Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH về đầu tư TRONG nước THEO LUẬT đầu tư 2005 và LUẬT KHUYẾN KHÍCH đầu tư TRONG nước 1998 và NHỮNG ẢNH HƯỞNG đối với TÌNH HÌNH đầu tư TRONG nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.45 KB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHOÁ 2004 – 2008
Đề tài:

SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC
THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2005 VÀ LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU
TƯ TRONG NƯỚC 1998 VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích

SV Thực Hiện: Lê Thị Lĩnh
MSSV: 5044043
Khóa 30
Ngành Luật Thương Mại

Năm học 2007 - 2008


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

NHẬN XÉT CỦA GV HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
Giáo Viên Hướng Dẫn

TS. Dư Ngọc Bích

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 1

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008
MỤC LỤC
trang

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................... 4
1. Giới thiệu về đề tài.......................................................................................4
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................4
3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
5. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 5
Chương I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM ...........................................................................................................6
1.1. Pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ........................................... 6
1.2. Pháp luật về đầu tư trong nước ..................................................................9

1.3. Ban hành luật đầu tư áp dụng cho cả đầu tư trong nước và đầu tư
Trung tâm
ĐH
Thơ
@ quan
Tài ..........................................................11
liệu học tập và nghiên cứu
nướcHọc
ngoàiliệu
là đòi
hỏiCần
tất yếu,
khách
1.4. Quan điểm chỉ đạo về việc ban hành Luật đầu tư....................................13
1.5. Một số nội dung cơ bản của luật đầu tư...................................................14
1.5.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.........................................14
1.5.2. Chính sách cơ bản về đầu tư .............................................................15
1.5.3. Bảo đảm đầu tư..................................................................................16
1.5.4. Giải quyết tranh chấp và áp dụng pháp luật nước ngoài .................17
1.5.5. Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư........................................................18
1.5.6. Hình thức đầu tư................................................................................19
1.5.7. Lĩnh vực, địa bàn đầu tư....................................................................20
1.5.8. Ưu đãi, hổ trợ đầu tư .........................................................................22
1.5.8.1. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.........................................................22
1.5.8.2. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư ........................................23
1.5.9. Thủ tục đầu tư....................................................................................23
1.5.10. Điều chỉnh dự án đầu tư .................................................................27
1.5.11. Triển khai thực hiện dự án đầu tư ...................................................27

GVHD:TS Dư Ngọc Bích


Trang 2

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

1.5.12. Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước ....................................................29
1.5.13. Đầu tư ra nước ngoài ......................................................................30
1.5.14. Quản lý nhà nước về đầu tư ..............................................................32
Chương II: SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ TRONG
NƯỚC THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2005 VÀ LUẬT KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC 1998 VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI
TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC .............................................................33
2.1. Ưu đãi đầu tư............................................................................................33
2.1.1. Lĩnh vực, địa bàn, đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư .....................33
2.1.1.1. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư.............................................................33
2.1.1.2. Địa bàn ưu đãi đầu tư ..............................................................37
2.1.1.3. Đối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư ......................................38
2.1.2. Các ưu đãi về thuế................................................................................39
2.1.2.1.Thuế thu nhập doanh nghiệp ......................................................39
2.1.2.2.Thuế xuất nhập khẩu....................................................................42
2.1.3. Ưu đãi sử dụng đất ................................................................................43
Trung tâm2.1.4.Thủ
Học liệutụcĐH
liệu học tập và nghiên cứu
thựcCần

hiện Thơ
ưu đãi@
đầuTài
tư ............................................................47
2.2. Bảo đảm đầu tư ........................................................................................50
2.2.1. Bảo đảm về tài sản.................................................................................50
2.2.2. Bảo đảm về giá ......................................................................................51
2.2.3. Đảm bảo đầu tư trong việc thay đổi pháp luật chính sách ....................51
2.3. Hỗ trợ đầu tư ............................................................................................52
2.3.1. Hỗ trợ về chuyển giao công nghệ .........................................................52
2.3.2. Hỗ trợ và khuyến khích phát triển đầu tư .............................................53
2.3.3. Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng cho nhà
đầu tư.....................................................................................................................54
2.4. Thực trạng áp dụng pháp luật đối với các dự án đang thực
hiện đầu tư trước khi Luật đầu tư có hiệu lực...............................................56
KẾT LUẬN ..........................................................................................................58
Tài liệu tham khảo................................................................................................60

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 3

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008
LỜI NÓI ĐẦU


1. Giới thiệu đề tài
Luật đầu tư năm 2005 là một vấn đề hoàn toàn mới thu hút nhiều sự
quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các chuyên gia về kinh
tế, các nhà Luật học.
Khi đánh giá những thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội,
xoá đói, giảm nghèo, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và thu hút đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam trong hai thập kỷ vừa qua không thể không kể
đến sự đóng góp quan trọng của nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như
đầu tư nước ngoài. Để có được kết quả này, Việt Nam đã cải cách nhằm
cải thiện môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh nhằm thu hút sự
đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước cũng như nhà đầu tư
nước ngoài. Một trong những bước cải cách pháp lý quan trọng trong
quá trình cải cách cơ chế, bảo đảm sự phát triển bền vững và lâu dài của
Việt Nam là tiến hành xây dựng Luật đầu tư áp dụng chung cho cả lĩnh
Trung tâm
Họctưliệu
Cần
Thơ
Tài
liệutạihọc
và nghiên cứu
vực đầu
trongĐH
nước
và đầu
tư @
nước
ngoài
Việttập
Nam.

Luật đầu tư mới được ban hành sẽ tiếp tục cải thiện môi trường kinh
doanh, củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, phát huy nguồn nội lực và
thu hút vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa những quy định về
đầu tư trong nước trong Luật đầu tư năm 2005 và Luật khuyến khích đầu
tư trong nước năm 1998 là muốn tìm hiểu sâu hơn về Luật đầu tư 2005
đồng thời tìm ra những điểm mới và những điểm thục lùi của luật đầu tư
hiện hành so với Luật cũ.
3. Phạm vi nghiên cứu
So sánh những quy định về đầu tư trong nước theo Luật đầu tư 2005
và Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 và những văn bản hướng
dẫn thi hành và những ảnh hưởng đối với tình hình đầu tư trong nước.

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 4

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu đề tài này, em đã dùng phương pháp so sánh, phân tích,
tổng hợp.
5. Cấu trúc của luận văn

Chương I: Quá trình hình thành và phát triển chính sách pháp luật
về đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài của Việt Nam
Chương II: So sánh những quy định về đầu tư trong nước theo Luật
đầu tư 2005 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1998 và những ảnh
hưởng đối với tình hình đầu tư trong nước
Do đề tài còn khá mới nên vấn đề về tài liệu, kiến thức, thông tin bản
thân còn chưa đầy đủ, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót, em kính
mong quý thầy cô thông cảm.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô Dư Ngọc Bích đã tận tình
hướng dẫn em hoàn thành tốt đề tài này.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 5

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

Chương I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÍNH
SÁCH PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀ KHUYẾN
KHÍCH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
1.1. PHÁP LUẬT VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1
Điều lệ đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 115/CP ngày 18

tháng 04 năm 1977 là văn bản pháp lý riêng biệt đầu tiên được ban hành
nhằm khuyến khích và điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam. Theo quy định tại Điều 1 Điều lệ, Chính phủ Việt Nam
“chấp thuận đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trên nguyên tắc tôn
trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam và các bên
cùng có lợi”. Điều lệ đầu tư đã tạo ra một khung pháp lý ban đầu cho
hoạt động đầu tư nước ngoài, làm tiền đề cho những ý tưởng và là cơ sở
cho những bước cải cách sau này. Tuy nhiên, do Điều lệ đầu tư năm
1977 đã thể chế hoá chính sách quản lý kinh tế bao cấp nên còn thiếu các
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
quy định cụ thể cho việc thi hành như các quy định về ngân hàng, quản
lý ngoại hối, đất đai, lao động, tài nguyên…Do đó, chưa tạo được cơ sở
pháp lý đầy đủ, môi trường pháp lý đồng bộ, có hiệu lực cao và hấp dẫn
các nhà đầu tư nước ngoài cũng như cho hoạt động đầu tư nói chung.
Tháng 12 năm 1987, trong điều kiện Việt Nam đang thực hiện công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam. Trong thời kỳ này, đầu tư nước ngoài được coi là
biện pháp quan trọng để mở rộng hợp tác kinh tế với các nước trên thế
giới nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân, đồng thời, là biện pháp được
sử dụng nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên, lao động và các tiềm
năng khác của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu. Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam năm 1987 được soạn thảo dựa trên nguyên tắc rút kinh
nghiệm Điều lệ đầu tư năm 1977, xuất phát từ thực tiễn của Việt Nam, có
1

Xem những nội dung cơ bản của Luật đầu tư - NXB tư pháp Hà Nội, 2006, trang 9

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 6


SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

tham khảo và chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Các quy
định của Luật đã thể hiện vai trò, vị trí, tác dụng
của việc đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế quốc dân. Ngay sau
khi ra đời, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã có ảnh
hưởng mạnh tới việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật điều chỉnh
các hoạt động kinh tế mới với nhiều thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, qua một thời gian thực hiện, Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 1987 đã bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót trong việc thi
hành cũng như trong bản thân nội dung Luật. Cụ thể là, với các đối tác
trong nước Luật dường như chỉ áp dụng cho các tổ chức kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, hạn chế về kinh tế tư nhân. Các văn bản dưới luật
chưa được ban hành kịp thời. Mặt khác, Luật ra đời vào thời điểm chúng
ta chưa có đạo luật cơ bản về kinh tế, do đó, môi trường pháp lý cho đầu
tư nước ngoài nói chung còn biểu hiện tiềm ẩn của sự thiếu ổn định.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, ngày 30 tháng 6 năm
1990, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu
Trung tâm
Họcngoài
liệutại
ĐH
Cần
Tài khuyến

liệu học
tậpvàvàtạonghiên
cứu
tư nước
Việt
NamThơ
theo@
hướng
khích
thêm điều
kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư nước ngoài. Với những sửa đổi lần
này, các quy định của Luật không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mà còn cho các đối tác trong nước được
hưởng những điều kiện tương tự để mở rộng hợp tác với nước ngoài.
Vấn đề về mọi thành phần kinh tế, trong
đó kinh tế tư nhân lần đầu được quy định một cách rõ nét: “các tổ chức
kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với các tổ chức, cá
nhân nước ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Hội đồng Bộ trưởng quy
định”. Luật cũng khẳng định chính sách của Nhà nước Việt Nam nhằm
đáp ứng lợi ích của các bên: Nhà nước Việt Nam không những bảo đảm
an toàn cho vốn đầu tư mà còn giảm thuế để bảo đảm lợi nhuận cho các
nhà đầu tư khi tỷ suất của họ thấp hơn so với các xí nghiệp khác trong
ngành; khuyến khích các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ tiên tiến và
đầu tư số vốn lớn vào Việt Nam; khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu
hoặc sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu. Đến năm 1992, sau hai năm

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 7


SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

triển khai thực hiện Luật, nhiều vấn đề pháp lý đã phát sinh, phần nào
làm cản trở hoạt động đầu tư nước ngoài, vì vậy, để đạt được những mục
tiêu kinh tế - xã hội đã đặt ra, chúng ta cần phải tiếp tục sửa đổi và hoàn
thiện pháp luật đầu tư nước ngoài.
Thực hiện chủ trương nêu trên, ngày 23 tháng 12 năm 1992, Quốc
hội dã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam nhằm mở rộng cho mọi thành phần kinh tế đều có thể
tham gia hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư. Trong lần sửa đổi
này, vấn đề tư nhân tham gia hoạt động đầu tư với nước ngoài được nêu
một cách cụ thể hơn, rõ ràng hơn và có tính khả thi hơn. Bên Việt Nam là
“một bên gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế”, gồm: doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, các doanh nghiệp được
thành lập theo Luật công ty, doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo
Luật doanh nghiệp tư nhân.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 1992 đã bổ sung một số hình thức đầu tư nước ngoài mới,
Trung tâm
ĐHxuất
CầnvàThơ
Tài
liệu
học
tập doanh

và nghiên
cứu
hình Học
thức liệu
khu chế
hợp @
đồng
xây
dựng
- kinh
- chuyển
giao. Đồng thời, Luật cũng khẳng định rằng, trong trường hợp do thay
đổi quy điịnh của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của
các bên tham gia hợp tác đầu tư thì Nhà nước Việt Nam sẽ “có biện pháp
giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư”.
Năm 1996, khi nước ta bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, hệ thống pháp
luật về đầu tư nước ngoài đã bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục.
Mặt khác, cùng với quá trình xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
đồng bộ, từ năm 1994, một số luật mới lần lược ban hành, trong đó, môi
trường đầu tư, kinh doanh được quy định chặt chẽ hơn và đi cùng với hệ
thống này, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng cần được sửa đổi,
bổ sung trên cơ sở quán triệt đường lối nhất quán, nhằm khuyến khích
các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước Việt Nam: “bảo hộ quyền sở hữu
đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của nhà đầu tư nước

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 8


SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng
cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam”.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
12 tháng 11 năm 1996 thể hiện chủ trương của Nhà nước đối với việc cải
cách các thủ tục hành chính. Luật lần này được sửa đổi theo hướng giảm
một số ưu đãi. những sửa đổi này, cùng với những quy định chặt chẽ hơn
một số luật kinh tế khác đã góp phần làm giảm sút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam.
Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, đồng thời góp phần tăng
cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư, chặn đà giảm
sút của đầu tư nước ngoài, thực hiện tốt các dự án đã được cấp phép đầu
tư và thu hút thêm đâù tư mới, tạo điều kiện để nước ta tham gia vào tiến
trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, ngày 09 tháng 6 năm 2000,
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam. Trên cơ sở kế thừa, bổ sung, đổi mới và hoàn
thiện quy định của các luật đã ban hành, các nội dung sửa đổi, bổ sung
Trung tâm
Họcđãliệu
Thơ
@ đầu
Tài tư
liệu
nghiên

cứu
của Luật
đemĐH
lại Cần
cho hoạt
động
trựchọc
tiếptập
nướcvàngoài
tại Việt
Nam sự ổn định và thông thoáng hơn so với nhiều quy định trước đây.
Các quy định này có tác dụng khuyến khích hơn đối với các nhà đầu tư
nước ngoài cũng như các đối tác trong nước tham gia đầu tư.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam năm 2000 sửa đổi được ban hành được tháo gỡ kịp thời những
khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh, mở rộng tự chủ trong
tổ chức quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; bổ sung
một số ưu đãi về thuế đối với dự án đầu tư nước ngoài.
1.2. PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC 2
Trước khi Luật khuyến khích đầu tư trong nước ra đời, chính sách
về đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn cần được khuyến khích
và ưu đãi đầu tư tuy đã được quy định trong một số vă bản của Nhà
2

Xem những nội dung cơ bản của Luật đầu tư - NXB tư pháp Hà Nội, 2006, trang 16

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 9


SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

nước, nhưng chưa đầy đủ, còn bị phân tán, chưa thành hệ thống chặt chẽ,
đồng bộ nên chưa tạo điều kiện để nhân dân yên tâm, mạnh dạn bỏ vốn
vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế. Đồng thời cho đến khi Luật
khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành, Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam đã ban hành được hơn 6 năm (vào năm 1987) và đã được
sửa đổi, bổ sung hai lần (vào năm 1990 và 1992) có quy định về ưu đãi
cho các nhà đầu tư nước ngoài, nên trong chừng mực nhất định đã tạo ra
tình trạng kinh doanh không bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài.
Luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội thông qua
ngày 22 tháng 6 năm 1994 là văn bản có tính pháp lý đầu tiên điều chỉnh
toàn diện các quan hệ chủ yếu về khuyến khích đầu tư trong nước ở Việt
Nam. Văn bản này ra đời khẳng định về mặt pháp lý ở tầm văn bản có
hiệu lực cao, tư tưởng độc lâp, tự chủ, tự lực, tự cường của Đảng và Nhà
nước ta trong phát triển kinh tế. Vốn đầu tư nước ngoài tuy quan trọng
nhưng đối với toàn bộ quá trình phát triển, vốn đầu tư trong nước vẫn là
Trung tâm
Học
liệu
ĐH
Cần
họcnước
tập không

và nghiên
cứu
yếu tố
quyết
định.
Việc
huyThơ
động@
vốnTài
đầuliệu
tư trong
chỉ nhằm
đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn làm tăng thêm sự tin tưởng
của các nhà đầu tư nước ngoài vào chính sách kinh tế của Đảng và Nhà
nước ta. Khuyến khích đầu tư trong nước có hiệu quả cùng là gián tiếp
thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Khuyến khích đầu tư trong nước ra đời có tác dụng động viên mọi
nguồn vốn tiềm tàng của nhân dân đầu tư phát triển kinh doanh, đẩy
mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu ngành và vùng theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo thêm việc làm, nâng cao thu
nhập và mức sống của nhân dân.
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện, Luật bộc lộ một số hạn chế, như
môi trường đầu tư chưa thông thoáng, thủ tục còn nhiều phiền hà, mức
độ khuyến khích và ưu đãi đầu tư chưa thật hấp dẫn, các nhà đầu tư chưa
thật yên tâm nên chưa mạnh dạn bỏ vốn vào những lĩnh vực, ngành, nghề
và địa bàn, nhất là ở những vùng còn nhiều khó khăn cũng như đối với
các dự án đầu tư chiều sâu, mở rộng quy mô sản xuất, chế biến nông sản,

GVHD:TS Dư Ngọc Bích


Trang 10

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

thực phẩm… Điều này đã hạn chế việc phát huy nội lực để phát triển
kinh tế - xã hội, tăng thêm nguồn thu cho ngân sách Nhà nước,đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đị hoá theo tinh thần các văn kiện, nghị quyết của
Đảng.
Từ đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tiếp tục tạo môi trường pháp lý
thuận lợi, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ doanh nghiệp và nhân dân
phát huy nội lực, đẩy mạnh đầu tư có hiệu quả, phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước; bảo đảm thực hiện bình đẳng,
đồng bộ các chính sách, biện pháp khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong
nước với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tạo động lực mới thúc đẩy
mạnh mẽ hơn việc huy động các nguồn vốn trong nước, góp phần đẩy
mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu, đổi mới công
nghệ và tăng cường hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngày 20 tháng 5
năm 1998, Quốc hội đã thông qua Luật khuyến khích đầu tư trong nước
(sửa đổi).
Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 (sửa đổi) khẳng
Trung tâm
Thơ khích,
@ Tàiđốiliệu
học đẳng
tập và

nghiên
cứu
định:Học
“Nhàliệu
nướcĐH
bảoCần
hộ, khuyến
xử bình
và tạo
điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã
hội trên lãnh thổ Việt Nam theo pháp luật Việt nam”.
Luật đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta là huy động
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước nhằm đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.
Trong lần sửa đổi này, Luật bổ sung cam kết của Nhà nước Việt
Nam đối với tài sản và vốn hợp pháp của nhà đầu tư không bị tịch thu
bằng biện pháp hành chính, quy định lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư
được “bảo lưu” trong trường hợp thay đổi quy định của pháp luật không
có lợi cho nhà đầu tư; sửa đổi bổ sung quy định về hỗ trợ đất đai cho các
nhà đầu tư, hỗ trợ tín dụng, một số hình thức hỗ trợ khác…; bổ sung hình
thức đầu tư trong nước thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh, bổ sung
quy định quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ và
dịch vụ - kỹ thuật là tài sản để góp vốn đầu tư; đầu tư chiều sâu được mở

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 11


SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

rộng và cụ thể hoá thêm bằng việc bổ sung đầu tư xây dựng dây chuyền
sản xuất, cải thiện môi trường sinh thái, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi
đô thị, đa dạng hoá các ngành nghề, sản phẩm…
1.3. BAN HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ ÁP DỤNG CHO CẢ ĐẦU TƯ
TRONG NƯỚC VÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI LÀ ĐÒI HỎI TẤT
YẾU, KHÁCH QUAN 3
Thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng thể chế kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng với việc ban hành và sửa đổi
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật khuyến khích đầu tư trong
nước, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp
luật liên quan đến đầu tư như: Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà
nước, Luật hợp tác xã, Luật dầu khí, Luật xây dựng, Luật đất đai, Luật
ngân sách nhà nước… Các đạo luật này đã tạo nên một khung pháp lý
quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến hoạt động đầu tư
Trung tâm
Họcvới
liệu
ĐHlối,
Cần
Thơ
@của
TàiĐảng
liệuvàhọc

nghiên
cứu
phù hợp
đường
quan
điểm
thựctập
tiễnvà
phát
triển kinh
tế - xã hội nước ta, cũng như phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế; góp phần tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, do văn bản quy định về đầu tư được ban hành một cách
riêng rẽ, có nhiều vấn đề còn thiếu nhất quán, trong các quy định còn có
sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư và các loại hình doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế nên đã hạn chế việc huy động và phát huy
các nguồn lực, kể cả nguồn lực trong nước và ngoài nước. Bên cạnh đó,
thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký kết và triển khai thực hiện nhiều hiệp
định song phương và đa phương liên quan đến hoạt động đầu tư, trong đó
đòi hỏi Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường, xoá bỏ các rào cản
thuế quan, phi thuế quan hoặc các trợ cấp không phù hợp với cam kết
quốc tế. Do đó yêu cầu khách quan đặt ra là Việt Nam phải tiếp tục hoàn
3

Xem những nội dung cơ bản của Luật đầu tư - NXB tư pháp Hà Nội, 2006, trang 21

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 12


SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với nền kinh tế thị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng đơn giản, minh bạch ,
nhất quán, xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài; xây dựng trình, tự thủ tục đơn giản thuận lợi không chỉ cho
nhà đầu tư mà cho cả cơ quan nhà nước nhằm bảo đảm chính sách đến
được nhà đầu tư, tạo lòng tin cho nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh
tế hăng hái tự tin sử dụng mọi nguồn lực cho đầu tư kinh doanh.
Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư trong nước
cũng như đầu tư nước ngoài mà trụ cột là xây dựng một Luật đầu tư
thống nhất quy định cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài là
một đòi hỏi tất yếu, khách quan của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Đáp ứng yêu cầu đó, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI vừa qua,
Quốc hội đã xem xét, thông qua Luật đầu tư. Luật đầu tư được ban hành
sẽ thay thế cho Luật đầu tư tại Việt Nam và Luật khuyến khích đầu tư
trong nước.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
1.4. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO CỦA VIỆC BAN HÀNH LUẬT ĐẦU
TƯ 4
Việc xây dựng Luật đầu tư đã quán triệt các quan điểm chỉ đạo và
đáp ứng các mục tiêu sau đây:

Thể chế hoá sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương, chính
sách đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng và các Nghị
quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng, đặc biệt là các Nghị quyết
Hội nghị lần thứ 9 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX (tháng
02/2004), như chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong
đó, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy tối đa nội lực

4

Xem những nội dung cơ bản của Luật đầu tư - NXB tư pháp Hà Nội, 2006, trang 23

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 13

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh cổ phần hoá, sắp xếp đổi
mới quản lý doanh nghiệp nhà nước, xoá bỏ sự phân biệt đối xử bất hợp
lý giữa các nhà đầu tư.
Kế thừa và phát huy những tư duy mới, kinh nghiệm tốt từ những
nhân tố mới trong đời sống kinh tế - xã hội; nội dung của Luật không xoá
bỏ hoặc đi ngược lại mà phát triển, làm sâu sắc thêm những cải cách, đổi
mới và tiến bộ đã đạt được trong thời gian qua.

Mở rộng và phát triển quyền tự do kinh doanh, bảo đảm quyền chủ
động, tự quyết định của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư. Các nhà đầu
tư và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền đầu tư và
kinh doanh trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm; có
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa
chọn hoặc thay đổi hình thức đầu tư, phương thức tổ chức quản lý nội bộ
thích ứng yêu cầu kinh doanh và được pháp luật bảo hộ. Nhà nước tôn
trọng quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là
doanh nghiệp tư nhân.
Trung tâm Học
liệuđổiĐH
Thơ
@quản
Tài lý
liệu
nghiên
cứu
Tiếp tục
mớiCần
phương
thức
củahọc
nhà tập
nước,và
nhất
là thủ tục
hành chính, đối với hoạt động đầu tư. Cơ quan quản lý nhà nước phải coi
việc khuyến khích, hướng dẫn, trợ giúpdoanh nghiệp là chức năng chính,
coi nhà đầu tư và doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, áp dụng phổ biến
chế độ đăng ký “thay cho cấp phép”, giảm hơn nữa những quy định

mang tính “xin - cho” hoặc “phê duyệt” hoặc “chấp thuận” bất hợp lý,
không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho
các nhà đầu tư. Nhà nước có các biện pháp bảo đảm và hỗ trợ để các nhà
đầu tư yên tâm, phấn khởi đầu tư và tạo điều kiện để các hoạt động đầu
tư có hiệu quả, đúng pháp luật. Cần quy định rõ và đủ chi tiết về trách
nhiệm, về quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh
nghiệp, cũng như các chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của nhà
đầu tư hoặc của cơ quan, công chức nhà nước.
Phù hợp với đặc điểm, trình độ nền kinh tế chuyển đổi của Việt
Nam, đáp ứng yêu cầu và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế;
phù hợp với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 14

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia và tối huệ quốc; đồng
thời góp phần vào việc hình thành môi trường đầu tư, kinh doanh thông
thoáng, minh bạch, ổn định, bình đẳng, đủ sức hấp dẫn và có tính cạnh
tranh cao so với các nước trong khu vực và thế giới.
1.5. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT ĐẦU TƯ 5
1.5.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Kế thừa các quy định của pháp luật về đầu tư, phù hợp với tình hình

phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện sự bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế , Luật đầu tư mở rộng phạm vi điều
chỉnh, bao gồm tất cả các hoạt động đầu tư ở Việt Nam và đầu tư từ Việt
Nam ra nước ngoài, trong đó điều chỉnh cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp; đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và của tư nhân; đầu tư của nhà đầu tư
trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể: Luật đầu tư quy định về
Trung tâm
liệutưĐH
Cần
Tài
liệu quyền
học tập
và nghiên
cứu
hoạt Học
động đầu
nhằm
mụcThơ
đích @
kinh
doanh;
và nghĩa
vụ của nhà
đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư ; khuyến khích
và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư tại Việt Nam và đầu tư từ
Việt Nam ra nước ngoài (Điều 1 Luật đầu tư).
Đối tượng áp dụng của Luật đầu tư là nhà đầu tư trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và
đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài; tổ chức, cá nhân liên hoan đến hoạt
động đầu tư.

1.5.2. Chính sách cơ bản về đầu tư
Luật đầu tư quy định các chính sách cơ bản về đầu tư tại Điều 4.
Trong đó chính sách đầu tư được quy định là: nhà đầu tư được đầu tư
trong lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và
5

Xem những nội dung cơ bản của Luật đầu tư - NXB tư pháp Hà Nội, 2006, trang 30

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 15

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đây
là nguyên tắc rất quan trọng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi tiến
hành quá trình đổi mới doanh nghiệp và đầu tư vào các lĩnh vực kinh
doanh mới. Cùng với việc tiếp tục khẳng định nguyên tắc “Nhà nước
Việt Nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản,vốn đầu tư,
thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư, thừa nhận
sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư”; tạo điều kiện
thuận lợi và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chống đối với hoạt động
đầu tư Luật khẳng định nguyên tắc “nhà nước đối xử bình đẳng trước
pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu
tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận

lợi cho hoạt động đầu tư”. Nguyên tắc này sẽ tạo điều kiện để các doanh
nghiệp trong nước tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn đầu tư và công
nghệ nước ngoài, đồng thời loại hạn chế đối với sự tham gia của các bên
nước ngoài vào doanh nghiệp trong nước, chính sách này sẽ tạo các cơ
hội cho cả nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Bên cạnh các
Trung tâm
Học
ĐHsách
Cần
Thơkhích
@ Tài
họctrên,
tậpLuật
và nghiên
cứu
nguyên
tắc,liệu
chính
khuyến
đầuliệu
tư nêu
cũng khẳng
định “nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu
tư mà Việt Nam là thành viên. Nhà nước khuyến khích và có chính sách
ưu đãi đối với đầu tư vào lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư”.
1.5.3. Bảo đảm đầu tư
Mục đích cơ bản của một cơ chế bảo đảm đầu tư là nhằm tạo lòng
tin cho các nhà đầu tư, để nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn đầu tư. Luật
khẳng định sự tuân thủ nguyên tắc của Hiến pháp là “vốn đầu tư và tài
sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu

bằng biện pháp hành chính”. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc
phòng an ninh và lợi ích quốc gia nhà nước trưng mua, trưng dụng thì
nhà đầu tư được thanh toán và được bồi thường theo giá thị trường và

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 16

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

phải bảo đảm lợi ích hợp pháp cũng như không phân biệt đối xử giữa các
nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài việc thanh toán hoặc bồi
thường còn được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được
quyền chuyển ra nước ngoài (được quy định tai Điều 6 của Luật đầu tư).
Đáp ứng yêu cầu của quá trình đàm phán gia nhập WTO và phù
hợp với quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, Luật quy định cam kết của Nhà nước Việt
Nam về việc mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết.
Đồng thời, Nhà nước Việt Nam không bắt buộc nhà đầu tư phải thực
hiện các yêu cầu ưu tiên mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ từ nhà sản xuất
hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước; xuất khẩu hàng hoá hoặc
xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị loại
hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước; nhập
khẩu hàng hoá với số lượng và giá trị hàng hoá xuất khẩu hoặc phải tự
cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu; đạt

được tỷ lệ nội địa hoá nhất định trong hàng hoá sản xuất; đạt được một
Trung tâm
liệu
ĐHhoặc
Cần
@ Tài
tập và
nghiên
mức Học
độ nhất
định
giáThơ
trị nhất
định liệu
tronghọc
hoạtđộng
nghiên
cứu cứu

phát triển ở trong nước; cung cấp hàng hoá, dịch vụ tại một địa điểm cụ
thể ở trong nước hoặc nước ngoài; đặt trụ sở chính ở một địa điểm cụ thể
(Điều 8). Đây là điểm rất quan trọng mà các nước đối tác đàm phán
WTO rất quan tâm, quy định này thể hiện sự nổ lực của Nhà nước trong
việc tạo ra sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, xoá bỏ dần
những bảo hộ theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
Trước đây khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài nói
riêng và các tổ chức, cá nhân nước ngoài nói chung thường bị áp dụng
giá, phí khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ trong nước cao hơn so với tổ
chức, cá nhân là người Việt Nam. Điều này tạo sự bất bình đẳng, phân
biệt đối xử giữa tổ chức, cá nhân là nước ngoài và Việt Nam, gây ra sự

cảng trở đối với hoạt động đầu tư vì vậy, Luật đầu tư đã quy định “trong
quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống
nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hoá, dịch vụ do nhà nước kiểm soát”
(Điều 10 Luật đầu tư).

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 17

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

Một nội dung quan trọng được quy định tại Điều 11 Luật đầu tư là
“vấn đề bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính
sách”. Theo đó, trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có
các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư
đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi
theo quy định mới. Trường hợp pháp luật, chính sách mới đó làm ảnh
hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước
đó thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy
chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một hoặc một số các biên
pháp như tiếp tục được hưởng các quyền lợi, ưu đãi; được trừ thiệt hại
vào thu nhập chịu thuế, được điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án…
1.5.4. Giải quyết tranh chấp và áp dụng pháp luật nước ngoài
Trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước cũng như Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam chưa có quy định về cơ chế giải quyết tranh

Trung tâm
liệuđến
ĐHhoạt
Cần
Thơ
họccầu
tập
vàtiễn
nghiên
chấp Học
liên quan
động
đầu@
tư.Tài
Đáp liệu
ứng yêu
thực
tạo cơ cứu
sở
pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư, Luật đầu
tư đã bổ sung quy định về vấn đề này nhằm xây dựng một cơ chế giải
quyết tranh chấp độc lập, minh bạch, không thiên vị. Theo đó, tranh chấp
liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua
thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Toà án theo quy định của pháp
luật. Luật làm rõ cơ chế giải quyết các tranh chấp giữa các nhà đầu tư có
hoặc không có yếu tố nước ngoài; tranh chấp giữa các nhà đầu tư và cơ
quan quản lý nhà nước Việt Nam, cụ thể:
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan
quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ
Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.

- Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua Toà án Việt
Nam, Trọng tài Việt Nam, Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế hoặc
Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 18

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước
Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được
giải quyết thông qua trọng tài hoặc toà án Việt Nam, trừ trường hợp có
thoả thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước
có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế
mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Luật đầu tư cũng quy định và làm rõ hơn việc áp dụng pháp luật đầu
tư, điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế,
theo đó:
- Hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo
quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên
quan.
- Hoạt động đầu tư đặc thù được quy định trong luật khác thì áp dụng
quy định của luật đó.

- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác với quy định của Luật đầu tư thì áp dụng
Trung tâm
liệucủa
ĐH
Cần
Tài liệu học tập và nghiên cứu
theo Học
quy định
điều
ướcThơ
quốc @
tế đó.
- Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt
Nam chưa có quy định, các bên có thể thoả thuận trong hợp đồng việc áp
dụng pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng
pháp luật nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế đó không trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
1.5.5. Quyền, nghĩa vụ của nhà đầu tư
Một điểm mới trong quy định của Luật đầu tư đối với nhà đầu tư
nước ngoài là nhà đầu tư có quyền lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức
đầu tư. Với quy định này, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền tự chủ cao
hơn trong thực hiện kinh doanh, trong cơ cấu lại, mở rộng và đa dạng
hoá ngành, nghề kinh doanh. Bảo đảm tính minh bạch, công khai của
chính sách pháp luật, Luật khẳng định nhà đầu tư có quyền tiếp cận các
văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu của nền

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 19


SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã
hội khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật,
chính sách liên quan đến đầu tư.
Bên cạnh các quyền về đầu tư đã được khẳng định trong Luật, trong
hoạt động đầu tư, nhà đầu tư còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về
thủ tục đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo đúng nội dung đăng ký
đầu tư, nội dung quy định tai Giấy chứng nhận đầu tư và phải chịu trách
nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ
dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận. Nhà đầu tư phải
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực
hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê; thực hiện
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn trọng
danh dự, nhân phẩm, bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của người lao
động; tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập,
tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện quy định
của pháp luật về bảo vệ môi trường và thực hiện các nghĩa vụ khác theo
Trung tâm
Họccủa
liệu
ĐHluật
Cần
Thơ

@ Tài
quy định
pháp
(Điều
20 Luật
đầuliệu
tư). học tập và nghiên cứu
1.5.6. Hình thức đầu tư
Theo quy định của Luật đầu tư, nhà đầu tư có thể đầu tư dưới hình
thức đầu tư trực tiếp - nhà đầu tư tham gia trực tiếp vào hoạt động và
quản lý hoạt động đầu tư - và hình thức đầu tư gián tiếp - nhà đầu tư
không trực tiếp tham gia điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận
hành các kết quả đầu tư - trong đó:
- Theo quy định tại Điều 21, hoạt động đầu tư trực tiếp có thể được thực
hiện thông qua các hình thức sau đây: Thành lập tổ chức kinh tế 100%
vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước
ngoài; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài; Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác
kinh doanh (BCC), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO), hợp đồng

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 20

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp


Năm học 2007-2008

xây dựng - chuyển giao (BT); Đầu tư phát triển kinh doanh; Mua cổ phần
hoặc góp vốn để tham gia hoạt động quản lý đầu tư; đầu tư thực hiện sáp
nhập và mua lại doanh nghiệp; Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
- Theo quy định tại Điều 26, hoạt động đầu tư gián tiếp có thể được thực
hiện thông qua các hình thức sau đây: Đầu tư thông qua việc mua cổ
phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các chứng khoán khác theo
quy định của pháp luật; Đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Đầu
tư thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
Với quy định này có thể thấy, Luật đầu tư mở rộng hình thức đầu tư
của nhà đầu tư nước ngoài, theo đó, bên cạnh các hình thức đầu tư hiện
hành (hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh
nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài), nhà đầu tư
nước ngoài được thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần
công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp, đầu tư gián tiếp, góp vốn trực
tiếp vào các tổ chức kinh tế, sáp nhập và mua lại công ty, chi
nhánh…Đây là hướng mở rộng nhằm đạt tới mục tiêu không phân biệt
Trung tâm
Học
ĐHđầu
Cần
@ Tài
và nghiên cứu
đối xử
giữaliệu
các nhà
tư Thơ
trong nước
và liệu

đầu tưhọc
nướctập
ngoài.
1.5.7. Lĩnh vực, địa bàn đầu tư
Lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư được xây dựng căn cứ vào mục tiêu
chiến lược, các ưu tiên phát triển của nền kinh tế, tập trung vào các lĩnh
vực: sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công
nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo; nuôi
trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo,
giống cây trồng, giống vật nuôi mới; sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật
hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo
công nghệ cao; sử dụng nhiều lao động; xây dựng và phát triển kết cấu
hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn; phát triển sự nghiệp giáo
dục, đào tạo, y tế, thể dục thể thao và văn hoá dân tộc; phát triển ngành
nghề truyền thống…(Điều 27).

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 21

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

Nhà nước khuyến khích đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (Điều 28).

Bên cạnh các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi, khuyến khích đầu tư, Luật
đầu tư quy định về lĩnh vực đầu tư có điều kiện gồm một số lĩnh vực sản
xuất dịch vụ tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội; lĩnh vực tài chính ngân hàng, lĩnh vực tác động đến sức khoẻ
cộng đồng; văn hoá thông tin, báo chí, xuất bản, dịch vụ giải trí, kinh
doanh bất động sản; khảo sát tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên
thiên nhiên, môi trường sinh thái; phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo
(Điều 29). Đồng thời, Luật đầu tư quy định cấm các dự án đầu tư gây
phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích công cộng, di tích
lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam; gây tổn hại đến
sức khoẻ nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường; về xử
lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hoá
chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế
Trung tâm
(ĐiềuHọc
30). liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Để cụ thể hoá lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có
điều kiện, lĩnh vực cấm đầu tư và có những thay đổi hợp lý, phù hợp với
thực tế, cuộc sống, Luật đầu tư giao Chính phủ căn cứ vào quy hoạch,
định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và cam kết trong
các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư,
Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư,
Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư. Để bảo đảm cho các quy định về ưu đãi
đầu tư được áp dụng thống nhất trong cả nước, tránh việc hạn chế hoặc
quy định các điều kiện, lĩnh vực ưu đãi tuỳ tiện ở mỗi ngành, mỗi địa
phương, Luật quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh) không được ban hành quy định lĩnh vực cấm đầu tư , lĩnh vực đầu
tư có điều kiện và các ưu đãi đầu tư vượt khung quy định của pháp luật

(Điều 31).

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 22

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp

Năm học 2007-2008

1.5.8. Ưu đãi, hổ trợ đầu tư
1.5.8.1. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư là một trong những nội dung cơ bản của các
đạo luật về đầu tư,là công cụ, chính sách nhằm thu hút đầu tư hoặc định
hướng đầu tư theo những mục tiêu phát triển nhất định. Ưu đãi đầu tư
không chỉ có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư mà ưu đãi đầu tư
có thể tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong thực tế có rất nhiều ưu đãi đầu
tư dành cho các nhà đầu tư, trong đó phổ biến nhất là ưu đãi liên quan
đến thuế doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và được thể hiện
thông qua hình thức thuế suất ưu đãi, miễn thuế. Đồng thời có một số ưu
đãi khác xung quanh vấn đề lao động, việc làm, ưu đãi về đào tạo, ưu đãi
theo vùng… Thực tế cho thấy, sự đơn giản, minh bạch của hệ thống
chính sách ưu đãi có ý nghĩa thực sự quan trọng; ngược lại, một hệ thống
chính sách ưu đãi không rõ ràng, phức tạp sẽ làm giảm mục đích của
Trung tâm
liệu
ĐH

hoạt Học
động ưu
đãi,
hỗ Cần
trợ đầuThơ
tư. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Xây dựng một hệ thống chính sách ưu đãi đơn giản, minh bạch và
áp dụng thống nhất cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, đồng
thời bảo đảm sự phù hợp trong các quy định của pháp luật hiện hành
không tạo ra sự chồng chéo, mâu thuẩn giữa các văn bản pháp luật là
mục tiêu mà Luật đầu tư hướng tới. Theo đó, Luật đầu tư quy định các
ưu đãi liên quan đến thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu,
nhập khẩu), chuyển lổ, khấu hao tài sản cố định, sử dụng đất (các điều từ
Điều 33 đến Điều 36); giao Chính phủ quy định ưu đãi cho các nhà đầu
tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế (Điều 37). Trong đó, ưu đãi về thuế, về sử dụng đất được dẫn
chiếu đến các luật chuyên ngành. Cụ thể: thuế suất ưu đãi, thời hạn
hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của
pháp luật về thuế; nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị,
vật tư, phương tiện vận tải và hàng hoá khác để thực hiện dự án đầu tư
tại Việt

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 23

SVTH: Lê Thị Lĩnh


Luận văn tốt nghiệp


Năm học 2007-2008

Nam theo quy định của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thời hạn sử
dụng đất, miễn giảm tiền thuê đất, sử dụng đất, thuế sử dụng đất được
thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai… Đồng thời, Luật đầu
tư quy định về hỗ trợ đầu tư trong chuyển giao công nghệ và đào tạo.
1.5.8.2. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư
Bảo đảm tự chủ trong hoạt động của nhà đầu tư và nhằm thực hiện
cải cách hành chính trong việc cấp ưu đãi, bảo đảm tính đồng bộ giữa các
quy định của Luật đầu tư với các Luật khác có liên quan, tránh tình trạng
cấp ưu đãi không xác với thực tế triển khai dự án đầu tư, Điều 38 Luật
đầu tư quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư như sau:
- Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư
và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và
điều kiện ưu đãi đầu tư theo
quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu
Trung tâm
Họctưliệu
Cần
Tài liệu
học
tập và
đãi đầu
tại cơĐH
quan
nhàThơ
nước @
có thẩm
quyền.

Trường
hợpnghiên
nhà đầucứu

có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ
quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận
đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư đáp ứng
điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi
đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.
- Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng
ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy
chứng nhận đầu tư.
1.5.9.Thủ tục đầu tư
Một trong những giải pháp mà Việt Nam áp dụng nhằm tăng cường
thu hút đầu tư là đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo môi trường thông
thoáng, thuận tiện cho các nhà đầu tư từ khâu cấp phép đến quản lý hoạt

GVHD:TS Dư Ngọc Bích

Trang 24

SVTH: Lê Thị Lĩnh


×