Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.32 KB, 20 trang )

A. MỞ ĐẦU.
Pháp luật thừa kế là một phần quan trọng trong bộ luật dân sự. Trong bất kỳ
chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọng trong các
chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các quyền của công dân.
Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời
sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà nước dù có các xu thế
chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ bản của công dân và
được ghi nhận trong Hiến pháp.
Những quy định về pháp luật thừa kế trong bộ luật dân sự đã góp công sức
không nhỏ trong việc ổn định và phát triển đời sống xã hội trong nhiều năm qua.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng
của các quan hệ xã hội, các vấn đề tranh chấp về thừa kế ngày càng gia tăng về số
lượng và phức tạp về nội dung, bởi vì giá trị của di sản thừa kế không chỉ đơn
thuần là là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà là quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phần, cổ phiếu...Nói đến thừa kế chắc hẳn
ai cũng nghĩ tới người thừa kế theo pháp luật hay người thừa kế theo di chúc. Tuy
nhiên có một loại thứ ba, vừa không phải là người thừa kế theo pháp luật cũng
không phải người theo di chúc đó là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc (Điều 669). Đây là một vấn đề quan trọng nhưng khá phức tạp của chế
định thừa kế. Chính vì vậy, để làm sáng tỏ thêm về vấn đề này em xin chọn đề tài
“người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn”.
1
B. NỘI DUNG.
I. Cơ sở lý luận về thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
1. Khái niệm thừa kế, quyền thừa kế.
“Sinh, lão, bệnh, tử” đó là quy luật của tự nhiên, con người sinh ra rồi một
ngày nào đó cũng phải chết đi không giống như tài sản có thể tồn tại vĩnh viễn hay
chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Bởi vậy, sự dịch chuyển tài sản của
người chết cho người còn sống đã tồn tại như một yêu cầu khách quan của xã hội
và được hiểu đó là việc thừa kế tài sản.


Khi nhà nước ra đời thì pháp luật – công cụ hữu hiệu giúp nhà nước quản lý
mọi mặt trong đời sống xã hội. Là một quan hệ ra đời và tồn tại từ rất lâu trong đời
sống xa hội, thừa kế được điều chỉnh khá hiệu quả bởi quy phạm pháp luật dân sự,
một ngành luật điều chỉnh mối quan hệ về tài sản mang tính chất ngang giá và giữa
các chủ thể bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý. Từ một phạm trù kinh tế mang
tính khách quan, khi được điều chỉnh bởi pháp luật quyền thừa kế đã đã trở thành
một phạm trù pháp lý mang tính chủ quan và bị ảnh hưởng bởi những điều kiện
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia.
Như vậy, xuất phát từ những quan hệ xã hội đời thường và được điều chỉnh
bởi các quy phạm pháp luật, quyền thừa kế được hiểu theo nhiều cách như sau:
- Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ việc dịch chuyển tài
sản từ người chết cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được thể hiện
trong di chúc hoặc theo ý chí của Nhà nước được thể hiện trong các quy phạm
pháp luật.
- Theo nghĩa hẹp: quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ
quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoắc có quyền hưởng di sản thừa
kế của người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, dưới góc độ pháp lý thì quyền thừa kế còn được hiểu là một quan
hệ pháp luật dân sự. Quan hệ này bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. Đây là
một loại quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh và có mối quan hệ mật thiết với
quan hệ sở hữu.
2. Khái niệm di chúc.
Việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống có thể được
thực hiện theo ý chí của người để lại di sản (thừa kế theo di chúc) nhưng cũng có
thể được thể hiện thông qua ý chí của nhà nước (thừa kế theo pháp luật). Xét về sơ
sở hình thành thì thừa kế theo di chúc xuất hiện sau thừa kế theo pháp luật. Vậy di
chúc và thừa kế theo di chúc là gì?
Theo Điều 646 BLDS năm 2005 thì “ Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân
nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, di chúc là sự

bày tỏ ý chí của một người định đoạt tài sản của mình để cho ai, tặng cho ai sau khi
chết, đây là ý chí mang tính đơn phương của người lập di chúc. Sự bày tỏ được thể
2
hiện bằng văn bản được gọi là di chúc viết tay hay còn gọi là chúc thư hoặc bằng
miệng thường là lời trăng trối trước khi chết. Tuy nhiên, theo quy định của pháp
luật thì vợ chồng có quyền lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung (Điều 663
BLDS năm 2005). Trường hợp này xuất hiện ý chí của cả hai vợ chồng (2 người)
nhưng vẫn là sự thể hiện tính đơn phương của di chúc vì vợ chồng là hai chủ thể
đúng về một phía trong việc lập di chúc để định đoạt tài sản cho những người thừa
kế. Nội dung của di chúc không đơn thuần chỉ là sự phân định tài sản một cách trực
tiếp mà còn chứa những nội dung mang ý nghĩa khi tiến hành việc phân chia tài
sản. Ví dụ: Ông A có ba người con, ông A có thể lập di chúc cho mỗi người 1/3 di
sản của mình hoặc ông A cũng có thể truất quyền thừa kế của con trai mình, di sản
sẽ được chia đều cho các con còn lại. Di chúc chỉ có hiệu lực khi nó thỏa mãn các
điều kiện của di chúc như lập di chúc trong trạng thái tinh thần minh mẫn và người
lập di chúc chết. Trong di chúc người lập di chúc có toàn quyền trong việc định
đoạt tài sản cũng như đưa ra các điều kiện cho người thừa kế.
3. Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
3.1 Cơ sở quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Từ trước cho đến nay, pháp luật của Việt Nam luôn tôn trọng, bảo vệ người
có tài sản di chúc lại cho người thừa kế của mình. Người lập di chúc có thể lựa
chọn bất cứ chủ thể nào đó để cho hưởng di sản theo di chúc: có thể là cá nhân, cơ
quan, tổ chức. Tuy nhiên, xét dưới góc độ đạo lý và dưới góc độ pháp lý thì cá
nhân phải có những “ nghĩa vụ” nhất định đối với một số đối tượng theo xác định
của pháp luật, bởi vì cũng có những trường hợp người lập di chúc không cho
những người mà mình có “nghĩa vụ” đối với họ được hưởng di sản. Pháp luật chỉ
can thiệp khi khi nào người có tài sản quá lạm dụng quyền chuyển giao tài sản của
mình mà lạm dụng tới quyền lợi đương nhiên của người thân nhất của mình. Chính
vì vậy, Điều 669 BLDS năm 2005 đã hạn chế một phần quyền của cá nhân trong
việc lập di chúc. Đó là người để lại di sản bắt buộc dành lại một phần di sản của

mình cho những người thân thuộc gần gũi:
“ Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản dược chia theo pháp luật, trong
trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc cho hưởng
phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di
sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di
sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
3.2. Điều kiện là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Điều 669 quy định người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
là những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Tuy
nhiên, không phải tất cả những người ở hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di
sản đều là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; để
3
được nhận phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc những người
này còn phải thỏa mãn các điều kiện:
- Người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di
sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật (2/3 một suất theo
luật được xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật)
- Không thuộc trường hợp những người từ chối nhận di sản theo quy định tại
Điều 642 BLDS
- Không thuộc trường hợp những người không có quyền hưởng di sản theo
quy định tại Khoản 1 Điều 643 BLDS
Khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nói trên, thì những người này sẽ được
hưởng một phần di sản tối thiểu bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp
luật mặc dù họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản.
3.3. Nghĩa vụ của người thừa kế không phụ thuốc vào nội dung của di chúc.
Nhận phần di sản được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc,
người thụ hưởng có nghĩa vụ thanh toán nợ di sản như tất cả những người thừa kế

khác, họ tiếp nhận không chỉ 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật mà họ
còn cả 2/3 suất đó trong tập hợp các khoản nợ.
3.4 Những lưu ý của quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc
Thứ nhất: Chỉ xác định người hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc để cho họ hưởng di sản nếu người này không được người để lại di sản cho
hưởng di sản (người để lại di sản truất quyền thừa kế của người thừa kế thuộc đối
tượng được hưởng không phụ thuộc vào nội dung của di chúc) hoặc cho hưởng
nhưng giá trị phần di sản được hưởng là quá ít (chưa bằng 2/3 suất của một người
thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật).
Thứ hai: đối tượng được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc bao gồm vợ hoặc chồng của người chết, con chưa thành niên (con trai, con
gái, con nuôi, con đẻ, con trong giá thú, con ngoài giá thú, dưới 18 tuổi); cha, mẹ
đẻ, cha, mẹ nuôi; con đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) không có khả năng lao
động.
Thứ ba: Sẽ không cho người thừa kế được hưởng di sản không phu thuộc vào
nội dung của di chúc nếu người thừa kế từ chối hưởng di sản (Điều 642 BLUS năm
2005) hoặc không có quyền hưởng di sản ( khoản 1 Điều 643 BLDS năm 2005).
Thứ tư: Đối với cách tính 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật để cho
người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng:
hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc xác định di sản để
chia, cá nhân suất để chia. Có quan điểm cho rằng một suất thừa kế được không
phụ thuộc vào người thừa kế nào đó có bị truất quyền hay không. Tuy nhiên nếu
theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005 thì có thể hiểu: nếu chia theo pháp luật thì
ai sẽ được hưởng hay nói cách khác là sẽ chia cho những ai. Do đó sẽ không bao
gồm người thừa kế bị truất quyền, từ chối quyền hoặc không có quyền hưởng di
4
sản. Người thừa kế theo Điều 669 có được hưởng di sản khi người để lại di chúc
truất quyền hưởng di sản hay không? Trước hết cần phải hiểu rằng người thừa kế
không được người để lại di chúc cho hưởng di sản bao gồm: người không được

người lập di chúc phân định cho một phần di sản nào và người bị người lập di chúc
truất quyền hưởng di sản. Từ đó, có thể hiểu người không được người để lại di
chúc cho hưởng di sản có thể không phải là người bị truất quyền nhưng ngược lại
thì đúng.
Thứ năm: Giả thiết có người thừa kế là đối tượng được hưởng di sản không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc nhưng họ lại vi phạm khoản 1 Điều 643 BLDS
quy định vể những người không được quyền hưởng di sản:
“a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về
hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm
trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong
việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một
phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
Tuy nhiên người lập di chúc vấn thể hiện ý chí (thông qua di chúc) cho người
này hưởng di sản (khoản 2 Điều 643) nhưng phần di sản họ được hưởng lại nhỏ
hơn 2/3 của một suất thừa kế thì họ có được hưởng 2/3 suất hay không? Ở đây
chúng ta thấy rằng nếu người lập di chúc cho người thừa kế hưởng di sản thì họ
không được quyền hưởng di sản thì nguồi này luôn luôn không được hưởng. Do đó
nếu người lập di chúc cho họ bao nhiêu thì họ cũng chỉ được hưởng bấy nhiêu, kể
cả ít hơn 2/3 của mỗi suất thừa kế theo pháp luật.
Thứ sáu: Khối di sản dùng làm căn cứ cho việc tính 2/3 suất của một người
thừa kế theo pháp luật có bao gồm di sản thờ cúng và di tặng hay không?
Điều 669 BLDS quy định: người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc sẽ được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật “được xác định
bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật”. Để xác định 2/3 suất của
một người thừa kế theo pháp luật ta phải giả định rằng: nếu không có di chúc thì

khối di sản này sẽ được chia như thế nào? Bởi vậy, phải lấy toàn bộ di sản thừa kế
(bao gồm cả phần di tặng và phần di sản dùng vào việc thờ cúng) chia cho tất cả
những người thừa kế theo pháp luật để xác định hai phần ba suất của một người
thừa kế theo pháp luật. Có như vậy mới bảo đảm được quyền lợi của những người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Thứ bảy: Việc cắt giảm phần di sản chia thừa kế, di tặng và di sản dùng vào
việc thờ cúng để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc sẽ được thực hiện theo thứ tự như thế nào?
5
Trước hết, chúng ta cần phải khẳng định: di sản thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung di chúc không phải là một khoản nợ của người để lại di sản. Vì nếu coi
đây là một khoản nợ (là nghĩa vụ tài sản) của người để lại di sản thì nó phải được
thanh toán theo thứ tự ưu tiên được quy định tại Điều 683 của BLDS năm 2005.
Do đây không phải là nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, nên phần di sản chia
thừa kế sẽ không phải đem ra thanh toán cho phần di sản này trước tiên. Để đảm
bảo quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, trong
trường hợp người lập di chúc không cho hoặc cho hưởng ít hơn 2/3 suất của một
người thừa kế theo pháp luật thì cả di sản chia thừa kế, di tặng và di sản dùng vào
việc thờ cúng sẽ bị cắt giảm đồng thời và theo tỷ lệ.
3.5. Ý nghĩa của việc quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào
nội dung của di chúc.
Thực chất, việc quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di
chúc là để bảo vệ lợi ích của những người thừa kế theo pháp luật ở hàng thứ nhất,
có quan hệ huyết thống trực hệ và quan hệ hôn nhân với người lập di chúc, phù
hợp với phong tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, cá nhân (chủ sở hữa tài sản
với tư cách là một thành viên của gia đình không thể bỏ qua lợi ích của những
người thân thiết nhất. Họ có quyền được hưởng 2/3 một định suất của người thừa
kế theo pháp luật trong trường hợp di sản được chia theo di chúc mà người lập di
chúc không cho họ hưởng thừa kế theo di chúc hoặc cho hưởng phần di sản ít hơn
2/3 một định suất của người thừa kế theo pháp luật. Có thể nói đây chính là sự giao

thoa giữa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Người được thừa kế theo Điều
669 BLDS không có tên trong di chúc và họ không được người lập di chúc cho
hưởng di sản nhưng vẫn giả sử di sản được chia theo pháp luật để xác định suất
thừa kế mà họ được hưởng. Ví dụ: A và B là hai vợ chồng họ có mộ con là C. A
chẳng may chết và đề lại di chúc cho con C toàn bộ di sản là căn nhà trị giá 60
lượng vàng, tuy nhiên căn cứ quy định trên, khi anh A qua đời thì con chị chỉ được
hưởng 40 lượng, chồng chị được hưởng 20 lượng. Bởi vì nếu chia theo pháp luật
(thừa kế hàng thứ nhất chỉ có 2 người) thì mỗi người được hưởng 60:2= 30 lượng,
mức hưởng thừa kế không phụ thuộc di chúc của chồng là 2/3 của 1 suất, tức 2/3 x
30 = 20 lượng, vậy người con chỉ còn 60 – 20 = 40 lượng. Hay trong trường hợp
hai vợ chồng lấy nhau được 10 năm và có hai con ( 9 tuổi và 3 tuổi). Người chồng
mất và để lại di chúc là để lại toàn bộ căn nhà trị giá 570 triệu người chồng xây
trước khi kết hôn cho em của người chồng. Bố mẹ chồng cũng đã mất từ lâu,
người vợ không di làm chỉ ở nhà chăm sóc hai con nên hiện giờ rất khó khăn. Giải
quyết trường hợp này chúng ta thấy: Vì bố mẹ chồng đã mất, người vợ và hai con
thuộc hàng thừa kế thứ nhất, cả hai con đều chưa thành niên nên căn cứ vào khoản
1 Điều 669 thì vợ và hai con là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
di chúc. Vì người vợ đã viết di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho người em trai, nên
người vợ và hai con mỗi người được hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo
6
pháp luật mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mà anh chồng để lại là
570 : 3 x 2/3 = 380/3. Người em trai của người chồng sẽ được hưởng phần di sản là
570- 380/3 x 3= 190 triệu đồng.
3. Vấn đề xác định hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp
luật.
Chia như thế nào để xác định một định suất thừa kế theo pháp luật ?. Về
nguyên tắc, một suất thừa kế theo luật là kết quả của một phép chia, trong đó số bị
chia là tổng giá trị di sản thừa kế mà như đã xác định thì di sản thừa kế là toàn bộ
di sản của người chết để lại sau khi đã trừ đi các nghĩa vụ về tài sản cảu người chết
để lại và các khoản chi phí có liên quan, số chia là tổng những người thừa kế theo

pháp luật (những nhân suất). Trong thực tế, việc xác định được một suất thừa kế để
từ đó xác định 2/3 của nó không đơn giản như chỉ đơn thuần như một phép chia số
học. Việc xác định xem ai là nhân suất còn có nhiều quan điểm khác nhau. Cần lưu
ý những người sau đây có phải là một nhân suất hay không: người không có quyền
hưởng di sản theo Điều 643, người thừa kế theo Điều 669 bị người để lại di chúc
truất quyền hưởng di sản, người từ chối nhận di sản. Việc người từ chối nhận di
sản thì họ sẽ không được nhận di sản nữa kể cả chia theo pháp luật. Tuy nhiên cần
phải xem xét trong những tình huống cụ thể sau :
- Những người không có quyền hưởng di sản theo Điều 643 BLDS: Những
người không có quyền hưởng di sản bao gồm cả những người thừa kế theo pháp
luật và những người thừa kế theo di chúc. Nhưng để được coi là một nhân suất để
tính một suất theo luật thì ta chỉ xem xét nếu họ là người thừa kế theo pháp luật của
người lập di chúc. Đây là những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có
những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức nên pháp luật không cho họ hưởng di
sản. Theo Điều 643, những người này bao gồm: “ a) Người bị kết án về hành vi cố
ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ
người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó; b)
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản; c) Người bị
kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một
phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; d) Người có
hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc;
giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ
di sản trái với ý chí của người để lại di sản.”
Những người này có được coi là nhân suất khi xác định một suất theo luật hay
không, hiện nay còn tồn tại hai quan điểm. Quan điểm thứ nhất cho rằng, đây là
những người đáng lẽ được hưởng di sản nhưng do có những hành vi trái đạo đức,
trái pháp luật nên họ bị pháp luật tước đi quyền hưởng di sản. Do đó, họ không còn
là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Vì vậy không được tính họ
vào nhân suất để xác định một suất theo luật. Quan điểm thứ hai cho rằng, cho dù
bị tước quyền hưởng di sản nhưng những người này vẫn phải được coi là nhân suất

để tính một suất theo luật vì nếu không như vậy dễ dẫn đến trường hợp “kỷ phần
7
bắt buộc” có thể ít hơn bằng hay thậm chí lớn hơn một suất của một người thừa kế
theo pháp luật trong trường hợp bình thường.
Theo em, quan điểm thứ nhất hợp lý hơn, bởi lẽ, cách tính 2/3 suất của một
người thừa kế theo pháp luật là giả định di sản được chia theo pháp luật. Nếu di sản
được chia theo pháp luật thì đương nhiên sẽ không thể chia cho những người bị
tước quyền hưởng di sản. Vì vậy, những người này không được coi là một nhân
suất để tính 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
- Những người bị người để lại di chúc truất quyền hưởng di sản: Đây là những
người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản. Nếu không có di chúc hoặc di
chúc vô hiệu, di sản được chia theo pháp luật thì đương nhiên họ sẽ được hưởng di
sản. Sở dĩ họ không được hưởng di sản bởi vì người lập di chúc đã truất quyền
hưởng di sản của họ. Vì vẫn là người thừa kế theo pháp luật của người để lại di
sản, nếu di sản được chia theo pháp luật họ vẫn được hưởng di sản thừa kế, do đó,
họ phải được coi là nhân suất khi tính một suất theo luật.
- Những người từ chối quyền hưởng di sản: Đây có thể là những người thừa
kế theo pháp luật cũng có thể là những người thừa kế theo di chúc. Họ có quyền
hưởng di sản theo pháp luật cũng như theo di chúc (nếu người lập di chúc cho họ
hưởng). Về vấn đề người từ chối hưởng di sản có được coi là nhân suất để xác định
2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật hay không theo chúng tôi phải chia
làm hai trường hợp:
+ Nếu người từ chối chỉ là người thừa kế theo di chúc (không thuộc diện và
hàng thừa kế, không có quan hệ hôn nhân, huyết thống nuôi dưỡng với người để lại
di sản) thì đương nhiên họ không phải là nhân suất khi xác định một suất thừa kế
theo luật (bởi lẽ nếu di sản được chia theo pháp luật thì không chia cho những
người này).
+ Nếu người từ chối nhận di sản là người thừa kế theo di chúc đồng thời là
người thừa kế theo luật của người để lại di sản thì cần phải xác định: nếu họ chỉ từ
chối việc nhận di sản theo di chúc thì họ vẫn là người thừa kế theo luật, do vậy, họ

là nhân suất để xác định một suất thừa kế theo luật; nếu họ từ chối việc nhận di sản
theo pháp luật thì họ không phải là người thừa kế theo luật nữa. Do vậy họ không
phải là một nhân suất khi xác định một suất thừa kế. Từ việc phân tích trên cho
chúng ta nhận thấy hiện đang còn nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định
2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Qua đó chúng ta cần xác định như sau:
Lấy tổng giá trị di sản thừa kế chia cho tổng nhân suất (trừ người đã bị tước, bị
truất, người từ chối theo luật đã từ chối toàn bộ). Vì vậy 2/3 của một định suất
được tính theo công thức: tổng giá trị di sản thừa kế chia cho tổng nhân suất thừa
kế rồi nhân với 2/3. Sau khi áp dụng công thức trên thì tính được 2/3 của một suất
thừa kế theo luật cụ thể là bao nhiểu thì việc trích từ phần di sản nào để cho người
thừa kế được.
Về vấn đề này, BLDS Cộng hòa Pháp có quy định rất rõ ràng: “Người thừa kế
khước từ di sản được coi như chưa bao giờ là người thừa kế” (Điều 785). Nếu theo
8

×