điều
kiện cho việc thu hồi đất được nhanh chóng, tiện lợi góp phần đảm bảo cho việc đền
bù công bằng, tương xứng mà nó còn là điều kiện chuẩn, là căn cứ để các chủ thể có
thẩm quyền giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật trong suốt quá trình thu hồi

đất và giải quyết các khiếu nại, khiếu kiện sau này.
Trước đây trình tự thủ tục thu hồi đất tại Nghị định số 84/2007/NĐ-CP gồm
mười một bước thực hiện từ Điều 49 đến Điều 61. Việc quy định nhiều công đoạn
như thế đã gây ra rất nhiều tiêu cực, thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở quá
trình thực hiện, làm lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc, bên cạnh đó tạo điều
kiện cho người dân có thể dễ dàng trục lợi, gian lận để được nhận thêm tiền bồi
thường. Nhận thấy những hạn chế và thiếu sót của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP,
ngày 13 tháng 8 năm 2009, Chính phủ đã thông qua Nghị định số 69/2009/NĐ-CP
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư. Nghị định này đã ghi nhận nhiều điểm mới, đặc biệt là rút ngắn quy
trình thu hồi đất chỉ còn ba đến bốn bước.
Bước 1: Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất
Việc giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất nhằm mục đích khuyến khích
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương, thu hút các dự án lớn, tạo
nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Để thực hiện việc này, Ủy ban nhân dân cấp
14

TS. Phan Trung Hiền: Giáo trình Luật hành chính đô thị, nông thôn, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.
57.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

9

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
tỉnh sẽ ra thông báo thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện

thông báo thu hồi đất ngay sau khi giới thiệu địa điểm đầu tư. Thông báo thu hồi đất
gồm các nội dung: lý do thu hồi đất, diện tích và vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ
sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt và dự kiến về kế
hoạch di chuyển. Việc thông báo thu hồi đất được thực hiện trên phương tiện thông
tin đại chúng của địa phương và niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
đất, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi.
Tiếp đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thành lập Hội
đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư và phương án đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp. Đối với các địa phương đã
thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có thể
giao nhiệm vụ lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; phương án đào tạo,
chuyển đổi nghề nghiệp cho Tổ chức phát triển quỹ đất. Trước đây, Tổ chức phát
triển quỹ đất chỉ có ở cấp tỉnh, còn ở cấp huyện là Ban bồi thường, giải phóng mặt
bằng nhưng hiện nay Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp có thu được
thành lập cấp tỉnh và cấp huyện, có chức năng tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư. Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh là đơn vị trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề
nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ. Tổ chức
phát triển quỹ đất cấp huyện là đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, do
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện và Giám đốc Sở Nội vụ15. Tuy nhiên, một số địa phương lại
chưa thống nhất tên gọi và đơn vị trực thuộc. Ví dụ: trường hợp ở thành phố Cần
Thơ là Trung tâm phát triển quỹ đất trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ. Có nhiều ý kiến cho rằng Tổ chức phát triển quỹ đất nên trực thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh trở thành một cơ quan độc lập và tương đương với Sở tài nguyên
và Môi trường hơn là trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Bởi vì, khi muốn
quyết định một vấn đề gì thì chỉ cần thông qua Giám đốc Tổ chức phát triển quỹ đất
quyết định rồi trình lên Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt mà không cần thông qua
giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Như vậy trình tự thủ tục sẽ nhanh gọn hơn.
Do đó cần xem xét quy định này cho phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình

cải cách thủ tục hành chính hiện nay.

15

Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Nội vụ và Bộ Tài chính, ngày 08 tháng 01 năm 2010, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,cơ cấu
tổ chức và cơ chế tài chính của Tổ chức phát triển quỹ đất.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

10

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Đối với việc ra văn bản giới thiệu địa điểm đầu tư, thông báo thu hồi đất, thành
lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong thời hạn ra không quá ba mươi
ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ về đầu tư hợp lệ.
Giai đoạn này là giai đoạn bắt đầu của nhiều hành vi vi phạm trong quá trình
thu hồi đất - hiện tượng “ăn gian” tiền bồi thường của Nhà nước. Khi được nghe tin
công bố quy hoạch một số cá nhân, hộ gia đình đã lén lút tiến hành xây nhà, trồng
cây, đắp mộ với số lượng đáng kể. Một số trường hợp thông tin bị rò rỉ nên người
dân đã đón đầu quy hoạch trước khi thông báo thu hồi đất được công bố. Nếu không
phát hiện và xử lý nghiêm minh thì tình trạng này ngày càng diễn ra khó kiểm soát.
Vì vậy đây là một bất cập hiện nay cần có phương án giải quyết kịp thời.
Bước 2: Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Sau khi dự án đầu tư được xét duyệt hoặc chấp thuận thì Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập và trình

phương án về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định sau:
- Thứ nhất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bao gồm bảy nội dung:
tên, địa chỉ của người bị thu hồi đất; diện tích, loại đất, vị trí, nguồn gốc của đất bị
thu hồi; số lượng, khối lượng, tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản bị thiệt
hại; các căn cứ tính toán số tiền bồi thường, hỗ trợ như giá đất tính bồi thường, giá
nhà, công trình tính bồi thường, số nhân khẩu, số lao động trong độ tuổi, số lượng
người được hưởng trợ cấp xã hội; số tiền bồi thường, hỗ trợ; việc bố trí tái định cư;
việc di dời các công trình của Nhà nước, của tổ chức, của cơ sở tôn giáo, của cộng
đồng dân cư; việc di dời mồ mả.
- Thứ hai, lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: là việc lấy
ý kiến của những người bị thu hồi đất và những người có liên quan (người thuê đất,
những hộ gần kề, những người đồng quyền sử dụng) về đối tượng bồi thường, cách
tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thời gian thu hồi. Việc lấy ý kiến về phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban
nhân dân cấp xã và tại các điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi để người
bị thu hồi đất và những người có liên quan tham gia ý kiến; việc niêm yết phải được
lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, đại diện những người có đất bị thu hồi; thời gian niêm
yết và tiếp nhận ý kiến đóng góp ít nhất là hai mươi ngày, kể từ ngày đưa ra niêm
yết.
- Thứ ba, ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư này phải được
tổng hợp và gửi đến cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định. Trường hợp còn
nhiều ý kiến không tán thành phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì Tổ
GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

11

SVTH: Lê Thị Diệu



Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng cần giải thích rõ hoặc xem xét,
điều chỉnh trước khi chuyển cơ quan tài nguyên và môi trường thẩm định. Cơ quan
tài nguyên và môi trường tiến hành thẩm định bản ý kiến tổng hợp của dân và bảy
nội dung trong phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
So với trước đây thì việc lấy ý kiến của người dân về phương án bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư đã được chú trọng. Người dân có thể tiếp cận và thể hiện quyền làm
chủ của mình với chủ trương: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đây là
điểm tiến bộ của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Tuy nhiên vấn đề này vẫn còn một
số bất cập, đó là việc tổ chức lấy ý kiến của người có đất bị thu hồi và những người
có liên quan được ghi nhận tại điểm a, khoản 2, Điều 30 Nghị định số 69/2009/NĐCP nhưng tại điểm b, khoản 1, Điều 22 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT hướng
dẫn thi hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP lại không ghi nhận quyền đóng góp ý
kiến của những người có liên quan. Do đó thể hiện sự không đồng bộ giữa các văn
bản. Mặt khác, việc lấy ý kiến người dân trên thực tế chỉ mang tính hình thức, thiếu
khách quan, thiếu cơ chế kiểm tra giám sát. Thậm chí một số địa phương không tổ
chức lấy ý kiến của người dân, không tuyên truyền rộng rãi về phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư dẫn đến một số người dân thiếu hiểu biết về phương án
bồi thường của Nhà nước nên đã trồng cây, xây dựng tràn lan trên đất đã công bố
quy hoạch và dễ bị kẻ khác lợi dụng để trục lợi16.
Bước 3: Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất
Bước này xác định trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền, cụ thể là quy định thẩm quyền thu hồi đất của Ủy ban nhân nhân cấp tỉnh và
cấp huyện căn cứ vào chủ thể sử dụng đất để phân chia thẩm quyền. Trong đó, Ủy
ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư; trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban
nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu
hồi đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân
nước ngoài và giao đất, cho thuê đất theo dự án cho chủ đầu tư trong cùng một

quyết định. Trong thời hạn không quá ba (03) ngày, kể từ ngày nhận được phương
án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi
thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã
phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường tại trụ
16

Ví dụ: lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người đồng bào dân tộc, một số người dân miền xuôi đã thuê người
dân tộc trồng cây, cất nhà trên đất đã công bố quy hoạch mà người dân tộc đứng tên để thu lợi từ bồi thường.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

12

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi;
gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi, trong
quyết định phải nêu rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, về bố trí nhà hoặc đất tái định cư
(nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và thời gian bàn giao đất
đã bị thu hồi cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng. Trong
thời hạn hai mươi (20) ngày, kể từ ngày Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải
phóng mặt bằng thanh toán xong tiền bồi thường, hỗ trợ cho người bị thu hồi đất
theo phương án đã được xét duyệt thì người có đất bị thu hồi phải bàn giao đất cho
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Luật quy định sau khi nhận bồi thường, trong vòng hai mươi (20) ngày thì
người dân phải bàn giao đất nhưng thực tế có những hộ đã nhận xong tiền bồi
thường lại không chịu giao đất, có hộ không đồng ý với giá bồi thường dẫn đến

khiếu nại, khiếu kiện kéo dài.
Bước 4: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)
Việc cưỡng chế thu hồi đất theo quy định tại khoản 3 Điều 39 của Luật Đất đai
năm 2003 chỉ được thực hiện khi có đủ 5 điều kiện: thực hiện đúng trình tự, thủ tục
về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quá ba mươi (30) ngày, kể từ thời
điểm phải bàn giao đất mà người có đất bị thu hồi không bàn giao đất cho Tổ chức
làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; sau khi có sự vận động thuyết phục
của đại diện của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng, Ủy ban
nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi có đất thu hồi nhưng người có đất
bị thu hồi không chấp hành việc bàn giao đất đã bị thu hồi cho Nhà nước; có quyết
định cưỡng chế của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật đã có hiệu lực thi hành; người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng
chế.
Sau mười lăm (15) ngày, kể từ ngày giao trực tiếp quyết định cưỡng chế hoặc ngày
niêm yết công khai quyết định cưỡng chế mà người bị cưỡng chế không bàn giao
đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượng cưỡng chế thu hồi đất
theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP đã có nhiều cải tiến, đáp ứng kịp thời
những vướng mắc của chủ đầu tư, của người dân. Nghị định đã bắt đầu tính đến sự
cân đối lợi ích giữa các bên chủ thể, rút ngắn bớt trình tự thủ tục thu hồi đất làm cho
thủ tục thông thoáng, gọn nhẹ. Tuy nhiên, trình tự thủ tục thu hồi đất chỉ được ghi
nhận tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP do Chính phủ ban hành - cơ sở pháp lý còn
thấp so với các văn bản khác (ví dụ như: Luật trưng mua, trưng dụng tài sản năm
GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

13

SVTH: Lê Thị Diệu



Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2008 do Quốc hội ban hành). Các văn bản hướng dẫn về trình tự thủ tục này thường
thay đổi tạo ra sự không công bằng giữa các chủ thể có đất bị thu hồi khi tính mức
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo văn bản mới có lợi hơn so với văn bản cũ. Đồng
thời mảng thu hồi đất là một mảng quan trọng bao gồm những nhóm quan hệ xã hội
liên quan trực tiếp đến người dân trong cả nước. Với quan niệm truyền thống “an
cư, lạc nghiệp” gần như không ai muốn di dời nếu không vì mục tiêu chung lớn
hơn. Vì vậy về lâu dài cần phải có một đạo luật riêng về thể thức thu hồi đất ổn
định, trọn vẹn, có tầm điều chỉnh sát hợp hơn vì những nội dung thu hồi đối với các
tài sản gắn liền với đất vượt ra ngoài phạm vi điều chỉnh của Luật đất đai hiện
hành17.

17

TS. Phan Trung Hiền: Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch và chế định trưng dụng đất trong
pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 3, 2011, tr. 19, 20.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

14

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
CHƯƠNG 2
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH CÓ ĐẤT BỊ THU HỒI TRONG QUÁ TRÌNH

THU HỒI ĐẤT, BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ
2.1. Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá
trình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
2.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi
Vi phạm hành chính là một dạng vi phạm pháp luật rất dễ xảy ra với số lượng
lớn. Bởi vì hành vi vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, song nhiều người vi phạm
chỉ là do vô tình, sao nhãng, không quan tâm đến pháp luật, thậm chí vi phạm mà
không biết là mình vi phạm (lỗi vô ý). Việc xác định rõ khái niệm vi phạm hành
chính luôn có tính cần thiết trong hoạt động áp dụng pháp luật để phân biệt vi phạm
hành chính với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác và cũng là để xác
định một hành vi vi phạm pháp luật cụ thể nào đó trên thực tế là vi phạm hành
chính18.
Định nghĩa vi phạm hành chính được nhắc đến lần đầu tiên tại Điều 1, Pháp
lệnh xử phạt hành chính do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 30/11/1989, có hiệu
lực ngày 01/01/1990, theo đó: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức
thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà
không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành
chính”.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 không đưa ra định nghĩa về vi
phạm hành chính một cách trực tiếp nhưng khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh này đã
định nghĩa vi phạm hành chính một cách gián tiếp, theo đó: “Xử phạt vi phạm hành
chính được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các
quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo
quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
Ngày 2/7/2002 Quốc hội ban hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thay thế
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995. Lần này định nghĩa về vi phạm
hành chính vẫn thể hiện gián tiếp tại Khoản 2, Điều 1: “Xử phạt vi phạm hành chính
được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ
chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà


18

TS. Nguyễn Thị Thủy, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 206.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

15

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt
hành chính”.
Tuy có sự khác nhau về cách diễn đạt, quan niệm về vi phạm hành chính trong
các văn bản pháp luật đều thống nhất với nhau về dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành
chính. Từ cách quy định pháp luật hiện hành có thể định nghĩa vi phạm pháp luật
hành chính:
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và
theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính19.
Như vậy, dựa trên khái niệm chung về vi phạm hành chính, có thể định nghĩa vi
phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình trong quá trình thu hồi đất, bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư như sau:
Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất là hành vi do cá nhân, hộ gia đình thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước về đất đai, về xây dựng, về quy tắc mật độ
cây trồng mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt hành chính.

2.1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất
bị thu hồi
Vi phạm hành chính rất đa dạng, phong phú nên để xác định hành vi vi phạm
hành chính cụ thể của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi cần nghiên cứu kỹ
lưỡng các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính. Các dấu hiệu cơ bản của vi
phạm hành chính có mối liên hệ pháp lý chặt chẽ với nhau tạo thành vi phạm hành
chính; cũng là yếu tố làm tiêu chí để phân biệt vi phạm hành chính với vi phạm
pháp luật khác. Dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính bao gồm bốn yếu tố: mặt
khách quan, mặt chủ quan, chủ thể và khách thể.
Mặt khách quan20
Là những biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan của hành vi vi phạm hành
chính. Mặt khách quan bao gồm: hành vi, thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện,
mối quan hệ nhân quả, trong đó yếu tố có hành vi vi phạm là yếu tố bắt buộc, thể
hiện:

19

TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính 2, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.10, 11.

20

TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính 2, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.11, 12.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

16

SVTH: Lê Thị Diệu



Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Hành vi vi phạm hành chính: là những biểu hiện của con người hoặc tổ chức
tác động vào thế giới khách quan dưới những hình thức bên ngoài cụ thể gây tác hại
đến sự tồn tại và phát triển bình thường của trật tự quản lý nhà nước. Những biểu
hiện này được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động bởi ý thức và ý
chí của chủ thể vi phạm hành chính.
- Hành vi vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, chủ thể vi phạm hành
chính bằng hành động hay không hành động thực hiện những hành vi mà pháp luật
cấm hoặc không thực hiện những gì mà pháp luật quy định. Tính chất trái pháp luật
của hành vi xét về mặt hình thức nó thể hiện ở các dạng sau đây:
+ Làm một việc (hành động) mà pháp luật cấm không được làm.
+ Không làm một việc mà pháp luật đòi hỏi phải làm (nghĩa vụ pháp lý);
+ Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn pháp luật cho phép.
Ở đây hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi chính
là việc cá nhân, hộ gia đình đã thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm, gây tác
hại đến trật tự quản lý nhà nước như: nhiều cá nhân, hộ gia đình đã lén lút xây dựng
nhà ở tạm bợ; các công trình phụ như tường rào, giếng nước, ao cá, chuồng gà, xây
mộ giả hoặc trồng xen canh nhiều loại cây (cam sành, chuối, khóm, cau,…) với mật
độ dày đặc trên đất đã công bố quy hoạch. Hành vi đó đã làm thay đổi hiện trạng
quy hoạch, gây khó khăn cho quá trình kiểm đếm.
- Hậu quả của hành vi trái pháp luật: là trật tự quản lý của nhà nước bị hành vi
vi phạm hành chính tác động tới, gây xâm hại. Tuy nhiên, do đa số các hành vi vi
phạm hành chính là hành vi có cấu thành hình thức nên hậu quả phải được xem là
trật tự đã vi phạm, chứ không cần có hậu quả nhất định nào đó trên thực tế. Ví dụ:
hành vi điều khiển xe máy vượt đèn đỏ là hành vi vi phạm hành chính, không cần
xét tới hậu quả có xảy ra hay không, mà chỉ xét đến trật tự đã vi phạm là hành vi
vượt đèn đỏ.
- Quan hệ nhân quả: là mối quan hệ giữa hành vi vi phạm hành chính và hậu
quả của vi phạm hành chính, trong đó hậu quả của vi phạm hành chính có tiền đề

xuất hiện của nó là hành vi khách quan của vi phạm hành chính. Việc xác định mối
quan hệ nhân quả cần phải có những căn cứ nhất định. Cụ thể:
+ Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả xâm hại của quan hệ xã
hội về mặt thời gian;
+ Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng được khả năng thực tế làm phát sinh
hậu quả xâm hại quy tắc quản lý nhà nước;
GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

17

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
+ Hậu quả xâm hại đã xảy ra phải chính là sự hiện thực hóa khả năng thực tế
làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như: địa điểm, thời gian, phương tiện
công cụ… của vi phạm hành chính. Đây không phải là những dấu hiệu có ý nghĩa
quyết định trong mọi cấu thành vi phạm. Trong một số trường hợp cụ thể chúng sẽ
trở thành dấu hiệu bắt buộc, có ý nghĩa, làm tăng hoặc giảm mức độ của hành vi vi
phạm hành chính. Ví dụ: hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo trong
khoảng thời gian từ 22h đến 5h sáng; hành vi dùng ô, điện thoại, thiết bị âm thanh
khi điều khiển xe máy và ngồi trên xe máy.
Còn riêng đối với việc vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị
thu hồi thì gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, mật độ cây trồng là dấu hiệu cấu
thành bắt buộc đối với hành vi vi phạm.
+ Thời gian và địa điểm: hành vi trồng cây, xây dựng được thực hiện trên đất
của cá nhân, hộ gia đình sau khi công bố quy hoạch có quyết định thu hồi đất.
+ Mật độ cây trồng: dày đặc, trồng xen nhiều loại cây trên đất quy hoạch. Ví dụ:

theo quy định về bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì
mật độ đối với cây cam mật, cam sành là 2,5m * 2,5m, cây cau là 2m * 2m, cây
mận là 3m * 3m21,… Đối với những loại cây được trồng với tính chất đối phó quy
hoạch thì không được bồi thường và áp dụng phương pháp mật độ cây trồng để tính
bồi thường.
Mặt chủ quan22
Là những quan hệ tâm lý bên trong của cá nhân vi phạm hành chính. Dấu hiệu
tập trung cơ bản nhất của mặt chủ quan là yếu tố lỗi.
Lỗi là trạng thái tâm lý của một người khi thực hiện hành vi vi phạm hành
chính, biểu hiện thái độ của người đó đối với hành vi của mình.
Lỗi trong vi phạm hành chính bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý:
+ Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính là thái độ tâm lý của một người khi thực
hiện hành vi trái pháp luật hành chính nhận thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc
nhưng lại có ý thức xem thường mặc dù họ hoàn toàn có khả năng xử sự đúng theo
nghĩa vụ đó.

21

Phụ lục 2, Quy định bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố Cần Thơ, ban hành kèm
theo Quyết định số 12/ 2010/QĐ-UBND ngày 04/02/2010 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

22

TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính 2, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.12.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

18

SVTH: Lê Thị Diệu



Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
+ Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính là lỗi của một người khi thực hiện hành vi
trái pháp luật hành chính do vô tình hoặc thiếu thận trọng mà đã không nhận thức
được những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, mặc đù họ có khả năng và điều kiện xử sự
theo đúng nghĩa vụ này.
Trong đó lỗi là một dấu hiệu cơ bản, bắt buộc phải hiện diện trong mọi cấu
thành của hành vi vi phạm pháp luật, có ý nghĩa quyết định đến các yếu tố khác
trong mặt chủ quan của vi phạm hành chính. Vì vậy, các trường hợp loại trừ yếu tố
lỗi sẽ không đủ các dấu hiệu cần thiết để xác định là hành vi vi phạm pháp luật. Ví
dụ: sự kiện bất ngờ, tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng…
Dưới góc độ Luật hành chính Việt Nam yếu tố lỗi có đặc điểm đặc thù so với
yếu tố lỗi trong tội phạm hình sự. Cụ thể là yêu cầu về yếu tố lỗi không khắt khe
như xác định lỗi trong tội phạm. Bởi vì nếu khi xác định tội phạm, lỗi cần phải được
xem xét một cách chính xác và xác định cho được hình thức và mức độ lỗi thì khi
xử phạt hành chính chỉ cần xác định lỗi theo nghĩa người vi phạm biết hoặc có thể
biết tính chất sai trái của mình là đủ để xác định có vi phạm hành chính xảy ra. Đa
số lỗi trong vi phạm hành chính là do thiếu thận trọng, vô tình hay cùng lắm là coi
nhẹ nghĩa vụ pháp lý23.
Tuy nhiên mức độ của lỗi thì tùy trường hợp để xem xét. Thậm chí, trong rất
nhiều cấu thành của vi phạm hành chính, khi truy cứu cũng không cần xem xét mức
độ lỗi là lỗi cố ý hay vô ý. Ví dụ: hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao
thông.
Mục đích, động cơ của vi phạm hành chính là dấu hiệu không bắt buộc phải có
trong mọi cấu thành của vi phạm hành chính. Nó chỉ có ở một số cấu thành nhất
định, tồn tại ở một số hành vi với lỗi cố ý. Ví dụ: Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10
triệu đồng đối với chủ phương tiện, người điều khiển các loại phương tiện chuyên
chở người nhập cảnh, xuất cảnh trái phép. Hoặc hành vi trốn trên các phương tiện

xuất cảnh, nhập cảnh nhằm mục đích vào Việt Nam hoặc ra nước ngoài là vi phạm
hành chính24.
Như vậy đối với hành vi đối với việc vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia
đình có đất bị thu hồi thì họ thực hiện hành vi với lỗi cố ý, không thể là lỗi vô ý.
Bởi vì, họ thực hiện hành vi “ăn gian” tiền bồi thường của nhà nước nhằm mục đích
trục lợi cho bản thân.
23

TS. Nguyễn Thị Thủy, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 212, 213.

24

Điểm a Khoản 5 Điều 22 và khoản 3, Điều 22 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP.

GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

19

SVTH: Lê Thị Diệu


Vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi trong quá trình
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Chủ thể25
Chủ thể của vi phạm hành chính bao gồm: các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội, đơn vị kinh tế; các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam; công dân Việt
Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch; gọi chung là cá nhân, tổ chức. Do
vậy, cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi cũng là chủ thể của vi phạm hành chính.
Tất cả các chủ thể trên phải đủ năng lực chủ thể, tức là phải có năng lực pháp
lực và năng lực hành vi.

- Đối với tổ chức nói chung, năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện
cùng lúc từ khi tổ chức đó có quyết định thành lập hoặc công nhận hoạt động hợp
pháp. Vì vậy, cả hai loại năng lực này cùng chấm dứt khi tổ chức chấm dứt hoạt
động hoặc theo pháp luật buộc phải chấm dứt hoạt động.
- Đối với cá nhân, năng lực pháp luật phát sinh khi cá nhân đó ra đời và mất đi
khi cá nhân đó chết đi. Còn năng lực hành vi được phát sinh sau khi có năng lực
pháp luật mà tự mình có thể nhận thức và điều khiển hành vi bản thân, thể hiện
người đó thỏa mãn các điều kiện luật định; đạt đến một độ tuổi nhất định, không
mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng điều khiển hành vi. Trong
đó, độ tuổi có năng lực hành vi theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002,
đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008 (Điều 6) được xác định như sau:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là chủ thể vi phạm hành chính trong
trường hợp thực hiện hành vi vi phạm hành chính với lỗi cố ý;
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể vi phạm hành chính trong mọi
trường hợp.
Khách thể
Khách thể của vi phạm hành chính của cá nhân, hộ gia đình có đất bị thu hồi là
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, đó chính là các trật tự quản lý hành chính
nhà nước được ghi nhận tại các quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam như:
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2008 và các nghị định chuyên ngành: Nghị định số 23/2009/ NĐ-CP ngày 27 tháng
02 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh
bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; Nghị định số 105/2009/NĐ-CP
ngày 11 tháng 11 năm 2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Ví dụ: hành vi xây dựng không phép của chủ đầu tư (Khoản 2 Điều 11 Nghị định số
25

TS. Phan Trung Hiền, Giáo trình Luật hành chính 2, khoa Luật, Đại học Cần Thơ, 2009, tr.13.


GVHD: Ts. Phan Trung Hiền

20

SVTH: Lê Thị Diệu


×