Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về bắt GIỮ tàu BIỂN và THỰC TIỄN áp DỤNG tại các VÙNG BIỂN của nước CỘNG hòa xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.72 KB, 67 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

Luận văn tốt nghiệp
Khóa 35 (2009 – 2013)

Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ BẮT GIỮ TÀU
BIỂN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÁC
VÙNG BIỂN CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:
Kim Oanh Na

Sinh viên thực hiện:
Lê Văn Cum Anh
MSSV: 5095494
Lớp: LK0965A2

Cần Thơ, 5/2013


LỜI CẢM ƠN
Với vốn kiến thức tích lũy qua bốn năm học tại trường Đại học Cần Thơ, không
những giúp người viết hoàn thành luận văn cho riêng mình mà còn là hành trang quý báu
cho người viết bước vào cuộc sống. Trong quá trình làm luận văn người viết dù gặp
nhiều khó khăn do điều kiện, thời gian, khả năng nghiên cứu, kiến thức, kinh nghiệm còn
nhiều hạn chế nên để hoàn thành được luận văn này, người viết nhận được rất nhiều sự


quan tâm giúp đỡ của mọi người, qua đây người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
gia đình những người luôn yêu thương, chăm sóc người viết trong cuộc sống; quý Thầy
Cô khoa Luật-Trường Đại học Cần Thơ là những người trực tiếp truyền đạt, giảng dạy
kiến thức cũng như những kinh nghiệm cho người viết; bạn bè những người đã luôn bên
cạnh giúp đỡ người viết. Đặc biệt người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy
Kim Oanh Na, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn người viết trong quá trình hoàn
thành luận văn tốt nghiệp này.
Người viết xin kính chúc quý Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc
sống và công tác giảng dạy.
Người viết xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

Cần Thơ, ngày…tháng…năm…


PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 1
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 2
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂN VÀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN .... 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về biển .................................................................. 4
1.1.1 Giới thiệu về biển.............................................................................. 4
1.1.1.1 Biển quốc tế .............................................................................. 4
1.1.1.2 Biển Việt Nam ........................................................................... 5
1.1.2 Các vùng biển theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982
............................................................................................................................. 5
1.1.2.1 Nội thủy..................................................................................... 5
1.1.2.2 Lãnh hải.................................................................................... 6
1.1.2.3 Vùng tiếp giáp lãnh hải ............................................................. 7
1.1.2.4 Vùng đặc quyền kinh tế ............................................................. 7
1.1.2.5 Thềm lục địa.............................................................................. 8
1.1.2.6 Biển cả (biển quốc tế)................................................................ 8
1.1.2.7 Vùng (đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quốc tế).................... 8
1.1.3 Tầm quan trọng của biển ................................................................. 9
1.1.4 Quá trình phát triển của pháp luật về biển..................................... 10
1.1.4.1 Quá trình phát triển của luật biển quốc tế ............................... 10
1.1.4.2 Quá trình phát triển của luật biển Việt Nam............................ 12
1.2 Những vấn đề cơ bản về bắt giữ tàu biển ............................................. 14
1.2.1 Một số khái niệm ............................................................................ 14
1.2.1.1 Khái niệm về tàu thuyền .......................................................... 14
1.2.1.2 Khái niệm về cầm giữ.............................................................. 15
1.2.1.3 Khái niệm về bắt giữ tàu biển.................................................. 15
1.2.1.4 Phân biệt các trường hợp tạm giữ, cầm giữ, và bắt giữ tàu ..... 17
1.2.2 Phân loại tàu .................................................................................. 17

1.2.3 Sự cần thiết của các quy định về bắt giữ tàu biển .......................... 18
1.2.4 Tiến trình hình thành pháp luật về bắt giữ tàu biển ...................... 19
1.2.3.1 Tiến trình hình thành pháp luật quốc tế................................... 19
1.2.3.2 Tiến trình hình thành pháp luật Việt Nam................................ 20


CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN
........................................................................................................................... 22
2.1 Phạm vi và đối tượng bắt giữ ................................................................ 22
2.2 Quy định chung của pháp luật về bắt giữ tàu biển .............................. 25
2.2.1 Khiếu nại hàng hải......................................................................... 25
2.2.2 Biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển ........... 26
2.2.3 Chủ thể chịu trách nhiệm............................................................... 27
2.2.4 Thời hạn và thời hiệu bắt giữ tàu biển........................................... 27
2.2.5 Xác định quyền ưu tiên khiếu nại đối với việc bắt giữ tàu biển ..... 28
2.2.6 Trách nhiệm do yêu cầu bắt giữ tàu biển không đúng................... 29
2.3 Quy định về thẩm quyền bắt giữ tàu biển ............................................ 29
2.3.1 Thẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển.................................... 29
2.3.2 Thẩm quyền thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển........................ 30
2.3.2 Thẩm quyền của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển .............. 30
2.4 Quy định về trình tự thủ tục bắt giữ tàu biển ...................................... 31
2.4.1 Quy trình bắt giữ tàu biển .............................................................. 31
2.4.2 Trình tự thủ tục bắt giữ tàu biển để đảm bảo khiếu nại hàng hải . 32
2.4.3 Trình tự thủ tục bắt giữ tàu biển để thi hành án............................ 34
2.4.4 Trình tự thủ tục bắt giữ tàu biển để thực hiện tương trợ tư pháp.. 36
2.4.5 Trình tự thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ................. 39
2.5 Quy định về trình tự thủ tục thả tàu biển (giải phóng tàu biển) ......... 40
2.5.1 Thả tàu biển sau khi bị bắt giữ....................................................... 40
2.5.2 Trình tự thủ tục thả tàu biển sau khi bị bắt giữ để đảm bảo khiếu nại hàng
hải ...................................................................................................................... 41

2.5.3 Trình tự thủ tục thả tàu biển sau khi bị bắt giữ để thi hành án..... 42
2.5.4 Trình tự thủ tục thả tàu biển sau khi bị bắt giữ để thực hiện tương trợ tư
pháp.................................................................................................................... 43
2.5.5 Trình tự thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.................... 44
2.6 Quy định về bắt giữ tàu lại và bắt giữ nhiều tàu .................................. 45
2.6.1 Quy định về bắt giữ tàu lại ............................................................. 45
2.6.2 Quy định về bắt giữ nhiều tàu ........................................................ 46
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN BẮT GIỮ TÀU BIỂN TẠI CÁC VÙNG BIỂN VIỆT
NAM VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN.................................................................. 47
3.1 Thực tiễn bắt giữ tàu biển tại các vùng biển Việt Nam........................ 47
3.1.1 Việc bắt giữ tàu biển trước ngày Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm
2008 có hiệu lực thi hành .................................................................................. 47


3.1.2 Việc bắt giữ tàu biển từ ngày Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển năm 2008
có hiệu lực thi hành ........................................................................................... 51
3.2 Những vướng mắc còn tồn tại trong các quy định của pháp luật về bắt giữ
tàu biển .............................................................................................................. 54
3.3 Đề xuất hướng hoàn thiện ..................................................................... 56
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 59


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BGT

Bắt giữ tàu

BGTB

Bắt giữ tàu biển


BLHH

Bộ luật hàng hải

BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

GQKNHH

Giải quyết khiếu nại hàng hải

KNHH

Khiếu nại hàng hải

PLTTBGTB

Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển

TAND

Tòa án nhân dân


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất liền đang ngày càng cạn
kiệt, biển ngày càng được quan tâm hơn. Đồng thời, sự bùng nổ dân số trên thế giới đang
ngày càng gia tăng. Sự phát triển của dân số thế giới làm cho không gian kinh tế truyền
thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương
án biến biển và hải đảo thành không gian kinh tế mới. Vấn đề khai thác biển đã trở thành
mối quan tâm mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc
gia có biển và các quốc gia không có biển. Để khai thác tối đa tiềm năng kinh tế biển nói
riêng và kinh tế thế giới nói chung các quốc gia bắt đầu quan tâm hơn đến giao lưu, hợp
tác thương mại quốc tế.1
Để đáp ứng nhu cầu giao lưu thương mại giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới
cần có các loại hình vận tải hàng hóa, và quan trọng hơn cả là vận tải hàng hải. Nó giữ vị
trí số một trong việc phục vụ lưu chuyển hàng hóa trên thế giới, nó đảm bảo chuyên chở
80%-90% tổng khối lượng hàng hóa buôn bán quốc tế. Trong quá trình vận tải không thể
tránh khỏi các quan hệ pháp lý phát sinh giữa Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân với
nhau và với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài cần được điều chỉnh, đặc
biệt là vấn đề BGTB.2
Những năm qua, từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, ngành vận tải biển
phát triển nhanh chóng, và cùng với đó vấn đề BGTB được đặt ra trong trường hợp nào
thì tàu biển bị bắt giữ, trong trường hợp nào Việt Nam có thẩm quyền BGTB nước ngoài.
Vì vậy, đề tài “Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng
biển của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” được người viết lựa chọn
nghiên cứu xuất phát từ tính cấp thiết trong thực tế BGTB.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu đề tài mục đích mà người viết muốn hướng tới là đi sâu vào
tìm hiểu những quy định của phát luật nước ngoài trong vấn đề BGTB, qua đó so sánh
đối chiếu với pháp luật trong nước. Dựa vào thực trạng áp dụng trong thời gian qua, phân
tích và rút ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý của luật định, cũng như những khó khăn

1


Nguyễn Văn Đức: Thế kỷ của biển và đại dương, [truy cặp ngày 23/3/2013].
2
Thực trạng giải quyết các vụ tranh chấp hàng hải có liên quan đến bắt giữ tàu tại Việt Nam,
[truy cập ngày 20/3/2013].

GVHD: Kim Oanh Na

1

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

vướng mắc còn tồn tại trong quá trình áp dụng, từ đó đề ra kiến nghị và giải pháp góp
phần hoàn thiện hơn về vấn đề BGTB.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài “Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển
của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, người viết tập trung nghiên cứu vấn
đề bắt giữ tàu, tìm hiểu khái quát chung về biển dựa vào những quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật quốc gia,… trên cơ sở đó áp dụng vào thực tiễn tại các vùng biển
Việt Nam từ đó chỉ ra những điểm chưa hợp lý của luật từ đó đề ra hướng hoàn thiện
nhằm tạo ra một cơ sở pháp lý thống nhất.
Do đề tài tương đối mới, phạm vi rộng, khó tiếp cận, còn thời gian thực hiện đề tài
là có hạn nên người viết nghiên cứu một số văn bản chính yếu. Đối với pháp luật quốc tế
dựa vào Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982; Công ước 1999 của Liên
Hiệp Quốc về bắt giữ tàu, còn về pháp luật quốc gia người viết dựa vào Bộ luật hàng hải
năm 2005; Pháp lệnh thủ tục BGTB năm 2008; Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu biển; Thông tư liên tịch
220/2012/TTLT-BTC-BGTVT hướng dẫn việc bảo đảm chi phí bắt giữ tàu biển và duy

trì hoạt động của tàu biển trong thời gian bị bắt giữ từ ngân sách nhà nước và một số văn
bản có liên quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp
khác nhau như: Phương pháp phân tích luật viết dựa vào kiến thức của bản thân, phương
pháp so sánh đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp thu thập tài liệu từ sách,
báo, tạp chí, các trang thông tin điện tử,… ngoài ra người viết còn tham khảo một cách
chon lọc ý kiến, phân tích từ các công trình nghiên cứu.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài “Pháp luật về
bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam” được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Khái quát chung về biển và bắt giữ tàu biển.
Chương 2: Những quy định của pháp luật về bắt giữ tàu biển.
Chương 3: Thực tiễn bắt giữ tàu biển tại các vùng biển Việt Nam và hướng hoàn
thiện.
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về kiến thức, thời gian nghiên cứu và nguồn
tài liệu thu thập chưa phong phú nên những vấn đề trình bài không tránh khỏi những
GVHD: Kim Oanh Na

2

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

điểm còn khiếm khuyết. Người viết mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy
cô và các bạn để bổ sung cho nội dung đề tài được tốt hơn và bản thân có được khiến
thức hoàn thiện hơn về vấn đề mà người viết nghiên cứu.


GVHD: Kim Oanh Na

3

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BIỂN VÀ BẮT GIỮ TÀU BIỂN
1.1 Những vấn đề cơ bản về biển
1.1.1 Giới thiệu về biển
1.1.1.1 Biển quốc tế
Biển và đại dương trên thế giới được chia thành 2 bộ phận. Bộ phận thứ nhất là các
vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các nước ven biển (phần cột nước
chia thành nội thuỷ, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Còn phần dưới cột nước gọi là
thềm lục địa). Bộ phận thứ hai là các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền
chủ quyền của các nước ven (biển quốc tế và vùng). Điểm chung của bộ phận thứ hai này
là không thuộc bất cứ nước nào. Nhưng lại có chỗ khác nhau ở chỗ: vùng biển quốc tế thì
tự do khai thác, còn đáy biển quốc tế thì không được tự do khai thác.3
Biển và đại dương thế giới chiếm 71% diện trái đất, với độ sâu trung bình 3.710 mét
và tổng khối nước 1,37 tỷ ki-lô-mét khối.
Biển được cấu tạo từ ba thành phần được quan tâm nhiều:
- Khối lượng nước có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá cũng như các tài nguyên
không sinh vật hòa tan trong nước biển (trên 40% thành phần hóa chất chứa trong nước
biển);
- Thềm lục địa chứa 90% trữ lượng dầu khí ngoài khơi, đáy đại dương và các dải núi
đại dương chừa đựng các quặng đa kim;
- Sản lượng đánh bắt cá biển của thế giới từ những năm 1990 là vào khoảng 90 triệu

tấn năm.
Tài nguyên không sinh vật của biển có thể chia làm ba loại:
- Các tài nguyên của đáy biển và long đất dưới đáy biển: cát, sỏi, san hô, trai ngọc,
than, dầu khí;
- Các tài nguyên do các dòng song và hiện tượng xói lở của bờ biển đưa ra biển như
các hạt khoáng sản hoặc các bụi kim loại có nguồn gốc từ đất liền. Các hóa chất kết tủa
của biển như muối, các á kim và quặng đa kim nodules;
- Dầu ngoài khơi được khai thác đầu tiên trên thế giới vào năm 1923 tại louisisne,
sau đó là Venezuela. Năm 1960, các giàn khoan biển chỉ dừng lại ở độ sâu 30 mét. Ngày

3

Trí Tâm: Các vùng biển và đáy biển quốc tế theo pháp luật hiện đại, [truy cập ngày 25/01/2013].

GVHD: Kim Oanh Na

4

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

nay các mũi khoan thí nghiệm có thể thực hiện ở độ sâu 3000-4000 mét. Năm 1990,
Thềm lục địa cung cấp 30% sản lượng dầu khí thế giới.4
1.1.1.2 Biển Việt Nam
Việt Nam giáp với biển ở hai phía đông và nam. Vùng biển Việt Nam là một phần
của biển đông. Bờ biển Việt Nam dài 3.260 ki-lô-mét, từ Quảng Ninh ở phía đông bắc tới
Kiên Giang ở phía tây nam. Biển có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2. Trong khu vực biển Việt Nam có khoảng

4000 đảo lớn nhỏ, gần bờ và xa bờ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
nằm xa bờ tạo thành một phòng tuyến bảo vệ kiểm soát và làm chủ vùng biển và hải đảo.
Biển đảo Việt Nam có thể chia thành bốn khu vực: biển Đông Bắc (một phần vịnh
Bắc bộ), nằm ở phía đông bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc (đảo Hải Nam),
biển Bắc Trung bộ (một phần biển Đông) ở phía đông Việt Nam, biển Nam Trung bộ
(một phần biển Đông) ở phía đông nam và vùng biển Tây Nam (một phần vịnh Thái Lan)
nằm phía tây nam của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan.5
1.1.2 Các vùng biển theo công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982
Theo quy định của Công ước về luật biển năm 1982 của Liên hiệp quốc biển và đại
dương được chia thành 3 vùng (khu vực) có chế độ pháp lý khác nhau:
- Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia (Nội thủy và Lãnh hải);
- Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (Vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa);
- Các vùng biển chung của cộng đồng quốc tế (Biển cả và vùng).
1.1.2.1 Nội thủy
Nội thủy là vùng nước biển được giới hạn bởi một bên là đường bờ biển của quốc
gia với một bên là đường cơ sở dùng để xác định lãnh hải và các vùng biển khác của quốc
gia. Nội thủy là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia ven biển thuộc chủ quyền tuyệt đối
của quốc gia. Điều 8 khoản 1 Công ước luật biển năm 1982 quy định: “Trừ trường hợp
đã được quy định ở phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải
thuộc nội thuỷ của quốc gia”. Đối với các quốc gia quần đảo thì vùng nước này là vùng
nước quần đảo, vùng nước được giới hạn bởi đường cơ sở của quốc gia quần đảo. Điều
59 Công ước luật biển năm 1982 có quy định: “Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc

4

Ts. Nguyễn Hồng Thao: Những điều cần biết về luật biển – Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1997, tr. 5-7.
Ts. Trần Nam Tiến (Trích "Hoàng Sa - Trường Sa: Hỏi và đáp", NXB Trẻ năm 2011): Khái quát về biển của Việt
Nam, [truy cập ngày 10/2/2013].
5


GVHD: Kim Oanh Na

5

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của
mình theo đúng các điều 9, Điều 10, Điều 11”.
Như vậy, ranh giới bên trong của nội thủy chính là đường bờ biển còn ranh giới bên
ngoài của nội thủy là đường cơ sở. Nhưng địa hình bờ biển của các quốc gia có biển trên
thế giới không giống nhau. Ngay đối với một quốc gia, tuyến bờ biển ở các khu vực khác
nhau cũng khác nhau. Đường cơ sở lại xác định dựa vào địa hình bờ biển nên vùng nước
nội thủy của quốc gia ven bờ có khu vực tương đối rộng, nhưng lại có khu vực lại rất hẹp,
thậm chí có khu vực quốc gia ven bờ không hề có nội thủy.
Vùng nước nội thuỷ bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các
vịnh, các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải.
Việc xác định đường cơ sở của quốc gia ven biển phải tuân thủ đúng Công ước về
cách xác định đường cơ sở thông thường (Điều 5); về cách xác định đường cơ sở thẳng
(Điều 7). Nếu việc xác định đường cơ sở sai so với công ước thì tàu thuyền nước ngoài
vẫn được quyền đi qua không gây hại trên vùng nước đó theo quy định tại khoản 2 Điều
8 Công ước: “Khi một đường cơ sở được vạch ra theo đúng phương pháp được nói ở
Điều 7 gộp vào nội thủy các vùng nước trước đó chưa được coi là nội thuỷ thì quyền đi
qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp dụng ở các vùng nước đó”.
1.1.2.2 Lãnh hải
Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thuỷ của

mình, và trong mọi trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến
một vùng biển tiếp liền gọi là lãnh hải. Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên
lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này.6
Vậy lãnh hải là một vùng biển có chiều rộng nhất định nằm ở phía ngoài đường cơ
sở dọc bờ biển, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển, chủ quyền
của quốc gia bao trùm cả đối với vùng trời, lòng biển và lòng đất dưới đáy biển. Đường
ranh giới phía ngoài của lãnh hải cũng chính là đường biên giới của quốc gia ven biển.
Công ước luật biển năm 1982 đã quy định chiều rộng của lãnh hải một cách thống
nhất: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này
không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.7
Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi điểm ở trên đường đó cách
điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng lãnh hải.8
6

Điều 2 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Điều 3 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
8
Điều 4 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
7

GVHD: Kim Oanh Na

6

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

1.1.2.3 Vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng tiếp giáp lãnh hải gọi là vùng tiếp giáp. Vùng tiếp giáp lãnh hải là một vùng
biển tiếp liền với lãnh hải có chiều rộng không quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải.
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia, bao gồm
quyền tài phán nhằm ngăn ngừa và quyền tài phán trừng trị những vi phạm trong các lĩnh
vực về hải quan; thuế khoá; y tế; nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.9
1.1.2.4 Vùng đặc quyền kinh tế
Vùng đặc quyền kinh tế là một vấn đề mới xuất hiện gần đây trong luật quốc tế. Đây
là một vùng đặt thù không giống bất kỳ vùng biển cổ điển nào trước đây. Trong vùng đặc
quyền kinh tế, nước ven biển có những quyền chủ quyền về tài nguyên. Vùng đặc quyền
kinh tế nằm ngoài lãnh hải nhưng cũng không thuộc biển cả.
Theo quy định của Công ước luật biển năm 1982 vùng đặc quyền kinh tế là một
vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng
quy định trong phần này, theo đó quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các
quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều
hành.10
Vùng đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải.11
1.1.2.5 Thềm lục địa
Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển, bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
đất liền của quốc gia đó cho đến mép ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi mép ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó
có khoảng cách gần hơn. Nếu bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia ven biển kéo dài tự
nhiên vược quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở thì thềm lục địa không mở rộng ra ngoài
giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không vược quá 100 hải lý kể từ đường
đẳng sâu 2500m.12
1.1.2.6 Biển cả (biển quốc tế)

9


Điều 33 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
Điều 55 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
11
Điều 57 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
12
Khoản 1 Điều 76 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.
10

GVHD: Kim Oanh Na

7

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Biển quốc tế (hay biển cả, biển công, biển mở hoặc biển tự do) là vùng biển không
nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thuỷ của một quốc gia ven biển cũng
như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo13.
Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, tất cả
các quốc gia có quyền tự do hàng hải; tự do bay; tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; tự
do đánh bắt; tự do nghiên cứu khoa học; tự do lắp đặt các đảo nhân tạo, công trình, thiết
bị trên biển đồng thời có các nghĩa vụ trấn áp buôn bán nô lệ; trấn áp buôn bán, vận
chuyển, mua bán chất ma tuý; trấn áp tất cả các hoạt động phát sóng không được phép từ
biển cả; trấn áp cướp biển; bảo vệ môi trường.
1.1.2.7 Vùng (đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quốc tế)
Vùng được hiểu là toàn bộ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quốc tế, nằm bên
ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia.

Vùng và tài nguyên của vùng là di sản chung của loài người (Điều 136 Công ước)
các quốc gia có biển hay không có biển hoàn toàn bình đẳng trong việc sử dụng và bảo vệ
vùng. Khu vực này chỉ được sử dụng vào mục đích hòa bình và vì lợi ích của của toàn thể
loài người và phải theo một chế độ quốc tế sẽ định ra.
1.1.3 Tầm quan trọng của biển
* Về kinh tế:
Đại dương là kho dự trữ vĩ đại của những khoáng sản có ích, tài nguyên sinh học,
năng lượng cũng như những nguyên liệu dùng trong công nghiệp hóa học và dược phẩm,
có thể cung cấp những chất thay thế những tài nguyên ngày càng bị cạn kiệt trên đất liền.
Dầu mỏ và khí đốt: có trong lòng đại dương. Vào những năm 1940-1950, dự đoán
trữ lượng dầu mỏ và khí đốt là 55 tỉ tấn (quy ra dầu mỏ), đến năm 1960, con số này đã
lên tới 207 tỉ, tới năm 1971 là 300 tỉ và đến 1975 là 400 tỉ.
Ngoài ra còn có những khoáng sản quý giá như ilmênit (oxyt tự nhiên của sắt và
titan), rutil (oxyt titan), cassitêrit (oxyt thiếc), oxyt sắt từ magnétit, platin, kim cương…
với trữ lượng không thua trên đất liền và than với trữ lượng dự báo nhiều hơn trên đất
liền 900 lần.
Sóng biển, năng lượng thủy triều, sự chênh lệch nhiệt, các dòng hải lưu đều chứa
một dự trữ năng lượng to lớn. Hiện nay, nhiều nước đã tích cực khai thác các nguồn dự
trữ có trong nước biển như muối, sulfat, natri, kali, brôm, Mg, iod…
Biển là nơi cung cấp nguồn hải sản khổng lồ như rong, tảo, cá, tôm và nhiều đặc sản
quý như đồi mồi, ngọc trai, san hô, yến sào... cung cấp 43% sinh giới. Trong nước biển
13

Điều 86 Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982.

GVHD: Kim Oanh Na

8

SVTH: Lê Văn Cum Anh



Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

có muối và nhiều khoáng chất dạng muối. Biển cung cấp cát và nhiều hóa chất trong cát.
Dầu mỏ và khí đốt khai thác được ở biển rất nhiều. Biển cung cấp năng lượng gió, thủy
triều. Biển là con đường giao thông vận tải có ý nghĩa to lớn. Khối lượng vận tải qua biển
lớn hơn bất kỳ phương tiện nào khác trên không và trên lục địa.
Sản lượng hải sản hàng năm vào đầu thế kỷ 20 chỉ khoảng 7 triệu tấn, nhưng đến
cuối những năm 70 lên khoảng 80 triệu tấn. Dọc theo thềm lục địa, đặc biệt ở các vùng
cửa sông cung cấp khoảng 80% sản lượng cá thế giới và là nơi sinh sống đa dạng, năng
suất cao của rừng nước mặn, rong biển, san hô và đa số các động vật giáp xác, động vật
thân mềm khác chiếm 2/3 năng suất hải sản thế giới. Đây cũng là nơi sinh sống của phần
lớn dân số trên thế giới
Ngoài việc cung cấp nguồn lương thực chính, đại dương còn là đường biển chính
cho an ninh quốc gia và thương mại, là nguồn cung cấp dầu, thuốc và giải trí.
Sức khỏe và nền kinh tế của dân biển và cộng đồng trên thế giới liên quan với chất
lượng của môi trường biển. Sự cân bằng giữa sức khỏe và khả năng sản xuất của đại
dương với nhu cầu và sự phát triển dân số người là một trong những khuynh hướng lớn
trên thế giới.14
* Về chính trị:
Thế kỷ XXI được thế giới coi là “thế kỷ của đại dương” vấn đề khai thác biển đã trở
thành mối quan tâm mang tính chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả
các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển.
Với sự ra đời của Công ước về luật biển năm 1982, nêu có những vùng biển chính
là ranh giới của quốc gia trên biển ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Cho nên, các quốc
gia có biển chú trọng khẳng định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của
quốc gia mình bằng việc tuyên bố chiều rộng của các vùng biển theo Công ước.
1.1.4 Quá trình phát triển của pháp luật về biển
1.1.4.1 Quá trình phát triển của luật biển quốc tế

Luật biển là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng hợp các
nguyên tắc, quy phạm được hình thành bằng sự thỏa thuận giữa các chủ thể của luật quốc
tế (trước tiên và chủ yếu là giữa các quốc gia) nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh
giữa các chủ thể trong hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ môi trường biển vì
mục dích hòa bình.

14

Lê Thị Thanh Mai: Tầm quan trọng của đại dương, [truy cập ngày 28/3/2013].

GVHD: Kim Oanh Na

9

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Luật biển đã được hình thành từ rất sớm trong lịch sử, vào thời cổ đại, ở Hy lạp, Ai
Cập và La Mã đã xuất hiện các tập quán về biển, và tiếp đến vào khoảng thế kỷ XIII, đã
xuất hiện một số nguyên tắc về luật biển ở vùng biển Bắc Âu, và sau đó đã được phổ biến
sang khu vực Địa Trung Hải.
Mãi cho đến năm 1930, Hội nghị quốc tế đầu tiên về Luật biển, mới được triệu tập ở
Lahay, với mục đích dể bàn về vấn đề cấp bách lúc đó như quy chế lãnh hải, chống cướp
biển, các nguyên tắc sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển. Do có nhiều mâu thuẩn nên
Hội nghị Lahay không giải quyết được thỏa đáng các vấn đề cụ thể nào.
Ngày 24/02/1958, Liên Hiệp Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về luật biển tại
Geneva, và Hội nghị đã thông qua được bốn công ước quốc tế đầu tiên về luật biển:
- Công ước về Lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10/9/1964, 46

quốc gia là thành viên);
- Công ước về Thiềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964, 54 quốc gia thnah2
viên);
- Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển (có hiệu lực ngày
20/3/1966, có 36 quốc gia thành viên);
- Công ước về Biển cả (có hiệu lực ngày 30/9/1962, 57 quốc gia thành viên).
Các công ước trên đã đặt nền móng cho việc pháp điển hóa luật biển và ghi nhận
một số tập quán quốc tế về khai thác sử dụng biển. Tuy nhiên, Hội nghị năm 1958 đã
không đạt được thỏa thuận trong một số vấn đề (đặc biệt là vấn đề xác định chiều rộng
Lãnh hải), một số quốc gia không thấy thỏa mãn với các điều khoản khác nhau trong các
công ước trên, quy định chưa đầy đủ, và còn rất nhiều mâu thuẫn, số quốc gia thành viên
tham gia ít và phần lớn các quốc gia vừa giành được độc lập thì chưa được tham gia,
cộng với những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật đòi hỏi phải có sự bổ sung, sửa đổi cho
các công ước nêu trên.
Hội nghị lần thứ hai của Liên hiệp quốc về luật biển, được tổ chức vào ngày
19/3/1960 tại Geneva, nhưng do những bất dồng và mâu thuẫn giữa các quốc gia tham
gia, nên hội nghị kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào.
Hội nghị lần thứ ba của Liên hiệp quốc về luật biển sau 5 năm trù bị (1967-1972),
và 9 lần đàm phán thương lượng (1973-1982) với 144 quốc gia và 8 cơ quan đại diện đặc
biệt, tham gia đã thông qua được công ước mới về luật biển. Văn bản cuối cùng đã được
thông qua vào ngày 10/12/1982 tại Mongtegobay, Giamaica.

GVHD: Kim Oanh Na

10

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam


Công ước 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, chỉ có một nước phương tây phê
chuẩn, và đến năm 1995 có thêm 13 quốc gia gởi thư phê chuẩn hoặc kế thừa Công ước,
nâng tổng số thành viên tham gia lên 81 quốc gia thành viên.
Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982, là văn kiện tổng hợp toàn diện,
đề cập tới tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế, khoa học kỹ thuật, môi
trường,…nó phản ánh một sự nhất trí rộng rãi về hầu hết các vấn đề liên quan đến biển,
và nhằm mục đích xác lập một trật tự pháp lý để điều chỉnh hoạt động của các quốc gia
trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ biển và đại dương.15
1.1.4.2 Quá trình phát triển của luật biển Việt Nam
Căn cứ vào lịch sử Việt Nam, quá trình phát triển được chia thành 4 giai đoạn:
* Luật biển trước khi các nước phương tây tới (trước năm 1874):
- Huyền thoại mẹ Âu Cơ, 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển khẳng
định ý thức tiến ra biển của người Lạc Việt.
- Ngoài Trung Quốc,Việt Nam mở cửa thông thương với các nước phương tây, Nhật
Bản và các nước Đông Nam Á. Các cửa biển được mở ra ở Van Đồn (năm 1010-1788),
Hội An (thế kỷ XVII-XVIII) để khuyến khích các hoạt động ngoại thương. Người Việt đã
đi tới các quần đảo xa bờ như Hoàng Sa, Trường Sa.
* Luật biển dưới thời thực dân (năm 1874-1954):
- Nghị định ngày 9/12/1926 quy định mở rộng việc áp dụng luật ngày 01/3/1888 cho
các thuộc địa. Luật nghiêm cấm không cho người nước ngoài được vào đánh cá trong các
vùng nước Lãnh hải của Pháp và Algerie, giới hạn bởi đường ranh giới 3 hải lý tính từ
ngắn nước thủy triều thấp nhất.
- Nghị định ngày 22/9/1936 của Bộ trưởng thuộc địa: “về phương diện đánh cá,
Lãnh hải Dông dương có chiều rộng là 20 ki-lô-mét tính từ ngắn nước thủy triều thấp
nhất”.
- Nghị định số 104/1306 ngày 13/4/1948 quy định thêm vùng tiếp giáp có chiều
rộng 20 ki-lô-mét tính từ ngắn nước thủy triều thấp nhất.
* Luật biển trong giai đoạn Việt Nam bị phân chia (1954-1976):
- Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 21/7/1954 nhằm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam đưa

đến hậu quả làm phân chia nước Việt Nam thành 2 miền theo vĩ tuyến 17: Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ở phía Bắc và Việt Nam Cộng hòa Ở phía Nam. Liên quan tới vùng Lãnh
hải, đường phân chia là đường vuông góc với bờ biển.
15

ThS. Kim Oanh Na: Tập bài giảng luật quốc tế, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ-2005, tr. 48-50.

GVHD: Kim Oanh Na

11

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

- Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không được tham gia vào Hội Nghị lần thứ nhất năm
1958 cưa Liên hiệp quốc về luật biển do chính sách thù địch của Mỹ.
- Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là thành viên của hơn 30 tổ chức quốc tế, đã có
mặt tại Hội nghị luật biển lần thứ nhất của Liên hiệp quốc tổ chức tại Giơ-ne-vơ năm
1958.
- Tuyên bố ngày 27/4/1965 về các biện pháp bảo vệ Lãnh hải, Nam Việt Nam chính
thức thiết lập chiều rộng Lãnh hải của mình là 3 hải lý.
-Ngày 7/9/1967, Sài Gòn đưa ra tuyên bố của tổng thống về thẩm quyền riêng biệt
và quyền kiểm soát trực tiếp của nước Cộng hòa trên phần Thềm lục địa tiếp giáp với
Lãnh hải Nam Việt Nam. Sài Gòn cũng đã đưa ra sơ đồ phân lô Thềm lục địa Nam Việt
Nam.
- Ngày 01/4/1972, Nam Việt Nam mới tuyên một vùng đánh cá rộng 50 hải lý tính
từ ranh giới ngoài cùng của Lãnh hải.
* Luật biển từ khi đất nước thống nhất (năm 1976 đến nay):

- Tuyên bố của chính phủ ngày 12/5/1977 về các vùng biển của Việt Nam: Nội
Thủy, Lãnh hải, vùng Đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa. Việt Nam trở thành nước
đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thiết lập vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
- Tuyên bố của Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở
dung để tính chiều rộng Lãnh hải Việt Nam.
- Ngày 10/12/1982, Việt Nam ký Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm
1982.
- Ngày 23/6/1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển
năm 1982.16
- Luật Biển Việt Nam đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội
khóa XIII (tháng 12-2011), tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến đối với
các nội dung quan trọng của dự thảo luật. Trên cơ sở ý kiến đóng góp của các đại biểu
Quốc hội, các cơ quan chức năng của Quốc hội và Chính phủ đã phối hợp hoàn thiện
Luật Biển để Quốc hội tiếp tục xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII.
Tại phiên họp ngày 21-6-2012, Quốc hội đã thông qua Luật Biển Việt Nam với số phiếu
tán thành gần như tuyệt đối (99,8%).17
1.2 Những vấn đề cơ bản về bắt giữ tàu biển
16

Ts. Nguyễn Hồng Thao: Những điều cần biết về luật biển – Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm 1997, tr. 24-28.
/>70&p_details=1 [truy cập ngày 13/3/2013].
17

GVHD: Kim Oanh Na

12

SVTH: Lê Văn Cum Anh



Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

1.2.1 Một số khái niệm
1.2.1.1 Khái niệm về tàu thuyền
Tàu thuyền được đề cập trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế và quy phạm pháp luật
quốc gia, với nhiều cách hiểu và giải thích không đồng nhất, tùy thuộc vào mục đích và
áp dụng của các văn bản đó.
Nhìn chung, tàu thuyền được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:
- Tàu thuyền (vessel) là cấu trúc di động được thiết kế để hoạt động trên biển và các
vùng nước liên quan với chức năng chuyên chở người hoặc hàng hóa
- Tàu thuyền (ship) là loại cấu trúc nổi (vessel) có kích cỡ lớn và có khả năng vượt
qua những vùng biển rộng
Với cách tiếp cận trên, thuật ngữ “vessel” có nghĩa rộng hơn và bao gồm “ship”.
Tuy nhiên theo quan điểm của Ủy ban luật quốc tế và Liên hiệp quốc, thuật ngữ “ship”
bao gồm tất cả các loại “vessel” hoạt động trên biển hoặc tham gia một phần vào hoạt
động trên biển.
Thuật ngữ tàu thuyền cũng được đề cập trong nhiều điều ước quốc tế. Theo quy
định tại Điều 2 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu thuyền gây ra năm 1973
(Công ước MARPOL) tàu thuyền (ship) là “tất cả các loại tàu (vessel) hoạt động trong
môi trường biển kể cả tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu ngầm, phương tiện nổi cũng như
các công trình nổi cố định hoặc di động”. Công ước về cứu hộ năm 1989 (Công ước
SALVAGE) đưa ra cách hiểu tương tự khi định nghĩa tàu thuyền (vessel) là “bất kiểu tàu
(ship), phương tiện hoặc cấu trúc có khă năng hàng hải”
BLHH năm 2005 định nghĩa: “Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động khác
chuyên dùng hoạt động trên biển. Tàu biển quy định trong Bộ luật này không bao gồm
tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá”.
Luật biên giới quốc gia năm 2003, Luật biển Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa
tương tự: “Tàu thuyền là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao
gồm tàu, thuyền và các phương tiện khác có động cơ hoặc không có động cơ”.18
Có nhiều cách hiểu và tiếp cận khác nhau song nhìn chung thuật ngữ tàu thuyền

được giải thích gắn liền với các phương tiện tham gia hoạt động trên biển. Trong luận
văn này tàu thuyền được hiểu là các phương tiện, cấu trúc di động có khả năng hàng hải
và tham gia vào các hoạt động hàng hải.
1.2.1.2 Khái niệm về cầm giữ
18

Nguyễn Toàn Thắng: Thẩm quyền tài phán hình sự trên vùng biển Việt Nam, Tạp chí Luật học-Đặc sản 8/2012,
tr.115-116.

GVHD: Kim Oanh Na

13

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Theo Điều 36 Bộ luật hàng hải năm 2005 quy định:
“Quyền cầm giữ hàng hải là quyền của người có khiếu nại hàng hải quy định tại
Điều 37 của Bộ luật này được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người
thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải.
Khiếu nại hàng hải là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh
liên quan đến hoạt động hàng hải.
Các khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải quy định tại Điều 37
của Bộ luật này có thứ tự ưu tiên cao hơn các khiếu nại hàng hải được bảo đảm bằng thế
chấp tàu biển và các giao dịch bảo đảm khác.
Quyền cầm giữ hàng hải được thực hiện thông qua Toà án có thẩm quyền bằng
quyết định bắt giữ tàu biển mà tàu biển đó liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát
sinh quyền cầm giữ hàng hải.

Người có khiếu nại hàng hải có quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển để bảo
đảm cho các khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 37 của Bộ luật này, mặc dù tàu biển đó
đã được thế chấp hoặc chủ tàu đã thực hiện các giao dịch bảo đảm khác để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ khác trên cơ sở hợp đồng.
Quyền cầm giữ hàng hải đối với tàu biển không bị ảnh hưởng khi có sự thay đổi chủ
tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu, dù người mua tàu biết hay không biết về việc
tàu biển đã liên quan đến khiếu nại hàng hải làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải”.
Như vậy, ta có thể hiểu cầm giữ là một biện pháp để người có khiếu nại hàng hải
được ưu tiên và bảo đảm được bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến khiếu nại hàng
hải và được thực hiện thông qua Toà án có thẩm quyền bằng quyết định BGTB.
1.2.1.3 Khái niệm về bắt giữ tàu biển
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về BGTB năm 1999 quy định: “Bắt giữ là một
sự lưu giữ hoặc hạn chế dịch chuyển tàu theo quyết định của Toà án để bảo đảm cho một
khiếu nại hàng hải, chứ không bao hàm việc bắt giữ tàu để thi hành môt bản án hay một
văn bản có hiệu lực thi hành khác”.19
Theo Công ước thì bắt giữ là một sự lưu giữ hay không cho con tàu bị bắt giữ di
chuyển nhằm hạn chế nó gây thiệt hạn thêm, không cho nó bỏ trốn để lẫn tránh trách
nhiệm và ngăn chặn con tàu đó vi phạm pháp luật của một quốc gia khác.
Phù hợp với quy định đó, Điều 40 BLHH năm 2005 quy định: “bắt giữ tàu biển là
việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định
của Toà án để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 41 của Bộ luật
19

Khoản 2, Điều 1 Công ước của Liên hiệp quốc về bắt giữ tàu năm 1999.

GVHD: Kim Oanh Na

14

SVTH: Lê Văn Cum Anh



Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

này, nhưng không bao gồm việc bắt giữ tàu biển để thi hành bản án, quyết định của Toà
án hoặc quyết định cưỡng chế khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
Như vậy, Nội dung khái niệm bắt giữ tàu biển của BLHH năm 2005 có sự phù hợp
với Công ước của Liên hiệp quốc về BGT năm 1999. Theo đó, việc BGTB là để đảm bảo
cho các KNHH chứ không nhằm vào các mục đích thi hành bản án, quyết định của tòa án
hoặc quyết định cưỡng chế khác của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay theo quy
định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định của Chính phủ số 57/2010/CP-NĐ ngày 25/5/2010 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành PLTTBGTB năm 2008 thì việc bắt giữ tàu biển không
chỉ để đảm bảo giải quyết KNHH mà còn để áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
hay theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự hoặc theo yêu cầu ủy thác của tòa án
nước ngoài. Như vậy, khái niệm BGTB này có nội dung có nội dung rộng hơn, mang tính
bao quát hơn so với khái niệm được đưa ra trước đó trong Công ước của Liên hiệp quốc
về BGT năm 1999 và BLHH năm 2005. Cách giải thích của Nghị định này phù hợp với
các nội dung được quy định đưa ra trong PLTTBGTB năm 2008.20
PLTTBGTB năm 2008 mở rộng phạm vi BGTB hơn so với Công ước và Bộ luật
hàng hải. Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan,
tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng
BPKCTT, thi hành án dân sự và tương trợ tư pháp làm phát sinh quyền BGTB.21
1.2.1.4 Phân biệt các trường hợp tạm giữ, cầm giữ, và bắt giữ tàu
Bắt giữ tàu là phương cách hữu hiệu và chắc chắn, bảo đảm cho việc giải quyết
tranh chấp. Nó đảm bảo cho các chủ nợ, người bị thiệt hại đ ̣i người vận chuyển (chủ tàu,
người thuê tàu, người quản lý tàu…) phải giải quyết thỏa đáng các yêu cầu hợp pháp của
họ khi những người này có hành vi gây thiệt hại.
* Việc tạm giữ tàu Tàu thuyền bị tạm giữ nếu gây ra các tai nạn, sự cố trong cảng
hoặc chưa thanh toán xong các khoản tiền nợ, tiền phạt vi phạm hành chính đối với các
tàu thuyền, người ở trên tàu thuyền đó. Tàu thuyền này được giải phóng ngay sau khi các

khoản nợ, tiền phạt vi phạm hành chính đă được thanh toán hoặc đó có sự bảo lãnh theo
quy định của pháp luật.
* Cầm giữ hàng hải là quyền mà pháp luật quy định cho phép các chủ nợ, người bị
thiệt hại được yêu cầu bắt giữ một tài sản hàng hải nào đó (thường là hàng hóa vận
chuyển trên tàu), kể cả các tàu biển của người bị khiếu nại nhằm mục đích buộc bên vi
phạm phải thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng đă được hai bên kư kết.

20

Nguyễn Thị Hồng Yến: Thủ tục bắt giữ tàu biễn nhằm đảm bảo khiếu nại hàng hải theo quy định của pháp luật
quốc tế và pháp luật Việt Nam, tạp chí luật học, số 6/2011, Trường Đại học luật Hà Nội, trang 60-61.
21
Điều 2 Pháp lệnh thủ tục BGTB năm 2008.

GVHD: Kim Oanh Na

15

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Người có quyền cầm giữ hàng hải có thể là chủ tàu, chủ hàng, người bảo hiểm. Đây là
hình thức tạm giữ tài sản của người mắc nợ, “xiết nợ”.
* Bắt giữ tàu là biện pháp buộc chủ tàu, người thuê tàu hay người quản lư tàu…
phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ vi phạm một hay nhiều quan hệ pháp luật dân sự gây
thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, pháp nhân là một trong các bên
tham gia giao dịch dân sự đó. Đặc điểm cơ bản và chủ yếu của bắt giữ tàu theo lệnh của
Ṭòa án xuất phát từ đơn đề nghị của người bị thiệt hại, yêu cầu Ṭòa án BGTB gây thiệt

hại, bằng một quyết định bắt giữ tàu nhằm mục đích để chủ tàu, người thuê tàu, người
vận chuyển… bồi thường thiệt hại.
Như vậy việc bắt giữ tàu có thể là để thực hiện quyền cầm giữ hàng hải hoặc để bảo
đảm thực hiện một phán quyết của Tòa án hay là để bảo đảm giải quyết một tranh chấp
đã được thụ lý.
1.2.2 Phân loại tàu
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều tên gọi khác nhau về tàu thuyền nói chung và tàu
biển nói riêng, Công ước về luật biển năm 1982 ra đời phân chia tàu thuyền thành bốn
loại sau:
- Tàu quân sự;
- Tàu dân sự nhà nước được sử dụng vào mục đích không thương mại;
- Tàu dân sự nhà nước được sử dụng vào mục đích thương mại;
- Tàu dân sự tư nhân.22
Pháp luật Việt Nam không có văn bản cụ thể nào quy định về vấn đề phân chia tàu
thuyền, nhưng dựa vào mục đích sử dụng ta có thể phân chia thành ba loại sau:
- Tàu quân sự;
- Tàu công vụ nhà nước;
- Tàu buôn.
Theo Công ước về luật biển năm 1982 có định nghĩa tàu quân sự (tàu chiến): “tàu
chiến là mọi tàu thuyền thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên
ngoài đặc trưng của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó; do một sĩ quan hải
quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên trong danh sách các sĩ quan
hay trong một tài liệu tương đương; và đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật
quân sự”.
Như vậy, một tàu được gọi là tàu quân sự khi nó hội đủ ba yếu tố:
22

ThS. Kim Oanh Na: Tập bài giảng luật quốc tế, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ-2005, tr.52.

GVHD: Kim Oanh Na


16

SVTH: Lê Văn Cum Anh


Pháp luật về bắt giữ tàu biển và thực tiễn áp dụng tại các vùng biển của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

- Thuộc lực lượng vũ trang của một quốc gia và mang dấu hiệu bên ngoài đặc trưng
của các tàu thuyền quân sự thuộc quốc tịch nước đó;
- Do một sĩ quan hải quân phục vụ quốc gia đó chỉ huy, người chỉ huy này có tên
trong danh sách các sĩ quan hay trong một tài liệu tương đương;
- Đoàn thủy thủ phải tuân theo các điều lệnh kỷ luật quân sự.
Tầu Buôn là tàu chuyên dùng để vận chuyển hàng hoá, hàng khách và hành lý; thăm
dò - khai thác - chế biến tài nguyên biển; lai dắt hoặc cứu hộ trên biển; trục vớt tài sản
trên biển và thực hiện các mục đích kinh tế khác.
Tầu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải; khí tượng thuỷ văn; thông tin - liên lạc; thanh tra; hải quan; phòng dịch; chữa cháy; hoa tiêu; huấn
luyện; bảo vệ môi trường hoặc chuyên dùng để tìm kiếm và cứu nạn trên biển, sau đây
gọi chung là tầu công vụ Nhà nước.
1.2.3 Sự cần thiết của các quy định về bắt giữ tàu biển
Hàng hải là ngành tiên phong trong phong trào hội nhập kinh tế quốc tế cũng như sự
ra đời và hoàn thiện của hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế. Vì trong quá trình vận tải
sẽ phát sinh các quan hệ cũng như những tranh chấp liên quan đến vấn đề hàng hải và bắt
giữ tàu là vấn đề quan trọng đối với cộng đồng thương mại và vận tải hàng hải quốc tế.
Nó bảo đảm cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh giữa Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong nước cũng như giữa các nước với nhau.
Đồng thời, qua những quy định về vấn đề BGTB trong phạp vi nhất định pháp luật
quốc gia và quốc tế còn thể hiện quyền của một nhà nước đó là quyền bắt giữ trong các
vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và quyền bắt giữ trong các vùng biển thuộc quyền
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia.

Trong xu thế hiện nay, sự phát triển và quốc tế hoá trong các lĩnh vực thương mại và
hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng dẫn đến nhu cầu giao thương hàng hải ngày
càng tăng và đa dạng. Đa số các chủ tàu đã đầu tư cho tàu biển đủ khả năng đi biển để
vận chuyển hàng hoá cho người thuê tàu được bảo đảm và an toàn, không để rủi ro cho
chủ hàng.
Tuy nhiên, có không ít trường hợp người bán hàng sẽ tìm thuê những con tàu nhiều
tuổi, lai lịch không rõ ràng với giá cước thấp, tàu không bảo đảm an toàn hàng hải hoặc
chủ tàu còn tắc trách, tàu không có khả năng đi biển nên để hư hỏng, mất mát, gây thất
thoát hàng hoá của chủ hàng là rất lớn. Vì vậy, việc cho phép chủ hàng hoặc Doanh
nghiệp bảo hiểm hàng hoá được chủ hàng uỷ quyền yêu cầu Toà án BGTB là biện pháp

GVHD: Kim Oanh Na

17

SVTH: Lê Văn Cum Anh


×