Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại một số NGHIÊN cứu về cơ cấu, tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của tập đoàn CÔNG NGHIỆP tàu THỦY VIỆT NAM (VINASHIN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH & THƯƠNG MẠI
 

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 33 (2007-2011)
Đề tài:

MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CẤU, TỔ
CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN
CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM
(VINASHIN)

Giáo viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Phạm Mai Phương

Cao Thị Thanh Thúy
MSSV: 5075148
Lớp: Luật Thương mại 2 K33

Cần thơ, 04/2011


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

.................................................................................................................
.................................................................................................................


.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần thơ, ngày…....tháng…....năm…….


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................

.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
.................................................................................................................
Cần thơ, ngày…....tháng…....năm…….


BẢNG VIẾT TẮT
CNTT
DN
TCT
TĐKT
TĐKTNN

Công nghiệp tàu thủy
Doanh nghiệp
Tổng công ty
Tập đoàn kinh tế
Tập đoàn kinh tế nhà nước

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................2
5. Bố cục của luận văn ......................................................................................................2
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC...........................................3
1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước .....................................3
1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước ...................................................................... 3
1.1.2. Lịch sử hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước ........................................................ 7
1.2. Mô hình và đặc trưng của tập đoàn kinh tế nhà nước .............................................11
1.2.1. Mô hình của tập đoàn kinh tế nhà nước ................................................................ 11
1.2.1.1. Một số mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Châu Á .................................. 11
1.2.1.2. Mô hình của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam .................................. 14
1.2.2. Đặc trưng của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam ...................................... 14
1.3. Cơ cấu, tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước.......................................................16
1.3.1. Cơ cấu, tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước .................................................... 16
1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ ................................................................. 17
1.4. Vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước...............................................................20
1.5. Hệ thống pháp lý điều chỉnh về tập đoàn kinh tế nhà nước ....................................21
CHƯƠNG 2
CƠ CẤU, TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU
THỦY VIỆT NAM (VINASHIN)......................................................................................24
2.1. Lịch sử hình thành Tập đoàn kinh tế Vinashin........................................................24

2.2. Cơ cấu, tổ chức của Tập đoàn kinh tế Vinashin ......................................................25
2.2.1. Công ty mẹ ............................................................................................................... 25
2.2.1.1. Hội đồng thành viên.......................................................................................... 28
2.2.1.2. Chủ tịch hội đồng thành viên ........................................................................... 30
2.2.1.3. Tổng giám đốc ................................................................................................... 32
2.2.1.4. Các Phó tổng giám đốc ..................................................................................... 33
2.2.1.5. Kế toán trưởng ................................................................................................... 33
2.2.1.6. Bộ máy giúp việc .............................................................................................. 34
2.2.1.5. Kiểm soát viên ................................................................................................... 34
2.2.2. Công ty con .............................................................................................................. 35
2.2.2.1. Các Tổng công ty do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt
động theo mô hình công ty mẹ - công ty con .............................................................. 35
2.2.2.2. Các TCT cổ phần, công ty cổ phần; các công ty TNHH hai thành viên
trở lên; công ty có vốn đầu tư nước ngoài do Công ty mẹ nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ ............................................................................................................... 42
2.2.3. Công ty liên kết ...................................................................................................... 43
2.2.4. Công ty liên doanh ................................................................................................. 43


2.2.4.1. Liên doanh SONGSAN – VINASHIN (Songsan – Vinashin Co.,
Ltd.)................................................................................................................................... 43
2.2.4.2. Liên doanh DAMEN – VINASHIN (Damen – Vinashin Shipyard) .......... 44
2.2.4.3. Nhà máy đóng tàu HYUNDAI – VINASHIN (HVS) (Hyundai –
Vinashin Shipyard) ......................................................................................................... 44
2.2.4.4. Liên doanh SEJIN – VINASHIN (SEJIN – VINASHIN MARINE
CCOMMODATION CO., LTD.).................................................................................. 44
2.2.4.5. Công ty Liên doanh thiết kế tàu thủy VINAKITA (Vinakita Naval
Architect JVC) ................................................................................................................. 45
2.2.4.6. Công ty TNHH Shell Gas Hải Phòng (Shell Gas Hai Phong Co., Ltd) ..... 45
- Liên doanh được thành lập năm 1995. ....................................................................... 45

2.2.4.7. Công ty Cổ phần Container Vinashin – TGC (Vinashin – TGC JSC) ....... 45
2.2.4.8. Công ty Liên doanh phá dỡ tàu cũ Việt Hàn (Visko Co., Ltd.) .................. 46
2.3. Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của
Tập đoàn kinh tế Vinashin .............................................................................................46
2.3.1. Ngành, nghề kinh doanh chính ............................................................................... 47
2.3.2. Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính ........................... 47
2.4. Quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp tham gia tập đoàn..........................48
2.4.1. Quan hệ phối hợp chung trong tập đoàn kinh tế nhà nước ................................ 48
2.4.2. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ sở hữu
100% vốn điều lệ ................................................................................................................ 49
2.4.3. Quan hệ giữa công ty mẹ và doanh nghiệp cấp II do công ty mẹ giữ cổ
phần, vốn góp chi phối ...................................................................................................... 50
2.4.4. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty liên kết ....................................................... 51
2.4.5. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty tự nguyện tham gia liên kết .................... 51
2.5. Sự quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước.........................................................52
2.5.1. Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn
Công nghiệp tàu thủy Việt Nam ....................................................................................... 53
2.5.2. Phân công, phân cấp thực hiện nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu
nhà nước đối với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam ........................................ 53
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT
NAM – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN.................................................................................56
3.1. Tình hình hoạt động của các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay .....56
3.2. Tình hình hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam ....................59
3.3. Kiến nghị..................................................................................................................71
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy

Việt Nam (Vinashin)

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Việt Nam đang trên con đường phát triển và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế quốc
tế. Trước những cơ hội, thách thức được đặt ra khi nước ta gia nhập vào Tổ chức thương
mại thế giới WTO, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh bình đẳng,
gay gắt với các tập đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới. Do đó, sự ra đời của
các Tập đoàn kinh tế là một đòi hỏi khách quan cho sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam. Trong bối cảnh đó, Đảng vả Nhà nước đã chủ trương thành lập các Tập đoàn kinh
tế lớn trong một số ngành then chốt theo hướng chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước.
Các Tập đoàn kinh tế nhà nước này đã góp phần thúc đẩy cho sự tăng trưởng vược bậc
của nền kinh tế Việt Nam, và đã phát huy vai trò trụ cột của mình trong nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên trong việc hình thành và chuyển đổi các Tổng công ty nhà nước thành các
Tập đoàn kinh tế nhà nước còn rất nhiều điều khó khăn vướng mắc trong tổ chức và hoạt
động, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, và năng lực canh tranh của
các Tập đoàn kinh tế nhà nước ở nước ta. Sự kiện phát hiện những sai phạm và khoản nợ
khổng lồ của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vừa qua đã bộc lộ phần nào
những hạn chế, thiếu sót của mô hình Tập đoàn kinh tế này. Nhằm làm rõ hơn về mô hình
Tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng như đi sâu nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức quản lý và hoạt
động của loại hình doanh nghiệp này, người viết đã chọn đề tài “Một số nghiên cứu về cơ
cấu tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam (Vinashin)”
làm đề tài nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà nước là loại hình doanh nghiệp còn khá mới mẻ ở
nước ta. Do đó, cơ sở pháp lý quy định về loại hình doanh nghiệp này vẫn còn nhiều
vướng mắc, chưa được hoàn thiện. Để làm rõ hơn về quy chế pháp lý cũng như tìm hiểu
sâu về cơ cấu, tổ chức quản lý của loại hình doanh nghiệp này thông qua Tập đoàn Công
nghiệp tàu thủy Việt Nam, từ đó thấy được những hạn chế thiếu sót của tập đoàn và đưa
ra những ý kiến đóng góp nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó. Đây cũng chính

là mục đích nghiên cứu của đề tài “Một số nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động
của tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt nam (Vinashin)”
3. Phạm vi nghiên cứu:
Tập đoàn kinh tế nhà nước có nội dung khá rộng và nhiều vấn đề cần phải nghiên
cứu. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, người viết chỉ đi sâu vào phân
tích, tìm hiểu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn kinh tế nhà nước, qua đó thấy
GVHD: Phạm Mai Phương

-1-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
được vai trò củng như tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh tế
quốc dân.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Khi thực hiện nghiên cứu đầ tài này, người viết đã sử dụng chủ yếu các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp,
- Phương pháp liệt kê,
- Phương pháp trích dẫn,
- Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách vở.
5. Bố cục của luận văn:
Bố cục của Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận.
Trong đó, phần nội dung gồm các chương sau:
Chương 1. Lý luận chung về Tập đoàn kinh tế nhà nước
Chương 2. Cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt
Nam (Vinashin)

Chương 3. Tình hình hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt nam
(Vinashin)- Kiến nghị hoàn thiện.
Vấn đề sai phạm của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy còn khá mới, nguồn tài liệu
hạn hẹp với những bình luận theo xu hướng đa chiều, khó cập nhật. Bên cạnh đó, do hiểu
biết của người viết còn hạn chế, không được tiếp xúc thực tế trong qua trình nghiên cứu,
đề tài có nội dung khá rộng và được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn. Nên luận văn
có nhiều sai sót, hạn chế trong quá trình lập luận là điều không tránh khỏi. Người viết rất
mong quý thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý kiến thêm để bài luận được hoàn thiện
hơn.
Qua đây, người viết cũng xin gởi lời cám ơn chân thành sâu sắc nhất đến cô Phạm
Mai Phương đã tận tình hướng dẫn người viết trong khoảng thời gian vừa qua. Luận văn
sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu sự giúp đỡ nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn - cô
Phạm Mai Phương. Người viết xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Phạm
Mai Phương cũng như sự dạy dỗ của quý thầy cô Khoa Luật – trường Đại học Cần thơ.
Cuối cùng, người viết xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều
thành công trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu. Xin chân thành cám ơn!

GVHD: Phạm Mai Phương

-2-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC
1.1. Khái niệm và lịch sử hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước

1.1.1. Khái niệm tập đoàn kinh tế nhà nước
Hiện có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TĐKT nhưng vẫn chưa có định nghĩa về
TĐKTNN. Tuy nhiên các định nghĩa về TĐKT cũng rất khác nhau, và chưa có một định
nghĩa nào được xem là chuẩn mực.
Tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến TĐKT người ta thường sử dụng các từ:
“Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay “Group”.
Ở châu Á, trong khi người Nhật gọi TĐKT là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì người
Hàn Quốc lại gọi là “Cheabol”; còn ở Trung Quốc, cụm từ “Jituan Gongsi” được sử dụng
để chỉ khái niệm này (chính xác hơn là TCT).
Mặc dù về mặt ngôn ngữ, tùy theo từng nước, người ta có thể dùng nhiều từ khác
nhau để nói về khái niệm TĐKT, song trên thực tế, việc sử dụng từ ngữ lại phụ thuộc vào
nguồn gốc xuất xứ và tính chất đặc trưng của từng loại TĐKT; ví dụ:
Consortium
Xét về phương diện ngôn ngữ, “Consortium” là một từ gốc Latin có nghĩa là “đối
tác, hiệp hội hoặc hội”, được sử dụng để chỉ sự tập hợp của 2 hay nhiều thực thể nhằm
mục đích tham gia vào một hoạt động chung hoặc đóng góp nguồn lực để đạt được mục
tiêu chung. Khi tham gia vào một Consortium, các công ty vẫn giữ nguyên tư cách pháp
nhân độc lập của mình.
Thông thường, vai trò kiểm soát của Consortium đối với các công ty thành viên chủ
yếu giới hạn trong các hoạt động chung của cả tập đoàn, đặc biệt là việc phân phối lợi
nhuận. Sự ra đời của một Consortium được xác lập trên cơ sở hợp đồng, trong đó quy
định rõ các quyền và nghĩa vụ của từng công ty thành viên tham gia Consortium;1
Cartel
Trong tiếng Anh, từ “Cartel” cũng rất hay được sử dụng để chỉ khái niệm “TĐKT”.
Cartel là một nhóm các nhà sản xuất độc lập có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung
bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá, hoặc các biện pháp hạn chế khác.

1

Doãn Hữu Tuệ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: Để hiểu đúng về Tập đoàn kinh tế,

[truy cập ngày 06-01-2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

-3-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
Đặc trưng tiêu biểu trong hoạt động của Cartel là việc kiểm soát giá bán hàng hoá,
dịch vụ nhưng cũng có một số Cartel được tổ chức nhằm kiểm soát giá mua nguyên vật
liệu đầu vào.
Tại nhiều nước, mặc dù bị cấm bởi luật chống phá giá (Antitrust law); tuy nhiên,
nhiều Cartel vẫn tiếp tục tồn tại trên phạm vi quốc gia và quốc tế, dưới hình thức ngầm
hoặc công khai, chính thức hoặc không chính thức.
Cũng cần lưu ý rằng theo khái niệm này thì một tổ chức đơn lẻ nắm giữ thế độc
quyền không phải là một Cartel, dù rằng có thể nó lạm dụng sự độc quyền bằng cách
khác.
Cartel thường có mặt tại những thị trường bị chi phối mạnh bởi một số loại hàng hoá
nhất định, nơi có ít người bán và thường đòi hỏi những sản phẩm có tính đồng nhất cao;
Trong khi đó, các từ/cụm từ như “Group”, “Business group”, “Corporate group”,
hay “Alliance” thường ám chỉ hình thức TĐKT được tổ chức trên cơ sở kết hợp tính đặc
thù của tổ chức kinh tế với cơ chế thị trường: về đặc trưng, đó là một nhóm công ty có tư
cách pháp nhân riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ liên kết về phương diện quản lý. Mối
quan hệ giữa các công ty trong một TĐKT có thể là chính thức hoặc không chính thức.
Có một điều đáng lưu ý là khi tồn tại như là một thực thể có tư cách pháp nhân, thì
TĐKT lại được gọi là Conglomerate và/hoặc Holding company.
Các nhà kinh tế học cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về TĐKT; ví dụ: “TĐKT là

một tập hợp các công ty hoạt động kinh doanh trên các thị trường khác nhau dưới sự kiểm
soát về tài chính hoặc quản trị chung, trong đó các thành viên của chúng ràng buộc với
nhau bằng các mối quan hệ tin cậy lẫn nhau trên cơ sở sắc tộc hoặc bối cảnh thương mại”
(Leff, 1978);
“TĐKT là một hệ thống công ty hợp tác thường xuyên với nhau trong một thời gian
dài” (Powell & Smith- Doesrr, 1934); “TĐKT dựa trên hoạt động cung ứng sản phẩm
dịch vụ thông qua mối ràng buộc trung gian, một mặt ngăn ngừa sự liên minh ngắn hạn
ràng buộc đơn thuần giữa các công ty, mặt khác ngăn ngừa một nhóm công ty sát nhập
với nhau thành một tổ chức duy nhất” (Granovette, 1994).
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu cũng đã chỉ ra một cách rõ ràng rằng các
TĐKT có thể dựa trên các kiểu liên minh khác nhau như: quan hệ ngân hàng (Frank &
Myer, 1994; Kojima, 1998); sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban giám đốc (Mizruchi &
Galaskiewicz, 1993); các liên minh chủ sở hữu (Kim, 1991); chia sẻ thông tin (Japelli &

GVHD: Phạm Mai Phương

-4-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
Pagano, 1993); các liên doanh (Bergluwf & Perotti, 1994); và các liên minh kiểu Cartel
(Green & Porter, 1984).2
Ở Việt Nam, TĐKTNN có tiền thân là các TCT nhà nước được thí điểm để thành lập
các tập đoàn kinh doanh theo Quyết định số 91/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt
Nam về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Quyết định số 91/QĐ-TTg định
nghĩa tập đoàn kinh doanh như sau: “Tập đoàn là pháp nhân kinh tế do Nhà nước thành
lập gồm nhiều DN thành viên có quan hệ với nhau về tài chính và các dịch vụ liên quan

và có qui mô tương đối lớn”. Tập đoàn phải có 7 DN thành viên trở lên và có vốn pháp
định ít nhất là 1.000 tỷ đồng. Hội đồng quản lý của tập đoàn gồm 7-9 thành viên do Thủ
tướng Chính phủ bổ nhiệm, có trách nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của tập
đoàn trược đối tác kinh doanh và trước pháp luật.3
Năm 2005, khi Luật doanh nghiệp 2005 và các nghị định hướng dẫn ban hành, tuy
nhiên các văn bản này cũng chỉ quy định một cách khái quát về TĐKT và vẫn không có
một định nghĩa rõ ràng về TĐKTNN. Theo Điều 146, Điều 149 Luật doanh nghiệp 2005,
TĐKT là một hình thức của nhóm công ty và được định nghĩa như sau: “TĐKT là nhóm
công ty có quy mô lớn.” Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu
dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác.
Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: a) Công ty mẹ - công ty con; b) TĐKT; c)
Các hình thức khác. Một công ty được coi là công mẹ của công ty khác nếu sỡ hữu trên
50% vốn điều lệ hoặc có quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành
viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc có quyền quyết định việc sửa đổi,
bổ sung điều lệ công ty đó. Theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định 139/2007/NĐ ngày
05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 2005 quy định
“TĐKT bao gồm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở
tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình
thức liên kết khác, gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các
dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình
thức công ty mẹ- công ty con”. Năm 2010, Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010
hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp năm 2005 liên quan đến
thành lập, tổ chức, hoạt động, tổ chức và giải thể DN được ban hành thay thế Nghị định
2

Doãn Hữu Tuệ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: Để hiểu đúng về Tập đoàn kinh tế,
[truy cập ngày 06-01-2011]
3
Khoản 3, Khoản 6 Điều 2 Quyết định số 91/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc thí
điểm thành lập tập đoàn kinh doanh


GVHD: Phạm Mai Phương

-5-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
139/2007/NĐ ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh
nghiệp 2005. Nghị định 102/2010/NĐ-CP thu hẹp đối tượng cũng như quy mô của các
công ty cấu thành nên TĐKT. Cụ thể là, không phải tất cả các công ty có tư cách pháp
nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp
nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác, gắn bó lâu dài với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh
doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con đều được gọi là
TĐKT; mà phải là một nhóm các công ty có quy mô lớn và có tư cách pháp nhân độc lập,
được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại,
tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác, gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế,
công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ
hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con mới được gọi là TĐKT. Thành
tố “nhóm các công ty có quy mô lớn” là điều kiện cần và “các công ty có tư cách pháp
nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp
nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác, gắn bó lâu dài với nhau về lợi
ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh
doanh có từ hai cấp DN trở lên dưới hình thức công ty mẹ- công ty con” là điều kiện đủ
để cấu thành nên tập đoàn kinh tế. TĐKT không có tư cách pháp nhân, không phải đăng
ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập
đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thoả thuận quyết định. Công ty mẹ được tổ

chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH. Công ty con cũng được tổ chức
dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH theo quy định của Luật Doanh
nghiệp hay của pháp luật liên quan. Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp
thành TĐKT có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với
hình thức tổ chức DN theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và điều
lệ công ty. Cụm từ “tập đoàn” có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên
riêng của công ty mẹ khi đặt tên DN.4 Nhìn chung, Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn
bản hướng dẫn thi hành chỉ nêu khái quát về TĐKT và vẫn chưa quy định cụ thể về loại
hình TĐKT cũng như TĐKTNN.
Đến năm 2009, Chính Phủ ban hành Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày
05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN sau gần 5 năm
thí điểm xây dựng mô hình TĐKT, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các TĐKT.
4

Điều 38 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật
doanh nghiệp năm 2005 liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động, tổ chức và giải thể doanh nghiệp

GVHD: Phạm Mai Phương

-6-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
Nghị định 101/2009/NĐ-CP ra đời là khung pháp lý chung để các TĐKTNN hoạt động
đúng theo quỹ đạo của mình; thông qua đó, Chính phủ đã tạo điều kiện nâng cao sức cạnh
tranh cho các TĐKTNN. Nghị định này quy định về: thành lập TĐKTNN; tổ chức, hoạt
động, quản lý, điều hành trong TĐKTNN; quản lý, giám sát thực hiện các quyền và nghĩa

vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với TĐKTNN. Nghị định số 101/2009/NĐ-CP là văn bản
pháp luật điều chỉnh các vấn đề về TĐKTNN một cách hoàn chỉnh nhất trong hệ thống
pháp lý của Việt Nam hiện nay.
Vậy, TĐKTNN là nhóm công ty có quy mô lớn liên kết dưới hình thức công ty mẹ
– công ty con và các hình thức khác, tạo thành tổ hợp các DN gắn bó chặt chẽ và lâu
dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác
(Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP).
1.1.2. Lịch sử hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước
Trên thế giới, các TĐKT ra đời từ lâu do xu hướng tích tụ, tập trung kinh tế và cạnh
tranh gay gắt giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm thống lĩnh thị trường nhờ lợi thế
về quy mô. Bất kỳ một quốc gia nào để điều tiết nền kinh tế vĩ mô, nhà nước cần nắm giữ
và chi phối các lực lượng kinh tế chủ đạo ở một số ngành, lĩnh vực quan trọng, mũi nhọn.
Ở nhiều quốc gia việc xây dựng các TĐKT được coi là một chiến lược nhằm nhanh chóng
rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển khác. Các quốc gia này đã dựa trên sự phát
triển của các TĐKT là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và biến đổi cơ cấu kinh tế
lạc hậu. Họ hướng các TĐKT vào ngành, lĩnh vực then chốt và nền tảng làm nòng cốt và
có đủ tiềm lực để mở cửa vươn ra bên ngoài.
Trong lịch sử cận đại, mô hình TĐKT hình thành rõ nét nhất là ở Đức sau Thế chiến
thứ nhất với tập đoàn Stinnes Enterprises. Sau đó đến các tập đoàn khác ở châu Âu và ở
Mỹ. Các tập đoàn này ra đời sau chiến tranh vì những DN tương đối còn mạnh sau các thế
chiến có cơ hội mua các DN khác với giá rất bèo. Các tập đoàn này thành công rất nhanh
nhờ vào làn sóng phát triển thời hậu chiến.
Sau Thế chiến thứ hai thì các tập đoàn châu Á bắt đầu thành hình, với những
Keiretsu ở Nhật và sau đó là những Chaebol ở Hàn Quốc. Các tập đoàn này ra đời từ nhu
cầu của xã hội sau chiến tranh và được sự hỗ trợ của chính phủ. Nhờ có nhu cầu thật, nhờ
vào ý chí phải vươn lên từ cái nhục của kẻ bại trận (Nhật Bản) và nghèo khổ sau chiến
tranh (Nhật Bản và Hàn Quốc), và quan trọng hơn cả là tính kỷ luật trong văn hóa xã hội
của hai nước này, chỉ trong vòng hai thập niên thế giới đã bắt đầu biết đến những cái tên
như Mitsubishi, Sumitomo, Mitsui, Samsung, LG, Huyndai... Các TĐKT ở Nhật và Hàn
Quốc đều huy động vốn (phần lớn) trực tiếp từ dân, do tư nhân điều hành, có trách nhiệm

GVHD: Phạm Mai Phương

-7-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
báo cáo rạch ròi với cổ đông và nhà nước. Với tinh thần trách nhiệm cao và từ đó khả
năng quản lý tốt, các TĐKT này đã có những thành tựu vượt bậc trong mấy thập niên qua.
Trong khi đó, Đài Loan có cùng một xuất phát điểm sau Thế chiến thứ hai như Nhật
và Hàn Quốc và cũng đã trở thành một con rồng châu Á chỉ sau hai, ba thập niên. Tuy
nhiên, chiến lược phát triển của Đài Loan dựa vào: 1) sự chủ động của thành phần kinh tế
tư nhân, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ, với rất ít hỗ trợ của chính quyền; 2) giới hạn
các ngành nghề lĩnh vực then chốt cần chính quyền tham gia. Trong những năm thập niên
1950, các công ty thuộc chính quyền đóng góp trên 75% GDP. Nhưng vì chính sách hỗ
trợ sự phát triển các công ty vừa và nhỏ, đến thập niên 1980 thì thành phần kinh tế tư
nhân chiếm hơn 75% GDP. Đến nay thì rõ ràng là Đài Loan đã thành công hơn với một
nền kinh tế phát triển tốt, bền vững, công bằng hơn cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
Mô hình TĐKT, chủ yếu là những TCT nhà nước, phổ biến ở Trung Quốc và Việt
Nam (hay còn gọi là TĐKTNN). Mặc dù đã qua nhiều nỗ lực để cải tổ hệ thống quản trị
và các khung pháp lý điều chỉnh, thời gian đã cho thấy các tập đoàn vẫn gặp nhiều khó
khăn trong việc vận hành có hiệu quả; các TCT nhà nước vẫn còn những hạn chế nhất
định; còn nhiều biểu hiện rõ nét là Nhà nước vẫn chưa thật sự quản lý được tương đối
hiệu quả đồng vốn đầu tư trong vai trò đại diện chủ sở hữu vốn của dân. Các TCT nhà
nước "giữ vai trò chủ đạo và chi phối trong nền kinh tế quốc dân" là một chủ trương lớn
của Nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm đặt chủ trương, định hướng phát triển và ngay cả
quyết định phương thức triển khai.5
Mô hình TĐKTNN xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19 (khoảng từ

1830) tại một số nước châu Âu (chủ yếu là Tây Âu) trong giai đoạn đầu của sự phát triển
một cách bùng nổ của công nhiệp hóa. Nguyên nhân chính của sự xuất hiện này là một số
sản phẩm hay ngành kinh tế tự nó mang tính chất độc quyền rất cao, nếu để nằm trong
khu vực tư nhân mà mục đích hàng đầu của nó là lợi nhuận sẽ có nguy cơ dẫn tới những
chiều hướng phát triển thiên lệch có hại cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế
cả nước, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của cả nước với các nước chung quanh.
Vì những lẽ này, các thế lực kinh tế và chính trị của những quốc gia này - thể hiện tập
trung trong vai trò Nhà nước - đã đi tới quyết định thành lập các TĐKT thuộc sở hữu nhà
nước, tập trung vào các ngành cung cấp than, điện, hàng không, bưu chính viễn thông,
một số sản phẩm trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng khác như cung cấp nước, giao thông vận
5

Trần Sĩ Chương, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Một cách nhìn khác về tập đoàn kinh tế,

[truy cập ngày 06-01-

2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

-8-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
tải thủy và bộ (ví dụ đường sắt)... Ngoài ra một số đòi hỏi nhất định về an ninh và quốc
phòng khiến cho Nhà nước cần trực tiếp nắm lấy, ví dụ ngành hàng không, ngành bưu
chính viễn thông...

Giai đoạn phát triển bùng nổ thứ hai các TĐKT thuộc sở hữu nhà nước, chủ yếu ở
các nước Tây Âu, là những thập kỷ đầu tiên trong thời kỳ tái thiết và phát triển kinh tế sau
chiến tranh thế giới thứ hai, từ những năm 1950 – 1960. Trong thời kỳ này nét nổi bật là
các yếu tố chi phối mới: Những đòi hỏi cấp bách của tái thiết sau chiến tranh, sự phát
triển bùng nổ của công nghệ mới, việc chuyển từ năng lượng than là chủ yếu sang năng
lượng dầu được cung ứng từ bên ngoài. Trong giai đoạn hai này, các TĐKT thuộc sở hữu
nhà nước tăng nhiều về số lượng và mở rộng vào các lĩnh vực dầu khí, viễn thông, công
nghệ tin học, bảo hiểm, nhà ở...6
Ở Việt Nam, mô hình TĐKTNN chỉ được nói đến trong những năm thập niên cuối
của thế kỷ trước. TĐKTNN ở Việt Nam có tiền thân là các TCT được tổ chức thành tập
đoàn kinh doanh theo Quyết định số 91/QĐ-TTg ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh (dựa trên các xí nghiệp,
công ty cũ). Các TCT được thiết lập trong hàng loạt các ngành, một số trường hợp các
TCT chiếm toàn ngành. Tuy nhiên, hoạt động của nhiều TCT nhà nước còn thiếu năng
động trong kinh doanh, chất lượng sản phẩm chưa được cải tiến đáng kể, sản lượng thấp.
Mặc dù tinh thần của Quyết định số 91/QĐ-TTg là hướng tới thành lập các tập đoàn
kinh doanh, song vào thời điểm năm 1994, tập đoàn kinh doanh là hình thức tổ chức DN
còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, các nhóm DN được thành lập theo quyết định nói
trên không được gọi là tập đoàn ngay mà được gọi chung là các TCT 91. Việc thành lập
bất cứ TCT 91 nào cũng đều thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ. Hội đồng quản
lý của TCT 91 gồm từ 7 đến 9 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. TCT 91
phải có ít nhất 7 thành viên, phải có vốn pháp định tối thiểu 1000 tỷ đồng. Một TCT 91 có
thể hoạt động đa ngành tuy vẫn được yêu cầu theo đuổi một ngành kinh doanh chủ đạo.
Mục đích thành lập các TCT 91 là để phát huy vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, do năng lực quản lý và vốn hạn chế,
các TCT 91 chưa phát huy được chức năng của mình và chưa làm lợi cho các công ty
thành viên.

6


Nguyễn Trung, Bộ Thông tin và Truyền thông: Mô hình tập đoàn nhà nước và mối lo vượt tầm kiểm
soát, [truy
cập ngày 06-01-2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

-9-

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
Ý tưởng về những TĐKT được Thủ tướng Chính phủ đưa ra ngay từ khi quyết định
thành lập TCT 91, nhưng phải đến Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ ba,
khóa IX (tháng 9-2001), vấn đề thành lập TĐKT mới được đề cập một cách cụ thể. Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Nghị quyết Trung ương 3 (Khoá IX) có nêu:
“Hình thành một số TĐKT mạnh trên cơ sở các TCT nhà nước, có sự tham gia của các
thành phần phần kinh tế, kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính,
chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chi phối lớn trong nền kinh tế quốc dân, có quy mô rất
lớn về vốn, hoạt động cả trong nước và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao và quản lý
hiện đại, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh. Thí điểm hình thành
TĐKT trong một số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năng phát triển để cạnh
tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả như: dầu khí, viễn thông, điện lực, xây dựng
…”7
Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 183/2001/QĐ-TTg về chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần 3 Ban Chấp Hành
Trung ương Đảng khóa IX , trong mục tiêu và yêu cầu của chương trình khẳng định cần
phải “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các TCT nhà nước, xây dựng một số
TĐKT vững mạnh”

Triển khai Nghị quyết này, tháng 11-2005, TĐKT đầu tiên của nước ta là Tập đoàn
Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam ra đời và đi vào hoạt động (theo Quyết định
số 198/2005/QĐ-TTg ngày 8-8-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty
mẹ). Cùng năm đó, TCT Dệt may Việt Nam cũng chuyển thành Tập đoàn Dệt may Việt
Nam; TCT Bảo hiểm Việt Nam cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án thành
lập Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt. Năm 2006, TCT Bưu chính – Viễn thông
Việt Nam (VNPT) chuyển thành Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam (VNPT),
TCT Dầu khí Việt Nam chuyển thành Tập đoàn Dầu khí Việt Nam… Sau đó lần lượt các
TĐKTNN khác được thành lập và chuyển đổi. Đến nay, tại Việt Nam đã có khoảng 12
TĐKTNN được thành lập, hoạt động trong các ngành , lĩnh vực mũi nhọn, quan trọng của
đất nước. Bao gồm:
- Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam (VNPT);
- Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin);
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam(Petro Vietnam);
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN);
7

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội 2001, tr 21

GVHD: Phạm Mai Phương

- 10 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin);

- Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex);
- Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG);
- Tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm (Bảo Việt);
- Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel);
- Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem);
- Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD Holdings),
- Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam.
1.2. Mô hình và đặc trưng của tập đoàn kinh tế nhà nước
1.2.1. Mô hình của tập đoàn kinh tế nhà nước
1.2.1.1. Một số mô hình tập đoàn kinh tế tiêu biểu ở Châu Á
 Mô hình Keiretsu ở Nhật Bản 8
Keiretsu nguyên mẫu xuất hiện ở Nhật Bản trong thời kỳ “phát triển thần kỳ của nền
kinh tế” tiếp sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II.
Trước khi nước Nhật đầu hàng đồng minh, nền công nghiệp Nhật Bản bị kiểm soát
bởi các tập đoàn lớn (được gọi là các Zaibatsu).
Về sau trong những năm 1940, các liên minh (Alliance) đã phá bỏ các Zaibatsu,
nhưng các công ty được thành lập từ việc phá bỏ các Zaibatsu lại liên kết với nhau thông
qua việc mua cổ phần để hình thành nên các Liên minh liên kết theo chiều ngang giữa
nhiều ngành nghề khác nhau.
Mỗi Keiretsu lớn thường lấy một ngân hàng làm trung tâm, ngân hàng này cung cấp
tín dụng cho các công ty thành viên của Keiretsu và nắm giữ vị thế về vốn trong các công
ty. Mỗi một Ngân hàng trung tâm có vai trò kiểm soát rất lớn đối với các công ty trong
Keiretsu và hành động với tư cách là một tổ chức giám sát và hỗ trợ tài chính trong các
trường hợp khẩn cấp.
Một trong những tác động của cơ cấu này là giảm thiểu sự hiện diện của những
người tiếp quản đối lập ở Nhật Bản, bởi vì không một thực thể kinh doanh nào muốn đối
đầu với sức mạnh kinh tế của các ngân hàng.
Trên thực tế có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kết ngang.
Trong khi Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một
công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một

8

Doãn Hữu Tuệ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: Những mô hình Tập đoàn kinh tế tiêu biểu
châu Á, [truy cập ngày 06-012011]

GVHD: Phạm Mai Phương

- 11 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
ngành nghề nhất định), thì Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể,
thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại (thường gồm nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau).
Sau chiến tranh, Nhật Bản có 6 Keiretsu khổng lồ gồm: Mitsubishi, Mitsui,
Sumitomo, Dai- Ichi Kangyo, Fuyo và Sanwa. Mỗi Keiretsu này đều có một hoặc nhiều
ngân hàng.
Đây đều là các Keiretsu liên kết ngang hoạt động trong nhiều ngành công nghiệp
khác nhau, từ công nghiệp đóng tàu, luyện kim, xây dựng, hoá chất cho đến thương mại.
Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại
chung nên các DN trong Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy
khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính.
Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh
doanh, kinh nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường.
Ngoài các tập đoàn khổng lồ này, còn có nhiều công ty thành lập các Keiretsu nhỏ
hơn, ví dụ như Nissan, Hitachi, Hankyo- Toho Group.
 Mô hình Chaebol ở Hàn Quốc 9

Vào những năm 1980, nền kinh tế Hàn Quốc đã có bước phát triển vượt bậc. Một
trong những nhân tố làm nên những kỳ tích về kinh tế của Hàn Quốc chính là các DN nói
chung và các Chaebol nói riêng với những chiến lược kinh doanh hết sức táo bạo và đầy
tham vọng.
Các Chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về tài
chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động, ví dụ như Samsung,
Daewoo hay LG.
Nét đặc trưng của các Chaebol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc
một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối.
Vì vậy, việc quản lý điều hành trong các Chaebol thường mang nặng tính gia trưởng,
độc đoán và bị chi phối bởi các thành viên trong cùng gia tộc.
Điều này có ưu điểm nổi trội như tính quyết đoán cao và khả năng phản ứng nhanh
chóng trước những vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh; song nó cũng có nhược
điểm nhất định, đặc biệt là việc xử lý các mối quan hệ giữa các công ty thành viên đều
mang nặng cảm tính và sự bảo thủ.
9

Doãn Hữu Tuệ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: Những mô hình Tập đoàn kinh tế tiêu biểu
châu Á, [truy cập ngày 06-012011]

GVHD: Phạm Mai Phương

- 12 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
Về mặt pháp lý, Chealon không phải là một pháp nhân và không phải là một thực thể

hữu hình. Các hoạt động kinh doanh đều được thực hiện thông qua các công ty thành
viên.
Tuy nhiên, cái bóng vô hình của Chaebol bao trùm lên mọi hoạt động giao dịch kinh
doanh của các công ty thành viên chính là sự thống nhất về chiến lược kinh doanh, sự tập
trung và phân bổ các nguồn lực một cách linh hoạt, phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
 Mô hình Jituan Gongsi ở Trung Quốc 10
Bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ XX, Trung Quốc đẩy mạnh quá trình tư nhân hoá
các DN nhà nước có quy mô nhỏ; đồng thời tập trung các nguồn lực và cả các chính sách
ưu đãi nhằm phát triển các TCT thành những tập đoàn đủ mạnh để cạnh tranh bối cảnh
toàn cầu hoá, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế chủ đạo như công nghiệp luyện kim,
đóng tàu, điện tử, viễn thông, phần mềm, dược phẩm,...
Quá trình này bắt đầu bằng việc sáp nhập các DN nhà nước thành những TCT lớn.
Cho đến khi đạt đến một quy mô nhất định nào đó, TCT sẽ phân quyền kinh doanh cho
các DN thành viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành.
Tiếp theo là giai đoạn đa dạng hoá sở hữu và hình thức nắm giữ cổ phần đan chéo
giữa các DN thành viên thông qua việc cổ phần hoá và giảm dần tỷ lệ cổ phần của Nhà
nước.
Và cuối cùng là thực hiện các biện pháp thu hút đầu tư vốn và chuyển giao công
nghệ từ các đối tác nước ngoài nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.
Mặc dù đã có những thành công nhất định trong việc chuyển đổi nền kinh tế nói
chung và quá trình cổ phần hoá DN Nhà nước nói riêng nhưng mô hình liên kết giữa các
DN Trung Quốc vẫn chưa thực sự rõ nét, hay nói đúng hơn là cần phải có thêm thời gian
để mô hình này hoàn thiện và thể hiện được những ưu thế vượt trội.
Mặc dù có những đặc trưng riêng biệt nhưng mục tiêu của quá trình phát triển các
TCT của Trung Quốc cũng nhằm tạo lập một hệ thống kinh doanh tập hợp nhiều công ty
được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua việc phân bổ hợp lý, sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực và thực hiện chung các chiến lược kinh doanh.
Về thực chất, các Jituan Gongsi của Trung Quốc có nhiều điểm khá tương đồng với
Keiretsu của Nhật Bản, Chaebol của Hàn Quốc hay các Conglomerates của châu Âu, châu
Mỹ.

10

Doãn Hữu Tuệ, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam: Những mô hình Tập đoàn kinh tế tiêu
biểu châu Á, [truy cập ngày
06-01-2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

- 13 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
Tuy nhiên, điều cần lưu ý là quá trình hình thành nên các Jituan Gongsi mang đậm
dấu ấn của Nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là sự can thiệp trong giai đoạn đầu tiên cũng
như các chính sách hỗ trợ và ưu đãi sau này.
1.2.1.2. Mô hình của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam11
Ở những nước khác nhau trên thế giới, TĐKT có những cấu trúc khác nhau. Các
TĐKT của Thụy Điển hay Đức đã trải qua nhiều thay đổi lớn, trong đó quan hệ sở hữu
đan xen và cấu trúc hình kim tự tháp dần biến mất. Ở Nhật Bản, các TĐKT được tổ chức
hoặc theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang và phát triển tùy theo các ngành nghề; các tập
đoàn gồm một ngân hàng, một công ty mẹ hoặc một công ty thương mại và một nhóm các
hãng sản xuất. Ở Hàn Quốc, các TĐKT thường được kiểm soát bởi một gia đình hoặc một
nhóm ít gia đình và được tổ chức thống nhất theo chiều dọc. Các TĐKT ở Trung Quốc lại
phát triển theo cấu trúc riêng biệt, đó là các TĐKT đa ngành quy mô lớn có mối ràng
buộc chặt chẽ với Nhà nước chứ không phải với các gia đình riêng biệt như ở Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, đến nay, Chính phủ đã thành lập 12 TĐKTNN theo hai mô hình, đó là:
- Tổ chức lại các TCT nhà nước: gồm 10 tập đoàn: Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông

Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt
Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia
Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Bảo
Việt, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
- Tổ hợp các DN độc lập có cùng lĩnh vực hoạt động: gồm 2 tập đoàn là Tập đoàn
Công nghiệp Xây dựng Việt Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp các doanh nghiệp độc
lập hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, bao gồm: TCT Sông Đà,
TCT Sông Hồng, TCT Cơ khí Xây dựng, TCT Đầu tư phát triển xây dựng, TCT Lắp máy
Việt Nam và TCT Xây dựng và Phát triển hạ tầng. Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt
Nam được thành lập trên cơ sở tổ hợp từ: TCT Phát triển nhà và đô thị, TCT Xây dựng
Bạch Đằng, TCT Xây dựng Hà Nội, TCT Thủy tinh và Gốm xây dựng, TCT Đầu tư xây
dựng cấp thoát nước và Môi trường Việt Nam.
1.2.2. Đặc trưng của tập đoàn kinh tế nhà nước tại Việt Nam12

11

Đinh La Thăng, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: Về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam sau
gần 5 năm thí điểm hoạt động, />60138, [truy cập ngày 06-01-2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

- 14 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
Sau hơn 5 năm thí điểm hoạt động và phát triển, các TĐKTNN ở Việt Nam có một
số điểm đặc trưng sau đây:

Một là, được hình thành chủ yếu từ việc chuyển đổi và tổ chức lại các TCT nhà nước
theo quyết định của Chính phủ.
Hai là, hoạt động trong những ngành kinh tế mũi nhọn, những lĩnh vực then chốt của
nền kinh tế theo mục tiêu chiến lược phát triển của từng tập đoàn mà tư nhân và các thành
phần kinh tế khác khó có thể thực hiện được do hạn chế về năng lực tài chính hoặc kinh
nghiệm quản lý; là một trong những công cụ điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Ba là, hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con (chuyển từ quan hệ hành
chính trong TCT nhà nước trước đây sang quan hệ về đầu tư vốn); quy mô và khả năng
tích tụ vốn có trình độ cao hơn và quy mô lớn hơn so với các TCT trước đây (trước khi
chuyển đổi sang mô hình tập đoàn); phạm vi hoạt động được mở rộng không chỉ ở trong
nước mà cả ở nước ngoài.
Bốn là, hợp tác và liên kết kinh doanh giữa các đơn vị trong TĐKT được nâng cao;
quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị thành viên về đầu tư vốn và tài chính, thị trường, phân
công chuyên môn hóa, nghiên cứu và phát triển, thể hiện rõ nét đặc trưng quan hệ giữa
các DN thành viên trong TĐKT.
Năm là, quan hệ nội tại của TĐKTNN bao gồm:
- Công ty mẹ (gọi tắt là DN cấp I) là DN do Nhà nước giữ 100% vốn hoặc giữ quyền
chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
- Công ty con của DN cấp I (gọi tắt là DN cấp II) là các DN do DN cấp I giữ quyền
chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH một hoặc hai thành
viên trở lên, TCT theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh (trong
trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài;
- Công ty con của DN cấp II và các cấp tiếp theo;
- Các DN liên kết của tập đoàn gồm: DN có vốn góp dưới mức chi phối của công ty
mẹ và của công ty con; DN không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự
nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên

12

Đinh La Thăng, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam: Về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam sau


gần 5 năm thí điểm hoạt động, />60138, [truy cập ngày 06-01-2011]

GVHD: Phạm Mai Phương

- 15 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các
dịch vụ khác với công ty mẹ hoặc DN thành viên trong tập đoàn.
- Công ty mẹ và các DN thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản
riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp
luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn. Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực
tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con,
DN liên kết.
Sáu là, quan hệ giữa tập đoàn với bộ, ngành và Chính phủ: Nhà nước là chủ sở hữu
của TĐKTNN ở Việt Nam. Chính phủ thống nhất thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà
nước đối với công ty mẹ và đối với phần vốn nhà nước tại TĐKTNN; Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập công ty mẹ, quyết định tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu
công ty mẹ theo đề nghị của bộ quản lý ngành và ý kiến của các bộ, ngành có liên quan;
Thủ tướng Chính phủ giao bộ quản lý ngành, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ và hội đồng quản trị tập đoàn thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo
pháp luật hiện hành, theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn.
Bảy là, quản lý, giám sát đối với TĐKTNN được thực hiện theo các phương thức:
thông qua chế độ báo cáo của hội đồng quản trị công ty mẹ; thông qua thực hiện kiểm
toán tại công ty mẹ và các đơn vị thành viên; thông qua thực hiện chế độ báo cáo định kỳ

và đột xuất của công ty mẹ; thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá của các cơ
quan theo quy định của pháp luật.
1.3. Cơ cấu, tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước
1.3.1. Cơ cấu, tổ chức của tập đoàn kinh tế nhà nước
TĐKTNN bao gồm:13
a) Công ty mẹ (gọi tắt là DN cấp I) là DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
hoặc giữ quyền chi phối theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Công ty con của DN cấp I (gọi tắt là DN cấp II) là các DN do DN cấp I giữ quyền
chi phối; được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH một hoặc hai thành
viên trở lên, TCT theo hình thức công ty mẹ – công ty con, công ty liên doanh (trong
trường hợp chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp), công ty con ở nước ngoài.
c) Công ty con của DN cấp II và các cấp tiếp theo;
d) Các DN liên kết của tập đoàn gồm: DN có vốn góp dưới mức chi phối của công ty
mẹ và của công ty con; DN không có vốn góp của công ty mẹ và của công ty con, tự
13

Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt
động và quản lý TĐKTNN

GVHD: Phạm Mai Phương

- 16 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên
kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các

dịch vụ kinh doanh khác với công ty mẹ hoặc DN thành viên trong tập đoàn.
Công ty mẹ và các DN thành viên tập đoàn có tư cách pháp nhân; có vốn và tài sản
riêng; có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp
luật và theo thỏa thuận chung của tập đoàn. Nhà nước là chủ sở hữu vốn nhà nước trực
tiếp đầu tư tại công ty mẹ. Công ty mẹ là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các công ty con,
DN liên kết.14
1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ:
Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ TĐKTNN bao gồm:
- Hội đồng quản trị,
- Tổng giám đốc,
- Ban kiểm soát và bộ máy giúp việc
Đối với công ty mẹ hoạt động trong các ngành, lĩnh vực đặc biệt, cơ cấu tổ chức
quản lý của công ty mẹ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.15
 Hội đồng quản trị:
- Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ,
thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các DN do công ty mẹ đầu tư toàn
bộ vốn điều lệ và của chủ sở hữu đối với phần vốn góp của công ty mẹ tại các DN khác.
- Hội đồng quản trị có từ 05 đến 09 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm,
bổ nhiệm lại, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ quản lý ngành. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị là 05 năm. Thành viên Hội
đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại. Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ cấu thành
viên Hội đồng quản trị, số lượng thành viên chuyên trách hoặc không chuyên trách theo
từng TĐKTNN.
- Hội đồng quản trị có quyền nhân danh công ty mẹ để quyết định mọi vấn đề liên
quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty mẹ, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc

14

Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt

động và quản lý TĐKTNN
15
Điều 20 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và
quản lý TĐKTNN

GVHD: Phạm Mai Phương

- 17 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện quy định tại
Nghị định 101/2009/NĐ-CP.16
- Hội đồng quản trị công ty mẹ chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính
phủ và trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty mẹ.
- Hội đồng quản trị công ty mẹ có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại
Điều 22 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP
- Hội đồng quản trị bầu ra một người làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội
đồng quản trị không kiêm Tổng giám đốc công ty mẹ.17 Chủ tịch Hội đồng quản trị có
quyền hạn và nhiệm vụ được quy định tại Điều 24 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP
 Tổng giám đốc công ty mẹ
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ, trừ trường hợp Thủ
tướng Chính phủ có quyết định khác theo đề nghị của Hội đồng quản trị; điều hành hoạt
động hàng ngày của công ty mẹ theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của
Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc
thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, ký hợp

đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp
thuận bằng văn bản. Điều lệ công ty mẹ quy định cụ thể tiêu chuẩn và điều kiện trở thành
Tổng giám đốc.
Tổng giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với nhiệm kỳ 05 năm. Hội đồng
quản trị quyết định việc bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng đối với Tổng giám đốc sau
khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.18
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc công ty mẹ được quy định tại Điều 28
Nghị định số 101/2009/NĐ-CP
 Ban kiểm soát công ty mẹ
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập, có 03 đến 05 thành viên, trong đó
Trưởng Ban kiểm soát là thành viên Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị phân công;
các thành viên khác của Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị lựa chọn, bổ nhiệm, bổ
16

Điều 21 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và
quản lý TĐKTNN
17
Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt
động và quản lý TĐKTNN
18
Điều 27 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và
quản lý TĐKTNN

GVHD: Phạm Mai Phương

- 18 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý



Một số nghiên cứu về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy
Việt Nam (Vinashin)
nhiệm lại, miễn nhiệm. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được kiêm
Trưởng Ban kiểm soát.
Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 05 năm. Thành viên Ban kiểm soát có thể
được bổ nhiệm lại. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng hoặc
phụ cấp do Hội đồng quản trị quyết định theo quy định của Nghị định số 101/2009/NĐCP ngày 05/11/2009 và pháp luật về tiền lương, tiền công.19
Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Hội đồng quản trị phê duyệt, có nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm được quy định tại Điều 30 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP
 Phó tổng giám đốc, bộ máy giúp việc
Công ty mẹ có các Phó tổng giám đốc và Kế toán trưởng, do Hội đồng quản trị bổ
nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng
giám đốc.
Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc trong việc điều hành; thực hiện nhiệm vụ và
quyền hạn do Tổng giám đốc giao; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp
luật về nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó tổng giám đốc được bổ nhiệm với thời hạn tối đa là 05 năm và có thể được bổ
nhiệm lại. Chế độ lương, phụ cấp trách nhiệm, tiền thưởng của Phó tổng giám đốc, Kế
toán trưởng do Hội đồng quản trị quyết định theo đề nghị của Tổng giám đốc và theo quy
định tại khoản 9 Điều 30 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP.
Bộ máy giúp việc gồm Văn phòng và các Ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công ty
mẹ và TĐKT. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc
do Tổng giám đốc quyết định sau khi được Hội đồng quản trị chấp thuận.20
 Các trường hợp hạn chế trong việc tham gia quản lý DN khác của Chủ tịch Hội
đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc công ty mẹ.21
Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc chỉ được
giữ chức danh quản lý DN khác khi được công ty mẹ, tổ chức nhà nước có thẩm quyền
giới thiệu ứng cử vào các chức danh quản lý hoặc cử làm đại diện của công ty mẹ đối với
19


Khoản 1, Khoản 2 Điều 26 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ
chức, hoạt động và quản lý TĐKTNN
20
Điều 31 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và
quản lý TĐKTNN
21
Điều 25 Nghị định số 101/2009/NĐ-CP ngày 05/11/2009 về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và
quản lý TĐKTNN

GVHD: Phạm Mai Phương

- 19 -

SVTH: Cao Thị Thanh Thuý


×