Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT về bồi THƯỜNG THIỆT hại CHO NGƯỜI bị OAN DO NGƯỜI có THẨM QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG tố TỤNG HÌNH sự gây RA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.64 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2008 - 2012

Đề Tài
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
CHO NGƯỜI BỊ OAN DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TRONG
HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ GÂY RA

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Mạc Giáng Châu
Bộ môn Tư pháp

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Minh Khang
MSSV: 5086041
Lớp: Thương mại 1- K34

Cần Thơ, 05/2012


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

TH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2.Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI BỊ
OAN DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ GÂY RA
1.1. Khái quát chung về oan trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền gây ra .. 5
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................... 5
1.1.2 Đặc điểm của oan ..................................................................................................... 8
1.1.3 Nguyên nhân và hậu quả của oan và bồi thường thiệt hại do oan ................... 13
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng
hình sự... .............................................................................................................................. 22
1.2.1 Tầm quan trọng của vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng
hình sự ............................................................................................................................. 22
1.2.2 Mục đích, ý nghĩa của chế định bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố
tụng hình sự ................................................................................................................... 25
1.2.3 Một số nguyên tắc cơ bản của việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan ....... 27
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI
BỊ OAN DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ GÂY RA
2.1. Quyền của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự ..................................... 30
2.1.1. Quyền công dân .................................................................................................... 30
2.1.2. Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm ................................................ 31
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

TH: Nguyễn Minh Khang



Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

2.1.3. Quyền được bồi thường ........................................................................................ 32
2.1.4. Quyền bình đẳng thương lượng trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại ...... 33
2.1.5. Quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết bồi thường thiệt hại ........................... 34
2.2. Căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại của người bị oan .......................................... 34
2.2.1. Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác định người bị oan thuộc trường hợp
được bồi thường ............................................................................................................. 35
2.2.2. Có thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra ................................................... 35
2.3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết bồi thường thiệt hại cho người
bị oan ................................................................................................................................... 35
2.3.1. Phạm vi trách nhiệm bồi thường ......................................................................... 35
2.3.2. Trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết bồi thường
thiệt hại cho người bị oan .............................................................................................. 41
2.3.3. Trách nhiệm của người tiến hành tố tụng .......................................................... 46
2.4. Thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố
tụng hình sự ........................................................................................................................ 51
2.4.1. Thủ tục bồi tường thiệt hại thông qua hình thức thương lượng ...................... 52
2.4.2. Thủ tục bồi thường thiệt hại thông qua Tòa án .................................................. 54
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO
NGƯỜI BỊ OAN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN
3.1. Một số tồn tại về mặt pháp lý trong giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị
oan trong tố tụng hình sự và phương hướng hoàn thiện .............................................. 57
3.1.1. Điều kiện để được bồi thường thiệt hại ............................................................. 57
3.1.2. Vướng mắc trong việc xác minh thiệt hại .......................................................... 57

3.1.3. Thành phần thương lượng giải quyết bồi thường thiệt hại .............................. 58
3.1.4. Khó xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường ............................................ 59
3.1.5 Chưa quy định giải quyết quyền lợi của chủ doanh nghiệp bị oan trong TTHS 62
3.1.6. Thời hiệu khởi kiện ............................................................................................. 63
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

TH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

3.2. Thực tiễn vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng
hình sự và phương hướng hoàn thiện ............................................................................. 64
3.2.1. Thực trạng giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan .......................... 64
3.2.2. Đùn đẩy trách nhiệm của các Cơ quan tiến hành tố tụng ................................ 66
3.2.3. Yêu cầu bồi thường quá cao ............................................................................... 68
3.2.4. Chậm giải quyết bồi thường ................................................................................ 69
3.2.5. Thực tiễn của quá trình thương lượng bồi thường thiệt hại ............................. 69
3.2.6. Trách nhiệm hoàn trả .......................................................................................... 71
3.2.7. Nâng cao trình độ của cán bộ giải quyết bồi thường, tuyên truyền kiến thức . 71
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

TH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt

động tố tụng hình sự gây ra

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Oan trong tố tụng hình sự là hiện tượng tiêu cực của quá trình giải quyết vụ án hình
sự, gây hậu quả nặng nề đối với trực tiếp cá nhân người bị oan, đối với cá nhân người tiến
hành tố tụng, toàn xã hội và đặc biệt là giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Nhiệm vụ
giải quyết vụ án hình sự là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan tiến hành tố tụng (Viện kiểm
sát, Tòa án, Cơ quan điều tra) trong việc đấu tranh ngăn chặn và phòng chống tội phạm. Nhà
nước ta đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của từng cơ quan tham gia vào
quá trình giải quyết vụ án hình sự để giúp quá trình này được hiện nhịp nhàng, và hiệu quả
cao trong việc giải quyết vụ án hình sự. Quyền năng này chiếm một vị trí khá quan trọng, nó
đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm truy cứu đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Với
mong muốn công tác giải quyết vụ án hình sự sẽ được thực hiện nhanh chóng, đúng người,
đúng tội không làm oan cho người vô tội, từ năm 1945 đến nay Nhà nước ta đã bốn lần thay
đổi Hiến Pháp (Hiến pháp 1946, 1958, 1980, 1992) để điều chỉnh các vấn đề khác nhau
trong đó vấn đề hình sự và tố tụng hình sự rất được quan tâm. Điều đó càng thể hiện rõ hơn
qua việc những chế định pháp luật hình sự và tố tụng hình sự liên tục được hoàn thiện để kịp
thời giúp cho công tác giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, chính xác, đúng người,
đúng tội, không làm oan người vô tội. Nhưng dù pháp luật liên tục được hoàn thiện nhưng
vẫn không theo kịp sự phát triển của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình tội phạm
ngày càng phức tạp trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự bên cạnh việc xử lý đúng
người, đúng tội luôn tìềm ẩn khả năng làm oan cho người vô tội. Và với bản chất là một Nhà
nước dân chủ, luôn vì dân, Nhà nước ta luôn có những chính sách đảm bảo công bằng cho
người dân. Song song với việc ban hành những chế định về Luật hình sự và Tố tụng hình sự
Nhà nước ta cũng từng bước xây dựng và hoàn thiện những chế định về bồi thường thiệt hại
cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự như: Nghị định 47-CP năm 1997 về việc
giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức Nhà nước, người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Nghị quyết 388/2003 của UBTVQH11 ngày 17-3-2003 về

bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình
sự gây ra; và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010. Những chế định về bồi
thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 1

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

gây ra sẽ đảm bảo sự công bằng của pháp luật đối với mọi người dân, khắc phục những hậu
quả, những thiệt hại mà người bị oan mắc phải. Tuy nhiên khi đã xảy ra sự việc làm oan cho
người vô tội thì việc áp dụng pháp luật để tiến hành giải quyết bồi thường cũng còn nhiều
khó khăn gây bức xúc cho người dân. Với việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về
bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyên trong hoạt động tố tụng hình
sự gây ra” sẽ giúp hiểu rõ hơn các quy định pháp lý về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan. Góp phần cho công tác bồi thường thiệt hại cho người bị oan được tốt hơn.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề oan trong hoạt động tố tụng hình sự và bồi
thường thiệt hại cho nguời bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự. Làm rõ khái niệm oan
trong hoạt động tố tụng hình sự, ai là người bị oan, những nguyên nhân dẫn đến làm oan cho
người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự và hậu quả của nó đối với đời sống xã hội.
thông qua việc tìm hiểu những tình huống thực tế dẫn đến oan sẽ thấy được những vấn đề
bất cập, những nguyên nhân dẫn đến oan, những chỗ chưa hoàn thiện của pháp luật từ đó
nghiên cứu giải pháp giúp hoàn thiện hơn. Thông qua việc xác định ai là người bị oan trong
hoạt động tố tụng hình sự, từ đó đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận của Nhà nước về việc
quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với vấn đề oan và bồi thường thiệt

hại cho người bị oan, trách nhiệm của những chủ thể có liên quan trong việc bồi thường thiệt
hại cho người bị oan. Bên cạnh việc xác định các chủ thể có liên quan trong việc bồi thường
cho người bị oan thì việc tìm hiểu và nghiên cứu những quy định của pháp luật về trình tự
thủ tục giải quyết bồi thường cho người bị oan cũng rất quan trọng. Từ những nội dung đã
nghiên cứu người viết tổng kết những vấn đề thực trạng và bất cập trong công tác giải quyết
bồi thường thiệt hại cho người bị oan, từ đó góp ý kiến giải pháp và hướng hoàn thiện đối
với vấn đề oan và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho
người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra” là muốn tìm
hiểu những nội dung, bản chất của chế định pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan trong hoạt động tố tụng hình sự, mà cụ thể là nghiên cứu những quy định, nội dụng, đặc
điểm của Luật trách nhiêm bồi thường của Nhà nước. Từ đó thấy được những ưu điểm cũng
như những thiếu sót, những điểm chưa hoàn thiện, và hạn chế của chế định bồi thường thiệt
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 2

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự hiện nay. Bên cạnh nghiên cứu những
quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan còn phải nghiên cứu những
vụ án, những tình huống thực tế về vần đề người bị oan và căn cứ vào những quy định của
pháp luật về việc giải quyết bồi thường thiệt hại để thấy được những điểm hạn chế, những
tồn tại chưa giải quyết được. Để làm căn cứ định hướng đưa ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bi oan. Nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải

quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan, giúp họ ổn định xây dựng cuộc sống và lấy lại
niềm tin về sự công bằng của Nhà nước và pháp luật.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu, tổng
hợp các tài liệu. Tham khảo các nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí. Thống kê tổng hợp các
số liệu, và phân tích những quy định của pháp luật so sánh đối chiếu với những nguồn tài
liệu khác như giáo trình, các bài viết trên các trang wed từ đó làm cơ sở cho việc tìm ra
những ưu, khuyết điểm và các quy định, tạo điều kiện cho việc đóng góp những ý kiến của
cá nhân vào để hoàn thiện đề tài.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội dung luận văn
có bố cục gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1 : Một số vấn đề chung về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do
người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra
CHƯƠNG 2: Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do
người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây
CHƯƠNG 3: Thực trạng vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại cho người bị oan
trong hoạt động tố tụng hình sự và giải pháp hoàn thiện

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 3

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Mạc Giáng Châu! Cảm ơn hội đồng ! Và

toàn thể các thầy cô trong khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ. Em đặc biệt cảm ơn Cô Mạc
Giáng Châu người đã tận tình hướng dẫn, giúp đở em hoàn thành Luận văn này. Mặc dù đã
có cố gắng để hoàn thành đề tài, nhưng bên cạnh những vấn đề tích cực đã đạt được thì vẫn
còn những thiếu sót, hạn chế của người viết là không thể tránh khỏi nên đề tài còn nhiều hạn
chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô!

Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Minh Khang

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 4

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI
BỊ OAN DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ GÂY RA
1.1. Khái quát chung về oan trong tố tụng hình sự do người có thẩm quyền gây ra
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm oan
“Oan” theo nghĩa thông thường được hiểu là “bị quy tội không đúng, phải chịu sự
trừng phạt không đúng, sai trái”1. Theo Từ điển tiếng Việt thì “oan” được hiểu là “bị quy
cho tội mà bản thân không gây nên, phải chịu sự trừng phạt mà bản thân không đáng phải
chịu”2. Còn “tội” được hiểu là hành vi có lỗi, hành vi vi phạm những quy định của pháp

luật và phải bị xử phạt. Như vậy chúng ta có thể hiểu Oan là từ ngữ dùng để chỉ một người
không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng họ bị đổ lỗi do thực hiện hành vi đó và
phải chịu hình phạt mà họ không đáng phải chịu.
Vấn đề một cá nhân bị người khác vu oan, quy cho một lỗi do thực hiện hành vi vi
phạm pháp luật (dân sự, hình sự) là chuyện vẫn xảy ra trong cuộc sống. Tuy nhiên trong
pháp luật dân sự và cả hình sự chưa đưa ra một khái niệm nào cụ thể về người bị oan.
Trong pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự chỉ đưa ra những chế định về bồi
thường thiệt hại cho người không thực hiện hành vi phạm tội nhưng bị khởi tố, truy tố, xét
xử và kết án trước pháp luật, những trường hợp như thế tạm gọi là người bị oan theo pháp
luật hình sự3. Còn trong pháp luật dân sự hay xã hội thì người bị oan có thể được hiểu theo
nghĩa chung (theo Từ điển tiếng Việt) là người bị quy cho một lỗi mà họ không thực hiện,
chứ không thể gọi đó là tội. Vì trong pháp luật dân sự không xác định vấn đề tội như trong
hình sự.

1

Nguyễn Như ý( chủ biên), Đại từ điển tiếng việt, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội, năm 1998,tr 1269
Viện ngôn ngữ học, từ điển tiếng việt phổ thông, NXB TP. HỒ CHÍ MINH năm 2005, tr 772
3
Điều 29, 30 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003
2

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 5

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt

động tố tụng hình sự gây ra

1.1.1.2. Khái niệm oan trong tố tụng hình sự
Tố tụng hình sự là những qui định về trình tự, thủ tục, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của các Cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng khi tham gia vào
hoạt động giải quyết vụ án hình sự4.
Hoạt động giải quyết các vụ án hình sự có thể được hiểu là tổng thể các hành vi pháp
lý do những chủ thể có trách nhiệm thực hiện quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với người phạm tội. Đó là quá trình các Cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành
tố tụng thực hiện nhiệm vụ của mình để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm
tội. Quá trình này gồm nhiều hoạt động phức tạp và nhiều nhóm hành vi khác nhau (khởi
tố, điều tra,truy tố, xét xử), với những công tác phức tạp từ xác minh sự hiện có của dấu
hiệu phạm tội đến thu thập, kiểm tra, đánh giá, cũng cố chứng cứ chứng minh phạm tội và
người phạm tội, áp dụng pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người đúng tội.
Nhưng trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự, thì bên cạnh việc chứng minh hành vi
phạm tội còn có cả quá trình chứng minh hành vi không phạm tội (minh oan) 5. Nhằm đảm
bảo sự công bằng cho người dân thì phải áp dụng pháp luật đúng người đúng tội, không
làm oan cho người vô tội.
Trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự có hai nhóm chủ thể chính: Nhóm thứ nhất,
những người tiến hành tố tụng, đây là nhóm chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước thực
thi quyền hạn và nhiệm vụ đã được Nhà nước giao cho, đó là: nhân danh Nhà nước tiến
hành giải quyết vụ án hình sự, tìm ra người phạm tội và bắt họ phải chịu chế tài của pháp
luật về hành vi vi phạm pháp luật họ đã gây ra. Nhóm chủ thể thứ hai, bao gồm người đó là
những người tham gia tố tụng: người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can bị cáo,
người làm chứng, người bào chữa, người phiên dịch, người giám định… Nhưng quan trọng
nhất là những người bị bắt, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo lại là những chủ thể
tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự với tư cách họ là người bị tình nghi. Với tư cách là
người bị tình nghi này thì họ đứng trước hai trường hợp: một là, họ có thể bị xác định là có
tội và phải chịu chế tài của Nhà nước hoặc cũng có thể được xác định là không phạm tội.
Điều đó phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của những người tiến hành tố tụng - Cơ quan

tiến hành tố tụng. Bởi vậy nếu như các công tác tiến hành hoạt động giải quyết vụ án không
4
5

Xem điều 1 bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
Vi phạm pháp luật trong thực tiển giải quyết vụ án hinh sự, ThS Lê Thị Kim Chung, tr.24, NXB tư pháp năm 2006

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 6

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

cẩn thận sẽ gây ra tình trạng làm oan cho người vô tội. Tức là bắt người vô tội phải chịu
những chế tài của pháp luật mà họ không đáng phải chịu. Bởi vậy, trong tố tụng hình sự,
một người được coi là bị “oan” khi bản thân họ không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
nhưng họ lại bị cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự (Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án) thực hiên chức năng nhiệm vụ của mình, thông qua thủ tục tố tụng
hình sự (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án) bắt cá nhân đó phải chịu một chế tài,
hình phạt của pháp luật đối với tội mà họ không hề thực hiện bằng một quyết định hoặc
một bản án có hiệu lực pháp luật.
Ví dụ: Công dân Phạm Vũ trú tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng bị khởi tố oan
gần 1.500 ngày, trong đó có 139 ngày bị bắt tạm giam, về tội “cố ý gây thường tích”. Sau
khi vụ án được sáng tỏ, ngày 17/8/2011, VKSND huyện Đức Trọng phải bồi thường cho
công dân Phạm Vũ 101.487.225 đồng và xin lỗi công khai tại nơi cư trú của anh Vũ, đồng
thời đăng xin lỗi và cải chính công khai6. Nhưng trong trường hợp của Vũ được minh oan

là do người phạm tội tự nguyện tự thú nên những nghi vấn về Vũ đã được sáng tỏ, chứ
không phải do Cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật để minh oan cho anh Vũ, Vũ được
xem là người bị oan vì Viện kiểm sát tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định khởi tố oan cho anh
Vũ nên đã thực hiên trách nhiệm bồi thường đối với anh. Trường hơp của anh Vũ chỉ là
một trong số rất nhiều những trường hợp người vô tội bi kết án oan đã hoặc vẫn đang chờ
đươcc minh oan từng ngày.
1.1.1.3. Khái niệm bồi thường thiệt hại do oan
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật
của mỗi quốc gia. Và cũng được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng cho những người bị thiệt hại từ những hành vi vi phạm nghĩa
vụ của các chủ thể khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau dân sự, hình sự, tố tụng… Dù
bồi thường thiệt hại được quy định dưới góc độ nào, phạm vi nào cũng có thể hiểu là một
quan hệ pháp luật phát sinh khi có hành vi xâm phạm đến các lợi ích được pháp luật bảo vệ
(tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản…) và gây thiệt hại. Chủ thể gây thiệt hại
phải bồi thường những tổn thất về vật chất và tinh thần cho người bị xâm phạm lợi ích
được pháp luật bảo vệ.

6

/>
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 7

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra


Trong hoạt động tố tụng hình sự thì Cơ quan tiến hành tố tụng, là cơ quan được Nhà
nước giao nhiệm vụ giải quyết các vụ án hình sự. Trong hoạt động tố tụng hình sự có thể
có những người không thực hiện hành vi phạm tội nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng lại đưa
ra những bằng chứng chứng minh người đó đã thực hiện hành vi phạm tội và bắt họ phải
chịu những chế tài mà pháp luật đã qui định, với việc kết án oan người không thực hiện
hành vi phạm tội thì người bị kết án oan là người đã bị xâm phạm đến các quyền về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, các quyền lợi hợp pháp mà những quyền này
đã được pháp luật bảo vệ, nên việc Cơ quan tiến hành tố tụng kết án oan cho những người
không thực hiên hành vi phạm tội thì Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan đã vi phạm các
quyền về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, những quyền này được
pháp luật bảo vệ bằng việc những ai vi phạm những quyền này thì phải có trách nhiệm bồi
thường7. Bởi vậy, bồi thường thiệt hại do oan (trong TTHS) là việc Cơ quan tiến hành tố
tụng tiến hành các công tác bồi thường, hỗ trợ và khắc phục một phần hậu quả đối với
những cá nhân bị oan do quyết định của Cơ quan tiến hành tố tụng đã gây ra, và quyết
định đó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về vật chất và về tinh thần cho bản thân cá nhân
bị oan cũng như cho gia đình người bị oan trong quá trình giải quyết vụ vu án hình sự.
1.1.2. Đặc điểm của oan
1.1.2.1. Oan phải là sự thiệt hại tác động lên một chủ thể là cá nhân người bị tình
nghi
Theo qui định về năng lực trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách nhiệm hình sự thì
chủ thể thực hiện hành vi phạm tội theo qui định của pháp luật hình sự chỉ là cá nhân8. Bản
thân cá nhân đó có thể trở thành chủ thể phải chịu sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự khi có
những dấu hiệu chứng minh là cá nhân đó bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội được qui
định trong bộ luật hình sự.
Vấn đề quan trọng trong việc giải quyết vụ án hình sự là xác định người bị tình nghi
trong vụ án hình sự “Người bị tình nghi trong vụ án là người bị buộc tội trong trường hợp
cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu, bao gồm người có hành động

7


Xem Điều 71, 72 Hiến pháp năm 1992.
Xem Điêu 29, 30 Luật tố tụng hình sự năm 2003.
8
Xem Điều 2, 8, 12 Bộ luật hình sự năm 1999.

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 8

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

phạm pháp bị mời làm việc, người bị bắt, hoặc bị tạm giữ, nhưng chưa bị khởi tố bị can.”9
Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiến hành giải quyết vụ án hình sự thông qua việc tác động lên
người bị tình nghi bằng các biện pháp như: áp dụng các biện pháp ngăn chặn (tạm giam,
tạm giữ) đối với người bị tình nghi để phục vụ cho công tác điều tra, cũng như ngăn ngừa
khả năng tiếp tục phạm tội hay trốn tránh pháp luật; Hoặc sau khi có đầy đủ chứng cứ
chứng minh người bị tình nghi ban đầu là người thực hiện hành vi phạm tội thì họ sẽ phải
chịu những chế tài của pháp luật hình sự theo đúng qui định pháp luật. Điều đó là phù hợp
nếu như người bị tình nghi là người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng nếu người bị tình
nghi không thực hiện hành vi phạm tội thì việc họ bị tạm giam, tạm giữ hay bị kết án oan
và chấp hành hình phạt sẽ gây ra nhiều thiệt hại với họ.
Cơ quan tiến hành tố tụng tác động lên người bị tình nghi sẽ gây ra những thiệt hại
trong những trường hợp sau: Người bị tình nghi không thực hiện hành vi phạm tội nhưng
Cơ quan tiến hành tố tụng cho là họ phạm tội; Người bị tình nghi chỉ thực hiện một tội
hoặc một số tội nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng lại cho rằng họ phạm nhiều tội hơn;
Người bị tinh nghi phạm tội nhẹ nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng lại cho rằng người bị

tình nghi phạm tội nặng hơn. Với việc suy đoán và căn cứ vào những dấu hiệu ban đầu của
vụ án hình sự, nếu như không thực hiện tốt trong công tác giải quyết vụ án hình sự và áp
dụng biện pháp cưỡng chế không đúng sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với cá nhân
người bị tình nghi. Những thiệt hại đó có thể bao gồm những thiệt hại về vật chất và những
thiệt hại về mặt tinh thần.
1.1.2.2. Thiệt hại bao gồm thiệt hại vật chất và tinh thần
A. Thiệt hại về vật chất
Những thiệt hại về vật chất của người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự là
những thiệt hại chủ yếu được xác định bằng tiền hay bằng những khối tài sản bị mất đi, hư
hỏng, hay bị giảm sút trong thời gian họ bị oan. Những thiệt hại về vật chất đối với người
bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự còn được xác định bao gồm những thiệt hại do việc
cứu chữa, chăm sóc, người bị thiệt hại hay mai táng cho người bị thiệt hại trong trường
hợp người bị thiệt hại chết mà nguyên nhân là do oan mà ra, hay những thiệt hại về vật chất
9

Hoàn thiện các quy định về người bị tình nghi trong Bộ luật tố tụng hình sư năm 2003, TS. VõThị Kim Oanh –
Trưởng khoa Luật hình sự, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh; Nguyễn Ngọc Kiện – Học viên cao học Trường Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh.

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 9

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

cho người bị oan do những tổn hại về mặt sức khỏe và cần những chi phí cho việc cứu

chữa, phục hồi sức khỏe, chi phí chăm sóc cho người bị thiệt hại và thiệt hại do người bị
thiệt hại mất khả năng lao động.10
Những thiệt hại về mặt tinh thần có thể sẽ dẫn đến những thiệt hại về mặt vật chất, do
tinh thần dẫn tới những ảnh hưởng về mặt sức khỏe và cần phải được khôi phục. Chưa kể
đến người bị oan còn có thể là trụ cột, là nguồn sống duy nhất của một gia đình, hay một
nhóm người nào đó nên khi người này bị thiệt hại sẽ dẫn đến ảnh hưởng đối với những
người còn lại.
Đối với những người bị oan thì những thiệt hại về vật chất mà họ bị mất có thể
rơi vào những trường hợp như sau:
 Những thiệt hại bị mất trong quá trình họ bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành
hình phạt tù ( có thời hạn, chung thân, tử hình).
- Hầu hết những người “bị oan hay không bị oan” ngay khi có dấu hiệu tội phạm xảy
ra họ bị tình nghi là tội phạm thi họ sẽ bị áp dụng ngay một biện pháp ngăn chặn nào đó
bởi cơ quan có thẩm quyền (bắt tạm giữ, tạm giam để điều tra...) để tìm ra những chứng cứ,
động cơ và mục đích phạm tội của họ xem có đúng là họ thực hiện hành vi phạm tội hay
không và kết luận họ có phạm tội hay không phạm tội bằng một bản án của Tòa án có hiệu
lực pháp luật hay một cơ quan có thẩm quyền khác và bắt họ chấp hành hình phạt theo
đúng quy định của pháp luật.
- Ảnh hưởng đến uy tín: Đối với những người bị oan thì ngay khi họ bị bắt tạm giữ,
tạm giam để điều tra xem họ có thực hiện hành vi phạm tội hay không thì họ đã bị cách ly
đối với khối tài sản mà họ đang quản lý hay những công việc kinh doanh của họ bên ngoài
hoặc cũng có thể chỉ là những công việc của những người làm công hay mua bán nhỏ.
Nhưng ngay khi thông tin về việc họ bị tạm giữ tạm giam về bất kỳ một nguyên nhân nào
đó thì đã trực tiếp ảnh đến uy tín trong công việc của họ.
- Người bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội có thể là những người làm công ăn
lương hay những người mua bán nhỏ thì những thiệt hại về mặt vật chất có thể sẽ là công
việc của họ, phần thu nhập của họ mà họ đáng lẽ ra họ đã phải có được trong thời gian họ
bị oan.
10


Xem Điều 46, 48,49 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009.

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 10

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

- Những người bị oan còn có thể là những người doanh nhân, kinh doanh, đứng đầu
một tổ chức, hay một doanh nghiệp nào đó hoặc cũng có thể họ là người sở hữu một số tài
sản nhất định nào đó nhưng do bị tình nghi phạm tội – chấp hành hình phạt tù oan mà họ đã
bị thiệt hại đối với những tài sản của mình. Trong thực tế có những người là chủ của một
doanh nghiệp lớn, nhưng sau khi bị kết tội và xét xử oan thì sau khi được minh oan họ bị
thiệt hại nặng nề đối với tài sản của họ.
 Những thiệt hại sau khi người bị oan được minh oan
- Bị mất hết tài sản: có những người bị oan sau khi họ được minh oan và trở lại cuộc
sống đời thường thì có nhiều người gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, do họ bị mất
hết tài sản và mất hết người thân để nương tựa thậm chí có người do thời gian bị oan quá
lâu.
- Di chứng của bệnh tật: có người do thời gian bị oan quá lâu, tuổi tác cao và sự khắc
nghiệt khi họ phải chấp hành hình phạt tù mà sau khi được minh oan trở lại cuộc sống, họ
mang trong người những vấn đề sức khỏe cần phải có chi phí để điều trị bệnh, chi phí để
đảm bảo cuộc sống của họ và người có nghĩa vụ chăm sóc họ trong trường hợp người bị
oan không có người chăm sóc. Ngoài ra còn chi phí cho người được cấp dưỡng mà người
bị oan có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đó là những thiệt hại về vật chất mà Cơ quan tiến hành tố
tụng cần phải xem xét cho người bị oan để đảm bảo sự công bằng và cuộc sống của họ sau

khi họ được minh oan.
B. Thiệt hại do tổn thất về mặt tinh thần
Thiệt hại do tổn thất về mặt tinh thần là những thiệt hại do tổn thất về mặt tinh thần
trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ, chấp hành hình phạt tù. Những thiệt hại về mặt tinh
thần của người bị oan là những thiệt hại rất khó xác định một cách cụ thể không giống như
những thiệt hại về mặt vật chất chúng ta có thể thẩm định và xác định một cách cụ thể và
trực tiếp. Những thiệt hại về mặt tinh thần bao gồm: vấn đề danh dự, nhân phẩm và uy tín
của bản thân người bị oan và danh dự, uy tín của gia đình họ đối với xã hội11.
Khác với oan trong tố tụng hành chính hay tố tụng dân sự, chủ thể bị oan trong tố
tụng hình sự phải chịu những thiệt hại gắn liền vời quyền tự do của họ nên mức độ nghiêm
trọng hơn rất nhiều, bởi thế sự suy sụp về tinh thần của những người bị oan trong tố tụng
11

Xem điều 47 luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 11

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

hình sự là không thể xác định cụ thể, bởi không có một cơ sở nào để làm công tác xác định
thiệt hại như ở thiệt hại về mặt vật chất. Chính vì vậy Nhà nước ta cần phải có những chính
sách thích hợp để có thể bù đắp lại những thiệt hại tinh thần cho người bị oan.
1.1.2.3. Phải do người tiến hành tố tụng gây ra
Người tiến hành tố tụng là những người được Nhà nước giao nhiệm vụ nhân danh

Nhà nước giải quyết các vụ án hình sự. Người tiến hành tố tụng bao gồm: Thủ trưởng, Phó
Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát,
Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
(Theo khoản 2 điều 33 BLTTHS năm 2003)
Người tiến hành tố tụng là những người duy nhất được pháp luật quy định đại diện
cho Nhà nước để giải quyết vụ án hình sự, gồm các thủ tục (khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử, thi hành án). Khi xuất hiện dấu hiệu của một vụ án hình sự thì người tiến hành tố tụng
sẽ thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn mà Nhà nước đã giao cho mình, để xác định
người thực hiện hành vi phạm tội và áp dụng chế tài đối với người phạm tội, nhằm đảm bảo
việc đấu tranh chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác nhanh chóng
và xử lý công minh kịp thời mọi hành vi phạm tội đảm bảo đúng người, đúng tội, không bỏ
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội góp phầm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân12. Nhưng việc người tiến
hành tố tụng đại diện Nhà nước thực hiện việc ngăn ngừa, phòng chóng tội phạm không
phải lúc nào cũng thuận lợi, tức là không phải mọi quyết định của những người tiến hành tố
tụng không phải lúc nào cũng chính xác, áp dụng đúng người, đúng tội, mà đôi khi do
những nguyên nhân khách quan mà vẫn có trường hợp làm oan cho người vô tội.
Tại điều 1 của BLTTHS năm 2003 Nhà nước ta đã nêu rõ quan điểm Nhà nước giao
cho Cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) quyền được phép
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiến hành các công việc như: khi phát
hiện có hành vi phạm tội xảy ra thì được phép tiến hành biện pháp bắt giữ người đó, sau đó
thực hiện các thủ tục điều tra, truy tố và xét xử người đó, để cuối cùng kết luận người đó là
có tội hay không có tội bằng một bản án của Tòa án hay quyết định của cơ quan có thẩm
quyền. Với bản án hay quyết định đó có thể sẽ tước đi quyền tự do của công dân đó trong
một khoảng thời gian nhất định (nếu với án phạt tù có thời hạn hoặc chung thân), nhưng
12

Xem điều 1 Bộ luật tố tụng hình sự

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu


Trang 12

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

cũng có thể là tước đi cả sinh mạng của họ (đối với án tử hình). Điều đó là hoàn toàn xứng
đáng nếu như bản án hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng
hình sự áp dụng đúng người, đúng tội vì nó thể hiện sự công bằng xã hội “mọi hành vi
phạm tội phải được phát hiện kịp thời xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”
(khoản 1 điều 3 BLHS năm 1999). Nhưng ngược lại nếu như bản án của Tòa án hay quyết
định của cơ quan có thẩm quyền lại quyết định áp dụng cho một cá nhân không thực hiện
hành vi phạm tội và bắt họ phải chịu những hình phạt cho nhưng tội mà họ không thực
hiện, như thế thể hiện sự thiếu công bằng và hậu quả sẽ rất nghiêm trọng
1.1.3. Nguyên nhân và hậu quả của oan và bồi thường thiệt hại do oan
1.1.3.1. Nguyên nhân dẫn đến oan trong hoạt động tố tụng hình sự
Trong quá trình tiến hành tố tụng cũng như giải quyết các vụ án hình sự, các Cơ quan
tiến hành tố tụng hình sự nói chung và những người tiến hành tố tụng nói riêng khó tránh
khỏi trường hợp gây nên oan sai cho người vô tội. Việc dẫn đến những trường hợp làm oan
cho người vô tội do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nhìn chung có những nguyên
nhân chủ yếu như sau:
Trước hết là do hệ thống pháp luật: đây là một nguyên nhân Cơ quan tiến hành tố
tụng phải chấp nhận, hệ thống pháp luật của chúng ta còn nhiều kẽ hở, chưa đồng bộ, có
nhiều quy định còn khái quát, dẫn đến áp dụng sai điều khoản của pháp luật. Do hệ thống
cơ quan tư pháp, Cơ quan tiến hành tố tụng chưa được chặt chẽ, số lượng cán bộ thì quá ít
so với khối lượng công việc chưa có sự độc lập xét xử giữa các cơ quan (chẳng hạn như
việc Cơ quan xét xử cấp dưới xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan xét xử cấp trên) và các Cơ

quan tiến hành tố tụng khác cũng như các Cơ quan phụ trợ cho quá trình tố tụng đây là một
nguyên nhân mà không bao giờ tránh khỏi trong hoạt động tố tụng hình sự ở nước ta.
Quá trình điều tra thu thập chứng cứ không đầy đủ cũng là một nguyên nhân dẫn đến
việc làm oan cho người vô tội. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc gây oan là do quá trình
điều tra thu thập chứng cứ không đầy đủ, không theo trình tự thủ tục quy định của pháp
luật. Từ đó làm cơ sở pháp lý của chứng cứ yếu, dẫn đến tình trạng bắt người và truy tố
người vô tội.
Ví dụ: Vụ án xảy ra vào tháng 9/1993 tại Q.Gò Vấp, TP.HCM: nửa đêm 13/9/1993,
căn phòng thuê tại P.17, Q.Gò Vấp của vợ chồng ông Trương Ngọc Minh và bà Huỳnh Thị
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 13

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

Thiên Nga (nằm sát vách nhà bị cáo Phạm Thị Út và con gái Ngô Thị Mĩ Lệ) bỗng phát
hỏa. Thoát ra khỏi ngọn lửa, ông Minh và bà Nga chỉ kịp lăn lộn kêu la rằng “bà Út đốt
tôi” rồi sau đó qua đời tại bệnh Viện do bị bỏng quá nặng. Và từ tiếng trên bà Út đã trở
thành nghi can số 1 của vụ án. Cơ quan điều tra đã vào cuộc và xác định động cơ của bà Út
là do mâu thuẫn trong việc thuê nhà và bà Út muốn chiếm đoạt 2 chỉ vàng của ông Minh
nên đã sát hại. Bà Út được đưa ra xét xử sơ thẩm lần đầu vào ngày 28/9/1999, TAND
TP.HCM đã tuyên phạt bà Út 20 năm tù vì hai tội giết người và hủy hoại tài sản. Đến năm
2000, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tiếp tục xử y án sơ thẩm. Nhưng hai năm
sau, vào tháng 9/2002, Ủy ban Thẩm phán của TAND tối cao đã lật lại hồ sơ và xác định
việc kết tội bà Út là “chưa có cơ sở vững chắc”, nên đã quyết định hủy 2 bản án nói trên
để trả hồ sơ về cho các Cơ quan tiến hành tố tụng cấp sơ thẩm của TP.HCM tiến hành điều

tra lại. Và tháng 9/2004 vừa qua, sau quá trình điều tra và truy tố lại, TAND TP.HCM đã
mở phiên tòa sơ thẩm lần 2 để xét xử vụ án và vẫn tuyên phạt bà Út mức án 20 năm tù về
hai tội như trước. Bà Út kháng cáo kêu oan. Ngày 10/6/2005, Tòa phúc thẩm TAND tối cao
tại TP.HCM mở phiên tòa phúc thẩm lần 2 để xem xét đơn kêu oan của bà Út và đã dành
rất nhiều thời gian để thẩm vấn các nhân chứng liên quan. Cuối cùng, sau hai ngày làm
việc căng thẳng. sau ngày 13/6, Hội đồng xét xử đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, đình
chỉ vụ án và tuyên bố bị cáo Út không phạm tội “giết người” và “hủy hoại tài sản”, vì
HĐXX thấy những chứng cứ cơ quan điều tra thu thập được chứa đựng quá nhiều mâu
thuẫn và không có đủ chứng cứ để chứng minh bị cáo là người đốt nhà nên HĐXX đả trả tự
do cho bị cáo sau nhiều lần xét xử sơ thẩm và phúc thẩm13.
Từ ví dụ trên ta thấy việc thu thập chứng cứ đối với trường hợp vụ án của bà Út đã
không được thực hiện đầy đủ, Cơ quan tiến hành tố tụng chỉ căn cứ vào tiếng la của ông
Minh và bà Nga và sau đó vội vàng kết tội cho bà Út khi chưa có đủ các chứng cứ thuyết
phục và kết quả là đã kết án oan cho bà trong một thời gian dài.
- Nguyên nhân tiếp theo do nhiều vụ án lớn, nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến
nhiều người, hành vi, thủ đoạn phạm tội tinh vi nên làm cho việc điều tra khó khăn dẫn đến
tình trạng truy tố sai đối tượng cũng như để lọt tội phạm.

13

/>
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 14

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra


- Do sự cố ý vi phạm pháp luật: pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa, vi phạm nguyên tắc
công bằng của pháp luật của một số cá nhân Người tiến hành tố tụng. Việc cố ý vi phạm để
bỏ lọt tội phạm hay làm oan người vô tội do những chủ thể này trên thực tiễn rất khó phát
hiện và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho tình hình tội phạm tăng
lên đáng kể và người phạm tội lại thoát tội. Chính như thế làm mất lòng tin của người dân
trước sự công bằng nghiêm minh của pháp luật và Cơ quan tư pháp.
Ví dụ: Vụ án xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương, anh Nhựt là công nhân của công
ty Kumho. Công ty Kumho là công ty sản xuất vỏ xe, đêm 20 rạng sáng ngày 21-08-2010
công ty phát hiện bị mất 50 vỏ xe. Qua quá trình điều tra trong nội bộ công ty thì công ty
đã phát hiện trong nhiều năm qua công ty đã bị mất cắp 371 vỏ ô tô và 14.470 kg mủ cao
su nguyên liệu (tương đương 1,5 tỉ đồng). Ngay sau khi vụ mất trộm bị phát hiện anh Nhựt
đã báo cáo lên cấp trên, sau đó cơ quan Công an đã đến công ty để điều tra. Ngày 21-042011, anh Nhựt được đưa tới trụ sở công an huyện Bến Cát để diều tra về vụ mất cắp và
anh Nhựt bị giữ lại đây để diều tra đến ngày 25-04-2011, Cơ quan công an thông báo anh
Nhựt đã chết với tư thế treo cổ trong phòng giam và để lại thư tuyệt mệnh.
Ngày 29-04-2011, chị Tuyền vợ anh Nhựt gửi đơn đến cơ quan chức năng vì nghi
ngờ chồng mình bị chết oan. Và hàng loạt những vấn đề đã phát sinh trong quá trình điều
tra về sự thật cái chết của anh Nhựt như: khi khám nghiệm tử thi về nguyên nhân cái chết
của anh Nhựt đã được xác định là do treo cổ tự tử nhưng trong biên bản khám nghiệm hiện
trường có rất nhiều điểm khả nghi nếu chết treo cổ thì thân thể phải vượt quá mặt đất,
còn hiện trường anh Nhựt chết thì hai chân đang đứng dưới đất, người tựa vào tường và
cửa sổ, cổ bị dây buộc vào thành ngang của cửa sổ. Phía bên chân trái của anh Nhựt có một
bãi phân còn nguyên vẹn nhưng khám nghiệm tử thi thì trong hậu môn có một ít phân,
quần và chân không hề bị dính phân mà bãi phân gần sát chân anh Nhựt. Thông thường
người chết dù tự tử thì giai đoạn chuẩn bị tắt thở bao giờ cũng có biểu hiện vũng vẫy. Tại
sao bãi phân vẫn còn nguyên? Bên tường cũng như cửa sổ không có một dấu vết nào biểu
hiện có tác động của sự vùng vẫy. Sao không giám định bãi phân kia có phải của anh Nhựt
hay không. Trên cửa sổ có chụp ảnh dấu vết vân tay của 1 bàn tay có phẩm màu đỏ. Vậy
vân tay này của ai cũng chưa được giám định. Trên nền nhà, phía trước mặt anh Nhựt có
nhiều vết chất nhầy màu vàng cũng chưa được giám định. Có phải là chất nhầy từ cơ thể

anh Nhựt ra không trong khi khám nghiệm tử thi thì cổ họng, thanh quản, miệng anh Nhựt

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 15

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

khô. Việc trao trả các đồ cá nhân của anh Nhựt cho gia đình cũng có vấn đề. Cụ thể chiếc
điện thoại không phải là điện thoại của anh Nhựt như gia đình khiếu nại. Đôi giày không
phải của anh Nhựt chưa được giám định là của ai để lại hiện trường. Nếu anh Nhựt tự sát,
tại sao không cho gia đình nhìn, khâm niệm và cũng không cho gia đình tự quyết định việc
thuê xe hay địa điểm chôn cất. Thậm chí gia đình muốn mua quần áo, giầy mặc cho anh
cũng không được14. Chính do những bất thường trong công tác điều tra vụ án như vậy là
tiền đề dẫn đến việc truy tố sai và xét xử sai và đó là một trong những nguyên nhân làm
oan cho người vô tội
Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ tiến hành tố tụng
hình sự cũng như tham giải quyết các vụ án còn yếu kém, nhiều thẩm phán chưa thực sự có
trách nhiệm, không cập nhật kiến thức pháp luật để trao dồi kiến thức chuyên môn. Theo
đó, nghiên cứu vụ án còn sơ sài, không chú ý các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cho hưởng
án treo sai, thậm chí áp dụng không đúng điều luật, điều khoản,quyết định hình phạt tùy
tiện, chứ chưa thống nhất, đôi khi còn theo cảm tính. Có trường hợp xử quá nghiêm
khắc lại có trường hợp lại xử quá nhẹ, không tương ứng với tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của hành vi phạm tội; phẩm chất đạo đức bị tha hóa, tham ô, tham nhũng làm
cho vụ án không còn khách quan dẫn đế làm oan người vô tội, làm suy giảm uy tín của cơ
quan pháp luật.

Ví dụ: Vụ án xảy ra tại tỉnh Hà Tây cũ vào năm 2000, ba người trong vụ án này là
anh Nguyễn Đình Kiên, Nguyễn Đình Lợi, Nguyễn Đình Tình. Theo các tài liệu thì vào tối
ngày 24-10-2000 có 1 đôi trai gái đang ngồi tâm sự gần trạm bơm xã Yên Nghĩa. Sau đó
Lợi, Kiên, Tình đã không chế người nam xuống mương và dung vũ khí khống chế cô gái,
sau đó thay phiên nhau hãm hiếp cô gái. Người bị hại, tài sản bị cướp đã được xác định; có
nhân chứng biết về một số tình tiết liên quan đến vụ án; người bị hại xác định được đặc
điểm đối tượng và hung khí mà đối tượng dùng để gây án, nhặt được vật chứng thủ phạm
bỏ lại hiện trường sau khi gây án và đã trình báo, nộp lại vật chứng cho cơ quan điều tra
ngay sau khi vụ án xảy ra. 15
14

/> />15
/> />
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 16

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

Cơ quan điều tra thiếu khách quan, đầy đủ, triệt để và nhiều chứng cứ gỡ tội chưa
được xác minh làm rõ để kết luận, công tác điều tra có nhiều vi phạm nghiêm trọng pháp
luật tố tụng hình sự. Các bản án sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào các tài liệu điều tra
thiếu khách quan để kết tội các bị cáo là không có căn cứ. Từ vật chứng duy nhất là chiếc
áo thủ phạm bỏ lại hiện trường, nạn nhân nhặt được không thể hiện trong hồ sơ vụ án mà là
một chiếc áo phông khác. Từ đó, chỉ vì một lời khai cho rằng một trong các bị cáo đã từng
mặc chiếc áo giống như vậy 2 năm trước, 3 thanh niên lĩnh tội oan. Những bằng chứng

ngoại phạm khác của Tình, Kiên, Lợi lại bị bỏ qua. Việc điều tra thiếu khách quan, không
đầy đủ và triệt để, nhiều chứng cứ gỡ tội chưa được xác minh làm rõ… Từ những sai sót
trong công tác điều tra và truy tố đã dẫn đến việc xét xử oan cho 3 thanh niên trên suốt 10
năm.
- Do xu hướng hình sự hóa trong phong cách của những Người tiến hành tố tụng mà
nhiều vụ án oan đã cho thấy rằng sự sai lệch của vụ án đã được quyết định ngay từ đầu bởi
trong công tác tiến hành tố tụng thì tất cả những người tiến hành tố tụng chỉ thiên về việc
kết tội bị cáo do đó họ chỉ chú ý đến các chứng cứ buộc tội chứ không chú ý đến các chứng
cứ gỡ tội có lợi cho người bị truy tố chẳng hạn như những mâu thuẫn trong lời khai của bị
can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại. Thời gian địa điểm xảy ra vụ án các chứng cứ
ngoại phạm. Thậm chí có nhiều trường hợp tang vật, chứng cứ bị tiêu hủy, thất lạc, hư
hỏng do không kịp thời thu giữ hoặc bảo quản dẫn đến việc điều tra xem xét lại làm sai
lệch. Trong thực tế có hai cách chứng minh vụ án đó là: thứ nhất, đưa ra các luận điểm suy
đoán và chứng minh rồi đi đến kết luận; thứ hai kết luận trước rồi đi tìm chứng cứ, chứng
minh. Và hiện tai nhiều vụ án được áp dụng cách thứ hai quá nhiều, tức là ngay khi khởi tố
vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam, sau đó là cả một quy trình hoạt động chỉ chứng minh
quyết định trên là đúng. Tức chỉ muốn kết tội người bị tình nghi đầu tiên và chỉ chú trọng
đến các chứng cứ nhằm buộc tội người đó, chứ không quan tâm đến các chứng cứ gỡ tội.
Chính điều này là nguyên nhân dẫn đến làm oan người vô tội. Quá trình tố tụng là một quá
trình chứng minh nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng chưa chứng minh thì đã khẳng định.
Đây là nguyên nhân dẫn đến làm oan cho người vô tội và có thể bỏ lọt tội phạm.
Ví dụ: Đầu năm 2001, bà Đào Thị Cúc, trú tại huyện Ô Môn (nay là quận Ô Môn,
TP.Cần Thơ), phát hiện con gái 14 tuổi tên N. của mình (bị câm bẩm sinh) có dấu hiệu bất
thường nên chở con đến Trung tâm y tế Ô Môn khám thì phát hiện N có thai hơn 4 tháng.

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 17

SVTH: Nguyễn Minh Khang



Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

Gạn hỏi, N ra dấu cho biết đã bị người hàng xóm hiếp dâm. Bà Cúc làm đơn tố giác gửi
Công an huyện Ô Môn yêu cầu làm rõ hành vi của người hàng xóm. Thế nhưng, không
hiểu vì sao cơ quan điều tra lại khởi tố và bắt tạm giam ông Mai Than – anh rể của bà Cúc
về hành vi này. Năm tháng sau, N. sinh ra một bé gái. Cơ quan điều tra tiến hành giám định
ADN, kết quả giám định đi ngược lại những gì cơ quan điều tra đã làm, đứa trẻ sinh ra
không có gì liên quan đến ông Mai Than. Còn cơ quan điều tra vẫn một mực cho rằng, dù
đứa trẻ không phải là con ông Mai Than nhưng vẫn có cơ sở để xác định ông có hành vi
hiếp dâm N. Sau đó, TAND tỉnh Cần Thơ (nay là TP. Cần Thơ) đã tuyên phạt ông Mai
Than 20 năm tù tội “Hiếp dâm trẻ em”.
Vụ án bị kháng cáo và sau đó Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM xử phúc thẩm
đã tuyên hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại do chứng cứ có nhiều mâu thuẫn, lời
khai nhân không đáng tin cậy. Sau khi thụ lý lại vụ án, qua 4 lần ra quyết định trả hồ sơ
điều tra bổ sung nhưng VKS, CQĐT vẫn không đáp ứng, ngày 29/7/2005, TAND TP. Cần
Thơ đã đưa vụ án ra xét xử và tuyên ông Mai Than không phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” và
phiên phúc thẩm của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM cũng tuyên y án sơ thẩm16.
Ngay khi đã có kết quả giám định AND đứa bé không phải là con của Ông Mai Than,
nhưng Cơ quan tiến hành tố tụng vẫn tuyên ông tội hiếp dâm trẻ em mà không đưa ra bằng
chứng xác thực cho việc kết tội trên đó là một phần của xu hướng hình sự hóa phong cách
làm việc, mọi vụ án đều phải có người bị buộc tội chứ không phải chứng minh người vô
tội.
Trong thực tế khi đi đến quá trình xét xử chúng ta còn bắt gặp những nguyên nhân
cũng dẫn đế khả năng làm oan người vô tội đáng quan tâm và cần phải được xử lý như tình
trạng mớm cung, bức cung, nhục hình, khi lấy lời khai bị can, bị cáo của cán bộ điều tra.
Khi ra xét xử thi có khi Thẩm phán còn có tâm lý buộc tội cho bị can nhiều hơn là tìm ra
chân tướng vụ án, Thẩm phán thường hỏi những câu buộc tội bị can, bị cáo khi xét hỏi và

bắt họ phải trả lời. Và rồi vì lý do nào đó người thì nói có, kẻ thì nói không và đôi khi
Thẩm phán lại căn cứ vào câu trả lời đó mà làm chứng cứ để buộc tội bị cáo mà không xét
đến nguyên nhân bị cáo trả lời như vậy là có đúng với sự thật hay không hay do họ bị ép

16

/> />
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 18

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

buộc hay một nguyên nhân nào khác. Chính vì vậy mà sẽ dẫn đến trường hợp làm oan
người vô tội.
Ngoài ra việc hội đồng xét xử chỉ cơ bản đánh giá tính xác thực của tài liệu, chứng
cứ do cơ quan điều tra thu thập mà không chú trọng thu thập chứng cứ mới tại phiên tòa
cũng như vai trò của luật sư trong quá trình tranh tụng là khá mờ nhạt. Một phần là do luật
sư chưa nhận thức hết trách nhiệm của mình khi tham gia vụ án, một phần là do sức ép của
Thẩm phán, Hội đồng xét xử thường có tâm lý xem nhẹ vai trò của luật sư như người
chống đối vói họ. Từ đó luật sư không được xem trọng để có thể tự do làm hết bổn phận
trong vụ án, giai đoạn tranh tụng cũng là một vấn đề đáng nói. Có vụ án, giai đoạn tranh
tụng chỉ diễn ra một cách qua loa cho đủ trình tự, thủ tục chứ kết quả của vụ án đã được
định đoạt từ các giai đoạn trước. Chính việc xét xử qua loa, không xem trọng giai đoạn
tranh tụng như vậy là một nguyên nhân đáng kể góp phần gia tăng trình trạng làm oan cho
người vô tội trong hoạt động tố tụng hình sự.

1.1.3.2. Hậu quả của oan trong hoạt động tố tụng hình sự và vấn đề bồi thường
thiệt hại do oan
A. Hậu quả đối với người bị oan
Oan để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, các hậu quả do oan mà chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy là hậu quả cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Người phải chịu
hậu quả lớn nhất đó không ai khác chính là bản thân người bị oan và những người thân
trong gia đình người bị oan. Người bị oan phải chịu rất nhiều mất mát từ vật chất đến tinh
thần, từ bản thân đến gia đình. Họ phải đối mặt rất lớn với dư luận xã hội, bạn bè, người
thân, bởi họ khó có thể tìm thấy tiếng nói chung, sự cảm thông từ những đối tượng này.
Người bị oan nếu như ở mức độ ít nghiêm trọng chẳng hạn như bị bắt, bị tạm giữ thì
thiệt hại có thể kiểm soát được như bị thiệt hại phần nào danh dự, thời gian,… Cũng có
những trường hợp người bị oan sau một thời gian dài hàng chục năm hoặc nghiêm trọng
hơn là bị tử hình thì sự thiệt hại quá lớn mà không thể nào bù đắp lại được. Bên cạnh đó, ta
có thể thấy không chỉ bản thân người bị oan sai bị thiệt hại mà hầu như những trường hợp
đó đều kéo theo sự mất mát của người thân, gia đình những người này và những thiệt hại
đó cũng khó có thể đo lường và bù đắp được, nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai, danh dự và sự
nghiệp cả đời của một người.

GVHD: Ths Mạc Giáng Châu

Trang 19

SVTH: Nguyễn Minh Khang


Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt
động tố tụng hình sự gây ra

B. Hậu quả đối với cá nhân công chức gây ra oan sai
Ngoài người bị oan thì cá nhân gây ra oan cũng phải chịu nhiều thiệt hại về vật chất,

tinh thần và có thể bị xử lý kĩ luật và cao hơn nữa là bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cá
nhân gây oan không ai khác chính là những người tiến hành tố tụng. Khi cá nhân này gây
ra oan sai thì bản thân người này phải đối mặt với hàng loạt những hệ quả. Chúng ta cũng
biết, tố tụng hình sự là một lĩnh vực đặc biệt, những người tham gia vào lĩnh vực này
không những cần trình độ chuyên môn mà đôi lúc phải giải quyết bằng kinh nghiệm và
cảm tính. Vì thế kết quả công việc sẽ phản ánh năng lực và tạo tâm lý tốt, cũng như tạo sự
tự tin cho những người này hoàn thành tốt công việc tiếp theo. Cho nên một cá nhân khi
gây ra oan sai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, có thể làm cho người này bị ức chế tinh
thần, mất đi sự tự tin, nhạy bén khi tham gia vào những công việc sau này, làm chậm tiến
độ công việc và dẫn đến những quyết định không chính xác và sai lầm tiếp theo.
Ngoài sự ảnh hưởng về mặt tinh thần, cá nhân gây ra oan sai còn phải có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người bị oan. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm và cần phải được
xem xét kĩ lưỡng để hoàn thiện quy trình này hơn, vì nó ảnh hưởng nhiều đến thái độ làm
việc của những người tham gia tố tụng. Do hiện tại, cá nhân gây ra oan sai không trực tiếp
đứng ra bồi thường mà cơ quan Nhà nước trực tiếp đứng ra bồi thường. Cơ quan có trách
nhiệm giải quyết bồi thường là cơ quan quản lý cá nhân người gây ra oan sai và cá nhân
gây oan phải hoàn trả chi phí lại, nhưng vấn đề ở đây là chi phí để bồi thường cho một
trường hợp bị oan không nhỏ, có khi lên đến hàng tỉ đồng và cá nhân gây oan phải hoàn trả
chi phí này. Theo quy định này thì một số nhà làm luật cho rằng có nên chăng quy trách
nhiệm bồi thường cho những cá nhân gây oan. Vì nếu như thế sẽ ảnh hưởng đến tâm lý,
thái độ làm việc của những người này, quy định như thế sẽ làm cho những người tham gia
tố tụng e dè gây ra oan sẽ đưa ra những quyết định thiếu chính xác, xử lý nhẹ hoặc ngay cả
bỏ lọt tội phạm để tránh tình trạng gây ra oan sai. Còn đối với một số nhà làm luật thì cần
phải đặt ra vấn đề, người nào gây ra oan sai, người đó chịu trách nhiệm từ đó nâng cao
cũng như đề cao trách nhiệm của người thực thi pháp luật, trách tình trạng quan liêu trong
xét xử mà gây ra thiếu sót, oan sai. Nhìn chung, với quan điểm nào thì cũng có những ưu
điểm và khuyết điểm, vì thế vấn đề này cần đưa ra thảo luận để rút ra giải pháp có lợi nhất.
Bên cạnh việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan thì các nhân gây oan có thể bị xử
lý kỷ luật hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này rất
GVHD: Ths Mạc Giáng Châu


Trang 20

SVTH: Nguyễn Minh Khang


×