LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
LỜI NÓI ĐẦU
Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một quyền dân sự đặc
biệt, chiếm giữ một vai trò quan trọng trong đời sống pháp luật nói riêng và đời sống
xã hội Việt Nam nói chung. Nó thể hiện những giá trị đạo đức tốt đẹp mang tính
truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Gìn giữ và phát huy những mối quan hệ chặt chẽ
giữa các thành viên trong gia đình, qua đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã
hội.
Lựa chọn nghiên cứu đề tài Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc,
người viết, trước hết mong muốn tìm hiểu về những quy định của pháp luật đối với
vấn đề. Vận dụng những quy định đó vào những trường hợp, giả thiết khác nhau để
có thể nắm bắt và vận dụng được một cách chính xác. Bên cạnh đó, qua việc giải
quyết các giả thiết, người viết cũng đưa ra các cách lý giải và phối hợp vận dụng linh
hoạt dụng các quy định có liên quan để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp mà nếu
như chỉ dựa theo một quy định duy nhất về quyền thừa kế đặc biệt này hoặc chỉ bám
sát vào câu chữ của luật thì không thể đạt được một kết quả thỏa đáng. Tuy nhiên,
Trungtrong
tâmphạm
Họcvi liệu
ĐHvăn
Cần
liệulạihọc
tập
nghiên
cứu
của luận
này, Thơ
người @
viếtTài
chỉ dừng
ở việc
vậnvà
dụng
những “công
cụ” đã có sẵn trong hệ thống pháp luật hiện hành để giải quyết hoặc lý giải các vấn
đề, hầu như rất hạn chế trong việc đưa ra các kiến nghị mới để hoàn thiện hệ thống
các quy định pháp luật. Điều này trước hết là do sự hạn chế của chính người thực hiện
luận văn vẫn chưa có khả năng khái quát được nhiều mặt khác nhau của vấn đề vì vậy
rất hạn chế trong việc đưa ra các giải pháp mới để tránh trường hợp giải pháp được
đưa ra thiếu tính khái quát và làm nảy sinh mâu thuẫn trong việc giải quyết các mặt
khác nhau của vấn đề. Trong quá trình thức hiện, do đề tài của luận văn hầu như rất ít
thu hút được sự quan tâm nên người viết cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm
các nguồn tài liệu liên quan để có thể tham khảo các ý kiến khác nhau của những nhà
nghiên cứu trước, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho phạm vi
của luận văn không được mở rộng mà chỉ tập trung vào nghiên cứu và lý giải những
vấn đề cơ bản nhất của quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo
đó, luận văn được phân chia thành những nội dung lớn như sau:
Lời nói đầu
Chương I: KHÁI QUÁT
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
Phần 1: Lý luận chung
Phần 2: Một số khái niệm cơ bản
Chương II: TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ
KHÔNG PHỤ THUỘC NỘI DUNG DI CHÚC
I.
Một số điều kiện cơ bản:
II.
Xác định giá trị của phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di
chúc
III.
Nhận định về việc xác định giá trị của phần thừa kế không phụ
thuộc vào nộ dung di chúc
IV.
Nhận di sản và một số vấn đề liên quan
Kết luận
Trong phạm vi luận văn, người viết không có tham vọng tìm hiểu được một
cách đầy đủ các vấn đề của quyền thừa kế đặc biệt này, song cũng cố gắng trong khả
năng của mình đưa ra các lý giải hoàn chỉnh nhất cho nhiều vấn đề khác nhau có thể
Trungxảy
tâm
Học
liệu
ĐHdụng
Cần
Thơ
liệu đưa
họcratập
nghiên
cứu
ra trên
thực
tế vận
pháp
luật.@
QuaTài
đó nhằm
đượcvà
những
hiểu biết
cơ
bản nhất về chế định thừa kế này, phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoàn thiện
pháp luật trong thời gian tới.
NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
2
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT
Phần 1: Cơ sở lý luận
I. Lý luận chung:
1. Quyền sở hữu-nguồn gốc của chế định Thừa kế:
Có thể nói khái niệm về sự sở hữu là một trong những khái niệm “không
bản năng” được con người biết đến sớm nhất, và cũng là một trong những nhân tố chủ
yếu nhất thúc đẩy xã hội loài người phát triển đi lên các hình thức tiến bộ hơn. Thật
vậy, không giống như việc ăn uống, lao động và nghỉ ngơi…được con người thực
hiện một cách tự nhiên, khái niệm về sự sở hữu không xuất hiện ngay. Nó được con
người biết đến một cách từ từ khi có sự dư thừa ngày càng nhiều các sản phẩm do sức
độngHọc
chung
củaĐH
cộngCần
đồng Thơ
người @
nguyên
ra. Một
đã lợicứu
dụng
Trunglao
tâm
liệu
Tàithuỷ
liệutạohọc
tậpsốvàngười
nghiên
địa vị xã hội của mình để chiếm giữ cho riêng họ phần của cải dư ra đó. Sự kiện một
số cá nhân chiếm giữ phần của cải dư ra đã làm xuất hiện hình thức sơ khai đầu tiên
của quyền sở hữu-sự chiếm hữu tư hữu, qua đó đưa xã hội loài người từ chế độ cộng
sản nguyên thuỷ đi lên một hình thức xã hội cao hơn kế tiếp. Quá trình vận động của
lịch sử tiếp sau đã cho thấy từ một nhóm người ban đầu, ý thức về sự chiếm hữu đã
được con người biết đến một cách rộng rãi hơn và rõ ràng hơn. Sự sở hữu dần dần
không còn ( mà chính xác hơn là không thể ) được hình thành từ sự chiếm đoạt phần
của cải dư thừa của xã hội, con người bắt đầu tìm cách giữ lại những tư liệu sản xuất
do chính mình làm ra. Sự tích luỹ phái sinh từ sở hữu tư hữu đã làm cho xã hội biến
đổi một cách sâu sắc. Đồng thời cũng cho thấy rằng chỉ khi sự sở hữu (mà cụ thể hơn
là sở hữu để tích luỹ) được gắn liền với thành quả lao động của cá nhân thì con người
mới thật sự có được động lực để lao động, xây dựng xã hội chung.
Tuy nhiên, trên thực tế, sự tích luỹ của một người chỉ có thể được người đó
thực hiện và hưởng thụ trong khi còn sống. Một người sau khi đã chết đi thì các quyền
lợi nào đó nếu như đã luôn gắn chặt với nhân thân của người đó tất nhiên cũng sẽ phải
chấm dứt. Sự sở hữu hay quyền sở hữu trong trường hợp này tất nhiên cũng không
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
phải là một ngoại lệ. Và như vậy, một khi con người không thể giữ được thành quả
tích luỹ của mình một cách vĩnh viễn thì dĩ nhiên họ cũng không có động lực gì để
thực hiện sự tích luỹ một cách quá tích cực. Thay vào đó là một sự tích luỹ vừa phải,
đủ để đáp ứng các nhu cầu được đặt ra trong quãng đời của mình và tất yếu sẽ không
thể có sự lao động tích cực, xã hội không thể phát triển đi lên được.
Tất nhiên không ai có thể sống vĩnh viễn, đến một lúc nào đó khả năng sở hữu
gắn liền với một cá nhân phải chấm dứt cùng với sự tồn tại của cá nhân đó.Tìm kiếm
giải pháp để bảo vệ vĩnh viễn quyền sở hữu của một người là không thực tế. Trong
trường hợp này, giải pháp hợp lý nhất là đưa ra các khả năng mà theo đó ý chí của
người chết mà có để lại tài sản sẽ được những người còn sống tôn trọng lần cuối cùng.
Theo cách này mặc dù vẫn không làm cho quyền lợi của người chết được giữ gìn cho
riêng họ, song với việc ý chí của người này được tôn trọng và thực hiện, họ có thể
quyết định các phần tài sản của mình một cách hợp với ý muốn nhất. Giải pháp này
chính là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của chế định về Thừa Kế, một chế
định quan trọng của ngành luật dân sự.
2. Sự hình thành của quyền sở hữu không phụ thuộc nội dung di chúc :
Trung tâm Học Sự
liệu
Cần
@ Tài
liệuđãhọc
tập
và nghiên
ra ĐH
đời của
chế Thơ
định Thừa
kế, như
đề cập
ở phần
trên, đượccứu
xem
như là một giải pháp bảo vệ tối thiểu cho quyền lợi của người chết mà có của cải để
lại. Biện pháp bảo vệ này, một cách không giới hạn, cho phép những ý muốn của
người này được tôn trọng. Qua đó những tài sản của người này được sử dụng hoặc di
chuyển theo đúng ý chí của họ mà không có ai có quyền can thiệp hoặc làm khác đi.
Thoạt trông có vẻ như quy tắc này hoàn toàn không có vấn đề gì do đã đảm bảo được
một cách tốt nhất những quyền lợi của người có tài sản để lại. Song trong những
trường hợp cụ thể, mà theo đó những ý chí của người có quyền được xem xét trong
mối quan hệ với các giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thì dường như cần thiết phải
có một giới hạn nhất định phải được đặt ra đối với quyền tự do ý chí của người này
nhằm đảm bảo cho mối quan hệ đó được cân bằng
Con người, một khi đã tồn tại, nhất thiết phải nằm trong mối quan hệ
huyết thống và nhân thân “gần gũi” với một hoặc một nhóm người. Những mối quan
hệ này dù trong bất kì hình thái xã hội nào đều được xem là những điều thiêng liêng,
ràng buộc các chủ thể với nhau trong mối quan hệ trách nhiệm nuôi dưỡng, bảo vệ lẫn
nhau. Giả thiết rằng người chết mà có để lại tài sản đã không quan tâm đến việc sử
dụng quyền của mình để thực hiện các nghĩa vụ đối với những người có mối quan hệ
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
4
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
như vừa nêu trên. Khi đó một mặt người này được xã hội tôn trọng và bảo vệ các
quyền lợi hợp lý, song ngược lại họ đã không tôn trọng các chuẩn mực chung của xã
hội. Sự công bằng đã không được đảm bảo. Giả thiết đã cho thấy rằng, thuộc tính
không có giới hạn trong việc thể hiện ý chí của người để lại tài sản không thể được áp
dụng trong tất cả mọi trường hợp. Trong những trường hợp cụ thể nào đó nó phải chịu
sự chi phối của một số điều kiện ràng buột. Nếu như những điều kiện đó không được
tôn trọng thì ý chí của người để lại tài sản sẽ không được thực hiện, hoặc được thực
hiện một cách không đầy đủ. Lý luận này là tiền đề của hàng loạt các quy tắc khác
được xây dựng bên cạnh các quy tắc cơ bản ban đầu trong quá trình hoàn thiện chế
định Thừa kế. Trong đó hệ quả trực tiếp nhất chính là sự ra đời của phần thừa kế bắt
buộc trong pháp luật về Thừa kế nói chung hay quyền thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc trong pháp luật về Thừa kế của Việt Nam nói riêng.
II. Ý nghĩa của quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc :
Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, về thực chất, là một quy
định đặc biệt của pháp luật về Thừa kế , có tác dụng làm hạn chế quyền tự do ý chí
của người để lại di sản trong việc quyết định phân phối tài sản cho những người thừa
Quy định
nhiên,Thơ
không@
đặtTài
ra một
hạn chế
khe đếncứu
mức
Trunghưởng.
tâm Học
liệunày,
ĐHtuyCần
liệusựhọc
tậpquá
vàkhắt
nghiên
chỉ định cụ thể việc phân phối phải được tiến hành chính xác đối với những đối tượng
cụ thể nhất định, mà nó chỉ đưa ra những điều kiện được dự đoán. Những điều kiện
này theo đó được xây dựng trên những cơ sở nhằm để bảo vệ những giá trị đạo đức
mà tư tưởng xã hội nói chung cho rằng cần thiết phải được duy trì.
Trong hệ thống pháp luật về Thừa kế của Việt Nam, cũng giống như hầu hết
các hệ thống pháp luật khác, các điều kiện được đặt ra đều để nhằm bảo đảm rằng một
khi các đối tượng có mối quan hệ chặt chẽ về mặt nhân thân với người để lại tài sản
không được hưởng một phần nhất định trong số tài sản được để lại thì ý chí của người
chết sẽ không được tôn trọng một cách triệt để. Và một tỷ lệ tài sản nhất định sẽ được
trao cho những đối tượng được dự liệu, trước khi nó được phân chia theo ý chí của
người để lại tài sản.
Tính chất của chế định này đã tạo ra cho nó một vị thế đặc biệt, không thể thay
thế hoặc loại bỏ được trong hệ thống các quy định pháp luật về Thừa kế nói chung.
Tuy nhiên không hoàn toàn giống như mục đích của các hệ thống luật ở phương Tây,
chủ yếu nhằm để bảo đảm yếu tố đời sống vật chất cho những đối tượng được hưởng
quyền. Sự hình thành và tồn tại của chế định đặc biệt này trong các hệ thống luật Á
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
đông nói chung chịu sự chi phối của hai yếu tố: đặc điểm của hoạt động kinh tế chủ
yếu là nông nghiệp hộ gia đình và khái niệm “gia đình” trong tư tưởng xã hội là một
yếu tố quan trọng phải được các thành viên bảo vệ và phát huy.
Đặc điểm sản xuất nông nghiệp hộ gia đình truyền thống đã làm cho nguyên
liệu, cũng như các tài sản giá trị mà cá nhân (hộ gia đình) có thể tích luỹ được thường
là đất canh tác. Loại tài sản này có giá trị lớn nhưng không nhiều, vì vậy việc phân
chia qua các thế hệ thường được tiến hành rất dè dặt và thận trọng. Thông thường đất
sẽ không được phân hẳn cho từng cá nhân mà được giao cho cá nhân canh tác nhưng
phần lớn “quyền hành” đối với đất đai vẫn thuộc sở hữu chung của hộ gia đình.Có thể
nói chính đặc điểm này đã làm cho yếu tố hộ gia đình trong các xã hội cũ của Việt
Nam trở thành một yếu tố quan trọng trong nề nếp sinh hoạt xã hội. Đạo đức xã hội
qua đó đã hình thành những quy tắc chung ngăn cản những hành vi đi ngược lại với
lợi ích chung của hộ gia đình, trong đó bao gồm cả việc sử dụng quyền để Thừa kế
làm cho tài sản của hộ bị di chuyển “ra ngoài”. Như vậy có thể nói rằng trong các xã
hội cổ, quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc không tồn tại một cách
chính thức mà nó được thừa nhận một cách mặc nhiên thông qua sự chi phối của yếu
tố đạo đức.
Quá trình xây dựng và phát triển đất nước trong các giai đoạn tiếp sau đã tạo ra
điều kiện cho sự du nhập của nhiều nền văn hoá nước ngoài mà đặc biệt là các nền
văn hoá phương Tây đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc trong sinh hoạt xã hội truyền thống
của Việt Nam: lối sống “đại gia đình” cũ dần dần bị thay thế bởi các gia đình một thế
hệ, yếu tố cá nhân ngày càng được coi trọng. Bên cạnh đó cá nhân đã có thể thực hiện
việc tích luỹ tài sản dưới nhiều hình thức đa dạng hơn, qua đó thúc đẩy việc lưu thông
của cải xã hội diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.…Tất cả những yếu tố đó đã làm
suy giảm mạnh mẽ sự chi phối của các tục lệ. Việc cá nhân thực hiện quyền tự do
định đoạt tài sản mà không quan tâm đến lợi ích chung chính đáng của “gia đình”
không còn được xem là một hành vi không thể chấp nhận được đối với xã hội. Sự biến
đổi này dần dần đi đến chỗ phủ nhận tính mặc nhiên của “quyền thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc” dưới sự chi phối của các chuẩn mực đạo đức xã hội. Do
đó để có thể đảm bảo được việc duy trì mối quan hệ bền vững của gia đình cũng như
ngăn chặn hiện tượng cá nhân đưa ra những quyết định về tài sản “quá” bất lợi cho gia
đình nói chung, chế định “thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc” đã được ghi
nhận trong hệ thống pháp luật thành văn của nhà nước. Sự ghi nhận chế định vì thế
không được xem như là một bước lùi trong sinh hoạt xã hội mà ngược lại nó cho thấy
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
6
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
sự quan tâm bảo vệ các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, đồng thời tạo ra cơ
sở pháp lý cụ thể cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan.
Phần 2: Một số khái niệm cơ bản :
I. Định nghĩa :
Xuất hiện muộn trong lịch sử phát triển của chế định Thừa kế ở Việt Nam,
quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một khái niệm pháp lý khá
mới mẻ. Tuy nhiên, chế định này dường như không thu hút được sự quan tâm nghiên
cứu của các nhà làm luật ở nước ta. Kể từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong Pháp lệnh
về Thừa kế ngày 30-8-1990 và được lấy lại trong Bộ luật dân sự 1995, hầu như có rất
ít các bài viết và công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong số ít các công trình
nghiên cứu đó cũng không đưa ra thêm một khái niệm nào về quyền pháp lý đặc biệt
này. Trong phạm vi luận văn này, người viết không nhằm đưa ra được một định nghĩa
có tính đầy đủ và chính xác nhất mà chỉ cố gắng khái quát các khía cạnh cơ bản của
vấn đề dựa trên các đặc điểm nổi bật của quyền được đề cập đến tại điều 672-BLDS,
Trungtrên
tâm
Học
ĐHcách
Cần
tậpnghĩa
và của
nghiên
cơ sở
sắp liệu
xếp một
hợp Thơ
lý các @
đặc Tài
điểm liệu
này đềhọc
ra định
quyền.cứu
Điều 672-BLDS: “ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần
ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được phân chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc
họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 645 hoặc tại khoản 1
điều 646 của Bộ luật này:
1- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
2- Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. ”
1. Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một quyền nhân
thân đặc biệt :
Tương tự như quyền thừa kế của cá nhân, quyền thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc là một quyền nhân thân gắn liền với cá nhân của người
mang quyền. Nó gắn liền với sự tồn tại của cá nhân và được đặc trưng bằng những
đặc điểm riêng của cá nhân đó. Là một quyền nhân thân, trước hết bản thân của quyền
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
pháp lý này không có giá trị của một loại tài sản. Nó không thể được đưa vào trong
các giao dịch tài sản, mà chỉ tạo ra khả năng cho chủ thể mang quyền tìm kiếm những
giá trị vật chất trong trường hợp cụ thể được pháp luật dự liệu. Ngoài ra, chủ thể
hưởng quyền cũng không thể chuyển quyền này cho chủ thể khác sử dụng một cách
có hiệu lực, do nó hoàn toàn không tồn tại một khi tách rời với các đặc điểm nhân
thân của người mang quyền.
Bên cạnh đó, quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cũng
không tồn tại ở tất cả các cá nhân mà nó chỉ được thừa nhận ở một số đối tượng nhất
định mà theo quan niệm xã hội có mối quan hệ “gần gũi” với người để lại di sản. Đặc
điểm này tạo ra sự phân biệt với quyền thừa kế của cá nhân và làm cho quyền thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc trở thành một quyền nhân thân đặc biệt: chủ
thể mang quyền chỉ được giới hạn trong một nhóm người nhất định. Điều này được lý
giải bởi các giá trị đạo đức xã hội là cơ sở hình thành nên chế định này. Nhắc lại rằng
các giá trị đạo đức đó cho rằng cá nhân có tài sản hoàn toàn có quyền tự do trong việc
quyết định để lại các tài sản của mình cho bất kì ai. Song đồng thời người này cũng có
trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, bằng chính những tài sản của mình, đối
với một số đối tượng có quan hệ nhân thân chặt chẽ với mình. Trên thực tế cũng
không thể nào thừa nhận quyền này cho toàn bộ cộng đồng đông đảo tất cả những
Trungngười
tâmcóHọc
ĐHthân
Cần
Tài
liệu(giống
họcnhư
tậpviệc
vàthừa
nghiên
cứu
quanliệu
hệ nhân
với Thơ
người @
để lại
di sản
nhận các
đối
tượng được hưởng thừa kế theo hàng thừa kế trong việc thừa kế theo pháp luật),
không những vì nó không có tính khả thi về mặt thực tế mà về mặt lý luận việc thừa
nhận đó sẽ đồng thời phủ nhận luôn quyền tự do ý chí của cá nhân trong việc để lại di
sản. Khi đó cá nhân luôn phải để lại tài sản của mình cho những đối tượng đã được dự
liệu trước mà không có quyền tự do lựa chọn người tiếp nhận di sản theo ý mình.
Như vậy, quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một
quyền nhân thân có tính chất cụ thể, chủ thể của nó luôn được giới hạn trong một
nhóm đối tượng mà các giá trị đạo đức xã hội truyền thống cho rằng người để lại di
sản phải có trách nhiệm nuôi dưỡng. Theo điều 672-BLDS nhóm chủ thể này là con
chưa thành niên hoặc đã thành niện nhưng không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ,
chồng.
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
8
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
2. Chỉ xuất hiện trong việc thừa kế theo di chúc:
Được hình thành trong nổ lực tìm kiếm giải pháp bảo vệ cho quyền lợi
hợp lý cho một số chủ thể khi người để lại di sản lạm dụng quyền tự do định đoạt của
mình trong việc để lại di sản. Quyền thừa kế không phụ vào nội dung di chúc, một
cách tất nhiên, chỉ có thể xuất hiện khi có sự thể hiện ý chí của người để lại di sản.
Nếu như người để lại di sản không thể hiện ý chí của mình, di sản sẽ được phân chia
theo pháp luật, toàn bộ di sản được chia thành những phần đều nhau cho những người
thừa kế được xếp theo thứ tự ưu tiên, mà trong đó những chủ thể của quyền thừa kế
đặc biệt này được xếp ở thứ tự ưu tiên cao nhất. Trong trường hợp này, nếu có một
chủ thể nào đó cho rằng quyền lợi của họ vẫn chưa được bảo đảm thì đó là do sự hạn
chế của chính khối di sản mà phần thừa kế của họ không có giá trị tài sản lớn chứ
không phải do quyền lợi của họ chưa được quan tâm đúng mức bởi người để lại di
sản. Cũng tương tự như trường hợp trên nếu như di chúc của người để lại di sản vì lí
do nào đó không được thực hiện ( bị thất lạc, không có hiệu lực, không hợp pháp…),
ý chí của người để lại di sản trong trường hợp này mặc dù đã được thể hiện song
không có giá trị trên thực tế, chủ thể của quyền không thể nói rằng quyền lợi của mình
bị ảnh hưởng bởi ý chí đó.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
3. Chỉ xuất hiện nếu quyền lợi của chủ thể mang quyền không được đảm bảo :
Chỉ có thể xuất hiện nếu như người để lại di sản thể hiện ý chí của mình
trong việc phân chia di sản bằng một di chúc có hiệu lực. Quyền thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung di chúc không hẳn luôn luôn tồn tại trong mọi trường hợp mà nó
chỉ xuất hiện một cách rất hạn chế trong những trường hợp người để lại di sản lạm
dụng quyền tự do của mình trong việc phân chia di sản. Tất nhiên bằng việc để lại di
chúc, người để lại di sản có toàn quyền trong việc phân chia khối tài sản của mình
thành những phần di sản không ngang bằng nhau về mặt giá trị, hoặc thậm chí truất
quyền hưởng di sản của một người nào đó mà không cần phải đưa ra bất kì lý do nào.
Trên thực tế, người để lại di sản luôn tận dụng quyền hạn đó và thực hiện việc phân
chia theo các suy nghĩ cảm tính. Điều này mặc dù đưa đến hệ quả không hay là các
phần thừa kế luôn có sự chênh lệch về mặt giá trị song vẫn có thể chấp nhận được nếu
như sự phân chia đó đảm bảo được quyền lợi hợp lý cho một số đối tượng mà theo
quan điểm đạo đức phải là những người đầu tiên được nhận các tài sản của người để
lại di sản.
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
Tuy nhiên, mặc dù điều kiện được đặt ra là các chủ thể của quyền thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc phải được đảm bảo quyền lợi hợp lý nhưng
điều đó cũng không tạo cho những chủ thể mang quyền có ưu thế so với người để lại
di sản. Trước hết họ không thể tự đưa ra các tiêu chuẩn về “giá trị hợp lý” để viện dẫn
quyền của mình, đồng thời “quyền lợi hợp lý” này một khi được hình thành cũng
không thể có giá trị quá lớn nếu không nó sẽ dẫn đến một nghịch lý: đặc quyền của
một người không phải là chủ sở hữu tài sản lại lớn hơn quyền sở hữu của chính chủ sở
hữu tài sản đó( ở đây là những người được nhận thừa kế theo các hình thức thừa kế
khác). Có thể thấy rằng hầu như đa số người để lại di sản theo di chúc đều dành một
phần tài sản nhất định cho những chủ thể đặc biệt nói trên, vì suy cho cùng đó chính là
những người có quan hệ gần gũi nhất với họ. Do đó quyền thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc không phải luôn luôn tồn tại trong tất cả các trường hợp thừa kế
theo di chúc, mà chỉ xuất hiện rất hạn chế, trong những trường hợp cá biệt khi người
để lại di sản tỏ ra quá “bất công” đối với những chủ thể mang quyền .
Kết luận: Từ những phân tích về các đặc điểm cơ bản có thể dễ dàng nhận
thấy rằng, mặc dù là một quyền lợi có tính tích cực, được hình thành nhằm bảo vệ
những giá trị đạo đức truyền thống song quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
di chúc là một quyền có tính “thụ động”. Nó không tạo cho chủ thể mang quyền khả
năng chủ động để tìm kiếm các quyền lợi chống lại quyền tự do định đoạt của người
để lại di sản trong việc phân chia di sản, tạo ra sự cân bằng về quyền lợi giữa các chủ
thể với nhau. “ Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một quyền
nhân thân có chủ thể hạn chế, là một nhóm đối tượng có mối quan hệ huyết thống
hoặc hôn nhân chặt chẽ với người để lại di sản, nhằm bảo vệ nhóm chủ thể này trong
các trường hợp người để lại di sản lạm dùng quyền tự do định đoạt việc phân chia di
sản làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp lý của họ”.
II. Tính chất :
1. Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một quyền mang
tính chất thừa kế theo pháp luật:
Được ghi nhận tại điều 672 của bộ luật dân sự 1995, quyền thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một chế định được xếp nằm trong phần Thừa
kế theo di chúc. Song những đặc điểm của nó đã cho thấy tính chất của quyền này là
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
10
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
một việc thừa kế theo pháp luật mà hoàn toàn không liên quan đến di chúc, cũng như
không mang tính chất tự do ý chí, nguyên tắc chủ đạo của thừa kế theo di chúc. Trước
hết, như đã nói ở phần trên, đây là một quyền chủ yếu mang tính “phòng ngự”, chủ
thể của quyền không thể tự do viện dẫn nó trong bất kì trường hợp nào theo ý chí của
mình để chống lại quyền tự do định đoạt của người để thừa kế.
Hơn nữa, chỉ nhằm để bảo vệ quyền lợi hợp lý của người hưởng quyền,
quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chỉ xuất hiện nếu như quyền lợi
của các chủ thể không được “quan tâm” đúng mức. Giá trị của “quyền lợi hợp lý”
cũng không được xác định theo ý chí của bất kì chủ thể nào mà được ấn định bằng
pháp luật theo sự chi phối của các giá trị chung tuỳ theo điều kiện xã hội. Quyền lợi
mà các chủ thể mang quyền được hưởng là do pháp luật thể chế hoá sự phủ nhận của
quyền lực nhà nước đối với ý chí của cá nhân người để lại di sản. Hay nói một cách
khác, một khi đã viện dẫn quyền thừa kế đặc biệt này để đòi hỏi quyền lợi của mình,
chủ thể mang quyền sẽ nhận được phần giá trị do hiệu lực của pháp luật đem lại, mà
hoàn toàn không liên quan đến những gì được thể hiện trong di chúc. Đặc điểm này
làm cho quyền thừa kế không phụ thuộtc vào nội dung di chúc mặc dù chỉ có thể xuất
hiện trong việc thừa kế theo di chúc song lại mang tính chất của việc thừa kế theo
pháp luật. Tính chất này đồng thời cũng tạo điều kiện cho người hưởng quyền nhận
Trungđược
tâmphần
Học
@màTài
liệu
tập do
vàdinghiên
giáliệu
trị lớnĐH
nhấtCần
trong Thơ
phạm vi
pháp
luậthọc
quy định,
sản được cứu
trước
hết phải phân chia theo pháp luật để xác định phần giá trị của quyền nên các phần tài
sản dành riêng hoặc chưa được phân chia trong di chúc cũng được tính đến mà không
được loại trừ như khi phân chia theo di chúc.
2. Một quyền thừa kế mang tính chất như một nghĩa vụ tài sản đặc biệt của
người để lại di sản :
Tính chất quyền thừa kế của quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc tồn tại một cách đương nhiên do đặc điểm tạo ra khả năng cho chủ thể
mang quyền có thể được nhận một phần giá trị tài sản từ khối di sản của một người đã
qua đời. Tuy nhiên, không hoàn toàn giống như quyền thừa kế của kế của cá nhân có
thể bị phủ nhận bởi người để lại di sản bằng cách lập di chúc. Quyền thừa kế đặc biệt
này một khi đã được viện dẫn thì không thể bị phủ nhận bằng bất cứ công cụ nào.
Giả định rằng khối di sản không có tài sản nợ nhưng người để lại di sản đã không
quan tâm đúng mức quyền lợi của các chủ thể của quyền thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc. Sự viện dẫn quyền của họ sẽ buộc khối di sản phải tách ra một phần
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
giá trị để thực hiện “trách nhiệm” trước khi thực hiện việc phân chia di sản theo di
chúc. Như vậy, giá trị của khối di sản được phân chia theo di chúc sẽ bị suy giảm do
sự xuất hiện của quyền thừa kế đặc biệt này. Ta nói quyền thừa kế này có tính chất
như là một nghĩa vụ tài sản. Chính tính bắt buộc phải được thanh toán của một nghĩa
vụ tài sản cùng với quyền được hưởng lợi trên toàn bộ giá trị của khối di sản với tư
cách là một người thừa kế đã dẫn đến hệ quả là việc thanh toán phần giá trị của quyền
này được ưu tiên thực hiện trên toàn bộ khối di sản, mà không bị phân chia thành
nhiều phần nhỏ như khi thanh toán một nghĩa vụ tài sản thông thường của người để lại
di sản, Điều này giúp cho người hưởng quyền dễ dàng nhận được phần giá trị di sản
của mình hơn do chỉ cần đòi hỏi quyền lợi của mình ở một người duy nhất, trong khi
người chủ nợ thông thường có thể phải gặp nhiều hơn một người để “thu hồi” quyền
lợi của mình.
III. Chủ thể :
Là một quyền thừa kế đặc biệt, được ghi nhận như một ngoại lệ của nguyên
tắc tự do ý chí trong việc thừa kế theo di chúc. Quyền thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc tất nhiên chỉ có thể được giới hạn trong những đối tượng được xã hội
là có
mối liệu
quan hệ
nhân
thânThơ
chặt chẽ
lại ditập
sản. và
Mà nghiên
do đó người
sau
Trungcho
tâm
Học
ĐH
Cần
@với
Tàingười
liệuđểhọc
cứu
này buộc phải để lại một phần tài sản nhất định của mình để thực hiện nghĩa vụ đối
với những đối tượng đó. Ngay trong nội dung của điều 672 đã có sự xác định cụ thể
về những đối tượng được hưởng quyền lợi đặc biệt này, đó là cha, mẹ, vợ, chồng và
con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Có thể
thấy rằng ở đây không có gì đáng bàn cãi trong việc xác định nhóm chủ thể của quyền
bởi vì đó chính là những đối tượng có mối quan hệ huyết thống và hôn nhân trực tiếp
nhất đối với người để lại di sản. Người có tài sản để lại theo truyền thống đạo đức xã
hội, không thể nào dùng tài sản của mình đem lại lợi ích cho những đối tượng khác
mà không màng đến quyền lợi của những người được xem là gần gũi nhất với mình.
Chúng ta còn lại vấn đề xác định tư cách của các chủ thể mang quyền
1. Các điều kiện chung :
Các chủ thể đặc biệt này là những đối tượng được nhận một phần giá trị
nhất định từ khối di sản nhờ viện dẫn một quyền pháp lý đặc biệt, do đó về cơ bản họ
là những người thừa kế của người để lại di sản. Vì vậy để có thể nhận được phần giá
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
12
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
trị có thể có, các chủ thể này trước hết phải có khả năng là người thừa kế. Tức là phải
còn sống khi mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau khi mở thừa kế nhưng đã thành
thai trước khi người để lại di sản chết, ngoài ra đồng thời họ cũng phải đáp ứng được
những yêu cầu được ghi nhận ở điều 646-BLDS.
Điều 646
“1. Những người sau đây không được hưởng di sản
a.
Người bị kết án về hàng vi cố ý xâm phạm tính mạng sức
khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người
để lại di sản, xâm phạm nghiên trọng danh dự, nhân phẩm
của người đó;
b.
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để
lại di sản;
c.
Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người
thừa kế khác nhằm hưởng một phần di sản mà người thừa kế
đó được hưởng;
d.
Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để
lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di
Cần
Thơ
Tàinhằm
liệuhưởng
họcmột
tập
vàhoặc
nghiên
chúc,
hủy @
di chúc
phần
toàn bộ cứu
di sản
trái với ý chí của người để lại di sản.
Trung tâm Học liệu ĐH
2. Những người nói tại khoản 1 điều này vẫn được hưởng di sản , nếu người
để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo
di chúc.”
Có thể dễ nhận thấy rằng các điều kiện được nêu trong khoản 1 của điều
luật được xây dựng trên cơ sở của những giá trị đạo đức được xem như là những yêu
cầu tối thiểu, cần phải có ở một người thừa kế làm cơ sở cho mối quan hệ của người
này với người để lại tài sản Mà do đó người sau này để lại tài sản của mình cho người
kia. Những yêu cầu này càng tỏ ra đặc biệt cần thiết đối với việc xác nhận tư cách các
chủ thể của quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc vốn là những đối tượng được
hưởng một quyền lợi đặc biệt do mối quan hệ nhân thân chặt chẽ với người để lại di
sản. Điều 672 đã đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết này bằng việc quy định rõ chủ thể
mang quyền sẽ không được hưởng phần di sản không phụ thuộc di chúc nếu là những
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
người không có quyền được hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 điều 646. Như
vậy, không giống như những người thừa kế bình thường khác, vẫn có thể được hưởng
di sản mặc dù đã rơi vào một trong các quy định của khoản 1 điều 646 do ngoại lệ
được ghi nhận ở khoản 2 của cùng điều luật. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc không còn cách gì để “cứu vớt” tư cách chủ thể của mình một khi đã vi
phạm những quy tắc được nêu ra trong khoản 1 điều 646. Và như vậy nếu như người
để lại sản không cho họ hưởng bất kì phần di sản nào theo di chúc thì những đối
tượng này sẽ trở thành người ngoài cuộc đối với toàn bộ khối di sản, kể cả những
phần chưa được định đoạt trong di chúc và được phân chia theo pháp luật.
2. Trường hợp bị truất quyền hưởng di sản:
Bị truất quyền hưởng di sản theo nghĩa của khoản 1 điều 651-BLDS,
một người thừa kế sẽ không thể trở thành người được nhận tài sản của di sản do ý chí
của người để lại di sản. Việc truất quyền hưởng di sản có thể được thể hiện một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp trong di chúc. Có nghĩa là người để lại di sản có thể truất
quyền hưởng di sản của một người thừa kế một cách trực tiếp bằng cách ghi rõ trong
di chúc việc không cho người này được hưởng di sản hoặc gián tiếp qua việc hoàn
không
cập đến
của người
đó trong
chúc.
Ta và
rút ra
được mộtcứu
tính
Trungtoàn
tâm
Họcđềliệu
ĐHquyền
CầnlợiThơ
@ Tài
liệu dihọc
tập
nghiên
chất quan trọng, người để lại di sản dù bằng hình thức trực tiếp hay gián tiếp cũng chỉ
có thể thực hiện quyền truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó bằng
cách lập di chúc. Do đó hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản này một cách tất
nhiên sẽ chỉ bó gọn trong phần di sản nào được phân chia theo di chúc. Đối với
những phần di sản được phân chia theo những hình thức thừa kế khác, người bị truất
quyền hưởng di sản theo di chúc nếu đáp ứng đủ các điều kiện xác định tư cách người
thừa kế của hình thức thừa kế đó thì vẫn được nhận phần di sản mà mình có quyền
được hưởng.
Chúng ta đều biết rằng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
trước hết là một quyền pháp lý đặc biệt có tính chất phủ định đối với sự tồn tại của di
chúc. Do đó nội dung của di chúc không thể gây ảnh hưởng đến tư cách chủ thể của
người được hưởng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Hơn nữa,
phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần thừa kế không có
tính chất của một phần thừa kế theo di chúc, do đó tất nhiên nó sẽ được thanh toán
theo những thủ tục nằm ngoài hiệu lực của quyền truất quyền hưởng di sản của người
để lại di sản. Hay nói cách khác, người được hưởng quyền thừa kế không phụ thuộc
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
14
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
vào nội dung di chúc vẫn có thể nhận phần thừa kế do việc viện dẫn quyền của mình
mặc dù có thể họ bị truất quyền hưởng di sản bởi di chúc. Ngoài ra, do việc truất
quyền chỉ làm mất đi tư cách người thừa kế theo di chúc, cho nên người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn có thể tham gia vào cộng đồng những
người thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản chưa được định đoạt bởi di chúc.
3. Từ chối hưởng di sản:
Đoạn cuối của điều 672 quy định “…trừ khi họ là những người không
được hưởng di sản theo quy định tại điều 645…”, như vậy người từ chối nhận di sản
cũng là người không được hưởng phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di
chúc(?). Câu chữ của điều luật và khái niệm về “từ chối nhận di sản” còn quá chung
chung, nên kết luận trên không hẳn là một suy luận chính xác.
Khái niệm “Từ chối nhận di sản” được hiểu một cách cơ bản là sự kiện
một người bày tỏ rõ ràng ý định không muốn nhận một phần tài sản từ khối di sản.
Thế nhưng liệu việc từ chối nhận một phần thừa kế được phân chia theo một hình
thức thừa kế nào đó có tác dụng phủ nhận một cách tổng quát tư cách chủ thể của một
người thừa kế hay chỉ phủ nhận tư cách chủ thể gắn với phần di sản bị từ chối. Vấn đề
Trungnày
tâm
Học
ĐHrõCần
@ Tài
tậphành.
và nghiên
chưa
đượcliệu
xác định
ràng Thơ
trong khuôn
khổliệu
pháphọc
luật hiện
Tuy nhiêncứu
bằng
suy luận logic chúng ta có thể nói rằng một khi đã có sự phân biệt rõ ràng phạm vi của
từng hình thức thừa kế riêng biệt và gắn liền với mỗi hình thức thừa kế đó đều xác
định một tư cách chủ thể riêng biệt thì việc từ chối nhận di sản cũng phải được xác
định hiệu lực một cách cục bộ riêng rẽ đối với từng hình thức thừa kế. Trong bối cảnh
quy định pháp luật có sự phân chia rõ ràng giữa việc thừa kế theo di chúc và theo
pháp luật, cũng như nêu rõ tư cách chủ thể của từng đối tượng được nhận di sản như
người thừa kế không phụ thuộc di chúc, người được di tặng…, có thể nói rằng việc từ
chối hưởng di sản của một người chỉ có thể có hiệu lực đối từng phần di sản cụ thể rất
hạn chế.
Như vậy cụm từ “…trừ khi họ là những người không được hưởng di sản
theo quy định tại điều 645…” phải được hiểu là người được hưởng di sản không phụ
thuộc vào nội dung di chúc sẽ chỉ không được hưởng phần di sản nếu như họ từ chối
hưởng chính phần di sản này. Ngoài ra việc tuyên bố từ chối hưởng di sản theo di
chúc, hay thậm chí là theo pháp luật cũng không có tác dụng làm cho người này mất
đi quyền được hưởng phần di sản đặc biệt này.
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
4. Vấn đề người thừa kế thế vị :
Điều 680-BLDS “ Trong trường hợp con của người để lại di sản chết
trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha mẹ cháu được
hưởng nếu còn sống; nếu cháu đã chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng
phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.” Chúng ta có hai
điểm cần lưu ý đối với vấn đề này là:
*. Phần thừa kế được trao là phần thừa kế được hưởng bởi quyền
của một người không còn sống
*. Người nhận thừa kế là người tiếp nhận tư cách chủ thể của
người đã chết để được nhận thừa kế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, chế định thừa kế thế vị đã tạo ra cho chủ thể của nó khả năng
tiếp nhận tư cách chủ thể của một người khác để được nhận phần di sản của người sau
này. Song chắc chắn rằng các đặc điểm nhân thân của người đã chết sẽ không thể nào
được người này tiếp nhận như là một phần của tư cách người thừa kế. Điều này được
Trungthể
tâm
Cần
@ đại
Tàitừliệu
cứu
hiệnHọc
rất rõliệu
ràng ĐH
qua việc
sử Thơ
dụng các
khác học
nhau tập
để chỉvà
chủnghiên
thể đã chết
và
người thừa kế thế vị của người đó trong điều 680. Đặc điểm này khi được xem xét
trong việc xác định tư cách chủ thể của quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc đã đưa đến một hệ quả bất lợi cho người thừa kế thế vị làm cho người này
không thể nhận được phần thừa kế không phụ thuộc di chúc của người được thế vị.
Nhắc lại rằng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội di chúc không
hoàn toàn giống như quyền thừa kế của cá nhân là một quyền nhân thân đơn thuần mà
nó có tính chất đặc biệt, do chỉ được hình thành trên cơ sở mối quan hệ nhân thân
“gần gũi” của người mang quyền đối với người để lại di sản. Không có mối quan hệ
đó thì không thể có được quyền thừa kế không phụ thuộc di chúc trong bất kì trường
hợp nào. Người thừa kế thế vị mặc dù tiếp nhận tư cách thừa kế nói chung của người
được thế vị, song do mối quan hệ nhân thân của người sau này đã biến mất cùng với
sự tồn tại của người đó nên không phải người thế vị không được tiếp nhận quyền thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của người được thế vị mà do ngay từ đầu nó
đã không còn tồn tại khi người được thế vị qua đời. Vấn đề thừa kế thế vị vì vậy
không thể được đặt ra trong trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc.
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
16
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
CHƯƠNG II:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG
PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC
I. MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN :
Được pháp luật thừa nhận như là một quyền năng pháp lý đặc biệt nhằm bảo
vệ quyền lợi của một số chủ thể đặc biệt, quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc tồn tại một cách đương nhiên và liên tục như là một quyền nhân thân của
các chủ thể đó. Tuy nhiên khó có thể hình dung rằng nó được các chủ thể này sử
dụng như là một “vũ khí” để chống lại người có tài sản để lại. Bởi vì điều này không
chỉ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những chủ thể được hưởng thừa kế theo di chúc
mà đồng thời nó cũng phủ nhận luôn nguyên tắc cơ bản của việc để thừa kế theo di
chúc, do ý chí của người để lại di sản được thể hiện trong di chúc hầu như không có ý
nghĩa gì trong tất cả mọi trường hợp. Để tránh rơi vào trường hợp đó, các nhà lập
xây dựng kèm theo chế định này một số điều kiện treo. Chỉ khi nào tất cả
Trungpháp
tâmđãHọc
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
những điều kiện này đồng thời xảy ra thì các chủ thể của quyền thừa kế đặc biệt này
mới có viện dẫn nó để bảo vệ cho quyền lợi của mình, mặc dù tư cách chủ thể của
quyền ở những người này đã phải được xác định và tồn tại ngay từ đầu.
Điều 672 quy định “ … vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của
một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di
sản ít hơn hai phần ba suất đó…”. Như vậy bên cạnh việc phải đáp ứng các yêu cầu
về tư cách chủ thể, các chủ thể của quyền còn phải đáp ứng thêm hai điều kiện khác
để có thể vận dụng quyền của mình, đó là điều kiện liên quan đến di chúc và điều kiện
liên quan đến giá trị phần di sản “được hưởng” theo di chúc đó.
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
1. Điều kiện liên quan đến di chúc :
1-1. Phải có di chúc :
Như đã được đề cập ở các phần trước, quyền thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung di chúc là một công cụ pháp luật có tính bảo vệ, chủ thể mang quyền
không thể sử dụng nó một cách tự do để đòi hỏi những phần di sản theo ý muốn của
riêng mình. Chủ thể mang quyền chỉ có thể viện dẫn quyền thừa kế đặc biệt này để
bảo vệ cho quyền lợi của mình một khi họ có được những bằng chứng rõ ràng về việc
nó đã không được tôn trọng. Điều này làm cho quyền thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc chỉ có thể xuất hiện nếu có sự tồn tại của di chúc. Bởi vì chỉ thông
qua di chúc ý chí của người để lại di sản mới được nhận biết và chỉ trên cơ sở đó một
chủ thể mới có cơ sở để xác định liệu quyền lợi hợp lý của mình có được tôn trọng
hay không. Tất nhiên, không phải trong tất cả các trường hợp có di chúc quyền thừa
kế đặc biệt đều có thể được viện dẫn, song đây chính là điều kiện đầu tiên để một chủ
thể có thể bắt đầu xem xét việc bảo vệ quyền lợi của mình, điều này khác biệt rất lớn
so với việc thừa kế theo pháp luật; ngay từ đầu ý chí của người có tài sản để lại không
tồn tại (hoặc không có giá trị), di sản được phân chia theo ý chí của nhà nước thành
giá trịĐH
ngang
bằng,
người
khôngvà
thểnghiên
viện dẫn quyền
Trungnhững
tâm phần
Họccóliệu
Cần
Thơ
@được
Tàihưởng
liệu quyền
học tập
cứu
vì cho rằng quyền lợi của mình không được tôn trọng bởi người có tài sản để lại.
1-2. Di chúc phải có hiệu lực :
Ý chí của người để lại di sản chỉ có thể được thể hiện bằng việc để lại di
chúc dưới nhiều hình thức khác nhau. Song chắc chắn rằng chỉ khi một di chúc đạt
được các điều kiện luật định thì bản thân nó mới có giá trị và các ý chí của người để
lại di sản mới được thực thi. Ta biết rằng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc chỉ có thể xuất hiện nếu như có sự xuất hiện của di chúc, do đó một cách
tất nhiên các điều kiện để có giá trị thực hiện của di chúc cũng chi phối đến khả năng
hình thành của quyền thừa kế đặc biệt này. Di chúc, một khi, không đáp ứng được các
quy định của pháp luật thì không có giá trị, tất cả những ý chí của người để lại di sản
được ghi nhận trong di chúc đều không được thực hiện. Vì vậy quyền lợi của các chủ
thể được hưởng quyền thừa kế đặc biệt này không thể bị đe dọa bởi người có tài sản
để lại.
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
18
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
Trong trường hợp di chúc đã được lập hợp pháp song người lập di chúc
vẫn chưa qua đời thì di chúc cũng không có giá trị. Khi đó, di chúc chỉ là một cam kết
đơn phương mà điều kiện về thời điểm có hiệu lực vẫn chưa xảy ra. Người được
hưởng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc nếu như bằng cách nào
đó biết được nội dung bản di chúc đó không đảm bảo quyền lợi hợp lý của mình thì
cũng không thể làm gì khác hơn ngoài việc chờ đợi đến khi nó có hiệu lực. Điều này
được lý giải bởi hai yếu tố cơ bản:
Trước hết di chúc đó chỉ là một cam kết được lập do sáng kiến
của chính người có toàn quyền đối với khối tài sản (sẽ trở thành di sản)
mà không có sự thỏa thuận với một người nào khác. Do đó cũng giống
như việc hứa tặng cho một tài sản, nó không có tác dụng ràng buột
người này vào bất cứ nghĩa vụ nào cho đến khi người này thực hiện các
cam kết đó.
Trung tâm
Hơn nữa, nếu xem quyền lợi của chủ thể được hưởng quyền thừa
kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tồn tại ngay từ đầu cùng với
đặc điểm nhân thân của người này thì cho đến trước khi di chúc có hiệu
lực, quyền lợi đó vẫn chưa bị xâm phạm nên người này không thể chủ
động viện dẫn quyền thừa kế đặc biệt này để chống lại ý chí của người
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
để lại di sản.
2. Điều kiện liên quan đến giá trị phần di sản được hưởng :
Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một công cụ để
bảo vệ cho quyền lợi của một nhóm chủ thể đặc biệt. Các chủ thể đó, một khi có bằng
chứng rõ ràng về việc quyền lợi của mình đã không được đảm bảo đúng mức thì có
thể viện dẫn quyền pháp lý này để bảo vệ cho mình. Vấn đề được đặt ra là: Như thế
nào thì được xem là không được đảm bảo quyền lợi đúng mức? Tất nhiên sẽ không
có gì để nói nếu như di chúc không đề cập gì đến quyền lợi của các chủ thể đó hoặc
truất quyền hưởng di sản của họ. Không được nhận bất kì giá trị tài sản nào từ sản,
quyền lợi hợp lý của các chủ thể này đã bị phủ nhận hoàn toàn bởi ý chí của người để
lại di sản thông qua hiệu lực của di chúc. Chúng ta còn lại trường hợp người để di sản
có để lại một phần tài sản cho những người được hưởng quyền.
Được nhận một phần di sản, chủ thể của quyền thừa kế đặc biệt này
không thể nói người để lại di sản đã không quan tâm đến quyền lợi của mình. Tuy
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
nhiên liệu họ có quyền cho rằng phần tài sản được nhận theo di chúc đó chưa đủ và họ
phải được nhận một phần giá trị lớn hơn hay không? Câu trả lời dường như rất dễ
được kết luận, quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chỉ là một công
cụ mang tính bảo vệ, người được hưởng quyền không thể sử dụng nó để tìm kiếm
những giá trị tài sản có lợi theo ý chí của mình. Hơn nữa nếu thừa nhận khả năng đó
cho các chủ thể này thì có thể tất cả các việc phân chia thừa kế theo di chúc đều xảy
ra tranh chấp và phải nhờ đến sự can thiệp của thẩm phán để quyết định phần giá trị
hợp lý mà những người này được hưởng quyền là bao nhiêu. Để giải quyết vấn đề
này, các nhà làm luật đã đưa ra một tỷ lệ xác định để áp dụng chung cho mọi trường
hợp, điều 672-BLDS quy định “…bằng hai ba một suất thừa kế theo pháp luật, nếu di
sản được chia theo pháp luật…”. Tỷ lệ hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật là
một tỷ lệ hợp lý, bởi vì theo di chúc người được hưởng quyền vì một lý do nào đó đã
không được nhận di sản, phần di sản họ được nhận do sự can thiệp của pháp luật chỉ
là một ngoại lệ đặc biệt bắt nguồn chủ yếu từ quan niệm đạo đức xã hội. Vì vậy về
mặt nào đó chỉ phần thừa kế này chỉ nên mang một giá trị tượng trưng mà không thể
chiếm một phần quá lớn trong khối di sản nếu không chính nó sẽ phủ nhận hoàn toàn
nguyên tắc cơ bản của việc thừa kế theo di chúc: người để lại di sản có toàn quyền
quyết định việc phân chia khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Trung tâm Học Tóm
liệu lại,
ĐHchủCần
Thơ
@ Tài
liệu
họcphụ
tậpthuộc
và vào
nghiên
cứu
thể của
quyền
thừa kế
không
nội dung
di
chúc không thể tự mình viện dẫn quyền trong mọi trường hợp việc thừa kế được tiến
hành theo di chúc, họ chỉ có thể sử dụng nó khi quyền lợi của mình không được đảm
bảo đúng mức. Việc xác định mức độ cần phải được đảm bảo cho quyền lợi của các
chủ thể này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của họ, mà nó được pháp luật quy
định một cách cụ thể bằng hai phần ba một suất thừa kế theo pháp luật nếu di sản
được chia theo pháp luật.
II. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA PHẦN DI SẢN ĐƯỢC HƯỞNG DO QUYỀN
THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC:
1. Khái niệm “ hai phần ba một suất di sản theo pháp luật ” :
Được xây dựng dưới hình thức con số, phần di sản được hưởng do
quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc có vẻ như rất rõ ràng và có thể
được vận dụng một cách dễ dàng khi cần phải thực hiện các thủ tục thanh toán. Tuy
nhiên trên thực tế vấn đề lại tỏ ra khá phức tạp do tính chất đa dạng của khối di sản.
Một số người đã lợi dụng việc giải thích câu chữ để nói rằng phần giá trị của quyền
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
20
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chỉ liên quan đến phần di sản nào được
phân chia theo pháp luật, phần di sản đã được di chúc định đoạt không phải bị chia lại
trong quá trình xác định phần giá trị đó. Lập luận này đặc biệt tỏ ra có hiệu quả trong
trường hợp di chúc không định đoạt toàn bộ khối tài sản được để lại, khi đó khối tài
sản được để lại đó được chia thành hai khối di sản khác nhau và bị chi phối bởi hai
chế độ pháp lý khác nhau là thanh toán theo di chúc và thanh toán theo pháp luật.
Theo cách hiểu trên, chính khối di sản được phân chia theo pháp luật chứ không phải
toàn bộ tài sản được để lại là cơ sở để xác định phần thừa kế theo quyền thừa kế
không phụ thuộc nội dung di chúc. Lập luận này dĩ nhiên không phải là một lập luận
đúng, tính chất cơ bản nhất của quyền thừa kế này là nhằm chống lại ý chí của người
để lại di sản khi người này lạm dụng quyền của mình trong việc lập di chúc. Nếu bám
sát vào tinh thần đó thì có thể nói rằng chính phần di sản được phân chia theo di chúc
mới là phần di sản bị cắt giảm khi thanh toán phần giá trị của quyền thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Tuy nhiên, chúng ta lại có thể dễ dàng phủ nhận điều này bằng chính cơ sở lý
luận hình thành nên quyền thừa kế đặc biệt này. Người để lại di sản là người có nghĩa
vụ nuôi dưỡng các đối tượng là chủ thể của quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc bằng chính tài sản của mình. Hay nói cách khác, các chủ thể của quyền
Trungthừa
tâmkế Học
liệu
Cầnđược
Thơhưởng
@ Tài
liệu
tập
nghiên
cứu
đặc biệt
nàyĐH
có quyền
lợi từ
khốihọc
tài sản
củavà
người
để lại di
sản
do nghĩa vụ của người này đối với họ. “Quyền được nuôi dưỡng” của các chủ thể đó
không thể được xác định một cách cụ thể, gắn với một tài sản hay một phần tài sản cụ
thể trong khối tài sản của người có nghĩa vụ mà nó được hình dung như như một bộ
phận nào đó nằm trong khối. Vì vậy nếu như cần phải xác định phần giá trị của quyền
lợi đó thì nó phải được xác định trên toàn bộ giá trị của khối tài sản mà không thể loại
trừ bất kì tài sản nào thuộc quyền sở hữu của người có nghĩa vụ. Quyền thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc, hình thức thể hiện tối thiểu nghĩa vụ của
người để lại tài sản cũng phải được xác định trên cơ sở toàn bộ giá trị của khối di
sản của người đó.
2. Xác định phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc :
Không giống như việc thừa kế theo pháp luật, khối di sản trong việc
thừa kế theo di chúc bao gồm nhiều thành phần cấu tạo đa dạng: phần di sản để thừa
kế đã được định đoạt bằng di chúc, phần di sản chưa được định đoạt bởi di chúc, phần
di sản dành riêng cho việc thờ cúng, phần di sản di tặng…. Chính đặc điểm này đã
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
21
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
làm cho việc phân chia di sản theo di chúc, thông thường, gặp rất nhiều khó khăn.
Giá trị của phần di sản được hưởng theo quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc mặc dù được hình dung như là một thuật toán đơn giản, song do tính chất thừa
kế đồng thời liên quan đến cả việc thừa kế theo di chúc và việc thừa kế theo pháp
luật, nên chắc chắc sẽ không thể dễ dàng được xác định khi được đặt trong mối quan
hệ với những thành phần cấu tạo khác nhau của khối di sản theo di chúc. Hãy thử tìm
hiểu một số trường hợp cụ thể :
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
22
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
A. TRƯỜNG HỢP DI CHÚC KHÔNG CHO NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG QUYỀN
THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG DI CHÚC HƯỞNG DI
SẢN
A1. DI CHÚC KHÔNG CÓ DI SẢN THỜ CÚNG :
1. Trường hợp di chúc chỉ định đoạt một phần khối di sản :
Lập di chúc nhưng chỉ định đoạt một phần khối tài sản của mình, người
để lại di sản đẩy khối di sản vào tình trạng tồn tại đồng thời hai phần di sản mang tính
chất trái ngược nhau: phần di sản được đề cập đến trong di chúc sẽ được chia theo các
thủ tục thừa kế theo di chúc, phần chưa định đoạt được phân chia theo pháp luật. Cần
nhắc lại rằng nhóm các chủ thể được hưởng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc là những người được xếp vào hàng thừa kế đầu tiên trong việc thừa kế
theo pháp luật. Do đó chính họ sẽ là những người đầu tiên được nhận thừa kế từ phần
di sản được phân chia theo pháp luật. Như vậy đứng về mặt kinh tế đơn thuần, có thể
nói rằng các chủ thể này đã có được một sự đảm bảo nhất định từ người để lại di sản.
Vấn đề được đặt ra là liệu người được hưởng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc có được viện dẫn quyền của mình để đòi thêm phần thừa kế đặc biệt này
Trungsau
tâm
liệu
ĐH
Cần
Thơphân
@ Tài
liệupháp
họcluật
tậpdovà
nghiên
khi Học
đã nhận
phần
thừa
kế được
chia theo
chưa
được dicứu
chúc
định đoạt hay không và nếu có thì khối di sản nào sẽ phải thanh toán phần giá trị đó ?
Tất nhiên không thể có một câu trả lời phủ định, bởi không có gì có thể đảm bảo rằng
phần di sản được nhận từ việc thừa kế theo pháp luật đó đã đảm bảo được quyền lợi
tối thiểu của những người này. Chúng ta còn lại hai giải pháp: CÓ và CÓ THỂ CÓ.
Giải pháp thứ hai được xây dựng trên cơ sở của lý thuyết cho rằng quyền
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc chủ yếu nhằm tạo ra cho người hưởng
quyền khả năng được nhận một phần di sản tối thiểu trong trường hợp bị bất lợi bởi ý
chí của người để lại di sản và đó là một quyền có tính chất chống lại việc thừa kế theo
di chúc. Ngoài ra, lý luận này cũng cho rằng khi tổ chức thanh toán phần thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc, chỉ có chủ thể viện dẫn quyền và những người
được nhận di sản theo di chúc là những người có liên quan, người nhận thừa kế theo
pháp luật cũng như các phần thừa kế của họ là những đối tượng không có liên quan.
Như vậy, nếu người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc sau khi
được nhận phần thừa kế theo pháp luật đã nhận được phần thừa kế đạt đến giá trị bằng
hoặc lớn hơn giá trị 2/3 một suất thừa kế được quy định theo điều 672 thì xem như đã
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
được bảo đảm quyền lợi hợp lý mà họ có quyền được hưởng. Và như vậy, họ sẽ
không thể vận dụng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc để có thể
được nhận thêm những di sản khác bên cạnh phần thừa kế theo pháp luật đã được
nhận. Trong trường hợp ngược lại, nếu phần thừa kế được nhận theo pháp luật vẫn
chưa đạt được phần thừa kế đến giá trị tối thiểu theo luật định là “2/3 một suất thừa kế
theo pháp luật…” thì người được nhận thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
có thể viện dẫn quyền của mình để được nhận thêm một phần bù từ khối di sản được
chia theo di chúc để đạt được giá trị tối thiểu đó. Phần di sản chưa được di chúc định
đoạt sẽ chỉ phân chia thành những phần thừa kế cho những người thừa kế theo pháp
luật mà không phải bị cắt giảm để thanh toán phần thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc cùng với phần di sản được định đoạt trong di chúc.
Lý thuyết này tỏ ra không có tính thuyết phục do sự mâu thuẫn về mặt tư tưởng
của nó với cơ sở lý luận hình thành nên quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc. Ở các phần trước khi tìm hiểu về nguồn gốc hình thành của quyền thừa kế
không phụ thuộc vào di chúc, chúng ta đều thừa nhận rằng nó được bắt nguồn từ nhu
cầu gìn giữ các mối quan hệ gia đình truyền thống, và được xem như là nghĩa vụ nuôi
dưỡng của người có di sản để lại đối với một số người có mối quan hệ nhân thân chặt
chẽ với mình. Sự tồn tại của nó trong các hệ thống luật phương Đông nói chung có xu
Trunghướng
tâm thiên
Họcvềliệu
ĐH
Thơ
@ hiện
Tài một
liệunghĩa
họcvụtập
và nghiên
giá trị
đạoCần
đức hơn
là thực
vật chất
đơn thuần.cứu
Trên
cơ sở này, có thể khẳng định rằng quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc của một số chủ thể là một nghĩa vụ bắt buộc phải được thực hiện bằng chính tài
sản của người có nghĩa vụ. Nếu như người này thông qua việc lập di chúc đã không
cho thấy một cách rõ ràng nhận thức của mình về nghĩa vụ đó. Có lẽ đây cũng chính
là ý định của các nhà làm luật khi xây dựng điều 672, nội dung của điều luật đã ghi rõ
“… vẫn được hưởng một phần di sản…nếu như không được người lập di chúc không
cho hưởng di sản hoặc cho hưởng ít hơn 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật…”. Theo
đó, việc người hưởng quyền có được viện dẫn hay không quyền thừa kế đặc biệt của
mình hoàn toàn chỉ dựa trên phần giá trị thừa kế mà họ được nhận từ di chúc chứ
không phải dựa trên những gì mà họ được nhận từ khối di sản. Do đó trong trường
hợp tồn tại đồng thời hai khối di sản, người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc
nếu như đạt đủ các điều kiện để có thể viện dẫn quyền của mình thì chắc chắn sẽ nhận
được thêm phần thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản chưa định đoạt bởi di chúc
bên cạnh phần thừa kế được nhận không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Ngoài ra,
khi tìm hiểu về phạm vi để xác định giá trị của phần thừa kế này ở phần trước, chúng
ta đã xác định được rằng toàn bộ giá trị của khối di sản phải được sử dụng khi thực
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
24
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP 2003
SINH VIÊN:NGUYỄN XUÂN VIỆT BÌNH
hiện việc thanh toán chứ không phải chỉ riêng phần di sản đã được di chúc định đoạt.
Quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được thiết lập để chống lại ý chí
của người để lại di sản, chứ không nhằm chống lại quyền lợi của người được hưởng
lợi từ ý chí đó.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng chủ thể được hưởng quyền được nhận
một giá trị bằng tổng giá trị của hai phần di sản (phần di sảm được hưởng theo quyền
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và phần di sản được hưởng theo pháp
luật từ do có một phần di sản chưa được di chúc định đoạt). Nhiều lắm họ chỉ nhận
được phần hợp của hai khối di sản này. Điều này được lí giải bởi giá trị của phần
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được xác định trên cơ sở giá trị chung
của toàn bộ khối di sản, sự suy giảm giá trị của toàn khối di sản sau khi thanh toán các
phần thừa kế đó tất nhiên sẽ kéo theo sự suy giảm giá trị của các khối di sản thành
phần. Khi đó một phần giá trị của phần di sản được chia theo pháp luật đã di chuyển
vào trong giá trị của phần di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Nói cách
khác, nếu như một người được nhận đồng thời phần di sản không phụ thuộc vào nội
dung di chúc và phần thừa kế theo pháp luật thì sẽ luôn tồn tại phần giao của hai phần
thừa kế này, điều này làm cho người này không phải nhận được phần thừa kế là tổng
của hai phần thừa kế mà chỉ nhận được kết quả hợp của chúng
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Ví dụ : Toàn bộ khối di sản là 1200, được định đoạt theo di chúc cho Amột người ngoài gia đình 600, không định đoạt ½ còn lại là 600. B và C là hai người
thừa kế không phụ thuộc di chúc. Như vậy trên lý thuyết B,C sẽ được nhận mỗi người
một phần di sản theo pháp luật là 600:2=300 (1), ngoài ra họ được nhận thêm phần
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là 2/3*(1200:2)=400 (tổng giá trị phần
thừa kế di chuyển theo quyền thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là 800).
Tổng giá trị hai phần thừa kế mà mỗi người B và C nhận được theo trên là
400+300=700(a).
Tuy nhiên do toàn bộ khối di sản phải gánh chịu chung phần giá trị của
các phần thừa kế không phụ thuộc di chúc nên mỗi khối di sản thành phần (khối di sản
được chia theo di chúc và khối di sản được chia theo pháp luật) phải gánh chịu một
phần bằng tỷ lệ ½ tổng giá trị nghĩa vụ: ½ * 800=400. Như vậy, sau khi thanh toán
các phần thừa kế không phụ thuộc di chúc, giá trị của khối di sản phân chia theo pháp
luật còn lại là 600-400=200. Phần thừa kế được nhận theo pháp luật mà B,C được
nhận là 200/2=100(2); Khi đó tổng giá trị được nhận của B, C là 400+100=500(b). So
sánh hai giá trị của (1), (2) và (a),(b) ta thấy một phần giá trị của phần thừa kế theo
pháp luật đã di chuyển vào trong phần thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
TÌM HIỂU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUYỀN THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO
NỘI DUNG DI CHÚC
25