Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại NGHIÊN cứu về ĐƯỜNG cơ sở THEO QUY ĐỊNH của CÔNG ước LIÊN hợp QUỐC về LUẬT BIỂN 1982 và PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2008 – 2012
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ THEO QUY ĐỊNH CỦA
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.S Kim Oanh Na
Bộ Môn Luật Thương Mại

Nguyễn Trọng Toàn
MSSV: 5086005
Lớp: KL0864A2

Cần Thơ 4/ 2012


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu:..................................................................................................................... 01
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂN, LUẬT BIỂN VÀ ĐƯỜNG CƠ
SỞ ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI .................................................................... 04


1.1. Khái quát chung về biển ......................................................................................... 04
1.1.1. Khái quát về biển quốc tế ....................................................................................... 04
1.1.2. Khái quát về biển Việt Nam ................................................................................... 05
1.1.3. Biển Đông và tầm quan trọng của biển Đông........................................................... 07
1.2. Khái quát chung về Luật biển ................................................................................. 09
1.2.1. Khái quát về Luật biển quốc tế................................................................................ 09
1.2.2. Khái quát về luật biển Việt Nam ............................................................................. 14
1.3.Khái quát chung về các vùng biển theo quy định của công ước về luật biển
1982. ........................................................................................................................... 16
1.3.1. Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia................................................................. 17
1.3.2. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia................................................ 22
1.3.3. Các vùng biển nằm ngoài pham vi chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia
ven biển ........................................................................................................................... 27
1.4. Khái quát chung về đường cơ sở trên biển theo quy định của Liên Hợp Quốc
về Luật biển 1982............................................................................................................ 30
1.4.1. Khái niệm và các phương pháp xác định đường cơ sở trên biển theo quy định
của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 ............................................................... 30
1.4.2. Mục đích và ý nghĩa của việc xác định đường cơ sở trên biển ................................. 32
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRONG KHU VỰC BIỂN ĐÔNG ....................................... 35
2.1. Đường cơ sở theo quy định của công ước Luật biển 1982 và pháp luật quốc
tế. ..................................................................................................................................... 35
2.1.1. Đường cơ sở thẳng.................................................................................................. 35
2.1.2. Đường cơ sở thông thường...................................................................................... 40
2.1.3. Đường cơ sở quần đảo ............................................................................................ 41
2.1.4. Khuyến nghị 1994 của Liên hợp quốc về đường cơ sở trên biển.............................. 43
2.2. Đường cơ sở theo quy định của pháp luật Việt Nam.............................................. 44
2.2.1. Theo Tuyên bố 1977 và Tuyên bố 1982. ………………………………………….. 44
2.2.2. Quyết nghị 1994 về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982……………………………………………………………………………….............. 47

2.2.3. Theo Luật biên giới quốc gia 2003 và quy định liên quan........................................ 50


2.3.Thực tiễn đường cơ sở trên biển Đông và phương pháp giải quyết........................ 52
2.3.1. Thực tiễn đường cơ sở trên biển Đông .................................................................... 52
2.3.2. Vấn đề bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển của Việt Nam – Thuận lợi và khó
khăn……………………………………………………………………………………...... 61
2.3.3. Những vấn đề tồn tại............................................................................................... 69
2.3.4. Một số giải pháp đề xuất ......................................................................................... 71
KẾT LUẬN:.................................................................................................................... 74
Danh mục tài liệu tham khảo:


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, biển có tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người. Là cơ sở quan trọng cho sự phát triển các
quan hệ hàng hải, thương mại quốc tế, là nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng không
ngừng cho những nhu cầu vật chất, xã hội của con người. Nhưng tài nguyên biển
không phải là vô tận, vì vậy việc sử dụng, khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một
cách hợp lý là vấn đề đang được toàn thế giới quan tâm hiện nay.
Trong giai đoạn hiện nay, các tranh chấp liên quan đến biển ngày càng trở nên
gay gắt và có diễn biến phức tạp. Các nước đều muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của
mình trên biển, vì vậy việc xác định quyền, chủ quyền trên biển là hết sức quan trọng.
Việc xác định quyền, chủ quyền trên biển là cơ sở để các nước khẳng định chủ quyền
ven biển của mình, đặt các thẩm quyền tài phán của mình lên các vùng biển đó. Tuy
nhiên việc xác định chủ quyền trên biển của một quốc gia là một vấn đề khó khăn và

gây nhiều tranh cãi. Để giải quyết vấn đề này pháp luật quốc tế đã có nhiều văn bản
điều chỉnh về việc xác định quyền và chủ quyền ven biển, đặc biệt trong số đó là Công
ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982.
Đường cơ sở trên biển là một quy định quan trọng trong Công ước về Luật biển
1982. Trong điều kiện tranh chấp biển đang diễn ra gay gắt và ngày càng quyết liệt thì
việc xác định đường cơ sở là một vấn đề quan trọng của các quốc gia ven biển. Đường
cơ sở trên biển để xác định lãnh hải của một nước, ảnh hưởng trực tiếp đến chủ quyền
của một quốc gia và hiện nay đang được các nước trên thế giới quan tâm. Việt Nam là
một nước ven biển, có vùng biển rộng lớn và giàu tài nguyên. Chủ quyền trên biển của
Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, các tranh chấp về biển liên tục diễn ra. Trong
bối cảnh đó Việc ban hành quy phạm pháp luật văn bản về biển và tuyên truyền các
quy định về biển cho người dân là yêu cầu hết sức cấp thiết. Việt Nam đã công bố
đường cơ sở của mình trong tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở ngày 12/11/1982,
nhưng trong hoàn cảnh mới, đường cơ sở theo Tuyên bố 1982 của Việt Nam đã có một
số điểm không còn phù hợp và cần được thay đổi thì việc xác định đường cơ sở trên
biển càng có ý nghĩa quan trọng hơn.
Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 là một đóng góp quý báu, là tiền
đề cho chúng ta phát triển tinh thần yêu nước và trí tuệ của mình để bảo vệ chủ quyền
quốc gia. Cụ thể, là giúp cho chúng ta hiểu hơn về biển và tầm quan trọng của biển,
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

1

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

qua đó chúng ta cần đấu tranh đòi lại quyền công bằng cho chủ quyền của đất nước

trên tinh thần quy định của quốc tế về biển. Đây là lý do mà người viết lựa chọn đề tài
làm luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu và “Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của
Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 và pháp luật Việt Nam ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu, và nhiệm vụ của đề tài
Xuất phát từ bối cảnh đường cơ sở trên biển của Việt Nam, các quy phạm pháp
luật văn bản về biển và quan điểm của Đảng và nhà Nước về biển đang ngày càng phát
triển và hoàn thiện thì mục đích chính của đề tài là nghiên cứu một cách hệ thống các
vấn đề lý luận về đường cơ sở trên biển, thực trạng quy định và áp dụng pháp luật về
đường cơ sở trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về
đường cơ sở. Từ những mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về đường cơ sở như: đặc điểm của
đường cơ sở, các quy định của pháp luật về đường cơ sở trên biển theo quy định của
Công ước Luật biển 1982 và pháp luật Việt Nam. Từ đó cho thấy những yêu cầu của
việc điều chỉnh pháp luật đối với đường cơ sở.
- Nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện thực trạng các quy định và thực tiễn
áp dụng pháp luật về đường cơ sở. Thông qua đó nêu lên những tồn tại, hạn chế, bất
cập của các quy phạm pháp luật văn bản về đường cơ sở hiện hành.
- Đề ra các định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy phạm pháp luật
văn bản về đường cơ sở trên biển.
3. Phạm vi nghiên cứu
Việc xác định đường cơ sở là một vấn đề nhạy cảm, có ảnh hưởng lớn đến việc
xác định quyền, chủ quyền trên biển của một quốc gia. Vì vậy có nhiều quan điểm, ý
kiến khác nhau về việc xác định đường cơ sở. Trong đề tài người viết chủ yếu tập
trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về đường cơ sở. Quy định về đường cơ sở
theo Công ước về Luật biển 1982 và pháp luật Việt Nam, thực tiễn đường cơ sở của
Việt Nam. Qua đó nêu lên một số tồn tại, hạn chế của pháp luật về đường cơ sở và
những giải pháp để hoàn chỉnh đường cơ sở của nước ta.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước ta, hệ thống quy phạm pháp luật
về biển của Việt Nam và Công ước Luật biển 1982, đặc biệt pháp luật về đường cơ sở

trên biển. Người viết chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, thu thập tài liệu trên cơ
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

2

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

sở đó rút ra các vấn đề cần nghiên cứu. Ngoài ra các phương pháp liệt kê, so sánh, các
tài liệu hội thảo khoa học, thực tiễn và các tài liệu pháp lý có liên quan được sử dụng
để làm sáng tỏ một số vấn đề cần giải quyết.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài bìa chính, bìa phụ và lời mở đầu nội dung của đề tài gồm 2 chương:
- Chương 1: Khái quát chung về biển, luật biển và đường cơ sở để tính chiều
rộng lãnh hải;
- Chương 2: Những quy định của pháp luật về đường cơ sở và thực tiễn áp dụng
trong khu vực biển Đông;
Trong quá trình làm đề tài, người viết xin chân thành cảm ơn thầy Kim Oanh
Na đã tận tình hướng dẫn để người viết có thể hoàn thành nội dung này. Xin chân
thành cảm ơn các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ về kiến thức, và tài liệu
trong quá trình học cũng như trong quá trình làm đề tài. Cảm ơn các bạn trong lớp và
trong khoa đã có nhiều đóng góp và giúp đỡ người viết trong quá trình thực hiện đề tài.
Tuy người viết đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài không khỏi còn có nhiều thiếu
sót, người viết mong nhận được những đóng góp từ thầy cô và các bạn. Xin cảm ơn.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na


3

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

CHƯƠNG 1 :
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂN, LUẬT BIỂN VÀ ĐƯỜNG
CƠ SỞ ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI

1.1 Khái quát chung về biển
1.1.1. Khái quát về biển quốc tế
Biển và đại dương chiếm 71% diện tích Trái đất. Biển và đại dương có những
nguồn tài nguyên sinh vật, năng lượng, khoáng sản đa dạng và to lớn. Nói đến biển là
nói đến cái nôi của sự đa dạng sinh học với 15 vạn loài động vật và 2 vạn loài thực vật
đã được phát hiện, trong đó có 400 loài cá và hơn 100 loài hải sản có giá trị kinh tế
cao. Biển không chỉ có tài nguyên sinh vật mà còn rất giàu khoáng sản.
Biển và Đại dương được cấu tạo từ các thành phần được quan tâm nhiều:
- Khối lượng nước có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá cũng như các tài nguyên
không sinh vật hòa tan trong nước biển (trên 40 thành phần hóa chất trong nước biển ).
- Thềm lục địa chứa 90% trữ lược dầu khí ngoài khơi; đáy đại dương và các dải
núi đại dương nơi chứa đựng các quặng đa kim.
Sản lượng đánh bắt cá biển của thế giới từ những năm 1990 là vào khoảng 90 triệu tấn/
năm.
Sản lượng sản xuất thực vật biển vào khoảng 300 tỷ tấn/ năm (chủ yếu là thực vật nổi
), trong đó có các động vật ăn cỏ tiêu thụ 70 tỷ tấn, con người tiêu thụ trực tiếp 250300 triệu tấn.
Tài nguyên không sinh vật của biển có thể chia làm ba loại:
- Các tài nguyên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển: cát, sỏi, san hô, trai

ngọc, than, dầu khí;
- Các tài nguyên do các dòng sông và hiện tượng xói lở của bờ biển đưa ra biển
như các hạt khoáng sản hoặc các bụi kim loại có nguồn gốc từ đất liền;
- Các hóa chất kết tủa của biển như muối, các á kim và các quặng đa kim
nodules. Các quặng đa kim này lần đầu tiên được tàu nghiên cứu Challenger phát hiện
tại độ sâu 3.000 mét vào năm 1872-1876. Đánh giá trữ lượng hiện nay khoảng 60.000

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

4

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

tấn-ki-lô-mét vuông trong một số vùng của Thái Bình Dương. Các quặng này chứa
đồng, coban, ti tan, nhưng phần lớn là sắt và mangan. Vì vậy là đối tượng tranh giành
vào những nắm 1970, ngày nay chúng đã ít được quan tâm hơn về phương diện kinh
tế.
Dầu khí ngoài khơi được khai thác lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1923 tại
Louisiane, sau đó là Vennezuela. Năm 1660, các dàn khoan biển chỉ dừng lại ở độ sâu
30 mét. Ngày nay các mũi khoan thí nghiệm có thể thực hiện độ sâu 3000-4000 mét.
Năm 1990, thềm lục địa cung cấp 30% sản lượng dầu khí thế giới.
Biển và đại dương còn là tuyến đường giao thông thuận lợi cho các hoạt động
hàng hải và thương mại quốc tế. Tổng khối lượng vận chuyển đường biển hiện nay đạt
16 tỷ tấn/năm, chiếm tới gần ¾ tổng khối lượng hàng hóa trao đổi của thế giới. Sự
hình thành các đường giao thông biển quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến cục diện
kinh tế – chính trị – địa lý và xu hướng toàn cầu hóa của thế giới. Biển và đại dương

đã tác động đến toàn bộ đời sống con người một cách trực tiếp hay gián tiếp1.
1.1.2.Khái quát về biển Việt Nam
Vùng biển Việt Nam thuộc vùng biển Đông, vị trí biển Đông với diện tích toàn
bộ là 3.447.000 ki-lô-mét vuông, (khoảng 648.000 hải lý vuông). Là một trong sáu
biển lớn nhất thế giới, nối với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Việt Nam có 2779 hòn đảo lớn nhỏ hợp thành một hệ thống với tổng diện tích
1.636 ki-lô-mét vuông. Do đặc điểm kiến tạo các đảo này phân bố không đều, chủ yếu
tập trung ở 2 khu vực biển vịnh Bắc Bộ và Nam Bộ.
Trong 2779 hòn đảo ven bờ Việt Nam có 82 đảo có diện tích lớn hơn 1 ki-lô-mét
vuông chiếm 92% tổng diện tích, trong đó có 23 đảo có diện tích lớn hớn 10 ki-lô-mét
vuông và 3 đảo có diện tích lớn hơn 100 ki-lô-mét vuông và 1295 đảo nhỏ chưa có tên.
Tuy phân bố không đều nhưng trên tất cả các vùng biển ven bờ Việt Nam đều có các
đảo che chắn ở mức độ khác nhau2.
Việt Nam có 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa
chiếm khoảng trên 15.000 ki-lô-mét vuôn, có hơn 30 đảo, bãi đá, bãi cạn. Quần đảo
Trường Sa có trên 1360 đảo lớn, nhỏ (đảo san hô, mỏm đá nổi và chìm) chiếm khoảng

1
2

Ts. Nguyễn Hồng Thao: những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân 1997,Tr6
Ban Biên giới Chính phủ, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình nâng cao trình độ quản lý biển, Hà Nội, 6-1996.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

5

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn



Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

rộng trên 160.000 ki-lô-mét vuông, gấp 10 lần Quần đảo Hoàng Sa, Diện tích các đảo
và bãi đá nhô lên mặt nước khoảng 10 ki-lô-mét vuông.
Biển Việt Nam có tiềm năng phát triển kinh tế lớn và có tầm quan trọng về an
ninh quốc phòng. Nếu chúng ta khai thác và phát triển kinh tế biển một cách hợp lý thì
biển sẽ mang lại một nguồn lợi rất lớn. Tầm quan trọng của biển Việt Nam được thể
hiện như sau:
Dầu mỏ: Vùng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km2 trong đó có 500.000km2
nằm trong vùng triển vọng có dầu khí. Trữ lượng dầu khí ngoài khơi miền Nam Việt
Nam có thể chiếm 25% trữ lượng dầu khí dưới đáy biển Đông. Có thể khai thác từ 30
– 40 nghàn thùng/ngày (mỗi thùng 159 lít) khoảng 20 triệu tấn/ năm. Trữ lượng dầu
khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn. Ngoài dầu Việt Nam còn
có khí đốt với trữ lượng khoảng ba nghìn tỷ m 3/năm.
Thủy hải sản: Ở vùng biển nước ta cho đến nay chúng ta đã phát hiện khoảng
2.040 loài cá gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó những loài có giá trị kinh tế cao
chiếm khoảng 110 loài. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta đánh bắt được khoảng 3
triệu tấn/năm. Ở Việt Nam có khoảng trên 1.500 loài nhiễm thể, riêng tôm có trên 100
loài. Ngoài tôm cá, chúng ta còn có nguồn lợi về rong biển. Biển nước ta có trên 600
loài rong biển là nguồn thức ăn có nguồn dinh dưỡng cao và là nguồn dược liệu phong
phú3.
Chim biển: Các loài chim biển ở nước ta cũng phong phú, trong đó có hải âu,
Bồ nông, chim sẻ, hải yến là những loài có giá trị kinh tế cao. Theo tính toán thì phân
chim tích tụ từ lâu đời trên các đảo cho trữ lượng phân bón tới chục triệu tấn.
Khoáng sản: Dưới đáy biển nước ta có nhiều loại khoáng sản quý như thiếc, titan, đi-ri-côn, thạch anh, nhôm, sắt, mang-gan, đồng, kiềm và các loại đất hiếm. muối
ăn chứa trong nước biển bình quân 3.500gam/m2.
Giao thông: Bờ biển nước ta chạy dọc từ Bắc tới Nam theo chiều dài đất nước,
có nhiều cảng, vịnh, vụng… rất thuận lợi cho giao thông biển, đánh bắt cá và nuôi
trồng thủy, hải sản. Nước ta nằm trên trục giao thông đường biển quốc tế từ Thái Bình

Dương sang Ấn Độ Dương trong tương lai sẽ có tiềm năng phát triển các dịch vụ trên
biển.

3

Báo cáo của Bộ Thủy sản tháng 9 năm 1996

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

6

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Du lịch: Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vụng, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, hải
đảo có nhiều loài động vật quý hiếm là tiềm năng du lịch lớn.
Về an ninh quốc phòng: Biển nước ta nằm trên đường giao thông biển quốc tế từ
Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam, vì vậy có vị trí quân sự hết sức quan trọng đây
được coi là đường giao thông biển nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới. Đặc biệt ở quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa phòng thủ chiến lước quan trọng đối với nhiều
nước. Nằm ở trung tâm biển Đông quần đảo Trường Sa và Hoàng sa là một trong
những những khu vực có nhiều tuyến đường biển đi qua nhất thế giới. Vì vậy, bảo vệ
chủ quyền trên 2 quần đảo là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và luôn đặt lên hàng đầu
với nhà nước ta4.
1.1.3. Biển Đông và tầm quan trọng của biển Đông
Biển Đông là một biển rìa lục địa, một phần của Thái Bình Dương bao phủ một
diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích toàn bộ vào khoảng

3.447.000 km 2. Độ sâu trung bình của biển Đông là 1.140m và nơi sâu nhất là 5.420m.
Ở phía Bắc tại vịnh Bắc Bộ Việt Nam và phía Nam tại vịnh Thái Lan, thềm lục địa lan
ra rất rộng, không chỗ nào sâu quá 100m. Thềm lục địa rộng và nông là nơi tập trung
của nhiều mỏ, chủ yếu là mỏ trầm tích và mỏ nguồn gốc hữu cơ. Theo ước tính sơ bộ,
Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của 300 triệu người dân của các nước
này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu
vực mà còn của cả khu vực châu Á- Thái Bình Dương và Mỹ5.
Tiềm năng của biển Đông: Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên
nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh,
đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là
khu vực đang chịu sức ép lớn về bảo vệ môi trường sinh thái biển. Biển Đông được coi
là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới. Các khu vực thềm lục địa
có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Bruney - Saba, Sarawak, Malay, Pattani
Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, Sông Hồng, cửa sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết
các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như
Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan … trong đó Indonesia
là thành viên của OPEC.

4
5

Trang Web thông tin về biển Đông, o


GVHD: Ths. Kim Oanh Na

7

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn



Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Theo đánh giá của Bộ năng lượng Mỹ, lượng trữ dầu đã được kiểm chứng ở
Biển Đông là 07 tỷ thùng vớ khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ ngày. Theo đánh giá
của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 313 tỷ thùng, trong đó trữ
lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và
sản lượng khai thác có thể đạt 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15- 20 năm
tới. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa
ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung khu vực thềm lục địa Tư Chính6.
Tầm quan trọng của Biển Đông: Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông
biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung
Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế
giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh
đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua
kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di
Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây
được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Trong khu vực
Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại
nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công7.
Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4
trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á
(Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn
nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).
Khu vực biển Đông chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì
vậy nó là vùng rất quan trọng đối với hệ sinh thái (Theo những nghiên cứu do Sở môi
trường và các nguồn lợi tự nhiên Philippines). Ngoài ra biển Đông còn có tiềm năng
phát triển kinh tế biển phong phú như các nghành thủy hải sản, khoáng dầu, dầu mỏ,
giao thông và du lịch.

* Tầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Các đảo và quần
đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với nhiều nước.
Nằm ở trung tâm Biển Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những
khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất thế giới.

6

http://quỹ nghiên cứu biển đông, Nghiên cứu biển đông.vn
Báo cáo chiến lược phát triển kinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020 do Bộ kế hoạch đầu tư
nghiên cứu dự thảo tháng 5/2005
7

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

8

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Theo ước lượng của các nhà phân tích, gần 50% hàng hóa và 30% dầu hỏa được
tàu bè vận chuyển qua khu vực biển Đông nhất là khu vực gần đảo Trường Sa. Vì vậy,
về mặt chính tri, kinh tế, quân sự... quốc gia nào làm chủ được Trường Sa hay nói cách
khác là kiểm soát trục qua lại trên đường biển vùng Thái Bình Dương, quốc gia đó sẽ
giữ vị trí quan trọng, có thể ảnh hưởng đến vận mạng kinh tế không chỉ trong khu vực
mà cả thế giới.
Ngoài ra với vị trí ở giữa biển Đông Trường Sa có thế mạnh về dịch vụ hàng
hải, nghề cá và hậu cần nghề cá đối với tàu thuyền qua lại và đánh bắt hải sản trong

khu vực đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn trong nước và nước ngoài, Các tài
nguyên sinh vật, khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ ở khu vực này có tiềm năng phát triển.
Vì thế nên việc bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Trường Sa và Hoàng sa là hết sức
quan trọng. Việt Nam và quần đảo Trường Sa sẽ trở thành chiếc cầu nối cực kì quan
trọng để phát triển thương mại quốc tế và mở rộng giao lưu với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
1.2. Khái quát chung về Luật biển
1.2.1.Khái quát về Luật biển quốc tế
* Khái niệm: Luật biển là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao
gồm tổng hợp các nguyên tắc, quy phạm được hình thành bằng sự thỏa thuận giữa các
chủ thể của luật quốc tế (trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia) nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý
và bảo vệ môi trường biển vì mục đích hòa bình.
Về cấu trúc và vị trí pháp luật thì luật biển quốc tế là ngành luật độc lập thuộc hệ
thống Luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh quan hệ
quốc tế phát sinh trong lĩnh vực sử dụng và khai thác biển vì mục đích hòa bình và lợi
ích thiết thực của các chủ thể khác nhau. Luật biển quốc tế mang đầy đủ đặc điểm của
luật quốc tế. Bên cạnh đó, luật biển quốc tế còn có những đặc điểm riêng của một
nghành luật độc lập.
Ở góc độ khoa học luật quốc tế, luật biển quốc tế là môn khoa học pháp lý
chuyên ngành, nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quan hệ quốc
tế giữa các quốc gia và thực thể khác, liên quan đến việc thiết lập, thực thi chủ quyền,
các chủ quyền và hợp tác quốc tế của quốc gia đối với sử dụng và khai thác biển. Tiếp
cận hệ thống quy phạm pháp lý quốc tế áp dụng trên biển từ hai phương diện khoa học

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

9

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn



Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

cho thấy, sự hình thành và phát triển của hệ thống này chịu sự tác động của nhiều yếu
tố tự nhiên và xã hội.
* Đặc điểm của luật biển quốc tế:
a/ Về chủ thể: Xuất phát từ việc sử dụng và khai thác biển, có thể xác định chủ
thể tham gia quan hệ Luật Biển quốc tế trước hết là các quốc gia. Đây là chủ thể phổ
biến của Luật Biển quốc tế, bởi vì biển vốn liên quan đến mọi mặt của đời sống một
quốc gia. Không những thế, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và kinh tế toàn cầu,
biển không chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn đặc biệt quan trọng đối với an ninh và môi
trường. Tất cả các lĩnh vực này đều quan hệ mật thiết đến lợi ích thiết thực và sống
còn của mỗi quốc gia. Trong Luật Biển quốc tế, các quốc gia có vị trí địa lý khác nhau
được hưởng lợi ích trong khai thác và sử dụng biển khác nhau.
b/ Về quan hệ thuộc pham vi điều chỉnh của luật biển quốc tế:
- Hoạt động trên biển là hoạt động đa danh, phức tạp nhằm phục vụ cho những nhóm
lợi ích khác nhau. Nên có sự phân biệt giữa các quan hệ chịu sự điều chỉnh của các
quy pham luật biển quốc tế với quan hệ thuộc sự điều chỉnh của các quy phạm Luật
Hàng hải hoặc luật trong nước của quốc gia.
- Đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Biển quốc tế có sự phân biệt với đối
tượng thuộc pham vi điều chỉnh của Luật Hàng hải, là quan hệ phát sinh trong quá
trình sử dụng và khai thác và sử dụng tàu thuyền, khi các phương tiện giao thông này
hoạt động trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của một quốc gia hay
trên vùng biển quốc tế.
c/ Về việc hình thành và thực thi luật biển quốc tế:
- Đối với việc hình thành một trật tự pháp lý trên biển là yêu cầu của mọi thời đại. Qúa
trình hình thành và phát triển của luật biển đánh dấu những bước thay đổi cơ bản về tư
duy nhận thức của con người về môi trường biển. Luật biển quốc tế ngày càng phát

triển theo hướng dân chủ, tiến bộ và thích ứng với nhu cầu của thời đại.
- Việc thực thi luật biển quốc tế là quá trình các chủ thể luật biển áp dụng cơ chế hợp
pháp, phù hợp để đảm bảo các quy định của luật biển quốc tế được thi hành và được
tôn trọng đầy đủ trong đời sống quốc tế.
* Nguồn của luật biển:
- Nguồn lịch sử:

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

10

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Luật biển đã được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, vào thời cổ đại, ở Hy Lạp,
Ai Cập và La Mã đã xuất hiện các tập quán về biển.
Văn kiện phân chia biển đầu tiên đó là Sắc chỉ ''Inter Coetera'' của Giáo hoàng
Alexandre VI ngày 04/5/1493. Đường chia của Giáo hoàng cách phía Tây của đảo
Vert 100 liên (một liên tương đương 182m), phân đại dương thành hai khu vực ảnh
hưởng cho hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thực chất đó là đường phân chia
khu vực truyền đạo của hai quốc gia này đã nhanh chóng chuyển thành khu vực ảnh
hưởng của họ8.
Năm 1609, Hugo Grotius viết cuốn ''Mare Liberum'' để biện minh cho các
quyền tự do trên biển. Tư tưởng này được các quốc gia tư bản mới hoan nghênh vì nó
tạo sức cạnh tranh với sự phân chia trên, tạo điều kiện cho các quốc gia hàng hải khác
như Hà Lan, Anh... phát triển. Năm 1635, luật gia người Anh - John Selden đáp lại
bằng cuốn sách ''Mare Clausum'', khẳng định quyền của vua Anh thực hiện chủ quyền

trên các vùng biển bao quanh nước Anh. Tuy nhiên, nguyên tắc tự do trên biển đã
thắng thế9.
- Nguồn hiện đại:
a/Các tuyên bố đơn phương và thực tiễn quốc gia:
Ngày 26/12/1942, hiệp định Anh-Venezuela phân chia Vịnh Paria, hiệp định
đầu tiên phân chia “đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài lãnh hải”.
Ngày 28/9/1945, Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman mở rộng quyền tài
phán của Hoa Kỳ trên các nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản trên thềm lục địa
tiếp giáp với bờ biển.
Năm 1947, Chi Lê, Peru và Equateur yêu sách lãnh hải mở rộng 200 hải lý. Các
tuyên bố Santiago ngày 18/812952, Lima ngày 8/8/1970 và Saint-Domingue ngày
7/6/1972: Các quốc gia Mỹ La tinh yêu sách vùng biển rộng 200 hải lý. Equeteur,
Peru, Panama, Brazil yêu sách “biển di sản” rộng 200 hải lý.
Tại phiên họp thứ 22 Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 17/8/1967, Arvid Pardo,
Đại sứ Malte đã đưa ra tư tưởng coi vùng đáy biển nằm ngoài vùng tài phán của quốc
gia là di sản chung của nhân loại.

8
9

G.Francalanci và T. Scovazzi, Lines in the Sea, (các đường trên biển), Nijhoff, London, 1994, Tr,3
Ts. Nguyễn Hồng Thao: những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân 1997,Tr,16

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

11

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn



Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Năm 1970, tại Comlombo, trước Ủy ban tư vấn pháp lý Á-Phi và 6/1972, tại hội
nghị khu vực các quốc gia châu Phi tổ chức tại Yaoundé, Kenya đưa ra sáng kiến
thành lập vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Năm 1973, sáng kiến này được sửa
đổi dưới dạng “dự thảo các điều khoản về vùng đặc quyền kinh tế do các nước Á-Phi
trình bày cho Ủy ban đáy biển”10.
b/ Các Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên hợp quốc.
Nghị quyết 1803 (XVII) 18/12/1962 “Tuyên bố về chủ quyền vĩnh cửu trên các
tài nguyên thiên nhiên”; 3016 (XXVII) năm 1972 về chủ quyền vĩnh cửu của các quốc
gia trên các tài nguyên các vùng biển nằm trong ranh giới tài phán quốc gia và 3171
(XXVIII) 17/12/1973 “chủ quyền trên các tài nguyên thiên nhiên” nhắc lại các nguyên
tắc của hai Nghị quyết trên.
Nghị quyết 2749 (XXV) 17/12/1970 “Tuyên bố về các nguyên tắc quản lý đáy
biển và đại dương cũng như các lòng đất của chúng nằm ngoài ranh giới quyền tài
phán quốc gia”.
c/ Các phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế:
Vụ eo biển Corfou ngày 9/4/1949.
Vụ ngư trường Anh - Na UY ngày 18/12/1951 về đường cơ sở thẳng.
Vụ thềm lục điạ Biển Bắc ngày 20/2/1969.
Các vụ án khác như vụ tàu Lotus ngày 7/9/1927 giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Thềm lục địa Anh- Pháp ngày 30/6/1977...đã đóng góp trong việc điển chế hóa Luật
biển.
d/ Các hội nghị pháp điển hóa.
Mãi cho tới năm 1930, Hội nghị quốc tế đầu tiên về luật biển, mới được triệu
tập tại Lahay nhằm giải quyết các vấn đề về quy chế lãnh hải, chống cướp biển, các
nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển. Do có nhiều mâu thuẫn nên hội nghị
Lahay chỉ đạt được về vấn đề công nhận các quốc gia có một lãnh hải rộng ít nhất ba
hải lý và một vùng tiếp giáp lãnh hải.

Ngày 24/02/1958, Liên Hợp Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về luật biển tại
Geneva, thông qua được bốn Công ước quốc tế đầu tiên về luật biển:

10

Ts. Nguyễn Hồng Thao: những điều cần biết về luật biển, Nxb Công an nhân dân 1997,Tr,16

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

12

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

1. Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày
10/9/1964, 46 quốc gia là thành viên);
2. Công ước về biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962, 57 quốc gia là thành
viên);
3. Công ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu
lực từ ngày 20/3/1966, 36 quốc gia là thành viên);
4. Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964, 54 quốc gia là thành
viên).
Các công ước này đã pháp điển hoá rất nhiều các nguyên tắc tập quán và đã đưa
ra nhiều khái niệm mới (như thềm lục địa). Nhưng công ước này thất bại trong việc
thống nhất bề rộng lãnh hải (các quốc gia yêu sách tới năm loại bề rộng lãnh hải khác
nhau) và trong việc xác định ranh giới của thềm lục địa.
Hội nghị lần thứ hai của Liên Hợp quốc về luật biển được tổ chức vào ngày

17/3/1960 tại Giơnevơ về bề rộng lãnh hải. Hội nghị này không đưa ra được một kết
quả khả quan nào.
Hội nghị lần Thứ ba của Liên Hiệp Quốc về luật biển sau năm năm trù bị
(1967-1972). Và chín lần đàm phán thương lượng (1972-1982) với 144 quốc gia và 08
cơ quan đại diện đặc biệt, tham gia đã thông qua được Công ước mới về luật biển. Văn
kiện cuối cùng được thông qua vào ngày 10/12/1982 tại Mongtego-Bay, Giamaica.
Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày
16/11/1994 thực sự là một bản hiến pháp mới về biển của cộng đồng quốc tế. Là văn
kiện tổng hợp toàn diện, đề cập tới tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế,
khoa học kĩ thuật, môi trường…nó phản ánh một sự nhất trí rộng rãi về hầu hết các
vấn đề liên quan đến biển, nhằm mục đích xác lập một trật tự pháp lý để điều chỉnh
hoạt động của các quốc gia trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ biển và Đại
dương.
* Các nguyên tắc của luật biển quốc tế:
Có 6 nguyên tắc cơ bản trong luật biển quốc tế hiện đại:
1/ Nguyên tắc tự do biển cả;
2/ Nguyên tắc đất thống trị biển;

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

13

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

3/ Nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hòa bình;
4/ Nguyên tắc Vùng và tài nguyên trên Vùng là di sản chung của nhân loại;

5/ Nguyên tắc sử dụng hợp lý và bảo vệ sinh vật sống trên biển;
6/ Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển.
1.2.2. Khái quát về Luật biển Việt Nam
* Việt Nam là một quốc gia có bờ biển dài, các vùng biển rộng, các dân tộc
Việt Nam có truyền thống gắn bó với biển từ lâu đời, và chính quyền của nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã có mối quan tâm rất lớn đến Luật biển.
a/ Lược sử hình thành:
Luật Biển Việt Nam được hình thành theo 4 giai đoạn:
- Luật biển trước khi các nước phương Tây tới (trước 1874)
Trong giai đoạn này chiều rộng và quy chế pháp lý của các vùng biển còn chưa
rõ ràng.
- Luật biển dưới thời thực dân (1874-1954)
Trong giai đoạn này có một số nghị định điều chỉnh về Luật biển về việc đánh cá
và có quy định vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 20km tính từ ngấn nước triều thấp nhất.
- Luật biển trong giai đoạn Việt Nam bị phân chia (1954-1976)
Sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về việc lập lại hòa bình ở Việt Nam. Việt Nam
bị phân chia thành hai miền theo vĩ tuyến 17. Trong giai đoạn này có các tuyên bố về
biện pháp an ninh lãnh hải, về việc kiểm soát của Việt Nam Cộng hòa trên phần thềm
lục địa tiếp giáp với lãnh hải Việt Nam. Ngày 1/4/1970 Sài Gòn thông qua luật dầu
lửa, có định nghĩa thềm lục địa Việt Nam. Ngày 1/4/1972 Nam Việt Nam Tuyên bố
một vùng đánh cá đặc quyền rộng 50 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Luật biển từ khi tổng tuyển cử thống nhất (1976 trở đi)
Trong giai đoạn này, Chính phủ ra Tuyên bố 12/5/1972 về các vùng biển Việt
Nam. Tháng 7/1977 đoàn đại biểu Việt Nam tham gia Hội nghị lần thứ ba của Liên
Hợp Quốc về Luật biển.
Tuyên bố 12/11/1982 về đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Đây là văn bản
pháp lý quan trọng của Việt Nam xác định chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na


14

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Ngày 23/6/1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước về luật biển 1982
Bộ luật hàng hải Việt Nam ngày 30/06/1990 được thông qua ngày 30/6/1990
Các Nghị định của hội đồng bộ Trưởng và nghị định của Chính phủ cũng là một
trong các nguồn của Luật biển Việt Nam trong giai đoạn này.
b/ Nguồn của Luật biển Việt Nam
- Các văn kiện pháp lý chính của Việt Nam
Tuyên bố của chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày
12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam;
Nghị định của hội đồng Chính phủ số 30-CP ngày 29/1/1980 về Quy chế cho tàu
thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam;
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường
cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982;
Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ hải sản ngày 25/4/1989. Hội đồng
nhà nước thông qua ngày 2/6/1990;
Nghị định 195-HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi
thủy sản ngày 2/6/1990;
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 1990;
Nghị định của Hội đồng bộ trưởng số 242-HĐBT, ban hành ngày 5/8/1991 quy
định về việc các bên nước ngoài và phương tiện nước ngoài vào nghiên cứu khoa học
ở các vùng biển Nước Cộng hòa Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam;

Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật Dầu khí ngày 6/7/1993;
Luật bảo vệ môi trường ngày 27/12/1993;
Nghị định của Chính Phủ ngày 18/10/1994 về hướng dẫn và thi hành Luật Bảo vệ
môi trường;
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6/7/1995, công bố theo lệnh số 41-LCTN ngày 19/7/1995;

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

15

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Nghị định 48- CP ngày 12/8/1996 “Quy định xử phạt vi pham hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản”. Nghị định này thay thế nghị định số 85/CP ngày
22/11/1993 của Chính Phủ ban hành “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản”;
Nghị định số 55-CP ngày 1/10/1996 của Chính Phủ về hoạt động của tàu quân sự
nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Nghị định số 84/CP
của Chính Phủ ngày 17/12/1996 quy định chi tiết về việc thi hành Luật dầu khí ngày
6/7/1993;
Pháp lệnh Cảnh sát biển ngày 28/3/1998;
Bộ luật Thủy sản năm 2003;
Luật Biên giới quốc gia năm 2003;
Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005;
Nghị định số 160/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 về quản lý hoạt động hàng hải

tại các cảng biển Việt Nam;
Các quy định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về cơ bản đều phù
hợp với công ước về Luật biển 1982. Qua đó khẳng định quan điểm của nhà nước Việt
Nam liên quan đến vấn đề biển và chủ quyền trên biển đảo của Việt Nam. Khẳng định
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có sự quan tâm lớn tới Luật biển quốc tế
sẵn sàng hợp tác với các nước trên tinh thần đoàn kết để cùng nhau phát triển trong
hòa bình của Liên Hợp Quốc đề ra đồng thời cũng khẳng định chủ quyền của nhà nước
Việt Nam trên biển và quyền đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm pham.
1.3. Khái quát chung về các vùng biển theo quy định của công ước về luật
biển 1982
Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, là văn kiện tổng hợp toàn
diện, đề cập tới tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học kĩ thuật,
môi trường… nó phản ánh một sự nhất trí rộng rãi về hầu hết các vấn đề liên quan đến
biển, và nhằm mục đích xác lập một trật tự pháp lý để điều chỉnh hoạt động của các
quốc gia trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ biển và Đại dương.Trật tự pháp
lý biển, được xác định đối với các vùng biển rất đa dạng và phức tạp. Căn cứ vào Công

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

16

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

ước Luật biển 1982, dựa vào tính chất chủ quyền quốc gia ven biển, các vùng biển
được phân chia thành:
1.3.1.Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia

* Nội thủy:
Điều 8 khoản 1 Công ước Luật biển 1982 quy định: “các vùng nước phía bên
trong đường cơ sở của lãnh hải là nội thủy quốc gia” như vậy, ta có thể hiểu nội thủy
là tất cả các vùng nước được giới hạn giữa một bên là đường bờ biển của lãnh thổ đất
liền hay lãnh thổ đảo của một quốc gia với một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải cũng như các vùng biển khác thuộc thẩm quyền tài phán của các quốc
gia đó. Ví dụ như các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh…
+ Vịnh thiên nhiên: Theo điều 10 Công ước 1982 thì vịnh là một vùng lõm sâu rõ
rệt vào đất liền, được bao bọc phần lớn bởi bờ biển. Một vùng lõm chỉ được coi là một
vịnh nếu như diện tích của nó ít nhất cũng bằng diện tích một nữa hình tròn có đường
kính là đường cơ sở thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm.
Diện tích của một vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc theo
bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các
điểm của cửa vào tự nhiên. Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào thì
nửa hình tròn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài các đoạn thẳng cắt ngang
cửa vào đó. Diện tích của các đảo nằm trong một vùng lõm được tính vào diện tích
chung của vùng lõm. Công ước cũng quy định trường hợp khoảng cách giữa các ngấn
nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên của một vịnh vượt quá 24 hải lý,
thì phải kẻ một đường cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong vịnh, sao cho phía trong
nó có một diện tích nước tối đa (Điều 10)11.
+ Vịnh lịch sử và vùng nước lịch sử
Là một vịnh biển mặc dù cửa vịnh có thể vượt quá 24 hải lý nhưng có vị trí địa
lý đặc biệt liên quan trực tiếp về an ninh, chính trị, xã hội… đối với các quốc gia ven
biển. Gắn liền với các hoạt động của quốc gia trong nhiều lĩnh vực và đã được quốc
gia ven biển chiếm hữu, sử dụng từ lâu.
Vùng nước lịch sử: Vùng nước này có thể là các vùng nước thuộc các biển
vịnh, vũng đậu tàu, eo biển… thực tiễn quá trình khai thác, sử dụng biển đã hình thành
một số tiêu chí nhất định để xác định tính chất lịch sử cho các vùng vịnh, vùng nước
11


Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

17

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

có danh nghĩa lịch sử hay có vị trí địa lý đặc biệt gắn liền với lãnh thổ quốc gia và là
một bộ phận cấu thành không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia. Đồng thời nó có ý
nghĩa đặc biệt về an ninh, quốc phòng, kinh tế… đối với quốc gia ven biển và cách xa
đường hàng hải quốc tế.
+ Cảng biển
Cảng biển: là một khu vực trung gian nối liền biển với đất liền có thể là cảng
dùng cho thương mại quốc phòng hay cảng chuyên dùng. Quy chế Geneva ngày
9/12/1922 định nghĩa: cảng biển là tất cả các cảng thường xuyên có tàu biển ra vào và
được sử dụng phục vụ cho mậu dịch đối ngoại.
+ Vũng đậu tàu
Vũng đậu tàu: Nếu nó đóng vai trò là tiền cảng, không tách rời khỏi cảng biển
thì mang chế độ pháp lý của cảng biển tức nội thủy. Nếu mang tính độc lập thì có thể
là một bộ phận của nội thủy nếu nằm trong khu vực nội thủy hoặc thuộc lãnh hải nếu
nằm ở lãnh hải hoặc bên ngoài lãnh hải (điều 12 Công ước Luật biển 1982).
+ Cửa sông
Trong trường hợp quốc gia ven biển có sông trực tiếp đổ ra biển mà không tạo
thành các vũng thì phần nước nội thủy được xác định là vùng nước nằm bên trong
đường cơ sở về phía đất liền lục địa, khép cửa sông. Đường cơ sở này là một đường

chạy thẳng chạy qua cửa sông, nối liền các điểm nằm ngoài cùng khi ngấn nước thủy
triều xuống thấp nhất ở hai bên của cửa sông (Theo Điều 9 Công ước 1958). Vùng
nước cửa sông nằm phía trong đường cơ sở này được quy định có chế độ pháp lý của
nội thủy.
Quy chế pháp lý của nội thủy
+ Trong vùng nước nội thủy, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn,
tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình. Tàu thuyền nước ngoài muốn
vào vùng nước nội thủy phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của
quốc gia đó. Quốc gia ven biển có quyền không cho phép tàu thuyền đó được hoạt
động trong vùng nước nội thủy của quốc gia mình. Tuy nhiên, vẫn có đôi chút khác
biệt giữa chủ quyền trong vùng nước nội thủy và chủ quyền trên lãnh thổ đất liền ở
trong một số trường hợp cụ thể.
Khi hoạt động trong nội thủy, tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ các quy định
hiện hành của quốc gia sở tại. Như không được cập mạn tiếp xúc với các tàu thuyền
GVHD: Ths. Kim Oanh Na

18

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

nước ngoài khác, nếu không được trái phép; không được đo dạc, khảo sát thăm dò
những yếu tố khí tượng thủy văn, độ sâu, chất đất; không được chụp ảnh, quay phim....
Tàu quân sự nước ngoài muốn váo nội thủy của quốc gia ven biển phải tuân
theo chế độ xin phép đặc biệt, thời gian xin phép trước phải tuân theo quy định của
quốc gia sở tại, số lượng tàu quân sự của một nước không được vượt quá số lượng cho
phép, thời hạn trú đậu cũng được quy định cụ thể. Đối với tàu ngầm khi được phép vào

nội thủy phải vận hành ở tư thế nổi, phải treo cờ mà tàu mang quốc tịch và phải chấp
hành nghiêm các quy định của nước sở tại đối với các loại tàu nổi của nước ngoài ở
nội thủy. Tàu thuyền nước ngoài khi ở nội thủy không được gây ô nhiêm môi trường.
+ Thẩm quyền tài phán
- Thẩm quyền tài phán dân sự:
Đối với tàu dân sự thương mại, Luật Biển quốc tế công nhận thẩm quyền tài
phán dân sự của quốc gia ven biển trong trường hợp có hành vi vi phạm của tàu thuyền
nước ngoài. Các tranh chấp phát sinh trong nội bộ thủy thủ đoàn thuộc quyền tài phán
của quốc gia mà tàu mang cờ.
Tàu thuyền Nhà nước được hưởng quyền miễn trừ dân sự, tức không bị bắt giữ,
cầm cố và áp dụng các biện pháp tư pháp khác. Trong trường hợp tàu này có hành vi
vi phạm quốc gia ven biển có quyền yêu cầu tàu thuyền nhà nước của nước ngoài phải
rời khỏi vùng nội thủy nước mình.
- Thẩm quyền tài phán hình sự
Trong trường hợp của tàu thương mại thì về nguyên tắc, quốc gia ven biển
không can thiệp vào các xung đột bạo lực diễn ra trên tàu nước ngoài đậu tại cảng biển
của mình. Nhưng cơ quan có thẩm quyền của quốc gia sở tại có quyền can thiệp nếu:
+ Hành vi phạm tội do một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện
+ Thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp
+ Hậu quả của hành vi pham tội có ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của cảng biển
Tàu quân sự và tàu Nhà nước phi thương mại của nước ngoài, về nguyên tắc
được hưởng quyền miễn trừ tài phán tuyệt đối. Trong trường hợp có hành vi vi phạm,
quốc gia nơi tàu đang hoạt động có quyền yêu cầu tàu thuyền vi phạm rời khỏi vùng
biển của mình.

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

19

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn



Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

*Lãnh hải :
- Khái niệm: Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài vùng đất
và nội thủy của mình và trong trường hợp quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần
đảo đến một vùng biển tiếp liền gọi là lãnh hải. Và mọi quốc gia đều có quyền ấn định
chiều rộng lãnh hải của mình. Chiều rộng này không được vượt quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở được xác định theo đúng quy định của Công ước12.
Như vậy, lãnh hải của một quốc gia là vùng biển nằm giữa nội thủy và vùng
biển thuộc quyền chủ quyền ( vùng tiếp giáp) và có chiều rộng là lớn hoặc bằng 12 hải
lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển, còn ranh giới phía ngoài của lãnh hải là
đường song song với đường cơ sở và có chiều rộng bằng chiều rộng lãnh hải của quốc
gia này đã được chính thức công bố. Đây là đường biên giới quốc gia trên biển, có ý
nghĩa giới hạn chủ quyền của quốc gia ven biển.
- Quy chế pháp lý: Thuật ngữ lãnh hải là sự kết hợp thành công giữa hai từ lãnh
thổ và biển. Lãnh hải là một vùng biển đệm giữa một bên là lãnh thổ do quốc gia ven
biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, với vùng lãnh hải của mình. Chủ quyền
này là không hoàn toàn tuyệt đối như với vùng nước nội thủy của quốc gia, do việc
cộng đồng quốc tế thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong
vùng lãnh hải. Tuy nhiên, đối với vùng trời bao trùm trên lãnh hải, cũng như đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển của vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn
riêng biệt ( tuyệt đối). Trong vùng trời bên trên lãnh hải không tồn tại quyền bay qua
vô hại dành cho phương tiện bay hàng không.
Luật biển coi lãnh hải như một ''lãnh thổ chìm'', một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ
quốc gia, trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc
gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống
ô nhiễm, như quốc gia đó tiến hành trên lãnh thổ của mình. Các Điều 2 của Công ước

Giơnevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, cũng như Điều 2 của Công ước năm
1982 của Liên Hợp quốc về Luật biển ghi rõ: ''Chủ quyền của quốc gia ven biển được
mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình,... đến một vùng biển tiếp liền, gọi là
lãnh hải''. Tuy nhiên, việc đồng hóa lãnh hải thành lãnh thổ không phải là tuyệt đối.
Chủ quyền giành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên
các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền
nước ngoài trong lãnh hải.
12

Công ước về Luật biển của Liên hợp quốc 1982 Điều 3

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

20

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Quyền đi qua không gây hại: Là một nguyên tắc tập quán của luật quốc tế, được
thừa nhận bằng thực tiễn của các quốc gia. Công ước Giơnevơ 1958 đã pháp điển hoá
quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển cho tàu thuyền nước
ngoài. Công ước cũng gián tiếp công nhận quyền đi qua không gây hại cho tàu thuyền
quân sự nước ngoài, vì nó có điều khoản cho phép quốc gia ven biển được yêu cầu tàu
thuyền quân sự nước ngoài rời khỏi lãnh hải của mình trong trường hợp các tàu này vi
phạm luật lệ của quốc gia ven biển13.
Chiều rộng lãnh hải: Hai hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc về Luật biển đã
thất bại trong việc thống nhất hoá chiều rộng lãnh hải. Trước khi có Công ước Luật

biển năm 1982, tập quán chung áp dụng chiều rộng lãnh hải là ba hải lý. Sau này, Điều
3 của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã thống nhất rằng, quốc
gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Tới năm 1994 đã có 116 nước tuyên bố
lãnh hải rộng 12 hải lý.
Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải: Việc xác định bề rộng thực tế và
ranh giới ngoài của lãnh hải phụ thuộc vào việc vạch đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải. Thông thường đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải được căn theo
ngấn nước thủy triều thấp nhất. Các đảo cách ven bờ có thể được chọn làm điểm cơ sở
để vạch đường cơ sở lãnh hải. Đường cơ sở lãnh hải là ranh giới trong của lãnh hải.
Như vậy, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường chạy song song với đường cơ sở
và cách đều đường cơ sở một khoảng cách tối đa là 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh
hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
Tóm lại, luật biển quốc tế và cụ thể là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật
biển năm 1982 ghi nhận quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền của các nước
trong phạm vi lãnh hải của các quốc gia ven biển. Mặt khác, Công ước Luật biển cũng
thừa nhận quyền của quốc gia ven biển bằng luật quốc gia quy định cụ thể chế độ pháp
lý điều chỉnh hoạt động của tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải nhằm đảm bảo
chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của mình.
- Thẩm quyền tài phán
+ Thẩm quyền tài phán dân sự

13

Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 Mục 3

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

21


SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


Nghiên cứu về đường cơ sở theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật
biển 1982 và pháp luật Việt Nam

Theo quy định của luật biển, thẩm quyền tài phán dân sự được quy định phụ
thuộc vào từng trường hợp cụ thể như sau:
Quốc gia ven biển sẽ có thẩm quyền xét xử dân sự theo quy định của pháp luật
trong nước của mình, nếu tàu thuyền nước ngoài dừng lại trong lãnh hải hoặc đang đi
qua lãnh hải sau khi rời nội thủy;
Quốc gia ven biển không có quyền cầm giữ, bắt thay đổi hành trình của tàu
thuyền nước ngoài để thực hiện thểm quyền tài phán dân sự đối với một cá nhân đang
ở trên tàu đó, nếu tàu thuyền đó chỉ đi qua lãnh hải;
Quốc gia ven biển có quyền bắt giữ hay tiến hành dự thẩm, nếu tàu thuyền nước
ngoài vi phạm những nghĩa vụ đã cam kết hay các trách nhiệm đã cam kết thực hiện để
được đi qua vùng lãnh hải của quốc gia ven biển.
- Thẩm quyền tài phán hình sự
Các Công ước 1958 cũng như Công ước 1982 đã quy định. Tòa án của quốc gia
ven biển không có quyền bắt giữ để tiến hành thẩm vấn hoặc xét xử sau một vụ vi
phạm hình sự xảy ra trên con tàu khi đi qua lãnh hải để vào nội thủy trừ khi phát sinh
một trong các trường hợp sau đây:
 Hậu quả của hành vi vi phạm có ảnh hưởng đến quốc gia ven biển;
 Sự vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình, trật tự và an ninh của quốc gia này;
 Thuyền trưởng hay cơ quan ngoại giao – lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ
yêu cầu giúp đỡ;
 Biện pháp này là cần thiết để ngăn chặn và trừng trị các hành vi buôn lậu ma
túy hay các chất hướng thần.
1.3.2. Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của quốc gia
* Vùng tiếp giáp lãnh hải:

Vùng tiếp giáp lãnh hải được thừa nhận tại Điều 24 của Công ước về Lãnh hải và
đây là vùng biển nằm giáp phía ngoài lãnh hải và không thể mở rộng quá 12 hải lý kể
từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.
- Một số đặc điểm đáng lưu ý của vùng tiếp giáp lãnh hải :

GVHD: Ths. Kim Oanh Na

22

SVTH: Nguyễn Trọng Toàn


×