Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160 KB, 16 trang )

Đề tài: Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn.
LỜI MỞ ĐẦU
Với nguyên tắc: "Tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận", pháp luật nước ta
bảo đảm quyền tự do lập di chúc của người để lại di sản và theo đó thì người
để lại di sản có quyền truất quyền hưởng di sản của những người thuộc diện
thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, "tự do" đó phải phải phù hợp với quy định
của pháp luật. Nên để bảo vệ lợi ích của một số người trong diện những người
thừa kế theo pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp
của nhân dân ta, pháp luật đã hạn chế quyền định đoạt của người lập di chúc.
Chính vì điều này, nên em xin được lựa chọn đề tài: "Về người thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn". Sau
đây là những phân tích, tìm hiểu về đề tài này.
NỘI DUNG
I. Một số vấn đề lý luận về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung
của di chúc.
1. Khái quát về thừa kế, quyền thừa kế.
Khi nhà nước ra đời, mỗi nhà nước đều sử dụng một công cụ hữu ích để
quản lý xã hội là pháp luật. Là một quan hệ ra đời và tồn tại từ rất lâu trong
đời sống xã hội, thừa kế đã được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật dân
sự, một ngành luật điều chỉnh mối quan hệ về tài sản mang tính chất ngang
giá và giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý. Từ một phạm trù kinh tế
mang tính khách quan, khi được điều chỉnh bởi pháp luật quyền thừa kế đã trở
thành một phạm trù pháp lý mang tính chủ quan và bị ảnh hưởng bởi những
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia.
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế được hiểu là một chế định pháp luật bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ về dịch chuyển
tài sản của người chết cho những người còn sống khác theo ý chí của họ được
thể hiện trong di chúc hoặc theo ý chí của nhà nước được thể hiện trong các
quy phạm pháp luật. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết


1
Đề tài: Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn.
cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự nhất định, đồng thời quy
phạm pháp luật về quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa
vụ của người thừa kế.
Theo nghĩa hẹp, quyền thừa kế được hiểu là một quyền năng dân sự chủ
quan của chủ thể có quyền để lại di sản thừa kế hoặc có quyền hưởng di sản
thừa kế của người chết để lại theo ý chí của người đó hoặc theo quy định của
pháp luật.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó các chủ thể
có nhưng quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản,
trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những
người có quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản (trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác). Đối tượng của thừa kế là các tài sản,
quyền tài sản thuộc quyền của người đã chết để lại (trong một số trường hợp
người để lại tài sản có thể chỉ để lại hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản). Tuy
nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã chết không thể
chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng...) vì pháp luật quy định chỉ
người đó mới có quyền được hưởng. Quan hệ pháp luật dân sự về thừa kế là
quan hệ thừa kế được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Quan hệ này
cũng bao gồm chủ thể, khách thể và nội dung. Quan hệ thừa kế là quan hệ là
quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh được xác định là một quan hệ tuyệt
đối giống quan hệ sở hữu giống quan hệ sở hữu, trong đó chỉ xác định được
một bên chủ thể mang quyền là người để lại di sản hoặc những người thừa kế
còn các chủ thể khác là những người phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền để lại
di sản thừa kế hoặc những người thừa kế còn các chủ thể khác là những người
phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền để lại di sản thừa kế của họ.
2. Cơ sở và ý nghĩa của việc pháp luật quy định về người thừa kế không
phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di
chúc lần đầu tiên được quy định trong Thông tư 81 ngày 24/7/1981 của Tòa
2
Đề tài: Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn.
án nhân dân tối cao. Theo Thông tư này, nếu bằng di chúc người có di sản
định đoạt, vì lợi ích của người khác, một phần tài sản lớn hơn giá trị của di
sản trừ đi giá trị các “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thì các
phần di sản được hưởng theo di chúc sẽ bị cắt giảm theo yêu cầu của những
người này. Những người “thừa kế bắt buộc” bao gồm vợ, chồng; con chưa
thành niên, con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bố mẹ già
yếu và túng thiếu. Phần này được ấn định bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật.
Kế thừa các quy định tại Thông tư 81, Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 bổ
sung: 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật được tính bằng cách giả
định toàn bộ di sản được chia theo pháp luật (Điều 20). Pháp lệnh cũng thay
cụm từ “phần tài sản cho những người thừa kế bắt buộc” thành “những người
được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.
Sau Pháp lệnh Thừa kế, Bộ luật Dân sự (BLDS) 1995 và 2005 tiếp tục
quy định về vấn đề này.
Có thể thấy, pháp luật tôn trọng quyền của người lập di chúc trong việc
định đoạt tài sản cho những người còn sống. Người lập di chúc có thể lựa
chọn bất cứ chủ thể nào đó để cho hưởng di sản theo di chúc; có thể là cá
nhân, có thể là cơ quan, tổ chức; nếu là cá nhân có thể là những người không
thuộc các hàng thừa kế của người chết.
Pháp luật về thừa kế bao giờ cũng đặt trên hai phương diện: phương diện
diện kinh tế và phương diện đạo đức.
Dựa trên phương diện kinh tế, pháp luật về thừa kế hoàn toàn phụ thuộc
vào pháp luật về sở hữu. Quyền sở hữu về tài sản của một người không chỉ là
những quyền năng của người đó lúc còn sống đối với tài sản, mà còn là quyền

chuyển dịch sự sở hữu về tài sản của một người từ đời này đến đời khác. Với
tính chất ấy, pháp luật về thừa kế là một yếu tố để đảm bảo tuyệt đối quyền sở
hữu đối với tài sản của một người nhất định. Theo phương diện này, một
người là chủ sở hữu đối với tài sản của mình thì người đó có toàn quyền định
3
Đề tài: Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn.
đoạt di sản theo ý muốn của mình mà không phải chịu sự hạn chế nào của
pháp luật.
Tuy nhiên, về phương diện đạo đức thì pháp luật về thừa kế là một
phương tiện pháp lý để dịch chuyển của cải từ người chết sang những người
còn sống khác qua đó để người quá cố làm tròn bổn phận của mình đối với
gia đình của họ. Bổn phận ấy không chỉ được thực hiện khi người để lại di sản
còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận ấy sẽ vẫn tiếp tục được thực
hiện. Nếu những người này, vì một lý do nào đó mà không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ bổn phận của mình thì pháp luật – bằng những quy
định của mình – sẽ ấn định cho những người có quan hệ gần gũi với người
này luôn được hưởng một phần di sản từ khối di sản của người đó để lại. Cho
nên, để bảo vệ lợi ích của một số người trong diện những người thừa kế theo
pháp luật, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân
ta, pháp luật đã hạn chế quyền lập di chúc được thể hiện ở Điều 669 BLDS
2005 như sau:
"Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất
của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật,
trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ
cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người
từ chối nhân di sản theo quy định tại điều 642 hoặc họ là những người không
có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1, Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."

Theo truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, trong gia đình các con phải
kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ. Ngược lại, cha mẹ phải nuôi dưỡng các con
chưa thành niên hoặc con bị tàn phế không thể tự nuôi sống bản thân; vợ,
chồng phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống; giữa những người
này ngoài nghĩa vụ pháp lý họ còn có nghĩa vụ về đạo đức đối với nhau. Do
đó pháp luật quy định trong trường hợp họ phải được hưởng một kỷ phần nhất
4
Đề tài: Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn.
định từ di sản của người đã chết. Điều này phù hợp với phong tục tập quán
của nhân dân ta.
Như vậy, qua Điều 669 BLDS 2005, có thể thấy: Một phần pháp luật tôn
trọng ý chí của người để lại di sản, nhưng mặt khác, chính pháp luật lại hạn
chế quyền định đoạt ấy nếu người để lại di sản còn có những người mà khi họ
còn sống họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc. Hay nói cách khác, điều luật
trên quy định một số người thừa kế luôn có quyền hưởng một phần di sản
nhất định mà không phụ thuộc vào việc người lập di chúc có cho họ hưởng
hay không. Vì thế, có thể nói rằng sự quy định trên của pháp luật là sự dung
hòa giữa phương diện kinh tế và phương diện đạo đức. Nghĩa là pháp luật vẫn
can thiệp đến sự định đoạt của người lập di chúc để hạn chế quyền định đoạt
của họ nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng, thiết thực với những người có quan
hệ gần gũi với người đó. Trái lại, nếu sự chuyển dịch di sản được coi là bổn
phận của người đã chết đối với gia đình họ thì pháp luật vẫn cho phép người
đó được tự do một phần nào trong việc định đoạt tài sản trong việc định đoạt
tài sản, miễn là phải làm tròn bổn phận tối thiểu đối với gia đình.
3. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
a. Những người thừa kế không phụ vào nội dung của di chúc theo Điều 669
BLDS 2005.
Dựa vào hình thức dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho người còn
sống, pháp luật thừa kế chia di sản thành hai loại: di sản thừa kế theo di chúc

và di sản thừa kế theo pháp luật. Nếu việc dịch chuyển tài sản theo ý chí của
người để lại di sản được thể hiện trong một bản di chúc có hiệu lực pháp luật
thì phần di sản được dịch chuyển đó được gọi là di sản thừa kế theo di chúc.
Phần di sản thừa kế theo di chúc sẽ được phân cho những người thừa kế theo
di chúc và theo ý chí của người lập di chúc. Đối chiếu với đặc điểm này, di
sản không phụ thuộc vào nội dung di chúc không thể là di sản thừa kế theo di
chúc bởi lẽ, phần di sản này hoàn toàn nằm ngoài ý chí của người lập di chúc.
Người lập di chúc đã không chỉ định cho những người này được hưởng di sản
5
Đề tài: Về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc - Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn.
trong di chúc của mình. Điều này thể hiện ngay tại tên gọi của điều luật
“người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc”.
Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là những
người thừa kế cần thiết, không thể bị người lập di chúc truất quyền, phần của
mỗi người trong số họ được hưởng được đảm bảo tối thiểu bằng hai phần ba
của một suất thừa kế nếu toàn bộ di sản được chia theo pháp luật.
Điều 669 BLDS 2005 quy định bảo vệ quyền hưởng di sản của những
người có quan hệ huyết thống trực hệ, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi
dưỡng đối với người để lại di sản khi còn sống. Như vậy, người được thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung di chúc là những người thừa kế thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người để lại di sản. Tuy nhiên, không phải tất cả những
người ở hàng thừa kế thứ nhất của người để lại di sản đều là người được
hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc; để được nhận phần di
sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc thì những người này phải
là những người mà người lập di chúc không cho họ hưởng di sản hoặc chỉ cho
hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp
luật (2/3 một suất theo luật được xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản
chia theo pháp luật). Trong đó, những người được thừa kế không phụ thuộc
vào nội dung của di chúc vô điều kiện gồm cha mẹ, vợ hoặc chồng của người

để lại di sản và con dưới mười tám tuổi của người đó, bao gồm con đẻ và con
nuôi, con trong giá thú, con ngoài giá thú. Người được thừa kế không phụ
thuộc vào nội dung của di chúc có điều kiện là con đã thành niên (từ đủ 18
tuổi) của người để lại di sản nhưng không có khả năng lao động. Tuy nhiên,
những người được hưởng thừa kế theo quy định tạo Điều 669 BLDS 2005 có
thể không được hưởng di sản do từ chối, sự từ chối phù hợp với quy định tại
Điều 642 BLDS 2005hoặc họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy
định tại khoản 1 Điều 643 BLDS 2005 (do bị kết án về hành vi cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ
người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người
6

×