Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại HÌNH THỨC hợp ĐỒNG dân sự lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN TƢ PHÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Niên khóa ( 2008 - 2012 )

Đề tài:
HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Giảng viên hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN VĂN KHUÊ

NGUYỄN KIM XOÀN
MSSV: 5086094
Lớp: Luật TM2 K34

Cần Thơ, tháng 4 năm 2012

Cần thơ, tháng 4/2012


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN LUẬN VĂN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN LUẬN VĂN

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Phạm vi của đề tài ................................................................................................. 2
3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 2
4. Kết cấu của đề tài .................................................................................................. 3
Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm hình thức hợp đồng dân sự ............................................................. 4
1.2. Lƣợc sử phát triển pháp luật về hình thức hợp đồng dân sự .......................... 6
1.2.1. Hình thức hợp đồng trong luật La Mã .......................................................... 6

1.2.2. Hình thức hợp đồng trong luật cổ Việt Nam ................................................ 8
1.2.2.1. Thời nhà Lê ........................................................................................ 8
1.2.2.2. Thời nhà Nguyễn ................................................................................ 9
1.2.3. Hình thức hợp đồng trong luật cận đại Việt Nam ....................................... 10
1.2.4. Hình thức hợp đồng trong luật Việt Nam hiện đại ...................................... 11
1.2.4.1. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến những năm 1980 .............................. 11
1.2.4.2. Giai đoạn từ những năm 1980 đến nay .............................................. 11
1.3. Chế định pháp lý về hình thức của hợp đồng dân sự ..................................... 12
1.3.1. Hình thức hợp đồng theo quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 ........... 13
1.3.2. Hình thức hợp đồng theo quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 ........... 14
1.4. Tầm quan trọng của các quy định về hình thức hợp đồng dân sự ................ 16
CHƢƠNG 2: HÌNH THỨC CỦA HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÀ HỆ QUẢ VIỆC VI
PHẠM VỀ HÌNH THỨC THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1. Các loại hình thức hợp đồng dân sự theo pháp luật Việt Nam hiện hành .... 20
2.1.1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói ................................................................ 21
2.1.2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể .................................................... 21


2.1.3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản ............................................................. 22
2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng liên quan đến hình thức hợp đồng ...... 27
2.2.1. Khái niệm thời điểm có hiệu lực của hợp đồng .......................................... 27
2.2.2. Thời điểm có hiệu lực của các loại hợp đồng liên quan đến hình thức ........ 28
2.2.2.1. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng ưng thuận ................................. 28
2.2.2.2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thực tại ..................................... 30
2.2.2.3. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trọng thức ................................ 30
2.2.3. Ý nghĩa việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng........................ 33
2.3. Hệ quả pháp lý của hợp đồng do vi phạm về hình thức ................................ 33
2.3.1. Vi phạm về hình thức dẫn đến hợp đồng vô hiệu ...................................... 34
2.3.2. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định
về hình thức ............................................................................................. 36

2.3.3. Tòa án ấn định thời hạn để các bên lập lại hợp đồng theo đúng hình thức
quy định ................................................................................................... 37
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ HƢỚNG HOÀN THIỆN HÌNH THỨC CỦA
HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
3.1. Một số bất cập trong pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
hiện hành về hình thức hợp đồng dân sự .............................................................. 40
3.1.1. Vấn đề hình thức hợp đồng được quy định tại các Điều 122, 124, 401 BLDS
2005 ......................................................................................................... 40
3.1.2. Hình thức hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều 401 còn dài dòng, và chưa
linh hoạt ................................................................................................... 41
3.1.3. Quy định về hình thức bắt buộc của hợp đồng tại khoản 2 Điều 401 còn
thiếu sót và chưa nhất quán ...................................................................... 43
3.1.4. Qui định về cách thức giải quyết hậu quả pháp lý của các hợp đồng bị vi
phạm về hình thức còn nhiều bất cập ........................................................ 45
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định hiện hành về hình thức hợp đồng ..... 49
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung qui định tại khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 ....... 49


3.2.2. Sửa đổi, bổ sung qui định tại khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2005 ....... 50
3.2.3. Bỏ đoạn 2 khoản 2 Điều 401 và bổ sung qui định hình thức là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định
................................................................................................................. 51
3.2.4. Giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vi phạm hình thức .................... 52
Kết luận .................................................................................................................. 57


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn

LỜI MỞ ĐẦU


Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng ngày
một yếu tố không thể thiếu được là phải có giao lưu dân sự, đó là sự chuyển giao
tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa người này với người
khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác.
Sự giao lưu dân sự đó thường được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các
bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Sự
thỏa thuận đó gọi là hợp đồng. Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Hợp
đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt
các quyền và nghĩa vụ dân sự”. Như vậy, cơ sở đầu tiên để hình thành một hợp
đồng dân sự là việc thỏa thuận bằng ý chí tự nguyện của các bên. Tuy nhiên hợp
đồng chỉ được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí các bên phù hợp với quy
định của nhà nước, trong đó có các quy định về hình thức của hợp đồng. Với mục
đích đi sâu tìm hiểu về các quy định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tế về
hình thức của hợp đồng dân sự, em xin lựa chọn đề tài: “ Hình thức của hợp đồng
dân sự - lý luận và thực tiễn” để làm đề tài nghiên cứu của Luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã cố gắng rất nhiều, cùng với sự chỉ
dẫn của thầy hướng dẫn Luận văn. Bên cạnh đó, em có tham khảo một số luận văn
của các bạn khóa trước. Song với trình độ hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết
khó thể tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong có thể nhận được sự
đóng góp ý kiến từ phía thầy cô cũng như các bạn để bài làm của em được hoàn
thiện hơn. Em xin cảm ơn rất nhiều!
1. Lí do chọn đề tài
Hợp đồng là một trong những phương tiện pháp lý chủ yếu để cá nhân, tổ chức
trao đổi lợi ích nhằm thỏa mãn các nhu cầu nhân sinh. Hợp đồng dân sự là sự khái
quát một cách toàn diện các hình thức giao lưu dân sự phong phú của con người, là
một trong những phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Hợp đồng cũng đóng vai trò quan trọng
trong quá trình vận hành của nền kinh tế, vì nó là hình thức pháp lý cơ bản của sự trao
đổi hàng hóa trong xã hội. Hơn nữa, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO), đang trên đà hội nhập nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập mở ra nhiều cơ

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

1

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Chừng nào pháp luật nói chung và những quy
định về hợp đồng dân sự nói riêng chưa trở thành công cụ cơ bản để điều chỉnh quan
hệ xã hội thì chừng đó Việt Nam vẫn còn đứng ngoài sự phát triển chung của thế giới.
Các tranh chấp về hợp đồng dân sự cũng ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày
càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một
cách triệt để. Tuy nhiên, cho dù pháp luật về hợp đồng có phát triển đến đâu chăng
nữa thì sự tồn tại của hợp đồng không thể tách rời hình thức hợp đồng. Hình thức là
yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, là phương tiện thể hiện ý chí của các bên khi
tham gia giao kết hợp đồng, là một trong những căn cứ xác định thời điểm có hiệu lực
của hợp đồng, là bằng chứng khách quan chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng…
Pháp luật hợp đồng hiện hành ở nước ta, vấn đề hình thức hợp đồng ngày càng được
khẳng định và hoàn thiện cùng với sự phát triển của chế định hợp đồng dân sự. Nhận
thức đúng về mức độ ảnh hưởng của hình thức hợp đồng đối với quan hệ pháp luật về
hợp đồng là rất quan trọng như: Quan trọng trong việc xây dựng các quy định pháp
luật về hình thức hợp đồng; Các quy định của hợp đồng vi phạm về hình thức; Tạo cơ
sở lý luận giải thích và áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp và nêu
lên những mặt còn hạn chế về hình thức của hợp đồng . Chính vì những lý do trên mà
người viết chọn đề tài: “ Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thức tiễn”, để tìm
hiểu, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành với
mong muốn góp phần hoàn thiện các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với các quy
định về hình thức hợp đồng dân sự.
2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài “ Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn”, người viết tập trung
đưa ra những khái niệm chung và những vấn đề lí luận liên quan đến hình thức của
hợp đồng theo khoa học pháp lí, pháp luật của Việt Nam. Bên cạnh đó đề tài phân tích
những quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân
sự năm 2005 và nhiều văn bản luật, văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, trong quá trình nghiên cứu người viết sử dụng nhiều
phương pháp khác nhau như: chứng minh, tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích
quy phạm được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lí và rõ ràng nhất.
Phương pháp tổng hợp thống kê, sưu tầm tài liệu. Đồng thời vận dụng các tài liệu của

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

2

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
các nhà nghiên cứu, các tập chí chuyên ngành về vấn đề nghiên cứu và những vấn đề
có liên quan.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài “ Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn” gồm có: phần mở
đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung của đề tài được chia làm ba
chương như sau:
- Chương 1: Khái quát chung về hình thức hợp đồng dân sự.
- Chương 2: Hình thức của hợp đồng dân sự và hệ quả việc vi phạm về hình
thức theo pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Chương 3: Thực trạng và hướng hoàn thiện hình thức của hợp đồng dân sự.


GVHD: Nguyễn Văn Khuê

3

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
Chương này người viết đi vào phân tích, làm rõ những khái niệm cơ bản liên quan
đến đề tài, lược sử hình thành và phát triển của đề tài, chế định pháp lý về hình thức
hợp đồng dân sự và nêu lên tầm quan trọng của các quy định về hình thức hợp đồng
trong pháp luật dân sự Việt Nam.
1.1. Khái niệm hình thức hợp đồng dân sự
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự,mà bản chất của nó là sự thỏa thuận
giữa các bên, và hợp đồng chỉ có thể được tạo lập khi có sự gặp gỡ ý chí giữa các bên.
Các yếu tố pháp lý cơ bản tạo nên hợp đồng chính là ý chí của chủ thể, sự biểu hiện
của ý chí đó ra bên ngoài và sự thống nhất giữa các yếu tố đó với nhau. Trong đó, ý
chí là cái bên trong, là nguyện vọng, là mong muốn chủ quan của chủ thể mà không
phải lúc nào người khác cũng có thể biết hay nhận thấy được. Bởi vậy, để có thể đạt
được sự thỏa thuận, tức là để các bên có thể biết được và chấp nhận ý chí của nhau,
chủ thể cần phải thể hiện ý chí đó ra bên ngoài dưới một hình thức khách quan nhất
định. Sự thống nhất ý chí của các bên và nội dung cụ thể của các điều khoản thể hiện
sự thống nhất ý chí đó cần phải được công bố ra bên ngoài. Đó chính là hình thức thể
hiện của hợp đồng.
Theo nghĩa thông thường, hình thức được hiểu là “cái bên ngoài, cái chứa đựng
nội dung”. Ở góc độ triết học, nội dung và hình thức của các sự vật, hiện tượng là cặp
phạm trù cơ bản, thể hiện “những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật” và là
“phương thức tồn tại và phát triển của sự vật”. Cũng như các sự vật, hiện tượng khác

của thế giới khách quan, hình thức biểu lộ ý chí của các bên trongviệc tạo lập hợp
đồng thường được biểu hiện ở hai cấp độ: hình thức bên trong và hình thức bên ngoài
của nó. Hình thức bên trong của hợp đồng là sự thể hiện ra bên ngoài của các quyền
và nghĩa vụ của chủ thể, dưới dạng các điều khoản cụ thể của hợp đồng. Dưới góc độ
này, ý chí của các bên và sự thống nhất ý chí giữa các bên thường được phát biểu
dưới dạng các điều khoản cụ thể của hợp đồng. Trong lý luận pháp luật dân sự và cả
trong luật thực định, các học giả và các nhà làm luật thường đồng hóa các điều khoản
cụ thể của hợp đồng với nội dung hợp đồng. Các điều khoản qui định quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hợp đồng lại được trình bày, thể hiện ra bên ngoài dưới những
hình thức bằng lời nói, văn bản và theo những thủ tục nhất định như công chứng, đăng
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

4

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
ký. Đó là hình thức bên ngoài của hợp đồng. Pháp luật của hầu hết các nước khi qui
định về hình thức hợp đồng, chủ yếu là nói đến hình thức bên ngoài của hợp đồng.
Trong khoa học pháp lý, hình thức của hợp đồng được định nghĩa là “cách thức thể
hiện sự thỏa thuận giữa các bên”. Đa số các luật gia cũng đều hiểu rằng, hình thức của
hợp đồng là những biểu hiện bên ngoài của hợp đồng. Có tác giả cho rằng “hình thức
của hợp đồng là phương tiện ghi nhận nội dung mà các chủ thể đã xác định”, hoặc
“hình thức của hợp đồng là phương tiện để ghi nhận, lưu trữ, chuyển tải nội dung của
hợp đồng”. Có tác giả còn cho rằng hình thức hợp đồng còn được biểu hiện qua
“phương thức ký kết” hợp đồng. Có tác giả khác còn mô tả rõ hơn: “hình thức của
hợp đồng không chỉ là hình thức thể hiện nội dung của hợp đồng mà còn là những
thủ tục mà pháp luật qui định bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân thủ khi
giao kết một số loại hợp đồng như phải có xác nhận của công chứng, chứng thực,

đăng ký hoặc xin phép…” và ý kiến này được các tác giả khác đồng tình.
Nhìn từ góc độ chức năng và vai trò của yếu tố hình thức đối với sự tồn tại của
hợp đồng, ta thấy hình thức hợp đồng là sự công bố ý chí của các bên tham gia hợp
đồng, là cách thức để truyền đạt thông tin giữa các bên tham gia hợp đồng cũng như
với người thứ ba về sự xác lập và tồn tại của hợp đồng đó. Hình thức của hợp đồng
cũng là phương tiện thể hiện nội dung cụ thể của hợp đồng. Theo nghĩa đó, hình thức
hợp đồng bao gồm cả thể thức (cách thức thể hiện) của hợp đồng và thủ tục tạo lập
hợp đồng. Thể thức của hợp đồng là cách thức, phương tiện thể hiện nội dung của hợp
đồng dưới dạng vật chất khách quan nhất định. Hợp đồng có thể được thể hiện bằng
các thể thức như lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Còn thủ tục là thủ thuật, cách thức
tiến hành tạo lập hợp đồng theo một trình tự, yêu cầu nhất định. Như vậy, hình thức
hợp đồng không chỉ là các thể thức tồn tại của hợp đồng mà còn bao gồm cả các thủ
tục để tạo lập hợp đồng.
Trong quá trình đàm phán, thỏa thuận để ký kết hợp đồng mỗi chủ thể đều có
ý chí của mình. Khi ý chí của các bên có sự trùng hợp thì coi như đã có sự thỏa thuận
và hợp đồng được ký kết. Sự thỏa thuận của các bên được thể hiện bằng những hình
thức khác nhau tùy thuộc vào ý chí của họ: Có thể bằng lời nói, có thể bằng văn bản,
có thể bằng hành vi cụ thể. Các hình thức ý chí đó được gọi là hình thức của hợp
đồng. Như vậy, hình thức hợp đồng là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một
hình thức nhất định của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng dân sự.

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

5

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
Tóm lại, hình thức hợp đồng là sự biểu hiện ra bên ngoài của nội dung hợp

đồng, gồm tổng hợp các cách thức, thủ tục, phương tiện để thể hiện và công bố ý chí
của các bên, ghi nhận nội dung hợp đồng và là biểu hiện cho sự tồn tại của hợp đồng.
Với sự đa dạng của các hợp đồng dân sự, pháp luật thừa nhận các hợp đồng dân sự có
thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau:
+ Hình thức hợp đồng được thể hiện bằng lời nói là hình thức các bên tham gia
giao kết hợp đồng cùng gặp gỡ trao đổi trực tiếp, thỏa thuận với nhau về nội dung của
hợp đồng.
+ Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng văn bản là hình thức các bên
tham gia giao kết hợp đồng dân sự lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của hợp
đồng và cùng ký tên vào văn bản đó. Hình thức bằng văn bản là chuẩn mực về hình
thức hợp đồng trong các giao dịch về dân sự, thương mại hiện nay.
+ Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng hành vi cụ thể là hình thức các
bên tham gia giao kết hợp đồng bằng hành vi của mình bày tỏ ý chí nhằm tạo ra các
quan hệ hợp đồng dân sự, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mặc nhiên thừa
nhận các hành vi đó đối với nhau.
1.2. Lƣợc sử hình thành và phát triển về hình thức hợp đồng dân sự
1.2.1. Hình thức hợp đồng trong luật La Mã
Hệ thống pháp luật La Mã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời, là hình
thức pháp luật hoàn chỉnh nhất của nhà nước chiếm hữu nô lệ. Nó là nguồn tri thức
chung của nhân loại. Những qui định của luật La Mã về chế định hợp đồng đã đặt nền
móng vững chắc, cùng với thời gian nó có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hầu hết
pháp luật dân sự của đa số các nước trên thế giới trong quá trình xây dựng luật dân sự
hiện đại. Việc tìm hiểu các quy định về chế định hợp đồng, đặc biệt là về hình thức
hợp đồng trong luật La Mã giúp cho chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc của pháp luật
Việt Nam.
Theo quy định của luật La Mã thì hợp đồng được coi là phương tiện chủ yếu
làm phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Pháp luật về hợp đồng trong hệ thống pháp luật La
Mã được phân định thành hai hệ thống hợp đồng là giao ước và khế ước.
+ Giao ước là những thỏa thuận làm phát sinh những hệ quả nhưng không
được pháp luật bảo hộ bằng phương thức kiện. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

6

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
và xã hội dần dần một số giao ước được pháp luật bảo hộ trong các trường họp riêng
biệt như các giao ước được quan tòa bảo hộ như giao ước bổ sung cho khế ước, giao
ước với chủ nhà trọ, chủ nhà băng…
+ Khế ước là những thỏa thuận được pháp luật bảo hộ thông qua các hình thức
thực hiện, những thỏa thuận được coi là khế ước, được pháp luật ghi nhận, các bên
không có quyền coi những “ thỏa thuận” nào là khế ước mà chỉ những thỏa thuận
được pháp luật thừa nhận.
Về hình thức hợp đồng, luật La Mã quy định các hình thức hợp đồng miệng và
hình thức hợp đồng viết. Hợp đồng miệng là hợp đồng phát sinh nghĩa vụ sau khi các
bên đã tuyên bố những câu nhất định. Hợp đồng miệng được thực hiện dưới hai dạng,
là dạng câu hỏi – trả lời và dạng thề.
+ Thứ nhất, dạng câu hỏi – trả lòi: chủ nợ đặt câu hỏi và con nợ trả lời phù hợp
với câu hỏi đó thì hợp đồng được tạo lập và phát sinh nghĩa vụ cũa các bên. Những
câu hỏi và câu trả lời được thể hiện dưới công thức nhất định và phải có sự trùng hợp
giữa câu hỏi và câu trả lời. Nếu không có sự trùng hợp thì nghĩa vụ không đơực tạo
lập. Đối với các hợp đồng được tạo lập thông qua việc hỏi đáp phải được thông qua
chính người có nghĩa vụ, không được thông qua người đại diện, trong đó mỗi bên
thực hiện các nghĩa vụ riêng lẽ một bên có quyền và một bên có nghĩa vụ tương ứng.
+ Thứ hai, hợp đồng miệng được thực hiện dưới dạng thề. Dạng thề có sử dụng
cân lường – vật biểu tượng cho công lý, chủ yếu áp dụng cho các hợp đồng vay. Chủ
nợ, con nợ đều cầm những vật đó và thề trước những người làm chứng cam kết sẽ
thực hiện đúng nghĩa vụ.

Hợp đồng viết là những hợp đồng được xác lập thông qua hình thức văn bản.
Nghĩa vụ phát sinh từ văn bản như thư từ, tài liệu… Vào thời kì cộng hòa hình thức
được thiết lập thông qua các quyền sổ thu – chi mà công dân La Mã sử dụng. Thực
chất đây là nghĩa vụ tồn tại phát sinh từ những căn cứ khác nhau (mua bán, cho
vay…) trong đó được ghi tại các khoản nợ. Đây là chứng cứ để chủ nợ khởi kiện con
nợ vì cũng là chứng cứ chứng minh quyền tài sản của mình. Vào thời kì cổ điển hình
thức dạng thu - chi dần dần được thay thế bằng giấy ghi nhận nợ, hình thức này chính
xác, thuận tiện hơn. Hình thức này cũng có hai dạng:

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

7

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
+ Dạng thứ nhất là có một người thứ ba ghi nhận sự kiện: “Ai đó nợ ai đó bao
nhiêu”, hình thức này có người làm chứng, những người làm chứng ký vào giấy vay
nợ. Người ghi nhận sự kiện cũng ký tên vào.
+ Dạng thứ hai là chình chủ nợ ghi nhận sự kiện. Sau đó con nợ ký vào giấy
vay nợ, ví dụ: “Tôi là… cho… vay khoản tiền là…” hoặc con nợ tự mình xác nhận nợ
và ký vào giấy nhận nợ, vi dụ: “ Tôi là… nợ của ai… khoản tiền là…”.
Dù xã hội lúc bấy giờ còn rất sơ khai nhưng pháp luật thời kỳ này có bước phát
triển vượt bậc, đặt nền móng cho chế định hợp đồng ngày nay, pháp luật lúc bấy giờ
đã ghi nhận hình thức hợp đồng. Ở Việt Nam, quá trình phát triển của chế định hợp
đồng cũng ngày càng phát triển với xu hướng ngày càng nâng cao vai trò, vị trí của nó
trong hệ thống pháp luật. Hợp đồng trong thời kỳ luật cổ Việt Nam sẽ được ghi nhận
dưới hình thức nào, ra sao?
1.2.2. Hình thức hợp đồng trong luật cổ Việt Nam

1.2.2.1. Thời nhà Lê
Thời Lê là một trong những thời kì có vị trí đặc biệt trong lịch sử hình thành và
phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam. Đây là thời kì đất nước ổn định, phát
triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị. Hoạt động lập pháp dưới
thời Lê rất được coi trọng. Đây là thời kì mà luật pháp Việt Nam đạt được nhiều thành
tựu quan trọng và giữ một vị trí đặc biệt trong lịch sử nhà nước và pháp luật Việt
Nam. Bộ Quốc Triều Hình Luật ( luật Hồng Đức) ra đời có gía trị cao nhất, đánh dấu
một bước ngoặc quan trọng trong hệ thống pháp luật. Bộ luật ra đời trên cơ sở sưu
tầm, soạn thảo, bổ sung những luật lệ đã ban hành từ nhiều năm trước. Bộ luật được
đánh giá cao không chỉ vì có quy mô lớn, nội dung phong phú mà còn có giá trị tư
tưởng mang tính dân tộc, nhân đạo và tiến bộ.
Trong Quốc Triều Hình Luật không sử dụng khái niệm hợp đồng hay văn khế
mà thường dùng các khái niệm cụ thể như bán, cho, cầm… Có tính khái quát hơn khái
niệm văn khế. Tuy không có khái niệm về các định nghĩa nêu trên trong bộ luật nhưng
tư tưởng “thỏa thuận”, “thuận mua vừa bán” đã được thể hiện rất rõ. Đây là một trong
những tư tưởng tiến bộ để phát triển hợp đồng dân sự cho đến tận ngày nay.
Quốc Triều Hình Luật qui định, các bên không cần lập văn bản với những khế
ước đơn giản, có giá trị tài sản thấp hoặc ít quan trọng. Trong một số trường hợp
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

8

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
Quốc Triều Hình luật qui định về hình thức đối với những khế ước có giá trị tài sản
tương đối lớn, không phân biệt động sản hay bất động sản. Theo điều 366 Quốc Triều
Hình Luật “ văn tự là bằng chứng chứng minh khi xảy ra tranh chấp”. Bộ luật quy
định các bên chỉ lập một bản và do một bên giữ. Quy định trên không hợp lý, thiếu

công bằng sẽ dẫn đến trường hợp một bên lợi dụng quy định này cố ý hủy văn tự hay
khi văn tự bị mất… thì sẽ rất khó khăn cho việc chứng minh, quyền và nghĩa vụ của
các bên không được đảm bảo.
Trong trường hợp giao kết khế ước với người không biết chữ, trong trường hợp
này bộ luật quy định có thể nhờ người đại thư hay đại tả viết thay. Việc viết thay văn
tự phải có người chứng kiến nhằm đảm bảo tính khách quan, công minh nên đã khẳng
định vai trò của người đại tả và người làm chứng. Người chứng kiến có nhiệm vụ
công nhận tính xác thực trong văn tự mà người đại tả đã viết thay cho người giao kết
hợp đồng do không biết chữ. Ngoài ra pháp luật còn quy định chặt chẽ trách nhiệm
của mỗi người khi vi phạm nghĩa vụ của mình. Nếu làm văn tự giả mạo và sửa chữa
văn tự thì người chủ và người viết tay phải chịu tội làm lính chuồng voi, còn người
làm chứng bị giáng xuống hai bậc. Trong trường hợp việc giả mạo có kèm theo sự
tranh giành tài sản thì người chủ và người viết thay phải bồi thường gấp đôi số tài sản
tranh chấp, còn người làm chứng phải bồi thường một phần ba (Điều 534 Quốc Triều
Hình Luật). Hình thức khế ước thời nhà Lê được quy định cụ thể, nhưng hình thức
khế ước thời nhà Nguyễn được quy định ra sao?
1.2.2.2. Thời nhà Nguyễn
Thời nhà Nguyễn là thời đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam , tồn tại từ năm
1802 đến năm 1945. Sau khi lên ngôi vua Gia Long đã ra chỉ dụ cho các quan đại thần
xem xét lại bộ luật Hồng Đức và luật Đại Thanh để soạn thảo một bộ luật thích hợp.
Năm 1812 bộ Hoàng Việt Luật Lệ ( bộ luật Gia Long) được ban hành. Cũng như
trong Quốc Triều Hình Luật, Hoàng Việt Luật Lệ không sử dụng khái niệm hợp đồng
hay khế ước mà thường sử dụng các khái niệm cụ thể như: Mua bán, vay nợ, thuê…
Hình thức của khế ước, trong bộ luật Gia Long không có quy định nào về hình thức
của khế ước. Nhưng về nguyên tắc và thực tế thì các bên có thể lựa chọn hình thức
của khế ước. Trong thực tế đối với những vật có giá trị như ruộng đất, nhà ở, trâu
bò… hoặc là một số tiền lớn thì các bên thường lập thành một văn bản để làm chứng

GVHD: Nguyễn Văn Khuê


9

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
và do người trái chủ giữ. Trong trường hợp không biết chữ các bên ký vào văn tự
hoặc điểm chỉ.
1.2.3. Hình thức hợp đồng trong luật cận đại Việt Nam
Dưới thời Pháp thuộc nước ta bị chia cắt thành các vùng lãnh thổ có chế độ
chính trị khác nhau. Tương ứng các chế độ chính trị khác nhau, các bộ luật riêng biệt
cũng được ban hành cho mỗi vùng lãnh thổ. Hầu hết các bộ luật này chịu ảnh hưởng
bởi kỹ thuật pháp lý phương Tây về nội dung cũng như hình thức.
Tại Nam Kỳ là vùng đất thuộc địa của Pháp, quyền lập pháp nằm trong tay
người Pháp và được thực hiện bằng sắc lệnh của tổng thống Pháp. Sắc lệnh ngày
3/10/1883 đã cho ra đời Bộ Dân luật giản yếu. Về bố cục lẫn nội dung Bộ Dân luật
giản yếu theo đúng Bộ Dân luật Pháp. Bộ luật này không có đề cập đến vấn đề hợp
đồng cũng như về hình thức của hợp đồng; Ở Bắc Kỳ, nổi bật trong hê thống pháp
luật trong giai đoạn này là Bộ Dân luật Bắc Kỳ, bộ luật này có quy định về chế định
hợp đồng; Tại Trung Kỳ các quy định về pháp luật dân sự tuân theo Bộ Hoàng Việt
Trung Kỳ hộ luật. Đây là bộ luật sao chép của Bộ Dân luật Bắc Kỳ nhưng có sửa đổi,
bổ sung một số điều.
Khác với Quốc Triều Hình luật và Bộ luật Gia Long, Bộ Dân luật Bắc Kỳ và
Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luât đã đưa ra khái niệm pháp lý về khế ước (Điều 664 Bộ
Dân luật Bắc Kỳ; Điều 680 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật). Khế ước là một hiệp ước
của một hay nhiều người cam đoan với một hay nhiều người khác để chuyển giao, để
làm hay không làm cái gì. Thông qua khái niệm này thì ta thấy khế ước thực chất là
sự thỏa thuận giữa ít nhất hai người để xác lập quyền và nghĩa vụ của người này đối
với người khác và ngược lại. Từ đó tài sản được chuyển giao từ người này sang người
khác, một việc được thực hiện hoặc không được thực hiện.

Về hình thức của khế ước được quy định cụ thể trong một số khế ước thông
dụng lúc bấy giờ, là khế ước sinh thời tặng dữ (Điều 684 – 867 Bộ Dân luật Bắc Kỳ
và điều 95 -994 Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật). Sinh thời tặng dữ là một khế ước do
bên tặng chủ bỏ đứt ngay một tài sản để cho bên người thụ tặng nhận lấy. Pháp luật
thời này quy định việc tặng dữ tài sản là bất động sản phải lập thành văn bản có chứng
nhận của viên chức thị thực trước mặt của người thụ tặng và người thụ tặng phải đồng
ý mới có hiệu lực. Việc tặng dữ là động sản hoặc tiền bạc không đòi hỏi phải có hình
thức nhất định, việc trao tay cũng được coi là xong. Tuy nhiên các bên cũng có thể
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

10

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
thỏa thuận lập thành văn bản để làm bằng chứng có chứng nhận của viên chức thị
thực, quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người thụ tặng. Các loại khế ước khác
như: Khế ước mãi mại, khế ước thuê cố vật, khế ước thuê nhân công… Hình thức hợp
đồng trong thời kỳ này trở về trước đã được quy định nhưng mập mờ, thiếu sót… Và
hình thức hợp đồng sẽ được quy định rõ ràng, đa dạng hơn trong thời kỳ luật Việt
Nam hiện đại.
1.2.4. Hình thức hợp đồng trong luật Việt Nam hiện đại
1.2.4.1. Giai đoạn từ sau năm 1945 đến những năm 1980
Trong thời gian này nước ta không có điều kiện đề xây dựng luật pháp nên
ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban sắc lệnh số 90/SL giữ tạm thời các
luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Kỳ cho đến khi ban hành những bộ luật mới áp
dụng trên toàn quốc. Phù hợp với quy định của sắc lệnh Bộ Dân luật giải yếu Nam Kỳ
(1883), Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931), Bộ Hoàng Việt Trung Kỳ hộ luật (1936) vẫn có
hiệu lực thi hành. Nhìn chung trong giai đoạn này chế định hợp đồng không có gì nổi

bật.
1.2.4.2. Giai đoạn từ những năm 1980 đến nay
Nước ta bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, chú trọng đến việc xây dựng
pháp luật. Một loạt văn bản về hợp đồng hoặc liên quan chủ yếu đến hợp đồng đã
được ban hành trong thời gian này. Văn bản pháp luật đầu tiên được ban hành là pháp
lệnh Hợp đồng kinh tế ( 28-9-1989 ). Đây là văn bản đầu tiên của nước Cộng Hòa Xã
Hội Chủ Nghĩa Việt Nam quy định về hợp đồng. Pháp lệnh đã đưa ra khái niệm về
hợp đồng kinh tế và hình thức của hợp đồng kinh tế. Theo pháp lệnh thì “Hợp đồng
kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc
thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng khoa
học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình” 1. Hợp
đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: Công văn, điện báo, đơn
chào hàng, đơn đặt hàng.
Để đảm bảo an toàn pháp lý cho các quan hệ hợp đồng dân sự trong điều kiện
phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu
1

Điều 1 pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 25/9/1989

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

11

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
thông hàng hóa. Ngày 26/3/1991 nhà nước ta đã ban hành pháp lệnh hợp đồng dân sự
có hiệu lực 1/7/1991. Hình thức hợp đồng dân sự theo quy định pháp lệnh này có hai

loại miệng hoặc bằng văn bản. Đối với các loại hợp đồng mà pháp luật có quy định
phải lập thành văn bản, có đăng ký hoặc chứng thực của cơ quan công chứng nhà
nước thì phải tuân theo quy định đó.
Tất cả các pháp lệnh và văn bản có liên quan về hợp đồng kinh tế và hợp đồng
dân sự đều hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/1996 sau khi Bộ luật Dân sự 1995 có
hiệu lực thi hành. Bộ luật được thông qua vào ngày 28/10/1995 Quốc hội khóa IX , kỳ
họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/1996. Đây là bộ luật Dân sự đầu tiên
của Việt Nam được ban hành sau khi thống nhất đất nước, là thành tựu lớn nhất 10
năm xây dựng hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam hiện đại. Bộ luật Dân sự năm 1995
quy định hợp đồng dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng
hành vi cụ thể. Hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng. Tuy có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng sau nhiều năm thi hành Bộ luật Dân
sự 1995 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, một số quy định không phù hợp với thực tế
xã hội, lạc hậu so với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới, còn tồn
tại nhiều quy định không rõ ràng, thiếu cụ thể, chồng chéo với các văn bản pháp luật
khác có liên quan. Trong số đó có quy định về hình thức hợp đồng dân sự.
Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 2005 là tất yếu và cần thiết, đáp ứng yêu cầu
xã hội lúc bấy giờ và trong tương lai. Bộ luật Dân Sự 2005 được Quốc Hội thông qua
vào ngày 14/6/2005 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2006 trên cơ sở kế thừa những
nguyên tắc và nội dung Bộ luật Dân sự năm 1995. Về hình thức hợp đồng, Bộ luật
Dân sự năm 2005 sửa đổi theo hướng các bên có được lựa chọn hình thức hợp đồng,
việc lựa chọn hình thức hợp đồng bị loại trừ trong trường hợp pháp luật có quy định
về một hình thức cụ thể bắt buộc. Bộ luật năm 2005 quy định các hình thức hợp đồng
theo hướng đa dạng hơn để phù hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các
giao dịch dân sự hiện nay và trong tương lai.
1.3. Chế định pháp lý về hình thức hợp đồng dân sự của Việt Nam
Pháp luật thừa nhận hợp đồng dân sự có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau. Tùy theo tính chất của đối tượng hợp đồng và nhu cầu quản lý của Nhà nước
mà pháp luật dân sự có những yêu cầu khác nhau về hình thức hợp đồng. Bộ luật Dân
sự năm 1995 cũng như bộ luật dân sự năm 2005 hiện hành quy định hình thức hợp

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

12

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
đồng dân sự phong phú, đa dạng: Có những yêu cầu khác nhau về hình thức của giao
dịch. Đối với các giao dịch đáp ứng cho nhu cầu vật chất và tinh thần hàng ngày của
cuộc sống và thông thường giá trị tài sản không lớn thì chỉ cần các bên thể hiện bằng
lời nói, có sự tự nguyện, thống nhất ý chí của các bên là giao dịch đó có hiệu lực. Tuy
nhiên, có loại giao dịch không đòi hỏi phải có sự thống nhất ý chí của hai bên mà chỉ
cần một bên bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể, ví dụ như viết di
chúc. Quy định này của bộ luật Dân sự là sự kết hợp hài hòa giữa phong tục, tập quán
khi giao kết hợp đồng với nguyên tắc pháp lý hiện đại. Đối với những hợp đồng mà
pháp luật quy định bắt buộc phải tuân theo một hình thức nhất định là phải bằng văn
bản và có công chứng, chứng thực thì các bên phải tuân theo hình thức đó.
1.3.1. Hình thức hợp đồng theo quy định Bộ luật Dân sự năm 1995
Theo Bộ luật Dân sự năm 1995 thì hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng
lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể. Hình thức hợp đồng dân sự quy định ở
nhiều điều luật, ngoài điều 400 mà còn tại điều 133 quy định: “ Giao dịch dân sự được
thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trong trường hợp pháp
luật có quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải được công
chứng nhà nước chứng nhận, được chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép, thì phải
tuân theo các quy định đó”. Bởi vì hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự:
“ Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”, có thể nói hợp đồng dân sự cũng là một giao
dịch dân sự nhưng không phải giao dịch nào cũng là hợp đồng dân sự. Bộ luật dân sự
1995 quy định hình thức bằng văn bản của hợp đồng, hình thức này chỉ dừng lại ở loại

được thể hiện trên giấy, chia ra làm hai loại là văn bản thông thường và văn bản có
công chứng hoặc chứng thực.
Bộ luật Dân sự 1995 coi việc vi phạm về hình thức là nghiêm trọng, giống như
vi phạm những điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, hay do giả tạo. Bộ luật
Dân sự năm 1995 quy định: “ Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều
137, Điều 138, Điều 139 của Bộ luật này thì thời gian yêu cầu tòa án tuyên bố giao
dịch vô hiệu không hạn chế” 2. Như vậy, bất cứ lúc nào các bên đương sự cũng có
quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình
thức. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 1995 dẫn đến sự khó khăn cho Tòa án trong
2

Khoản 2 Điều 145 Bộ luật Dân sự năm 1995

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

13

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng, nhất là các tranh chấp đất đai
và nhà ở. Vì trong giai đoạn này trên thực tế có nhiều giao dịch liên quan đến việc
chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong
thực tế có nhiều giao dịch đất đai, nhà ở thường lập bằng văn bản có chữ ký hai bên
nhưng không theo một hình thức nhất định. Theo thời gian giá trị của đất đai sẽ tăng
cao, khi ấy một số người lợi dụng quy định của pháp luật để yêu cầu tuyên bố giao
dịch đó vô hiệu do không tuân theo hình thức luật định. Luật dân sự tôn trọng nguyên
tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng dân sự, quy định này Nhà
nước can thiệp quá sâu, xâm phạm nghiêm trọng nguyên tắc tự do hợp đồng và làm

cản trở sư phát triển của các quan hệ pháp luật tư vì đã hạn chế sự tự do ý chí của các
bên. Tự do ý chí không chỉ là tự do tự nguyện thỏa thuận xác lập các điều khoản của
hợp đồng mà còn là tự do trong việc lựa chọn hình thức biểu hiện của tự do ý chí đó.
Như vây, Nhà nước không bảo vệ được quyền lợi chính đáng cho người dân. Trong
quá trình áp dụng những nhà làm luật nhận thấy đây là một trong những khuyết điểm
của Bộ luật Dân sự năm 1995.
1.3.2. Hình thức hợp đồng quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005
Bộ luật Dân Sự năm 2005 có nhiều điểm tiến bộ, nhiều ưu điểm vượt trội hơn
so với Bộ luật Dân Sự năm 1995. Bộ luật đã bỏ những câu chữ thừa quy định về hình
thức hợp đồng dân sư năm 1995 ở đoạn 2 khoản 1 Điều 400 “ khi các bên thỏa thuận
giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định, thì hợp đồng được coi như đã giao kết
khi đã tuân theo hình thức đó”. Bộ luật năm 2005 có một số điểm tiến bộ, chẳng hạn
quy định về hình thức bằng văn bản của hợp đồng. Bộ luật dân sự 1995 quy định hình
thức bằng văn bản của hợp đồng, hình thức này chỉ dừng lại ở loại được thể hiện trên
giấy. Trong khi đó, với việc tiến bộ của khoa học,kỹ thuật, công nghệ ngày nay các
hợp đồng dân sự không chỉ dừng lại các bên tham gia quan hệ hợp đồng gặp gỡ trực
tiếp rồi cùng ký kết hay gửi hợp đồng đó qua đường bưu điện để đề nghị đối tác ký
kết hợp đồng, mà các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng dân sự thông qua phương
tiện điện tử bằng hình thức thông điệp dữ liệu. Sử dụng hình thức này các bên tham
gia vào giao dịch dân sự tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà giá trị của chúng giống
như hợp đồng bằng văn bản gặp gỡ trực tiếp hay gián tiếp khác. Cho nên, Bộ luật Dân
sự năm 2005 đã ghi nhận hình thức của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng dân
sự nói riêng “ Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

14

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn



Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”3. Ta thấy rằng, với Bộ luật Dân sự
năm 2005 quyền tự do lựa chọn về hình thức của hợp đồng được khẳng định, Bộ luật
đã mở rộng khái niệm hình thức hợp đồng bằng “ văn bản”, để giúp các bên có nhiều
lựa chọn để tham gia giao kết hợp đồng. Theo quy định của pháp luật Dân sự hiện
hành thì một số hợp đồng trước kia chịu ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự năm 1995,
phải tuân thủ một hình thức nhất định thì ngày nay không được lập dưới hình thức này
nữa. Chẳng hạn như “ Việc chuyển giao nghĩa vụ phải lập thành văn bản” 4, ta có thể
hiểu rằng việc quy định này chỉ có thể lập bằng văn bản, không thể nào lập bằng lời
nói. Như vậy, việc quy định trên hạn hẹp hơn so với quy định trong bộ luật Dân sự
năm 2005 “ Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng
lời nói”5.
Điểm khác nhau nữa, theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005: “ Hợp
đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác”6. Theo quy định này thì hình thức của hợp đồng dân sự chỉ là
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi pháp luật có quy định. Có nghĩa, khi một hợp
đồng vi phạm về hình thức mà pháp luật có quy định, hợp đồng này không đương
nhiên vô hiệu, nó vẫn có giá trị và làm phát sinh quyền – nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng, trừ khi pháp luật quy định hợp đồng này vô hiệu. Dù giao dịch dân sự có vi
phạm điều kiện về hình thức mà các bên không khởi kiện, yêu cầu Toà án tuyên bố
giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức, thì Toà án không xem xét; nếu trường hợp
đương sự yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu do vi phạm về hình thức thì theo
quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự, thời gian tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do
vi phạm về hình thức là hai năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, quá thời
hạn này đương sự mới yêu cầu thì Toà án không chấp nhận yêu cầu đó. Theo quy định
tại Điều 121 Bộ luật Dân sự thì giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự. Ví dụ: ngày
01/01/2005, Hai bên ký kết hợp đồng mua bán nhà đất. Hợp đồng này chỉ vi phạm
điều kiện về hình thức nhưng đến ngày 20/01/2007 (quá hai năm) một bên khởi kiện
ra Toà án yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng mua bán nhà đất vô hiệu thì Toà án bác

yêu cầu của họ, công nhận hợp đồng mua bán. Tuy nhiên nếu ngày 01/10/2006 (trong

3

Đoạn 2, Khoản 1 Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005
Điều 322 Bộ luật Dân sự năm 1995
5
Khoản 1 Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2005
6
Đoạn 2 Khoản 2 Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005
4

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

15

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
thời hạn 2 năm) mà họ có đơn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu về
hình thức thì Toà án căn cứ Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2005 ra quyết định buộc
các bên thực hiện quy định về hình thức giao dịch trong thời hạn 1 tháng. Quá thời
hạn đó mà không thực hiện thì Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp
này bên nào có lỗi làm cho giao dịch dân sự vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho
bên kia. Như vậy, Toà án chỉ áp dụng Điều 134 Bộ luật Dân sự buộc các bên thực
hiện quy định về hình thức của giao dịch khi đương sự khởi kiện còn trong thời hiệu
theo quy định của Điều 136 Bộ luật Dân sự.
1.4. Tầm quan trọng quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng dân sự
Hình thức là một yếu tố pháp lý quan trọng của hợp đồng, có quan hệ biện

chứng với bản chất, nội dung, giá trị hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, và
là phương tiện để diễn đạt ý chí của các bên, cũng như để chứng minh sự tồn tại của
hợp đồng. Người ta sẽ không biết đến sự tồn tại của hợp đồng, nếu nó không được thể
hiện dưới một hình thức xác định. Hình thức là một trong những điều kiện để hợp
đồng được giao kết, luôn tồn tại, gắn liền với hợp đồng. Theo thời gian hình thức hợp
đồng không phai nhạt, mất đi mà hình thức luôn phát triển và ngày càng được xem
trọng trong thời đại ngày nay. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, về phương diện lập
pháp, dù muốn hay không, ít hay nhiều, yếu tố hình thức hợp đồng phải được xem
trọng đúng mức nhằm bảo vệ trật tự công cộng và ổn định các giao lưu dân sự; đồng
thời qua đó cũng nhằm để bảo vệ đúng mức quyền lợi chính đáng của các bên tham
gia giao kết hợp đồng.
Thứ nhất, Tầm quan trọng của các quy định về hình thức của hợp đồng có vai
trò không thể thiếu trong việc diễn đạt ý chí và công bố của các bên. Ý chí của các
bên thống nhất cùng nhau khi tham gia giao kết hợp đồng và đó chính là bản chất các
loại hợp đồng, ý chí đó không thể nào bày tỏ ra bên ngoài nếu như chúng không diễn
đạt dưới một hình thức nhất định. Theo quy định tại Điều 388 BLDS năm 2005 thì:
“ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Bên này muốn thể hiện mong muốn và mục đích của
mình thì họ tìm cách thể hiện ý chí của mình với bên kia bằng cách thiết lập hợp
đồng, sự thiết lập này tuân theo một hình thức nào đó bằng sự thỏa thuận của hai bên
chủ thể. Hình thức hợp đồng là một trong những yếu tố pháp lý quan trọng thể hiện
tính chất, nội dung, phạm vi, sự tồn tại giữa các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

16

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn



Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
luật về hợp đồng đối với hai bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Hình thức hợp
đồng là phương tiện diễn đạt và công bố ý chí của các bên tham gia giao kết hợp
đồng, giúp cho các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đi đến thiết lập được hợp
đồng. Khẳng định tầm quan trọng của yếu tố hình thức đối với hợp đồng dân sự trong
việc diễn đạt, công bố ý chí cùng nhau làm cho hợp đồng được thiết lập dưới một hình
thức thích hợp nào đó đối với các bên chủ thể.
Thứ hai, quy định về hình thức hợp đồng nhằm tạo điều kiện cho các bên tham
gia giao kết hợp đồng được tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, tự do ý chí phù hợp
với hoàn cảnh, mục đích của giao dịch, hạn chế tranh chấp và giải quyết tranh chấp
xảy ra. Theo pháp luật hiện hành, pháp luật tạo điều kiện cho các bên tự do lựa chọn
hình thức phù hợp khi các bên tham gia giao kết hợp đồng. Theo Điều 401 BLDS năm
2005 quy định: “Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản
hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được
giao kết bằng một hình thức nhất định. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp
đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký
hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó” . Trong quá trình đàm phán, thương
thảo để ký kết hợp đồng, mỗi chủ thể đều có ý chí của mình, khi ý chí của các bên có
sự trùng hợp thì coi là có sự thỏa thuận và hợp đồng được ký kết. Sự trùng hợp ý chí
hay nói cách khác sự thỏa thuận của các bên được thể hiện bằng những hình thức khác
nhau tùy thuộc vào ý chí của họ: Có thể bằng lời nói, có thể bằng hành vi, có thể bằng
văn bản. Các hình thức thể hiện ý chí đó được gọi là hình thức của hợp đồng. Theo
nguyên tắc thì các bên có quyền lựa chọn hình thức thể hiện ý chí của họ và đó cũng
là một trong những nội dung tự do hợp đồng – tự do lựa chọn hình thức của hợp đồng.
Tùy điều kiện, hoàn cảnh, giá trị, sự phức tạp của hợp đồng mà các bên lựa chọn hình
thức phù hợp. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta có nhiều giao dịch đơn giản, giá
trị của các giao dịch đó nhỏ chúng ta có thể lựa chọn hình thức giao dịch bằng lời nói
hoặc bằng hành vi cụ thể để giúp những giao dịch đó nhanh hơn không phải mất nhiều
thời gian, công sức. Đối với những tài sản có giá trị lớn khi các bên tham gia giao kết
hợp đồng họ thường chọn hình thức hợp đồng bằng văn bản để đảm bảo cho việc thực

hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, bên có quyền có thể yên tâm hơn. Đối với những
hợp đồng có tính chất quan trọng cần có sự quản lý của Nhà nước, thì hợp đồng đó
phải thể hiện dưới hình thức bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực để hạn chế

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

17

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
xảy ra tranh chấp, bảo vệ trật tự xã hội, chẳng hạn như hợp đồng chuyển nhựơng
quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà…
Thứ ba, hình thức hợp đồng là cơ sở để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng. Pháp luật quy định trong một số trường hợp thì hình thức của hợp đồng là điều
kiện có hiệu lực của hợp đồng. Đối với việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp
đồng là rất quan trọng, vì quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh và pháp luật bảo vệ
kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thời
điểm phát sinh hiệu lực của mỗi hình thức hợp đồng được xác định vào thời điểm
khác nhau, thời điểm này không chỉ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bêm mà còn
thụ thuộc vào từng loại hình thức hợp đồng. Theo Điều 404 BLDS năm 2005: “Hợp
đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận
giao kết. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên
nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao
kết. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về
nội dung của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên
sau cùng ký vào văn bản”. Chẳng hạn như hợp đồng thiết lập với hình thức bằng lời
nói hoặc bằng hành vi cụ thể thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là lúc hai bên
trực tiếp thỏa thuận xong nội dung chủ yếu trong hợp đồng. Hợp đồng bằng văn bản

thường có hiệu lực khi bên sau cùng ký vào văn bản. Còn đối với hợp đồng có công
chứng, chứng thực hoặc xin phép thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm
đã công chứng, chứng thực hoặc xin phép. Quy định về hình thức hợp đồng có vai trò
quan trọng trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, là căn cứ pháp lý
xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng.
Thứ tư, hình thức hợp đồng có vai trò quan trọng trong tố tụng dân sự. Hình
thức hợp đồng là bằng chứng để thể hiện ý chí của các bên, là cơ sở chứng minh sự
tồn tại của hợp đồng, cho các bên thực hiện hợp đồng và là điều kiện giải quyết khi
tranh chấp xảy ra. Tùy từng trường hợp cụ thể của từng loại hợp đồng mà pháp luật
quy định cụ thể từng loại hình thức của hợp đồng, hình thức của hợp đồng có thể thể
hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, hay bắt buộc thể hiện bằng
văn bản hoặc bằng hình thức khác như: điện báo, telex, fax… thì bản sao hợp đồng,
văn bản có chữ ký của các bên, văn bản được công chứng hoặc chứng thực… là bằng
chứng hữu hiệu nhất để chứng minh cho sự giao kết hợp đồng của các đương sự. Theo
khoản 1 Điều 79 Bộ luật Tố Tụng Dân sự năm 2004 quy định: “ Đương sự có yêu cầu
GVHD: Nguyễn Văn Khuê

18

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


Hình thức hợp đồng dân sự - lý luận và thực tiễn
Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng
minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”, và bằng chứng nói trên là hình thức
của hợp đồng, nhưng hình thức nào là bằng chứng hữu hiệu nhất phụ thuộc vào độ tin
cậy của hình thức đó. Theo quy định của pháp luật tất cả những hình thức của hợp
đồng đều có giá trị pháp lý ngang nhau, nhưng khi tranh chấp phát sinh hình thức nào
có giá trị chứng minh cao hơn? Tất nhiên trên thực tế hình thức hợp đồng bằng văn
bản sẽ được bảo vệ giá trị cao hơn. Như thế bên có quyền sẽ được bảo vệ quyền lợi

nhiều hơn.
Thứ năm, với hình thức hợp đồng, Nhà nước ta thực hiện chính sách quản lý
nhà nước, bảo vệ trật tự công cộng. Trong quan hệ hợp đồng không chỉ ảnh hưởng
đến quyền và lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng mà còn có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ trật tự công cộng và ổn định các giao lưu dân sự. Hình thức
hợp đồng có tầm quan trọng trong việc Nhà nước quy định hình thức của hợp đồng
phải lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, hợp đồng mẫu để Nhà nước
thực hiện chính sách quản lý, bảo vệ trật tự công cộng…

GVHD: Nguyễn Văn Khuê

19

SVTH: Nguyễn Kim Xoàn


×