Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài – kinh nghiệm so sánh pháp luật trung quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.73 KB, 25 trang )

Pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng
hoá với thương nhân nước ngoài – kinh nghiệm
so sánh pháp luật Trung Quốc và những định
hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam

Trương Thị Bích

Khoa Luật
Luận văn ThS ngành: Luật quốc tế; Mã số: 60 38 60
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Bá Chiến
Năm bảo vệ: 2012


Abstract: Luận giải những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài và phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và
thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài. So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung quốc về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trên các tiêu chí: tổng quan về điều
chỉnh pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, chế
độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm; xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp
dụng đối với giao dịch thương mại với thương nhân nước ngoài; điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Đề xuất các khuyến nghị
những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

Keywords: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Thương nhân nước ngoài; Pháp luật Trung
Quốc; Pháp luật Việt Nam; Luật thương mại; Giao kết hợp đồng

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Trong thế giới hiện đại, hoạt động kinh tế quốc tế đòi hỏi phải được thực hiện theo những
trật tự và chuẩn mực cần thiết. Trong hệ thống pháp luật thương mại của mỗi nước cũng như
trong các điều ước, tập quán quốc tế về thương mại, chế định hợp đồng mua bán hàng hóa có vị
trí quan trọng. Đây là công cụ pháp lý bảo đảm có hiệu quả quyền lợi của các bên, là cơ sở cho
việc giải quyết những bất đồng giữa các bên khi thực hiện hợp đồng.
Để đảm bảo thực hiện đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, trong những năm qua Nhà nước ta đã chủ động xây dựng và ban hành nhiều văn bản
pháp luật điều chỉnh các quan hệ về thương mại, dân sự, kinh tế có yếu tố nước ngoài. Nhà nước
ta cũng tham gia, ký kết nhiều điều ước quốc tế về kinh tế - thương mại với nhiều tổ chức quốc
tế và với nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vẫn còn là lĩnh vực phức tạp và còn có những mới mẻ
cả về phương diện lập pháp và áp dụng trong thực tiễn đòi hỏi phải được nghiên cứu. Nhiều quy
định của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài vẫn
chưa tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xác lập quan hệ mua bán hàng hóa với nước ngoài,
chưa thực sự thể hiện được đầy đủ chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối
ngoại, chủ động hội nhập. Những bất cập này cần phải được loại bỏ để phát huy hơn nữa vai trò
của pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong giai
đoạn mới, thích ứng với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Từ thực tiễn và kinh nghiệm của các
nước nói chung và của Việt Nam nói riêng, chúng ta ngày càng nhận ra vai trò to lớn của pháp
luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong tiến trình phát
triển nền kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu và làm sáng tỏ về mặt lý luận các vấn đề liên quan đến
việc giao kết loại hợp đồng này để trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và xác định phương hướng
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Điều này
không chỉ góp phần điều chỉnh có hiệu quả về mặt pháp lý đối với hoạt động thương mại mà còn
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế ở
Việt Nam nói chung.
Nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và Trung Quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài trong sự tham chiếu với các quy định của pháp luật, thông lệ
quốc tế để nhận thấy những điểm chung, nét tương đồng, sự khác biệt, nét đặc thù trong pháp luật

về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Trung Quốc - quốc gia
láng giềng có nhiều đặc điểm tương tự về kinh tế, văn hóa, xã hội, có chung đường biên giới trên
bộ và trên biển, có mối quan hệ lâu đời, nhiều mặt với Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên
cứu này càng được khẳng định trong bối cảnh Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001, có nhiều kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật
thành công trong lĩnh vực giao kết mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phù hợp với
thông lệ quốc tế.
Từ những phân tích trên đây, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài - Kinh nghiệm so sánh pháp luật Trung
Quốc và những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam" cho luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa là bộ phận pháp luật có vị trí quan trọng trong pháp
luật về hợp đồng ở Việt Nam. Chế định về hợp đồng đã được đề cập trong pháp luật Việt Nam
ngay từ sự ra đời của Bộ Quốc triều hình luật năm 1483 và Bộ luật Gia Long năm 1815 Tuy
nhiên, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ thực sự được định hình với các quy định của
Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và đặc biệt sau đó là Bộ luật Dân sự năm 1995, Luật
Thương mại năm 2005 và Bộ luật Dân sự năm 2005. Vấn đề pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp
đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
nói riêng đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích,
luận giải và đưa ra những kiến nghị.
Từ các hướng tiếp cận khác nhau các công trình nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài đã triển khai trên các hướng sau:
Thứ nhất, nghiên cứu liên quan đến quan niệm và việc xác định các tiêu chí của hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài;
Thứ hai, nghiên cứu về lựa chon luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài;
Thứ ba, nghiên cứu điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài;
Thứ tư, nghiên cứu về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài.

Về quan niệm và việc xác định các tiêu chí của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài, đã có nhiều công trình đề cập trong đó tiêu biểu là Giáo trình Luật thương mại (năm
2002), Giáo trình Tư pháp quốc tế, của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2003), Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, của khoa Luật, Đại học Kinh tế
quốc dân, Nxb Lao động - xã hội, 2005 , cuốn sách "Làm thế nào để tránh rủi ro pháp lý khi mua
bán", Nxb Pháp lý, 1992. Những nghiên cứu trong các công trình này đã đưa ra quan niệm và xác
định tương đối rõ các tiêu chí của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài.
Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng cũng được đề cập trong nhiều công trình, trong
đó nổi bật là các công trình như "Xuất khẩu và hợp đồng xuất khẩu", Nxb Trẻ, 1999, "International
Business Contract", Nxb Thống kê, 1997 Nhìn chung, các công trình này đều thống nhất về
cách thức chọn luật áp dụng là lựa chọn hệ thống pháp luật của một nước, một khu vực, một điều
ước quốc tế, thậm chí là một nguyên tắc hoặc tập quán quốc tế. Cách lựa chọn luật phổ biến
được chỉ ra là lựa chọn pháp luật của một nước làm luật điều chỉnh hợp đồng.
Về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, nhiều nhà
khoa học như PGS.TS Nguyễn Bá Diến, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa trong các Giáo trình Luật
Thương mại và Giáo trình Tư pháp quốc tế nêu trên đã nêu bật các điều kiện có hiệu lực của hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Trong nghiên cứu của mình, PGS.TS Nguyễn
Bá Diến đã chỉ ra rằng, pháp luật của mỗi nước có những quy định khác nhau về các điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng và khi giải quyết về xung đột pháp luật về điều kiện hiệu lực của hợp đồng, pháp
luật nước ngoài áp dụng riêng biệt của hợp đồng.
Về các giai đoạn của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đã có
nhiều công trình đề cập trong đó như Giáo trình Luật thương mại của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về vấn
đề này đều quan niệm quá trình giao kết phải trải qua hai giai đoạn là đề nghị giao kết hợp đồng
và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Nhiều nhà khoa hoc đã tiếp cận một số chủ đề riêng biệt liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài: ví dụ PGS.TS Trần Đình Hảo đề cập đến thương nhân trong
thương luật Mỹ, PGS.TS Phạm Hữu Nghị đề cập tới pháp luật xuất nhập khẩu của Mỹ trong
cuốn sách: "Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Mỹ", Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm
2002 do GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên, PGS.TS Nguyễn Như Phát, PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã

đề cập đến điều kiện chung về mua bán hàng hóa trong Giáo trình Luật Thương mại của Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội và trên tạp chí Nhà nước và pháp luật
Do tính chất thời sự của chủ đề nghiên cứu, nhiều nghiên cứu sinh, học viên cao học luật đã
tiếp cận nghiên cứu về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài như luận án của
Nguyễn Vũ Hoàng về "Pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài"; luận án của Lê Hoàng Oanh về "Hoàn thiện pháp luật thương mại hàng hóa ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", các luận văn của Thái Tăng Bang: "Giải quyết tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán quốc tế hàng hóa ", Vũ Tiến Đức: "Trách nhiệm do vi phạm
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế" Những công trình này đã tiếp cận ở những góc độ khác nhau
như thực trạng pháp luật về thương mại hàng hóa, nguồn luật điều chỉnh, xử lý vi phạm hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài Tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài chưa được các công trình nêu trên
khai thác hoặc khai thác chưa đầy đủ như quan hệ tiền hợp đồng, vấn đề lựa chọn luật áp dụng và
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Như vậy có thể nói, liên quan đến đề tài nghiên cứu nói trên, hiện nay có nhiều công trình
nghiên cứu có giá trị được tiến hành. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng, lĩnh vực nghiên cứu
này vẫn tồn tại một số vấn đề đang còn tranh luận cần tiếp tục làm rõ trong điều kiện hiện hành ở
Việt Nam như:
+ Hiệu lực pháp lý của quan hệ tiền hợp đồng và trách nhiệm đối với hành vi làm ảnh hưởng
quyền và lợi ích hợp pháp gây thiệt hại trong quan hệ tiền hợp đồng.
+ Vấn đề lựa chọn luật áp dụng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
Trung Quốc.
+ Xu hướng vận động, bối cảnh phát triển mới của pháp luật ở Việt Nam về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều kiện gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới.
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của đề tài là luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật Việt Nam về
giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; tiến hành phân tích, đánh giá
so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật của Trung Quốc về pháp luật Việt Nam về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài; qua đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện

pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài nhằm
đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay.
Với mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể gồm:
+ Luận giải những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài và phân tích một cách có hệ thống về thực trạng và thực tiễn áp dụng
pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
+ So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung quốc về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài trên các tiêu chí: tổng quan về điều chỉnh pháp luật về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi
phạm; xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với giao dịch thương mại với thương
nhân nước ngoài; điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài;
+ Đề xuất các khuyến nghị những định hướng hoàn thiện cho pháp luật Việt Nam về giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
đường lối của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới, đề tài tập trung sử dụng một số phương
pháp chủ yếu: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đặc biệt là phương pháp so sánh luật
học. Các phương pháp này được vận dụng trong nhiều phần khác nhau của đề tài như phân tích
làm rõ sự khác biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài với các dạng
hợp đồng có yếu tố nước ngoài khác, về khung pháp luật với quan hệ tiền hợp đồng trong giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu trên cơ sở xem xét, so sánh tính phổ biến của pháp luật
và thông lệ quốc tế về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ở Việt
Nam do các điều kiện kinh tế, lịch sử cụ thể chi phối. Đề tài cũng kết hợp chặt chẽ giữa lý luận
và thực tiễn trong việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra.
5. Ý nghĩa và điểm mới của đề tài
+ Đề tài cũng đề cập tới quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân Trung Quốc. Khác với các cách tiếp cận trước đây tập trung vào đề nghị giao

kết và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, đề tài đã đi sâu hơn và chỉ rõ trước khi hợp đồng
được xác lập và thậm chí khi còn là lời mời giao kết hợp đồng, quan hệ giữa các bên vẫn có thể
làm phát sinh những nghĩa vụ pháp lý nhất định giữa các bên. Những phân tích của đề tài đưa ra
cơ sở lý luận đối với quan hệ tiền hợp đồng, sự phân chia các giai đoạn và nội dung của quan hệ
này để xây dựng khung pháp luật điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc trong điều kiện hiện hành ở Việt Nam.
+ Chỉ rõ những khác biệt giữa pháp luật nước ngoài và pháp luật Trung Quốc khi giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, các rủi ro cần quan tâm khi giao kết hợp đồng
và cách giải quyết những vấn đề đó. Luận giải và chỉ rõ đặc thù về vấn đề xung đột pháp luật trong
quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc, theo đó có những
luật áp dụng có thể được thỏa thuận để điều chỉnh hợp đồng trong giai đoạn giao kết hợp đồng,
nhưng cũng có luật áp dụng không được thỏa thuận vào thời điểm này mà có thể được xác định
cụ thể sau đó, đồng thời chỉ ra những phương thức chung trong việc điều chỉnh xung đột pháp
luật theo pháp luật và thông lệ quốc tế, từ đó xây dựng mô hình lý thuyết và cách tiếp cận thống
nhất đối với việc giải quyết xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng trong điều kiện hiện
hành ở Việt Nam.
+ Đối chiếu, so sánh các quy định tương ứng của pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung
Quốc, bình luận về các lý do có thể dẫn tới sự khác biệt này và nhu cầu tu chỉnh pháp luật Việt Nam
về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân Trung Quốc, nếu xét thấy cần thiết. Những
phân tích, đối chiếu, so sánh của đề tài được tập trung vào các lĩnh vực cụ thể như quan hệ tiền hợp
đồng, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng Đặc biệt đề tài đưa
ra những phân tích và bình luận về những vấn đề nổi cộm của giao dịch với thương nhân Trung
Quốc nhưng còn ít được nghiên cứu ở Việt Nam như cấm vận, rửa tiền, mối quan hệ giữa luật công
quốc gia và luật tư quốc gia và tác động của những vấn đề này tới hiệu lực của hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài.

Chương 2: So sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật Trung Quốc về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
Chương 3: Định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƢƠNG NHÂN NƢỚC NGOÀI
1.1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài
1.1.1 Hàng hóa và hành vi mua bán hàng hóa trong quan hệ mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
Theo quan niệm của hầu hết pháp luật ở các nước trên thế giới, hành vi mua bán hàng hóa có
một đặc trưng sau đây:
Một là, bằng hành vi cụ thể quy định, hợp đồng bán hàng có thể được ký kết bằng văn bản
hoặc bằng thỏa thuận miệng hoặc một phần của hợp đồng thỏa thuận bằng miệng, một phần văn
bản hoặc có thể được suy đoán căn cứ vào hành vi của các bên tham gia ký kết hợp đồng.
Hai là, chủ thể của hành vi mua bán hàng hóa là thương nhân. Đặc điểm này cho phép phân
biệt giữa hành vi dân sự và hành vi thương mại.
Ba là, hành vi mua bán hàng hóa làm chuyển dịch quyền sở hữu đối với hàng hóa. Mọi việc
mua bán (trừ việc mua bán quyền sử dụng đất) đều làm chuyển dịch quyền sở hữu đối với hàng
hóa. Tuy nhiên, khác với hành vi mua bán khác, hành vi mua bán hàng hóa do thương nhân thực
hiện với tư cách là thương nhân làm thay đổi chủ sở hữu hàng hóa là loại tài sản thuộc phạm vi
áp dụng các quy định của pháp luật thương mại.
Có thể thấy rõ, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có những đặc
trưng riêng so với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. Những nét đặc thù này có thể nhận
thấy thông qua nhiều yếu tố như: về luật điều chỉnh, về chủ thể của hợp đồng….Sự khác biệt này
dẫn đến nhiều vấn đề quan trọng cần xác định rõ trong quan hệ giữa các bên của hợp đồng như
thông tin về đối tác, xác định luật điều chỉnh hợp đồng, xác định cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
giải quyết tranh chấp… Điều này khẳng định sự cần thiết của việc tìm hiểu và làm rõ những đặc
trưng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.

1.1.2. Thương nhân nước ngoài
Nhìn chung, các nước trên thế giới tiếp cận vấn đề thương nhân nước ngoài theo hai hướng.
- Hướng thứ nhất là đưa ra quan niệm về thương nhân nước ngoài
- Hướng thứ hai là đề cập tới những vấn đề có liên quan trực tiếp như quan niệm về công ty
nước ngoài, pháp nhân nước ngoài… Hướng tiếp cận này được xác lập theo hai hướng: đưa ra
quan niệm về công ty nước ngoài và đề cập quyền, nghĩa vụ của công ty nước ngoài.
Như vậy, cho dù các nước trên thế giới có cách tiếp cận khác nhau và cách gọi tên khác nhau
đối với thương nước ngoài, nhưng điểm chung có thể nhận thấy là các nước đều quan niệm
thương nhân nước ngoài là chủ thể cư trú, sinh sống bên ngoài lãnh thổ nước đó, được tổ chức
theo một quyền tài phán khác hoặc được thành lập ở nước ngoài.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài
Là một nội dung quan trọng của pháp luật thương mại quốc tế, hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài được ghi nhận trong nhiều điều ước.Theo Công ước Viên về mua
bán hàng hóa quốc tế năm 1980, Công ước La Hay về mua bán động sản hữu hình năm 1964 và
Công ước Liên châu Mỹ về luật áp dụng đối với các hợp đồng quốc tế năm 1994, thông lệ quốc
tế quan niệm là hợp đồng mua bán hàng hóa có sự dịch chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia.
Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài không nhất thiết phải có sự dịch
chuyển hàng hóa qua biên giới quốc gia. Mặt khác, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế theo pháp luật và thông lệ quốc tế có thể là cá nhân, tổ chức và thậm chí có thể là Nhà
nước.
Vì vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là sự thỏa
thuận nhằm thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các thương
nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và hoặc có quốc tịch khác nhau.
1.2. Khái quát về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài
Theo hiểu biết chung, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài được coi là
đã được xác lập khi thỏa mãn hai điều kiện:
Một là, các bên đạt được sự thỏa thuận các nội dung cần giao dịch trên tinh thần tự nguyện,

thiện chí và trung thực.
Hai là, sự thỏa thuận mà các bên đạt được phải được thể hiện dưới một hình thức nhất định
phù hợp với quy định của pháp luật hoặc phù hợp với sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp
đồng.
Như vậy, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là quá trình
giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau và/hoặc có quốc tịch khác
nhau, mà kết quả cuối cùng của quá trình đó là sự thống nhất ý chí của các bên về các nội dung
cần giao dịch dưới hình thức nhất định.
Qua khái niệm trên, có thể thấy giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài có những nét đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là quá trình
tuyên bố ý chí của các chủ thể trong giao dịch với thương nhân nước ngoài.
Thứ hai, chủ thể là thương nhân các nước khác nhau. Đây là nét đặc trưng nổi bật của giao
kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Sự hiện diện của thương nhân
nước ngoài làm tăng tính phức tạp của giao dịch, làm hình thành mối quan tâm của các bên về
việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật đối với hàng hóa được xuất
khẩu và nhập khẩu theo hợp đồng, sự điều chỉnh pháp luật các nước đối với các thương nhân là
các bên của hợp đồng, thẩm quyền của cơ quan tài phán trong giải quyết tranh chấp, cũng như
tìm kiếm thông tin về đối tác…
Thứ ba, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài có sự thống nhất ý
chí của các bên về các nội dung cần giao dịch, ví dụ, giá cả, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh
toán, bảo hiểm, hợp đồng mẫu, điều kiện chất lượng
Thứ tư, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài được xác lập dưới hình
thức nhất định. Tuy nhiên, những đòi hỏi về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài thông thường được quy định ngặt nghèo hơn so với các quy định về
hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
Có thể khẳng định rằng, quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài thường phức tạp bởi vì các bên phải giải quyết các vấn đề sau:
Một là, xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài.

Hai là, luật áp dụng và lựa chọn luật áp dụng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài.
Ba là, quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài.
1.2.2. Xung đột pháp luật trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân
nước ngoài
Quy định về xung đột pháp luật của các nước được ghi nhận trong nhiều văn bản khác nhau,
có nước trong luật về tư pháp quốc tế, có nước lại ghi nhận trong các phần riêng biệt của đạo
luật, và có nước lại trong phần tư pháp quốc tế của đạo luật. Tuy nhiên, nhìn chung pháp luật các
nước đều thống nhất ở những điểm sau đây:
Một là, các nước đều tôn trọng quyền tự do lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng của các
bên có liên quan;
Hai là, trong trường hợp các bên không lựa chọn được luật áp dụng đối với hợp đồng, luật
được áp dụng là luật có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng.
Ba là, luật được áp dụng có thể là luật của nước nơi người bán cư trú.
Việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
được ghi nhận trong nhiều điều ước và văn kiện quốc tế. Sự ra đời của các điều ước và văn kiện
quốc tế này đã thể hiện những nỗ lực lớn của thế giới trong việc thống nhất hóa và hài hòa hóa
pháp luật thương mại nhằm giải quyết có hiệu quả đối với hiện tượng xung đột pháp luật.
Những nỗ lực khác của việc hài hòa pháp luật có thể thấy thông qua việc ban hành Nguyên
tắc Luật Hợp đồng Châu Âu và Nguyên tắc Hợp đồng thương mại quốc tế.
1.3. Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thƣơng
nhân nƣớc ngoài theo pháp luật và thông lệ quốc tế
Quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài theo pháp luật và thông lệ quốc tế
Trên thế giới có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với các quan hệ tiền hợp đồng, nhưng
nhìn chung các cách tiếp cận này đều cho thấy quan hệ tiền hợp đồng bao gồm các vấn đề sau
đây:
1. Hiệu lực của lời mời giao kết hợp đồng (ví dụ, quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa)
2. Các công cụ làm thuận tiện giao dịch (ví dụ, thư trao đổi sự hiểu biết lẫn nhau, thư trao đổi

ý định);
3. Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
4. Các hình thức xử lý vi phạm đối với hành vi làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp,
gây thiệt hại cho bên kia trong quan hệ tiền hợp đồng
5. Luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng
Các quy định liên quan đến hiệu lực của lời mời giao kết hợp đồng
Nhân tố quan trọng đầu tiên khi xem xét quan hệ tiền hợp đồng là lời mời giao kết hợp đồng.
Lời mời giao kết hợp đồng không phải là một đề nghị giao kết hợp đồng mà chỉ là một sư bày tỏ
ý định thương lượng để đi đến tạo lập đề nghị giao kết hợp đồng. Lời mời giao kết hợp đồng
thông thường là điểm khởi đầu của quá trình đàm phán hợp đồng. Lời mời giao kết hợp đồng có
thể thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau như quảng cáo, trưng bày giới thiệu hàng hóa, catalogue.
Các tài liệu ghi nhận và làm thuận tiện giao dịch
Một hình thức có thể được sử dụng trong đàm phán các hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài trong pháp luật các nước là các tài liệu ghi nhận và làm thuận tiện giao
dịch. Các tài liệu này có thể thể hiện dưới nhiều dạng như thư trao đổi sự hiểu biết lẫn nhau, thư
trao đổi ý định, thỏa thuận sơ bộ…
Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của một người bày tỏ ý định giao
kết hợp đồng theo những điều kiện xác định, cụ thể và rõ ràng với một hay nhiều người khác, có
thể kèm theo hoặc không kèm theo hạn trả lời.
Các hình thức trách nhiệm đối với hành vi làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, gây
thiệt hại cho bên kia trong quan hệ tiền hợp đồng
- Trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ trung thực, thiện chí trong quan hệ tiền hợp
đồng;
- Trách nhiệm đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ khác trong quan hệ tiền hợp đồng
1.4. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài
Tuy nhiên, xuất phát từ đặc điểm riêng của giao dịch với thương nhân nước ngoài, ngoài
những điều kiện chung đối với hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài có những nét đặc thù. Những nét đặc thù về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài có hiệu lực pháp lý thể hiện thông qua những điều kiện

sau đây: Điều kiện về chủ thể của hợp đồng; Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng;
Điều kiện về nội dung của hợp đồng; Điều kiện về hình thức của hợp đồng.
1.4.1. Điều kiện về chủ thể của hợp đồng
Sự tham gia của thương nhân nước ngoài đã làm cho quan hệ mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài có nét đặc thù so với quan hệ mua bán hàng hóa trong nước. Chủ thể của hợp
đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải có đầy đủ những điều kiện do pháp
luật qui định để được tham gia quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài. Điều này có nghĩa là để có hiệu lực pháp lý, chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài phải có đầy đủ tư cách pháp lý.
1.4.2. Điều kiện về hàng hóa là đối tượng của hợp đồng
Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải thuộc
diện đối tượng có thể giao dịch được, không thuộc loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu,
không thuộc diện bị hạn chế xuất, nhập khẩu.
1.4.3. Điều kiện về nội dung của hợp đồng
Liên quan đến nội dung của hợp đồng còn cần nhắc đến những thỏa thuận của các bên trong
hợp đồng nhằm những mục đích nhất định như rửa tiền hay tài trợ cho hoạt động khủng bố. Đây
là những hành vi xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây trong giao lưu quốc tế.
1.4.4. Điều kiện về hình thức của hợp đồng
Như vậy, trên thực tế không một hệ thống pháp luật nào lại miễn trừ hoàn toàn các yêu cầu
về hình thức của hợp đồng. Vấn đề đặt ra là ở chỗ, yêu cầu về hình thức của hợp đồng có phải là
điều kiện bắt buộc để xác định hiệu lực của hợp đồng hay không. Nhìn chung, có thể khẳng định
rằng, hình thức của hợp đồng không được coi là điều kiện hiệu lực của hợp đồng, cho dù một số ít
nước, chẳng hạn Cộng hòa liên bang Đức ghi nhận điều này. Tuy nhiên, hình thức của hợp đồng
có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng minh và là chứng cứ trước tòa án.
1.5. Pháp luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một hình thức pháp lý của quan hệ thương mại quốc
tế nên chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật thương mại quốc tế, bao gồm các điều ước về mua
bán hàng hóa quốc tế, các tập quán quốc tế về thương mại và pháp luật quốc gia.

Chương 2

SO SÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC
VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
VỚI THƢƠNG NHÂN NƢỚC NGOÀI
2.1. Thực trạng các quy định về các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài của Việt Nam và Trung Quốc
2.1.1. Điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi trong quan hệ tiền hợp đồng
Tổng quan điều chỉnh pháp luật về hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc
Nhìn một cách tổng quát, có thể thấy pháp luật Việt Nam đã xác lập một số cơ sở pháp lý
quan trọng đối với việc điều chỉnh quan hệ tiền hợp đồng. Những cơ sở pháp lý này thể hiện
trước hết thông qua quy định về bồi thường thiệt hại, việc ghi nhận nguyên tắc trung thực,
thiện chí, tự do giao kết hợp đồng, những trường hợp hợp đồng để được giao kết cần phải có sự
chấp thuận trước, các quy định về quảng cáo, triển lãm, trưng bày, giới thiệu hàng hóa …
Cùng với cách tiếp cận nêu trên, Luật hợp đồng của Trung Quốc 1999 đã nêu rõ các
nguyên tắc cơ bản khi xác lập hợp đồng như: bình đẳng (Điều 3), quyền tự nguyện giao kết
hợp đồng (Điều 4), công bằng (Điều 5) và lành mạnh (Điều 6), nghĩa vụ bảo mật thông tin
trong quan hệ thương mại (Điều 43).
Về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng
Pháp luật về doanh nghiệp của Việt Nam đã làm rõ những trường hợp hợp đồng, giao dịch
phải được chấp thuận trước. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì hợp
đồng giao dịch giữa công ty với các đối tượng nhất định dưới đây phải được Hội đồng thành viên
chấp thuận trước (Luật doanh nghiệp 2005):
(a) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám
đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
(b) Người có liên quan của những người nêu ở điểm a;
(c) Người quản lý công ty mẹ, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ;
(d) Người có liên quan của người quy định tại điểm c.
Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận lời đề nghị
Một nội dung khác trong việc điều chỉnh của pháp luật Việt Nam đối với quan hệ tiền hợp
đồng là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Việc giao kết hợp
đồng được thể hiện thông qua một đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết

hợp đồng. Theo pháp luật Việt Nam, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao
kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác
định cụ thể.
Điều 14 của Luật hợp đồng Trung Quốc cũng xác định rõ, lời đề nghị phải chứa đựng các
điều khoản cụ thể và xác định và sau khi được chấp nhận nó có giá trị ràng buộc đối với bên
được đề nghị.
2.1.2. Chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm quan hệ tiền hợp đồng
Cùng với việc quy định một số nội dung liên quan đến quan hệ tiền hợp đồng, pháp luật Việt
Nam cũng có một số quy định đề cập đến chế độ trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm không phát
sinh từ hợp đồng.
Bộ luật Dân sự năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đã quy định về
chế độ trách nhiệm đối với việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo các Điều 604, 605 và
608.
Khác với cách tiếp cận của pháp luật hợp đồng của Việt Nam, Luật hợp đồng của Trung
Quốc năm 1999 cũng có quy định chi tiết về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong giai đoạn tiền
hợp đồng. Theo đó, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh trong các trường hợp sau, khi một
Bên:
(i) Có hành vi không trung thực nhằm để hoàn thành việc giao kết hợp đồng;
(ii) Cố tình che giấu sự thật có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng hoặc cung cấp
thông tin sai sự thật;
(iii) Có bất cứ hành vi nào đi ngược lại nguyên tắc trung thực khi giao kết hợp đồng (Điều
42)
2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp
dụng đối với giao dịch thƣơng mại với thƣơng nhân nƣớc ngoài
Qua nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật
áp dụng cho hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc, có thể đi đến những nhận xét khái quát sau
đây:
+ Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về lựa chọn luật áp dụng đối với các
quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
+ Các quy định hiện hành của Việt Nam về quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội

chợ, triển lãm thương mại chưa cho phép làm rõ những trường hợp, ví dụ thương nhân Việt
Nam sang triển lãm và bán hàng ở Trung Quốc thì luật nào sẽ được áp dụng ? Trường hợp
thương nhân nước ngoài bán hàng tại Việt Nam thì luật chi phối quan hệ này là luật nào ? Giả
định rằng luật áp dụng đối với quan hệ hợp đồng được lựa chọn thì liệu luật áp dụng này có tự
động quay trở lại áp dụng đối với quan hệ tiền hợp đồng hay không ? Trường hợp luật áp dụng
được ghi nhận trong các văn bản được xác lập trong quá trình đàm phán hợp đồng như Biên bản
làm việc, Bản ghi nhớ nhưng sau này lại không được đề cập trong hợp đồng thì quan hệ này
được giải quyết như thế nào ? Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam chưa cho phép lý
giải đầy đủ những vấn đề này. Nhìn chung, có thể thấy rằng pháp luật Việt Nam chưa có quy
định rõ ràng và cụ thể về luật áp dụng đối với các quan hệ tiền hợp đồng.
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được những trường hợp như một bên đưa ra một lời mời
chào để xúc tiến bán một loại hàng hóa thì pháp luật nào được áp dụng để điều chỉnh hành vi
này, cũng như nếu một bên có hành vi lừa dối làm ảnh hưởng đến quyền lợi của một bên tham
gia quan hệ nêu trên thì chế độ trách nhiệm được giải quyết như thế nào, hệ thống pháp luật nào
có thể được áp dụng để điều chỉnh loại hình vi phạm đó.
+ Nghiên cứu các hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong nhiều năm
gần đây, có thể nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam đó bước đầu có sự lựa chọn luật áp dụng
đối với hợp đồng, nhưng nhìn chung đều không chỉ rõ luật áp dụng. Các doanh nghiệp Việt Nam
cũng chưa có thói quen sử dụng các tập quán thương mại quốc tế khác.
2.3. Thực trạng các quy định pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán
hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài
Nhìn chung, những quy định của pháp luật Việt Nam và Luật hợp đồng của Trung Quốc năm
1999 về điều kiện hiệu lực của hợp đồng là tương đồng với pháp luật các nước và thông lệ quốc
tế. Các yêu cầu về điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài về cơ bản cũng được xem xét với các nội dung sau đây:
+ Yêu cầu về hình thức của hợp đồng;
+ Yêu cầu về nội dung của hợp đồng;
+ Yêu cầu về chủ thể của hợp đồng;
+ Yêu cầu về đối tượng của hợp đồng;
Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm đặc thù của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương

nhân nước ngoài với hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, những yêu cầu về điều kiện hiệu
lực của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ở Việt Nam và Trung Quốc có
những nét đặc thù riêng.
2.3.1. Các quy định về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài
Việc chỉ ra cụ thể và rõ ràng những yêu cầu bắt buộc về hình thức đối với hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài là nét đặc thù của Việt Nam so với pháp luật các nước và
thông lệ quốc tế. Theo Luật hợp đồng của Trung Quốc năm 1999 và thông lệ quốc tế không đưa
ra những quy định có tính bắt buộc như pháp luật Việt Nam về hình thức của hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực tiễn áp dụng
pháp luật nói chung và xét xử nói riêng ở Trung Quốc cũng đang cho thấy yêu cầu về hình thức
đối với hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến và
tồn tại trong nhiều đạo luật chuyên ngành như: tín dụng, bảo hiểm, logistics
2.3.2. Các quy định về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài
2.3.2.1. Các quy định về thẩm quyền của thương nhân và thương nhân nước ngoài trong
quan hệ giao kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa
đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy
định của Luật Thương mại và quy định khác của pháp luật (Luật Thương mại, Điều 7). Cách tiếp cận
này của Luật Thương mại cho thấy Luật Thương mại đã gián tiếp thừa nhận sự tồn tại của thương
nhân thực tế, tuy nhiên chưa chỉ rõ cơ sở pháp lý cho loại hình thương nhân này. Trên thực tế, thừa
nhận loại hình thương nhân thực tế nghĩa là thừa nhận sự tồn tại của thương nhân trên cơ sở các
tiêu chí mang tính bản chất, đó là "việc hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên" chứ
không dựa trên tiêu chí đăng ký kinh doanh. Đăng ký kinh doanh theo hướng này được quan niệm là
một nghĩa vụ của thương nhân.
2.3.2.2. Các quy định về thẩm quyền đại diện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài
Cùng với việc quy định về thương nhân và thương nhân nước ngoài, pháp luật Việt Nam đó
phần nào làm rõ về thẩm quyền của chủ thể giao kết hợp đồng trong các giao dịch kinh doanh-

thương mại. Cụ thể là pháp luật Việt Nam đó đưa ra những quy định tương đối rõ ràng về người
đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Pháp luật Việt Nam không có sự phân
biệt về thẩm quyền giao kết hợp đồng giữa các giao dịch thương mại trong nước và các giao dịch
thương mại với thương nhân nước ngoài, mà áp dụng những quy định chung về thẩm quyền giao
kết đối với cả hai loại hình giao dịch này.
2.3.3. Các quy định về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài
Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định những điều khoản nào là điều khoản bắt buộc
đối với hợp đồng. Đây là quy định khác so với trước đây. Cả Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm
1989, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Thương mại năm 1997 đều quy định những nội dung
chủ yếu của hợp đồng, trong đó Luật Thương mại năm 1997 cũn quy định thêm những nội dung
chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài. Theo pháp luật Việt Nam
hiện hành, tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây (Bộ
luật Dân sự, Điều 402):

Chương 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA VỚI THƢƠNG NHÂN NƢỚC NGOÀI
3.1 Sự cần thiết và những yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết
hợp đồng mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh
mẽ hiện nay, hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan vì những lý do cơ bản sau đây:
Thứ nhất, do những đòi hỏi khách quan của điều kiện kinh tế - xã hội trong nước.
Thứ hai, do những yêu cầu khách quan của việc hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.
Thứ ba, do những điểm không phù hợp với thực tiễn kinh tế xá hội và hội nhập quốc tế của
pháp luật hiện hành về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài.
3.2. Những định hƣớng cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp
đồng mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài

- Thể chế hóa đầy đủ, kịp thời đường lối, chính sách của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hoàn thiện pháp luật vè hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt
Nam cần đảm bảo sự phù hợp với các đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài của Việt
Nam cần đảm bảo sự phù hợp với pháp luật, thông lệ quốc tế và cần phải đặt trong giải pháp tổng thể
với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại.
3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với thƣơng nhân nƣớc ngoài
Qua nghiên cứu những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài của một số quốc gia trên thế giới và đặc biệt từ kinh
nghiệm của Trung Quốc, đã cho phép Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giải quyết
những điểm bất hợp lý, chưa khả thi trong pháp luật hiện hành. Những nội dung cần hoàn thiện
bao gồm:
+ Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa với thương nhân nước ngoài;
+ Hoàn thiện các quy định về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối với hợp
đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài;
+ Hoàn thiện các quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài;
+ Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài.
3.3.1. Hoàn thiện các quy định về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài cần thực hiện những biện pháp sau đây:
+ Xây dựng và ban hành quy định về lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và giá trị
pháp lý của những lời mời này
+ Xây dựng và ban hành các quy định về giá trị pháp lý của các quan hệ có tính chất tiến
triển hướng tới việc giao kết hợp đồng nhưng trên thực tế hợp đồng không được giao kết
+ Xây dựng và ban hành các quy định xác định cụ thể giá trị pháp lý của các thỏa thuận đạt

được trong quá trình đàm phán hợp đồng
+ Xây dựng và ban hành các quy định về chế độ trách nhiệm đối với những hành vi xâm
phạm quan hệ tiền hợp đồng
3.3.2. Hoàn thiện các quy định về xử lý xung đột pháp luật và lựa chọn luật áp dụng đối
với hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài
Thứ nhất, pháp luật hiện hành của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn về kỹ thuật, vệ sinh an
toàn thực phẩm là chưa đầy đủ, lạc hậu với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai, pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được trường hợp giao dịch được diễn ra giữa một chi
nhánh của thương nhân nước ngoài và một doanh nghiệp Việt Nam .
Thứ ba, khi điều chỉnh các giao dịch kinh doanh, pháp luật phản ánh, trực tiếp hoặc gián
tiếp, những giá trị đạo đức mà người kinh doanh cần phải hành động khi quan hệ với người khác.
Thứ tư, pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh
doanh đối với đối tác nước ngoài được pháp luật, thông lệ quốc tế xem là trái pháp luật:
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối
với đối tác nước ngoài nhưng trong trường hợp bị nước đó cấm vận.
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối
với đối tác nước ngoài nhằm rửa tiền.
+ Pháp luật Việt Nam chưa làm rõ được hiệu lực pháp lý của những giao dịch kinh doanh đối với
đối tác nước ngoài nhưng nhằm tài trợ cho hoạt động khủng bố.
3.3.3. Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa
với thương nhân nước ngoài
Thực hiện hợp lý các điều ước quốc tế liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa với thương
nhân nước ngoài một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân Việt Nam và thương nhân nước
ngoài có khả năng tìm hiểu và tiếp cận pháp luật và chính sách về thương mại của Việt Nam, tăng
cường khả năng thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, cũng như xác lập cơ sở
để pháp luật Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực của pháp luật và thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài luôn luôn gắn liền với các yếu
tố quốc tế trên nhiều mặt, trong đó các yếu tố quan trọng là pháp luật quốc tế và tập quán thương

mại quốc tế. Do đó, để thúc đẩy các quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài, đòi hỏi các bên phải hiểu rõ đặc điểm và bản chất của loại hợp đồng này.
2. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài do nhiều nguồn luật điều
chỉnh bao gồm điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia, lex mercatoria, các
nguyên tắc, học thuyết, lẽ công bằng… nên đòi hỏi việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp
luật quốc gia không thể tách biệt với việc nghiên cứu và vận dụng các nguồn luật đó. Trong hoạt
động lập pháp, chỉ trên cơ sở vận dụng có chọn lọc phù hợp với thực tiễn đất nước thì pháp luật
thương mại của quốc gia mới trở thành công cụ thúc đẩy quan hệ thương mại quốc tế phát triển.
3. Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài là một quá trình phức tạp
liên quan đến nhiều loại giao dịch khác nhau, nhiều chủ thể khác nhau và chịu sự điều chỉnh của hệ
thống pháp luật khác nhau. Việc làm rõ các giai đoạn của quá trình giao kết hợp đồng từ đó xác định
nội dung nghiên cứu là việc làm cần thiết đối với hoạt động giao kết hợp đồng. Chẳng hạn, luận văn
cho rằng trước khi hợp đồng được giao kết, quan hệ giữa các bên cũng có thể kéo theo những nghĩa
vụ nhất định. Vì lẽ đó, nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài không thể không tính đến các vấn đề nêu trên và cần được tiến hành một
cách toàn diện bao gồm cả các qui định pháp luật về thương nhân nước ngoài, các quy định về quan
hệ hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, phương thức giao kết hợp đồng, các quy định về
xung đột pháp luật…
4. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của
Việt Nam, pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài đóng
vai trò quan trọng. Có thể khẳng định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với
thương nhân nước ngoài đã thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc
điều chỉnh pháp luật về giao kết hợp đồng, tạo lập khung pháp lý đảm bảo quyền tự do hợp đồng.
5. Nhìn chung, pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước
ngoài của Việt Nam đã thể hiện được những thay đổi tích cực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
Việt Nam và nhiều quy định phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế, ví dụ các quy định về
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp
đồng Tuy nhiên, một số quy định cụ thể về giao kết hợp đồng vẫn còn bộc lộ những bất cập
nhất định, trong đó quan trọng có thể kể đến là các quy định về quan hệ tiền hợp đồng, các quy
định liên quan đến các xu hướng mới hiện nay trong quan hệ thương mại với nước ngoài như

chống rửa tiền, cấm vận
6. Nhìn chung, doanh nghiệp Việt Nam đã có ý thức tìm hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế
khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài, nhưng những hiểu biết
của doanh nghiệp Việt Nam vẫn phần nào còn hạn chế. Điều này dẫn tới sự hạn chế trong việc
tìm kiếm thông tin về chủ thể giao kết hợp đồng, lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng và chưa làm
quen với những thông lệ mới nhất trong giao dịch hàng hóa với nước ngoài.
7. Từ sự cần thiết của việc phải nhanh chóng hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam, và từ kết quả nghiên cứu so sánh
pháp luật với Trung Quốc và một số quốc gia trên thế giới, pháp luật về giao kết hợp đồng mua
bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài phải của Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn
thiện trong thời gian tới.

References
1. Phạm Ngọc Anh (2003), Cơ sở pháp lý của hợp đồng ngoại thương và thực tiễn áp dụng
tại Công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans), Luận văn tốt nghiệp.
2. Nguyễn Văn Ân (1999), Hành trình vào kinh doanh, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Bình luật khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2005), Tài liệu tham khảo về Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp,
Hà Nội.
5. Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.
6. Bộ luật Thương mại và Luật những ngoại lệ đặc biệt về kiểm soát của Nhật Bản (1994),
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Thương mại (1998), Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT, (Tài liệu dịch
tham khảo), Hà Nội.
8. Bộ Thương mại (1998), Cơ chế rà soát chính sách thương mại (TPRM) trong khuôn khổ
WTO, Hà Nội.
9. Bộ Thương mại (1998), Hiệp định WTO về Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT),
(Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
10. Bộ Thương mại (1998), Hiệp định về các biện pháp Vệ sinh Dịch tễ, (Tài liệu dịch tham

khảo), Hà Nội.
11. Bộ Thương mại (1998), Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật, (Tài liệu
dịch tham khảo), Hà Nội.
12. Bộ Thương mại (2000), Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ, (Tài liệu lưu trữ), Hà
Nội.
13. Bộ Thương mại (2003), Hiệp định về tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam -
Nhật Bản, (Tài liệu lưu trữ), Hà Nội.
14. Bộ Thương mại (2006), Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 6/4 hướng dẫn một số nội
dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.
15. Chính phủ (2005), Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 7/6 về phòng, chống rửa tiền, Hà
Nội.
16. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
17. Chính phủ (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01 quy định chi tiết thi hành Luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, Hà Nội.
18. Chính phủ (2006), Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4 quy định chi tiết Luật Thương
mại về hoạt động xúc tiến thương mại, Hà Nội.
19. Chính phủ (2006), Nghị định số 49/2006/NĐ-CP ngày 18/5 về đăng ký và mua, bán tàu
biển, Hà Nội.
20. Corinne Renault-Brahinsky (2002), Đại cương về pháp luật hợp đồng. Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
21. Nguyễn Bá Diến (2005), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
22. Nguyễn Trọng Đàn (1997), Hợp đồng Thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Giới thiệu Luật Kinh doanh nước Anh, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1997.
29. Nguyễn Thị Thu Hà (2003), Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty
Dệt may Hà Nội (HANOSIMEX), Luận văn tốt nghiệp.
30. Nguyễn Sĩ Hồng (2003), Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị điện
gia dụng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại An Quân, Luận văn tốt nghiệp.
31. Nguyễn Hương - Bá Tú (2005), "Tranh chấp hợp đồng thương mại giữa công ty Dũng Hải
và công ty Stemcor: Bài học đắt giá", Báo Diễn đàn doanh nghiệp, ngày 3/8.
32. Hướng dẫn thực hành nghiệp vụ ngoại thương hiện đại (1992), Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
33. Nguyễn Phương Linh (2007), "Một số rủi ro pháp lý đối với ngân hàng trong giao dịch
thương mại quốc tế", Ngân hàng, (3).
34. Đoàn Năng (2001), Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
35. Phạm Duy Nghĩa (2002), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
36. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (1998), Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa Pháp, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
37. Nicolle Perry (1992), Làm thế nào tránh rủi ro pháp lý khi mua bán, Nxb Pháp lý, Hà
Nội.
38. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội.
39. Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã, Hà Nội.
40. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
41. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.

42. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội.
43. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
44. Quốc hội (2005), Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế, Hà Nội.
45. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.
46. "Quyết định số 01/2002/HĐTP-KT ngày 26-12-2002 về vụ án tranh chấp hợp đồng bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển" (2002), .
47. Hoàng Ngọc Thiết (2002), Tranh chấp từ hợp đồng xuất nhập khẩu- án lệ trọng tài và kinh
nghiệm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
48. Nguyễn Văn Thường (Chủ biên) (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Những rào cản
cần phải vượt qua, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
49. Nguyễn Hợp Toàn (Chủ biên) (2005), Giáo trình Pháp luật kinh tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.
50. Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc,
Hà Nội.
51. "Trước thềm hội nhập WTO: Cần sớm hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cho thương mại"
(2004),
52. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hà Nội.
53. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa, Hà Nội.

TIẾNG ANH
54. "Analysis of Comments and Proposals by Governments and International Organizations on
the Draft Convention on Contracts for the International Sale of Goods, and on Draft
Provisions Concerning Implementation, Reservations and Other Final Clauses". Prepared
by the Secretary General Document A/CONF.97/9. 1980 Vienna Diplomatic Conference.
55. "Assistant Proffessor of Business Law Larry A. DiMatteo: The CISG and the Presumption of
Enforceability: Unintended Contractual Liability in International Business Dealings".

56. Bolivian Civil Code. Art 465 (translated by Walpex Trading Co. v. Yacimentios
Petroliferos Fiscales Bolivianos, 890 F.Supp. 300, 303 (S.D. New York 1995).
57. French Commercial Code 1807. Amended Law 2003-775 in 21/08/03. Article L110-3.
58. "Concise Dictionary of Law". Oxford University Press. 1991.

59. "Civil Code of Quebec". Les Editions Yvon Blais Inc.
60. German Civil Code BGB of 18 August 1896. Civil Code in the version promulgated on 2
January 2002 (Federal Law Gazette (Bundesgesetzblatt) I p. 42, 2909; 2003 I p. 738), last
amended by Article 2 (16) of the statute of 19 February 2007.
61. Civil Code of Federal Republic of Russia 1995.
62. Contract Act of Finland 1929.
63. Contract Law of the People's Republic of China was adopted at the Second Session of the Ninth
National People's Congress on 15 March 1999.
64. Clarkson-Miller-Jentz-Cross: "West’s Business Law. Text and Cases". 2006.
65. Council Regulations (EC) No 905/98 of 27 April 1998 and Council Regulation (EC) No
1972/2002 dated 5 December 2002.
66. "Defining the Undefinable: Good Faith and the United Nations Convention on Contracts
for the International Sale of Goods",
67. Stefano Dindo: "How to negotiate a Cross-Border Business Deal". Italian Report. (Union
Internationale des Avocats) UIA 47th Congress - Lisbon, August 30-September 3, 2003.
68. Zhang Yuqing - Huang Danhan: "The New Contract Law in the People's Republic of China
and the UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts: A Brief
Comparison.
69. Schonfeld and John Dobinson: "Using International Standards: A Wake-up Call to
Regulators".
70. Foreign Trade Law of The People's Republic of China 1994.
71. Hague Convention of 22 December 1986 on the Law Applicable to Contracts for the
International Sale of Goods.
72. "Introduction to Swedish Law". 1994. Vol 2.
73. Inter-American Convention on the Law Applicable to International Contracts 1994.
74. International Convention for the Suppression of the Financing of Terrorism 1999.
75. Indonesian Civil Code.
76. Law on Foreign Trade Policy 1998 of Bosnia and Hercegovina.
77. Law No. 185 of 9 July 1990: New Provisions Governing the Export, Import and Transit of
Armaments of Italia.

78. Introduction to the Principles of European Contract Law Prepared by the Commission on
European Contract Law.
79. International Chamber of Commerce (ICC): "Formation of Contracts and Precontractual
Liability". 69 (1990).
80. Marvin Leon: "Lessening the Risk of Letters of Intent" Los Angeles Lawyer. November
2001.
81. Macedonian Foreign Trade Law.
82. Maritime for the Ship’s Officers". Printed and Published by the International Maritime
Organization. London. 1992.
83. John M. Stockton-Frederick H. Miller: "Sales and Leases of Goods". St. Pauli, Minn. West
Publishing Co. 1992.
84. Principles of European Contract Law 1995-PECL.
85. "OFFICIAL COMMENTS provides the text of the official comments to the articles of
the UNIDROIT Principles (2004 edition)",
o/dynasite.cfm?dssid=2377&dsmid=13637&x=1.
86. Ray August: "International Business Law". Prentice-Hall, Englewood Cliffs, New Jersey.
1993.
87. "R DOAK BISHOP: The Duty to Negotiate In Good Faith and the Enforceability of Short-Term
Natural Gas Clauses in Production Sharing Agreements",

88. Restatement (Second) of Contracts of the United States.
89. Ronald A.Anderson-Ivan Fox-David P. Twonmey: "Business Law and the Legal
Environment". South-Western Publishing Co. 1990.
90. Rodrigo Novoa: "Culpa in Contrahendo: A comparative Law Study: Chilean Law and the
United Nations Convention on Contracts for the International Sales of Goods (CISG)".
Arizona Journal of International & Comparative Law. Vol. 22.No.3.
91. Switzeland’s Federal Code on Private International Law-CPIL ngày 18/12/1987.
92. Sales of Goods Act of England 1979.
93. The 1980 United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods-
CISG.

94. The UNIDROIT Principles of International Commercial Contracts-UNIDROIT Principles.
2004. Published by International Institute for the Unification of Private Law (Unidroit),
Rome.
95. Title 17 Commodity and Security Exchanges of Code of Federal Regulations.
96. The Delaware Code. The United States.
97. Trade Practices Act 1974 of Australia.
98. The Cuban Assets Control Regulations, 31 CFR Part 515 (the "Regulations").
99. The Convention relating to a Uniform Law on the International Sale of Goods 1964.
100. The Foreign Economic Contract Law of the People’s Republic of China 1985.
101. The Finish Act on Law Applicable to Sale of Goods of International Character 1964.
102. The 1980 Rome Convention on the Law Applicable to Contractual Obligations.
103. The Uniform Act relating to General Commercial Law (OHADA) 1997.
104. The Uniform Commercial Code of the United States.
105. The Executive Order 13224 - blocking property and prohibiting transactions with persons who
commit, threaten to commit, of support terrorism.
106. The Forty Recommendations on Money Laundering. 1990. Revised in 1996 and 2003. The
Financial Action Task Force on Money Laundering (FATF).
107. THE UNIDROIT PRINCIPLES AND TRANSNATIONAL LAW. Michael Joachim Bonell-
Chairman of the Working Group for the preparation of the UNIDROIT Principles of
International Commercial Contracts
108. UNIDROIT Principles 2004 - The New Edition of the Principles of International
Commercial Contracts adopted by the International Institute for the Unification of Private
Law". Michael Joachim Bonell.
109. World Investment Report 1999. Foreign Direct Investment and the Challenge of the
Development.

×