Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của công ước luật biển 1982 một số vấn đề pháp lý và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.87 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH
LQT 12 – 01

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA
CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VÀ THỰC TIỄN

Ngành Luật Quốc Tế
Mã số: 52010056

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Hà Nội, 6/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
-------------------

NGUYỄN THỊ QUỲNH
LQT 12 – 01

CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH CỦA
CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ
VÀ THỰC TIỄN

Ngành Luật Quốc Tế


Mã số: 52010056

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: ThS. Phạm Hồng Hạnh

Hà Nội, 6/2016


LỜI CẢM ƠN
Với niềm yêu thích lĩnh vực pháp luật, đặc biệt là chuyên ngành Luật quốc tế,
may mắn cho em khi có điều kiện học tập và tu dưỡng suốt 4 năm học vừa qua tại
Khoa Luật, Viện Đại học Mở Hà Nội. Khóa luận tốt nghiệp này, với em không chỉ là
một bài luận về tốt nghiệp, mà còn có ý nghĩa quan trọng cho những bước đi tiếp theo
trong ngành.
Lời cảm ơn chân thành, trước hết, em muốn gửi đến toàn thể các Thầy Cô giáo
đã truyền dạy cho em những nền tảng pháp lý quan trọng. Đặc biệt là các Thầy Cô
trong bộ môn Tư pháp quốc tế, không những cho em kiến thức mà còn khơi dậy niềm
đam mê và mong muốn đi sâu hơn theo con đường này.
Để Khóa luận của em được hoàn thành, Cô giáo, Thạc sĩ Phạm Hồng Hạnh, đã
tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em có những định hướng mới trong quá trình nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô và chúc Thầy Cô sức khỏe, tiếp tục có những
cống hiến cho ngành luật nước nhà. Em mong rằng toàn thể các Thầy Cô đang công
tác và giảng dạy tại Khoa Luật cũng như các Thầy Cô chuyên ngành Luật quốc tế sẽ
luôn giàu nhiệt huyết để đào tạo ra những thế hệ học trò với chất lượng ngày một cao
hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1

2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................................2

3.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài .........................................................................3

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................3

5.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4

6.

Kết cấu của khóa luận.............................................................................................. 4

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP QUỐC TẾ .............................................................................................. 5
1.1.


Khái niệm tranh chấp quốc tế ...............................................................................5

a.

Định nghĩa tranh chấp quốc tế..............................................................................5

b.

Đặc điểm của tranh chấp quốc tế..........................................................................5

c.

Phân loại tranh chấp quốc tế ................................................................................7

1.2.

Cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Quốc tế ..................................8

a.

Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.................................................8
Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế .............................................10

b.
1.3.
a.

Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982 .........18
Biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982 và


nguyên tắc lựa chọn biện phápgiải quyết tranh chấp ....................................................18
b.

Phạm vi tranh chấp được giải quyết theo quy định của Công ước Luật biển 1982...21

CHƢƠNG 2: CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THEO QUY ĐỊNH
CỦA CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982 ...........................................................................24
2.1.

Thương lượng ...................................................................................................24

2.2.

Hòa giải ............................................................................................................24

a.

Đối tượng: ........................................................................................................24

b.

Thủ tục .............................................................................................................25

2.3.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc......................28

a.

Thành phần của Tòa .......................................................................................... 28



b.

Chức năng và thẩm quyền của Tòa .....................................................................29

c.

Thủ tục xét xử của Tòa ....................................................................................... 31

d.

Giá trị pháp lý phán quyết của Tòa .....................................................................33

2.4.

Giải quyết tranh chấp quốc tế tại Tòa án quốc tế về Luật biển................................ 34

a.

Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................34

b.

Các viện đặc biệt của Tòa án..............................................................................35

c.

Các ủy ban điều hành nội bộ tổ chức của Tòa án .................................................36


d.

Chức năng và thẩm quyền của Tòa .....................................................................36

e.

Thẩm quyền áp dụng các kết luận tạm thời .......................................................... 39

f.

Thẩm quyền về việc giải phóng ngay tàu thuyền và thủy thủ đoàn ......................... 40

g.

Thủ tục tố tụng và giá trị pháp lý phán quyết của Tòa án Luật biển quốc tế ............40

2.5.

Giải quyết tranh chấp theo phương thức trọng tài .................................................42

a.

Tòa trọng tài được thành lập theo đúng phụ lục VII của công ước Luật biển ..........42

b.

Tòa trọng tài đặc biệt ......................................................................................... 42

CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC LUẬT
BIỂN 1982 TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ......................... 43

3.1.

Khái quát chung về thực tiễn giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982 .43

a.

Tòa án công lý quốc tế: ......................................................................................43

b.

Tòa án luật biển ................................................................................................ 45

c.

Tòa trọng tài thường trực La Haye......................................................................47

d.

Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII công ước Luật biển 1982......................... 47

3.2.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển Đông của các nước trong khu vực .............49

a.

Hiện trạng tranh chấp biển Đông .......................................................................49

b.


Thực tiễn giải quyết các tranh chấp của các nước trong khu vực biển Đông...........52

3.3.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển Đông của Việt Nam ............................... 55

a. Thực tiễn các biện pháp giải quyết tranh chấp mà Việt Nam đã sử dụng để giải quyết
các tranh chấp trên biển Đông....................................................................................55
b.

Một số đề xuất và kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả trong việc giải quyết tranh

chấp của Việt Nam ....................................................................................................59
KẾT LUẬN....................................................................................................................63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐQKT

: Đặc quyền kinh tế

CIJ

: Tòa án công lý quốc tế

LHQ

: Liên hợp quốc


PCA

: Tòa trọng tài thường trực La Haye

TALB

: Tòa án Luật biển

TAQT

: Tòa án quốc tế

TLĐ

: Thềm lục địa

UNCLOS

: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay cùng với sự gia tăng của quan hệ hợp tác quốc tế, tranh chấp quốc tế cũng

ngày càng phát triển về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng. Tranh chấp quốc tế có thể nảy
sinh từ việc hai quốc gia không thỏa thuận được với nhau trong việc phân chia vùng biển chồng
lấn hoặc xác định biên giới trên biển; tranh chấp cũng có thể bắt đầu từ sự bất đồng giữa hai hay
một nhóm quốc gia có liên quan đến tình hình bất ổn định của một khu vực nào đó trên thế giới;
hay chỉ đơn giản là từ việc hiểu và giải thích không thống nhất một quy phạm pháp luật quốc
tế… Tranh chấp tồn tại một cách tất yếu như là mặt trái của quan hệ hợp tác giữa các quốc gia.
Theo thống kê của một số học giả nước ngoài thì từ năm 1951 đến năm 1975 đã có 86 xung
đột quốc tế trong đó có có 36 xung đột xuất phát từ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo.
Để xây dựng môi trường hoà bình và ổn định, thuận lợi cho việc phát triển, các quốc gia
cần phải quyết thoả đáng các tranh chấp quốc tế của mình. Trong lịch sử hình thành và phát
triển của luật pháp quốc tế, có 2 hình thức giải quyết tranh chấp quốc tế phổ biến là giải quyết
bằng biện pháp hoà bình và giải quyết bằng vũ lực. Tuy nhiên, với sự phát triển của luật pháp
quốc tế, nhất là với sự ra đời của hệ thống LHQ thì việc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng vũ
lực đã bị loại bỏ hoàn toàn và bị coi là bất hợp pháp trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc hòa bình
giải quyết tranh chấp quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Điều 33
Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “ Trong mỗi vụ tranh chấp nếu kéo dài có thể đe dọa sự
hòa bình và an ninh quốc tế, các đương sự phải tìm giải pháp bằng con đường đàm phán, điều
tra, trung gian hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan
hoặc những hiệp định khu vực, hoặc các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn”.
Chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, biển và đại dương được thừa nhận là cái nôi của
sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc gia, dù có chế độ kinh tế chính
trị xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau, không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay
không có biển đều có những lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển
và đại dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại cho các quốc gia càng
nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và và đại dương ngày càng phức tạp và đa dạng và
diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia.


2


Nỗ lực không mệt mỏi của cả cộng đồng quốc tế nhằm xây dựng một trật tự pháp lý
quốc tế mới cho các vấn đề về biển và đại dương, kể cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, đã
dẫn đến việc thông qua Công ước Luật biển 1982, đánh dấu thành công của Hội nghị Luật biển
lần thứ III. Với việc Công ước Luật biển 1982 ra đời, phạm vi không gian địa chính trị của các
quốc gia ven biển đã được mở rộng một cách đáng kể. Điều này đồng nghĩa với việc một số
quyền và lợi ích mà các quốc gia khác trước đây vẫn được hưởng liên quan đến việc sử dụng
biển và đại dương bị thu hẹp. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh nhiều tranh chấp giữa
các quốc gia liên quan đến biển. Là một quốc gia ven biển, có nhiều lợi ích thiết thực gắn với
biển và nằm trong khu vực Biển Đông, một khu vực địa chiến lược quan trọng và tồn tại nhiều
tranh chấp liên quan đến việc sử dụng và quản lý biển, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với
các quần đảo ở giữa Biển Đông, trong những nămqua Việt Nam đã vận dụng tốt các quy định
của Công ước trong việc giải quyết dứt điểm một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng
biển chống lấn với các nước láng giềng. Thực tế trong nhiều năm qua, chủ quyền và quyền chủ
quyền của Viêt Nam trên Biển Đông bị vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt là hai Quần Đảo Hoàng
Sa và Trường Sa. Đáng lưu ý hơn là bên cạnh các tranh cãi vốn đã tồn tại về chủ quyền và lãnh
thổ, đã xảy ra nhiều va chạm liên quan đến an ninh và an toàn hàng hải, và liên quan đến quản
lý, khai thác tài nguyên biển. Vùng biển Đông có 7 quốc gia xung quanh gồm Trung Quốc,
Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore và Việt Nam. Điều này đòi hỏi có sự đa
dạng, linh hoạt về biện pháp giải quyết tranh chấp mà ta có thể vận dụng theo Công ước trong
việc đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của ta trên biển. Bởi vậy,việc nghiên cứu
về “cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982, những vấn đề lý luận và
thực tiễn” được xem là một yêu cầu mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Việc này
không những góp phần vào việc giải quyết dứt điểm tranh chấp, bảo vệ vững chắc chủ quyền,
quyền chủ quyền, lợi ích mọi mặt của ta trên biển mà còn thúc đẩy việc giải quyết hoà bình các
tranh chấp có liên quan đến các quốc gia khác thông qua đó giải toả được những căng thẳng, bất
lợi trong quan hệ với các quốc gia có liên quan, tạo dựng được môi trường hoà bình, hữu nghị
xung quanh ta thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
2.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


Bằng việc áp dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học từ đó tác giả đã xây
dựng lên một bài nghiên cứu mang ý nghĩa cả về mặt pháp lý và thực tiễn trong việc áp dụng cơ
chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982. Với việc nghiên cứu đề tài khóa luận


3

này đã mang đến cái nhìn tổng quan nhất về tình hình giải quyết tranh chấp liên quan đến các
vấn đề về biển trên thế giới cũng như trong khu vực biển Đông. Đồng thời việc nghiên cứu
khóa luận cũng đã đi sâu phân tích nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước
Luật biển 1982, giúp cho các bên tranh chấp hiểu rõ và áp dụng đúng Công ước trong việc giải
quyết tranh chấp của họ. Đặc biệt việc nghiên cứu khóa luận có ý nghĩa đối với Việt Nam trong
việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông trong thời gian tới.
3.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Xuất phát từ tính cấp thiết việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích:
- Giới thiệu một cách có hệ thống về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
- Đi sâu phân tích và trình bày những nội dung cơ bản, làm rõ đặc trưng cơ bản của cơ
chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982 là việc các quốc gia thành viên có
nghĩa vụ giải quyết theo thủ tục bắt buộc các tranh chấp phát sinh từ quá trình áp dụng hoặc giải
thích Công ước;
- Đánh giá và phân tích các loại tranh chấp và thực tiễn giải quyết tranh chấp về biển theo
Công ước Luật biển 1982 của các quốc gia trên thế giới và của các nước nằm trong khu vực
biển Đông trong đó có Việt Nam
- Đưa ra một số đánh giá và đề xuất kiến nghị đối với việc áp dụng Công ước Luật biển
1982 trong giải quyết tranh chấp trên biển của các khu vực trên thế giới mà đặc biệt là ở biển
Đông và Việt Nam

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp
phát sinh từ việc thực hiện hoặc giải thích Công ước Luật biển 1982, đặc biệt là về cơ chế giải
quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982; thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh
từ việc thực hiện và áp dụngCông ước Luật biển 1982 của các thiết chế giải quyết tranh chấp
được quy định trong Công ước; phân tích về thẩm quyền, tính chất pháp lý của các thiết chế giải
quyết tranh chấp; vấn đề lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Những vấn đề lý luận chung vê tranh chấp
quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế; đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp
trong Công ước Luật biển 1982; phân loại tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982; Thực tiễn
giải quyết tranh chấp theo công ước Luật biển 1982 trên thế giới, khu vực biển Đông và của
Việt Nam


4

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để hoàn thành Khóa luận này, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng tổng hợp
các phương pháp: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp diễn giải, phương pháp bình luận,
phương pháp liệt kê,...
Về nguồn tài liệu được sử dụng: Khóa luận quan tâm đến nguồn tài liệu tham khảo
chính thống các văn kiện pháp lý quốc tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển
1982, Quy chế Tòa án,... ngoài ra tác giả cũng sử dụng các công trình nghiên cứu của các tác

giả và các bài báo có giá trị khác.
6.

Kết cấu của khóa luận

Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Phần nội dung khóa luận gồm 3 chương cùng phần
danh mục tài liệu tham khảo:
Chƣơng 1: Lí luận chung về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế
Chƣơng 2: Các biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển
1982
Chƣơng 3: Thực tiễn áp dụng các quy định trong CƯLB 1982 vào giải quyết tranh
chấp quốc tế


5

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP QUỐC TẾ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm tranh chấp quốc tế
a.
Định nghĩa tranh chấp quốc tế
Tranh chấp được hiểu là sự đấu tranh giằng co khi có ý kiến bất đồng, thường là trong
vấn đề quyền lợi giữa hai bên.Tranh chấp là một hiện tượng phổ biến và không tránh khỏi trong
bất cứ một xã hội nào nó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi và trên mọi lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội, từ các tranh chấp trong nội bộ các gia đình, các nhóm xã hội, các công ty đến tranh
chấp giữa các quốc gia.
Quan hệ quốc tế được đặc trưng bởi các mối quan hệ, tương tác giữa các quốc gia trong
khuôn khổ một xã hội quốc tế và khi tham gia vào các mối quan hệ này, mỗi quốc gia đều theo
đuổi những lợi ích, mục tiêu riêng của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào, những lợi ích, mục

tiêu này cũng đồng nhất với nhau mà trong rất nhiều trường hợp chúng có thể xung đột với
nhau, tranh chấp phát sinh và khi đó mỗi quốc gia sẽ tìm ra hoặc sử dụng những cách thức khác
nhau để bảo vệ những lợi ích, mục tiêu riêng này.
Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về tranh chấp quốc tế trong các văn bản
pháp lý.Tuy nhiên, khi đề cập tới việc giải quyết tranh chấp quốc tế, đa phần các luật gia trong
lĩnh vực luật quốc tế trên thế giới đều viện dẫn tới khái niệm tranh chấp mà Toà thường trực
Tòa án công lý quốc tế đã sử dụng trong vụ Mavromattis năm 1924, theo đó tranh chấp được
xác định là “một bất đồng về một điểm, vấn đề của luật pháp hoặc về một sự kiện, một xung đột
về quan điểm pháp lý hoặc lợi ích giữa hai chủ thể”
Căn cứ vào thực tế, có thể hiểu theo cách chung nhất, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh
thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau
và có những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với
nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc
quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.
b.
Đặc điểm của tranh chấp quốc tế

Chủ thể
Chủ thể của tranh chấp quốc tế phải là chủ thể của Luật Quốc tế như quốc gia, tổ chức
quốc tế liên chính phủ (tổ chức ASEAN, EU, WTO…), dân tộc đang đấu tranh đòi quyền tự
quyết và một số chủ thể đặc biệt khác (Tòa thành Vaticăng, vùng lãnh thổ). Trong đó các quốc
gia là chủ thể cơ bản của tranh chấp quốc tế.


6

Những tranh chấp phát sinh giữa các thực thể không phải là chủ thể của luật quốc tế
như cá nhân, pháp nhân, tổ chức phi chính phủ…; hoặc tranh chấp giữa một bên là chủ thể của
Luật Quốc tế với bên kia không phải là chủ thể của Luật Quốc tế không được coi là tranh chấp
quốc tế. Ví dụ tranh chấp giữa các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá basa với hiệp hội

chống bán phá giá của Mỹ không phải là tranh chấp quốc tế.


Tính chất

Tranh chấp quốc tế phải thể hiện rõ sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích giữa các chủ thể.
Trong tranh chấp quốc tế, các bên chủ thể không chỉ có những quan điểm khác nhau mà còn có
những yêu cầu, đòi hỏi cụ thể về quyền lợi trái ngược nhau. Sự không đáp ứng hoặc đáp ứng
không đầy đủ những yêu cầu, đòi hỏi về quyền lợi của chủ thể này trong mối quan hệ với chủ
thể khác chính là biểu hiện cụ thể của tranh chấp quốc tế.


Cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế

Cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế mang nét đặc thù riêng. Trong cơ chế đó, tranh
chấp giữa các chủ thể Luật Quốc tế được giải quyết bằng các biện pháp đa dạng, phong phú dựa
trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế như nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa
các quốc gia, nguyên tắc không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế… và đặc biệt là nguyên tắc
hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Ngoài ra đặc thù của cơ chế này là ý chí của các bên
tranh chấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Luật Quốc tế không có các quy định cứng nhắc,
mang tính áp đặt về biện pháp giải quyết tranh chấp bắt buộc các chủ thể phải áp dụng. Việc áp
dụng một biện pháp giải quyết tranh chấp nào đó hoàn toàn do các bên tranh chấp thỏa thuận
lựa chọn với điều kiện biện pháp đó phải là những biện pháp hòa bình.


Luật áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế

Luật áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế bao gồm cả luật quốc gia và luật quốc tế.
Luật quốc tế gồm có điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, các nguyên tắc cơ bản của
Luật quốc tế liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế, như các điều ước đa phương

khu vực, các điều ước quốc tế đa phương toàn cầu như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước
Luật biển 1982, Công ước Viên 1969,… các điều ước quốc tế song phương đạt được thông qua
việc thỏa thuận về một nội dung cụ thể giữa hai bên tranh chấp. Ví dụ như Hiệp định phân định
biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Pháp luật quốc gia chỉ được áp dụng giải quyết tranh chấp
quốc tế trong một số trường hợp đặc biệt (giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế) và
phải có sự thỏa thuận của các chủ thể về việc áp dụng pháp luật quốc gia. Điều này hoàn toàn
phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, bởi lẽ luật điều chỉnh quan
hệ giữa các chủ thể trong tranh chấp quốc tế không thể là pháp luật quốc gia đơn phương ban
hành mà phải là các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế do các chủ thể thỏa thuận xây


7

dựng lên. Pháp luật quốc gia không được áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế ngoại trừ một
số trường hợp đặc biệt (giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế) và phải có sự thỏa
thuận của các chủ thể về việc áp dụng pháp luật quốc gia
c.

Phân loại tranh chấp quốc tế

Do tranh chấp quốc tế xảy ra trên tất cả các lĩnh vực của quan hệ quốc tế nên hệ quả là
có rất nhiều các loại tranh chấp quốc tế khác nhau tồn tại giữa các quốc gia. Do đó, việc phân
loại các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia mang ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để xác định các
nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế liên quan để từ đó tìm ra các giải pháp khác nhau cho
việc giải quyết tranh chấp quốc tế. Xét về mặt lý thuyết, có nhiều cách khác nhau để phân loại
các tranh chấp quốc tế:

-

Dựa vào số lượng các bên tham gia tranh chấp có hai loại:

Tranh chấp song phương: giữa hai chủ thể của Luật Quốc tế

-

Tranh chấp đa phương: giữa ba chủ thể của Luật Quốc tế trở lên

(Bao gồm cả tranh chấp có tính chất khu vực và tranh chấp có tính toàn cầu)
Ví dụ: sau hội thảo “Biển Đông hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực”, các học giả
phương tây nhất trí rằng tranh chấp ở biển Đông bao gồm tranh chấp song phương và tranh
chấp đa phương.

Dựa vào chủ thể tranh chấp có thể chia ra
- Tranh chấp giữa các quốc gia
- Tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế
- Tranh chấp giữa quốc gia với tổ chức quốc tế...

Dựa vào nội dung tranh chấp sẽ có
- Tranh chấp về kinh tế thương mại
- Tranh chấp về biên giới lãnh thổ
- Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ thành viên điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế
- Tranh chấp về bảo hộ công dân
- Tranh chấp về thẩm quyền tài phán...

Dựa vào tính chất tranh chấp có thể phân ra
- Tranh chấp chính trị: là những tranh chấp giữa các bên liên quan đến các yêu cầu đòi
hỏi phải thay đổi các quy định hiện hành gắn liền với các quyền và nghĩa vụ của các bên hữu
quan (biên giới lãnh thổ rất dễ gây ra nguy hiểm cho nền hòa bình an ninh quốc tế).
Tranh chấp về pháp lý: là tranh chấp liên quan đến quyền và lợi ích của các bên
thể hiện trong các điều ước quốc tế hay các tập quán quốc tế (thường liên quan đến vấn đề giải
thích và áp dụng các điều ước quốc tế).



8

Việc phân loại tranh chấp không chỉ có ý nghĩa trên phương diện lý luận mà còn có ý
nghĩa thực tiễn, bởi lẽ tùy thuộc vào loại tranh chấp mà các chủ thể có thể lựa chọn biện pháp
giải quyết tranh chấp phù hợp. Ví dụ: đối với tranh chấp có số lượng các bên hạn chế (tranh
chấp song phương) biện pháp thường được lựa chọn để giải quyết là đàm phán trực tiếp, nhưng
nếu tranh chấp có số lượng các bên đông (tranh chấp đa phương) thì đàm phán trực tiếp có thể
là biện pháp kém hiệu quả mà thay vào đó các bên sẽ giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các
tổ chức quốc tế, diễn đàn hoặc hội nghị quốc tế... Ngoài ra, trong một số trường hợp, xác định
loại tranh chấp còn có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền của các thiết chế giải quyết tranh
chấp.
Tuy nhiên, việc phân loại tranh chấp cũng chỉ có tính chất tương đối, bởi lẽ trên thực tế
có nhiều trường hợp một tranh chấp phát sinh vừa có tính chất chính trị vừa có tính chất pháp lý
hoặc tranh chấp phát sinh vừa có nội dung kinh tế về thương mại, vừa có nội dung về bảo hộ
công dân... Trong những trường hợp đó việc lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp phù hợp
là tương đối phức tạp.
1.2.

Cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Quốc tế

a.


Nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
Lịch sử hình thành

Trong quan hệ quốc tế mỗi quốc gia tồn tại độc lập với những nhu cầu, lợi ích riêng trên
cơ sở những quan điểm khác nhau. Sự khác biệt về quan điểm đã dẫn tới việc không thỏa thuận

được với nhau về quyền và lợi ích của các chủ thể làm phát sinh các tranh chấp quốc tế.Ngay từ
thời kỳ sơ khai, khi có tranh chấp đã có nhiều biện pháp hòa bình được sử dụng như đàm phán,
môi giới, trung gian... nhưng việc sử dụng các biện pháp không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối
với các chủ thể vì nên cạnh đó còn tồn tại nguyên tắc quyền chiến tranh, cho phép các chủ thể
sử dụng vũ lực như một phương thức hiệu quả để giải quyết tranh chấp quốc tế.
Công ước Lahaye năm 1899 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế kêu gọi các quốc
gia ngăn ngừa việc sử dụng vũ lực thông qua sử dụng các biện pháp trung gian, hòa giải trước
khi dùng vũ khí. Quy chế Hội quốc liên đã xác định nghĩa vụ của các quốc gia giải quyết các
tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình nhưng vẫn cho phép các quốc gia dùng chiến tranh.
Hiệp ước Paris 1928 về khước từ chiến tranh đã nêu rõ trách nhiệm của các quốc gia chỉ giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Hiến chương Liên hợp quốc 1945 đã khẳng định:
hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế thành nguyên tắc điều chỉnh quan hệ giữa các thành
viên Liên hợp quốc và rộng hơn là quan hệ quốc tế nói chung: “Tất cả các thành viên Liên hợp
quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng biện pháp hòa bình, an ninh và công lý”.
 Khái niệm


9

Hiến chương Liên hợp quốc ra đời, cùng với những quy định cơ bản về mục đích,
nguyên tắc, cơ cấu tổ chức hoạt động của Liên hợp quốc, quy chế thành viên, các cơ
quan chính của Liên hợp quốc, Hiến chương cũng đã xác lập hệ thống biện pháp hòa bình giải
quyết tranh chấp quốc tế. Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc quy định: “ Trong mỗi vụ tranh
chấp nếu kéo dài có thể đe dọa sự hòa bình và an ninh quốc tế, các đương sự phải tìm giải pháp
bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp,
bằng việc sử dụng những cơ quan hoặc những hiệp định khu vực, hoặc các biện pháp hòa bình
khác tùy theo sự lựa chọn”. Như vậy, theo Hiến chương Liên hợp quốc, hòa bình giải quyết
các tranh chấp quốc tế là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, là nghĩa vụ pháp lý của tất cả
các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế.
Về phương diện khoa học luật quốc tế, hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là những

tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi
chủ thể của luật quốc tế trong giải quyết các tranh chấp quốc tế, bao gồm những cơ chế, biện
pháp hoặc phương thức được các chủ thể luật quốc tế sử dụng nhưng không sử dụng hoặc đe
dọa sử dụng vũ lực.
 Đặc điểm
Căn cứ khái niệm nêu trên có thể nhận thấy, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp
quốc tế có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế có tính mệnh
lệnh bắt buộc chung, được áp dụng cho mọi mối quan hệ quốc tế cũng như đối với mọi chủ thể
của Luật quốc tế. Tất cả các chủ thể của Luật quốc tế đều phải tuân thủ triệt để nguyên tắc hòa
bình giải quyết tranh chấp quốc tế và bất cứ hành vi vi phạm nào đều là sự vi phạm nghiêm
trọng Luật Quốc tế.
Thứ hai, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được xác định là chuẩn mực,
là cơ sở để xây dựng các biện pháp, cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa
bình.
Thứ ba, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có mối quan hệ qua lại với
nhau với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế trong một chỉnh thể thống nhất, chỉ khi tồn tại
trong sự tác động qua lại chúng mới có khả năng hoàn hành các chức năng của mình. Vì vậy,
việc nghiên cứu, giải thích và áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế
phải đặt trong mối quan hệ với các nguyên tắc khác.


10

Thứ tư, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong các
văn kiện quốc tế trong đó đầu tiên và quan trọng nhất là Hiến chương Liên hiệp quốc năm
1945.


Ngoại lệ của nguyên tắc


Đây là một nguyên tắc không tồn tại bất kỳ ngoại lệ nào. Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc phải tôn trọng biện pháp giải quyết hòa bình mà các bên lựa chọn. Trong trường hợp các
bên tự lựa chọn mà vẫn không giải quyết triệt để vấn đề, Hội đồng Bảo an có quyền kiến nghị
các bên áp dụng các biện pháp khác nhằm nhanh chóng chấm dứt những mối đe dọa.
b.

Các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

Căn cứ vào bản chất, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp, các biệnpháp hòa
bình giải quyết tranh chấp quốc tế quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc có thể
được chia thanh hai nhóm cơ bản sau đây:
Nhóm 1: Các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao, gồm các biện pháp
đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, giải quyết trước các tổ chức quốc tế bằng các hiệp định
khu vực, với đặc điểm cơ bản là giải quyết tranh chấpbằng đối thoại, thương lượng thông qua
các diễn đàn, Hội nghị quốc tế do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức (có thể là các tổ
chức quốc tế liên chính phủ như ASEAN, Liên minh châu Âu- EU, Liên minh châu PhiAU hoặc các quốc gia khác…) kết quả giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp ngoại giao
thường là các nghị quyết, khuyến cáo của các tổ chức quốc tế hoặc các cam kết và các điều ước
quốc tế được các bên tranh chấp ký kết.
Nhóm 2: Các biện pháp giải quyết tranh chấp bằng tài phán (Tòa án công lý quốc tế và
Trọng tài quốc tế) với đặc điểm cơ bản là giải quyết tranh chấp theo trình tự, thủ tục tố tụng tư
pháp thông qua hoạt động xét xử với kết quả giải quyết tranh chấp là các phán quyết của Toàn
án quốc tế hoặc Trọng tài quốc tế có giá trị chung thẩm, bắt buộc các bên liên quan phải tuân
thủ và thực hiện.

-

Các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính ngoại giao
Biện phán đàm phán


Có thể nói rằng, đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế thực chất là diễn đàn ngoại giao
do các bên tranh chấp hoặc bên thứ ba tổ chức để các bên tranh chấp thương lượng, thỏa thuận
tìm kiếm giải quyết hòa bình các tranh chấp có liên quan. Thực tiễn quan hệ quốc tế tồn tại
nhiều loại hình đàm phán quốc tế như tư vấn, tham vấn, tham khảo ý kiến, trao đổi ý kiến, hội
nghị. Luật quốc tế không quy định quy tắc tiến hành đàm phán, giải quyết tranh chấp mà tất cả
các vấn đề liên quan đến đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ do các quốc gia là các bên


11

tranh chấp chủ động xây dựng hoặc dựa vào sự tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức quốc tếhoặc các
quốc gia khác. Mục đính, thành phần, cấp tham gia cũng như hình thức của đàm phán do chính
các quốc gia hữu quan thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, việc tiến hành đàm phán, kết quả của
đàm phán phải hoàn toàn theo nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, không dùng vũ lực
hoặc đe dọa bằng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Đàm phán có thể
được tiến hành theo mô hình đàm phán song phương, có thể trực tiếp hoặc thông qua việc trao
đổi công hàm. Đàm phán có thể diễn ra ở cấp các Nguyên thủ quốc gia, người đứng đầuchính
phủ, đại diện toàn quyền của các nhà nước hoặc thong qua các Hội nghị ngoại giao, các cơ quan
đại diện ngoại giao của các quốc gia ở nước ngoài… Trong đó, các cuộc đàm phán cấp cao
thường thảo luận các vấn đề cơ bản làm phát sinh tranh chấp giữa các quốc gia hữu quan và có
vai trò quyết định. Kết quả đàm phán trực tiếp phụ thuộc rất nhiều vào uy tín, trình độ, kiến
thức chuyên môn sâu rộng và uyên bác của những người thay mặt các quốc gia tham gia
đàm phán. Đàm phán giải quyết tranh chấp quốc tế thường kết thúc bằng việc các bên tranh
chấp sẽ ký kết một trong các loại văn kiện quốc tế như Bản ghi nhớ, Nghị quyết; Hiệp ước,
Hiệp định… Có thể khẳng định rằng, đàm phán quốc tế trong giải quyết tranh chấp quốctế là
một biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế lâu đời, được áp dụng phổ biến và hiệu
quả nhất. Bởi lẽ, đàm phán là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp trực tiếp
bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp cùng nhau thương lượng,
nhượng bộ để giải quyết. Mặt khác, giải quyết tranh chấp bằng đàm phán trực tiếp sẽ hạn chế
được sự can thiệp từ bên ngoài, có khả năng làm phức tạp thêm vụ việc tranh chấp.Đàm phán

có thể được áp dụng là biện pháp khởi đầu và cũng có thể là biện pháp sau cùng để các bên giải
quyết tranh chấp sau khi các bên đã giải quyết bằng các biện pháp khác.Ví dụ : Hội nghị
Giơnevơ về Đông Dương năm 1954 có sự tham gia của các nước Liên X Trung Quốc, Anh,
Hoa Kỳ, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Campuchia, Lào và Chín quyền Bảo Đại nhằm
bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
-

Biện pháp môi giới

Môi giới là biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế không được đề cập cụ thể
trong Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc nhưng được áp dụng rất nhiều lần trong thực tiễn
giải quyết tranh chấp quốc tế. Theo đó, các cá nhân có uy tín lớn trong quan hệ quốc tế như
Nguyên thủ, cựu Nguyên thủ quốc gia, Tổng thư ký hoặc nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc
hoặc những người đứng đầu các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác tự nguyện hoặc được các
bên tranh chấp đề nghị đứng ra thuyết phục các bên tranh chấp gặp gỡ, tiếp xúc để giải quyết
tranh chấp. Ví dụ, vai trò môi giới của Tổng thư ký Liên hợp quốc trong vấn đề Trung Đông
những năm 1973- 1974; vai trò của Liên Xô làm môi giới cho Ấn Độ và Pakixtan gặp nhau để
đàm phán giải quyết tranh chấp tại Tátxken nhằm chấm dứt xung đột giữa hai nước.


12

-

Biện pháp trung gian

Mặc dù có nhiều thế mạnh song không phải lúc nào đàm phán ngoại giao cũng đem lại
kết quả mong đợi, giải quyết dứt điểm được tranh chấp giữa các bên có liên quan, nhất là khi
các bên vì “thể diện” hoặc thiếu thiện chí trong việc đàm phán, thương lượng. Khi mà biện
pháp này không mang lại hiệu quả thì sự có mặt của bên thứ 3 có thể được xem là một biện

pháp có khả năng giúp các bên phá vỡ bế tắc, tìm ra được một giải pháp mà có thể cùng chấp
nhận được. Trung gian là một hình thức đặc biệt của giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện
pháp ngoại giao.So với đàm phán ngoại giao thì đặc điểm lớn nhất của phương thức này là có
sự tham gia của bên thứ 3 trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, tính
chất, vai trò và phạm vi hoạt động của bên thứ 3 này hoàn toàn tùy thuộc vào nguyện vọng và ý
chí của các bên tranh chấp và bên thứ 3 cũng hết sức đa dạng, không chỉ giới hạn là nhà nước,
tổchức quốc tế mà còn có thể là các cá nhân có uy tín quốc tế. Bên thứ 3 này đóng vai trò trung
tính, thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp giữa các bên. Trong quan hệ quốc tế ngày nay chúng ta
chứng kiến vai trò trung gian nổi bật của LHQ, các cơ quan của LHQ như Tổng thư ký, người
đứng đầu các tổ chức chuyên môn và những cựu nguyên thủ quốc gia của các nước lớn, đặc
biệt là Mỹ, Anh, Na Uy…. Mọi người đều có thể nhắc đến tên của những nhà trung gian nổi
tiếng trên thế giới như cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter, Giáo hoàng, các Tổng thư ký LHQ
(Tổng thư ký LHQ Perez de Cuellar là trung gian trong vụ tranh chấp đảo Falkland/Mavinas
giữa Anh và Achentina; trong vụ tranh chấp giữa Chilê và Achentina về kênh đào Keagle, Giáo
hoàng đã đề nghị một thành viên của Giáo hội, giáo chủ Antonio Samore làm người trung
gian….).
-

Biện pháp hòa giải

Hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống để giải quyết các tranh chấp
quốc tế. Hòa giải là bên thứ ba giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau để cùng giải
quyết tranh chấp. Người hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn hoặc các tổ chức khác
do các bên thỏa thuận lựa chọn. Người này phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn
không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Trong biện pháp này, bên thứ ba đóng vai trò là hòa
giải có thể tham gia vào quá trình đàm phán để giải quyết tranh chấp. Ngoài ra với phạm vi,
quyền hạn của mình, bên hòa giải giải có thể tham gia vào toàn bộ quá trình đàm phán từ đầu
cho đến khi kết thúc, thậm trí có thể giữa vị trí chủ tọa phiên đàm phán. Bên hòa giải cũng
thường đề xuất những sang kiến cụ thể nhằm giải quyết từng phần hoặc toàn bộ tranh chấp. Tuy
nhiên sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp

quyết định. Các thỏa thuận cam kết của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế
thi hành mà phụ thuộc thiện chí, sự tự nguyện của các bên.Ví dụ: năm 1977, xảy ra tranh chấp
giữa ba quốc gia Kenya, Uganda và Tanzania liên quan đến việc phân chia tài sản và nghĩa vụ


13

pháp lý của Cộng đồng Đông Phi ( tổ chức quốc tế thành lập năm 1967 với 5 quốc gia thành
viên là Kenya, Uganda, Tanzania, Rwanda, Buurundi và tan rã năm 1977). Với sự trợ giúp của
Ngân hàng thế giới và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, ba quốc gia đã thỏa thuận
chọn nhà ngoại giao Thụy Sĩ Victor Umbricht với tư cách hòa giải tranh chấp.
-

Biện pháp thành lậpỦy ban điều tra

Thực tế cho thấy khi một bất đồng giữa các quốc gia về sự việc, luật pháp hoặc chính
sách sâu sắc đến mức có thể làm phát sinh một tranh chấp quốc tế thì các bên sẽ kiên trì quan
điểm của mình, khó có khả năng nhượng bộ hoặc hòa giải. Khi rơi vào hoàn cảnh này một hoặc
tất cả các bên tranh chấp đều dễ từ chối việc thảo luận vấn đề với lý do quan điểm của họ là
“không thể đàm phán”. Trong trường hợp này thì cả đàm phán lẫn trung gian, hòa giải đều khó
có thể đưa đến một giải pháp cho tranh chấp, bởi vậy cần có một biện pháp khác, đó là thành
lập Ủy ban điều tra. Thành lập Ủy ban điều tra là hình thức giải quyết tranh chấp đã được ghi
nhận trong Công ước La hay về giải quyết tranh chấp quốc tế năm 1899 và 1907. Theo đó, các
bên tranh chấp có thể lập ra hoặc đề nghị thành lập một Ủy ban điều tra với nhiệm vụ là cùng
tìm hiểu thực tế của sự việc dẫn đến tranh chấp giữa các bên. Khi kết thúc việc điều tra, Ủy ban
sẽ đệ trình báo cáo lên các bên tranh chấp và báo cáo này không có giá trị pháp lý ràng buộc các
bên. Trong báo cáo các bên có thể trình bày về các văn bản, việc giám sát trên thực địa, nghe
nhân chứng chứng song không đưa ra bình luận về tranh chấp. Thực tiễn quốc tế đã có nhiều
Ủy ban điều tra được thành lập như việc Anh và Đan Mạch đã nhất trí thành lập Ủy ban điều tra
gồm có 3 điều tra viên người Pháp, Bỉ và Hà Lan, điều tra về nguyên nhân vụ tai nạn của tàu

Red Crusader. Tàu Red Crusader của Anh bị phía Đan Mạch cho là đang đánh cá trộm tại vùng
biển của Đan Mạch và tiến hành bắt giữ và cho 2 nhân viên công vụ lên tàu Red Crusader để áp
giải về cảng của Đan Mạch. Tuy nhiên, 2 nhân viên này đã bị các thủy thủ Anh khống chế buộc
phía Đan Mạch phải nổ súng và gây thiệt hại cho tàu.
Biện pháp thành lập Ủy ban hòa giải
Biện pháp thành lập Ủy ban hòa giải được xác định là một biện pháp giải quyết tranh
chấp quốctế bất kể tính chất của các tranh chấp này theo đó một Ủy ban được các bên thành lập,
trên cơ sở thường trực hoặc adhoc để giải quyết tranh chấp, tiến hành việc xem xét một cách
khách quan tranh chấp và cố gắng xác định cácđiều khoản của một giải pháp mà các bên có thể
chấp nhận hoặc tạo điều kiện cho các bên, với mục tiêu nhằm tìm kiếm một giải pháp, những sự
trợ giúp tương tự trong trường hợp được các bên đề nghị. Biện pháp thành lập Ủy ban hòa giải
để giải quyết tranh chấp quốc tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như Công ước của
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế năm 1969,
Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn năm 1985, Công ước về hòa giải và trọng tài năm 1992 của
các quốc gia thành viên Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu ( sau này là tổ chức an ninh và


14

hợp tác châu Âu – OSCE). Ủy ban hòa giải là biện pháp được áp dụng phổ biến để giải quyết
các tranh chấp quốc tế. Ví dụ như Ủy ban hòa giải trong các vụ tranh chấp Bolivia – Paraguay
năm 1929 về biên giới lãnh thổ; hay tranh chấp về xác định ranh giới thềm lục địa giữa Iceland
và Nauy năm 1981…
Biện pháp giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
Tổ chức quốc tế là mô hình hợp tác khá hiệu quả của các quốc gia trong quan hệ quốc
tế. Tổ chức quốc tế không chỉ điều phối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia mà còn có vai trò
quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là tranh chấp giữa các thành
viên.Tổ chức quốc tế xây dựng khung pháp lý làm cơ sở để các quốc gia thành viên giải quyết
tranh chấp quốc tế của mình. Bên cạnh đó, tổ chức quốc tế cũng có thể tham gia vào quá trình
giải quyết tranh chấp với vai trò môi giới, trung gian, hòa giải… hoặc thành lập các cơ quan,

thiết chế có chức năng giải quyết.
Xuất phát từ các nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, các quốc gia thành
viên của tổ chức quốc tế đồng thời là các bên tranh chấp hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn cơ
chế giải quyết tranh chấp của tổ chức quốc tế hoặc bất cứ biện pháp hòa bình khác mà các bên
cho là phù hợp để giải quyết tranh chấp.


Giải quyết tranh chấp trong Liên hợp quốc:

Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế đa phương toàn cầu được thành lập với mục đích duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế. Bên cạnh việc quy định các biện pháp hòa bình giải quyết tranh
chấp quy định tại điều 33, Hiến chương Liên hợp quốc cũng xác định rõ chức năng, thẩm
quyền của các cơ quan của Liên hợp quốc trong giải quyết tranh chấp quốc tế. Các cơ quan của
Liên hợp quốc, ở mức độ khác nhau, đều tham gia vào qua trình giải quyết tranh chấp quốc tế.

Đại hội đồng là cơ quan bao gồm tất cả các thành viên Liên hợp quốc. Đại hội
đồng có quyền xem xét những nguyên tắc chung về hợp tác duy trì hòa bình và an ninh quốc tế,
trong đó có vấn đề giải trừ quân bị, và dựa vào những nguyên tắc ấy đưa ra những kiến nghị
cho các thành viên Liên hợp quốc và Hội đồng Bảo an. Đại hội đồng có quyền thảo luận mọi
vấn đề liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế do các quốc gia hoặc Hội đồng Bảo an
đưa ra. Trong trường hợp cần phải hành động để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, Đại hội
đồng chuyển cho Hội đồng Bảo an trước hay sau khi thảo luận. Đại hội đồng có thể lưu ý Hội
đồng Bảo an về những tình thế có thể làm nguy hại đến hòa bình an ninh quốc tế. Tuy nhiên,
khi Hội đồng Bảo an thực hiện chức năng của mình, Đại hội đồng không được đưa ra kiến nghị
nếu Hội đồng Bảo an không yêu cầu.

Hội đồng Bảo an là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và
an ninh quốc tế. Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an có quyền



15

điều tra mọi vụ tranh chấp hoặc mọi tình thế có thể dẫn đến sự bất hòa giữa các quốc gia, xác
định xem tình thế hoặc tranh chấp ấy nếu kéo dài thì có thể đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc
tế không. Nếu thấy có dấu hiệu đe dọa hòa bình an và ninh quốc tế, Hội đồng Bảo an có quyền
yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau bằng các biện pháp hòa bình nêu tại
khoản 1, Điều 33, Hiến chương Liên hợp quốc. Nếu không giải quyết các tranh chấp bằng biện
pháp hòa bình nêu trên, các bên phải đưa tranh chấp ra trước Hội đồng Bảo an, Hội đồng Bảo
an sẽ kiến nghị về những thủ tục, phương thức giải quyết thỏa đáng. Trong trường hợp Hội
đồng Bảo an xem xét thấy có sự đe dọa nghiêm trọng hòa bình và an ninh quốc tế hoặc có hành
vi xâm lược, cơ quan này có quyền: Thứ nhất yêu cầu các bên thi hành biện pháp tạm thời; Thứ
hai quyết định các biện pháp quân sự như: cắt đứt toàn bộ hoặc từng phần quan hệ kinh tế,
đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện giao
thông khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao; Thứ ba áp dụng những biện pháp quân sự mà
Hội đồng Bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.
Biện pháp này bao gồm những cuộc thị uy, những biện pháp phong tỏa và những cuộc hành
binh khác do các lực lượng hải, lục, không quân của các nước thành viên Liên hợp quốc thực
hiện. Biện pháp quân sự sẽ được tiến hành nếu biện pháp phi quân sự mà Hội đồng Bảo an đã
áp dụng tỏ ra không thích hợp hoặc không có hiệu lực.
Với các quy định trên có thể thấy, trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, Hội
đồng Bảo an có thể thực hiện các chức năng môi giới, trung gian, điều tra và hòa giải. Bên cạnh
đó, thẩm quyền của Hội đồng Bảo an còn được tăng cường khi đưa ra các quyết định bắt buộc
đối với các bên tranh chấp trong trường hợp có sự đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế hoặc có
hành vi xâm lược.

Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan tư pháp của Liên hợp quốc có chức năng giải
quyết tranh chấp quốc tế và đưa ra kết luận tư vấn. Khác với tranh chấp được Hội đồng Bảo an
xem xét thường gắn với nguy cơ đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế, các tranh chấp được đưa
ra Tòa án Công lý quốc tế thường là các tranh chấp mang tính pháp lý. Khoản 2, Điều 36, Hiến
chương quy định: “Hội đồng Bảo an cũng phải chú ý rằng những tranh chấp có tính chất pháp

lý nói chung phải do các đương sự đưa ra trước Tòa án Quốc tế, theo đúng những quy định của
quy chế tòa án”. Tòa án Công lý quốc tế chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các
quốc gia là thành viên Liên hợp quốc. Các quốc gia không phải là thành viên Liên hợp quốc
nhưng muốn tham gia quy chế Tòa án Công lý quốc tế và đưa tranh chấp ra Tòa thì phải thỏa
mãn những điều kiện do Đại hội đồng quyết định trong từng trường hợp cụ thể theo kiến nghị
của Hội đồng Bảo an. Phán quyết của Tòa án Quốc tế có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh
chấp.


16



Tổng thư ký Liên hợp quốc có quyền lưu ý Hội đồng Bảo an về mọi vấn đề mà

theo nhận định của Tổng thư ký có thể đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Trong thực tiễn,
Tổng thư ký thường có vai trò môi giới, trung gian hoặc hòa giải các tranh chấp quốc tế khi các
bên yêu cầu hoặc theo đề nghị của Đại hội đồng hoặc Hội đồng Bảo an.


Giải quyết tranh chấp quốc tế trong các tổ chức quốc tế và hiệp định khu vực:

Theo điều 52, Hiến chương Liên hợp quốc: “ Không một quy định nào trong Hiến
chương ngăn cản sự tồn tại của những hiệp định hoặc tổ chức quốc tế khu vực nhằm giải quyết
các vấn đề liên quan đến duy trì hòa bình và an ninh quốc tế bằng những hành động có tính chất
khu vực, miễn là những hiệp định hoặc tổ chức đó và những hoạt động của chúng phù hợp với
mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc”.


Hiến chương của liên đoàn các nước Ả Rập quy định Hội đồng liên đoàn có thể


đóng vai trò môi giới, hòa giải hoặc trọng tài để dàn xếp các tranh chấp giữa các nước thành
viên Liên đoàn. Hội nghị thường kỳ của các nguyên thủ quốc gia các nước Ả Rập ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong việc hòa giải các tranh chấp giữa các nước trong khu vực.


Hiến chương của Tổ chức thống nhất châu Phi (nay là Liên minh châu Phi) cũng

quy định việc hòa bình giải quyết tranh chấp các nước thành viên thông qua đàm phán, trung
gian, hòa giải và trọng tài (Điều 3). Các cơ quan chính của Tổ chức thống nhất châu Phi như
Hội đồng những người đứng đầu nhà nước và chính phủ, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao đóng
vai trò quyết định trong giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên. Trong Hiến chương của
Tổ chức thồng nhất châu Phi còn quy định về Ủy ban trung gian, hòa giải và trọng tài (Điều 19).
Trên thực tế, các nước thành viên Tổ chức thống nhất châu Phi thường không muốn giải quyết
tranh chấp thông qua các biện pháp tư pháp như tòa án hay trọng tài mà thường cố gắng gải
quyết tranh chấp thông qua các biện pháp mềm dẻo hơn như đàm phán trung gian hay hòa giải.

Hiến chương tổ chức các nước châu Mỹ và Hiệp ước Bôgôta về hòa bình giải
quyết tranh chấp quy định tranh chấp phát sinh giữa các nước thành viên Tổ chức các nước
châu Mỹ phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình như môi giới, trung gian, hòa giải,
trọng tài, tòa án. Các văn bản này dành cho các cơ quan chính của tổ chức như: Hội đồng
thường trực, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao một phạm vi thẩm quyền nhất định trong quá trình
giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên. Năm 1970, các thành viên của tổ chức các nước
châu Mỹ đã thỏa thuận thành lập ủy ban liên Mỹ về hòa bình giải quyết tranh chấp với tư cách
là cơ quan trực thuộc hội đồng thường trực. Trong thực tế, Hội đồng thường trực và Ủy ban liên
Mỹ có vai trò ngày càng tăng trong việc giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các nước
thành viên.

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đặc biệt chú trọng tới hòa bình
giải quyết tranh chấp giữa các nước trong khu vực. Điều 2 Hiến chương ASEAN ghi nhận giải



17

quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa
các nước thành viên. Vấn đề giải quyết tranh chấp cũng được đề cập tại chương VIII của hiến
chương ASEAN. Nhằm cụ thể hóa các quy định của hiến chương, tháng 4 năm 2010 các nước
thành viên của tổ chức đã kí nghị định thư về cơ chế giải quyết tranh chấp. Theo nghị định thư
tranh chấp giữa các quốc gia thành viên được gải quyết thông qua các biện pháp tham vấn, môi
giới, trung gian, hòa giải, trọng tài. Nghị định thư cũng ghi nhận việc áp dụng các biện pháp giải
quyết tranh chấp phải được sự đồng ý của các bên tranh chấp. Nếu tranh chấp không được giải
quyết thông qua các biện pháp nêu trên, các bên có quyền đưa vụ tranh chấp ra Hội đồng điều
phối ASEAN và cơ quan có thẩm quyền cao nhất giải quyết tranh chấp trong ASEAN là Hội
nghị cấp cao ASEAN. Bên cạnh cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong hiến chương
ASEAN và nghị định thư 2010, các thành viên ASEAN có quyền áp dụng những biện pháp
giải quyết tranh chấp được quy định tại điều 33, Hiến chương Liên hợp quốc hoặc các văn bản
pháp lý quốc tế khác mà các thành viên ASEAN là bên tranh chấp có tham gia.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế
Các bên tranh chấp có thể thỏa thuận áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua
cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án Quốc tế, Trọng tài Quốc tế hoặc cơ quan tài phán được
thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Thông thường các biện pháp này sẽ được áp
dụng khi mà các nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng không thu
được kết quả mà các bên mong muốn.
Giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế được quy định trong công ước
Lahaye năm 1899 và 1907 về hòa bình và giải quyết tranh chấp quốc tế, Hiến chương Liên hợp
quốc, Công ước của liên hợp quốc về Luật Biển 1982…
Cơ quan tài phán quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên tranh
chấp chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán thông qua các thỏa thuận được kí kết trước
hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Hoạt động của cơ quan tài phán phải phù hợp với các nguyên

tắc cơ bản của Luật Quốc tế.So với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, giải quyết tranh
chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế có các quy định chặt chẽ về trình tự, thủ tục.Các quyết
định của cơ quan tài phán quốc tế có giá trị pháp lý bắt buộc với các bên tranh chấp.
Trọng tài được xác định là “Thủ tục giải quyết tranh chấp quốc tế giữa các quốc
gia bằng một phán quyết mang tính ràng buộc trên cơ sở luật pháp như là kết quả của một cam
kết được chấp nhận một cách tự nguyện”. Cho dù đều là những biện pháp hòa bình giải quyết
tranh chấp khác nhau song có sự phân biệt về tính chất và hệ quả pháp lý của các biện pháp giải
quyết tranh chấp được áp dụng. Nếu như đối với nhóm các biện pháp ngoại giao (đàm phán,
điều tra, trung gian, hòa giải), giải pháp cho tranh chấp hoàn toàn nằm trong sự “kiểm soát” của


18

bên tranh chấp thì đối với nhóm các biện pháp pháp lý (trọng tài, giải quyết bằng thủ tục tư
pháp), giải pháp cho tranh chấp do bên thứ 3 quyết định. Khi quyết định sử dụng các biện pháp
thuộc nhóm thứ 2 này, các bên tranh chấp muốn đạt được một giải pháp ràng buộc cho tranh
chấp của mình. Xét về mặt lịch sử thì hình thức trọng tài được phát triển sớm và là nền tảng cho
việc thiết lập nên các thiết chế tài phán thường trực như PCA, TAQT, TALB… Hình thức
trọng tài cũng khá đa dạng, có thể là trọng tài adhoc hoặc trọng tài thường trực. Khi sử dụng
hình thức trọng tài, các bên có quyền lựa chọn trọng tài viên, thủ tục, luật áp dụng, địa điểm tổ
chức trọng tài và các vấn đề cụ thể khác. Việc các bên kiểm soát thủ tục trọng tài làm cho trọng
tài hoàn toàn khác biệt với việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp của tòa án.
Tòa án quốc tế:
Đây là biện pháp tài phán giải quyết tranh chấp quốc tế bằng việc các bên tranh chấp
đưa tranh chấp của mình ra xét xử tại các Tòa án thường trực như TALB, Tòa án nhân quyền
Châu Âu…Cũng giống như thủ tục trọng tài, kết quả giải quyết tranh chấp bằng tòa án là một
quyết định mang tính ràngbuộc các bên tranh chấp. Tuy nhiên, khác với thủ tục trọng tài, khi
tiến hành giải quyết tranh chấp bằng tòa án, các bên tranh chấp phải tuân thủ quy trình và quy
tắc tố tụng đã được định sẵn của tòa. Ngày nay, việc nhiều Tòa án quốc tế và khu vực được
thành lập với quyền tài phán chuyên biệt vừa là một bước phát triển mới của hệ thống giải quyết

tranh chấp quốc tế, đồng thời cũng tạo ra sự quan ngại cho cộng đồng quốc tế về khả năng
chồng lấn về mặt thẩm quyền cũng như việc hoạt động của các tòa án này có thể dẫn đến việc
phá vỡ sự thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc tế.
1.3. Khái quát chung về cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ƣớc Luật biển 1982
a. Biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982 và
nguyên tắc lựa chọn biện phápgiải quyết tranh chấp
 Biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của Công ước Luật biển 1982
Việc giải quyết tranh chấp trên biển trong Luật quốc tế hiện đại chủ yếu dựa trên các
quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), có hiệu
lực từ ngày 16/11/1994. Công ước Luật biển năm 1982 vừa là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng
hỗ trợ các quốc gia trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ có hiệu quả các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở biển, vừa là công cụ hữu hiệu để các quốc gia giải quyết các tranh chấp
phát sinh từ biển. Vấn đề giải quyết tranh chấp về biển được quy định cụ thể tại phần XV, từ
Điều 279 đến Điều 299 của Công ước Luật biển 1982 và các Phụ lục có liên quan, bao gồm
các vấn đề: nguyên tắc giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, cơ quan có
thẩm quyền giải quyết tranh chấp; trình tự, thủ tục hoà giải; tổ chức, thẩm quyền, và thủ tục tố
tụng của Toà án Quốc tế về Luật biển; thẩm quyền, thủ tục và giải quyết tranh chấp bằng trọng
tài; về việc giải quyết tranh chấp bằng Toà trọng tài đặc biệt, v.v… Nguyên tắc nền tảng, được


19

dùng làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp theo Công ước 1982, là: Các quốc gia thành
viên giải quyết mọi tranh chấp trong việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương
pháp hoà bình theo đúng Điều 2, Khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc “và, vì mục đích
này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, Khoản 1 của
Hiến chương” (Điều 279). Như vậy, các bên có thể tán thành bất cứ một cách thức giải quyết
tranh chấp nào mà họ lựa chọn. Không một quy định nào của Công ước ảnh hưởng đến quyền
của các quốc gia áp dụng bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hoà bình nào theo sự lựa
chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ (Điều 280). Và: “Khi có một tranh chấp xảy

ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên
tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng
thương lượng hay bằng các phương pháp hoà bình khác…”(Điều 283)
Tại Phụ lục V của Công ước đã trù tính đến việc thành lập một uỷ ban hoà giải với
chức năng “nghe ý kiến của các bên, xem xét các yêu sách và các ý kiến phản bác của họ, và
đưa ra những đề xuất cho các bên với ý định muốn đạt được một sự hoà giải”. Những người
hoà giải có thể làm một báo cáo không bắt buộc đối với các bên. Nếu không đạt được một giải
pháp nào thì sẽ phải áp dụng các thủ tục bắt buộc dẫn đến những kết luận bắt buộc. Các bên
tranhchấp có thể tuyên bố bằng văn bản chấp nhận quyền tài phán của một trong các toà án
sau: Toà án quốc tế về Luật biển, Toà án quốc tế, một toà trọng tài thông thường hoặc toà án
trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII dành cho các loại tranh chấp đã được định
rõ trong Phụ lục này. Theo quy định tại Điều 296 (Tính chất tối hậu và bắt buộc của các quyết
định), thì: các quyết định do toà án có thẩm quyền đưa ra là có tính chất tối hậu (chung thẩm),
và tất cả các bên tranh chấp phải tuân theo. Các quy định về giải quyết tranh chấp của Công
ước đòi hỏi tất cả các quốc gia thừa nhận hoặc phê chuẩn Công ước phải thực hiện, không
được bảo lưu một ý kiến nào. Tuy nhiên các quốc gia có thể lựa chọn cách thức riêng cho
mình đối với việc giải quyết tranh chấp, hoặc có thể chấp nhận quyết định bắt buộc của một toà
án nào đó và có quyền lựa chọn nhất định về tính chất và thành phần của toà án.
Nội dung quan trọng nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp trong UNCLOS là “các thủ
tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc”,theo đó mọi tranh chấp liên quan đến việc giải
thích hay áp dụng UNCLOS khi không được giải quyết bằng cách áp dụng phương thức
thương lượng hoặc hoà giải thì theo yêu cầu của một bên tranh chấp, tranh chấp sẽ được đưa ra
trước toà án hoặc trọng tài có thẩm quyền.Các quốc gia có thể chọn một hoặc nhiều biện pháp
về thủ tục giải quyết bắt buộc như Toà án quốc tế về luật biển, Toà án công lí quốc tế, toà trọng
tài và toà trọng tài đặc biệt (dành cho tranh chấp về lĩnh vực nghề cá, bảo vệ và bảo tồn môi
trường biển, nghiên cứu khoa học biển hoặc về hàng hải, nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do
nhấn chìm gây ra).



×