Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÁP LUẬT về MUA bán HÀNG hóa QUA sở GIAO DỊCH HÀNG hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 72 trang )

Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2007 – 2011
Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA
QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

Giảng viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Mai Hân

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Thảo
MSSV: 5075301
Lớp: Luật Thương Mại 3-K33

Cần Thơ, 04/2011

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 1

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo



Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
...........................................................................................


GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 2

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..................................................................................

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 3

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 1
3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2
5. Bố cục đề tài...................................................................................................... 2

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA ...........................................................3
1.1 Khái niệm về Sở giao dịch hàng hóa .............................................................. 3

1.2 Khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ....................... 3
1.2.1 Khái niệm về mua bán hàng hóa............................................................. 3
1.2.2 Khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa................. 4
1.3 Những điểm khác biệt của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa so với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường ............................. 4
1.3.1 Về chủ thể................................................................................................ 4
1.3.2 Về đối tượng ............................................................................................ 5
1.3.3 Về bản chất thị trường ............................................................................ 5
1.3.4 Về hình thức của hợp đồng ..................................................................... 6
1.3.5 Về phương thức giao dịch ....................................................................... 6
1.3.6 Về địa điểm giao kết hợp đồng ................................................................ 6
1.4 Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ......... 6
1.4.1 Vai trò là một công cụ bảo hộ.................................................................. 6
1.4.2 Vai trò là công cụ đầu tư......................................................................... 7
1.4.3 Vai trò là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường ...................................... 8
1.4.4 Vai trò là công cụ quản lý nhà nước....................................................... 9
1.5 Sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ......9
1.5.1 Sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
ở một số nước ........................................................................................................ 9
1.5.2 Sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
ở Việt Nam............................................................................................................12

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 4

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa


CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA ......................................................... 14
2.1 Những quy định của pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam........14
2.1.1 Điều kiện và trình tự thành lập Sở giao dịch hàng hóa .........................14
2.1.1.1 Điều kiện thành lập...........................................................................14
2.1.1.2 Trình tự thủ tục thành lập .................................................................15
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa............................................16
2.1.2.1 Thành viên kinh doanh......................................................................16
2.1.2.2 Thành viên môi giới ..........................................................................18
2.1.2.3 Trung tâm thanh toán........................................................................20
2.1.2.4 Trung tâm giao nhận hàng hóa .........................................................21
2.1.3 Nguyên tắc hoạt động.............................................................................22
2.1.3.1 Nguyên tắc trung gian.......................................................................22
2.1.3.2 Nguyên tắc công khai hóa thông tin ..................................................23
2.1.3.3 Nguyên tắc đấu giá ...........................................................................23
2.1.4 Quy trình mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa .....................24
2.1.4.1 Mở tài khoản giao dịch .....................................................................24
2.1.4.2 Ký quỹ giao dịch ...............................................................................25
2.1.4.3 Quy trình đặt lệnh mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ....26
2.1.4.4 Thực hiện hợp đồng ..........................................................................28
2.2 Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa............................29
2.2.1 Hợp đồng kỳ hạn ....................................................................................29
2.2.1.1 Khái niệm hợp đồng kỳ hạn...............................................................29
2.2.1.2 Chủ thể của hợp đồng kỳ hạn ............................................................30
2.2.1.3 Đối tượng của hợp đồng kỳ hạn ........................................................30
2.2.1.4 Các nội dung khác của hợp đồng kỳ hạn ...........................................33
2.2.1.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng kỳ hạn.....................36
2.2.1.6 Ưu và nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ...........................................36
2.2.2 Hợp đồng quyền chọn ..............................................................................38

2.2.2.1 Khái niệm về hợp đồng quyền chọn...................................................38
2.2.2.2 Đối tượng của hợp đồng quyền chọn.................................................39
2.2.2.3 Phân loại quyền chọn........................................................................39
2.2.2.4 Các nội dung khác của hợp đồng quyền chọn ...................................41
2.2.2.5 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng quyền chọn .............42
2.2.2.6 Khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn...............44

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 5

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
2.3 Các hành vi cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ......44
2.3.1 Các hành vi bị cấm đối với thương nhân môi giới hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa. ......................................................................................................44
2.3.2 Hành vi cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.......46

CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG
HÓA ............................................................................................................ 48
3.1 Thực tiễn về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở
Việt Nam và mua bán hàng hóa Việt Nam ở các Sở giao dịch hàng hóa nước
ngoài.....................................................................................................................48
3.1.1 Các Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam..................................................48
3.1.1.1 Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín ................48
3.1.1.2 Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam .......................................................49
3.1.2 Thực trạng về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

ở Việt Nam và mua bán hàng hóa Việt Nam ở các Sở giao dịch hàng hóa nước
ngoài.....................................................................................................................51
3.1.2.1 Thực trạng về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa ở Việt Nam......................................................................................................51
3.1.2.1 Thực trạng về hoạt động mua bán hàng hóa Việt Nam ở Sở giao dịch
hàng hóa nước ngoài.............................................................................................55
3.2 Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa...............................................................................................................58
3.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước ...................................................................58
3.2.2 Giải pháp từ các Sở giao dịch hàng hóa ................................................60

PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 62

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 6

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn tìm ẩn những rủi ro, đặc biệt là rủi
ro về giá cả. Đối với những hàng hóa mà giá cả dễ biến động như nông sản thì rủi ro
về giá cả là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế, Việt Nam tham gia làm ăn buôn bán với các nước, giá cả hàng hóa xuất
khẩu phụ thuộc vào thị trường hàng hóa thế giới thì sự biến động giá cả thế giới
cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam mà sâu xa hơn nữa là ảnh hưởng đến đời

sống của nông dân, tầng lớp chiếm 70% dân số tại Việt Nam. Ở các nước trên thế
giới, hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã ra đời và phát triển
từ lâu để hạn chế những rủi ro về giá cả và đồng thời tạo môi trường đầu tư cho các
nhà đầu tư, góp phần điều chỉnh giá cả thị trường. Ví dụ như ở Hoa Kỳ có hơn 10
Sở giao dịch hàng hóa1. Còn ở Việt Nam hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa còn khá mới mẽ, chưa được nhiều người biết đến về phương thức
hoạt động, cách thức đầu tư, lợi ích mà hoạt động này đem lại và về các quy định
của pháp luật về hoạt động này. Do đó hiện nay ở Việt Nam hoạt động này cũng
gặp nhiều khó khăn về thị trường, về cơ chế hoạt động. Cũng như quy định pháp
luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa còn thiếu và nhiều
quy định chưa hợp lý. Trong khi Việt Nam có nền kinh tế nông nghiệp đầy tiềm
năng với các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu như hồ tiêu, điều đứng đầu thế giới,
gạo, cà phê đứng thứ hai trên thế giới,…Đây là những điều kiện thuận lợi để phát
triển mạnh mẽ hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
Chính vì những lý do trên người viết đã quyết định chọn đề tài “Pháp luật về hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” để nghiên cứu, nhằm đóng
góp một phần để hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.
2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
Người viết nêu và phân tích những vấn đề cơ bản của pháp luật về hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa trong đề tài của mình với mục đích:
Tìm hiểu khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, những
điểm khác biệt so với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường, vai trò mà hoạt
động này mang lại cũng như lịch sử ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa ở một số nước và ở Việt Nam.
1

John c. hull, Ts Bùi Viết Hà, Ts Nguyễn Văn Sơn , Ts Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths Nguyễn Thị Thu Hồng
biên dịch, Giới Thiệu Về Thị Trường Future &Option, Nxb. Thống Kê, Năm 2000, Trang 64.


GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 7

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Tìm hiểu những quy định pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa, về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa,
những hành vi bị cấm trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
Tìm hiểu thực trạng về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa ở Việt Nam và đưa ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa, để góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán hàng hóa qua
Sở giao dịch hàng hóa ngày càng phát triển hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa”, người
viết tập trung nghiên cứu là hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
ở Việt Nam và những quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả vận dụng kiến thức đã có và nghiên cứu lý luận trên tài liệu, sách, báo
kết hợp với phương pháp tổng hợp tài liệu và phân tích những quy định của pháp
luật Việt Nam. Bên cạnh đó phương pháp so sánh cũng được sử dụng nhằm so sánh
hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa với hoạt động mua bán
thông thường, so sánh các loại hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa.
5. Bố cục đề tài
Đề tài “Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” có bố
cục gồm ba chương:

 Phần mở đầu.
 Chương 1. Khái quát chung về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa.
 Chương 2. Pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa.
 Chương 3. Thực tiễn về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa.
 Phần kết luận.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 8

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
1.1 . Khái niệm về Sở giao dịch hàng hóa
Sở giao dịch hàng hóa khi mới ra đời là sản phẩm của sự phát triển hoạt động
thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, phục vụ trực tiếp cho việc mua bán tiêu thụ
nông sản. Ngày nay hàng hóa tương lai được mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa
không chỉ là nông sản, mà còn là sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp như: thép,
dầu mỏ,….
Sở giao dịch hàng hóa được thành lập để tổ chức và điều hành hoạt động mua
bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Cũng giống như Sở giao dịch chứng

khoán, Sở giao dịch hàng hóa cung cấp một nơi thích hợp cho các thành viên kinh
doanh giao dịch hàng hóa tương lai hoặc quyền chọn một cách có kiểm soát và trật
tự. Bản thân Sở giao dịch hàng hóa không phải là chủ thể của bất cứ giao dịch
tương lai nào và cũng không giao dịch vì lợi ích riêng của mình.
Ở các nước khác, Sở giao dịch hàng hóa được thành lập dưới hình thức rất đa
dạng nhưng bản chất chung là tổ chức, có tư cách pháp nhân. Tuy về hình thức khác
nhau nhưng mô hình hoạt động thường gồm ba phần: sàn giao dịch, trung tâm thanh
toán bù trừ, trung tâm giao nhận hàng hóa. Sàn giao dịch là nơi giao dịch và khớp
lệnh, quản lý các lệnh. Trung tâm thanh toán bù trừ là nơi thực hiện thanh toán và
bù trừ còn trung tâm giao nhận hàng hóa là nơi kiểm tra chất lượng hàng hóa và
thực hiện việc giao nhận hàng hóa.
Theo pháp luật Việt Nam thì Sở giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành
lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định
của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và quy định của Nghị định 158 về việc thành lập
Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
ngày 28 tháng 12 năm 2006.
1.2. Khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Trước khi tìm hiểu khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa,
người viết tìm hiểu khái niệm về mua bán hàng hóa là gì.
1.2.1. Khái niệm về mua bán hàng hóa
Trong hoạt động thương mại, mua bán là phương thức chủ yếu để chuyển dịch
hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác. Theo Luật
Thương mại 2005, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có
nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 9

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo



Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
có nghĩa vụ thanh toán nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận2. Vậy
hàng hóa là đối tượng của hoạt động mua bán, theo cách hiểu thông thường hàng
hóa là sản phẩm lao động của con người được tạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu
cầu của con người. Dưới gốc độ pháp lý hàng hóa là tất cả các loại động sản, kể cả
động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Hàng hóa có
thể là hàng hóa đã hiện hữu hoặc là hàng hóa sẽ hiện hữu sau khi thiết lập giao dịch
mua bán.
1.2.2. Khái niệm về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Nếu đối tượng của giao dịch mua bán hàng hóa là hàng hóa sẽ hiện hữu sau
khi quan hệ mua bán đã thiết lập thì loại giao dịch này được gọi là giao dịch mua
bán hàng hóa tương lai. Hoạt động mua bán hàng hóa này dẫn đến sự hình thành thị
trường hàng hóa tương lai. Thị trường hàng hóa tương lai được chia thành hai loại:
Thị trường hàng hóa tương lai có tổ chức (thị trường Sở giao dịch hàng hóa) và thị
trường hàng hóa ngoài Sở giao dịch hàng hóa (OTC). Thị trường Sở giao dịch hàng
hóa là thị trường ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là hàng hóa,
sản phẩm trực tiếp giao ngay mà là thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn
việc giao hàng và nhận tiền sẽ được thực hiện trong tương lai3.
Hoạt động mua bán hàng hóa tương lai trên thị trường hàng hóa tương lai có
tổ chức (thị trường Sở giao dịch hàng hóa) được quy định trong Luật Thương mại
năm 2005 với tên gọi là mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các
bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa
nhất định qua Sở giao dịch hàng hóa theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng
hóa với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng
được xác định tại một thời điểm trong tương lai. Từ định nghĩa trên, cho thấy hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có những điểm khác biệt so với
hoạt động mua bán hàng hóa thông thường.

1.3 . Những điểm khác biệt của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa so với hoạt động mua bán hàng hóa thông thường
1.3.1. Về chủ thể
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa được thực hiện bởi
thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa. Tổ chức, cá nhân không phải là
thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa không được trực tiếp giao dịch tại
Sở giao dịch hàng hóa, mà phải ủy thác cho thành viên kinh doanh bằng một hợp
2

Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005.
Phạm Duy Liên, Trung tâm xúc tiến thương mại Nghệ An, Điều kiện xây dựng và phát triển Sở giao dịch
hàng hóa tại Việt Nam, [truy cập ngày
28/3/2011].
3

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 10

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
đồng ủy thác mua bán để thực hiện hoạt động mua và bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa. Do đó tổ chức, cá nhân có nhu cầu mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa không bắt buộc phải là thương nhân, họ có thể thông qua thành viên
môi giới để kết nối với thành viên kinh doanh hoặc trực tiếp ủy thác cho thành viên
kinh doanh để thực hiện việc mua bán của mình. Vậy nên thành viên kinh doanh,
thành viên môi giới phải là thương nhân và phải đáp ứng các điều kiện pháp luật
quy định để thực hiện hoạt động của mình. Thành viên kinh doanh ngoài việc thực

hiện hoạt động mua bán cho khách hàng để hưởng thù lao có thể tự tiến hành mua
bán cho chính mình để kiếm lời, hoạt động này gọi là hoạt động tự doanh.
Tóm lại tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là
các khách hàng, thành viên kinh doanh, thành viên môi giới của Sở giao dịch hành
hóa. Nhưng chủ thể thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa.
1.3.2. Về đối tượng
Đối tượng của quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hàng
hóa và quyền chọn mua, quyền chọn bán đối với hàng hóa. Đối với quan hệ mua
bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa bằng hợp đồng kỳ hạn thì đối tượng mua
bán là hàng hóa. Hàng hóa này phải nằm trong danh mục được phép giao dịch theo
quy định của pháp luật và được Sở giao dịch hàng hóa giao dịch, theo những tiêu
chuẩn do Sở giao dịch hàng hóa quy định phù hợp với pháp luật hiện hành về tiêu
chuẩn và đo lường. Thông thường hàng hóa được mua bán tại Sở giao dịch hàng
hóa là những hàng hóa có sự biến động mạnh về giá cả, những hàng hóa thường
được giao kết với số lượng lớn hoặc những hàng hóa là thế mạnh của quốc gia đó.
Đối tượng mua bán trong hợp đồng quyền chọn là quyền chọn bán, quyền
chọn mua. Tuy không trực tiếp là hàng hóa nhưng có mối liên quan mật thiết tới
hàng hóa. Vì hợp đồng quyền chọn là phái sinh của hợp đồng kỳ hạn, được các bên
kí kết trên cơ sở của hợp đồng kỳ hạn.
1.3.3. Về bản chất thị trường
Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có tính chất là một thị trường
tài chính phái sinh, được tổ chức để thiết lập và thực hiện giao dịch về những loại
hàng hóa nhất định được quy định bởi pháp luật4. Thị trường tài chính phái sinh là
thị trường giao dịch các công cụ hay các loại chứng khoán phái sinh. Các loại công
cụ tài chính phái sinh bao gồm: Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng
quyền chọn,...5
4

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thương mại, Nxb. Công an nhân dân, năm 2006, trang 64.

Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, Phân tích thị trường tài chính: Hợp đồng kì hạn.
/>0han.pdf, [ truy cập ngày10/2/2011].
5

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 11

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có nội dung chủ yếu
là sự luân chuyển tiền tệ giữa các chủ thể tham gia thị trường nhằm hạn chế rủi ro
đối hàng hóa tương lai. Những người có hàng hóa và những người cần hàng hóa đều
có thể chuyển rủi ro về giá cho các nhà đầu tư trong thị trường mua bán hàng hóa
qua Sở giao dịch hàng hóa. Chính sự tham gia của những nhà đầu tư trong quá trình
luân chuyển rủi ro, luân chuyển vốn thông qua giao dịch mua bán hàng hóa tương
lai, làm cho thị trường mua bán hàng hóa tương lai có tính chất của thị trường tài
chính.
1.3.4. Về hình thức hợp đồng
Quan hệ mua bán hàng hóa thông thường thì hợp đồng mua bán có thể được
thiết lập bằng cách thức nào mà thể hiện được sự thỏa thuận của hai bên có thể bằng
lời nói, văn bản, hành vi cụ thể. Còn mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
được thể hiện dưới hai dạng hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, tức là phải
thể hiện bằng văn bản. Nội dung của hợp đồng với các điều khoản đa phần được
tiêu chuẩn hóa bởi Sở giao dịch hàng hóa.
1.3.5. Về phương thức giao dịch
Khi mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa, quan hệ mua bán này phải tuân thủ
các điều kiện do từng Sở giao dịch hàng hóa quy định, thông qua điều lệ hoạt động

cụ thể của mình. Giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung thông qua Sở giao
dịch hàng hóa. Khi khách hàng ủy thác giao dịch cho thành viên kinh doanh, lệnh
uỷ thác giao dịch thực hiện cho từng lần giao dịch cụ thể trên cơ sở hợp đồng ủy
thác giao dịch. Sau đó thành viên kinh doanh yêu cầu giao dịch qua Sở giao dịch
hàng hóa bằng các lệnh giao dịch. Sở giao dịch tổ chức giao dịch theo phương thức
khớp lệnh tập trung trên cơ sở các lệnh mua và lệnh bán.
Hoạt động thanh toán và nhận hàng được thực hiện thông qua Trung tâm
thanh toán và Trung tâm giao nhận hàng.
1.3.6. Về địa điểm giao kết hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường được giao kết tại bất cứ địa điểm
nào ngoài Sở giao dịch hàng hóa. Còn hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa được giao kết tại Sở giao dịch hàng hóa thông qua thành viên kinh
doanh.
1.4. Vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
1.4.1. Vai trò là một công cụ bảo hộ
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh luôn tìm ẩn những rủi ro, có những rủi
ro có thể dự đoán được và có thể hạn chế bằng những điều khoản chặt chẽ trong hợp
đồng. Bên cạnh đó cũng có những rủi ro không thể dự đoán được hoặc không thể
ngăn chặn được. Nó luôn tìm ẩn trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh đặt người
GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 12

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
sản xuất, kinh doanh phải đối mặt với thua lỗ. Đặc biệt đối với hàng hóa có giá cả
dễ biến động theo cung cầu như mặt hàng nông sản với sản lượng và chất lượng
chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, trình trạng sản xuất theo phong trào không có kế

hoạch,… Dẫn đến trình trạng “được mùa mất giá”, “được giá nhưng không có hàng
để bán” của các nhà sản xuất, còn đối với nhà kinh doanh cũng gặp khó khăn cho
việc mua nguyên liệu (vì lúc mua giá có thể đang lên) và tiêu thụ sản phẩm (lúc bán
giá có thể xuống thấp).
Ví dụ: Trình trạng giá mía đường nhiều năm trước thấp, khiến nông dân bất
mãn với cây mía, làm diện tích trồng mía giảm. Năm 2010 giá mía tăng, giá mía
loại 10 CCS (trữ đường) ở Đồng bằng sông Cửu Long thu mua tại ruộng đã đạt
1.140-1.200 đồng/kg, thậm chí có thời điểm lên đến 1.400 đồng/kg, cao hơn so với
tháng 10-2010 từ 50-100 đồng/kg. Tại khu vực Đông Nam bộ , giá mía bình quân từ
950-1.000 đồng/kg. Theo các nhà máy đường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
và Đông nam bộ, tình hình thiếu mía, thiếu nguồn cung, tình trạng tranh mua không
lành mạnh giữa các nhà máy đường… là những nguyên nhân chính đã đẩy giá mía
nguyên liệu lên cao6, làm cho doanh nghiệp không có đủ nguyên liệu sản xuất.
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ra đời để hạn chế
những rủi ro trên, bằng cách giao kết hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn ở
một mức giá định trước.
Ví dụ: Công ty A chuyên sản xuất đường, dự đoán tháng 10 giá mía sẽ tăng
cao nên đã mua hợp đồng kỳ hạn tháng 10 thông qua Sở giao dịch hàng hóa, để
tránh giá mía tăng cao ảnh hưởng đến tình hình sản xuất.
Mặt khác nhà sản xuất kí hợp đồng bán hàng trước khi giao hàng một thời
gian dài tạo điều kiện cho nhà sản xuất tính toán, triển khai kế hoạch sản xuất.
Không chỉ được lợi cho nhà sản xuất mà còn được lợi cho nhà kinh doanh, kí trước
hợp đồng sẽ dự tính được khối lượng, giá cả sẽ mua để đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh. Và hoạt động mua bán này được thực hiện thông qua Sở giao dịch hàng
hóa khách hàng có thể an tâm về chất lượng hàng hóa và các rủi ro về vi phạm hợp
đồng của đối tác.
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa không những bảo hộ
những ruỉ ro về giá cho người sản xuất, kinh doanh mà còn là công cụ đầu tư cho
nhà đầu tư, những người dám chấp nhận rủi ro để kiếm lời từ sự biến động giá cả.
1.4.2. Vai trò là công cụ đầu tư

Đầu tư là việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì đó trên cơ sở tính
toán hiệu quả kinh tế, xã hội7. Thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
6

Xuân Trường, Giải pháp nào cho vùng mía nguyên liệu.
[truy cập ngày 12/2/2011].
7
Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng việt, Nxb. Đà Nẵng, trang 301.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 13

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
hóa có tính chất là một thị trường tài chính phái sinh, nhà đầu tư sử dụng các loại
hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn và hợp
đồng quyền chọn), như là một công cụ đầu cơ để kiếm lời. Khi nhà đầu tư tham gia
mua bán hàng hóa tại Sở giao dịch hàng hóa, họ không cần phải bỏ ra đầy đủ số tiền
như mình đã kí trong hợp đồng, thay vào đó họ chỉ cần đóng tiền kí quỹ để đảm bảo
thực hiện nghĩa vụ.
Ví dụ: Công ty A mua 10 tấn cà phê với giá 200 triệu/tấn ở Sở giao dịch hàng
hóa Việt Nam. Công ty A chỉ phải đóng khoản tiền kí quỹ là 400 triệu (5% giá trị
hợp đồng), chứ không cần phải bỏ ra toàn bộ số tiền là 2 tỷ để mua 10 tấn cà phê
này. Khi đến thời hạn giao hàng giá cà phê trên thị trường tăng 250 triệu/tấn, A
thực hiện hợp đồng và bán hàng hóa ra thị trường với giá 250 triệu/tấn và công ty A
sẽ lời 50 triệu/tấn. Như vậy lúc đầu Công ty A chỉ cần bỏ ra 400 triệu là có thể mua
được 10 tấn cà phê với giá 2 tỷ.

Mặt khác, nhà đầu tư còn tìm kiếm lợi nhuận bằng cách xem xét loại hàng hóa
nào đó để đem bán hai giá khác nhau ở hai thị trường khác nhau. Họ dựa vào mối
quan hệ giữa giá giao ngay và giá tương lai, hay những biến động cung cầu nhất
thời làm rối loạn giá để kiếm lợi từ chênh lệch giữa giá giao ngay và giá tương lai.
Ví dụ: Nhà đầu tư B dự đoán giá đường sẽ tăng vào tháng 9, giá đường hiện
tại (tháng 8) là 200 USD/tấn nên đến Sở giao dịch hàng hóa mua 10 tấn đường kỳ
hạn tháng 9 với giá 200 USD/tấn và mua 100 quyền chọn với giá 200 USD /tấn kỳ
hạn tháng 9, giá mỗi quyền chọn là 5 USD.
 Gỉa sử đến tháng 9, giá đường tăng 220 USD/tấn thì B sẽ nhận hàng từ hợp
đồng kỳ hạn ở Sở giao dịch hàng hóa và bán ra thị trường lúc này B sẽ lời:
Từ hợp đồng kỳ hạn B lời: (220 - 200)*10 = 200 USD.
Từ hợp đồng quyền chọn mua: Một quyền chọn với giá có giá trị 220 USD
nhưng giá thực hiện là 200 USD nên B lời 10*20 =200 USD, sau khi trừ đi chi phí
trả tiền mua quyền B còn lời 200 - (5*100)= 1500 USD.
 Gỉa sử đến tháng 9, giá đường giảm 180 USD/tấn thì B sẽ nhận hàng từ hợp
đồng kỳ hạn ở Sở giao dịch hàng hóa và bán ra thị trường lúc này B sẽ lời:
Từ hợp đồng kỳ hạn B lỗ: (200- 180)*10 = 200USD.
Từ hợp đồng quyền chọn, lúc này giá đường giảm nên B sẽ không thực hiện
quyền chọn của mình và mất 5*100 = 500 USD phí mua quyền chọn.
1.4.3. Vai trò là công cụ điều chỉnh giá cả trên thị trường
Việc các bên mua bán hàng hóa với giá dự kiến trong tương lai giúp cho thị
trường điều chỉnh giá cả. Nhờ biết trước giá cả dự kiến trong tương lai nên người
cần bảo hộ sẽ có thể điều tiết sản xuất. Và việc niêm yết giá công khai trên thị
trường sẽ là giá tham khảo của các nhà sản xuất, kinh doanh và sẽ giúp cho họ
GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 14

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo



Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
không lo việc mua bán không đúng giá, ép giá. Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa không chỉ đem lại một số lợi ích cho người tham gia vào hoạt
động này, mà những người quản lý tuy không tham gia mua bán nhưng cũng có một
số lợi ích nhất định.
1.4.4. Vai trò là công cụ quản lý nhà nước
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã trở thành một
công cụ để nhà nước quản lý, quan sát sự chuyển biến trên thị trường nhằm đưa ra
các chiến lược quan trọng để điều tiết và phát triển kinh tế. Sau đây là một số lợi ích
mà hoạt động này mang lại đối với vai trò quản lí nhà nước:
 Sự giao dịch tập trung giúp cho diễn biến giá cả trên thị trường phản ánh
được quan hệ cung cầu để định hướng cho sản xuất và thực hiện việc quản lí kinh tế
vĩ mô của nhà nước.
 Việc tiêu chuẩn hóa hàng hóa trên Sở giao dịch hàng hóa thuận tiện để nhà
nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn
quốc tế, đồng thời nâng cao quy mô sản xuất chuyên nghiệp, có định hướng, tránh
sự sản xuất thiếu tập trung như hiện nay.
1.5. Sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
1.5.1. Sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở
một số nước
Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là một bộ phận của
hoạt động mua bán hàng hóa tương lai để tìm hiểu sự ra đời của hoạt động mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, trước hết người viết tìm hiểu sự ra đời của
hoạt động mua bán hàng hóa tương lai.
Người ta tìm thấy dấu vết nguồn gốc của thị trường tương lai vào thời Trung
cổ, nguyên thủy của nó phát triển để đáp ứng yêu cầu của giới nông dân và thương
buôn. Hãy xem xét tình hình của nông dân vào tháng 4 của một năm nhất định,
trong khi họ sẽ thu hoạch ngũ cốc vào tháng 6, sẽ thấy không có sự ổn định về giá
ngũ cốc đối với nông dân. Trong những năm khan hiếm giá ngũ cốc có thể rất cao,

nhất là khi nông dân không vội bán ra. Mặt khác, trong những năm bội thu giá ngũ
cốc có xu hướng rẻ mạt, nông dân và gia đình họ chịu rủi ro rất lớn đối với những
rủi ro này.
Còn đối với giới thương buôn, những người luôn có nhu cầu về ngũ cốc,
thương gia cũng chịu tác động bởi những rủi ro về giá. Do vậy nên nông dân và
thương gia gặp nhau vào tháng 4, để thỏa thuận về giá ngũ cốc sẽ được nông dân
sản xuất ra vào tháng 6, như vậy rủi ro của hai bên sẽ được giải quyết. Điều đó có
nghĩa là họ đã thương lượng hợp đồng tương lai, hợp đồng cung cấp cách thức mà

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 15

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
mỗi bên có thể loại trừ rủi ro do giá cả ngũ cốc không ổn định trong tương lai. Đó là
những dấu vết đầu tiên của sự hình thành thị trường tương lai.8
Ở Nhật Bản, Munehisa Homma đã sử dụng giá cả quá khứ để dự đoán chuyển
động giá tương lai, nhờ vậy ông đã tích lũy được gia sản khổng lồ qua việc mua bán
gạo trong những năm 1700. Đến năm 1710 Trung tâm mua bán gạo đã ra đời ở
Osaka, sau năm 1710 sự trao đổi mua bán, kí gửi được tiến hành ở các kho, việc
mua bán gạo được ghi lại qua những tờ biên nhận. Những tờ biên nhận này trở
thành hợp đồng tương lai đầu tiên. Hợp đồng tương lai ngày cáng phổ biến ở giai
đoạn này, năm 1749 có tổng số 110.000 bao gạo đã được giao dịch ở Trung tâm
mua bán gạo ở Osaka, vậy mà khắp cả Nhật Bản chỉ có 30.000 bao gạo9.
Ở Hoa Kỳ vào thập niên 40 thế kỷ XIX, Chicago đã trở thành một trung tâm
thương mại lớn của Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian đó, máy gặt McCormick đã được
phát minh, giúp cho năng suất sản xuất lúa mì tại Hoa Kỳ tăng lên rất nhanh chóng.

Do đó, những người nông dân trồng lúa mì từ khắp nơi đều quy tụ về Chicago để
bán sản phẩm của họ. Nông dân Hoa Kỳ đã phải đối mặt với nhiều vấn đề trong sản
xuất, dự trữ hay bán hàng bởi các yếu tố như thời tiết, vận chuyển,…, ảnh hưởng
đến cung và cầu. Trong trường hợp giá cả tăng lên, nông dân luôn sẵn sàng đẩy
mạnh sản xuất, nhưng trong trường hợp giá cả giảm sút sẽ xảy ra hiện tượng bán
tống bán tháo hàng loạt. Dần dần, hoạt động này trở nên sôi nổi đến mức hầu như
không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân. Ngoài ra, sự tồn tại những phương
pháp nghèo nàn trong việc cân và phân loại hàng hóa đã đẩy người nông dân vào
tình thế phải chịu sự định đoạt của các thương nhân. Cũng tương tự, những thương
nhân luôn đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn do biến động trong giá cả gây nên.
Một cơ chế để có thể giảm thiểu hay hạn chế bởi những rủi ro trên là nhu cầu
bức thiết. Bằng những thoả thuận trước về giá cả, người mua cũng như người bán
có thể phòng ngừa được những rủi ro do biến động giá cả trong tương lai gây nên.
Nhờ đó, nông dân xác định được một mức giá chắc chắn cho lượng hàng họ sẽ sản
xuất ra mà không phải lo ngại về tình trạng nguồn cung quá lớn sẽ dẫn đến giảm
giá, gây thiệt hại cho đời sống của họ. Những thương nhân đóng vai trò trung gian
giữa nông dân và người tiêu dùng cuối cùng, sẽ không còn phải lo ngại về những
biến động bất lợi của giá cả khi họ có thể phải thu mua với giá cao và bán ra với
mức giá thấp không được dự tính trước.
Tuy nhiên, cơ chế người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận trước
những giao dịch trong tương lai, xác định trước về giá cả và thời gian giao hàng tỏ
8

John C.Hull, TS Bùi Lê Hà, TS Nguyễn Văn Sơn, TS Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths Nguyễn Thị Hồng Thu
biên dịch, Giới thiệu về thị trường future & option, Nxb. Thông Kê, năm 2000, trang 2.
9
Nguyễn Thanh Quế và Lê Trung Dũng dịch, Biểu đồ kỹ thuật hình nến Nhật Bản.
[truy cập này 7/1/2011 ].

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân


Trang 16

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
ra không hiệu quả. Thực tế đó làm phát sinh yêu cầu cần có một có chế thị trường
trung gian tham gia vào, đây là khởi điểm cho sự phát triển của thị trường giao dịch
hàng hóa tương lai có tổ chức.
Năm 1848, 82 thương gia đã đến Chicago và đã cùng thành lập nên Trung tâm
giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT). Ở đó, người nông dân và các
thương nhân có thể mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số
lượng và chất lượng do CBOT qui định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ
dừng lại ở hình thức của một chợ nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ các bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu
hợp đồng mới xuất hiện dưới hình thức là các bên cùng thỏa thuận mua bán với
nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào một thời điểm trong tương
lai. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được bao nhiêu cho vụ mùa của
mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận dự kiến. Hai bên ký kết với
nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ
mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn (forward contract). Nhưng không
dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến đến nỗi
ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này làm vật cầm cố trong các khoản
vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao tay chính loại hợp đồng này trước
ngày nó được thanh lý. Nếu thương nhân không muốn mua lúa mì thì họ có thể bán
lại cho người khác cần nó hoặc người nông dân không muốn giao hàng thì họ có thể
chuyển nghĩa vụ của mình cho người nông dân khác. Giá cả hợp đồng lên xuống
dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Nếu thời tiết xấu xảy đến, thì người bán lại
hợp đồng đó sẽ thu được nhiều lãi vì nguồn cung hàng đang thấp đi nên giá hợp
đồng sẽ tăng; nếu vụ mùa thu được nhiều hơn sự mong đợi thì người bán hợp đồng

sẽ mất giá vì người ta có thể trực tiếp mua lúa mì trên thị trường tự do. Cứ như thế,
các quy định cho loại hợp đồng này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc
mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa mì, mà chuyển sang lập các hợp đồng tương lai lúa
mì. Vì chi phí cho việc giao dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người
ta có thể dùng nó để bảo hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ10.
Đến năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập cung cấp cho
thị trường bơ, trứng, gia cầm và những sản phẩm nông nghiệp khác. Năm 1898 các
nhà bán lẻ bơ, trứng rút lui khỏi thị trường. Năm 1919 thị trường này đổi tên thành
Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm nhiều loai hàng hóa, bao gồm
cả thịt heo, gia cầm sống và trở thành thị trường tương lai lớn nhất Hoa Kỳ11.
10

Tin nông sản, Tổng quan về thị trường tương lai và hợp đồng tương lai, o/2/19/News.aspx, [ngày truy cập 18/1/2011].
11
John C.Hull, TS Bùi Lê Hà, TS Nguyễn Văn Sơn, TS Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths Nguyễn Thị Hồng Thu
biên dịch, Giới thiệu về thị trường future & option, Nxb. Thống Kê, năm 2000, trang 13.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 17

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
1.5.2. Sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở
Việt Nam
Thực tiễn ở các vùng nông thôn nước ta, việc người nông dân “bán lúa non”
cho thương buôn đã xuất hiện hàng thế kỉ qua. Việc mua bán nông sản đang trong
thời kỳ sinh trưởng của nông dân chủ yếu nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu chi tiêu

tức thời và phòng trường hợp nông sản rớt giá khi đến vụ thu hoạch. Tuy nhiên hoạt
động này chỉ dừng lại ở quan hệ dân sự. Những biến đổi mạnh và thất thường về giá
trên thị trường nông sản quốc tế ảnh hưởng lớn đến sản xuất, xuất khẩu nông sản
của Việt Nam. Trên thế giới để bảo hộ rủi ro về giá cả cho nhà sản xuất, xuất khẩu
nông sản các nước thường xây dựng một thị trường giao dịch hợp đồng tương lai
hàng hóa là nông sản mà chủ yếu là hoạt động mua bán hàng hóa qua các Sở giao
dịch hàng hóa. Trong thời kỳ hội nhập Việt Nam cũng vận dụng biện pháp này. Kể
từ năm 2002 các cơ quan ban nghành, hiệp hội nghành nghề và không ít doanh
nghiệp đã quan tâm đến đề án hình thành Sở giao dịch hàng hóa và hơn 6 dự án xin
thành lập Sở giao dịch hàng hóa gởi lên Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)12
Vào năm 2002 tại thành phố Hồ Chí Minh sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên
được khai trương đó là sàn giao dịch điều13, nhưng sàn chỉ giao dịch một phiên rồi
ngưng hoạt động. Đến tháng 5 năm 2004 Trung tâm giao dịch thủy sản Cần giờ
được thành lập nhưng trung tâm hoạt động không hiệu quả và sau 3 năm hoạt động
trung tâm đã phải đóng cửa. Năm 2008 sàn giao dịch cà phê ra đời tại Buôn Ma
Thuộc nhưng hoạt động không hiệu quả sau đó ngưng hoạt động. Đây là những dấu
hiệu đầu tiên của sự ra đời của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa.
Tháng 7 năm 2009, Công ty cổ phần giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín
thuộc Tập đoàn Sacombank được thành lập. Ngày 5/11/2009, Tập đoàn Sacombank
đã đưa vào hoạt động sàn giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín (Sacom - STE)
đầu tiên của VN với các hàng hóa như thép, đường, điều. Còn hiện nay giao dịch
với các sản phẩm như: thép, cao su.
Ngày 1/9/2010 Bộ trưởng Bộ công thương cấp giấy phép thành lập Sở giao
dịch hàng hóa Triệu Phong (TPE). Đến ngày 10/1/2011 Bộ công thương sửa đổi
giấy phép thành lập Sở giao dịch hàng hóa Triệu Phong và đổi tên thành Sở giao
dịch hàng hóa Việt Nam (VNX), có vốn điều lệ 150 tỉ đồng, do Công ty cổ phần
chứng khoán SME, Công ty cổ phần vàng quốc tế Triệu Phong và một số thể nhân
12


Kinh tế nông thôn, Sở Giao dịch hàng hoá: Nơi kết nối sản xuất với thị trường,
/>13
Đăng Thư, Báo mới, Nhiều sàn giao dịch hàng hóa chết yểu.
[truy cập
ngày24/3/2011].

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 18

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
sáng lập. Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) được phép giao dịch các loại
hàng hóa như cà phê, cao su, thép14.
Ngoài ra Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank), Ngân
hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) làm trung gian môi giới để đưa lệnh của
khách hàng vào giao dịch tại các Sở giao dịch hàng hóa tương lai nước ngoài như
Sở giao dịch hàng hóa Singapore (SICOM), Sở giao dich hàng hóa New York
(ICE), Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM)..., các mặt hàng đang giao dịch: cà
phê, cao su. Một số ngân hàng khác cũng đang thực hiện hoạt động này như: Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Thương mại cổ phần
Quốc Tế (VIB Bank),…
Tóm lại: Hoạt động mua bán hàng hóa tương lai trên thị trường có tổ chức là
Sở giao dịch hàng hóa với giá cả thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời
gian giao hàng là một thời điểm trong tương lai gọi là mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa. Hoạt động mua bán này, có những điểm khác biệt so với hoạt
động mua bán hàng hóa thông thường về bản chất thị trường, nó mang bản chất của
một thị trường tài chính phái sinh vì tham gia thị trường này không chỉ mua bán

hàng hóa bằng hợp đồng kỳ hạn mà còn mua bán “ quyền chọn bán, quyền chọn
mua”, giá cả các quyền chọn này phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa. Từ đó cho
thấy đối tượng mua bán cũng khác, đối tượng mua bán gồm hàng hóa và các quyền
chọn. Không chỉ vậy, mà còn khác nhau về chủ thể, về phương thức giao dịch, về
địa điểm giao kết. Chính những điểm khác biệt này cho thấy hoạt động mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa có một vai trò nhất định cho nền kinh tế như là
cộng cụ bảo hộ, phòng ngừa các rủi ro về giá bằng cách chuyển các rủi ro này cho
nhà đầu tư, tạo nên một công cụ đầu tư cho nhà đầu tư kiếm lời, việc dự kiến giá cả
tương lai còn giúp cho thị trường tự điều chỉnh giá cả thị trường. Không những đem
lợi ích cho khách hàng mà còn là công cụ để nhà nước quản lý nền kinh tế thông
qua việc giao dịch tập trung, định hướng sản xuất và tiêu chuẩn hóa chất lượng hàng
hóa. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đã ra đời từ rất lâu và phát triển
thịnh vượng ở các nước phát triển, tuy nhiên hoạt động vẫn còn mới mẽ với Việt
Nam. Hiện nay Việt Nam chỉ có hai Sở giao dịch hàng hóa là Công ty cổ phần giao
dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín và Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam mới ra đời.

14

Mai Phương, Báo mới, Ra mắt sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên.
[truy cập ngày
12/2/2011].

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 19

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa


CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA
SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA
2.1 . Những quy định của pháp luật về Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam
2.1.1. Điều kiện và trình tự thành lập Sở giao dịch hàng hóa
Đóng vai trò là chủ thể trung gian của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa, Sở giao dịch hàng hóa thực hiện các chức năng sau đây15:
 Cung cấp điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết để giao dịch mua bán hàng
hóa.
 Điều hành các hoạt động giao dịch.
 Nêm yết các mức giá cụ thể để hình thành thị trường giao dịch tại từng thời
điểm.
Để thực hiện chức năng của mình Sở giao dịch hàng hóa phải đáp ứng đủ các
điều kiện và thành lập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
2.1.1.1. Điều kiện thành lập
Sở giao dịch hàng hóa do Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công
Thương) quyết định cấp Giấy phép thành lập và phê chuẩn Điều lệ hoạt động của
Sở giao dịch hàng hóa. Sở giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng các điều
kiện sau:
 Vốn pháp định là 150 tỷ đồng trở lên. Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu
phải có để thành lập doanh nghiệp, việc quy định mức vốn pháp định để đảm bảo
khả năng hoạt động và khả năng thanh toán cho chủ nợ. Sở giao dịch hàng hóa là
nơi tổ chức và điều hành việc giao dịch. Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao
dịch hàng hóa được thực hiện theo phương thức khớp lệnh thông qua hệ thống máy
tính giao dịch, do đó dễ gặp những lỗi hệ thống. Mà Sở giao dịch hàng hóa chịu
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở giao dịch hàng hóa trong
trường hợp Sở giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên, trừ trường hợp
bất khả kháng theo quy định pháp luật. Và chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa16. Do đó pháp luật quy định mức

vốn pháp định phải có để có thể thành lập Sở giao dịch hàng hóa.
 Điều lệ hoạt động phải phù hợp với quy định của Nghị định 158 ngày
28/12/2006. Điều lệ hoạt động có các nội dung như điều kiện và thủ tục chấp thuận
tư cách thành viên, quyền và nghĩa vụ của thành viên, các trường hợp chấm dứt tư
cách thành viên và trách nhiệm khi chấp dứt tư cách thành viên, loại hàng hóa giao
dịch, tiêu chuẩn và loại hàng hóa đo lường của loại hàng hóa đó…
15
16

Khoản 1, Điều 67, Luật Thương mại 2005.
Khoản7, khoản 9, Điều 16 Nghị định 158 ngày 28/12/2006.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 20

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
 Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có
thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 5 năm, có đủ năng lực
hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý theo quy định của Luật
Doanh nghiệp. Để tổ chức và điều hành giao dịch đòi hỏi đội ngũ nhân viên, đặc
biệt là những người lãnh đạo phải am hiểu và có kiến thức chuyên môn về hoạt
động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, mà kiến thức được thể hiện một
phần nào đó thông qua bằng cấp và kinh nghiệm hoạt động.
 Các điều kiện khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
2.1.1.2. Trình tự thủ tục thành lập Sở giao dịch hàng hóa
Khi đã đáp ứng các điều kiện, Sở giao dịch hàng hóa được thành lập theo trình

tự thủ tục sau:
Nộp hồ sơ

Hồ sơ đề nghị thành lập Sở
giao dịch hàng hóa.
- Văn bản đề nghị (theo
mẫu).
- Danh sách thành viên hay
danh sách cổ đông sáng lập và
các giấy tờ liên quan.
- Văn bản xác nhận vốn pháp
định.
- Giải trình kinh tế - kỷ thuật
về: mục tiêu, địa điểm thành
lập, tiến độ thành lập và đi
vào hoạt động, giải pháp công
nghệ thực hiện giao dịch.
- Dự thảo Điều lệ hoạt động.
- Dự thảo Điều lệ doanh
nghiệp.

Bộ Công Thương

Bộ Công Thương xem tính hợp
lệ của hồ sơ và có thể yêu cầu
bổ sung
7 ngày làm
việc
Tổ thẩm tra thuộc Bộ Công
Thương hoặc Hội đồng thẩm

tra, thẩm tra hồ sơ hợp lệ.
45 ngày (có thể
gia hạn tối đa 60
ngày).

Cấp Giấy phép
thành lập Sở giao
dịch hàng hóa.

Không cấp Giấy
phép
và phải
thông báo bằng
văn bản và nêu rõ
lý do.

Hình 2.1. Trình tự thành lập Sở giao dịch hàng hóa
GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 21

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Giấy phép thành lập đồng thời là giấy đăng ký kinh doanh. So với trình tự thủ
tục thành lập doanh nghiệp thông thường, trình tự thủ tục thành lập Sở giao dịch
hàng hóa phức tạp hơn. Nếu như thành lập doanh nghiệp thông thường thì sau khi
nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh thẩm định và
cấp giấy phép kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Sở giao dịch hàng hóa chỉ là nơi tổ chức và điều hành hoạt động mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, còn thực hiện hoạt động kinh doanh và môi
giới là các thành viên của Sở giao dịch hàng hóa.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch hàng hóa
2.1.2.1. Thành viên kinh doanh
Thành viên của Sở giao dịch hàng hóa bao gồm Thương nhân kinh doanh (sau
đây gọi là thành viên kinh doanh) và thương nhân môi giới (sau đây gọi là thành
viên môi giới).
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lời17.
Thành viên kinh doanh là thành viên được thực hiện các hoạt động mua bán
hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và chỉ có thành viên kinh doanh mới được thực
hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
 Điều kiện trở thành thành viên kinh doanh.
Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên kinh doanh của Sở giao
dịch hàng hóa có quyền đề nghị Sở giao dịch hàng hóa chấp nhận tư cách thành
viên. Để được chấp nhận tư cách thành viên kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện
sau:
 Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2005.
 Có vốn pháp định là 75 tỷ đồng trở lên.
Khi thực hiện hoạt động tự doanh cũng như khi nhận ủy thác mua bán cho
khách hàng, thành viên kinh doanh phải nhân danh chính mình, do đó phải chịu
trách nhiệm pháp lý đối với hành vi của mình, pháp luật quy định vốn pháp định để
đảm bảo khả năng thanh toán khi hoạt động và thực hiện giao dịch.
 Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ
năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp
theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005.
 Các quy định khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch

hàng hóa.
17

Khoản 2, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 22

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
Ví dụ : Ngoài các quy định trên Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (VNX) còn
một số quy định sau: Có đủ điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt
động; cam kết thanh toán tất cả các lệ phí quy định bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt
Nam (VNX); cam kết thực hiện đầy đủ quy định của Sở giao dịch hàng hóa Việt
Nam (VNX)18.
 Hoạt động của thành viên kinh doanh
Tổ chức, cá nhân không phải thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng
hóa, muốn tham gia mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa phải ủy thác cho thành viên
kinh doanh thông qua hợp đồng ủy thác mua bán. Mà ủy thác mua bán là hoạt động
thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh
nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận
thù lao ủy thác19.
Như vậy, khi thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng
hóa cho khách hàng thành viên kinh doanh là bên nhận ủy thác, còn khách hàng là
bên ủy thác. Thành viên kinh doanh phải nhân danh chính mình khi giao dịch và
tiến hành hoạt động mua bán vì lợi ích của khách hàng. Điều này có nghĩa là khi
nhận ủy thác của khách hàng thành viên kinh doanh sẽ là bên mua hoặc bên bán,

tiến hành việc giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa của khách hàng
theo những thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và có nghĩa vụ phải thực hiện
nghiêm chỉnh đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa
20
.
Hoạt động mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa của thành viên kinh doanh là
việc thành viên kinh doanh đặt các lệnh giao dịch lên Sở giao dịch hàng hóa trên cơ
sở các lệnh ủy thác của khách hàng. Sau đó các lệnh này được Sở giao dịch hàng
hóa so khớp với nhau. Khi khớp lệnh thành công thì xem như hợp đồng đã được ký
kết và Sở giao dịch hàng hóa sẽ gửi các xác nhận giao dịch, các xác nhận giao dịch
cùng với các lệnh giao dịch sẽ có giá trị như một hợp đồng mua bán hàng hóa21.
Như vậy có thể xem thành viên kinh doanh đã ký hợp đồng mua bán, nhưng giao
dịch này vì lợi ích của khách hàng do hàng hóa hay lợi nhuận từ việc mua bán này
đều thuộc về khách hàng. Do đó để đảm bảo lợi ích cho khách hàng pháp luật quy
định thành viên kinh doanh có nghĩa vụ: Giao dịch trung thực công bằng vì lợi ích
18

Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, Điều 3, Quy chế thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa Việt
Nam. [truy cập ngày
9/2/2011].
19
Điều 155, Luật Thương Mại 2005.
20
Khoản 1, Điều 23, Nghị định 158 ngày 28/12/2006.
21
Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam, Điều 23, Quy chế giao dịch của Sở giao dịch hàng hóaViệt Nam, trang
16, [truy cập ngày
9/2/2011].

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân


Trang 23

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
của khách hàng; cung cấp đầy đủ trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng;
trong trường hợp nhận ủy thác, phải ký kết hợp đồng ủy thác bằng văn bản với
khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh ủy
thác giao từ khách hàng; lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết,
chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình, đảm bảo hạch toán
riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của từng khách hàng
và của chính mình22. Các văn bản chứng từ này sẽ là căn cứ để giải quyết nếu có
tranh chấp phát sinh.
Theo quy định của pháp luật, thành viên kinh doanh không chỉ nhận ủy thác
mua bán cho khách hàng mà còn tự tiến hành hoạt động kinh doanh cho chính mình
để kiếm lợi nhuận, hoạt động này gọi là hoạt động tự doanh. Để tránh trình trạng
thành viên kinh doanh ưu tiên thực hiện lệnh giao dịch của mình trước lệnh giao
dịch của khách hàng, pháp luật quy định thành viên kinh doanh có nghĩa vụ: Ưu tiên
thực hiện lệnh ủy thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính
mình23.
Thành viên kinh doanh nhận ủy thác mua bán của khách hàng, hoạt động ủy
thác này không giống với hoạt động môi giới. Bên nhận ủy thác tức thành viên kinh
doanh trực tiếp giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán, còn bên môi giới không
tham gia vào quá trình giao kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa mà chỉ thực
hiện hoạt động môi giới. Vậy hoạt động môi giới trong mua bán hàng hóa qua Sở
giao dịch hàng hóa của thành viên môi giới là những hoạt động gì?
2.1.2.2. Thành viên môi giới
Thành viên môi giới là thành viên thực hiện các hoạt động môi giới mua bán

hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa.
 Điều kiện trở thành thành viên môi giới
Pháp luật Việt Nam cũng quy định, thương nhân để trở thành thành viên môi
giới phải thỏa mãn các điều kiện sau:
 Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm
2005.
 Vốn pháp định là 5 tỷ đồng trở lên.
 Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ
năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp
theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005.
 Các quy định khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch
hàng hóa.
22
23

Khoản 5,6,7,9,10, Điều 23, Nghị định 158 ngày 28/12/2006.
Khoản 8, Điều 23, Nghị định 158 ngày 28/12/2006.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 24

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


Đề tài: Pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
 Hoạt động của thành viên môi giới
Môi giới được hiểu là làm trung gian cho hai hay nhiều chủ thể thiết lập quan
hệ với nhau. Nội dung của hoạt động môi giới rất đa dạng như hoạt động tìm kiếm
cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các

hoạt động giới thiệu về hàng hóa, thu xếp để các bên tiếp xúc nhau, giúp đỡ các bên
được môi giới soạn thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Tóm lại mục tiêu của
hoạt động môi giới là các bên được môi giới giao kết hợp đồng với nhau.
Pháp luật không quy định rõ vai trò của thành viên môi giới trong hoạt động
mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Nếu thành viên môi giới thực hiện
hoạt động tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi
giới thì không cần thiết, vì hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa
được giao dịch bởi thành viên kinh doanh theo phương thức khớp lệnh tập trung,
các bên tham gia mua bán đã ủy thác mua bán cho thành viên kinh doanh nên không
cần biết nhau. Còn nếu thành viên môi giới tiến hành các hoạt động giới thiệu về
hàng hóa, thu xếp để các bên tiếp xúc nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn
thảo văn bản hợp đồng thì cũng không cần vì mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa hoạt động theo nguyên tắc công khai. Sở giao dịch hàng hóa phải công bố
các thông tin khác quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa24,
mà trong Điều lệ hoạt động có nội dung về loại hàng hóa, tiêu chuẩn và đơn vị đo
lường của hàng hóa đó. Giao dịch mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa, được thực
hiện bởi thành viên kinh doanh và hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch
hàng hóa được tiêu chuẩn hóa, nên không có chuyện thành viên môi giới thu xếp để
các bên tiếp xúc nhau và soạn thảo hợp đồng. Vậy nên khi tham gia mua bán qua Sở
giao dịch hàng hóa, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với thành viên kinh doanh
khỏi qua nhiều trung gian, tiết kiệm được thời gian và không tốn phí môi giới.
Ở các nước khác, thành viên của Sở giao dịch hàng hóa gồm thành viên môi
giới của khách hàng và thành viên môi giới của Sở giao dịch hàng hóa. Môi giới
khách hàng là những người có trách nhiệm nhận lệnh mua và lệnh bán của khách
hàng và chuyển lệnh đó đến người môi giới của Sở giao dịch hàng hóa hay người có
chỗ ở Sở giao dịch hàng hóa, những người môi giới này chỉ thực hiện hoạt động
môi giới không phải người bán hay người mua của khách hàng. Họ có quyền yêu
cầu khách hàng ký quỹ để thực hiện giao dịch, khoản tiền ký quỹ này được quy định
cụ thể trong quy tắc hoạt động của tổ chức môi giới và tùy thuộc vào độ tín nhiệm
của từng khách hàng mà có thể cao hoặc thấp nhưng không phải là khoản tiền khách

hàng trả cho lô hàng dự định mua. Đây là khoản tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng
mà khách hàng sẽ giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa. Đồng thời người môi giới
24

Khoản 3, Điều 38, Nghị định 158 ngày 28/12/2006.

GVHD: Ths. Nguyễn Mai Hân

Trang 25

SVTH: Nguyễn Thị Thu Thảo


×