Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại GIAO kết hợp ĐỒNG MUA bán TRỰC TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHÓA 34 (2008 – 2012)
ĐỀ TÀI

GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN

Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Tăng Thanh Phương
Bộ môn: Luật Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Trần Hoàng Panal
MSSV: 5085831
Lớp: Luật Thương mại 2 – k34

Cần Thơ, tháng 5/2012


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô Khoa
Luật – Đại học Cần Thơ, các Thầy Cô đã truyền dạy những kiến thức pháp lý, kỹ năng
sống cũng như đã khơi dậy niềm đam mê học tập của bản thân người viết.
Kế tiếp, người viết cũng xin gửi lời cảm ơn đến cô cố vấn học tập là cô Lê
Huỳnh Phương Chinh, cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ người viết trong học tập cũng


như là hoạt động phong trào trong bốn năm học vừa qua. Cảm ơn các bạn học cùng lớp
Luật Thương mại 2 – k34 đã động viên, giúp đỡ người viết trong quá trình học tập cũng
như là giai đoạn làm luận văn vừa qua.
Cuối cùng, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giảng viên
hướng dẫn là cô Tăng Thanh Phương, Cô đã chỉ dẫn, giúp đỡ cũng như đã đưa ra những
ý kiến rất đóng góp rất tích cực để người viết có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
Sinh viên thực hiện

Trần Hoàng Panal

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp


Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................

1

1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................

1

2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................

2


3. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................

2

4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................

2

5. Kết cấu đề tài .............................................................................................................

2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC
TUYẾN ..........................................................................................................................

3

1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán trực tuyến.............................................................

3

1.1.1 Định nghĩa hợp đồng mua bán trực tuyến ........................................................

3

1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán trực tuyến ....................................................

4

1.1.3 Tính chất của hợp đồng mua bán trực tuyến ....................................................


8

1.2 Lợi ích của hoạt động mua bán trực tuyến........................................................... 13
1.2.1 Lợi ích đối với người bán ................................................................................. 13
1.2.2 Lợi ích đối với người mua ................................................................................ 15
1.2.3 Lợi ích đối với xã hội ....................................................................................... 16
1.3 Sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh trong hoạt động mua bán
trực tuyến ................................................................................................................. 18
1.4 Lịch sử phát triển của hoạt động mua bán trực tuyến ........................................ 21
1.4.1 Lịch sử phát triển trên Thế Giới ....................................................................... 21
1.4.2 Lịch sử phát triển ở Việt Nam .......................................................................... 22

CHƯƠNG 2: GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN ................ 25
2.1 Các nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến ...................................... 25
2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo sự tự do ý chí trong giao kết ........................................... 25
2.1.2 Nguyên tắc bảo đảm bình đẳng và an toàn trong giao kết ............................... 29

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

2.1.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân,
lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.................................................................... 30
2.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán trực tuyến.................................... 31

2.2.1 Điều kiện về mặt nội dung .............................................................................. 32
2.2.1.1 Chủ thể ..................................................................................................... 32
2.2.1.2 Sự ưng thuận ............................................................................................ 37
2.2.1.3 Nội dung trong hợp đồng ......................................................................... 39
2.2.2 Điều kiện về mặt hình thức ............................................................................. 42
2.3 Sự trao đổi ý chí giữa bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán
trực tuyến ....................................................................................................................... 44
2.3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................................... 44
2.3.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .............................................................. 48
2.3.3 Thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng........................................................ 49
2.4 Chữ ký điện tử và giá trị pháp lý của chữ ký điện tử .......................................... 51
2.4.1 Chữ ký điện tử .................................................................................................. 51
2.4.2 Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử .................................................................... 53

CHƯƠNG 3: BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG
GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN ....................................... 56
3.1 Sự cần thiết phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng............................................. 56
3.2 Trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của bên bán.............................. 57
3.2.1 Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng................................ 58
3.2.2 Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ................................................. 63
3.3 Giải quyết tranh chấp liên quan đến yếu tố điện tử của hợp đồng .................... 68
3.3.1 Chứng cứ điện tử .............................................................................................. 68
3.3.2 Giải quyết tranh chấp liên quan đến yếu tố điện tử của hợp đồng ................... 70

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 73
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


SVTH: Trần Hoàng Panal


Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

Luận văn tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, cuộc cách mạng về Công nghệ thông tin đang phát triển với
tốc độ nhảy vọt, trở thành một trong những động lực quan trọng của sự phát triển, làm biến
đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trên toàn thế giới. Đứng trước tình hình đó,
phương thức kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử đã xuất hiện như là một
phương thức quan trọng giúp các quốc gia mở cửa hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Với
sự ra đời của hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng mua bán trực tuyến nói riêng với
các tính năng thuận lợi về không gian, thời gian tiến hành kinh doanh, giúp các doanh
nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí kinh doanh, mở rộng thị trường, tăng khả năng
tìm kiếm đối tác. Đây có thể nói là một phương thức kinh doanh mới đầy tiềm năng trong
hiện tại và tương lai.
Với những lợi ích to lớn của hợp đồng điện tử được thiết lập qua mạng Internet nên
hiện nay loại hình này được thừa nhận và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới. Để theo kịp sự phát triển đó tháng 12 năm 1998 Bộ Thương mại đã thành lập Ban
Thương mại điện tử để từng bước nghiên cứu chấp nhận loại hình kinh doanh này và mãi
đến năm 2006 loại hình này mới thực sự được điều chỉnh bằng một văn bản có giá trị pháp
lý cao, đó là Luật Giao dịch điện tử năm 2005. Có thể nói hợp đồng mua bán trực tuyến
còn khá mới ở Việt Nam nhưng với xu hướng phát triển nhanh chóng của nó thì việc hiểu
đúng bản chất và các quy định của pháp luật về nó là khá cần thiết. Một trong những khâu
quan trọng của hợp đồng mua bán trực tuyến là khâu giao kết hợp đồng. Nếu thực hiện
không tốt khâu giao kết hợp đồng có thể dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh trong việc thực
hiện, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của các bên cũng như việc đảm bảo giá trị pháp lý của hợp

đồng sau này. Vì vậy, để hợp đồng có thể thực hiện dễ dàng, thuận lợi thì cần phải có một
khâu giao kết hợp đồng tốt, đúng pháp luật.
Với những lý do trên, nhận thấy được sự cần thiết cũng như những lợi ích và tầm
quan trọng của hợp đồng điện tử nói chung và hợp đồng mua bán trực tuyến nói riêng đối
với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam. Kế đến là sự mới mẻ trong khung
pháp lý về giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến mà chủ yếu là áp dụng các quy định của
pháp luật về hợp đồng điện tử trong hệ thống pháp luật quốc gia thì việc nghiên cứu, làm
sáng tỏ các quy định trong khâu giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến là cần thiết, góp
phần hạn chế những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng, cũng như giá
trị pháp lý sau này. Với những lý do đó người viết chọn đề tài “Giao kết hợp đồng mua bán
trực tuyến” để làm luận văn tốt nghiệp cho bản thân.
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

1

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Việc chọn đề tài “Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến” nhằm những mục tiêu
sau: Thứ nhất, dựa trên lý luận về hợp đồng mua bán cũng như hợp đồng nói chung và
những quy định của pháp luật về Giao dịch điện tử để tìm hiểu và làm rõ một số quy định
về giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến. Thứ hai, do các quy định của pháp luật phần nào
đó sẽ mang tính chủ quan của những nhà làm luật, chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh
chóng của hoạt động mua bán trực tuyến nên không tránh khỏi được những tình huống mà
luật chưa có quy định cụ thể, chưa dự liệu được hoặc không còn phù hợp với thực tế. Do

đó, người viết sẽ dựa trên những quy định pháp luật và thực tiễn hiện nay trong mua bán
trực tuyến đề tìm ra những quy định chưa phù hợp, những trường hợp luật chưa quy định
để đưa ra những giải pháp góp phần hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về giao kết hợp
đồng mua bán trực tuyến.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp Việt Nam liên quan
đến giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, đó là các quy định về các nguyên tắc giao kết,
các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, các giai đoạn của quá trình giao kết hợp đồng và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng. Luận văn chủ yếu nghiên cứu
về giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến được thực hiện giữa bên bán là thương nhân còn
bên mua là người tiêu dùng. Luận văn không nghiên cứu các hoạt động mua bán trực tuyến
giữa các bên đều là thương nhân hay hoạt động mua bán trực tuyến gắn với hoạt động của
các cơ quan nhà nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Người viết áp dụng hai phương pháp chủ yếu để thực hiện đề tài là phương pháp thu
thập dữ liệu, việc thu thập được thực hiện thông qua các trang website, sách, báo, tạp chí
khoa học, các báo cáo khoa học, các giáo trình, các luận văn, luận án và các văn bản pháp
luật có liên quan. Sau đó, áp dụng phương pháp phân tích, đánh giá và rút ra kết luận cũng
như thể hiện quan điểm cá nhân.
5. Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài luận văn gồm có ba phần: lời nói đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Trong đó phần nội dung được chia làm ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về hợp đồng mua bán trực tuyến
Chương 2: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến
Chương 3: Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao kết hợp đồng mua bán trực
tuyến
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

2


SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TRỰC TUYẾN
1.1 Khái niệm hợp đồng mua bán trực tuyến
1.1.1 Định nghĩa hợp đồng mua bán trực tuyến
Sự phát triển như vũ bão của các ngành khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành
Công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ, to lớn đến mọi mặt của đời sống kinh
tế, văn hóa và xã hội của mỗi quốc gia. Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành một
trong những động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế của quốc gia. Với khả năng mã
số hóa nhiều loại thông tin từ văn bản, tiếng nói, âm thanh, hình ảnh… các phương tiện
điện tử mà đặc biệt là máy tính điện tử ngày càng trở thành phương tiện xử lý thông tin
thống nhất và đa năng, thực hiện được nhiều chức năng khác nhau trên hầu hết các dạng
thông tin thuộc mọi lĩnh vực. Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử cũng đã kéo theo
sự ra đời và phát triển của mạng máy tính, từ các mạng nội bộ (LAN - Local Area
Network), mạng diện rộng (WAN - Wide Area Network) cho đến mạng toàn cầu Internet.
Những ứng dụng của nó ngày càng tác động sâu rộng trong hầu hết các ngành và lĩnh vực
của đời sống xã hội. Trong đó hoạt động mua bán trực tuyến là một trong những ví dụ điển
hình, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin các hoạt động mua bán trực tuyến
ngày nay đã có những bước phát triển mạnh mẽ, các loại sản phẩm được đem ra mua bán
ngày càng nhiều và đa dạng về mặt hàng từ những sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân như
quần áo, mỹ phẩm, trang sức,..cho đến các sản phẩm công nghệ như phần mềm máy tính,
các loại hàng điện tử…nhưng cho tới hiện tại thì trong pháp luật Việt Nam vẫn chưa có
một quy định cụ thể nào định nghĩa hợp đồng mua bán trực tuyến là gì. Mà theo Luật Giao
dịch điện tử năm 2005 chỉ có khái niệm về hợp đồng điện tử: “Hợp đồng điện tử là hợp

đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này”1. Và cũng
theo quy định tại Luật này thì thông điệp dữ liệu được hiểu là: “ Thông tin được tạo ra,
được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử” mà phương tiện điện tử là:
“Phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn
không dây, quang học điện từ hoặc công nghệ tương tự”2. Như vậy theo quy định của luật,
ta có thể hiểu hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu
được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Về bản chất hợp
đồng mua bán trực tuyến là một dạng của hợp đồng điện tử và vì vậy để đưa ra định nghĩa
về hợp đồng mua bán trực tuyến chúng phải dựa trên định nghĩa của luật về hợp đồng điện
1
2

Xem: Điều 33 luật Giao dịch điện tử năm 2005
Xem khoản 10, 12 Điều 4 và Điều 33 luật Giao dịch điện tử năm 2005

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

3

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

tử. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu trực tuyến là gì. Thuật ngữ “Trực tuyến” theo định nghĩa
của các từ điển tin học thì “Trực tuyến” được hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là dùng để chỉ
trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máy tính (mạng Internet) và sẵn sàng
hoạt động. Lúc đó máy tính được gọi là một phương tiện trực tuyến. Tuy nhiên, trong thời

buổi ngày nay không chỉ đơn thuần máy tính mới có thể kết nối được với mạng Internet mà
ngày càng nhiều thiết bị điện tử có thể làm được điều đó. Điển hình là các điện thoại thông
minh (smart phone), các điện thoại có thể kết nối Internet, các loại máy tính hiện đại như
Laptop, máy tính bảng và các sản phẩm điện tử có thể kết nối mạng khác…..Từ những lý
lẽ và giải thích trên ta có thể đưa ra một định nghĩa cụ thể cho hợp đồng mua bán trực
tuyến như sau: Hợp đồng mua bán trực tuyến là hợp đồng mua bán được thiết lập dưới
dạng thông điệp dữ liệu được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng các phương
tiện điện tử thông qua mạng trực tuyến (mạng Internet). Hiện nay, hầu hết các hợp đồng
mua bán trực tuyến chủ yếu là hợp đồng mẫu được soạn sẵn trên các website bán hàng. Vì
thế, trong phạm vi hẹp thì hợp đồng mua bán trực tuyến được hiểu đồng nghĩa với hợp
đồng được xác lập thông qua website bán hàng. Tuy nhiên, nếu xác định theo đúng bản
chất trực tuyến của hợp đồng mua bán trực tuyến thì hợp đồng mua bán trực tuyến đồng
nghĩa với hợp đồng được xác lập qua mạng Internet3. Do đó, nó sẽ không chỉ bị giới hạn
bởi các hợp đồng được xác lập thông qua website mà còn có các hợp đồng được thiếp lập
thông qua email, thông qua việc trao đổi dữ liệu điện tử qua Internet,...Trong luận văn này,
người viết nghiên cứu bên bán là thương nhân nên việc bán hàng trực tuyến chủ yếu được
thực hiện qua website. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể người viết sẽ phân tích
theo hướng hợp đồng mua bán trực tuyến là hợp đồng được xác lập qua mạng Internet để
từ đó làm rõ các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến trong trường
hợp bên bán là thương nhân đã sử dụng hình thức giao kết hợp đồng thông qua email hay
các hình thức tương tự.
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng mua bán trực tuyến
Hợp đồng mua bán truyền thống được hiểu là hợp đồng mua bán được thiết lập dưới
phương thức truyền thống mà ở đó người bán và người mua sẽ gặp gỡ, trao đổi và tiến
hành giao dịch dưới các hình thức như bằng lời nói, bằng văn bản hay một hành vi cụ thể.
Còn hợp đồng mua bán trực tuyến được hiểu là hợp đồng mua bán được xác lập dựa trên
các phương tiện điện tử thông qua mạng trực tuyến, người bán và người mua không trực
tiếp gặp gỡ, trao đổi và tiến hành giao dịch như truyền thống. Về cơ bản, những đặc điểm
khác biệt của hợp đồng mua bán trực tuyến so với truyền thống chủ yếu phát sinh từ yếu tố
3


Xem: />
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

4

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

điện tử. Do đó, hợp đồng mua bán trực tuyến cũng sẽ có những đặc điểm cần có như một
hợp đồng mua bán truyền thống là một hợp đồng song vụ, có chuyển giao quyền sở hữu,
có sự thỏa thuận giữa các bên về quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà
mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau4, trong hợp đồng mua bán trực tuyến cả người bán
và người mua đều có những nghĩa vụ nhất định đối với nhau, người bán có nghĩa vụ giao
hàng, thực hiện đúng các thỏa thuận và chuyển giao quyền sở hữu cho người mua. Còn
người mua cũng có nghĩa vụ trả tiền, thực hiện đúng các thỏa thuận đã giao kết. Mỗi bên
có những nghĩa vụ nhất định thì cũng có những quyền lợi tương ứng và có thể nói nghĩa vụ
của bên này là quyền lợi của bên còn lại. Ngoài những đặc điểm như một hợp đồng mua
bán truyền thống thì hợp đồng mua bán trực tuyến còn có những đặc điểm riêng gắn liền
với yếu tố điện tử của hợp đồng. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu các đặc điểm đó:
Trong hợp đồng mua bán trực tuyến luôn có sự hiện diện của 3 bên chủ thể: Bên
bán, bên mua, và bên hỗ trợ gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng và các cơ quan chứng
thực chữ ký điện tử trong trường hợp cần chứng thực chữ ký. Bên bán là bên có nghĩa vụ
giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho
bên bán5. Đây là hai chủ thể cơ bản của hợp đồng, là người tham gia trực tiếp tham gia xác
lập hợp đồng và chịu sự ràng buộc bởi các quy định trong nội dung của hợp đồng mà họ đã

xác lập. Tuy nhiên, trong hợp đồng mua bán trực tuyến ngoài hai chủ thể cơ bản này thì
nhất thiết cần phải có một chủ thể thứ ba để giúp đỡ. Đối với hợp đồng mua bán truyền
thống chúng ta thấy rằng tham gia vào đó chủ yếu chỉ có các chủ thể trực tiếp giao dịch với
nhau, đó là người mua và người bán. Người mua hàng tìm đến người bán hàng hay ngược
lại. Sau đó hai bên trao đổi, đàm phán trực tiếp hay gián tiếp để từ đó hình thành nên hợp
đồng dưới các hình thức như lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể, trong một số trường hợp
có thể có sự tham gia của bên thứ ba như trong các hội chợ người bán phải nhờ sự trợ giúp
của đơn vị tổ chức hội chợ để có một quầy hàng để bán hàng nhưng nếu không có sự tham
hỗ trợ này thì người bán cũng có thể bán hàng được bình thường ở những nơi khác. Nhưng
đối với hợp đồng mua bán trực tuyến ngoài sự xuất hiện của bên bán và bên mua trong hợp
đồng thì luôn luôn phải có sự xuất hiện của một chủ thể đặc biệt tuy không trực tiếp có mặt
trong hợp đồng nhưng lại có liên quan chặt chẽ, hỗ trợ cho việc xác lập, tồn tại và giá trị
pháp lý của hợp đồng. Đó chính là bên hỗ trợ gồm các nhà cung cấp dịch vụ mạng và trong
một số trường hợp có cả các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử nếu pháp luật quy định
cần phải có chữ ký điện tử. Do đặc thù của hợp đồng mua bán trực tuyến là được hình
4
5

Xem: Khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự 2005
Xem: Điều 428 Bộ luật Dân sự 2005

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

5

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp


Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

thành và tồn tại trong môi trường kỹ thuật số, một môi trường phi vật chất. Nó không tự
nhiên mà có, nó được tạo ra và phụ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ mạng trực tuyến.
Mọi thông tin dữ liệu của bên bán và bên mua sẽ được truyền gửi, nhận và lưu trữ bởi các
nhà mạng. Vì vậy, đây là chủ thể không thể thiếu trong hợp đồng mua bán trực tuyến và có
thể nói không có chủ thể này thì không có hợp đồng mua bán trực tuyến. Kế tiếp, là các cơ
quan chứng thực chữ ký điện tử với vai trò đảm bảo cho các hợp đồng mua bán trực tuyến
không bị giả mạo, đảm bảo cho chữ ký điện tử trong khâu giao kết đúng là của chủ thể
giao kết từ đó đảm bảo hợp đồng đã được giao kết phù hợp với ý chí của các bên cũng như
đảm bảo giá trị của hợp đồng trong trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có chữ ký và cần
chứng thực chữ ký đó. Như vậy, một đặc điểm riêng của hợp đồng mua bán trực tuyến là
luôn có sự hiện diện của một bên thứ ba hỗ trợ cho việc xác lập hợp đồng.
Các bên trong hợp đồng mua bán trực tuyến không cần tiếp xúc trực tiếp với nhau
và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước: Đây cũng là đặc điểm khác biệt so với hợp đồng
mua bán truyền thống, thông thường khi mua hàng theo phương thức truyền thống thì
người mua thường mua ở những nơi mình quen biết, sau khi lựa chọn sản phẩm thì tiến
hành trả giá, thương lượng trực tiếp giữa người bán và người mua để đi đến giao kết hợp
đồng. Còn đối với mua bán trực tuyến, thì việc tiếp xúc trực tiếp và quen biết nhau từ trước
hầu như đã bị triệt tiêu. Đặc điểm này được hình thành dựa trên tính chất của hợp đồng
mua bán trực tuyến là tính phi biên giới, không bị ràng buộc bởi không gian về lãnh thổ,
biên giới quốc gia. Trong hoạt động mua bán trực tuyến hiện nay, ở Việt Nam chủ yếu
được thực hiện giữa người mua và người bán có khoảng cách địa lý xa nhau (thực tế, nếu
có thể đi mua trực tiếp như truyền thống thì ít khi người Việt chọn phương thức mua bán
này và đây cũng là một điểm hạn chế.) Ví dụ, người mua ở Cần Thơ mua một cái áo len
giá 200 ngàn đồng của một người bán ở tận Huế. Trong trường hợp này có thể người bán
và người mua khó có thể gặp nhau hay nói khác đi trong trường hợp nào đó là không thể
gặp nhau vì so với giá trị món hàng và chi phí đi lại thì đây là hai con số có sự chênh lệch
lớn. Và vì vậy, trong giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến, nó không đòi hỏi những người
giao kết phải quen biết nhau và tiếp xúc trực tiếp mà chỉ cần sử dụng các phương tiện điện

tử để tìm hiểu về đối tác giao kết, xem các thông tin mà mình cần và tiến hành chọn lựa
sản phẩm mà mình muốn để giao dịch thông qua mạng trực tuyến.
Hợp đồng mua bán trực tuyến là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ
liệu, được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử thông
qua mạng trực tuyến: Đây là đặc điểm cơ bản nhất của một hợp đồng mua bán trực tuyến.
Thông điệp dữ liệu chúng ta có thể hiểu đơn giản là các thông tin mà các thông tin này,
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

6

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng các phương tiện điện tử. Nó
không giống như một văn bản giấy truyền thống mà chúng ta có thể tác động trực tiếp lên
nó, có thể cầm lên xem và dùng bút để viết lên nó. Thông điệp dữ liệu, nếu muốn tác động
vào nó con người phải sử dụng, phải dựa vào các thiết bị điện tử thì mới có thể tạo ra, sửa
đổi hoặc hủy đi các thông điệp dữ liệu đó. Ngoài đặc điểm của một hợp đồng điện tử thông
thường là được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu dựa trên các phương tiện điện tử,
hợp đồng mua bán trực tuyến còn đòi hỏi phải được bên bán và bên mua tiến hành thông
qua mạng trực tuyến. Tức là các giai đoạn từ giới thiệu sản phẩm, gửi chào hàng và chấp
nhận chào hàng đều được thực hiện thông qua mạng Internet. Nhưng trong thực tế hiện
nay, việc trao đổi thông tin cũng có thể được tiến hành thông qua điện thoại hay một số
hình thức khác. Tuy nhiên, hợp đồng được xác lập phải thông qua mạng Internet chứ
không phải qua điện thoại hay một hình thức nào khác. Chính từ việc hợp đồng được thiết
lập dưới dạng thông điệp dữ liệu thông qua mạng trực tuyến nhờ sự hỗ trợ của phương tiện

điện tử cũng đã dẫn đến những khác biệt trong cách thức giao kết cũng như hình thức của
hợp đồng so với truyền thống. Nếu trong hợp đồng mua bán truyền thống như đã giới thiệu
là hợp đồng được thiết lập giữa người bán và người mua thông qua việc trao đổi thông tin
trực tiếp hay gián tiếp thông qua người đại diện, được thực hiện chủ yếu bởi hành vi của
con người mà không có sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử, và hình thức của hợp đồng được
xác lập dưới dạng lời nói, văn bản hay hành vi cụ thể giữa các bên thì đối với hợp đồng
mua bán trực tuyến phương thức giao kết là hoàn toàn gián tiếp, các khâu trong hợp đồng
đều được tiến hành và thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Điều này có nghĩa là
các bên mua và bán không gặp gỡ trực tiếp với nhau mà họ tiến hành các khâu trong giao
dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử và hợp đồng được xác lập cũng phải dựa
vào các thiết bị điện tử thông qua mạng trực tuyến. Kế tiếp, đối với hình thức hợp đồng
mua bán trực tuyến thì nó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu mà theo quy định
của pháp luật thì nó có giá trị như văn bản6. Nhưng nó không phải là văn bản. Một hợp
đồng mua bán trực tuyến dưới dạng thông điệp dữ liệu, ở đó các thông tin đã được các
phương tiện điện tử mã hóa, hợp đồng này không tồn tại dưới một dạng vật chất cụ thể,
chúng ta không thể cầm, nắm nó trong tay, chúng ta không thể tác động trực tiếp lên nó
như tác động lên một văn bản truyền thống khi không có phương tiện điện tử hỗ trợ.
Hợp đồng mua bán trực tuyến hình thành và phát triển dựa vào sự ứng dụng khoa
học kỹ thuật, thành tựu của ngành công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật điện tử vào
hoạt động mua bán: Chính sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật này đã tạo ra
6

Xem điều 12 Luật Giao dịch điện tử năm 2005

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

7

SVTH: Trần Hoàng Panal



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

những cách thức, quy trình và thủ tục giao kết hợp đồng mua bán mới thông qua môi
trường mạng. Từ đó làm tiền đề cho sự ra đời của một loại hình mua bán mới, đó là loại
hình mua bán dựa vào các phương tiện điện tử thông qua mạng trực tuyến. Tiếp theo đó sự
phát triển vượt bậc của các ngành khoa học này trong thế kỷ XX và XXI tạo ra ngày càng
nhiều các phương tiện có thể tham gia hoạt động mua bán trực tuyến và đặc biệt là sự ra
đời của mạng không dây, các sản phẩm điện tử công nghệ cao như Iphone, Ipad các điện
thoại thông minh (Smartphone), laptop và các loại máy tính khác có thể kết nối Internet đã
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán trực tuyến có thể diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi
và ngày càng nhiều hợp đồng mua bán trực tuyến được thiết lập cùng với sự phát triển này.
Có thể nói, nếu không có những thành tựu khoa học học công nghệ, đặc biệt là ngành công
nghệ thông tin và việc ứng dụng các thành tựu này vào hoạt động mua bán thì sẽ không có
sự ra đời của loại hình mua bán trực tuyến.
1.1.3 Tính chất của hợp đồng mua bán trực tuyến
Tính chất của một hợp đồng mua bán trực tuyến cũng tương tự như đặc điểm của
hợp đồng mua bán trực tuyến là sẽ bao gồm những tính chất cơ bản của một hợp đồng mua
bán cần có. Trong đó tính đền bù lợi ích được coi là một trong những đặc trưng cơ bản của
hợp đồng mua bán. Hợp đồng mang tính đền bù có nghĩa là hợp đồng được thiết lập mà
trong đó một bên sau khi thực hiện nghĩa vụ cho bên đối tác thì sẽ nhận được những lợi ích
vật chất nhất định từ phía bên kia. Tính đề bù của hợp đồng mua bán trực tuyến thể hiện ở
chỗ bên mua và bên bán phải có nghĩa vụ thực hiện những thỏa thuận đã được hai bên giao
kết. Bên bán phải tiến hành giao hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian,…như thỏa
thuận và phải chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua, còn bên mua phải có nghĩa vụ hoàn
trả một số tiền tương ứng với sản phẩm mình đã nhận đúng như thỏa thuận, không ai cho
không ai thứ gì. Và kèm theo đó một hợp đồng mua bán trực tuyến được giao kết bằng các
phương tiện điện tử thông qua trên mạng trực tuyến nên nó cũng sẽ mang một số tính chất

khác biệt cơ bản so với một hợp đồng mua bán thông thường như sau:
Tính phi biên giới: Hợp đồng mua bán trực tuyến với đặc điểm được thiết lập qua
mạng trực tuyến, bên bán và mua không cần trực tiếp gặp nhau, mọi hoạt động trao đổi
thông tin, xác lập hợp đồng đều được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử mà ở đó
người bán và người mua không cần biết nhau là ai, không cần đến trực tiếp gặp nhau. Từ
đó, nó đã loại bỏ đi những hạn chế về không gian, các khoản cách địa lý, những nơi mà
người mua có thể không bao giờ đi tới được nhưng vẫn có thể tiến hành mua hàng không
bị giới hạn bởi lãnh thổ quốc gia. Một người bán cho dù đang ở bất cứ nơi nào trong phạm
vi quốc gia hay một nơi nào đó trên thế giới, vào bất cứ thời điểm nào ban ngày hay ban
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

8

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

đêm cũng chỉ cần thông qua mạng Internet là đều có thể tiến hành giao dịch với đối tác mà
không cần gặp mặt nhau trực tiếp và biết nhau từ trước. Chính ưu điểm này đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm đối tác, mở rộng thì trường, làm tăng khả năng giao kết
hợp đồng, giảm chi phí cho hoạt động đi lại,… Một ví dụ để cho thấy tính phi biên giới của
hợp đồng mua bán trực tuyến: doanh nghiệp Amazon ở Mỹ có trụ sở chính tại thành phố
Seattle, bang Washington, có trang website bán hàng là . Khi một
người tiêu dùng của Việt Nam muốn mua hàng tại đây chỉ cần vào trang website này để
tiến hành giao dịch mà không gặp trở ngại vì về mặt địa lý. Tiếp theo việc giao hàng có thể
được thực hiện thông qua đường bưu điện, việc thanh toán của thể thực hiện thông qua
việc chuyển khoản ngân hàng mà không hề gặp một trở ngại nào về mặt không gian. Tuy

nhiên, cũng chính vì tính phi biên giới này đã gây ra nhiều khó khăn khi xác định pháp luật
áp dụng để xác định các điều kiện về chủ thể, giải quyết tranh chấp phát sinh. Đặc biệt,
trong trường hợp hợp đồng mua bán trực tuyến được xác lập giữa hai bên chủ thể ở hai
quốc gia khác nhau thì việc áp dụng pháp luật của mỗi quốc gia là đều có thể. Từ đó dẫn
đến hiện tượng xung đột pháp luật, gây khó khăn cho việc xác định hệ thống pháp luật giải
quyết các vấn đề này.
Tính vô hình, phi vật chất: Hợp đồng mua bán trực tuyến được pháp luật thừa nhận
và có giá trị thực nhưng nó được tạo ra dưới dạng thông điệp dữ liệu, được hình thành và
tồn tại dưới môi trường kỹ thuật số, đó là một môi trường ảo, phi vật chất. Ở đó, con người
không thể nắm hay cầm hợp đồng mua bán trực tuyến trong tay như một hợp đồng thông
thường bằng văn bản. Mà chỉ có thể xem và lưu giữ nó dưới dạng dữ liệu thông qua các
phương tiện kỹ thuật, các máy tính điện tử. Chúng ta có thể thấy cụ thể là một hợp đồng
múa bán trực tuyến được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, tức là các thông tin được
tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ hoàn toàn phụ thuộc vào các phương tiện điện tử, chúng ta
có thể lưu nó trong máy tính, có thể xem nó bất cứ lúc nào khi sử dụng một phương tiện
điện tử thích hợp nhưng chúng ta không thể cầm nắm nó trong tay, sửa chữa, thêm bớt nội
dung của nó như văn bản giấy và nếu muốn làm được những điều đó chúng ta phải thông
qua những thiết bị điện tử cần thiết, trong đó có thể kể ra như máy vi tính để xem nó, máy
in để in nó ra giấy. Nó không tồn tại dưới một dạng vật chất cụ thể nên đó chính là tính vô
hình, phi vật chất của hợp đồng mua bán trực tuyến,.
Tính rủi ro: Hợp đồng mua bán trực tuyến có nhiều điểm thuận lợi so với hợp đồng
truyền thống về thời gian, không gian trong việc thực hiện giao kết, giảm chi phí trong việc
giao kết, hạn chế được nhân lực phục vụ nhu cầu kinh doanh. Nhưng nó cũng giống như
bất kỳ một loại hợp đồng nào cũng sẽ tồn tại những rủi ro nhất định. Tuy nhiên trong hợp
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

9

SVTH: Trần Hoàng Panal



Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

đồng mua bán trực tuyến hiện nay những rủi ro tồn tại là tương đối nhiều hơn so với hợp
đồng mua bán thông thường. Đó là những rủi ro do mục đích xấu của con người hay là
những rủi ro khách quan do máy móc, thiết bị, thời tiết tác động…
Đầu tiên là những rủi ro phát sinh trong khâu chào hàng, chấp nhận chào hàng. Hiện
tượng bán ảo và mua ảo là rủi ro đầu tiên mà người mua hay cả người bán có thể gặp phải.
Theo quy định của pháp luật để được tiến hành kinh doanh trên website bán hàng thì người
bán phải tiến hành đăng ký kinh doanh, và phải cung cấp đầy đủ các thông tin về việc đăng
ký này nhưng trên thực tế hiện nay, rất nhiều trang website tiến hành kinh doanh nhưng
không có đăng ký và việc quản lý này cũng còn rất nhiều hạn chế.7 Do đó, khả năng mà
người mua bị lừa bởi những trang website ảo, trang website lừa đảo là khá lớn. Kế tiếp, đối
với các trang website hiện nay, do quản lý sử dụng Internet của nhà nước chưa thật chặt
chẽ nên số lượng người mua ảo có thể là do mục đích xấu hay nhằm giải trí, quậy phá tiến
hành giao kết với các website nhưng khi tiến hành xác minh thì đó chỉ là những địa chỉ giả,
người mua không có thật. Từ đó, cũng gây ra rủi ro, làm tốn chi phí cho bên bán. Kế đến,
các bên phải xử lý ra sao nếu bị một bên thứ ba nào đó dùng các biện pháp can thiệp để
sửa đổi nội dung các thông tin trong đơn chào hàng, chấp nhận chào hàng mà cả người bán
và người mua đều không biết hay do một sự cố là lỗi của hệ thống mà các đơn chào hàng
hay chấp nhận chào hàng bị gửi chậm hơn so với thời gian quy định và đôi khi lại bị thất
lạc đến một chủ thể khác. Tiếp theo, các hợp đồng mẫu hiện nay trên website bán hàng về
nguyên tắc nó được soạn thảo và quản lý bởi bên bán, mà theo pháp luật thì khi người tiêu
dùng tiến hành mua và đồng ý với các quy định đó thì nó chỉ coi là lời đề nghị và phải chờ
đợi sự trả lời đồng ý từ bên bán. Và thật sự là có vấn đề nếu người bán tiến hành sửa đổi
một vài nội dung trong hợp đồng sau khi người tiêu dùng đã chấp nhận các quy định trong
hợp đồng của bên bán và trong trường hợp này người tiêu dùng khó có thể biết được điều
đó.

Tiếp theo là các rủi ro trong khâu lưu trữ và bảo mật các thông tin. Hiện nay, ngày
càng có nhiều các dữ liệu, thông tin bảo mật và đôi khi cũng có thể là sản phẩm kinh
doanh của các website mua bán trực tuyến bị các hacker8, một bên thứ ba nào đó tấn công,
phá hoại các hệ thống lưu trữ, bảo mật trên website để lấy đi và sử dụng trái phép các
thông tin được lưu trữ và bảo mật này. Các hacker có thể dùng các thông tin này để tống
tiền chính doanh nghiệp, sử dụng vào mục đích xấu như phát tán các chương trình độc hại
7

Xem: />Xem: thì Hacker là người thực hiện hình thức phá
hoại máy tính.

8

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

10

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

như virus hoặc đem đi bán cho các đối tượng khác như những đối tượng cần quảng cáo sản
phẩm. Kế tiếp, là sự giả mạo hoặc chiếm đoạt chữ ký điện tử của doanh nghiệp và dùng
chữ ký điện tử đó để ký hợp đồng thì lúc đó dù muốn hay không các doanh nghiệp cũng
phải chịu trách nhiệm đối với các hợp đồng đã được ký kết cho đến khi chứng minh được
rằng chữ ký đó không phải là của mình hoặc được sử dụng không hợp pháp. Chính điều
này có thể gây hại cho cả bên bán và bên mua. Đôi khi các bí mật kinh doanh, các chiến

lược kinh doanh cũng bị xâm nhập và bị lấy đi. Từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp, uy tín và sự tin cậy vào doanh nghiệp của khách hàng cũng sẽ giảm đi trong
trường hợp các thông tin của khách hàng bị lấy đi và sử dụng không theo ý muốn của
người khách hàng mà phần lỗi là phát sinh từ bên bán. Ví dụ: trong ngày 4 tháng 5 năm
2011 khoảng 24,6 triệu thông khách hàng của hãng Sony đã bị các hacker lấy cắp thông
qua hệ thống trực tuyến Sony Online Entertainment (SOE)9, ngày 6 tháng 2 năm 2012
công ty Sony Music cũng đã bị các hacker xâm nhập và lấy cắp hơn 50.000 file nhạc, trong
đó có cả những bài hát chưa được công bố của Michael Jackson10.
Tiếp theo, là các rủi ro trong quá trình thanh toán. Trong mua bán trực tuyến, loại
hình thanh toán phổ biến hiện nay là người mua sẽ phải trả tiền trước và sau đó nhận hàng.
Chính vì vậy, mà nhiều vụ người mua bị lừa mất tiền mà không thấy sản phẩm đâu bởi các
đối tượng lừa đảo trên mạng hay trong một số vụ khác thì hàng hóa không được đảm bảo
giống như việc giới thiệu trên website về chất lượng, chuẩn loại,… Nhưng do đã trả tiền
trước và số tiền cũng không nhiều lắm nên khi có sự vi phạm này người mua hầu như đều
cho qua. Từ đó, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo hay các trang website bán hàng
không đúng quy định vẫn còn tồn tại trên thực tế. Tiếp đến, việc sử dụng các loại thẻ tín
dụng trong mua bán trực tuyến để thanh toán hiện nay cũng tồn tại một số rủi ro cho cả
người mua lẫn người bán. Đối với người bán phải đối mặt với rủi ro lớn nhất chính là tệ
nạn sử dụng thẻ giả mạo. Trong giao dịch trực tuyến, người mua sẽ sử dụng các thông tin
của thẻ để khai báo trên Internet. Giao dịch được cấp phép thành công, người bán nhận
được tiền nhưng không có nghĩa là người bán và ngân hàng đã xác minh được khách hàng
có phải là chủ thẻ hay không. Nếu là giao dịch giả mạo, người bán sẽ bị đòi bồi hoàn từ
ngân hàng. Một ví dụ cho trường hợp này là ngày 8/3/2012 ba đối tượng người Malaysia là
Tye Soon Hin, The Chee Wan và Jackson Tan Pei Loong đã tiến hành mua 12 chiếc điện
thoại Samsung Galaxy Note với giá 192 triệu đồng tại trung tâm Crescent Mall, phường
9

Xem: />Xem: />10

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương


11

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

Tân Phú, quận 7, TP Hồ Chí Minh , bọn chúng đã dùng nhiều thẻ tín dụng để thanh toán,
nhân viên bán hàng đã tình nghi và báo cho công an. Kết quả, đã thu được 51 thẻ tín dụng
giả từ 3 đối tượng trên11. Đối với người mua nếu gặp phải các trang website giả mạo có thể
bị đánh cắp thông tin khi thực hiện thanh toán qua mạng, sau đó các đối tượng này có thể
tiến hành làm giả các thẻ tín dụng của người mua nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ngoài những rủi ro trong quá trình lưu trữ và bảo mật do bị bên ngoài tấn công thì
những rủi ro còn phát sinh trong các khâu kỹ thuật như các rủi ro do yếu tố khách quan, đó
là những rủi ro liên quan đến các thiết bị điện tử được sử dụng để giao kết cũng như lưu
trữ dữ liệu có thể bị hư hỏng làm mất dữ liệu. Ngoài ra còn rủi ro đến từ yếu tố công nghệ,
hoạt động mua bán trực tuyến dựa trên nền tảng công nghệ, công nghệ ngày càng phát
triển cho nên việc áp dụng công nghệ mới là cần thiết, nếu hay bên sự dụng công nghệ
không thương thích cũng có thể xảy ra việc mất hay thất lạc thông tin. Kế tiếp là những rủi
ro đến từ việc cung cấp dịch vụ mạng có vấn đề làm ảnh hưởng đến giao dịch cũng như
việc truyền tải dữ liệu có thể bị gửi nhầm hoặc gửi chậm như việc đứt cáp truyền dẫn ngày
8 tháng 3 năm 2011 tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) bị đứt, gây ảnh
hưởng tới việc cung cấp dịch vụ của một số ISP trong nước như FPT Telecom, Viettel
Telecom, VDC. Toàn bộ nhánh cáp biển đi vào Việt Nam tại khu vực Vũng Tàu bị ngắt
kết nối, khiến tất cả lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoạt động trên
tuyến này bị ảnh hưởng. Từ đó làm ảnh hưởng hầu hết các dịch vụ mạng, trong đó có việc
tiến hành hoạt động mua bán trên mạng12.

1.2 Lợi ích của hợp đồng mua bán trực tuyến
Ngay nay, cùng với sự phát triển của các ngành khoa học công nghệ, các hợp đồng
điện tử trong đó có hợp đồng mua bán trực tuyến ngày càng chứng tỏ những ưu thế và lợi
ích nổi trội của mình so với những loại hợp đồng truyền thống. Nó đã và đang góp phần
thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia, giúp các quốc gia ngày càng hòa
nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế. Hợp đồng mua bán trực tuyến nói riêng cũng như hợp
đồng điện tử nói chung có rất nhiều lợi ích đối với cả bên bán, bên mua cũng như là đối
với xã hội. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài lợi ích cơ bản của hợp đồng mua bán trực
tuyến hiện nay mang lại.
1.2.1 Lợi ích đối với bên bán

11

Xem: />Xem: />
12

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

12

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

Giảm chi phí đầu tư cho kinh doanh: Một doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh
trên mạng không cần thiết phải xây dựng nhiều cửa hàng, nhiều quầy trưng bày sản phẩm
như trong hoạt động mua bán truyền thống mà thay vào đó là các Showroom (có thể hiểu

là các cửa hàng trên mạng). Chính các Showroom có thể thay thế cho các cửa hàng truyền
thống, khi truy cập vào địa chỉ website của các Showroom người mua có thể hoàn toàn tìm
kiếm được thông tin, hình ảnh về sản phẩm của mình cần tìm. Tiếp đến đó là việc tinh
giảm được nhân viên, trong mua bán truyền thống chúng ta cần nhiều nhân viên hơn như
để tiếp thị, bán hàng, tư vấn…trong khi đó hoạt động mua bán trực tuyến chỉ cần một số
nhân viên nhất định cho việc quản lý các showroom bán hàng thông qua các thiết bị điện
tử. Ví dụ: đối với nhân viên bán hàng thì trong mua bán trực tuyến chúng ta có thể tinh
giảm qua việc bán hàng hoàn toàn tự động, khi người mua xem các thông tin và đưa ra
quyết định mua hàng thì chỉ cần thực hiện theo các chỉ dẫn đã có sẵn trên website bán hàng
là có thể tiến hành mua hàng. Việc cắt giảm chi phí để in ấn giấy tờ, lập hợp đồng, chi phí
thông tin liên lạc, giới thiệu sản phẩm và các chi phí để tiến hành giao dịch được hạn chế.
Thông qua các chứng từ điện tử, hợp đồng được lập dưới dạng dữ liệu điện tử, hợp đồng
mua bán trực tuyến không cần phải thực hiện in ấn nhiều loại giấy tờ, từ đó hạn chế được
các chi phí trong quá trình kinh doanh.
Thuận lợi về địa điểm và thời gian kinh doanh: Đối với hợp đồng mua bán trực
tuyến không đòi hỏi người mua phải đến trực tiếp cửa hàng của người bán vào những
khoảng thời gian nhất định. Bên bán trong hợp đồng mua bán trực tuyến ngoài địa chỉ pháp
lý tức là trụ sở chính của bên bán ngoài thực tế thì còn một địa chỉ website cụ thể trong
môi trường mạng. Đó là nơi tiến hành kinh doanh, thiết lập hợp đồng mua bán. Do ưu thế
của hoạt động mua bán trực tuyến là thông qua mạng toàn cầu nên dù ở bất cứ nơi nào chỉ
cần có kết nối Internet là có thể truy cập vào địa chỉ Web này để xem thông tin về sản
phẩm và tiến hành giao dịch nếu thấy phù hợp. Tiếp đến là thời gian kinh doanh, nếu đối
với mua bán truyền thống có lẽ hoạt động mua bán được nghỉ vào ban đêm thì đối với mua
bán trực tuyến hầu như là nó được tiến hành 24h/24h mọi ngày trong tuần không có sự
nghỉ ngơi. Chính ưu điểm này tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động mua bán giữa các
nước có múi giờ khác nhau. Ví dụ: một bên là ông David người Mỹ muốn mua hàng ở Việt
Nam tại địa chỉ web , tuy có khác biệt về múi giờ, ông David mua
hàng vào lúc 2h chiều ở Mỹ và lúc đó ở Việt Nam là 2h đêm thì việc mua hàng này vẫn
được diễn ra bình thường, tự động hóa dưới các thiết lập điện tử đã được cài đặt sẵn trên
website bán hàng.


GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

13

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

Tăng hiệu quả giới thiệu sản phẩm mới và cập nhật thông tin sản phẩm: Các sản
phẩm khi được đăng tải lên các Showroom trên mạng, người mua ở bất cứ nơi nào cũng có
thể xem thông tin về sản phẩm mà không bị giới hạn về không gian so với việc giới thiệu
sản phẩm truyền thống thường bị giới hạn về không gian. Cùng với tốc độ lan truyền thông
tin trên mạng trực tuyến diễn ra nhanh chóng, các sản phẩm có thể được các website khác
giới thiệu, được người mua chia sẽ thông tin trên các trang web xã hội từ đó tạo điều kiện
giới thiệu sản phẩm đến mọi người. Ngày nay, các trang mạng xã hội như
www.me.zing.vn ở Việt Nam hay trang www.facebook.com trên phạm vi toàn cầu đã và
đang trở thành nơi giới thiệu sản phẩm tìm ẩn cho việc bán hàng trực tuyến. Với khả năng
sửa đổi nhanh chóng và dễ dàng các thông tin về sản phẩm như giá cả, hàng hóa mới, số
lượng còn hay hết mà không tốn nhiều công sức hay chi phí cho hoạt động này. Đây là ưu
thế so với hoạt động mua bán truyền thống. Đối với hoạt đồng mua bán truyền thống khi
thay đổi thông tin sản phẩm người ta phải viết lại thông tin mới, hay sửa đổi các loại giấy
giới thiệu,… thì trong mua bán trực tuyến việc này chỉ thay thế các dữ liệu điện tử mới là
xong mà không cần in, ấn các giấy tờ như truyền thống.
Mở rộng thị trường: Chi phí đầu tư được giảm bớt so với hoạt động mua bán
truyền thống, phạm vi kinh doanh được mở rộng không còn bị giới hạn bởi trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia mà hoạt động mua bán trực tuyến có thể diễn ra trên phạm vi toàn cầu,

thời gian kinh doanh không bị hạn chế và hầu như xuyên suốt 24h/24h mọi ngày trong
tuần. Từ chính những ưu thế nào đã tạo điều kiện cho bên bán dễ dàng quảng bá hình ảnh
doanh nghiệp, mở rộng hoạt động tìm kiếm thị trường, mở rộng hợp tác với các đối tác
mới ở nhiều nơi khác nhau, phát triển hoạt động mua bán sang các thị trường mới nhiều
tìm năng đang có nhu cầu mà không cần thiết phải tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng các
cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm ở những thị trường đó cũng như phải tuyển dụng nhiều
nhân viên cho hoạt động mua bán.
1.2.2 Lợi ích đối với bên mua
Giảm chi phí cho hoạt động mua sắm: Chỉ cần truy cập vào các trang địa chỉ
website bán hàng của bên bán, bên mua có thể dễ dàng xem đầy đủ các thông tin về sản
phẩm và những thông tin cần thiết khác mà không cần phải tốn nhiều chi phí cho hoạt
động đi lại mua sắm, hàng hóa thường được gửi qua đường bưu điện hay các phương tiện
vận chuyển khác từ đó cũng góp phần giảm chi phí cho sản phẩm, việc cắt giảm được các
chi phí giấy tờ trong giao kết hợp đồng, các giấy tờ chứng thực giao dịch, các chi phí trong
kinh doanh,… Từ đó, bên bán có điều kiện giảm bớt giá thành sản phẩm tạo điều kiện cho
bên mua có thể mua với giá thấp hơn so với phương thức mua bán truyền thống. Từ việc
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

14

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

cắt giảm được các chi phí trên đã góp phần tiết kiệm một phần tiền bạc cho người mua khi
tiến hành mua hàng trực tuyến.
Thuận lợi về không gian và thời gian mua sắm: Cũng tương tự như bên bán trong

hoạt động mua bán trực tuyến, người mua không cần trực tiếp đến cửa hàng của bên bán để
mua hay xem sản phẩm, mà chỉ cần truy nhập địa chỉ website bán hàng của bên bán là có
thể xem những thông tin cần thiết về sản phẩm và tiến hành giao dịch nếu thấy phù hợp dù
đang bất cứ ở nơi nào trong phạm vi quốc gia hay quốc tế. Kế đó, thời gian bán hàng
xuyên suốt 24h/24h mọi ngày trong tuần của hoạt động mua bán trực tuyến tạo điều kiện
thuận lợi cho người mua có thể tiến hành mua hàng mọi lúc khi mình có thời gian, từ đó
tạo sự chủ đồng về thời gian cho bên mua.
Tăng khả năng lựa chọn sản phẩm: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin
nhanh chóng về sản phẩm thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines), có thể tìm
kiếm những sản phẩm trong nước hay ở một nước nào khác mà mình có nhu cầu. Cùng với
sự thuận lợi trong việc truy cập, xem thông tin về sản phẩm, thông tin về người bán thông
qua Internet tạo điều kiện cho người mua trong thời gian ngắn có thể xem được nhiều sản
phẩm của nhiều bên bán khác nhau không bị giới hạn trong phạm vi quốc gia. Từ đó làm
tăng khả năng lựa chọn các sản phẩm từ nhiều hãng sản xuất khác nhau cũng như lựa chọn
bên bán có những chính sách bán hàng tốt nhất.
Các lợi ích khác: Đối với các sản phẩm công nghệ như phần mềm, chương trình
máy tính, phim, nhạc và các sản phẩm khác mà có thể giao hàng thông qua mạng Internet
người mua sẽ kịp thời và nhanh chóng nhận được các sản phẩm đó. Ví dụ như một sinh
viên đang cần một phần mềm diệt virus là anh ta muốn mua phần mềm diệt virus của hãng
BKAV thì anh ta có thể truy cập để tiến hành giao dịch và lúc
này anh ta có thể nhanh chóng nhận được phần mềm để diệt virus để đảm bảo hoạt động
của máy tính được bình thường; tăng khả năng tiếp cận với các sản phẩm công nghệ cao,
do không bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ nên người mua có thể tiến hành mua các sản
phẩm ở những nước phát triển hơn, các sản phẩm của các hãng có uy tín và chất lượng. Ví
dụ: một người ở Việt Nam đang cần một chiếc Iphone 5 trong khi các cửa hàng ở Việt
Nam vẫn chưa có sản phầm này thì anh ta có thể tiến hành mua nó qua các cửa hàng trực
tuyến tại Mỹ hay bất kỳ một nước nào khác.
1.2.3 Lợi ích đối với xã hội
Nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng
loại cho người dân: Trong hoạt động mua bán trực tuyến, người mua có thể mua hàng ở

bất cứ nơi nào, bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Chính ưu thế này đã tạo điều kiện cho
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

15

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

người dân ở những nước có nền kinh tế kém phát triển có thể tiếp cận với nhiều sản phẩm
có chất lượng cao ở các nước có nền kinh tế phát triển hơn hay có thể lựa chọn những sản
phẩm phù hợp với khả năng tài chính của mình với giá bình dân, từ đó tạo ra sự thỏa mãn
về nhu cầu của người tiêu dùng, việc phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội
được tốt hơn. Tiếp theo, thông thường trong một cửa hàng truyền thống người ta chỉ trưng
bày và bán một vài loại sản phẩm nhất định của một vài thương hiệu nào đó và để tìm
những sản phẩm khác nhau, các thương hiệu khác nhau người mua phải đi nhiều cửa hàng
khác nhau, từ đó dẫn đến những lãng phí về thời gian và tiền bạc. Nhưng trong mua bán
trực tuyến điều đó đã được khắc phục, chỉ cần với việc gõ một vài cụm từ cần thiết liên
quan vào công cụ tìm kiếm, người mua có thể tìm kiếm được vô số các sản phẩm liên quan
của nhiều thương hiệu khác nhau mà không cần di chuyển nhiều như truyền thống. Thông
thường trên một website bán hàng trực tuyến thường trưng bày và bán nhiều sản phẩm của
nhiều thương hiệu khác nhau. Ví dụ khi ta vào trang website chúng
ta có thể thấy trên đó có nhiều sản phẩm như điện thoại, máy ảnh, quần áo,…trong đó máy
ảnh lại có nhiều loại của nhiều hãng với những giá tiền khác nhau như Nikon, Sony,
Canon.
Tạo điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển của khoa học công nghệ quốc gia: Hoạt
động mua bán trực tuyến đòi hỏi các doanh nghiệp, người bán hàng phải có một hệ thống

thiết bị điện tử, cơ sở hạ tầng nhất định để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các doanh
nghiệp phải trang bị cho mình các thiết bị điện tử phù hợp, tiên tiến, sử dụng các dịch vụ
của nhà cung ứng dịch vụ mạng có chất lượng tốt hơn. Từ đó làm cho các ngành khoa học
cộng nghệ có thể bán được sản phẩm và có danh thu nhất định, các nhà cung ứng mạng
cũng có những khoản lợi lớn để tiếp tục tái đầu tư và phát triển các công nghệ điện tử hiện
đại hơn để phục vụ lại cho hoạt động mua bán này. Đồng thời chính tính cạnh tranh đòi hỏi
các nhà cung ứng dịch vụ, các hãng điện tử phải luôn nâng cao chất lượng để có thể đứng
vững và tồn tại. Ta có thể nói hoạt động mua bán trực tuyến và các ngành khoa học công
nghệ có sự tương tác với nhau, cùng nhau phát triển. Việc các doanh nghiệp ngày càng chú
trọng thay đổi công nghệ trong hoạt động kinh doanh, thay đổi các tư liệu sản xuất, các
thiết bị mới tạo điều kiện cho khoa học công nghệ quốc gia ngày càng tiến bộ hơn về công
nghệ, bắt kịp với các xu hướng phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới.
Hạn chế các vấn đề như tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường…: Ngày nay vấn
đề tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường là một vấn đề lớn đối với toàn xã hội. Ngày
càng có nhiều giải pháp để khắc phục các vấn đề về tai nạn, ô nhiễm môi trường. Và hoạt
động mua bán trực tuyến thông qua mạng Internet cũng đã và đang góp phần giải quyết
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

16

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

các vấn đề trên. Với đặc thù hợp đồng mua bán trực tuyến được giao kết từ xa nên các bên
mua và bên bán không cần đi lại gặp nhau trực tiếp mà chỉ cần thông qua mạng Internet để
tiến hành giao dịch, từ đó hạn chế việc đi lại trong mua sắm cũng như việc giao hàng

thường được thông qua các phương tiện công cộng như gửi theo các dịch vụ của máy bay,
các dịch vụ vận tải đường dài, thông qua bưu điện,… đã góp phần giảm lưu lượng giao
thông, giảm bớt khí thải hạn chế tình trạng kẹt xe, tai nạn khi đi lại. Tiếp theo, với việc cắt
giảm nhiều văn bản bằng giấy tờ như các hóa đơn, các hợp đồng, các tờ rơi quảng cáo đã
góp phần hạn chế phần nào rác thải so với việc giao kết hợp đồng mua bán như truyền
thống. Từ đó giảm được việc gây ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra trong hoạt động
mua bán gây ra.
Các lợi ích khác: Hoạt động mua bán trực tuyến đem lại cho xã hội một loại hình
mua bán mới, đó là hoạt đồng mua bán thông qua các phương tiện điện tử, làm thay đổi cơ
bản thói quen mua sắm của người dân, nâng cao ý thức tự bảo vệ mình trong hoạt động
mua bán. Thông thường trong mua bán truyền thống người mua sẽ đi xem sản phẩm một
cách trực tiếp. Tuy nhiên trong mua bán trực tuyến họ chỉ có thể xem qua hình ảnh, các
tính năng mà người bán giới thiệu trên website bán hàng, do đó người mua để đảm bảo an
toàn cho mình họ sẽ phải tìm hiểu các thông tin khác về sản phẩm được đăng trên website
bán hàng như nhà sản xuất, các thông tin về tính năng, các chứng nhận chất lượng,…từ đó
người mua ngày càng am hiểu về sản phẩm cũng như công dụng của nó. Nâng cao tính
cạnh tranh, hoàn thiện của các doanh nghiệp. Trong mua bán trực tuyến, nơi mà có nhiều
sản phẩm của nhiều doanh nghiệp khác nhau cạnh tranh quyết liệt, do đó ngoài việc đòi hỏi
các doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao chất lượng thì song song đó việc phục vụ và
các chương trình ưu đãi cũng phải được chú ý. Quy luật đào thải sẽ loại bỏ các doanh
nghiệp thụ động không phù hợp theo xu hướng của thời đại. Từ đó, tạo động lực cho các
doanh nghiệp phải nâng cao tính cạnh tranh, tổ chức nghiên cứu thị trường cũng như thị
hiếu của người tiêu dùng để có thể đạt hiểu quả cao trong việc buôn bán và đứng vững
trong nền kinh tế thị trường.
1.3 Sự cần thiết phải có pháp luật điều chỉnh trong hoạt động mua bán trực tuyến
Bước vào thế kỷ XXI, các ngành khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhảy vọt
trở thành động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia
trên thế giới. Ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ đặc biệt là ngành công
nghệ thông tin vào hoạt động mua bán đã cho ra đời một loại hình thức mua bán mới đó là
hình thức mua bán trực tuyến hoạt động dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin. Hoạt

động mua bán trực tuyến ra đời và đã phát triển nhanh chóng, thu hút được sự quan tâm
GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

17

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến

sâu rộng của hầu hết các quốc gia trên thế giới, cho tới hiện nay hầu hết các quốc gia đã
chấp nhận loại hình mua bán này. Từ đó, góp phần làm thay đổi cách thức kinh doanh,
giao dịch truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế, tăng cường hiệu quả
kinh doanh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với nhau. Nhiều nước trên thế giới
đã chủ trương phát triển các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trực tuyến bằng
việc xây dựng một hệ thống pháp luật đặc thù, đầy đủ, rõ ràng để điều chỉnh các quan hệ
xã hội phát sinh trong quá trình mua bán trực tuyến trên mạng, quy định về vấn đề bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch, đảm bảo cho hoạt
động kinh doanh trực tuyến được diễn ra thuận lợi. Từ đó tạo điều kiện cho loại hình kinh
doanh này phát triển ngày càng thuận lợi hơn. Ở Việt Nam, sự cần thiết phải có pháp luật
điều chỉnh trong loại hình mua bán này xuất phát từ những lý do cơ bản sau:
Thực hiện các cam kết quốc tế, tạo điều kiện hội nhập với nền kinh tế quốc tế:
Trong tiến trình hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đang là thành viên của nhiều tổ
chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á (ASIAN), tổ chức APEC13… và Việt Nam đang tích cực thực hiện những cam kết của
mình khi gia nhập vào các tổ chức này cũng như ủng hộ các chương trình mới của các tổ
chức này phát động như ủng hộ “Chương trình hành động chung” về thực hiện “Thương
mại phi giấy tờ” vào năm 2000 đối với các nước phát triển và năm 2010 đối với các nước

đang phát triển của tổ chức APEC. Chúng ta biết APEC là diễn đàn tiên phong trong lĩnh
vực hợp tác quốc tế về thương mại điện tử. Năm 1998 các Bộ trưởng APEC đã thông qua
Kế hoạch về thương mại điện tử (APEC Blueprint for Action on Electronic Commerce)14,
và để thực hiện kế hoạch này các nước APEC đã thành lập nhóm Chỉ đạo công tác về
Thương mại điện tử (Electronic Commerce Steering Group - ECSG). Tiếp đến, năm 2000,
Thủ tướng Chính phủ đã ký kết Hiệp định khung ASEAN điện tử với hai nội dung quan
trọng là Thương mại điện tử và Chính phủ điện tử. Gần đây, năm 2006 Việt Nam đã đăng
cai các phiên hợp về Thương mại điện tử APEC và được bầu làm Trưởng nhóm Thương
mại phi giấy giờ của ECSG. Mới đây, tháng 9/2010 trong khuôn khổ các cuộc họp của
SOM III APEC tại Nhật Bản, ECSG đã nhất trí thông qua nội dung: “Bộ tiêu chí chung
hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng hệ thống bảo vệ dữ liệu cá nhân qua biên
giới (dự án 1) và “Bộ tiêu chí mà các tổ chức cấp chứng nhận website thương mại điện tử
uy tín (Trustmark) thuộc khu vực tư nhân và nhà nước cần thực hiện để được công nhận là

13
14

APEC là tên viết tắt của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, thành lập tháng 11-1989
Xem: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2010 – Bộ Công thương, trang 54

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

18

SVTH: Trần Hoàng Panal


Luận văn tốt nghiệp

Đề tài: Giao kết hợp đồng mua bán trực tuyến


tổ chức Trustmark của APEC”15. Để có thể chủ động hội nhập với nền kinh tế quốc tế,
cũng như pháp luật quốc tế, luật pháp nước ta cần phải hoàn thiện để phù hợp với các điều
ước quốc tế đã ký khi gia nhập, cũng như chương trình mục tiêu của tổ chức, tôn trọng và
thực hiện những cam kết về việc mở rộng hoạt động thương mại điện tử trong đó có hoạt
động mua bán trực tuyến mà Việt Nam đã tham gia. Đồng thời, việc triển khai thực hiện có
hiệu quả các hoạt động thương mại trực tuyến cũng giúp quốc gia xây dựng cơ sở hạ tầng
viễn thông và Internet, đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội. Từ
đó đẩy mạnh hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, việc hoàn thiện pháp luật về hoạt
động mua bán trực tuyến phù hợp với pháp luật quốc tế cũng tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh khi tiến hành mở rộng kinh doanh ra phạm vi quốc tế.
Tạo điều kiện cho hoạt động mua bán trực tuyến phát triển bền vững: Ở Việt Nam,
từ trước năm 2005 hoạt động giao dịch điện tử về cơ bản chỉ mới ở giai đoạn xây dựng các
dịch vụ ứng dụng, chưa có dịch vụ nào được thực hiện trực tuyến hoàn toàn. Môi trường
pháp lý là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến thực trạng này16. Từ
sau kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử năm 2006 – 2010 được Thủ tướng
Chính phủ duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005 một hệ thống văn bản pháp luật đã được ban
hành điều chỉnh hoạt đồng này đã ra đời. Từ đó tạo một môi trường thống nhất về pháp
luật điều chỉnh trong lĩnh vực thương mại điện tử nói chung và mua bán trực tuyến nói
riêng. Theo thống kê của Bộ công thương trong báo cáo thương mại điện tử năm 2010 thì
doanh nghiệp chấp nhận đặt hàng qua website đạt 15%, qua email là 52%; trong khi đó tỷ
lệ đặt hàng qua website 21%, qua email là 53%; 38% doanh nghiệp đã lập website riêng17.
Từ đó cho thấy xu hướng phát triển ngày càng nhanh của hoạt động mua bán trực tuyến
nói riêng. Theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Forrester Research doanh số ban
hàng trực tuyến trên toàn thế giới năm 2006 ước đạt khoảng gần 2.500 tỷ USD và ước tính
năm 2007 sẽ tăng thêm trên 7%18. Còn ở Việt Nam, theo khảo sát của Công ty Vinalink,
hiện nay nước ta có khoảng 9.300 trang website bán hàng trực tuyến loại hình doanh
nghiệp và người tiêu dùng với doanh thu khoảng 450 triệu USD, loại hình doanh nghiệp và
doanh nghiệp có khoảng 3000 website và doanh thu là 1,5 tỷ USD19, cũng theo khảo sát
này thì năm 2009 Việt Nam có trên 20% dân số sử dụng Internet, dịch vụ 3G, WiMax cũng

đang phát triển nhanh. Đây là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động mua bán trực tuyến
15

Xem: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2010 – Bộ Công thương, trang 54
Xem />17
Xem: Báo cáo Thương mại điện tử năm 2010 – Bộ Công thương, trang 6
18
Xem: />19
Xem: />16

GVHD: Ths. Tăng Thanh Phương

19

SVTH: Trần Hoàng Panal


×