Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại NHỮNG vấn đề PHÁP lý về HOẠT ĐỘNG đại DIỆN THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385 KB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT
ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

NGUYỄN MAI HÂN

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
PHAN THANH VÀNG
MSSV: 5044219
MSL: LK0464A1


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

NHẬN XÉT CỦA GI ÁO VIÊN
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................


.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Trung .........................................................................................................
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN


Trang 1

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài........................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài .................................................................2
5. Kết cấu của đề tài.......................................................................................2
Lời nói đầu .............................................................................................................3
Phần nội dung.........................................................................................................5
Chương 1: Khái quát về đại diện thương mại ........................................................5
1.1. Khái niệm đại diện thương mại..................................................................5
1.1.1 Định nghĩa về đại diện .....................................................................5
1.1.1.1 Đại diện theo Bộ luật dân sự ..................................................5
1.1.1.2 Đại diện cho thương nhân theo Luật thương mại ..................6
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đại diện thương mại ................................7

Trung

1.2. Một số ưu và nhược điểm của đại diện thương mại .................................9
Ưu điểm
hoạtThơ

động @
đại Tài
diện thương
mại..................................9
tâm 1.2.1
Học liệu
ĐHcủa
Cần
liệu học
tập và nghiên cứu
1.2.2 Nhược điểm của hoạt động đại diện thương mại ..........................11

1.3. So sánh hoạt động đại diện thương mại với một số hoạt động khác ......11
1.3.1. So sánh giữa đại diện thương mại và môi giới thương mại..........11
1.3.2. So sánh giữa đại diện thương mại và ủy thác thương mại............13
1.3.3. So sánh giữa đại diện thương mại và đại lý thương mại ..............15
Chương 2: Những quy định cụ thể về hoạt động đại diện thương mại và một số
kiến nghị..............................................................................................................18
2.1. Những quy định cụ thể về hoạt động đại diện thương mại theo Luật
thương mại Việt Nam...........................................................................................18
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện thương mại...........18
2.1.1.1. Khái niệm về đại diện thương mại .........................................18
2.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đại diện thương mại........................18
2.1.2. Hợp đồng đại diện thương mại........................................................20
2.1.2.1. Định nghĩa về hợp đồng đại diện thương mại........................20
2.1.2.2. Chủ thể của hợp đồng đại diện thương mại ...........................21
2.1.2.3. Đối tượng của hợp đồng đại diện thương mại .......................22
2.1.2.4. Hình thức của hợp đồng đại diện thương mại........................25
2.1.2.5. Nội dung của hợp đồng đại diện thương mại.........................25
Giáo viên hướng dẫn:

NGUYỄN MAI HÂN

Trang 2

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

2.1.2.6. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại diện cho
thương nhân theo Luật thương mại Việt Nam năm 2005 ....................................26
2.2. Chấm dứt hợp đồng đại diện cho thương nhân ........................................37
2.3. Một số vấn đề cần trao đổi và hoàn thiện ................................................38
Kết luận ................................................................................................................44

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 3

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, để đứng vững trên thương trường đòi hỏi các nhà
kinh doanh phải nắm bắt kịp thời những thông tin về thị trường, về nhu cầu và thị
hiếu người tiêu dùng…Vấn đề đó không phải đơn giản đối với những thương
nhân lần đầu tiên tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế hoặc mua bán
hàng hóa, cung ứng dịch vụ mới hoặc tại thị trường mới. Vì vậy các thương nhân
có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau trong quá trình hoạt động thương
mại của mình để kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh và phù hợp với điều kiện
kinh tế. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, đòi hỏi
các thương nhân Việt Nam không chỉ hiểu biết về pháp luật của nước mình mà
cần phải có tầm hiểu biết pháp luật liên quan đến đối tác nước ngoài để tránh
những rủi ro không đáng có khi giao dịch với họ. Trong bối cảnh của nền kinh tế
quốc tế đã và đang tồn tại hai phương thức giao dịch mà các thương nhân có thể
lựa chọn khi thực hiện hoạt động thương mại của mình đó là: phương thức giao
dịch trực tiếp và giao dịch qua trung gian thương mại. Trong đó phương thức qua
trung gian thương mại nói chung cũng như phương thức đại diện cho thương
nhân- đại diện thương mại nói riêng được xem là rất phổ biến và được hầu hết
thương
dụngCần
khi giao
dịch
đốiliệu
tác. Để
áp tập
dụng và
phương
thức này
Trungcác
tâm
Họcnhân

liệuápĐH
Thơ
@vớiTài
học
nghiên
cứu
đòi hỏi các thương nhân phải nắm bắt được những vấn đề liên quan đến chủ thể
áp dụng, hình thức kí kết hợp đồng, phạm vi đại diện, quyền và nghĩa vụ của các
bên,…và đặc biệt là vấn đề thù lao mà bên trung gian được hưởng. Tất cả những
vấn đề liên quan đến hoạt động đại diện thương mại này được pháp luật quy định
như thế nào và áp dụng ra sao đòi hỏi những nhà kinh doanh- các thương nhân
phải có sự hiểu biết và nghiên cứu đầy đủ, cụ thể để tránh sự nhầm lẫn hoặc vi
phạm không đáng có. Đây cũng chính là lý do để em chọn đề tài “ Những vấn đề
pháp lý về hoạt động đại diện thương mại” làm đề tài luận văn cử nhân luật.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Xuất phát từ những quy định pháp lý hiện hành cùng với những bất cập
trong đời sống xã hội khi áp dụng phương thức đại diện cho thương nhân, bài
viết đi sâu nghiên cứu những quy định pháp lý nhằm làm sáng tỏ nội dung
còn vướng mắc, đưa ra những kiến nghị, bổ sung nhằm góp phần hoàn thiện
chế độ pháp lý về hoạt động đại diện thương mại.
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, bài viết tập trung phân tích các
quy định pháp lý về khái niệm, đặc điểm của hoạt động đại diện thương mại,
Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 4

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG



NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

so sánh giữa đại diện thương mại và một số chế định pháp lý khác, những
vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện thương mại và một số kiến nghị nhằm
làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý về hoạt động đại diện thương mại.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Cơ sở khoa học pháp lý và những nội dung lý luận về luật học là nền tảng
trong việc nghiên cứu. Phương pháp biện chứng duy vật được sử dụng như là
cơ sở phương pháp luận để xây dựng toàn bộ các vấn đề của luận văn. Bên
cạnh đó, em còn sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để tìm hiểu các quy định
của pháp luật Việt Nam hiện hành.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu được vận dụng để đối chiếu với các quy
định của pháp luật khác có liên quan.
+ Phương pháp chứng minh được sử dụng để đưa ra những dẫn chứng cụ
thể.
+ Phương pháp tổng hợp thống kê tài liệu như chương trình tìm kiếm, tra
cứu để thu thập tài liệu.
5. Kết cấu của đề tài:
Đề tài được kết cấu theo bố cục:
- Phần mở đầu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
- Phần nội dung:
+ Chương 1: Khái quát về đại diện thương mại.
+ Chưong 2: Những quy định cụ thể về hoạt động đại diện thương mại
-

và một số kiến nghị.

Phần kết luận.
Tài liệu tham khảo.

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 5

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, để đưa hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất, nhà
cung ứng đến người tiêu dùng, các thương nhân có thể sử dụng nhiều phương
thức giao dịch khác nhau. Trong đó đại diện cho thương nhân- đại diện thương
mại có thể xem là một chế định pháp lý đặc biệt của Luật thương mại trong quan
hệ với chế định pháp lý về đại diện mang tính chất chung theo quy định của Bộ
luật dân sự quy định về phương thức đại diện qua trung gian nói chung hay đại
diện thương mại nói riêng. Trên thương trường quốc tế, đại diện cho thương nhân
hay đại diện thương mại đã hình thành từ lâu đời trong hoạt động thương mại. Nó
hình thành từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và phát triển sâu rộng trở thành tập
quán thương mại phổ biến, sau đó được pháp luật nhiều nước điều chỉnh1. Hoạt
động đại diện thương mại không chỉ được điều chỉnh bởi luật pháp của mỗi quốc
gia mà còn được tổ chức quốc tế quy định. Là đạo luật đầu tiên trên thế giới quy
định về vấn đề này, Bộ luật thương mại Đức năm 1908 đã đưa ra các quy định
đặc biệt về “đại lý thương mại” (Handlungsagenten)- là tiền thân của chế định về
đại diện thương mại ngày nay. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã đi theo xu

hướng này trong đó có Thụy Điển, NaUy, Đan Mạch vào năm 1914, Áo năm
1921, Hà Lan năm 1936, Italia năm 1942, Thụy Sỹ năm 19442,…
Ngay
sau liệu
khi raĐH
đời,Cần
các quy
định
“đạiliệu
lý thương
mại”và
đã nghiên
đòi hỏi phải
Trung tâm
Học
Thơ
@vềTài
học tập
cứu
được sửa đổi vì nó không xác định rõ ràng được địa vị pháp lý của người đại lý
với các quan hệ pháp lý gần gũi với nó như người giúp việc thương mại với tính
chất giống như người làm công…Vì vậy hầu hết các quy định về đại lý thương
mại đã được sửa đổi ở Châu Âu và chế định đại diện thương mại ra đời.
Cùng với quá trình hòa nhập vào cộng đồng Châu Âu, pháp luật về đại diện
thương mại ở Châu Âu cũng được nhất thể hóa theo Thông tư ngày 18 tháng 2
năm 1986 của Cộng đồng Châu Âu về việc chỉnh lý pháp luật Đại diện thương
mại và sửa đổi, bổ sung các quy định này vào năm 1989. Bên cạnh đó, ngày 18
tháng 12 năm 1986 Hội đồng của Cộng đồng Châu Âu đã ban hành chỉ thị số
86/653/EEC về việc kết hợp Luật của các nước thành viên liên quan đến những
người đại diện thương mại độc lập3.

Ở Việt Nam, đại diện cho thương nhân mặc dù trước đây đã ít nhiều xuất hiện
trong thực tiễn thương mại nhưng thực ra đây là loại hoạt động thương mại mới
được thừa nhận về mặt pháp lý. Đại diện cho thương nhân lần đầu tiên chính thức
1

Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nhà nước và pháp luật- số 08/2006, sđd
Nguyễn Am Hiểu, Quản Thị Mai Hường- Tìm hiểu pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và đại diện
thương mại-NXB Đà Nẵng-năm 2000
3
Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nhà nước và pháp luật- số 08/2006, sđd
2

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 6

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

được quy định trong Luật thương mại năm 1997 và hiện nay tiếp tục được quy
định trong Luật thương mại 20054. So với Luật thương mại 1997, các quy định
về đại diện cho thương nhân đã có một số điểm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
đòi hỏi của thực tiễn trong kinh doanh trong nước và thông lệ quốc tế. Nhất là
trong giai đoạn hiện nay, cùng với quá trình hòa nhập vào nền kinh tế thị trường
đòi hỏi phải phát huy hơn nữa vai trò của chế định đại diện thương mại, bởi vì
nếu hoạt động đại diện cho thương nhân phát triển sẽ có thêm nhiều cơ hội cho

các thương nhân giao lưu, hợp tác lẫn nhau, qua đó làm tăng khối lượng hàng
hóa lưu thông trên thị trường và đem lại lợi nhuận cao cho nhà kinh doanh nói
riêng cũng như cho cả nền kinh tế nói chung. Do đó, với những chế định về đại
diện cho thương nhân được quy định trong Luật thương mại năm 2005 đã điều
chỉnh khá chặt chẽ những vấn đề liên quan đến hoạt động này. Tuy nhiên, bên
cạnh mặt tích cực còn có những hạn chế nhất định trong quá trình thực thi pháp
luật. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật và có sự điều
chỉnh phù hợp với thông lệ quốc tế để nền kinh tế nước ta thật sự vững mạnh khi
chuyển sang nền kinh tế thị trường và biết tận dụng cơ hội trong quá trình hậu gia
nhập WTO. Do đó vai trò của hoạt động đại diện thương mại đối với nền kinh tế
nước ta là không thể thiếu để đứng vững trên thương trường, đồng thời vấn đề
điều chỉnh hoạt động này sao cho phù hợp là hết sức cần thiết để góp phần hoàn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
thiện hệ thống pháp luật nước nhà.

4

Từ Điều 141 đến Điều 149- Luật thương mại 2005

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 7

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái niệm đại diện thương mại:
1.1.1. Định nghĩa về đại diện:
1.1.1.1. Đại diện theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005:
Theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 thì đại diện là việc
một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác
(sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong
phạm vi đại diện5. Theo định nghĩa này thì đại diện là một quan hệ pháp lý được
xác lập giữa người đại diện và người được đại diện, mà trong quan hệ pháp lý đó
người đại diện nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện để xác lập giao
dịch hoặc thực hiện các giao dịch. Như vậy là người xác lập, thực hiện giao dịch
không xác lập, thực hiện giao dịch cho chính bản thân họ mà xác lập, thực hiện
giao dịch cho người khác- người được đại diện. Người đại diện khi xác lập, thực
hiện giao dịch không nhân danh mình mà nhân danh người được đại diện. Việc
xác lập, thực hiện các giao dịch đó phải hướng tới lợi ích của người được đại
và Học
việc đại
diệnĐH
chỉ được
hành
thẩmtập
quyền
diện. cứu
Trungdiện
tâm
liệu
Cầntiến
Thơ

@trong
Tàiphạm
liệu vihọc
vàđại
nghiên
Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 quy định quan hệ đại diện được xác lập theo
hai cách, hoặc theo quy định của pháp luật hoặc theo sự ủy quyền6.
Xác lập quan hệ đại diện theo quy định của pháp luật có nghĩa là quan hệ đó
đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, thí dụ Luật hôn nhân và
gia đình quy định cha mẹ là người đại diện cho con chưa thành niên,…Xác lập
quan hệ đại diện theo pháp luật cũng có thể dựa trên cơ sở một quyết định cụ thể
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quyết định của Tòa án chỉ định người
giám hộ đối với người bị hạn chế năng lực hành vi, quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền về việc bổ nhiệm một người nào đó đối với doanh nghiệp,
hoặc Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định rõ Thống đốc ngân hàng nhà
nước là người đại diện cho ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp đại
diện theo pháp luật, phạm vi đại diện cũng được cụ thể trong các quy định của
pháp luật.
Khác với đại diện theo quy định của pháp luật, đại diện theo sự ủy quyền
được xác lập trên cơ sở phải có sự ủy quyền của chính bản thân người được đại
diện. Người được đại diện ủy quyền cho người đại diện nhân danh người được
5
6

Khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005
Khoản 3 Điều 139 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN


Trang 8

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

đại diện để thực hiện các công việc của người được đại diện. Điều đó có nghĩa là
người đại diện có quyền nhân danh người được đại diện để xác lập và thực hiện
các giao dịch cho người được đại diện. Khác với phạm vi đại diện theo pháp luật,
phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác định theo sự ủy quyền của người được
đại diện. Đại diện theo sự ủy quyền được thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận,
theo nguyên tắc tôn trọng ý chí của các bên. Vì vậy, Bộ luật dân sự đã thể chế
một chế định hợp đồng ủy quyền7.
Một điều cần làm rõ là xác định hậu quả pháp lý của các giao dịch được xác
lập, thực hiện thông qua người đại diện. Trong quan hệ đại diện, người xác lập và
thực hiện các giao dịch- người đại diện- không chịu trách nhiệm về hậu quả pháp
lý của các giao dịch mà họ đã xác lập, thực hiện, trừ trường hợp họ đã hành động
vượt quá thẩm quyền đại diện. Quyền và nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch này
thuộc về người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện đã hành động vượt
quá thẩm quyền đại diện. Nói tóm lại, theo quy định của Bộ luật dân sự thì quan
hệ đại diện có một số đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Đại diện là một quan hệ pháp lý.
-

Người đại diện khi xác lập, hành động thì nhân danh và vì lợi ích của người
được đại diện để xác lập, thực hiện các giao dịch.
- Người được đại diện có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc xác lập, thực
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

hiện các giao dịch mà người đại diện đã thực hiện.
- Quan hệ đại diện có thể được xác lập theo quy định của pháp luật hoặc theo
sự ủy quyền.
-

Phạm vi đại diện theo pháp luật được quy định rõ ràng trong các quy định của
pháp luật vì lợi ích của người được đại diện.
Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác định theo chính sự ủy quyền của
người được đại diện.

1.1.1.2. Đại diện cho thương nhân theo Luật thương mại Việt Nam năm
2005:
Đại diện cho thương nhân theo Luật thương mại năm 2005- Đại diện thương
mại- có thể coi là một chế định pháp lý đặc biệt của Luật thương mại trong quan
hệ với chế định pháp lý về đại diện mang tính chất chung theo quy định của Bộ
luật dân sự. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 thì: Đại diện cho
thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của
thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương

7

Từ Điều 518 đến Điều 589 Bộ luật dân sự Việt Nam 2005

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 9

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG



NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao
về việc đại diện8.
Căn cứ vào khái niệm đại diện cho thương nhân quy định trong Luật thương
mại 2005 và khái niệm đại diện theo ủy quyền quy định trong Bộ luật dân sự
2005 có thể khẳng định: đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo
ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại. Vì quan hệ đại diện cho
thương nhân cũng có yếu tố ủy quyền của một bên (bên giao đại diện) cho một
bên khác (bên đại diện) thực hiện một hoặc một số hành vi pháp lý. Trong phạm
vi ủy quyền, bên được ủy quyền không hành động cho mình mà hành động và
nhân danh bên ủy quyền và vì lợi ích của bên này. Vì thế, trong phạm vi được ủy
quyền, bên đại diện thực hiện các giao dịch pháp lý với bên thứ ba theo danh
nghĩa của bên giao đại diện và mọi hành vi do bên đại diện thực hiện trực tiếp
mang lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại diện như chính họ thực hiện.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đại diện thương mại:
Từ khái niệm về đại diện cho thương nhân được quy định trong Luật thương
mại 20059, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm từ hoạt động này:
- Về chủ thể của quan hệ đại diện:
Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh giữa bên đại diện và bên giao đại
diện. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân thì cả bên giao đại diện và bên đại
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
diện đều phải là thương nhân. Các chủ thể này phải là tổ chức kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và
có đăng kí kinh doanh10. Ngoài ra hoạt động đại diện cho thương nhân trong một
số lĩnh vực đặc thù, như đại diện sở hữu công nghiệp thì bên đại diện còn có
những điều kiện riêng11. Trong hoạt động đại diện thương mại, bên giao đại diện
là một thương nhân có quyền thực hiện những hoạt động thương mại nhất định

(như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại) nhưng lại muốn trao
quyền đó cho thương nhân khác thay mình thực hiện một số hoạt động thương
mại. Bên đại diện cho thương nhân cũng là một thương nhân thực hiện hoạt động
đại diện một cách chuyên nghiệp. Do đó, có thể thấy hoạt động đại diện cho
thương nhân liên quan đến ba chủ thể: bên đại diện, bên giao đại diện và bên thứ
ba (có thể là một hoặc một số người). Trong quan hệ với bên giao đại diện, bên
đại diện sẽ nhân danh chính mình nhưng trong quan hệ với bên thứ ba thì họ sẽ
nhân danh bên giao đại diện, chứ không nhân danh chính mình. Do đó, trong
8

Khoản 1 Điều 141 Luật thương mại Việt Nam 2005
Khoản 1 Điều 141 LTM 2005
10
Xem Điều 6 khoản 1 Luật thương mại 2005
11
Xem Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp và
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ
9

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 10

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI


phạm vi được ủy quyền, bên đại diện được giao dịch với bên thứ ba và mọi hành
vi do bên đại diện thực hiện trực tiếp mang lại hậu quả pháp lý cho bên giao đại
diện. Khi bên đại diện giao dịch với bên thứ ba thì về mặt pháp lý các hành vi do
người này thực hiện được xem như là chính người này ủy quyền (bên giao đại
diện) thực hiện. Bên giao đại diện phải chịu trách nhiệm về các cam kết do bên
đại diện thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Đây là điểm khác biệt cơ bản của
hoạt động đại diện cho thương nhân so với các hoạt động trung gian thương mại
khác. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân, giữa bên đại diện và bên giao đại
diện có sự ràng buộc khá chặt chẽ12.
- Về nội dung của quan hệ đại diện:
Nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên tham gia quan hệ
thỏa thuận. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một
phần hoặc toàn bộ các hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên
giao đại diện13. Hoạt động đại diện cho thương nhân thường bao gồm việc tìm
kiếm các cơ hội kinh doanh cho thương nhân giao đại diện và được tiến hành
trong suốt thời gian đại diện, không giới hạn vào một vụ việc cụ thể. Bên đại diện
cho thương nhân có thể được ủy quyền tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị
trường, lựa chọn đối tác, đàm phán giao kết hợp đồng với bên thứ ba trên danh
nghĩa của bên giao đại diện. Cùng một lúc, bên đại diện có thể tiến hành hoạt
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đông này cho nhiều thương nhân trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Từ những điểm phân tích trên, có thể thấy hoạt động đại diện cho thương
nhân được quy định trong Luật thương maị 2005 có những điểm đặc thù so với
đại diện theo ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự 200514 ở những điểm
sau:
Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ đại diện theo ủy quyền trong dân sự rất
rộng, có thể là bất kỳ ai miễn là đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể được
quy định trong Bộ luật dân sự. Trong quan hệ đại diện cho thương nhân thì cả
bên đại diện và bên giao đại diện đều phải là những thương nhân độc lập.
Thứ hai, đại diện cho thương nhân là quan hệ dịch vụ thương mại nhằm mục

đích sinh lợi.Quan hệ đại diện giữa họ gắn liền với lĩnh vực hoạt động thương
mại của thương nhân như mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ thương mại
hay các hoạt động thương mại khác. Trong hoạt động đại diện cho thương nhân,
thương nhân giao đại diện ủy quyền cho thương nhân đại diện nhân danh mình
để thực hiện các hoạt động thương mại đồng thời phải có nghĩa vụ trả thù lao cho
12

Sẽ trình bày cụ thể ở phần sau
Điều 143 LTM 2005
14
Điều 142 BLDS 2005 quy định: Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa
người đại diện và người được đại diện
13

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 11

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

bên đại diện khi họ thực hiện dịch vụ này. Đại diện theo ủy quyền trong Bộ luật
dân sự không nhất thiết nhằm mục đích sinh lời. Việc trả thù lao cho bên đại diện
trong dân sự không phải là bắt buộc trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định.
Thứ ba, đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở thỏa thuận giữa thương

nhân giao đại diện và thương nhân đại diện và được thể hiện bằng hợp đồng đại
diện cho thương nhân (chính là hợp đồng ủy quyền). Đối với đại diện theo ủy
quyền, quan hệ đại diện có thể được thể hiện bằng hợp đồng ủy quyền hoặc giấy
ủy quyền. Trong đại diện theo ủy quyền cũng có trường hợp do bên được đại
diện (cấp trên) giao nhiệm vụ, ủy quyền cho bên đại diện (cấp dưới) thay mặt
mình thực hiện một số hoạt động nên không có sự thỏa thuận giữa bên đại diện
và bên giao đại diện.
Thứ tư, hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc
bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax,
thông điệp dữ liệu (là thông tin đựơc tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu
giữ bằng phương tiện điện tử) và các hành thức khác theo quy định của pháp
luật15. Đối với hợp đồng ủy quyền được quy định trong Bộ luật dân sự không
nhất thiết phải thể hiện bằng văn bản16.
1.2. Một số ưu và nhược điểm của hoạt động đại diện thương mại:
1.2.1. Ưu điểm của hoạt động đại diện thương mại:
Trong hoạt động đại diện cho thương nhân nói riêng cũng như đối với các
hoạt động trung gian thương mại nói chung thì hoạt động đại diện cho thương

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhân đóng vai trò quan trọng và là một trong những hoạt động được xem là phổ
biến nhất trên thế giới và được pháp luật của hầu hết các nước ghi nhận. Hoạt
động này đựơc áp dụng rộng rãi chính vì nó mang lại những ưu điểm sau:
- Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, để đưa hàng hóa, dịch vụ từ người
sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng đòi hỏi nhà cung cấp phải có
kiến thức sâu rộng, sự hiểu biết và tầm nhìn chuyên sâu về thị trường tiêu thụ, về
thị trường cạnh tranh…thì mới đứng vững trên thương trường. Do đó, để thu
được lợi nhuận cao, các thương nhân này (bên giao đại diện) cần phải ủy nhiệm
cho thương nhân khác (bên đại diện) để thay mình thực hiện một số hoạt động
thương mại. Bởi vì thương nhân đại diện thường là những người am hiểu thị

trường, hiểu biết pháp luật và tập quán thương mại địa phương, thông thạo
nghiệp vụ địa phương và rất có thể thương nhân ở trong diện được trực tiếp xuất
khẩu loại hàng hóa mà mình muốn tiêu thụ, và có mối quan hệ rộng rãi với khách
15
16

Xem Điều 142 và Điều 3 Luật thương mại 2005
Xem Điều 142 Bộ luật dân sự 2005

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 12

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

hàng. Hơn nữa, bên đại diện này còn có đội ngũ thực hiện giao dịch giàu kinh
nghiệm nên bên giao đại diện sẽ không tốn nhiều chi phí giao dịch và hạn chế rủi
ro. Bên cạnh đó, đối với thương nhân giao đại diện lần đầu tiên tham gia thị
trường, và đặc biệt là thị trường quốc tế hoặc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch
vụ mới hoặc tại thị trường mới thì việc ủy quyền cho thương nhân đại diện là vấn
đề cần thiết và sẽ có lợi cho mình. Hơn nữa, chi phí (thù lao) do bên giao đại diện
ủy quyền cho thương nhân đại diện thực hiện các giao dịch có thể sẽ thấp hơn chi
phí mà chính thương nhân giao đại diện tự mình thực hiện.
- Thứ hai, quan hệ đại diện thương mại thường không thực hiện trong những
thương vụ hợp tác nhanh chóng mà tồn tại trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai

bên. Do đó, nó duy trì được tính ổn định về việc thực hiện các hoạt động thương
mại mà thương nhân giao đại diện giao cho bên đại diện thực hiện và sẽ thúc đẩy
quan hệ hợp tác giữa hai bên càng bền vững và phát triển hơn. Hơn nữa, hoạt
động đại diện rất có lợi cho cả bên giao đại diện và bên thứ ba ở chỗ, bên giao
đại diện vẫn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh với bên thứ ba mà không cần
quan hệ trực tiếp với họ, còn bên thứ ba thì rất yên tâm tin tưởng rằng mình đã
quan hệ với bên giao đại diện (thường là bên có uy tín trong kinh doanh) thông
qua bên đại diện (bên trung gian).
- Thứ ba, trong hoạt động đại diện thương mại, bên đại diện hoạt động hoàn
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
toàn độc lập và tự do chứ không phải là người lao động làm thuê cho bên giao dại
diện hay là một thành viên, một người của bên giao đại diện. Bên đại diện được
tự do xác định kế hoạch, tổ chức hoạt động và công việc kinh doanh của mình.
Bởi vậy, khi thực hiện các hoạt động thương mại mà bên giao đại diện yêu cầu,
bên đại diện thương mại phải chịu mọi rủi ro về chi phí cũng như các khoản
thanh toán không hợp lý. Bên giao đại diện chỉ phải thanh toán các chi phí hợp lý
mà bên đại diện phải bỏ ra để thực hiện các công việc mà bên giao đại diện ủy
quyền. Vì vậy, phạm vi trách nhiệm của mỗi bên được phân định cụ thể và rõ
ràng.
Ngoài ra, trong hoạt động kinh doanh, thương nhân sẽ kinh doanh có hiệu quả
hơn nếu biết sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại một cách hợp lý. Trong
đó, hoạt động đại diện thương mại được xem là phổ biến nhất và đã mang lại
hiệu quả cao cho nền kinh tế cũng như cho các chủ thể kinh doanh. Cụ thể: thông
qua việc sử dụng dịch vụ đại diện thương mại, các nhà kinh doanh có thể hình
thành mạng lưới buôn bán, tiêu thụ, cung cấp các loại dịch vụ trên một phạm vi
rộng, tạo điều kiện cho việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, làm cho khối
lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường tăng lên, giao lưu kinh tế giữa các địa
Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN


Trang 13

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

phương được đẩy mạnh, hoạt động kinh tế của đất nước diễn ra sôi động, góp
phần cải thiện đời sống nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.
1.2.2. Nhược điểm của hoạt động đại diện thương mại:
Bên cạnh những ưu điểm của hoạt động đại diện thương mại thì còn có một
số nhược điểm của hoạt động này như: Do quan hệ đại diện cho thương nhân là
một phương thức giao dịch gián tiếp nên giữa người bán hàng, cung ứng dịch vụ
và người mua hàng hóa, khách hàng sẽ không có cơ hội trực tiếp bàn bạc và thỏa
thuận với nhau về các nội dung giao dịch như: giá cả, phương thức thanh toán và
các điều kiện giao dịch khác, mà những vấn đề này sẽ do bên đại diện thay mặt
và nhân danh bên giao đại diện thực hiện. Do vậy, các vấn đề về nội dung giao
dịch được thỏa thuận có thể sẽ kéo dài và tốn nhiều thời gian, chi phí. Bên cạnh
đó, sử dụng phương thức đại diện thương mại, thương nhân giao đại diện ít có
điều kiện tiếp cận thị trường, do đó tầm hiểu biết về thị trường của thương nhân
này có thể sẽ hạn chế và có thể sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ khi tác động đến thị trường
bên ngoài. Bên cạnh đó, trong quan hệ đại diện thường là bên đại diện nắm nhiều
thông tin về thị trường và có sự hiểu biết sâu rộng liên quan đến vấn đề pháp luật
kinh doanh hơn là bên giao đại diện. Tuy nhiên, khi thực hiện hoạt động đại diện
thương mại, bên đại diện phải tuân theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện nhưng
bên giao đại diện lại ít có thông tin về thị trường và kiến thức pháp luật. Do vậy,
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
nhiều khi bên giao đại diện đưa ra những chỉ dẫn bất hợp lý sẽ làm cho bên đại
diện gặp một số khó khăn trong việc thực hiện hoạt động thương mại và có thể sẽ

mang lại lợi nhuận không cao cho bên giao đại diện.
Ngoài ra, việc quy định hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập
thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương sẽ bị giới
hạn bởi những thỏa thuận bằng văn bản giữa bên đại diện và bên giao đại diện và
có thể dẫn đến mất thời cơ kinh doanh.
1.3. So sánh hoạt động đại diện thương mại với một số hoạt động khác:
1.3.1. So sánh giữa đại diện thương mại và môi giới thương mại:
Khái niệm về môi giới thương mại và đặc điểm của hoạt động môi giới
thương mại:
Môi giới thương mại là hoạt động trung gian thương mại được pháp luật của
nhiều nước quy định. Ví dụ: Môi giới thương mại được quy định từ Điều 543 đến
Điều 550 Bộ luật thơng mại Nhật Bản17; từ Điều 845 đến Điều 849 Bộ luật dân
sự và thương mại Thái Lan18; từ điều 424 đến Điều 427 Luật hợp đồng nhân dân

17
18

Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nghiên cứu lập pháp- Số 03/2006, sđd
Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nghiên cứu lập pháp- Số 03/2006, sđd

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 14

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI


Trung Hoa19; từ Điều L131-1 đến Điều L131-11 thiên III quyển 1 Bộ luật thương
mại Pháp20; từ Điều 150 đến Điều 154 Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam.
Theo luật thực định của đa số các nước trên thế giới thì môi giới thương mại
là hoạt động thương mại theo đó, bên môi giới thương mại làm trung gian cho
các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại trong việc đàm phán,
ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại và được hưởng
thù lao khi hoàn thành công việc.
Luật thương mại Việt Nam năm 2005 cũng định nghĩa tương tự, theo đó Môi
giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung
gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi
là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa,
dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới21.
Như vậy, một đặc điểm nổi bật của môi giới thương mại là trong hoạt động
này, bên môi giới không phải là bên đại diện cho các bên được môi giới. Bên
môi giới chỉ là bên trung gian làm nhiệm vụ tìm kiếm cơ hội kinh doanh, giới
thiệu, tạo điều kiện để các bên được môi giới tiếp xúc giao dịch với nhau và sau
đó các bên được môi giới tự đi đến giao kết hợp đồng.
Điểm giống nhau giữa hoạt động đại diện thương mại và môi giới
thương mại:
Chính vì hoạt động đại diện thương mại và môi giới thương mại đều là những
hoạt động trung gian thương mại nên chúng có những đặc điểm giống nhau như
sau:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

+ Trong hai hoạt động đại diện cho thương nhân và môi giới thương mại, thì
cả hai hoạt động này đều là dịch vụ trung gian thương mại. Tức là phương thức
giao dịch mà mọi việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa
(người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dich vụ) và việc xác định các điều

kiện giao dịch được tiến hành thông qua một người trung gian.
+ Cả hai hoạt động này do một chủ thể trung gian thực hiện vì lợi ích của bên
thuê dịch vụ để hưởng thù lao. Đồng thời bên thực hiện dịch vụ trung gian (bên
đại diện hoặc bên môi giới) phải là thương nhân và có tư cách pháp lý độc lập
với bên thứ ba, do đó, trong quan hệ với bên thứ ba, bên trung gian trong hai hoạt
động này không có trách nhiệm gì.
+ Mặc dù Luật thương mại Việt Nam năm 2005 không có quy định cụ thể
hình thức của hợp đồng môi giới nhưng để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của
19

Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nhà nước và pháp luật- số 08/2006, sđd
Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nghiên cứu lập pháp- Số 03/2006, sđd
21
Điều 150 LTM 2005
20

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 15

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

mỗi bên (bên môi giới và bên được môi giới) và căn cứ vào đặc điểm của dịch vụ
trung gian thương mại thì hợp đồng môi giới thương mại phải được xác lập trên
cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương

đương. Do vậy, hình thức của hợp đồng môi giới thưong mại cũng giống với
hình thức của hợp đồng đại diện cho thương nhân.
Điểm khác nhau giữa môi giới thương mại và đại diện thương mại:
Mặc dù cả hai hoạt động môi giới thương mại và đại diện thương mại đều là
những hoạt động trung gian thương mại nhưng giữa chúng có những điểm khác
biệt sau:
+ Thứ nhất, trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới bắt buộc phải
là thương nhân, bên được môi giới không nhất thiết phải là thương nhân. Tuy
nhiên, đối với hoạt động đại diện cho thương nhân thì cả hai bên (bên đại diện và
bên giao đại diện) đều phải là thương nhân.
+ Thứ hai, mặc dù bên thực hiện dịch vụ trung gian của cả hai hoạt động trên
đều là thương nhân nhưng xét về vai trò, phạm vi hoạt động của người trung gian
thương thương mại trong hai hoạt động này là khác nhau. Cụ thể: Bên môi giới
thương mại cũng là thương nhân thực hiện hoạt động thương mại cho thương
nhân khác cũng như bên đại diện thực hiện hoạt động cho bên giao đại diện. Tuy
vậy khác với người làm đại diện cho thương nhân, người môi giới không trực
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
tiếp xác lập và thực hiện các giao dịch mà chỉ giữ vai trò trung gian cho các bên
để đàm phán, ký kết hợp đồng. Người môi giới không tham gia vào việc ký kết
hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, họ chỉ tìm kiếm các cơ hội và
giúp đỡ các bên đi tới việc ký kết hợp đồng. Hoạt động của người môi giới chưa
làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho người được môi giới đối với bên thứ ba, tức
là chưa làm phát sinh các quan hệ pháp lý với các bên thứ ba. Do vậy, bên môi
giới không được nhân danh bên được môi giới để giao dịch với bên thứ ba và
thường không đứng ra để giao kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng
dịch vụ với bên thứ ba (trừ trường hợp bên môi giới được bên được môi giới ủy
quyền để giao kết hợp đồng với bên thứ ba). Nhưng trong hoạt động đại diện cho
thương nhân thì khác, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện để giao dịch với
bên thứ ba và có thể giao kết hợp đồng với bên thứ ba nhân danh bên giao đại
diện.

1.3.2. So sánh giữa đại diện thương mại và Ủy thác thương mại22:
Ủy thác thương mại cũng là một hoạt động trung gian thương mại khá phổ
biến và được pháp luật của đa số các nước trên thế giới quy định. Bộ luật thương

22

Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nghiên cứu lập pháp- Số 03/2006, sđd

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 16

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

mại Pháp quy định từ Điều L132- 1 đến Điều 132- 923; Luật hợp đồng của Trung
Quốc quy định từ Điều 414 đến Điều 41824; Bộ luật thương mại Đức quy định tại
Điều 383; Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam quy định từ Điều 155 đến
Điều 165. Theo quy định của Luật thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa: Ủy
thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực
hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã
thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác25.
Điểm giống nhau giữa hoạt động đại diện cho thương nhân và ủy thác
-

mua bán hàng hóa:

Cả hai họat động này đều là phương thức giao dịch gián tiếp- giao dịch qua
trung gian thương mại.

-

Cũng giống với hoạt động đại diện cho thương nhân, bên trung gian thực hiện
dịch vụ ủy thác (bên được ủy thác) phải là thương nhân và thương nhân này
thực hiện dịch vụ vì lợi ích của phía bên kia để hưởng thù lao.

-

Luật thương mại năm 2005 của Việt Nam quy định hợp đồng ủy thác mua
bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương26. Hình thức này cũng giống với hình thức của hợp đồng
đại diện thương mại.
Điểm khác nhau giữa hoạt động đại diện thương mại và Ủy thác mua
bán hàng hóa:
Mặc dù cả hai họat động đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán
hàng hóa đều là dịch vụ trung gian thương mại nhưng xét về khía cạnh

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nào đó thì chúng có những điểm khác nhau như sau:
Thứ nhất, nếu xét về chủ thể trong các quan hệ này thì chủ thể của hoạt động
đại diện cho thương nhân đều phải là thương nhân, trong khi đó chủ thể của bên
ủy thác không bắt buộc phải là thương nhân. Hơn nữa, theo quy định của Luật
thương mại Việt Nam năm 2005 thì bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa là
thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực
hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác27.
Vấn đề này liên quan đến nội dung hoạt động ủy thác: Nội dung dung của hoạt

động ủy thác mua bán hàng hóa hẹp hơn so với nội dung của hoạt động đại diện
cho thương nhân. Bên đại diện cho thương nhân có thể được bên giao đại diện ủy

23

Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nghiên cứu lập pháp- Số 03/2006, sđd
Nguyễn Thị Vân Anh- Tạp chí nhà nước và pháp luật- số 08/2006, sđd
25
Điều 155 Luật thương mại Việt Nam 2005
26
Điều 159 Luật thương mại Việt Nam 2005
27
Xem Điều 156 Luật thương mại 2005

24

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 17

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

quyền thực hiện nhiều hành vi thương mại khác nhau, trong khi bên nhận ủy thác
chỉ được bên ủy thác ủy quyền mua bán hàng hóa cụ thể nào đó cho bên thứ ba.
Thứ hai, xét về tư cách và trách nhiệm của bên thực hiện dịch vụ trung gian

giao dịch với bên thứ ba thì đối với hoạt động đại diện thương mại, trong phạm
vi ủy quyền của bên giao đại diện, bên đại diện thương mại quan hệ với bên thứ
ba với tư cách của bên giao đại diện và về cơ bản không phải chịu trách nhiệm
đối với các hoạt động nhân danh bên giao đại diện. Nhưng trong hoạt động ủy
thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác được bên ủy thác tin cậy giao cho thực
hiện việc mua bán hàng hóa theo những chỉ dẫn rất cụ thể của bên ủy thác nhưng
với danh nghĩa của chính mình chứ không phải với danh nghĩa của bên ủy quyền
như trong hoạt động đại diện cho thương nhân. Do đó, những hành vi của bên
nhận ủy thác sẽ mang lại hậu quả pháp lý cho chính họ chứ không phải cho bên
ủy thác.
Thứ ba, xét về phạm vi hoạt động của bên thực hiện dịch vụ trung gian
thương mại thì đối với hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện này sẽ
thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc do bên giao đại diện giao cho. Tuy
nhiên, trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa thì bên được ủy thác hoàn toàn
chủ động thực hiện các hoạt động thương mại, tức là trong phạm vi ủy quyền mà
bên ủy thác giao cho, bên nhận ủy thác sẽ tự mình thực hiện hoạt động mua bán
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
hàng hóa.
1.3.3. So sánh giữa đại diện thương mại và đại lý thương mại:
So với pháp luật của nhiều nước trong việc xác định các hình thức hoạt
động trung gian thương mại, pháp luật Việt Nam có quy định khác với nhiều
nước trên thế giới ở một điểm nổi bật là bên cạnh ba hình thức hoạt động trung
gian thương mại giống các nước như đã trình bày ở trên, Luật thương mại 2005
của Việt Nam còn quy định thêm một hình thức là đại lý thương mại. Theo quy
định của pháp luật Việt Nam thì đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo
đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình
mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý
cho khách hàng để hưởng thù lao28.
Do hoạt động đại lý thương mại và hoạt động đại diện thương mại đều là những
hoạt động trung gian thương mại nên giữa chúng có những nét tương đồng sau:

-

Thứ nhất, nếu xét về chủ thể trong hợp đồng đại lý thương mại và hợp đồng
đại diện thương mại thì các bên trong hai hoạt động này đều phải là thương
nhân.

28

Điều 166 LTM 2005

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 18

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

-

Thứ hai, nếu xét về bản chất trong hai quan hệ này thì hợp đồng đại lý thương
mại cũng là một dạng của hợp đồng dịch vụ theo quy định của Bộ luật dân
sự29 nên đối tượng của hợp đồng đại lý cũng là những công việc mà bên đại lý
phải tiến hành như mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba
theo yêu cầu của bên giao đại lý đã được thỏa thuận trong hợp đồng để hưởng
thù lao. Vì vây, như đã phân tích ở trên, đối tượng của hợp đồng đại diện


-

-

thương mại cũng tương tự như vậy.
Thứ ba, hình thức ký kết trong hợp đồng đại lý thương mại cũng tương tự như
hình thức ký kết trong hợp đồng đại diện thương mại, tức là hợp đồng phải
được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương.
Thứ tư, mục đích của việc thiết lập quan hệ đại lý thương mại cũng giống với
mục đích của việc thiết lập quan hệ đại diện thương mại, tức là để bên đại
diện (hay bên đại lý) thay mặt bên giao đại diện (hay bên giao đại lý) tìm
kiếm, xác lập quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại với
bên thứ ba để hưởng thù lao. Bởi vậy, quan hệ đại diện thương mại hay quan

hệ đại lý thương mại thường không thực hiện trong những thương vụ hợp tác
nhanh chóng mà tồn tại trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Mặc dù quan hệ đại lý thương mại và quan hệ đại diện thương mại đều là những
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quan hệ trung gian thương mại nhưng giữa chúng vẫn tồn tại những nét khác biệt
cơ bản:
- Điểm khác biệt thứ nhất mà chúng ta có thể nhận ra đó là trong quan hệ đại lý
thương mại tư cách pháp lý của người trung gian thương mại (bên đại lý) khi
giao dịch với bên thứ ba là do chính bên đại lý này tự mình ký kết và họ sẽ
nhân danh chính mình khi giao dịch với bên thứ ba đó. Tuy nhiên, đối với
quan hệ đại diện cho thương nhân thì khác, bên đại diện sẽ chỉ thực hiện một
phần hoặc toàn bộ công việc và họ sẽ nhân danh bên giao đại diện khi giao
dịch với bên thứ ba chứ không phải nhân danh chính mình như trong quan hệ
đại lý thương mại. Bởi vậy, đối với hoạt động đại diện thương mại, trong
phạm vi ủy quyền của bên giao đại diện, bên đại diện thương mại quan hệ với

bên thứ ba với tư cách của bên giao đại diện và về cơ bản không phải chịu
trách nhiệm đối với các hoạt động nhân danh bên giao đại diện. Nhưng đối
với hoạt động đại lý thương mại thì khác, bên đại lý khi giao dịch với bên thứ
ba sẽ tự mình chịu trách nhiệm với bên thứ ba này thông qua danh nghĩa của
chính mình. Vì vậy, có thể nói đây là điểm khác biệt khá rõ ràng để ta phân

29

Điều 518 BLDS 2005

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 19

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

biệt quan hệ đại diện thương mại và quan hệ đại lý thương mại mặc dù chúng
đều là những quan hệ trung gian thương mại.
-

Điểm khác biệt thứ hai ở chỗ, theo quy định của Luật thương mại Việt Nam
năm 2005 thì thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý30 (trừ
trường hợp có thỏa thuận khác). Tuy nhiên, đối với hợp đồng đại diện thương
mại Luật thương mại lại không đưa ra một tiêu chí cụ thể nào về thời hạn đại
diện cho thương nhân khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đại diện.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

30

Điều 177 LTM 2005

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 20

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI
DIỆN THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
2.1.

Những quy định cụ thể về hoạt động đại diện thương mại theo Luật
thương mại Việt Nam năm 2005
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động đại diện thương mại:
2.1.1.1. Khái niệm:
Hiện nay, đại diện thương mại là hình thức hoạt động trung gian thương mại

phổ biến nhất trên thế giới và được pháp luật của hầu hết các nước ghi nhận. Ở

Pháp, đại diện thương mại được quy định từ Điều L134-1 đến Điều 134- 17 Bộ
luật thương mại; Ở Đức được quy định từ Điều 84 đến Điều 92 Bộ luật thương
mại; Ở Nhật được quy định từ Điều 46 đến Điều 51 Bộ luật thương mại; ở Thái
Lan được quy định từ Điều 797 đến Điều 832 Bộ luật dân sự và thương mại. Để
kết hợp luật của các quốc gia thành viên liên quan đến những bên dại diện
thương mại độc lập, Hội đồng Châu Âu đã ban hành chỉ thị số 86/653/EEC ngày
18 tháng 12 năm 1986 về những bên đại diện thương mại31.
Qua nghiên cứu cho thấy, đại diện thương mại theo pháp luật của các nước
trênHọc
có bảnliệu
chấtĐH
giống
với hoạt
chohọc
thương
pháp luật
Trungnói
tâm
Cần
Thơđộng
@ đại
Tàidiện
liệu
tậpnhân
và theo
nghiên
cứu
32
Việt Nam .
Theo quy định của Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa: Đại diện

cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện)
của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động
thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng
thù lao về việc đại diện33. Như vậy, bản chất của hoạt động đại diện thương mại
theo pháp luật Việt Nam là bên giao đại diện ủy quyền cho bên đại diện thay mặt
và nhân danh bên giao đại diện thực hiện một số giao dịch thương mại, và bên
đại diện sẽ được hưởng thù lao sau khi hoàn thành công việc được giao.
2.1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đại diện thương mại:
Thứ nhất, trong hoạt động đại diện cho thương nhân, nếu xét về chủ thể thì
mối quan hệ này phát sinh giữa ba bên: bên đại diện, bên giao đại diện và bên thứ
ba.Trong đó, bên giao đại diện và bên đại diện đều phải là thương nhân. Tức là
những thương nhân này phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân
hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
31

Nguyễn Thị Vân Anh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 3/2006
Từ Điều 141 đến Điều 149 LTM 2005
33
Khoản 1 Điều 141 LTM2005
32

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 21

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG



NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

Ngoài bên đại diện và bên giao đại diện còn có thêm một bên khác gọi là bên thứ
ba mà sau này bên đại diện sẽ thực hiện các giao dịch với bên thứ ba đó. Bên thứ
ba này có thể là khách hàng hoặc người mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nào
đó. Trong hoạt động đại diện thương mại, sự đại diện là yếu tố cơ bản, bên đại
diện (bên được ủy quyền) không hành động cho mình, không nhân danh mình mà
nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền (bên giao đại diện). Trong phạm vi
được ủy quyền, bên đại diện hành động trên danh nghĩa, vị trí của bên giao đại
diện. Vì vậy, khi bên đại diện giao dịch với bên thứ ba (trong phạm vi được ủy
quyền) thì về mặt pháp lý được xem như chính bên giao đại diện giao dịch với
bên thứ ba.
Thứ hai, nội dung của hoạt động đại diện cho thương nhân do các bên thỏa
thuận. Mục đích của việc thiết lập quan hệ đại diện thương mại là để bên đại diện
thay mặt và nhân danh bên giao đại diện tìm kiếm, xác lập quan hệ mua bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ thương mại với bên thứ ba. Do đó, các bên có thể thỏa
thuận về việc bên đại diện thực hiện một phần hoặc toàn bộ các hoạt động
thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Nếu xét từ những đặc điểm của hoạt động đại diện cho thương nhân như đã
phân tích ở trên thì đại diện thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam
cũng có nhiều nét tương đồng với pháp luật các nước Châu Âu, nhưng cũng có
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
những điểm khác biệt cơ bản, đó là:
+ Thứ nhất, người đại diện thương mại cho thương nhân cũng phải là thương
nhân. Điều đó có nghĩa là người đại diện phải hoạt động thương mại như là nghề
nghiệp của mình và phải được đăng ký kinh doanh để trở thành thương nhân.
Nếu bản thân người đại diện đã là thương nhân thì họ được làm đại diện thương
mại cho một thương nhân khác. Nếu họ chưa là thương nhân thì phải đăng ký
kinh doanh để trở thành thương nhân và sau đó mới được thực hiện công việc đai
diện thương mại cho thương nhân khác.Vì vậy họ có thể là một thương nhân chỉ

hoạt động đại diện mà thôi. Luật không quy định rõ cụ thể từng trường hợp được
làm đại diện thương mại mà chỉ đặt ra yêu cầu là người đó phải là thương nhân.
+ Thứ hai, theo pháp luật của hầu hết các nước Châu Âu thì đại diện thương
mại phải là người hoàn toàn độc lập hoạt động trong phạm vi được ủy quyền đại
diện. Điều đó có nghĩa là người đại diện được nhân danh người được đại diện để
tự do quyết định xác lập, thực hiện các giao dịch cho người được đại diện. Trong
khi đó, theo pháp luật Việt Nam thì người đại diện phải tuân theo sự chỉ dẫn của
người được đại diện trong phạm vi được ủy quyền đó. Đây là một trong các điều
kiện quan trọng để xác định địa vị pháp lý của người đại diện thương mại trong
mối quan hệ so sánh với người môi giới, ủy thác thương mại…Điều 141 của Luật
Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 22

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

thương mại Việt Nam không quy định rõ ràng người đại diện cho thương nhân có
được độc lập trong phạm vi được ủy quyền hay không? Vì theo khoản 1 Điều
141 của Luật thương mại thì người đại diện phải thực hiện công việc theo sự chỉ
dẫn của người được đại diện. Luật không giải thích rõ sự chỉ dẫn này chỉ có tính
chất là một sự ủy nhiệm trong cả quá trình thực hiện công việc đại diện hay sự
chỉ dẫn này là cần thiết trong mọi quyết định của người đại diện. Luật thương
mại quy định các bên có thể thỏa thuận về việc người đại diện thực hiện một
phần hoăc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao
đại diện34. Quy định này cũng không xác định là người đại diện có được độc lập

trong khi thực hiện công việc đại diện hay không mà cho phép các bên có thể
thỏa thuận cụ thể về phạm vi đại diện. Như vậy theo chúng tôi trong trường hợp
này trước hết các bên cần phải thỏa thuận cụ thể về phạm vi đại diện. Song song
với việc thỏa thuận về phạm vi đại diện thì cần phải thỏa thuận về vấn đề bên đại
diện có được độc lập hoàn toàn trong mọi quyết định liên quan đến công việc đại
diện hay không hay bên đại diện chỉ độc lập khi cần thiết? Do đó Luật thương
mại đã tạo điều kiện để các bên tự do thỏa thuận với nhau và tôn trọng quyết định
của các bên. Tuy nhiên, trong trường hợp này nếu không có sự thỏa thuận của
các bên thì theo ý kiến của riêng tôi, bên đại diện được tự do xác định kế hoạch,
tổ chức họat động và công việc kinh doanh của mình bởi vì họ không phải là
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
người lao động làm thuê cho bên giao đại diện hay là một thành viên, một người
của bên giao đại diện nên họ có quyền hoạt động hoàn toàn độc lập và tự do. Bởi
vậy, khi thực hiện các hoạt động thương mại mà bên giao đại diện yêu cầu, bên
đại diện thương mại phải chịu mọi rủi ro về chi phí cũng như các khoản thanh
toán không hợp lý. Hơn nữa, theo tôi để bên đại diện hoạt động có hiệu quả thì
tính độc lập đối với họ là rất cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc đại
diện và sẽ đem lại lợi nhuận cao cho bên giao đại diện. Bên cạnh đó, nếu bên đại
diện phải tuân thủ mọi sự chỉ dẫn của bên giao đại diện thì ý nghĩa của hoạt động
đại diện sẽ không còn nữa mà sẽ trở thành quan hệ bình thường35.
2.1.2. Hợp đồng đại diện thương mại:
2.1.2.1. Định nghĩa về hợp đồng đại diện thương mại:
Quan hệ đại diện cho thương nhân phát sinh trên cơ sở hợp đồng đại diện.
Quan hệ đại diện cho thương nhân là một dạng riêng của quan hệ đại diện theo
uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự. Bởi vậy, hợp đồng đại diện cho
thương nhân là một dạng đặc biệt của hợp đồng uỷ quyền36. Về mặt pháp lý,
34

Điều 143 LTM 2005
Sẽ phân tích cụ thể ở phần sau

36
Điều 581 BLDS 2005
35

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN

Trang 23

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẠI DIỆN THƯƠNG MẠI

quan hệ đại diện cho thương nhân là mối quan hệ hợp đồng giữa bên đại diện
và bên giao đại diện. Luật thương mại 2005 không đưa ra định nghĩa về hợp
đồng đại diện cho thương nhân nhưng trên cơ sở các quy định tại Luật thương
mại 2005 và Bộ luật dân sự 2005 ta có thể hiểu: Hợp đồng đại diện cho thương
nhân là sự thỏa thuận giữa bên đại diện và bên giao đại diện, theo đó bên đại
diện có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động thương mại trên danh nghĩa và theo
sự chỉ dẫn của bên giao đại diện, còn bên giao đại diện có nghĩa vụ trả thù lao
cho bên đại diện.
2.1.2.2. Chủ thể của hợp đồng đại diện thương mại:
Theo khoản 1 Điều 141 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại diện cho
thương nhân- hợp đồng đại diện thương mại gồm có hai bên: bên đại diện và bên
giao đại diện. Cả hai bên này đều phải là thương nhân, trong đó thương nhân giao
đại diện phải có quyền thực hiện hoạt động thương mại mà chính mình ủy quyền,
thương nhân đại diện có đăng ký kinh doanh dịch vụ đại diện. Để có cơ sở pháp
lý xác định rõ ràng những đối tượng nào thuộc phạm vi áp dụng luật về đại diện

thương mại, pháp luật của nhiều nước (như Anh, Phần Lan, Hung- ga- ry), sau
khi đưa ra định nghĩa về bên (người đại diện thương mại) thì đều quy định những
trường hợp không phải là người đại diện thương mại. Đó là những người sau:
+ Người thực hiện các cam kết nhân danh người khác do luật định (đại diện
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
theo pháp luật);
+ Người là nhân viên của một công ty hoặc một hiệp hội tham gia vào những
thỏa thuận ràng buộc công ty hay hiệp hội đó;
+ Một thành viên hợp danh là người được ủy quyền hợp pháp tham gia vào
các thỏa thuận ràng buộc các thành viên hợp danh khác37.
Tuy nhiên pháp luật Việt Nam không có quy định tương tự như vậy mà chỉ
quy định chung chung là bên đại diện cho thương nhân phải là thương nhân.
Về điều kiện của bên đại diện khi thực hiện các hoạt động thương mại nhân
danh một thương nhân khác được quy định không giống nhau trong hệ thống
pháp luật của mỗi nước. Bộ luật thương mại Đức quy định bên đại diện là thương
nhân nhưng một số nước khác (như Ý, Nhật) không bắt buộc bên đại diện phải là
thương nhân. Ở Pháp, bên đại diện thương mại là một thương nhân, phải đăng ký
vào sổ danh bạ thương mại. Ngoài ra, họ còn phải đăng ký vào một quyển sổ
riêng, lưu giữ tại phòng lục sự của tòa án thương mại trước khi tiến hành nghiệp
vụ của mình, nếu không họ sẽ bị xử phạt hình sự38. Luật thương mại năm 2005
37

Section 1- Act CXV on the commercial representation contract of self-employd commercial agents of
the Republic Hungari.
38
Xem sắc lệnh số 68- 765 ngày 22 tháng 8 năm 1968 – Francis Lemeunier – Nguyên lý và thực hành
LKD, LTM, Nxb. Chính trị quốc gia, 1993 tr. 430

Giáo viên hướng dẫn:
NGUYỄN MAI HÂN


Trang 24

Sinh viên thực hiện:
PHAN THANH VÀNG


×