Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT KINH DOANH bảo HIỂM ở VIỆT NAM HIÊN NAY lý LUẬN THỰC TIỄN và HƯỚNG HOÀN THIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.75 KB, 120 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT
BỘ MƠN LUẬT KINH DOANH & THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
KHĨA 25 (1999 – 2003)

PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
Û VIĐH
ỆTCần
NAM
H@
IỆN
AYhọc
_LYtập
Ù LU
ÄN
Trung tâm HọcƠ
liệu
Thơ
TàiNliệu
vàAnghiên
cứu
THỰC TIỄN VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN

Sinh viên thực hiện:

Giáo viên hướng dẫn:

Cô Phạm Thò Minh Anh



Nguyễn Thò Thủy Anh

CBGD Bộ mơn Tư pháp

MSSV: 5992504 - Lớp Luật Thương mại 25

Cần Thơ - 07/2003


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

˜&™
v

Tính cấp thiết của đề tài:

Kinh doanh bảo hiểm là một ngành kinh doanh dịch vụ có lịch sử hình
thành rất lâu đời trên thế giới. Bảo hiểm khơng chỉ có lợi ích về kinh tế to lớn mà
còn mang tính xã hội sâu sắc, phát triển mạnh mẽ trên thế giới, thâm nhập vào tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngày nay, hoạt động bảo hiểm khơng ngừng
phát triển trở thành một dịch vụ đóng vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế
giới.

Trung

Ở Việt Nam, từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường và cùng với
sự mở cửa của thị trường tài chính Việt Nam, nền kinh tế đã được thúc đẩy phát
triểnHọc
với tốc

độ cao.
đơi với
sự phát
tế thì
đời tập
sống và
vật chất
của concứu
tâm
liệu
ĐHĐiCần
Thơ
@triển
Tàikinh
liệu
học
nghiên
người ngày càng được nâng cao, bảo hiểm trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu
đối với mỗi cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp. Kinh doanh bảo hiểm được coi
là một tấm lá chắn kinh tế bảo vệ cho các tổ chức, cá nhân đồng thời huy động
nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển
mạnh mẽ và đạt được những lợi ích to lớn. Kể từ năm 1994 đến nay tốc độ tăng
bình qn của thị trường bảo hiểm nước ta đạt 23%/năm. Tuy nhiên, do hồn c ảnh
lịch sử để lại, sự hiểu biết của người dân về bảo hiểm như một ngành kinh doanh
tài chính, về cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh bảo hiểm còn nhiều hạn chế.
Sự hội nhập với nền kinh tế thế giới thơng qua hình thức nước ta gia nhập các tổ
chức AFTA, APEC, WTO đang đặt ra u cầu mở cửa thị trường dịch vụ kiểm
tốn, bảo hiểm ngân hàng. Do đó, các cơng ty bảo hiểm nước ta đang phải đối mặt
với sức ép mở cửa trong tương lai ngày càng lớn - cạnh tranh sẽ diễn ra mạnh mẽ

hơn. Mặt khác, mơi trường và cơ chế pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm
còn nhiều bất cập. Vì thế, vấn đề cấp thiết hiện nay là phải hồn thiện hệ thống
pháp luật về kinh doanh bảo hiểm tạo ra một mơi trường pháp lý vững chắc đảm
bảo cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển lành mạnh và đem lại hiệu quả
cao, năng lực quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày
1


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân, phù
hợp với chuẩn mực quốc tế trong tiến trình hội nhập.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và với mong muốn sẽ đóng góp được một
số ý kiến hữu ích trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh bảo hiểm
nên tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam hiện naylý luận, thực tiễn và phương hướng hồn thiện” làm đề tài nghiên cứu luận văn
tốt nghiệp.
v

Mục đích nghiên cứu:

Đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện mơi trường pháp lý cho
hoạt động kinh doanh bảo hiểm trong nước, thơng qua các vấn đề:
- Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội
và sự cần thiết phải có một mơi trường pháp lý hồn chỉnh cho hoạt động kinh
doanh bảo hiểm ở Việt Nam.
- Phân tích một số quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động kinh
doanh bảo hiểm .
Phân tích
tiễnThơ
của hoạt
đó đưa racứu

Trung tâm Học- liệu
ĐHthực
Cần
@ động
Tài kinh
liệudoanh
họcbảo
tậphiểm,
và từnghiên
một số biện pháp nhằm hồn thiện mơi trường pháp lý để chi phối, điều chỉnh hoạt
động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam.
v

Đối tượng nghiên cứu:

Với mục đích góp phần hồn thiện mơi trường pháp lý cho hoạt động
kinh doanh bảo hiểm ở nước ta hiện nay, luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý
luận của bảo hiểm, phân tích các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh
bảo hiểm tại Việt Nam và một số vấn đề thực tiễn hiện nay.
v

Phạm vi nghiên cứu:

Đây là một đề tài khá rộng. Vì thế, trong phạm vi hạn hẹp của một luận
văn tốt nghiệp chúng tơi chỉ nghiên cứu những quy định của pháp luật về kinh
doanh bảo hiểm, khơng đi sâu vào tìm hiểu các nghiệp vụ bảo hiểm.
v

Phương pháp nghiên cứu:


Trong q trình nghiên cứu đề tài, ngồi việc sử dụng chủ nghĩa duy vật
biện chứng về tự nhiên và xã hội làm phương pháp luận xun suốt, người viết
còn sử dụng phương pháp phân tích các quy định của pháp luật đối chiếu với thực
tiễn, phương pháp thống kê số liệu thực tế. Trên cơ sở đó, người viết cố gắng khái
2


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
qt những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn xung quanh hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Bên cạnh đó, luận văn còn đưa ra những kết luận, kiến nghị nhằm giải
quyết và hồn thiện các vấn đề đặt ra.
v

Bố cục của luận văn:
Với mục đích nghiên cứu như trên, bố cục của luận văn sẽ như sau:
- Lời nói đầu.
- Chương I: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về kinh doanh bảo hiểm.
- Chương II: Thực tiễn và hướng hồn thiện pháp luật kinh doanh bảo
hiểm ở Việt Nam.
- Kết luận.
- Danh mục tài liệu tham khảo.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

3


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


4


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ
VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM
Mục 1

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG
BẢO HIỂM VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM:
1. Sơ lược lịch sử phát triển của hoạt động bảo hiểm :

Trung

Trong cuộc sống hàng ngày, con người phải ln đối mặt với nhiều rủi ro
ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của mình. Đó là những thứ
q giá mà con người phải ln ln ra sức bảo vệ. Chính vì vậy, từ khi có xã hội
lồi Học
người liệu
đến nay,
ngườiThơ
đã vận@
dụng
cách,

tìm kiếm
biện phápcứu
tâm
ĐHconCần
Tàimọiliệu
học
tập những
và nghiên
phòng tránh tai nạn rủi ro nhằm đảm bảo sự ổn định cuộc sống của mình về vật
chất lẫn tinh thần. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển, con người phát minh ra
nhiều máy móc hiện đại, kỹ năng phòng chống hiểm họa có nhiều tiến bộ nhưng,
dường như, con người vẫn ln bất lực trước những sự cố, rủi ro xảy ra bất ngờ.
Cho dù có cố gắng hết mình, con người vẫn chỉ có khả năng hạn chế phần nào rủi
ro tổn thất chứ khơng thể nào triệt tiêu hết những tổn thất do chúng gây ra cho tính
mạng, sức khỏe và tài sản của con người.
Chính vì khơng thể loại trừ hết những rủi ro, nên từ xa xưa con người đã
nghĩ ra cách “cộng đồng hóa rủi ro”(1). Nghĩa là, trước những hậu quả nặng nề về
tính mạng, sức khỏe tài sản do sự cố ngồi ý muốn gây ra, con người biết đồn kết
lại cùng nhau chia sẻ gánh chịu tổn thất. Nếu thiệt hại q lớn mà chỉ có một cá
nhân hay một tập thể đơn phương gánh chịu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến
hoạt dộng bình thường gây bất ổn đến sản xuất kinh doanh và đời sống, thậm chí
dẫn đến nguy cơ phá sản. Vì thế, nếu hậu quả của rủi ro đó được chia sẻ, phân tán
thật rộng cho nhiều cá thể, tập thể khác, hậu quả tổn thất thiệt hại sẽ bớt nặng nề

(1)

Lý thuyết bảo hiểm -Trường ĐHKT -Tp Hồ Chí Minh -NXB Tài Chính -Tp HCM-1997, trang
101

5



Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
và ai nấy đều có thể gánh chịu được một cách dễ dàng khơng ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Mầm mống bảo hiểm đã hình thành từ rất lâu.Trong lịch sử Ai Cập cổ đại
ghi lại rằng từ thế kỷ 45 trước Cơng ngun (TCN) những thợ thủ cơng đẽo đá đã
có ý niệm về cộng đồng hóa rủi ro bằng việc thành lập “quỹ tương trợ” để giúp đỡ
nạn nhân của các vụ tai nạn trong q trình lao động sản xuất. Đây chính là một ý
niệm về bảo hiểm “lấy số đơng bù số ít”.
Khoảng 3000 năm TCN, tại Trung Quốc các lái bn đã biết phân chia
hàng hóa ra nhiều thuyền nhỏ thay vì chun chở trên một chiếc thuyền lớn để
tránh tổn thất tồn bộ. Đây là ý niệm “phân tán rủi ro” trong bảo hiểm.
Đến năm 2500 TCN tại Babylone, các nhà bn đã th những người
chun chở bằng lạc đà (gọi là darmathe) vận chuyển hàng hóa với điều kiện kinh
doanh sn sẽ, các nhà bn sẽ chia cho họ phân nửa tiền lãi, ngược lại nếu bị lỗ
vốn, các darmathe sẽ phải đền bù. Tuy nhiên nếu hàng hóa bị cướp bóc mà khơng
có sự đồng lõa của darmathe thì họ khơng phải bồi thường. Đây là khái niệm
“miễn trách” trong ngành hàng hải, được áp dụng cho đến ngày nay và vẫn được
vận dụng trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nói chung.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Năm 916 TCN, hồng đế xứ Rhodes đã ban hành đạo luật để bảo vệ các
thương gia: chủ tàu được hưởng quyền lợi phải gánh chịu rủi ro chung với các chủ
tàu bị thiệt hại vì phải hy sinh để cứu tàu, cứu hàng khi con tàu gặp nạn. Ngày
nay, khái niệm “tổn thất chung” (genaral average) này ln được vận dụng trong
hàng hải. Hay nói cách khác, đây là biện pháp chia nhỏ, dàn trải rủi ro của một
người hoặc một số ít người cho nhiều người cùng có khả năng gánh vác.

Từ những khái niệm thơ sơ nói trên, trải qua hàng ngàn năm, con người đã

tổng kết lại, thể chế hóa bằng các kỹ thuật bảo hiểm, ngun tắc bảo hiểm để hình
thành khái niệm bảo hiểm một cách khoa học. Từ đó người ta xây dựng những
quy tắc, điều khoản bảo hiểm làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng bảo hiểm .
Vào đầu thế kỷ XIV tại Italia, hợp đồng bảo hiểm hàng hải đầu tiên được
ký kết tại bến cảng Genoa, bên bờ Địa Trung Hải nhằm ngày 23-10-1347. Tới
năm 1424 Hội bảo hiểm đầu tiên ra đời trong lĩnh vực vận tải đường biển và
đường bộ được thành lập ở Genes (Ý).
Trước thế kỷ XVII ở Anh đã có loại hình bảo hiểm hàng hải và đã có hợp
đồng bảo hiểm được ký kết vào năm 1547 nhưng mãi đến cuối thế kỷ XVII, tại
qn cà phê do ơng Edward Lloyd làm chủ (Lloyd’s Coffee house), bảo hiểm mới
6


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
chính thức trở thành một dịch vụ kinh doanh có tổ chức, những quy tắc, những
điều khoản bảo hiểm, đơn bảo hiểm hàng hải được ký kết giữa người bảo hiểm
(the Insurer) và người được bảo hiểm (the Insured) do Lloyd’s cung cấp, dần dần
được tiêu chuẩn hóa, ngày càng được nhiều nước trên thế giới cơng nhận và áp
dụng. Ngày nay, Lloyd’s London đã trở thành một Trung tâm bảo hiểm Quốc tế
về tàu và hàng hóa nổi tiếng trên thế giới.

Trung

Ý tưởng bảo hiểm hỏa hoạn được hình thành từ sau vụ hỏa hoạn khủng
khiếp ở London vào ngày 02-09-1666 đã thiêu hủy 13.200 căn nhà. Những người
dân ở đây phần lớn khơng còn nhà để ở, đã xảy ra cảnh khó khăn xã hội nghiêm
trọng. Để giải quyết khó khăn xã hội vì hỏa hoạn, bác sĩ nha khoa răng hàm mặt
Nicholas Barbon lập ra doanh nghiệp bảo hiểm với tên gọi là “Phòng hỏa hoạn”
(The Fire Office) vào năm 1667. Từ năm 1683, ở Anh tiếp tục lập ra các tổ chức
hữu ái nhằm hỗ trợ cho các hội viên khi bị hỏa hoạn. Việc thành lập những tổ

chức bảo hiểm như vậy đã đặt nền móng cho bảo hiểm hỏa hoạn. Năm 1684, ở
Anh thành lập cơng ty bảo hiểm với tên gọi là “Frendly Society Office”. Năm
1677, ở Hambourg (Đức) cũng đã thành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành
phố(2). Năm 1710, Cơng ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên được tổ chức với quy mơ
lớn là cơng ty “The Sun Insurance Office” và hiện nay vẫn còn hoạt động. Sau đó,
tâm
liệu
ĐH
Cần
Thơ
Tàinước
liệu
tậpnhưvàĐức,
nghiên
bảo Học
hiểm hỏa
hoạn
đã phát
triển
lan ra@
nhiều
trênhọc
thế giới
Pháp… cứu
Bảo hiểm nhân thọ cũng được hình thành rất sớm và được một số thành
phố lớn ở Italia thực hiện ngay sau sự hình thành bảo hiểm hành hải, nhưng nó bị
nhà thờ phản bác và cấm đốn, hơn nữa chưa được sự hưởng ứng của nhân dân.
Năm 1583 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Anh quốc (English life Insurance
Policy)(3) lần đầu được xác lập, tuy nhiên cũng chưa được hưởng ứng mạnh mẽ.
Mãi đến thế kỷ XVII, khi ngành tốn học xác xuất và thống kê phát triển bởi các

nhà khoa học Fesma, Pascal, Beraouli đã xây dựng cơ sở khoa học cho kinh doanh
bảo hiểm và khi đó mới có sự thuyết phục đối với quần chúng nhân dân. Năm
1759, ở Hoa Kỳ, cơng ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên đã được hình thành: “Tập
đồn giúp cho việc hạn chế sự nghèo khó và những tín đồ túng quẫn, những người
góa bụa, trẻ em nghèo và cùng khổ”(4), song tập đồn chỉ đảm bảo cho các thành
viên của nhà thờ. Đến năm 1762, Hội đảm bảo cơng bằng cho những người sống
và thừa kế được thành lập ở Anh, đây là cơng ty thực hiện loại hình bảo hiểm nhân
thọ cho cộng đồng. Sau đó loại hình bảo hiểm này ngày càng phát triển ở khắp các
đơ thị Châu Âu.
(2)
(3)

Tạp chí bảo hiểm số 2- 1998
Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm - Nguyễn Tiến

7


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của Cách mạng
Cơng nghiệp thì các loại hình kinh doanh bảo hiểm ngày càng phát triển đa dạng:
bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn con người…Và trong tình hình
hiện nay sự phát minh ra những phương tiện giao thơng hiện đại cũng đã mang
đến cho con người những nguy hiểm cũng như gây ra thiệt hại về tài sản và tính
mạng. Chính vì thế, các loại bảo hiểm xe mơtơ và bảo hiểm tai nạn con người
ngày càng được đơng đảo quần chúng quan tâm .
Trên thế giới, trong giai đoạn hiện nay, bảo hiểm phát triển thành một hoạt
động quan trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội, trở thành một nhu cầu khơng
thể thiếu được của con người, đã thực sự thuyết phục và lơi cuốn mọi cơng dân,
mọi tổ chức tham gia.

2. Định nghĩa và phân loại bảo hiểm:
2.1 Định nghĩa bảo hiểm :

Trung

Trên thế giới, bảo hiểm ra đời và tồn tại từ lâu xuất phát từ nhu cầu khách
quan của nền kinh tế xã hội. Ngày nay, hoạt động bảo hiểm trở thành một dịch vụ
khơng thể thiếu được trong cuộc sống con người, một bộ phận khơng thể tách rời
trong
tồn liệu
bộ qĐH
trìnhCần
phát triển
kinh
xã hộiliệu
của lồi
trongcứu
tâm
Học
Thơ
@tế Tài
họcngười.
tập Thế
và nhưng,
nghiên
cuộc sống hằng ngày, thuật ngữ “bảo hiểm” được hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Theo Dennis Kessler thì “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đơng vào sự bất
hạnh của số ít”.(5)
Theo MJ.Burkinshaw: “Bảo hiểm là một hệ thống mà qua đó một số người
đồng ý góp vào một quỹ chung, được dùng để chia sẻ các chi phí tổn thất của một

cá nhân trong đó có thể sẽ gánh chịu”(6)
Nếu đứng trên phương diện pháp lý: Bảo hiểm là một hợp đồng được ký
kết, trong đó một bên (người bảo hiểm) đồng ý nhận một số tiền đã được tính tốn
(gọi là phí bảo hiểm) để bồi thường cho người khác (người được bảo hiểm) về
những tổn thất người ấy phải gánh chịu do hậu quả của những sự cố đã xảy ra.
Nếu đứng trên phương diện kinh tế: Bảo hiểm là một hệ thống các biện
pháp kinh tế để huy động sự đóng góp của các tổ chức, các cá nhân một số tiền
nhất định dưới dạng phí bảo hiểm hình thành quỹ bảo hiểm nhằm chi trả hay bù
(4)

(5)

Lý thuyết cơ bản về bảo hiểm - Nguyễn Tiến

Dennis Kessler - Risque No 17-Jan-Mars-1994

(6)

Introduction to Insurance-M.J Burkinshaw-FI/NC, Nzdip LA, 1996-Insuarance Institude of
New Zealand Inc.

8


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
đắp cho các đối tượng của người đóg góp khi có sự cố xảy ra, đảm bảo ổn định đời
sống được thường xun và liên tục.
Còn theo các chun gia người Pháp đã đưa ra một định nghĩa đầy đủ vừa
đáp ứng đặc điểm của bảo hiểm thương mại (insurance) vừa đáp ứng đặc điểm của
bảo hiểm xã hội (social security): Bảo hiểm là một hoạt động qua đó một cá nhân

có quyền được hưởng trợ cấp nhờ vào một khoản đóng góp cho mình hoặc cho
người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro. Khoản trợ cấp này do một tổ chức trả,
tổ chức này có trách nhiệm đối với tồn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo
phương pháp thống kê.
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì bảo hiểm được hiểu là chức năng
kinh tế mà mục đích là bồi thường những thiệt hại về của cải hay sức khỏe, tính
mạng con người, bằng cách đảm nhiệm những rủi ro và đền bù những rủi ro ấy.
Người muốn được bảo hiểm phải mua bảo hiểm và khi bị thiệt hại thì được bồi
thường. Việc bồi thường được quy định bằng một hợp đồng giữa tổ chức bảo hiểm
và người được bảo hiểm.

Trung

Tóm lại, bảo hiểm là hoạt động được thực hiện bởi các tổ chức kinh doanh
bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm. Bảo hiểm là những hoạt động mà ở đó các
tâm
Học
liệubảoĐH
@roTài
doanh
nghiệp
hiểmCần
chấp Thơ
nhận rủi
trênliệu
cơ sởhọc
ngườitập
đượcvà
bảonghiên
hiểm đóngcứu

một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hoặc trả
tiền bảo hiểm khi xảy ra các trường hợp thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
2.2 Phân loại bảo hiểm :
Phân loại bảo hiểm là tiến hành phân chia các nghiệp vụ bảo hiểm thành
các nhóm nghiệp vụ hoặc thể loại bảo hiểm cùng loại có quan hệ mật thiết với
nhau một cách có hệ thống.
Ngày nay, ngành bảo hiểm trên thế giới ngày càng phát triển với nhiều loại
nghiệp vụ và sản phẩm bảo hiểm mới. Hiện nay, trên thế giới việc phân loại bảo
hiểm có thể dựa trên một số căn cứ sau:
Căn cứ theo thời hạn và tính chất tiết kiệm, bảo hiểm chia thành bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ. Thơng thường hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ
(gồm bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm) là những hợp đồng bồi thường và
có thời hạn dưới một năm, còn hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng tiết kiệm
và dài hạn từ 5-25 năm hoặc suốt đời.
Căn cứ theo đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm được chia thành bảo hiểm con
người, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
9


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Sự phân loại bảo hiểm chỉ mang tính chất tương đối do có sự đan xen, kết
hợp các thuộc tính đặc trưng của các loại bảo hiểm khác. Tuy nhiên, việc tiến
hành phân loại là rất cần thiết và tiện lợi cho các tổ chức triển khai, thực hiện các
nghiệp vụ bảo hiểm.
Ở Việt Nam, việc phân loại bảo hiểm dựa trên các tiêu chí sau:
2.2.1 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm:
Các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm được chia thành ba nhóm :
Bảo hiểm con người: bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm có đối tượng bảo
hiểm là tính mạng, thân thể sức khỏe, khả năng lao động của con người. Người ký
kết hợp đồng bảo hiểm nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu xảy ra rủi

ro ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc người
thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được tiền bảo hiểm từ người bảo hiểm trả.

Trung

Bảo hiểm tài sản: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là tài sản. Khi
xảy ra rủi ro, tổn thất về tài sản thì người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho
người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức đảm bảo đã thỏa
thuận trên hợp đồng.Ví dụ như: Bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm
tâm
thiệtHọc
hại vậtliệu
chất ĐH
xe cơ Cần
giới. Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm là
trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự. Theo đó,
người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ ba về những thiệt
hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản thuộc sở hữu của
chính mình. Ví dụ như: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối với người
thứ ba, bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm.
2.2.2 Căn cứ vào kỹ thuật bảo hiểm:
Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật phân bổ là các loại bảo hiểm cho các
rủi ro có tính chất ổn định theo thời gian và độc lập với tuổi thọ con người, gọi
chung là bảo hiểm phi nhân thọ (Non life Insurance).
Các loại bảo hiểm dựa trên kỹ thuật tồn tích vốn là các loại bảo hiểm đảm
bảo cho các rủi ro có tính chất thay đổi theo thời gian, đối tượng gắn liền với tuổi
của con người, gọi chung là bảo hiểm nhân thọ (Life Assurance).
2.2.3 Căn cứ vào tính chất khoản bồi thường:
Các loại bảo hiểm được chia làm 2 loại:

10


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
- Các loại bảo hiểm có số tiền trả theo ngun tắc bồi thường là loại bảo
hiểm mà khi tổn thất xảy ra, số tiền bồi thường của nhà bảo hiểm khơng bao giờ
vượt q thiệt hại thực tế mà người được bảo hiểm phải gánh chịu. Ví dụ như: Bảo
hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Các loại bảo hiểm có số tiền bảo hiểm trả theo ngun tắc khốn là các
loại bảo hiểm mà số tiền bồi thường người được bảo hiểm nhận là do hai bên thỏa
thuận trước trên hợp đồng bảo hiểm.Ví dụ như bảo hiểm nhân thọ.
2.2.4 Căn cứ vào tính chất pháp lý:
- Bảo hiểm tự nguyện là những loại bảo hiểm mà theo hợp đồng thiết lập
dựa hồn tồn trên sự cân nhắc và nhận thức của người được bảo hiểm.
- Bảo hiểm bắt buộc được hình thành trên cơ sở luật định nhằm bảo vệ lợi
ích của nạn nhân trong các vụ tổn thất và bảo vệ lợi ích của tồn bộ nền kinh tế xã
hội. Tuy nhiên, sự bắt buộc chỉ là bắt buộc người có đối tượng mua bảo hiểm chứ
khơng bắt buộc mua bảo hiểm ở đâu.
Căn cứ theo pháp luật hiện hành (điều 7 luật kinh doanh bảo hiểm)
+ Bảo
hiểm
nhânCần
thọ bao
gồm @
: Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm Học
liệu
ĐH
Thơ
- Bảo hiểm trọn đời.

- Bảo hiểm sinh kỳ.
- Bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm hỗn hợp.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
- Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.
+ Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm tai nạn con người.
- Bảo hiểm hàng hố vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sơng,
đường sắt và đường khơng.
- Bảo hiểm hàng khơng.
- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm cháy, nổ.
11


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm chung.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
- Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.
- Bảo hiểm nơng nghiệp.
- Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy
định.

II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT KINH DOANH
BẢO HIỂM TRÊN THẾ GIỚI:
1.Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật kinh doanh bảo hiểm :

Trung


Bảo hiểm ra đời và phát triển đòi hỏi phải có những chuẩn mực luật pháp
điều chỉnh các mối quan hệ bảo hiểm. Những quy định này đã được hình thành từ
thời cổ xưa. Khoảng 3000- 4000 năm TCN, luật đường biển Ru-tơ ra đời và giữ
tâm
Thơ
@bn
Tàibán
liệu
học
tập
vàTrong
nghiên
mộtHọc
vai tròliệu
quan ĐH
trọng Cần
trong hoạt
động
ở Địa
Trung
Hải.
luật nàycứu
có quy định “Tổn thất chung trên biển”.
Vào năm 916 TCN, Hồng đế xứ Rhodes đã ban hành luật để bảo vệ các
thương gia có hàng hóa bị tổn thất vì lợi ích chung của hành trình. Các chủ tàu
được hưởng lợi trên các tổn thất đó phải cùng gánh chịu rủi ro.
Luật bảo hiểm hàng hóa ra đời sớm nhất ở Italia. Sau đó là luật An-long
năm 1266.Đến thế kỷ XIV, hoạt động bn bán đường biển ngày càng phát triển
làm cho hoạt động bảo hiểm hàng hải cũng ngày càng phổ biến và trở thành một
yếu tố khơng thể thiếu. Chính vì thế, ở Châu Âu đã dần dần xuất hiện những luật

lệ về hoạt động hàng hải, trong đó gồm có cả nội dung của luật pháp kinh doanh
bảo hiểm.
Năm 1435, pháp lệnh Bacelona Tây Ban Nha ra đời đã cơng bố quy tắc bảo
hiểm hàng hải và thủ tục bồi thường tổn thất. Đây là “Luật bảo hiểm hàng hải lâu
đời nhất trên thế giới”. Sau đó, vào năm 1523, Phơ-Ru-Long-xa (Ý) đã đặt ra điều
lệ bảo hiểm hàng hải hồn chỉnh hơn và quy định mẫu đơn bảo hiểm tiêu chuẩn.
Những tòa án bảo hiểm hàng hải cũng được lập nên ở Antwerp (Bỉ), Amsterdam
(Hà Lan) để giải quyết những vụ tranh chấp về bảo hiểm. Đến năm 1681, vua
12


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Louis XIV (Pháp) đã ban hành pháp lệnh hoạt động hàng hải thúc đẩy bảo hiểm
hàng hải phát triển hơn.
Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự phát triển về thương mại
quốc tế và sự tiến bộ về giao thơng quốc tế, luật bảo hiểm các nước từng bước
được hồn chỉnh dần, đặc biệt là các nước ở Châu Âu.
ü Luật bảo hiểm của các nước thuộc luật pháp lục địa:

* Luật bảo hiểm Pháp (13.07.1930) bắt nguồn từ điều khoản có liên quan
trong Điều lệ hoạt động hàng hải năm 1681 và luật bn bán của Pháp năm1808.
Đây là bộ luật bảo hiểm đường bộ tương đối hồn chỉnh, gồm 4 chương:
Chương 1: Quy định chung về bảo hiểm.
Chương 2: Bảo hiểm thiệt hại.
Chương 3: Bảo hiểm con người.
Chương 4: Trình tự thực hiện.
Năm 1905, Pháp ban hành “Luật giám sát bảo hiểm nhân thọ”. Sau đó vào
năm 1938 còn thơng qua những đạo luật riêng về giám sát các doanh nghiệp bảo
hiểm.


Trung tâm Học
liệubảo
ĐH
Cần
* Luật
hiểm
Đức.Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Vào năm 1731, tại thành phố Hamburg, Đức đã ban hành “Điều lệ bảo
hiểm về tổn thất hàng hải”. Sau đó, năm 1794 ban hành Đạo luật Prusse trong đó
có quy định về bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm đường bộ. Năm 1908 Luật hợp
đồng bảo hiểm được cơng bố và được thực hiện vào năm 1910. Đức ban hành
Điều lệ giám sát tái bảo hiểm vào năm 1913, Luật giám sát doanh nghiệp bảo
hiểm tư nhân và quỹ tiết kiệm xây nhà ở năm 1931.
ü Luật bảo hiểm các nước thuộc hệ thống luật Anh-Mỹ:

* Luật bảo hiểm Anh :
Năm 1906 ở Anh đã có Luật bảo hiểm hàng hải. Bên cạnh đó, bảo hiểm phi
hàng hải được xét xử theo tiền lệ. Nước Anh, có rất nhiều đạo luật bằng văn bản
về bảo hiểm.
Năm 1870 ở Anh đã có quy định về quản lý doanh nghiệp bảo hiểm.
Năm 1774 Anh ban hành Luật bảo hiểm nhân thọ.
Năm 1975 Luật bảo hộ người lao động.
13


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam

* Luật bảo hiểm Mỹ:
Ở Mỹ khơng có một bộ luật bảo hiểm thống nhất. Về hợp đồng bảo hiểm
được xét xử theo tiền lệ. Luật bảo hiểm của bang New York được xem là một đạo

luật hồn chỉnh nhất. Đạo luật này gồm có 18 chương 631 điều.
2. Giới thiệu sơ lược về pháp luật kinh doanh bảo hiểm của một số nước
liên minh Châu Âu:
2.1 Cơ cấu hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo
hiểm:
Các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) có lịch sử lâu đời về bảo hiểm.
Do yếu tố lịch sử và truyền thống pháp lý khác nhau, các nước EU tồn tại song
song hai hệ thống pháp luật. Đó là hệ thống pháp luật chung (Common law-bao
gồm Anh, Aiơlen, Aixơlen) và hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Continental
law-bao gồm các nước còn lại).

Trung

Luật bảo hiểm có lịch sử phát triển rất sớm ở Châu Âu. Đạo luật đầu tiên về
bảo hiểm được ban hành từ thế kỷ XIV tại Bồ Đào Nha và khơng ngừng được
hồn thiện cho đến ngày nay. Với mục tiêu xây dựng một thị trường bảo hiểm
tâm
Học
@ Tài
tậpquyvàđịnh
nghiên
chung,
cácliệu
nước ĐH
EU đãCần
thànhThơ
cơng trong
việc liệu
thống học
nhất các

pháp luậtcứu
về quản lý, giám sát, cấp giấy phép cho các cơng ty bảo hiểm… thơng qua việc
ban hành các chỉ thị về bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ mà các nước thành viên
phải ln tn thủ.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm chủ yếu được điều chỉnh bởi luật về doanh
nghiệp bảo hiểm (hoặc luật về giám sát bảo hiểm) và luật về hợp đồng bảo hiểm.
Còn các hoạt động khác bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng khơng, bảo hiểm trách
nhiệm dân sự chủ xe cơ giới hay tái bảo hiểm thường được điều chỉnh bằng những
văn bản riêng như Luật bảo hiểm hàng hải 1906 (Anh), Luật hàng hải của Italia…
2.2 Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Do tầm quan trọng của bảo hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội và sự phát
triển của mỗi quốc gia nên ngay từ khi mới ra đời. Hoạt động bảo hiểm của các
nước EU đã chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Cơ quan quản lý bảo hiểm
được thành lập sớm nhất ở Bồ Đào Nha từ trước năm 1755 với tên Nhà bảo hiểm
(House Of Insurance) giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
Hiện nay, vị trí của cơ quan quản lý bảo hiểm trong bộ máy Nhà nước EU
là khơng thống nhất. Trong khi nhiều nước (Bồ Đào Nha, Tây ban Nha,
14


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Lucxembua) quy định cơ quan Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực
thuộc Bộ Tài chính hay Bộ Kinh tế, một số nước khác lại giao chức năng này cho
bộ khác như Bộ Thương mại (Hy Lạp, Italia), Bộ về các vấn đề doanh nghiệp và
việc làm (Aiơlen), Bộ Cơng nghiệp (Đan Mạch), Bộ về các vấn đề xã hội và y tế
(Phần Lan), Cơ quan quản lý dịch vụ tài chính (Anh). Đặc biệt ở Đức, cơ quan
quản lý bảo hiểm có vị trí độc lập và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Thủ tướng.
Mục tiêu hoạt động của cơ quan quản lý bảo hiểm là bảo vệ quyền lợi
người tham gia bảo hiểm và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo
hiểm.

Ngun tắc hoạt động của cơ quan quản lý là “đầy đủ, khách quan, nhất
qn và minh bạch”. Đa số các nước có ngân sách của cơ quan quản lý bảo hiểm
là do các doanh nghiệp đóng góp.
2.3 Các hình thức doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm:

Trung

Tại các nước EU, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể kinh doanh dưới những
hình thức pháp lý nhất định và phải có tư cách pháp nhân. Hình thức doanh nghiệp
bảo hiểm ở các nước EU khá đa dạng về cơ cấu sở hữu (gồm sở hữu trong nước và
nướcHọc
ngồi,
tư nhân
Nhà Thơ
nước) @
và hình
lý. tập
Về cơ
loại hìnhcứu
tâm
liệu
ĐHvàCần
Tàithức
liệupháp
học
vàbản,
nghiên
doanh nghiệp bảo hiểm phổ biến nhất là cơng ty cổ phần bảo hiểm, tiếp đó là các
hội (hay cơng ty) bảo hiểm tương hỗ và chi nhánh cơng ty bảo hiểm nước ngồi.
Ngồi ra, tùy theo quy định pháp luật của mỗi nước, còn có các hình thức

khác: Cơng ty bảo hiểm nhà nước (Italia, Bồ Đào Nha), nghiệp đồn bảo hiểm
(Lucxembua), Hội hợp tác (Bỉ), Cơng ty bảo hiểm hợp tác, Hội phúc lợi xã hội
tương hỗ (Tây Ban Nha), các hội tiết kiệm (Thụy Điển).
Theo quy định của pháp luật, một cơng ty khơng được phép kinh doanh
đồng thời cả bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ. Hiện nay, xu thế tích
tụ, tập trung tư bản trên thị trường bảo hiểm EU đang diễn ra mạnh mẽ thơng qua
các giao dịch mua bán cơng ty, hợp nhất, sáp nhập cơng ty nhằm tăng cường sức
cạnh tranh với các đối thủ đến từ Bắc Mỹ, Nhật Bản.
2.4 Vấn đề cấp giấy phép hoạt động hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Cũng như các nước khác, việc cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm là điều
kiện quyết định để một tổ chức có thể hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Giấy phép
kinh doanh này sẽ có giá trị trong tồn bộ EU và có giá trị vơ thời hạn.

15


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Khác với các nước ở Châu Á, một hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và
hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ khơng bị từ chối vì lý do thị trường đã có nhiều
doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động. Thời hạn xét cấp giấy phép là 6 tháng kể từ
ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp bị từ chối cấp giấy phép, doanh
nghiệp có quyền khởi kiện lên tòa án nước sở tại để u cầu xem xét lại quyết
định này.
Hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm đơn xin cấp giấy phép, điều lệ cơng ty,
kế hoạch kinh doanh, bằng cấp, văn bản chứng minh năng lực và phẩm chất đạo
đức của cán bộ quản lý, điều hành, thơng tin về cổ đơng nắm giữ từ 10% vốn của
doanh nghiệp trở lên, chương trình tái bảo hiểm. Về ngun tắc, chi nhánh cơng ty
bảo hiểm nước ngồi chỉ được kinh doanh loại nghiệp vụ mà cơng ty mẹ được
phép tiến hành ở ngun xứ. Do đó, đối với doanh nghiệp này, xin cấp giấy phép
còn phải kèm theo giấy phép kinh doanh tại ngun xứ.


Trung

Trong số các điều kiện cấp giấy phép mà doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa
mãn thì việc đáp ứng u cầu về tài chính được đặt lên hàng đầu. Tại tất cả các
nước EU, doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh bảo hiểm phải đáp ứng đủ
các u cầu về vốn pháp định tùy thuộc vào loại nghiệp vụ mà doanh nghiệp dự
kiếnHọc
tiến hành,
thểCần
là 800.000
đối với
cơng
ty bảo
thọ vàcứu
tâm
liệu cụ
ĐH
ThơECU
@ Tài
liệu
học
tậphiểm
và nhân
nghiên
1.400.000 ECU đối với cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ. Tuy nhiên, hiện nay EU
đang có kế hoạch tăng mức vốn pháp định do yếu tố lạm phát và sự phát triển của
thị trường.
2.5 Quản lý doanh nghiệp bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ đáp ứng các u cầu về biên khả năng

thanh tốn và trích lập đủ các khoản dự phòng nghiệp vụ cho tồn bộ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ nhiều năm nay, trong nỗ lực nới lỏng sự kiểm sốt thị trường, các nước
EU đã từ bỏ việc áp dụng chế độ tái bảo hiểm bắt buộc cho một tổ chức do Chính
phủ chỉ định, hay phê duyệt quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, mẫu đơn hay
các tài liệu in ấn khác mà doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng trong khi giao dịch với
người tham gia bảo hiểm, trừ các loại hình bảo hiểm bắt buộc. Nói cách khác, hiện
nay, tại các nước này, các bên tham gia bảo hiểm có tồn quyền thỏa thuận các
điều kiện của hợp đồng bảo hiểm cũng như ấn định mức phí bảo hiểm thích hợp
trừ trường hợp hợp đồng bảo hiểm bắt buộc.

16


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
2.6 Quản lý hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể dùng các quỹ dự phòng nghiệp vụ để chi trả
các khiếu nại cho người được bảo hiểm và các tài sản dùng để thanh tốn cho các
chủ nợ khác để đem đầu tư. Ngun tắc của hoạt động đầu tư mà các doanh
nghiệp bảo hiểm phải tn thủ là “đa dạng hóa, phân tán rủi ro và đảm bảo tính
thanh khoản cao” nhằm đảm bảo các u cầu an tồn và khả năng sinh lời. Các
nước EU quy định chặt chẽ về việc đa dạng hóa tài sản đầu tư, đặt ra những hạn
chế về giá trị, tỷ lệ đầu tư vào những loại tài sản nhất định, hay đảm bảo sự tương
ứng giữa tài sản và trách nhiệm mang tính thanh tốn. Thơng thường các quỹ dự
phòng nghiệp vụ có thể đầu tư vào các cơng cụ sau đây: cổ phiếu, trái phiếu, bất
động sản, cho vay, tiền gởi ngân hàng.

Trung

Một điều đáng chú ý là mặc dù có mức độ tự do hóa cao, các nước EU

cũng chú trọng u cầu “nội địa hóa tài sản đầu tư”, theo đó, các tài sản tạo thành
biên khả năng thanh tốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải được cất giữ lại một
nước EU, nơi có hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ngồi ra, để tránh các rủi ro về
tỷ giá, pháp luật EU cũng quy định các khoản đầu tư phải được thực hiện bằng
đồng tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã cam kết với khách hàng, mặc khác, thời
hạn Học
đầu tưliệu
cũng ĐH
phải Cần
tương ứng
hạnliệu
thanhhọc
tốn tập
cho các
vụ củacứu
tâm
Thơvới@thờiTài
vànghĩa
nghiên
doanh nghiệp bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm để hạn chế những rủi ro
về lãi suất. Để duy trì sự quản lý nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động này, theo
quy định của pháp luật EU, theo định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo cho
cơ quan quản lý bảo hiểm về cơ cấu tài sản và biến động trong danh mục đầu tư
của doanh nghiệp. Về cơ bản, khơng có sự khác biệt trong pháp luật điều chỉnh
hoạt động đầu tư giữa doanh nghiệp trong nước và chi nhánh doanh nghiệp bảo
hiểm nước ngồi.
3. Giới thiệu sơ lược về pháp luật kinh doanh bảo hiểm của một số nước
Châu Á:
3.1 Luật bảo hiểm Trung Quốc:
Vào những năm 20 của thế kỷ XX, các cơng ty bảo hiểm ở Trung Hoa ra

đời chủ yếu phục vụ hoạt động ngoại thương ở các thành phố ven biển và ở các
cảng mở. Tuy nhiên, ra đời chẳng được bao lâu thì thế chiến thứ hai bùng nổ nên
hoạt động của các cơng ty này bị hạn chế. Sau ngày nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa ra đời, các cơng ty bảo hiểm tư doanh được quốc hữu hóa, cải tổ thành
Cơng ty bảo hiểm nhân dân Trung Quốc.

17


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Sau đó, cùng với việc đẩy mạnh cải tổ nền kinh tế và mở cửa, Trung Quốc
cũng mở rộng và phát triển thị trường bảo hiểm cả về lượng và chất. Năm 1995,
luật bảo hiểm Trung Hoa ra đời tạo điều kiện cho bảo hiểm ngày càng phát triển.
Luật bảo hiểm Trung Hoa gồm 152 điều chia làm 8 chương.
- Chương I gồm 8 điều quy định về phạm vi điều chỉnh và các chủ thể được
phép kinh doanh bảo hiểm. Luật bảo hiểm Trung Hoa quy định Vụ giám sát và
quản lý tài chính trực thuộc Hội đồng Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm giám sát và
quản lý.
- Chương II gồm 60 điều chia làm 3 phần quy định về hợp đồng bảo hiểm .
+ Phần 1 là các quy định chung về quyền và nghĩa vụ của các bên khi ký
kết hợp đồng bảo hiểm, hình thức và nội dung của hợp đồng.
Luật bảo hiểm của Trung Hoa quy định người u cầu bảo hiểm phải có lợi
ích có thể bảo hiểm được trong đối tượng của hợp đồng bảo hiểm. Và một hợp
đồng bảo hiểm sẽ bị coi là vơ hiệu và bị hủy bỏ nếu người u cầu bảo hiểm
khơng có lợi ích có thể bảo hiểm được trong đối tượng của hợp đồng bảo hiểm.
Trong
luậtĐH
bảo hiểm
Trung@
HoaTài

thì thời
pháttập
sinhvà
trách
nhiệm bảocứu
Trung tâm Học
liệu
CầncủaThơ
liệuđiểm
học
nghiên
hiểm theo hợp đồng kể từ ngày ghi trên hợp đồng. Ngồi ra người u cầu bảo
hiểm có thể chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng đó đã được xác lập
nhưng khơng quy định rõ các trường hợp.

Ngồi ra, bên bảo hiểm phải thanh tốn tiền bồi thường hay trả tiền bảo
hiểm trong vòng 10 ngày sau khi đạt được một thỏa thuận với người được bảo
hiểm hay người thụ hưởng.
Luật bảo hiểm Trung Hoa còn quy định rõ trong trường hợp bảo hiểm phi
nhân thọ thì quyền u cầu của người được bảo hiểm, người thụ hưởng sẽ chấm
dứt nếu khơng thực hiện trong vòng 2 tháng kể từ ngày biết được việc xảy ra sự
kiện bảo hiểm. Đối với bảo hiểm nhân thọ thì thời hạn này là 5 tháng.
+ Phần 2: Hợp đồng bảo hiểm tài sản:
Trong đó, luật của Trung Hoa quy định một hợp đồng bảo hiểm hàng hóa
hay một hợp đồng phương tiện vận chuyển khơng được phép chấm dứt bởi bất kỳ
bên nào sau khi phát sinh trách nhiệm bảo hiểm. Như vậy, khi hợp đồng bảo hiểm
hàng hóa chưa phát sinh nghĩa vụ bảo hiểm thì người u cầu bảo hiểm mới có
quyền u cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm. Khi đó, người bảo hiểm phải hồn
trả cho người u cầu bảo hiểm số phí bảo hiểm đã nộp. Nếu người u cầu bảo
18



Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
hiểm u cầu chấm dứt hợp đồng bảo hiểm sau khi hợp đồng đã phát sinh nghĩa
vụ bảo hiểm, thì người bảo hiểm có thể giữ lại số phí bảo hiểm tương ứng với
khoảng thời gian tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ bảo hiểm đến ngày chấm dứt hợp
đồng và hồn trả phí bảo hiểm còn lại cho người u cầu bảo hiểm. Bên cạnh đó,
luật bảo hiểm Trung Hoa quy định khá chặt chẽ việc bồi thường khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm.
+ Phần 3 là các quy định về hợp đồng bảo hiểm con người.
Điều 54 quy định người u cầu bảo hiểm khơng được phép u cầu và
người bảo hiểm khơng được phép nhận bảo hiểm con người trong đó quy định cái
chết là điều kiện tiên quyết cho việc trả tiền bảo hiểm cho người khơng có năng
lực pháp luật dân sự. Luật còn nghiêm cấm người bảo hiểm dựa vào thủ tục tố
tụng để đòi người u cầu bảo hiểm con người nộp phí bảo hiểm. Trong luật của
Trung Hoa cũng cho phép các bên bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm
nếu người được bảo hiểm tự sát mà trong hợp đồng quy định cái chết là điều
khoản tiên quyết.
- Chương III quy định về thành lập và chấm dứt hoạt động của cơng ty bảo
hiểm.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Khác với Việt Nam, Trung Hoa cho phép cơng ty bảo hiểm được thành lập
dưới hai hình thức: Cơng ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp nhà
nước.

Về mức vốn tối thiểu để thành lập một cơng ty bảo hiểm là 200 triệu nhân
dân tệ (200.000.000 RMB). Ngồi ra, để hoạt động cơng ty bảo hiểm phải ký quỹ
20% tổng số vốn điều lệ.
- Chương IV chủ yếu quy định về các ngun tắc hoạt động bảo hiểm bao

gồm 15 điều.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, cơng ty bảo hiểm phải tái bảo hiểm
20% của mỗi hợp đồng bảo hiểm mà cơng ty khai thác theo quy định có liên quan.
- Chương V gồm 16 điều quy định về việc quản lý và giám sát bảo hiểm.
- Chương VI về đại lý bảo hiểm và mơi giới bảo hiểm.
- Chương VII gồm 17 điều quy định cụ thể về trách nhiệm pháp lý. Trong
đó còn quy định những hành vi vi phạm và các biện pháp xử phạt cần thiết.
- Chương VIII bao gồm các điều khoản bổ sung.
19


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
3.2 Luật bảo hiểm Campuchia:
Hoạt động bảo hiểm ở Campuchia được hình thành từ năm 1959. Lúc đó, ở
Campuchia đã có 5 cơng ty bảo hiểm của người Pháp và người Hoa. Vào năm
1963, Nhà nước Campuchia mua cổ phiếu của các cơng ty này và thành lập cơng
ty Bảo hiểm quốc gia Campuchia. Nhưng vào năm 1975, sau khi chiếm
Phnơmpênh, Polpot xóa bỏ các cơng ty bảo hiểm. Sau đó được sự giúp đỡ của
Tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam, Nhà nước Campuchia cho thành lập lại cơng ty
bảo hiểm. Tuy nhiên, do bị xóa bỏ trong một thời gian, nên thế hệ những người
Campuchia đã làm bảo hiểm và hiểu về bảo hiểm hầu như rất ít, có thể nói chưa
hình thành tập qn bảo hiểm. Năm 1990, cơng ty bảo hiểm nhà nước Campuchia
bắt đầu đi vào hoạt động. Năm 1999 doanh số của cơng ty này xấp xỉ 3 triệu đơla,
chủ yếu là về bảo hiểm hàng nhập và hàng khơng, xe cơ giới, gần như chưa tiến
hành bảo hiểm con người. Để hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và đưa
hoạt động này vào nề nếp, ngày 20.06.2000 Quốc Hội Campuchia đã ban hành
Luật bảo hiểm.
Luật Bảo hiểm của vương quốc Campuchia ngắn gọn, bao gồm 56 điều,
chia làm 8 chương.


Trung tâm Học
liệuI:ĐH
CầnquiThơ
@ Tài
liệu
học
tậpchủ
vàthểnghiên
Chương
có 7 điều
định phạm
vi điều
chỉnh
và các
được phépcứu
kinh doanh bảo hiểm. Các cơng ty bảo hiểm, đại lý, mơi giới bảo hiểm hoạt động
kinh doanh tại Campuchia được Nhà nước đảm bảo, được cạnh tranh lành mạnh
theo pháp luật.
Cũng giống như các nước khác, Luật bảo hiểm của Campuchia qui định:
Bộ tài chính là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động bảo hiểm.
Chương II: Quy định về hoạt động bảo hiểm, gồm 37 điều. Cơng ty bảo
hiểm được Nhà nước cấp giấy phép mới được phép ký kết hợp đồng bảo hiểm tại
Campuchia.
Luật bảo hiểm có quy định các bên có quyền hủy bỏ hợp đồng nhưng lại
khơng quy định rõ trong trường hợp nào. Tuy nhiên trong nội dung của hợp đồng,
luật cho phép các bên ký kết hợp đồng thỏa thuận các trường hợp chấm dứt hợp
đồng bảo hiểm.
Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được u cầu tái tục hay hủy bỏ hợp đồng
bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm khơng trả lời thì người được bảo hiểm mặc
nhiên được coi như đã chấp nhận u cầu. Đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi

cho người được bảo hiểm chống lại tệ quan liêu, cửa quyền có thể có.
20


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Luật bảo hiểm Campuchia cũng quy định thời gian gia hạn đóng phí bảo
hiểm trước khi hợp đồng bảo hiểm bị hủy bỏ do người được bảo hiểm chậm đóng
phí.
Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Luật bảo hiểm Campuchia cho phép
doanh nghiệp bảo hiểm có thể bồi thường trực tiếp cho nạn nhân.
Trong bảo hiểm tài sản để bảo vệ quyền lợi cho người được bảo hiểm.Luật
quy định nếu xảy ra tổn thất tồn bộ đối với tài sản dược bảo hiểm nhưng rủi ro
dẫn đến tổn thất đó khơng thuộc phạm vi bảo hiểm, thì người bảo hiểm có nghĩa
vụ trả lại cho người được bảo hiểm 90% số phí bảo hiểm của thời gian còn lại của
hợp đồng.

Trung

Mục 3 của chương hợp đồng bảo hiểm quy định về “Bảo hiểm nhân thọ và
Bảo hiểm tai nạn”. Luật bảo hiểm Campuchia quy định các điều kiện khi ký kết
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và cho phép các cơng ty bảo hiểm từ chối ký kết hợp
đồng bảo hiểm trong trường hợp người được bảo hiểm bị bệnh thần kinh, đang
nằm viện và cho phép cơng ty bảo hiểm từ chối trả tiền bảo hiểm nếu người bảo
hiểm tự tử sau khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ký kết được trên 2 năm và doanh
nghiệp bảo hiểm cũng sẽ khơng trả tiền bảo hiểm nếu người được bảo hiểm bị chết
tâm
Họcđộng
liệu
Thơ
@. Tài liệu học tập và nghiên cứu

do hành
cố ĐH
ý của Cần
người thụ
hưởng
Chương III: quy định về các lọai hình bảo hiểm bắt buộc.
Mục 1 gồm 4 điều quy định về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ
giới. Chủ xe cơ giới phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, những
thiệt hại của người thứ ba do xe cơ giới gây ra ở bên ngồi lãnh thổ Campuchia thì
việc giải quyết thiệt hại khơng theo quy định này.
Mục 2 gồm 2 điều quy định việc bắt buộc bảo hiểm trách nhiệm trong xây
dựng.
Mục 3 chỉ có 1 điều (điều 42) nói về bảo hiểm hành khách. Luật bảo hiểm
quy định các chủ phương tiện vận tải hành khách đường sơng, biển, bộ, hàng
khơng, xe lửa đều phải chịu trách nhiệm về bảo hiểm cho hành khách đi lại trên
phương tiện của mình.
Chương IV: gồm các quy định về cơng ty bảo hiểm và việc kiểm tra của
Nhà nước về hoạt động bảo hiểm.
Mọi cơng ty bảo hiểm muốn hoạt động đều phải xin phép và chịu sự kiểm
tra của Bộ Tài chính vương quốc Campuchia.
21


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Về mức vốn pháp định đối với cơng ty bảo hiểm nhân thọ là 5 triệu SDR
(quyền rút vốn đặc biệt), cơng ty phi nhân thọ 5 triệu SDR, cơng ty hỗn hợp thì
vốn pháp định là 10 triệu SDR (cao gấp ba lần so với Việt Nam). Ngồi ra để hoạt
động, các cơng ty bảo hiểm Campuchia phải ký quỹ 10% số vốn pháp định tại kho
bạc Nhà nước Campuchia. Còn biên khả năng thanh tốn sẽ tùy thuộc vào từng
loại hình cơng ty nhưng khơng nhỏ hơn 50% vốn pháp định. Bên cạnh đó, còn quy

định trường hợp liên doanh có vốn nhà nước thì vốn nhà nước phải chiếm 51%.
Chương V quy định về đại lý và mơi giới bảo hiểm.Luật cho phép đại lý là
thể nhân nhưng cũng có là pháp nhân.
Chương VI nói về các hình thức xử phạt.
Chương VII có một điều quy định việc thực hiện điều 40, 42 về bảo hiểm
xây dựng và hành khách từ khi luật được ban hành cho đến ngày 31.12.2000 (tức
là trong giai đoạn chuyển đổi).
Chương VIII có một điều gọi là điều khoản cuối cùng, theo đó mọi quy
định trước đây trái với luật này đều bãi bỏ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
III. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT KINH DOANH
BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM:
Bảo hiểm Việt Nam hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn khác nhau với
những đặc thù và tính chất khác nhau .
- Giai đoạn trước 30-04-1975.
- Giai đoạn từ 30-04-1975 đến 18-12-1993.
- Giai đoạn từ 18-12-1993 đến 09-12-2000.
- Giai đoạn sau 09-12-2000.
1.Giai đoạn trước 30-04-1975:
1.1.Ở miền Bắc:
Trong giai đoạn này, ngành bảo hiểm có một tổ chức đại diện duy nhất là
Bảo Việt (tức Tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam) được thành lập theo Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-11-1964 và hoạt động chính thức ngày 15-111965.
22


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Lúc này, do ảnh hưởng của chiến tranh chống Mỹ nên Bảo Việt chỉ thực
hiện chức năng theo mệnh lệnh hành chính và khơng thể hiện rõ chức năng kinh

doanh bảo hiểm. Vì thế, quy mơ của Bảo Việt khơng được phát triển, chỉ có hai
chi nhánh ở Hà Nội và Hải Phòng. Hoạt động chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển trên các tuyến vận tải hàng hải, hàng khơng, đường sắt,
đường bộ trong nước và các u cầu bảo hiểm của các đơn vị vận tải của các nước
có quan hệ mật thiết như Trung Quốc, Liên Xơ, Ba Lan…
1.2.Ở miền Nam:
Ngược với miền Bắc, trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh bảo hiểm
ở miền Nam khá phát triển. Trước 1975, miền Nam đã có 52 cơng ty bảo hiểm
(trong đó có gần một nửa là của nước ngồi).
Các cơng ty được thành lập dưới hình thức Hội vơ danh và Hội tương hỗ.
Còn các cơng ty nhà nước chủ yếu được thành lập dưới hình thức chi nhánh. Hầu
hết các cơng ty đặt trụ sở chính ở Sài Gòn. Mạng lưới trung gian bảo hiểm được
sử dụng phổ biến (mơi giới, đại lý bảo hiểm) để bán bảo hiểm trên phạm vi tồn
miền Nam. Các cơng ty bảo hiểm thực hiện các loại nghiệp vụ như: Bảo hiểm tai
nạn lao động, bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm chun chở, bảo hiểm xe tự động…

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các cơng ty bảo hiểm đã thành lập Hiệp hội bảo hiểm nghề nghiệp của
mình nhằm thực hiện chức năng vốn có như thơng tin, tư vấn, đào tạo, tạo mơi
trường hợp tác…

Quản lý nhà nước do Bộ Tài chính quản lý các hợp đồng bảo hiểm, kiểm
tra việc tn thủ các văn bản pháp lý. Ngồi ra còn có Hội đồng tư vấn quốc gia
bảo hiểm hướng dẫn nghiệp vụ cho các cơng ty bảo hiểm.
2.Giai đoạn từ 30-04-1975 đến trước ngày 18-12-1993:
Sau ngày giải phóng miền Nam, việc quốc hữu hóa các cơng ty bảo hiểm
cũ của miền Nam đã dẫn đến việc thành lập cơng ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt
Nam (BAVINA). BAVINA tiếp tục thực hiện trách nhiệm của các cơng ty cũ với
người được bảo hiểm muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Đối với cơng ty
bảo hiểm nhà nước, BAVINA có trách nhiệm thanh tốn và đòi nợ theo đúng thỏa

thuận trên hợp đồng.
Vào năm 1976, Nhà nước chủ trương thống nhất bảo hiểm nên BAVINA
được chuyển thành chi nhánh của cơng ty bảo hiểm Việt Nam (gọi là Bảo Việt
/HCM) tại thành phố Hồ Chí Minh.
23


Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam
Như vậy từ năm 1976 đến năm 1993, Bảo Việt là cơng ty bảo hiểm duy
nhất của Nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch
tốn kinh tế tồn ngành (năm 1980). Bảo Việt trực thuộc Bộ Tài chính có chức
năng giúp Bộ Tài chính thống nhất cơng tác quản lý bảo hiểm nhà nước và trực
tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong thời gian này, Bảo Việt đã
nghiên cứu triển khai nhiều loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mới cho khách hàng
trong và ngồi nước, tiến tới sự cân đối thu chi ngoại tệ vào năm 1986 và được
nâng cấp lên Tổng cơng ty bảo hiểm Việt Nam có chi nhánh ở tất cả các tỉnh thành
trong cả nước (năm 1993 có 53 chi nhánh). Ngồi ra, Bảo Việt còn làm đại lý
giám định bồi thường cho các cơng ty bảo hiểm của nhiều nước trên thế giới khi
được ủy quyền, qua đó đã tạo được ảnh hưởng và uy tín nhất định trên thị trường
quốc tế, tạo ra được một doanh số và lợi nhận tương đối lớn.

Trung

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hoạt động của Bảo Việt còn nhiều hạn chế
mới đơn thuần là thu phí bảo hiểm, bảo vệ tài sản chưa thể hiện được vai trò trung
gian tài chính trong nền kinh tế và cũng chưa thực hiện được chức năng thu hút
tiết kiệm và đầu tư. Còn về quản lý nhà nước, Bảo Việt khơng có tổ chức bộ máy
thực hiện chức năng này. Vì vậy, hệ thống các văn bản pháp quy về kinh doanh
bảo hiểm chưa được hình thành, quan hệ quốc tế mới chỉ giới hạn trong quan hệ
tâm

Học
liệu
@ khác
Tàimà
liệu
học
tập sang
và nghiên
tái bảo
hiểm
giữaĐH
Bảo Cần
Việt vàThơ
các nước
chưa
mở rộng
việc hợp táccứu
về quản lý nhà nước để xây dựng mơi trường pháp lý và thúc đẩy thị trường bảo
hiểm phát triển.
3.Giai đoạn từ 18-12-1993 đến trước ngày 09-12-2000:
Ngày 18-12-1993, trước nhu cầu cấp thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng u
cầu của nền kinh tế thị trường đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã
ban hành Nghị định 100/CP quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, nhằm
mở rộng nhiều loại hình kinh doanh bảo hiểm với nhiều tổ chức trong và ngồi
quốc doanh, nâng cao chất lượng hoạt động bảo hiểm thơng qua xóa bỏ sự độc
quyền của bảo hiểm.
Nghị định 100/CP ra đời đã mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường bảo hiểm Việt Nam. Ngày 28-11-1994 Bộ Tài chính ra Quyết định cho
phép thành lập Cơng ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Bảo Minh)
trên cơ sở tách chi nhánh của Bảo Việt tại thành phố HCM thành cơng ty độc lập.

Sau đó hàng loạt cơng ty bảo hiểm ra đời: Cơng ty bảo hiểm cổ phần (PVIC),
Cơng ty bảo hiểm cổ phần Nhà Rồng (Bảo Long), Cơng ty tái bảo hiểm Quốc gia
(VINARE), Cơng ty bảo hiểm cổ phần bưu điện (PTI)..Năm 1996, Cơng ty Bảo
Việt nhân thọ bắt đầu hoạt động đáp ứng nhu cầu bảo hiểm nhân thọ trong tầng
24


×