Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRỐN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG của DOANH NGHIỆP tại VIỆT NAM và HƯỚNG KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.58 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN CỬ NHÂN LUẬT
Khóa 33 (2007-2011)

Đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRỐN THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM VÀ HƯỚNG KHẮC PHỤC

SINH VIÊN THỰC HIỆN
Phan Xuân Quí
MSSV: 5075216
Lớp Luật Thương mại 2-k33

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ts. Lê Thị Nguyệt Châu

Cần thơ, 12/2010


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................ .


MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu ......................................................................................................01
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TRỐN THUẾ GIÁ
TRỊ GIA TĂNG
1.1. Khái niệm hành vi trốn thuế .....................................................................03
1.2. Phân biệt hành vi trốn thuế và tránh thuế .....................................................03
1.3 Tình hình trốn thuế giá trị gia tăng................................................................05
1.3.1 Hành vi thành lập doanh nghiệp “ma” .......................................................05
1.3.2 Hành vi mua bán bất hợp pháp hóa đơn thuế giá trị gia tăng có sự tiếp tay
của cán bô quản lý..............................................................................................06
1.3.3 Hành vi bán hàng không xuất hóa đơn, có xuất ghi giá trị thấp hơn ...........08
1.3.4 Hành vi làm giả hóa đơn thuế giá trị gia tăng.............................................15
1.4. Nguyên nhân trốn thuế của doanh nghiệp ...............................................16
1.4.1 Từ cơ quan thực thi pháp luật ....................................................................16
1.4.2 Từ người tiêu dùng và doanh nghiệp..........................................................16
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI TRỐN THUẾ
2.1. Hành vi trốn thuế theo các quy định pháp luật ............................................21
2.1.1 Hành vi trốn thuế theo luật Quản lý thuế....................................................21
2.1.2 Hành vi trốn theo nghị định 98/2007/NĐ-CP.............................................24
2.1.3 Hành vi trốn thuế theo quy định Bộ luật Hình sự 1999 và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều bộ luật Hình sự........................................................................27
2.2. Biện pháp xử lý ..........................................................................................29
2.2.1. Hành chính..............................................................................................29
2.2.1.1. Hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra
thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và vi phạm chế độ hoá đơn,
chứng từ đối với hàng hoá vận chuyển trên đường .............................................29


2.2.1.2. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc
tăng số tiền thuế được hoàn ................................................................................31

2.2.1.3. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế.....................................32
2.2.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân liên quan.......35
2.2.1.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thu thuế........36
2.2.2. Hình sự ....................................................................................................37
2.2.2.1. Tội trốn thuế ..........................................................................................37
2.2.2.2. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước ............................................................................................................37
2.2.2.3. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp
ngân sách nhà nước ............................................................................................38
2.2.2.4. Đối với các hành vi mua và sử dụng trái phép hoá đơn giá trị gia tăng...38
2.2.2.5. Đối với hành vi bán trái phép hoá đơn giá trị gia tăng............................41
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ HÀNH VI TRỐN
THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG
3.1 Tác động hành vi trốn thuế ........................................................................42
3.1.1 Tác động hành vi trốn thuế đối với ngân sách ............................................42
3.1.2 Tác động hành vi trốn thuế đối với quản lý kinh tế và trật tự xã hội...........44
3.2. Dấu hiệu nhận biết hành vi trốn thuế ...........................................................45
3.3. Một số giải pháp hạn chế hành vi trốn thuế giá trị gia tăng ...................48
3.3.1. Hoàn thiện việc áp dụng và thực thi pháp luật...........................................48
3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật ..........................50
3.2.3. Những biện pháp ưu đãi đối với doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng
thuế ....................................................................................................................52
3.2.4. Nghiêm khắc xử lý vi phạm pháp luật về thuế ..........................................53
Kết Luận ............................................................................................................55
Tài liệu tham khảo..............................................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ những yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam

trong giai đoạn hiện nay-giai đoạn tiếp tục đổi mới, phát triển nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác kinh tế với các nước
trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi chính sách vĩ mô nói chung và chính sách
thuế nói riêng phải phù hợp và tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Thực hiện yêu cầu này, trong chương trình cải cách hệ thống thuế bước II của Việt
Nam (từ năm 1999), Quốc hội đã phê chuẩn ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng
thay thế Luật Thuế doanh thu do Luật Thuế doanh thu bộc lộ một số nhược điểm
khó có thể khắc phục được. Luật thuế giá trị gia tăng được áp dụng từ ngày
1/1/1999 đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng đã qua ba
lần sửa đổi bổ sung vào các năm 2003, 2005, và mới nhất là năm 2008, Luật Thuế
giá trị gia tăng đã thực sự đi vào đời sống kinh tế và phát huy nhiều tác dụng như:
khuyến khích phát triển kinh tế sản xuất, kinh doanh, tăng cường xuất khẩu và
đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Để đảm bảo cho việc thực hiện tốt
các Luật thuế, quốc hội cũng ban hành Luật quản lý thuế vào năm 2006 có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/1/2007 để phù hợp với sự phát triển kinh tế. Sau khi đã ban
hành và có hiệu lực Luật quản lý thuế một phần đã kiềm chế được gian lận thuế và
trốn thuế, nhưng do tình hình phát triển kinh tế đất nước đã xuất hiện một số tội
phạm mới về trốn Thuế giá trị gia tăng với một cách tinh vi hơn trước.
Để có thể giúp cho việc phòng chống tội phạm về trốn thuế, thuế giá trị gia
tăng nhằm bảo đảm cho nguồn thu ngân sách nhà nước, người viết chọn đề tài là
“ Phân tích tình hình trốn thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tại Việt Nam
và hướng khắc phục”. Trong đề tài này, người viết phân tích một cách khoa học
về nguyên nhân xuất phát của hành vi trốn thuế của các doanh nghiệp, chỉ ra sự
chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật Thuế giá trị gia tăng nói riêng, pháp luật
thuế nói chung và từ đó tìm được biện pháp cụ thể để hạn chế hành vi trốn thuế
của doanh nghiệp, nhằm hoàn thiện các biện pháp quản lý thuế thúc đẩy phát triển
kinh tế đất nước.


2. Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài “Phân tích tình hình trốn thuế giá trị gia tăng của các doanh
nghiệp tại Việt Nam và hướng khắc phục ” người viết tập trung vào những nội
dung sau:
Chương 1: Khái quát chung về tình hình trốn thuế giá trị gia tăng
Chương này người viết sẽ trình bày nội dung mang tính khái quát về hành
vi trốn thuế của doanh nghiệp: khái niệm hành vi trốn thuế, phân biệt trốn thuế và
tránh thuế, tình hình trốn thuế, nguyên nhân xuất phát của hành vi trốn thuế.
Chương 2: Quy định pháp luật về xử lý hành vi trốn thuế
Đề tài tập trung vào phân tích từng hành vi trốn thuế, và quy định pháp luật
về các biện pháp xử lý vi phạm hành chính và hình sự đối với hành vi trốn thuế
như: hành vi mua bán trái phép hóa đơn thuế giá trị gia tăng, hành vi sử dụng trái
phép hóa đơn, hành vi bán hàng không xuất hóa đơn…..
Chương 3: Tác động hành vi trốn thuế và giải pháp hạn chế hành vi trốn Thuế giá
trị gia tăng
Ở chương cuối, người viết phân tích về tác động của hành vi trốn thuế đối
với ngân sách nhà nước và quản lý kinh tế và trật tự xã hội, bên cạnh đó người viết
trình bài một số dấu hiệu nhận biết đối với hành vi trốn thuế trên đồng thời đưa ra
một số ý kiến để góp phần hạn chế hành vi trốn thuế.
3.Phương pháp nghiên cứu
“ Phân tích tình hình trốn thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp tại Việt
Nam và hướng khắc phục” đây là đề tài thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn
cũng như đối với các doanh nghiệp. Để thực hiện đề tài này người viết đã sử dụng
tổng hợp các phương pháp như: phương pháp phân tích câu chữ, phương pháp liệt
kê, phương pháp thu thập, trích lọc các bài bình luận về vấn đề trốn thuế giá trị gia
tăng.


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TRỐN THUẾ
1.1 Khái Niệm

Theo sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng thì, trốn thuế là việc người nộp
thuế có các hành vi khai man để tránh nộp thuế. Hành vi trốn thuế có thể là việc kê
sai căn cứ tính thuế theo quy định của từng sắc thuế; lập sổ sách kế toán, hóa đơn
bán hàng sai với thực tế sản xuất, kinh doanh; để ngoài sổ sách, các nghiệp vụ….1
1.2 Phân biệt trốn thuế và tránh thuế
Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật còn tránh thuế có thể giúp cho đối
tương nộp thuế giảm số tiến thuế phải đóng cho ngân sách nhà nước.
Tránh thuế được chia làm tránh thuế có thể chấp nhận được và tránh thuế
không thể chấp nhận được2. Tránh thuế có thể chấp nhận được là việc các đối
tượng nộp thuế am hiểu rõ về pháp luật thuế và vận dụng tốt những phương thức
hạch toán hợp pháp để giảm thiểu các khoản thuế phải đóng mà không trái quy
định pháp luật. Các đối tượng nộp thuế lựa chọn địa điểm đăng ký đầu tư vào đó
thì số tiền thuế phải đóng thấp hơn, khi đầu tư vào các địa điểm khác, trong cùng
lĩnh vực đầu tư.
Tránh thuế không thể chấp nhận được là việc các đối tượng nộp thuế lựa
chọn địa điểm đăng ký kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh có sự ưu đãi về thuế
xuất, và bề ngoài hoạt động bình thường nhưng thực tế lại hoạt động trên lĩnh vực
khác nhằm tránh thuế đối với lĩnh vực thực tế đang kinh doanh. Để hiểu rõ về
hành vi tránh thuế người viết sẽ đưa ra những ví dụ trên thực tế trong từng sắc
thuế.3
Trong lĩnh vực thuế thu nhập doanh nghiệp, có thể là đăng ký trích khấu
hao nhanh tài sản cố định trong trường hợp dự kiến có lãi nhiều hay ngược lại
đăng ký trích khấu hao chậm nếu đang trong thời gian được ưu đãi miễn giảm thuế
thu nhập doanh nghiệp; chọn đăng ký phương thức khấu hao thích hợp tùy theo dự
kiến doanh nghiệp sẽ có lãi hay bị lỗ; đăng ký chuyển lỗ trong vòng 5 năm vào
những năm tài chính mà doanh nghiệp dự kiến sẽ có lãi lớn để dùng số lỗ đó giảm
1

Nguyễn Duy Lãm. Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng. Nhà xuất bản giáo dục 1996. Tr 386
Ts. Lê Thị Nguyệt Châu, giáo trình luật tài chính 2, trường Đại học Cần Thơ Tr 18.

3
Luật sư Nguyễn Hữu Phước, Nhịp cầu đầu tư,
truy cập 9/4/2010
2


thu nhập chịu thuế; doanh nghiệp đi vay tiền chịu lãi để phục vụ hoạt động sản
xuất kinh doanh và đưa tiền lãi đó vào chi phí để giảm thu nhập chịu thuế thay vì
yêu cầu cổ đông, thành viên góp vốn tự đi vay tiền để góp vốn điều lệ (tiền lãi từ
tiền vay phục vụ cho việc góp vốn vào doanh nghiệp không được xem là chi phí
hợp lý).
Trong lĩnh vực thuế nhập khẩu, có thể là nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ
những nước có ký các hiệp định về ưu đãi thuế quan với Việt Nam (Hiệp định về
chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của các nước ASEAN)
để được hưởng mức thuế suất thấp.
Trong lĩnh vực thuế nhà thầu, có thể là chọn giữa việc đăng ký thực hiện
chế độ kế toán Việt Nam (đăng ký, kê khai và trả thuế trên doanh thu thực nhận và
chi phí thực tế phát sinh) hay không đăng ký thực hiện chế độ kế toán Việt Nam
(đăng ký, kê khai và trả thuế theo phương thức khoán trên doanh thu theo hợp
đồng); ký hợp đồng dịch vụ với những công ty là đối tượng cư trú ở những nước
có ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam. Theo đó, công ty dịch vụ,
trong một số trường hợp, có thể được hưởng thuế suất thấp hơn và lẽ đương nhiên
sẽ giảm giá mua bán hàng hóa/dịch vụ với doanh nghiệp.
Trong lĩnh vực thuế trước bạ, thường xuất hiện ở trường hợp “chạy thuế”,
tức là mua trước hay mua sau một mốc thời gian quan trọng nhất định đối với một
số loại hàng hóa hay dịch vụ để tận dụng việc tăng hay giảm của mức thuế trước
bạ dành cho loại hàng hóa hay dịch vụ đó.
Đối với Luật Thuế thu nhập cá nhân, cũng có một số cách có thể tránh thuế
hợp pháp. Đó là chọn đối tượng nộp thuế là vợ hoặc chồng tùy theo thu nhập cao
thấp của từng người trong việc kê khai giảm trừ gia cảnh đối với số người phụ

thuộc trong gia đình nhằm mục đích giảm số thuế phải trả; doanh nghiệp không trả
lương cho các cổ đông cá nhân tham gia hoạt động quản lý doanh nghiệp (thuế
suất tối đa đối với tiền lương, tiền công chịu thuế thu nhập cá nhân ở mức 35%) để
cổ đông nhận được cổ tức cao hơn (doanh nghiệp chỉ đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp 25% trên thu nhập trước thuế và cổ đông cá nhân đóng 5% thuế thu nhập
cá nhân trên cổ tức nhận được).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân quy định:
“thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, cha đẻ, mẹ đẻ với
con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ,


mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu
ngoại; anh chị em ruột với nhau” thì được miễn Thuế thu nhập cá nhân. Lợi dụng
quy định này, nhiều trường hợp đã sử dụng mối quan hệ bắc cầu để trách thuế.
Cụ thể, hai chị em dâu chuyển nhượng bất động sản cho nhau là đối tượng
phải nộp thuế. Nhưng để trách thuế, người chị dâu làm thủ tục chuyển nhượng cho
bố chồng, sau đó bố chồng lại chuyển nhượng tiếp cho người em dâu. Cả hai lần
chuyển nhượng này đều thuộc đối tượng được miễn thuế.
1.3 Tình hình trốn thuế giá trị gia tăng
Do tình hình phát triển kinh tế đất nước, con người ngày càng tinh vi và
hiện đại, các doanh nghiệp đều muốn nâng cao lợi nhuận nhưng lại muốn trốn
tránh nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, điều này dẫn đến việc xuất hiện những
hành vi trốn thuế mang tính tinh vi của thủ thuật, chứ không còn nằm ở những
hành vi mang tính chất bình thường. Vì thế chúng ta cần hiểu rõ những hành vi
trốn thuế giá trị gia tăng của các doanh nghiệp như thế nào, từ đó có những biện
pháp kịp thời, khoa hoc, hiệu quả để ngăn chặn.
1.3.1 Hành vi thành lập doanh nghiệp “ma”
Một số doanh nghiệp được thành lập với mục đích hoạt động kinh doanh
trốn thuế, mua, bán bất hợp pháp hóa đơn, tiếp tay cho một số doanh nghiệp khác
làm hồ sơ xuất khống để hoàn thuế giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền thuế từ ngân

sách nhà nước.
Ví dụ như: Trong khoản thời gian ngắn từ tháng 7/2008 đến 4/2009 trên địa
bàn tỉnh Hải Dương có 42 doanh nghiệp được thành lập với mục đích buôn bán
hóa đơn thuế giá trị gia tăng, tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ các doanh nghiệp
này mua vào là hơn 952 tỉ đồng, thuế giá trị gia tăng hơn 69 tỉ đồng; tổng doanh số
hàng hóa dịch vụ bán ra hơn 976 tỉ đồng, thuế giá trị gia tăng gần 68 tỷ đồng, một
số hoạt động do các doanh nghiệp này đã xuất bán cho nhau với doanh số là hơn
88 tỉ đồng, số thuế giá trị gia tăng gần 7 tỉ đồng, còn lại các doanh nghiệp sử dụng
hóa đơn bất hợp pháp để xuất khống hàng hóa nhằm tiếp tay cho các doanh nghiệp
khác hợp thức hóa thuế giá trị đầu vào đối với các hàng hóa không rõ xuất xứ,


trong đó có 2 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn khống, 6 doanh nghiệp không có mặt
tại nơi đăng ký và nơi cư trú có dấu hiệu bỏ trốn.4
Ví dụ như: Qua công tác thanh tra kiểm tra chi cục thuế quận Long biên
phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại vật tư thiết bị điện do Nguyễn
Anh Dũng làm giám đốc đã bán không 81 hóa đơn với số tiền là 8,8 tỷ đồng, thuế
giá trị gia tăng là 0,8 tỷ đồng, trốn thuế 1,9 tỷ đồng. Mặt khác chi cục thuế quận
cũng phát Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại kinh doanh vật tư thiết bị
điện công nghiệp do Đỗ Tiến Dũng làm giám đốc cũng bán khống 609 hóa đơn
thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền 22,5 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng 1,7 tỷ đồng.
Sau khi xuất khống các hóa đơn cả hai doanh nghiệp chuyển trụ sở kinh doanh
sang địa bàn khác tiếp tục hoạt đồng, tiếp sau đó doanh nghiệp đã bỏ trốn, đây là
một kịch bản được các doanh nghiệp “ma” sắp xếp trước, và có một đội ngũ đạo
diễn chuyên phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp và tìm kiếm các doanh
nghiệp muốn mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng.5
1.3.2 Hành vi mua, bán bất hợp pháp hóa đơn thuế giá trị gia tăng có
sự tiếp tay cán bộ quản lý.
Tình hình trốn thuế còn diễn biến phức tạp hơn nữa khi có sự móc nối giữa
doanh nghiệp và một số cán bộ tha hóa về bản chất như cán bộ thuế, cán bộ hải

quan và quản lý thị trường trong việc hợp thức hóa hóa đơn thuế giá trị gia tăng và
hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vừa không ít trường hợp cán bộ trong các
cơ quan nhà nước có chức năng quản lý doanh nghiệp lại tư vấn cho các doanh
nghiệp luồn lách trốn thuế, dẫn đến tình trạng trốn thuế khó kiểm soát được.
Năm 2008, Công an Tỉnh Đăk Nông làm rõ một đường dây mua bán trái
phép hóa đơn giá trị gia tăng liên tỉnh, có sự tiếp tay của cán bộ ngành thuế. Phùng
Việt Hùng cán bộ kiểm tra thuế thuộc Chi cục Thuế Huyện Đăk Mil đứng ra làm
môi giới cho hàng loạt Công ty mua bán nông sản ở huyện Đăk Mil mua hóa đơn
giá trị gia tăng của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Hồng Tâm, đóng tại
xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk. Trong khoảng bốn tháng đầu năm 2008,
Hùng tiếp thị và bán được 23 tờ hóa đơn thuế giá trị gia tăng khống với tổng giá trị
4

Theo thông tấn xã Việt Nam: 42 doanh nghiệp "ma" trên địa bàn tỉnh Hải Dương,
/>truy cập: 12/5/2010
5
Hà Nội thiếu đòn mạnh trị doanh nghiệp “ma”, Theo thông tấn xã Việt Nam
/>

ghi trên hóa đơn là hơn 24 tỷ đồng. Như vậy, với 23 tờ hóa đơn khống, nhà nước
thiệt hại 1,2 tỷ đồng tiền hoàn thuế. Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn
khống do Hùng bán còn giảm được doanh số mua hàng đầu vào để trốn thuế thu
nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Công an Đăk Nông phát hiện bảy đơn vị liên quan là
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Hồng Tâm và Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Tân Xuân của tỉnh Đăk Lăk, doanh nghiệp tư nhân Nhân Đính, doanh
nghiệp tư nhân Minh Hữu, cơ sở kinh doanh Phan Thị Trường, doanh nghiệp tư
nhân An Tâm, doanh nghiệp tư nhân Thanh Bình ở tỉnh Đăk Nông với số tiền trốn
thuế liên quan đến hành vi mua bán hóa đơn khống lên đến khoảng 10 tỷ đồng.6
Theo tạp chí Thanh tra tài chính thì trong năm 2007: thanh tra tổng cục thuế
đã thanh tra, kiểm tra 27,552 đối tượng nộp thuế, đã phát hiện và kiến nghị thu vào

ngân sách nhà nước 3,776,5 tỷ đồng, tiền phạt 16,9 tỷ. Thanh tra ngành thuế chỉ
thực hiện thanh tra được 27,460 doanh nghiệp trên tổng số doanh nghiệp là 32.304
doanh nghiệp đạt 85%. Bên cạnh đó Tổng cục thuế đã tiến hành thanh tra 8 đơn vị
cục thuế 265 đơn vị chi cục, 571 số cán bộ thuế ủy nhiệm thu, vi phạm kỷ luật đã
phát hiện là 289 người vi phạm liên quan đến tham nhũng là 57 người, thiếu trách
nhiệm gây tổn thất là 71 người vi phạm, 10 điều kỷ luật và quy phạm khác là 161
người. Tiến hành xử lý 289 người chuyển cơ quan chức năng xử lý hình sự là 23
người, hành chính là 266 (khiển trách là 102 người, cảnh cáo 92 người, hạ bậc
lương 13 người, hạ ngạch 7 người, cách chức 17 người, thôi việc 12 người). Thanh
tra ngành thuế chỉ thực hiện thanh tra được 27,460 doanh nghiệp trên 32,304
doanh nghiệp đạt 85%.7
Năm 2008: Ngành thuế thanh tra được 29,972 đơn vị tổng số thuế kiến thu
vào ngân sách nhà nước 2,256, tiền phạt 120,9 tỷ trong năm đã thực hiện thu vào
ngân sách nhà nước 427 tỷ, kiểm tra được 244,767 hồ sơ khai thuế tại cơ quan và
6,452 hồ sơ tại doanh nghiệp và tiến hành thanh tra 450 cơ quan thuế các cấp phát
hiện 142 cán bộ thuế, ủy nhiệm thu vi phạm: tham nhũng 05 người, thiếu trách
nhiệm 22 người, vi pham 10 điều ngành thuế 15 người, và vi phạm khác 100
người, xử lý 91 cán bộ trong đó có 5 người xử hình sự, 86 hành chính.8

6

Võ Phụng Hoàn, Tiền Phong, Lộ diện đường dây mua bán hóa đơn khống, truy cập 11/9/2010
7
Hoài Linh, Công tác thanh tra thuế những năm gần đây, tạp chí thanh tra tài chính, số 86, 8-2009, tr 35
8
Hoài Linh, Công tác thanh tra thuế những năm gần đây, tạp chí thanh tra tài chính, số 86, 8-2009, tr 36


Theo báo cáo đánh giá thực hiện nhiệm vụ Tài chính – Ngân sách năm
2009 của Bộ Tài chính, trong 3 quí đầu năm, công tác thanh, kiểm tra tài chính

chống thất thu ngân sách Nhà nước nhiều trăm tỷ đồng và đồng thời, cơ quan thuế
các cấp đã phát hiện 142 cán bộ thuế, ủy nhiệm thu vi phạm quy trình quản lý thuế
và kỷ luật của ngành, chuyển xử lý hình sự 3 người và xử lý hành chính 139
người.
Theo báo Lao Động, Công an Thành phố Hải Phòng đã có kết luận điều tra
3 vụ án liên quan đến mua bán giấy tờ có giá trị giá lên đến 600 tỉ đồng, liên quan
đến các doanh nghiệp như Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Tràng
Phương; Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại An Hải Thành và Công ty Cổ
phần xây dựng thương mại và dịch vụ Thành Công. Đã được chi cụ Thuế huyện
An Dương, tỉnh Hải Phòng bán cho 36 quyển hóa đơn thuế giá trị gia tăng, 3
doanh nghiệp trên đã bán hóa đơn cho 500 doanh nghiệp trong cả nước với 2.296
tờ hóa đơn ghi khống, số tiền lên đến 505 tỉ (cả hóa đơn đầu vào và đầu ra). Ngoài
ra cơ quan Công an đã phát hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vĩnh Hoàng và
Công ty Hoàng Cương (kinh doanh nhập khẩu ô tô) sử dụng 7 hóa đơn mua được
với giá 115 triệu đồng, doanh số ghi khống 7 tỉ 960 triệu đồng thuế giá trị gia tăng
là 796 triệu đồng để nâng khống giá 31 xe ô tô du lịch nhập khẩu từ hàn quốc về
Việt Nam, nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng. 9
Với mỗi lần xuất khống hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp
có nhu cầu mua hóa đơn, doanh nghiệp xuất khống sẽ hưởng được tỷ lệ phần trăm
từ 4% - 6% trên mỗi tờ hóa đơn được xuất khống. Với hành vi xuất khống như vậy
doanh nghiệp “ma” đã kiếm được một khoản lời khá lớn. Các doanh nghiệp này
thường không có nộp đơn yêu cầu hoàn thuế giá trị gia tăng.
1.3.3 Hành vi bán hàng không xuất hóa đơn, có xuất ghi giá bán thấp hơn.
Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bán nền nhà ở các khu dân cư, đã thu
tiền đủ của khách nhưng chưa xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng để kê khai nộp
thuế, chỉ xuất phiếu thu tiền đối với diện tích nền nhà đã được bán rồi sau đó khai
báo không đúng như thực tế số tiền đã thu được từ việc bán nền nhà. Khi cơ quan
thuế kiểm tra, thì các doanh nghiệp đưa ra những lý do là: “Khi nào chuyển quyền

9


Hoàn Hoan, Lao động, Hải phòng phát hiện hàng loạt doanh nghiệp “ma”
truy
cập, 12/5/2010


rồi xuất luôn”. Nhưng trên thực tế khi xuất hóa đơn các doanh nghiệp dựa vào giá
đất của Ủy ban nhân dân công bố hàng năm để tính tiền. Đối với những người đi
mua nhà thì chỉ biết khi nào mình nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng chớ
không quan tâm đến mình có cần lấy hóa đơn hay không. Lợi dụng sự thiếu kiến
thức pháp lý của người dân, nên các doanh nghiệp đã chỉ xuất phiếu thu tiền nhằm
trốn tiền thuế giá trị gia tăng đầu ra. Vì thế các doanh nghiệp này có thể chiếm
được một khoản tiền từ phần chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá công bố của Ủy
ban nhân dân.
Đối với hoạt động vận chuyển các doanh nghiệp thường xuất hóa đơn
không kịp thời, bỏ sót doanh thu, đưa vào các chi phí không tương ứng so với
doanh thu vận chuyển, các doanh nghiệp thường sử dụng hóa đơn mua nhiên liệu
với số lượng lớn trong một tháng để khấu trừ thuế. Thực tế là nhiên liệu để vận
chuyển đã được các doanh nghiệp kê khai cao lên so với thực tế vận chuyển, và sử
dụng các lệ phí như: lệ phí cầu đường, bến bãi để khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
Dưới sự chỉ đạo của các doanh nghiệp, chủ phương tiện vận tải phải bắt buộc đổ
nhiên liệu ở một chỗ duy nhất, do có mối quan hệ giữa doanh nghiệp hoạt động
vận chuyển và doanh nghiệp trong lĩnh vực mua bán nhiên liệu, doanh nghiệp mua
bán nhiên liệu sẵn sàng xuất hóa đơn với số lượng lớn để hợp thức hóa vấn đề mua
bán của mình và đồng thời hợp thức được lượng nhiên liệu mà doanh nghiệp đã
nhập vào.
Đối với các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh mua hàng hóa ở nhiều
nơi, phát sinh chi phí mua hàng gồm chi phí bốc dỡ và chi phí vận chuyển, khi
hạch toán các doanh nghiệp đã bỏ qua không hạch toán giá trị nhập kho đúng quy
định về giá nhập kho của hàng hóa mua vào, ảnh hưởng giá trị bán ra thể hiện trên

hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế của thị trường tại thời điểm bán. Các doanh nghiệp
đã có hành vi kê khai sai doanh thu trốn thuế giá trị gia tăng đầu ra. Đồng thời
cũng kê khai sai doanh thu, thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, đây là hình
thức trốn doanh thu qua giá.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh điện tử, điện
máy thì các doanh nghiệp này không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng đối với đầu
ra. Tuy trong một ngày các doanh nghiệp thường bán hàng ra với con số rất lớn,
nhưng các doanh nghiệp này thường không xuất hóa đơn bán hàng cho khách. Chỉ
xuất với dạng: phiếu nhận tạm ứng, phiếu thu tiền….và có một số loại hàng hóa


không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng được bán ra thị trường với dạng hàng chính
hãng. Các doanh nghiệp thường không để hàng hóa tập trung tại nơi bán mà để
hàng ở một nơi khác, chỉ để hàng hóa mua bán đủ cho một ngày đối với các loại
hàng có thuế. Khi lực lượng kiểm tra thì chỉ nhìn thấy số lượng hàng tại cửa hàng
là hàng đã có thuế. Lợi dụng sự thông thoáng về việc tự khai báo thuế, các doanh
nghiệp đã thường khai với dạng là hàng hư lập biên bản hủy, hàng bị lỗi nên bán
lỗ, đối với các mặt hàng nhỏ thì khai là sản phẩm tặng kèm. Với hành vi này các
doanh nghiệp đã trốn thuế giá trị gia tăng đầu ra.
Như báo sài gòn giải phóng có đăng bài phóng sự - ký sự “những nẻo
đường trốn thuế giá trị gia tăng” phản ánh cách trốn thuế hàng chục tỉ đồng mỗi
ngày của các công ty điện máy Thành phố Hồ Chí Minh. Lợi dụng vào ý thức
người tiêu dùng “mua hàng để xài nên chỉ cần nhận được hàng mà không quan
tâm lắm đến chuyện có lấy hóa đơn hay không” nên các trung tậm điện máy đã
thực hiện hành vi trốn thuế một cách dễ dàng. Một số cửa hàng điện máy thực hiện
hành vi trốn thuế như bán hàng không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng nhưng
trên bảng báo giá đã có ghi là giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng như khu mua
sắm đệ nhất phan khang và Công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Quỳnh Trinh cả
điều dùng chung một loại phiếu do công ty in ra nhưng đây không phải là hóa đơn
tự in của doanh nghiệp mà là dạng khác có giá trị thu tiền và dùng để đối chiếu với

khách về món hàng đã mua và đã thanh toán xong giá trị dạng phiếu đó có ghi
dòng chữ “Phiếu nhận tạm ứng”10 trên đó có in logo của trung tâm mua sắm đệ
nhất Phan Khang hoặc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Vương Quỳnh Trinh, sau
khi khách hàng thanh toán tiền xong thì trên phiếu xuất hiện thêm một dòng khác
nữa là “đã thu tiên”, không riêng gì trung tâm mua sắm đệ nhất Phan Khang mà
còn một số trung tâm điện máy khác như Công ty cổ phần thương mại dịch vụ
Phong Vũ giấy thể hiện dòng chữ là “Phiếu xuất hàng” sau khi khách thanh toán
xong thì không cần phải ký tên và đem đóng dấu như hóa đơn thuế giá trị gia tăng,
chỉ cần một chữ cái đơn giản là có thể giao hàng cho khách không cần nhập sổ
sách về món hàng đã bán đó là chữ “R” thể hiện chữ “rồi” đã thu tiền khách hàng
xong. Ngoài ra còn đối với Công ty cổ phần mái tính Hoàn Long thì thể hiện với
một dòng chữ trên phiếu thu tiền là “Phiếu báo giá” và cùng với chữ “R” sau khi
thanh toán xong. Nhìn chung dù thể hiện phiếu thu tiền dưới dạng nào đi nữa thì
10

Xem phụ lục số 1


các trung tâm điện máy lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh trốn thuế giá trị gia tăng
thông qua việc không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng mà chỉ xuất dưới dạng
phiếu xuất hàng, hoặc phiếu báo giá là xong việc thanh toán với khách hàng.Tuy
nhiên công việc mua bán của các trung tâm điện máy này rất là tấp nập số lượng
hàng hóa bán ra rất lớn nhưng các trung tâm này luôn khai báo lỗ để được khấu trừ
như Công ty cổ phần Phong Vũ việc khai thuế giá trị gia tăng đến ngày 30 tháng 6
năm 2009 của công ty là “âm” gần 1 tỉ đồng, không riêng công ty cổ phần Phong
Vũ, Công ty máy tính Hoàn Long khai báo thuế giá trị gia tăng đầu vào là 67 tỉ
đồng, bán ra là 54 tỉ đồng, tính đến cuối tháng 6 năm 2009 số thuế giá trị gia tăng
Công ty máy tính Hoàn Long khai âm là 2,2 tỉ đồng, còn đối với Công ty đệ nhất
Phan Khang việc khai báo thuế giá trị gia tăng tháng 6 năm 2009 đầu vào 62 tỉ
đồng đầu ra là 29 tỉ đồng, số thuế âm tính đến cuối tháng 6 năm 2009 là 20 tỉ

đồng.11
Không riêng các công ty kinh doanh điện tử, điện máy Thành phố Hồ Chí
Minh. Các công ty kinh doanh điện tử, điện máy tại Thành phố Cần thơ cũng trốn
thuế giá trị gia tăng thông qua việc xuất “phiếu báo giá”. Vào ngày 3 tháng 9 năm
2010 khách hàng tên Trần Hiệp Phố đến công ty TPT địa chỉ 9b Lý Tự Trọng,
P.An Hội, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, mua một máy tính sách tay hiệu ASUS với
giá 12, 290, 000 ngàn đồng và được tặng các vật phẩm kèm theo. Công ty TPT chỉ
xuất một dạng phiếu12 có 2 chức năng, chức năng hóa đơn thuế giá trị gia tăng và
chức năng bảo hàng. Với hàng vi trốn thuế giá trị gia tăng thông qua việc không
xuất hóa đơn thuế như vậy gây thiệt hại rất lớn cho nhà nước. Chỉ với hành vi trốn
thuế trên công ty TPT có thể thu được lợi nhuận cho mình là 1,229,000 đồng.
Đối với hoạt động xây dựng do đặc điểm ngành nghề tiến độ thi công được
thanh toán theo từng hàng mục công trình có nghiệm thu đối với công trình trúng
thầu, việc chi trả theo tiến độ được kiểm soát chi qua kho bạc cùng cấp. Theo quy
định Luật thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp phải nộp thuế theo tiến độ công trình,
nhưng các khoản thuế này doanh nghiệp không tạm nộp trong kỳ tính thuế, các
doanh nghiệp chỉ kê khai phần giá trị mua vào đối với vật tư công trình.

11

Hàn Ni, Sài gòn giải phóng, Phóng sự - ký sự những “nẻo đường” trốn thuế bài 1, 2, 3
truy cập 12/1/2010
12

Xem phụ lục trang 2


Công an tỉnh Đồng tháp vừa qua đã khởi tố vụ án trốn thuế đối với Doanh
nghiệp tư nhân Hiếu Tính và công ty cổ phần xây dựng Hiếu Tính với ngành nghề
xây dựng dân dụng và công nghiệp, san lấp mặt bằng, đổ bê tông, cán nhựa đường

nông thôn cả 2 doanh nghiệp này điều do Nguyễn Văn Tính làm giám đốc và điều
hành toàn bộ hoạt động. Từ năm 2008 đến đầu năm 2009, Tính đã ký nhiều hợp
đồng với một số ban quản lý dự án của các huyện, thành phố trong tỉnh Đồng
Tháp để xây dựng các công trình như trạm y tế, trường học, trụ sở làm việc sau khi
quyết toán từng hạng mục các công trình và đã nhận đủ tiền, tính không kê khai
nộp thuế, không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho các ban quản lý dự án nhằm
trốn thuế giá trị gia tăng.
Sau khi ký hợp đồng xây dựng với ban quản lý dự án huyện Cao Lãnh để
thi công công trình Trường THCS Tân Hội Trung, Tính đã quyết toán và nhận số
tiền hơn 2,4 tỷ đồng. Công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng Tính
không xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng nhằm mục đích trốn thuế hơn 249 triệu
đồng.
Tiếp theo đó công ty cổ phần xây dựng Hiếu Tính ký hợp đồng với ban
quản lý dự án huyện Châu Thành để thi công xây dựng công trình Trạm Y tế xã
Hòa Tân và đã nhận hơn 369 triệu đồng nhưng chỉ thi công được 55% giá trị công
trình rồi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tính chỉ xuất hóa đơn thuế giá trị gia
tăng và kê khai báo cáo thuế với doanh số hơn 142 triệu đồng, trốn thuế hơn 22
triệu đồng. Đối với công trình Trạm Y tế xã Phú Long, Tính đã được thanh toán
hơn 400 triệu đồng, khối lượng thành tiền đã thi công là hơn 395 triệu đồng nhưng
chỉ xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng và báo cáo thuế với doanh số hơn 132 triệu
đồng, trốn thuế hơn 27 triệu đồng. Qua đối chiếu 2 hợp đồng trên, ban quản lý dự
án huyện Châu Thành còn nợ Tính hơn 124 triệu đồng. Ngoài những công trình
trên Nguyễn Văn Tính còn ký hợp đồng với một số dự án khác. Sau khi quyết toán
xong từng hạng mục công trình, đã nhận tiền nhưng không xuất hóa đơn bán hàng
hoặc xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thanh toán thực tê, không kê khai, báo cáo thuế
giá trị gia tăng đúng doanh số đã phát sinh để trốn thuế với số tiền hơn 746 triệu
đồng.13

13


Bá Dũng, chống tham nhũng, giám đốc doanh nghiệp Hiếu Tính (Đồng Tháp),
truy cập 1/9/2010.


Phòng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố
bị can, Nguyễn Văn Tình về hành vi trốn thuế theo điều 161, năm 2003 Tình thành
lập công ty cổ phần xây dựng Bảo Lộc với ngành nghề kinh doanh là thầu xây
dựng, trong quá trình hoạt động từ năm 2005 đến năm 2008, Tình đã ký hợp đồng
7 công trình, trong quá trình thi công 7 công trình Tình được thanh toán hơn 10 tỷ
đồng, khi thanh toán tình không có xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng và trốn thuế
giá trị gia tăng trên 729 triệu đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên 290 triệu
đồng.14
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua bán xe gắn máy thường trốn
thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng thủ thuật xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng thấp
hơn với giá thực tế, lợi dụng vào việc một số người tiêu dùng có tâm lý thích mua
hàng nhập nên doanh nghiệp thường lấy lý do là giấy tách hải quan đối với lô hàng
doanh nghiệp nhập về chậm, nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mua
bán xe gắn máy thường hẹn khách hàng quay trở lại nhận hóa đơn thuế giá trị gia
tăng. Khi quay trở nhận hóa đơn thuế giá trị gia tăng thì được trung tâm chăm sóc
khách hàng của doanh nghiệp giải thích vì sao xuất hóa đơn thấp hơn giá thực tế là
vì giúp cho người tiêu dùng giảm được lệ phí trước bạ khi đăng ký xe gắn máy,
khi được giải thích như vậy người tiêu dùng lấy hóa đơn mà không cần thắt mắt gì
thêm việc xuất hóa đơn của doanh nghiệp, với thủ đoạn như thế doanh nghiệp kinh
doanh trong linh vực mua bán xe gắn máy trốn hai sắc thuế đó là thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc ghi giá bán trong hóa đơn thấp sẽ góp
phần làm cho tổng doanh thu hàng tháng, quý, năm của doanh nghiệp giảm đi và
như vậy đối với thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp phải nộp sẽ giảm đi và thuế
thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ giảm, như
vậy doanh nghiệp sẽ được hưởng một khoản lợi nhuận cao do trốn thuế.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Nam bán xe Air Blade thái nhập

nguyên chiếc với giá bán ghi trong hóa đơn thuế giá trị gia tăng là 26,490,90915
ngàn đồng giá trước thuế, thuế giá trị gia tăng là 2,649,091, giá đã có thuế giá trị
gia tăng là 29,140,000 ngàn đồng. Nhưng trên thực tế tại thời điểm khách hàng
mua với giá là 52,000,000 đồng, lợi dụng vào việc người mua không quan tâm đến
hóa đơn thuế giá trị gia tăng nên doanh nghiệp hẹn hai tuần sau mới lấy được hóa
14

V.Hùng-Đ.Vũ, báo Công an nghệ an, bắt giám đốc trốn thuế trên 1 tỷ đồng,
truy cập 1/9/2010
15
Xem mục lục trang 3


đơn nên doanh nghiệp đã xuất hóa đơn thấp hơn với giá thực tế của xe gắn máy.
Chỉ tính riêng chiếc xe Air Blade thái khi ghi trong hóa đơn giá đã có thuế là
29,140,000 đồng. Nếu Lấy giá thực tế mà khách hàng mua đã trả tiền cho doanh
nghiệp là 52,000,000 giá trước thuế, tiền thuế giá trị gia tăng mà doanh nghiệp
phải nộp lại cho ngân sách nhà nước là 5,200,000 ngàn đồng, giá đã có thuế là
57,200,000 ngàn đồng. Như vậy doanh nghiệp Thành Nam đã xuất hóa đơn thuế
giá trị gia tăng thấp hơn giá thực tế là 25,509,091 ngàn đồng. Với sự chênh lệch
giữa giá bán thực tế và giá xuất hóa đơn thuế giá trị gia tăng thì doanh nghiệp đã
trốn thuế trên số tiền xuất hóa đơn thấp hơn là 2,550,909 ngàn đồng. Tuy nhiên giá
chưa có thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp Thành Nam mua xe Air Blade thái
từ Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Sinh với giá là 26,400,00016 ngàn đồng. Sau
khi xem xét hai hóa đơn thuế giá trị gia tăng đầu vào và thuế giá trị gia tăng đầu ra
thì người viết thấy hình thức trốn thuế giá trị gia tăng qua từng giai đoạn một trước
tiên là đã được hợp thức hóa việc trốn thuế từ khâu đầu vào, và sau đó tiếp đến là
khâu đầu ra.
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp phải khai báo
thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với các tài sản cố định đã thanh lý, nhượng bán

hoặc cho thuê, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp này lại không làm đúng như
quy định của Luật thuế giá trị gia tăng, ngược lại doanh nghiệp lại đi thuê lại đối
với các loại tài sản đã nhượng bán đi, để trốn thuế giá trị gia tăng đầu ra đối với
các tài sản cố định, và một mặt nhằm đối phó khi có lực lượng kiểm tra tiến hành
kiểm tra đối với các tài sản cố định, bên cạnh đó doanh nghiệp có thể tiếp tục khấu
hao tài sản cố định của doanh nghiệp trên sổ sách kế toán theo quy định của Luật
doanh nghiệp 2005.
Một hành vi khác trong việc xuất hóa đơn nữa là xuất liên 1 khác liên 2.
Người mua và người bán cùng thông đồng để ghi giá trị trên liên 2 cao hơn giá
thanh toán trên thực tế để đơn vị mua tăng số thuế giá trị gia tăng đầu vào, được
khấu trừ sai lệch với thực tế. Bên cạnh đó, hạ giá trị ghi ở liên 1 thấp để khai báo
lỗ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và có thể chuyển lỗ nếu còn trong
thời gian cho phép chuyển lỗ.
Cụ thể như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Năng Toàn, quận Gò Vấp, Thành
phố Hồ Chí Minh có 87 hóa đơn bán hàng nhưng tổng giá bán trong liên 1 chỉ hơn
16

Xem mục lục trang 4


10 triệu đồng, trong khi bên mua được xuất trong liên 2 với giá trị hơn 2,1 tỷ
đồng.17
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì
ngoài việc chịu mức thuế Xuất nhập khẩu và có thể chịu thêm thuế Tiêu thụ đặc
biệt (đối với mặt hàng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt) thì còn phải chịu thêm thuế giá
trị gia tăng, càng làm tăng thêm giá trị sản phẩm nhập khẩu trên thị trường nên các
mặt hàng này rất khó bán trên thị trường vì vậy các doanh nghiệp sẵn sàng khai
báo sai kí hiệu hàng cũng như là mã hàng hóa nhập khẩu để có thể giảm bớt số
tiền thuế phải đóng cho ngân sách nhà nước.
1.3.4 Hành vi làm giả hóa đơn thuế giá trị gia tăng

Lợi dụng vào chính sách nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp tự in
hóa đơn để doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm đối với hóa đơn mà mình đã đăng ký
in. Một số doanh nghiệp đã đăng ký hóa đơn tự in và thực hiện việc xuất hóa đơn
đầy đủ cho khách, nhưng trên thực tế các doanh nghiệp đã đăng ký in trùng số sê ri
ở những cửa hàng chi nhánh khác nhau. Một công ty có nhiều cửa hàng thì các cửa
hàng này đều xuất trùng một số sê ri. Như vậy doanh nghiệp có nhiều cửa hàng thì
số thuế kê khai chỉ bằng một cửa hàng và có thể giấu doanh số của những cửa
hàng khác xuất trùng hóa đơn.
Một hành vi trốn thuế giá trị gia tăng mới xuất hiện làm cho uy tín của một
số doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Việc thành lập doanh nghiệp
“ma”, để thuận tiên cho việc ký hợp đồng mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng với cơ
quan thuế, xuất khống hóa đơn thuế hoặc mua bán trái phép hóa đơn, ngoài những
thủ đoạn trên thì hành vi mới xuất hiện mà các đối tượng phạm tội lợi dụng vào
nhu cầu mua hóa đơn của một số doanh nghiệp để hợp thức hóa hóa đơn thuế đầu
vào. Nên một số đối tượng tiến hành làm giả hóa đơn thuế giá trị gia tăng của một
doanh nghiệp có uy tín trên thị trường để bán cho các doanh nghiệp có nhu cầu
mua hóa đơn, có thể tránh được sự nghi ngờ của các doanh nghiệp muốn mua hóa
đơn.
Cơ quan điều tra công an quận Long Biên khởi tố vụ án lưu hành giấy tờ có
giá giả và hành vi làm giả con dấu. Lợi dụng vào việc một số doanh nghiệp muốn
mua hóa đơn thuế giá trị gia tăng để hợp thức hóa đầu vào, nên một số doanh
17

Hàn Ni, Sài Gòn Giải Phóng, Mua bán hóa đơn và gian lận thuế nhiều thủ đoạn mới,
Truy cập 12/1/2010


nghiệp tìm kiếm những doanh nghiệp có bán hóa đơn, như Công ty Bình An muốn
hợp thức hóa đầu vào mặt hàng là “thuê máy khoan khảo sát” đã đi mua 1 tờ hóa
đơn với doanh số tiền hàng là 72 triệu đông. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành

An muốn mua 1 tờ hóa đơn đầu vào với mặt hàng “cát sỏi” với doanh số tiền hàng
400 triệu đồng, tiền thuế giá trị gia tăng 40 triệu đồng. Công ty cổ phần xây dựng
nền móng JIKON muốn mua 2 tờ hóa đơn đầu vào để được công ty thanh toán tiền
“công xuất và vận chuyển bùn” với doanh số hơn 170 triệu đồng, tiền thuế giá trị
gia tăng hơn 10 triệu đồng. Nắm bắt được nhu cầu các doanh nghiệp muốn mua
hóa đơn nên Đặng Đức Thanh, Đặng Đức Thọ và Đàm văn Thành làm giả hóa đơn
thuế giá trị gia tăng và con dấu cũng như chữ ký của Công ty trách nhiệm hữu hạn
xây dựng Tân Mai để bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trên.
1.4 Nguyên nhân trốn thuế của doanh nghiệp
1.4.1 Từ cơ quan thực thi pháp luật
Tình trạng trốn thuế còn khá phổ biến ở nhiều khoản thu và diễn biến phức
tạp ở nhiều địa phương trong cả nước gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước,
vừa không đảm bảo công bằng cho xã hội, vi phạm nghiêm trọng những quy định
của luật quản lý thuế, đồng thời làm công tác quản lý thuế của cơ quan thuế gặp
nhiều khó khăn.
- Với quy trình thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp của luật doanh
nghiệp 2005, và cơ chế một cửa thì nhiều đối tượng đã lợi dụng chính sách của
nhà nước là khuyến khích thành lập doanh nghiệp. Dẫn đến việc thành lập nhiều
doanh nghiệp với mục đích mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng, và bên cạnh đó
do sự yếu kém về hậu kiểm nên ngành thuế chưa theo dõi được liên tục tình hình
hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh. Do vây, hàng ngàn doanh
nghiệp không kinh doanh hoặc đã bỏ kinh doanh nhưng không được phát hiện kịp
thời, trong khi cơ quan thuế vẫn bán hóa đơn trên cơ sở hồ sơ đăng ký kinh doanh
được cấp.
- Hơn nữa việc phối hợp quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng hoá đơn của
các doanh nghiệp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế như: bộ phận bán hóa đơn,
các bộ phận quản lý thuế, chưa có quy chế cụ thể, chưa đáp ứng đúng yêu cầu:
nhanh, chính xác để phục vụ tốt cho công tác quản lý thuế. Mặt khác sự phối hợp
giữa các bộ phận quản lý thu với các bộ phận thanh tra - kiểm tra ở cơ quan thuế
các cấp chưa chặt chẽ, mang tính rời rạc, riêng lẻ, dẫn đến thông tin và kết hợp



kiểm tra khi phát hiện đối tượng nộp thuế có các hành vi trốn thuế hoặc có hành vi
không chấp hành các qui định của cơ quan thuế.... Không được phát hiện kịp thời,
số lượng và chất lượng của các cuộc kiểm tra đạt hiệu quả chưa cao.
- Công tác thanh tra, kiểm tra hiện tại được thực hiện chỉ qua 1 khâu, các
biên bản thanh tra, kiểm tra về thuế nếu không bị khiếu nại, tố cáo thì hầu như
không được phúc tra nên dễ dẫn tới việc buông lỏng quản lý, sót nguồn thu hoặc
dễ tạo điều kiện cho một số cán bộ thoái hoá thông đồng với doanh nghiệp gây
thất thu ngân sách nhà nước.
- Với số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập ngày càng tăng, nhưng bên
cạnh đó lực lượng thanh tra, triểm tra còn ít không đáp ứng đử với số lượng doanh
nghiệp như hiện nay, việc tiến hành thanh tra, kiểm tra không được xử lý kịp thời
và nhanh chống đối với các hành vi trốn thuế, cơ quan thuế chỉ thực hiện thanh tra,
kiểm tra trên khai báo thuế hàng tháng do doanh nghiệp khai báo, vì vậy khó phát
hiện được hành vi trốn thuế ngay từ lúc đầu.
Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới18
Cty trách nhiệm hữu
Doanh nghiệp dân
hạn
doanh
1 Thành viên

Năm

Tổng số

Doanh nghiệp
nhà nước


2000

14.457

16

0

14.441

2001

19.800

27

0

19.773

2002

21.535

12

59

21.464


2003

27.771

20

98

27.653

2004

37.230

6

125

37.099

2005

39.959

8

292

39.659


2006

46.606

9

906

45.691

2007

58.196

1

8404

49.791

2008

65.318

4

14.299

51.015


330.872

103

24.183

306.586

Tổng số

- Về phía cơ quan pháp luật (Công an, Viện kiểm soát) do lực lượng cán bộ
chưa nắm rõ và cập nhật đầy đủ các chính sách, chế độ, nghiệp vụ trong lĩnh vực
18

Cục phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, truy cập
12/8/2010


thuế, chưa quan tâm được nhiều tới việc bố trí lực lượng đủ mạnh để phối hợp
thường xuyên với cơ quan thuế trong công tác điều tra xác định rõ hành vi sai
phạm của các đối tượng trong lĩnh vực thuế để xử lý công khai kịp thời các tội
phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, nhằm giáo dục răn đe các đối tượng khác
trong việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Công tác tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn chính sách thuế của các cơ
quan nhà nước chưa sâu, năng lực đội ngũ tuyên truyền còn yếu kém, chưa đáp
ứng yêu cầu nâng cao sự hiểu biết, tính tự giác trong việc chấp hành chính sách
thuế cho các doanh nghiệp, chỉ đợi khi nào doanh nghiệp gặp khó khăn rồi mới
giải quyết.
- Việc triển khai, tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra chưa có
trương trình, kế hoạch cụ thể định hướng vào ngành khu vực đối tượng. Các cuộc

kiểm tra chỉ xuất phát từ riêng lẻ của các cơ quan có thẩm quyền như: cơ quan
thuế, cơ quan quản lý thị trường… do không có sự phối hợp chặt chẽ, dẫn đến việc
xử lý vi tùy tiện và không triệt để, chính sách thuế không được thực hiện một cách
triệt để.
- Đối với một số hành vi vi phạm cụ thể chưa có quy định chế tài xử lý, nên
khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của các doanh nghiệp sử dụng hóa đơn thuế giá trị
gia tăng của doanh nghiệp đã vi phạm và bỏ trốn, thì không xử lý được. Đối với
những vi phạm này thì ngành thuế chỉ có thể trao đổi theo hình thức phối hợp giữa
cơ quan thuế và cơ quan công an để điều tra làm rõ, nhưng chưa có biện pháp
mạnh tạy để giải quyết cụ thể. Chế tài xử lý vi phạm về thuế chưa đủ mức răn đe,
ngăn chặn.
- Lực lượng kiểm tra, thanh tra về thuế còn ít, chất lượng cán bộ về chuyên
môn nghiệp vụ của cán bộ ngành thuế còn rất hạn chế đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở,
trình độ còn thấp chưa được đào tạo đúng chuyên môn ngành hoặc phần lớn có
chuyên môn ngành nhưng chưa được đào tạo lại theo chương trình cải cách thuế,
chưa nắm bắt được kịp thời kiến thức mới, trình độ am hiểu về pháp luật thuế,
công nghệ thông tin, ngoại ngữ….còn thấp, chưa có kinh nghiệm nên không thể
đáp ứng yêu cầu thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Mặt khác, theo quy định của
pháp luật thì cơ quan thuế không có chức năng điều tra, từ đó việc quản lý, thanh
tra, kiểm tra khi phát hiện có những dấu hiệu vi phạm pháp luật thì cơ quan thuế
không thể tiếp tục dùng các biện pháp cho việc điều tra, khai thác sâu hơn để kết


luận sai phạm cụ thể, chỉ tiến hành kiểm tra được trên sổ sách, chứng từ kế toán do
doanh nghiệp cung cấp do đó hạn chế đến kết quả thanh tra, kiểm tra.
Ví dụ như: Trong 6 tháng đầu năm 2009, cơ quan thuế chỉ mới kiểm tra
được 3% số lượng doanh nghiệp, tức khoảng 2.500 doanh nghiệp trong tổng số
80.000 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số tiền vi phạm thu
được là 850 tỷ đồng. Về việc xử lý hình sự, cả năm 2008. Cơ quan thuế đã chuyển
hồ sơ 20 doanh nghiệp sang cơ quan công an điều tra để xử lý hình sự và 6 tháng

đầu năm 2009, đã chuyển tiếp 2 vụ19.
- Hoạt động thông tin nối mạng giữa các cơ quan thuế còn hạn chế nên
không thể nắm bắt được đầy đủ và kịp thời các hoạt đông kinh doanh và tình hình
nộp thuế của doanh nghiệp khi cần thiết. Công tác xác minh và đối chiếu hóa đơn
giữa các địa phương với nhau vẫn làm theo phương pháp thủ công. Vì vậy không
thể tránh khỏi sự sai lầm và việc xác minh kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp
sử dụng là hợp pháp không hay là hóa đơn đã bị báo mất, hoặc hóa đơn của doanh
nghiệp đã bỏ trốn, dẫn đến việc xác minh tốn rất nhiều thời gian.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn về
doanh nghiệp để áp dụng quản lý doanh nghiệp thông qua hệ thống máy tính. Nhà
nước chưa có luật qui định bắt buộc các doanh nghiệp kết nối mạng máy tính của
doanh nghiệp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong đó có nội dung (nhận, quản
lý, sử dụng hoá đơn bán hàng), chưa qui định việc khai thác trên mạng về số liệu,
thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.2 Từ người tiêu dùng và doanh nghiệp
- Nguyên nhân trước nhất là do người nộp thuế chưa hiểu sâu sắc về nghĩa
vụ và đặt biệt là quyền được hưởng lợi ích từ khoản tiền thuế mà mình đóng góp,
chưa hiểu rõ về nội dung chính sách, nghiệp vụ tính thuế, kê khai và nộp thuế,
chưa nhận thức đúng trách nhiệm pháp luật về nghĩa vụ kê khai nộp thuế. Do đó,
tính tuân thủ tự nguyện chưa cao trong việc kê khai, tính thuế và nộp thuế vào kho
bạc theo thông báo của cơ quan thuế.
- Các giao dịch mua bán thông qua cơ quan trung gian, ngân hàng thì còn bị
hạn chế vì các doanh nghiệp cho rằng nếu thông qua trung gian thì khá phức tạp và
tốn kém, cho nên cách thức mua bán sử dụng bằng tiền mặt được các doanh
19

Hàn Ni, báo Sài gòn giải phóng, Phóng sự - ký sự những “nẻo đường” trốn thuế bài 3, chưa xử do bất cập
hay tiêu cực, truy cập 12/1/2010



nghiệp lựa chọn phổ biến, nhưng các giao dịch thông qua tiền mặt thì nhà nước
không thể kiểm soát, vì thế việc trốn thuế dễ dàng đối với các doanh nghiệp.
- Ý thức người tiêu dùng về chấp hành pháp luật còn thấp, nhiều người mua
hàng không có ý thức nhận hóa đơn, thậm chí có những người tiêu dùng không
biết được sự tồn tại của thuế giá trị gia tăng. Thêm vào đó là tình trạng hàng hóa
không rõ nguồn gốc chưa kiểm soát được, đây là một trong những nguyên nhân
chủ yếu để cho các doanh nghiệp thực hiện hành vi trốn thuế một cách công khai
thông qua mua bán sử dụng hóa đơn chứng từ bất hợp pháp.
- Có những doanh nghiệp không am hiểu về nghĩa vụ đóng thuế nên họ vi
phạm thì có thể chấp nhận được. Nhưng có những doanh nghiệp họ quá am hiểu
về pháp luật nhưng vì chạy đua theo lợi nhuận hám lợi để làm giàu cho chính
mình nên họ tìm mọi cách để trốn thuế nhằm thu được một tiền khá lớn từ việc
trốn thuế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lợi dụng vào tâm lý khách hàng nếu xuất
hóa đơn thì khách hàng phải tốn thêm một khoản tiền thuế giá trị gia tăng, nên
thường các khách hàng không muốn xuất hóa đơn để được lợi cho chính bản thân
của họ, và càng được lợi cho các nhà doanh nghiệp.


CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÀNH VI TRỐN THUẾ GIÁ TRỊ
GIA TĂNG
2.1 Hành vi trốn thuế trong các quy định pháp luật
2.1.1 Hành vi trốn thuế theo quy định luật Quản lý thuế
Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây
thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền trốn
thuế:20
+ Không nộp hồ sơ đăng ký thuế, không nộp hồ sơ khai thuế, nộp hồ sơ
khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
tại các khoản 1, 2, 3 và 5 điều 32 luật Quản lý thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn
nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 luật Quản lý thuế;

Người nộp thuế phải có nghĩa vụ nộp hồ sơ đăng ký thuế, nộp hồ sơ khai
thuế theo quy định của luật quản lý thuế. Hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế là cơ
sở để cơ quan thuế tiến hành kiểm tra và đối chiếu với việc kinh doanh của doanh
nghiệp khai báo với cơ quan thuế và cũng như bằng chứng để xác minh lại việc
doanh nghiệp có khai báo trung thực như tình hình kinh doanh thực tế doanh
nghiệp đang kinh doanh, là cơ sở để tính số tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp
cho ngân sách nhà nước. Đối với việc người nộp thuế không thực hiện việc nộp hồ
sơ đăng ký thuế và nộp hồ sơ khai báo thuế ảnh hưởng rất lớn đến việc kiểm tra
của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp và khó có thể xác minh lại số tiền thuế là
người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách nhà nước, với hành vi không
thực việc nộp hồ sơ đăng ký thuế và khai thuế với cơ quan thuế thì người nộp thuế
thực hiện hành vi với lỗi cố ý nhằm trốn thuế đối với việc kinh doanh của doanh
nghiệp, nhằm làm giảm số tiền thuế phải nộp cho ngân sách.
20

Xem điều 108 Luật quản lý thuế ngày 1 tháng 7 năm 2007


×