Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

phân tích và so sánh các quy định về quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.72 KB, 21 trang )

A. LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua những năm đổi mới, hệ thống pháp luật của nước ta ngày càng
phát triển, nhiều văn bản pháp luật được ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho
công cuộc đổi mới đất nước, trong đó có sự thay đổi của Bộ luật dân sự năm
1995 bằng Bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2006. Trong Bộ luật dân sự năm 2005 có rất nhiều điểm mới, không
thể không nhắc đến đó là những điểm mới trong các quy định về quyền sở
hữu.
Bài viết này có nội dung chính là phân tích và so sánh các quy định về
quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005.
B. NỘI DUNG
I. Phân tích quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân
sự năm 2005
1. Phân tích quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995
Trong Bộ luật dân sự năm 1995, quyền sở hữu được quy định thành một
chế định pháp lý nói về địa vị pháp lý của người sở hữu tài sản, các căn cứ
xác lập, thay đổi và chấm dứt quyền sở hữu, các quyền và nghĩa vụ của chủ
sở hữu, các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu. Quyền sở hữu trong Bộ luật dân
sự năm 1995 được quy định trong phần thứ hai “Tài sản và quyền sở hữu”
gồm có 7 chương, 113 Điều (từ Điều 172 đến Điều 284). Tuy nhiên, chúng
ta muốn hiểu rõ hơn về Quyền sở hữu thì phải tham khảo thêm các phần
khác trong Bộ luật này.
1
Điều 173 quy định, quyền sở hữu bao gồm các quyền chiếm hữu, sử
dụng và định đoạt tài sản của chủ sở hữu, theo quy định của pháp luật. Chủ
sở hữu là cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác có đủ ba quyền trên.
Điều 174 đến Điều 177 của Bộ luật dân sự năm 1995 nêu lên khái quát
các nguyên tắc pháp lý cơ bản đối với quyền sở hữu.
Về đối tượng của quyền sở hữu – tài sản, được quy định tại Điều 172 :
Tài sản có thể là vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền
tài sản. Mỗi loại tài sản nói ở trên đều có bản chất, tính năng sử dụng và giá


trị kinh tế khác nhau cho nên cac hành vi mà chủ sở hữu được thực hiện đối
với các tài sản đó cũng khác nhau. Sự phân biệt về các loại tài sản được quy
định trong Bộ luật dân sự năm 1995 từ Điều 181 đến Điều 187.
Nội dung của quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 được hiểu là
toàn bộ các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình
cũng như các quyền của người khác không phải là chủ sở hữu đối với chính
tài sản đó; được trình bày trong các quy định từ Điều 189 đến Điều 204,
ngoài ra cần tham khảo thêm chương VII “ Những quy định khác về quyền
sở hữu” (từ Điều 267 đến 284). Nội dung của quyền sở hữu bao gồm : quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt.
- Quyền chiếm hữu được quy định từ Điều 189 đến Điều 197: quyền
chiếm hữu của chủ sở hữu giữ một vai trò rất quan trọng trong các quyền
của chủ sở hữu vì nó tạo ra điều kiện khách quan để người đó thực hiện vai
trò làm chủ, chế ngự tài sản, không những chỉ đối với tài sản hiện có mà còn
tạo ra khả năng kiểm soát đối với hoa lợi, lợi tức từ nó sinh ra.
- Quyền sử dụng của chủ sở hữu được quy định trong Bộ luật dân sự
năm 1995 từ Điều 198 đến Điều 200 : là các quyền được khai thác công
dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản của mình.
2
- Quyền định đoạt của chủ sở hữu được quy định trong Bộ luật dân
sự năm 1995 từ Điều 201 đến Điều 204 : là quyền được chuyển giao quyền
làm chủ đối với tài sản của mình cho người khác hoặc từ bỏ quyền làm chủ
đối với một đồ vật nhất định.
Điều 205 đến Điều 240 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về các hình
thức sỏ hữu . Xuất phát từ 3 chế độ sở hữu toàn dân, tập thể và tư nhân, Bộ
luật dân sự năm 1995 đã quy định về 7 hình thức sở hữu được Nhà nước
công nhận : sở hữu toàn dân; sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội; sở hữu tập thể; sở hữu tư nhân; sở hữu của các tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp; sở hữu hỗn hợp; sở hữu chung. Mỗi hìn thức sở
hữu, Bộ luật dân sự năm 1995 lại có các điều luật quy định cụ thể về đặc

điểm riêng của mỗi loại, ví dụ quy định về tài sản của mỗi hình thức sở hữu,
nguyên tắc chiếm hữu sử đụng định đoạt riêng của mỗi loại tài sản.
Điều 241 đến Điều 262 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về “Xác lập
và chấm dứt quyền sở hữu”.
- Theo nguyên tắc quy định trong Bộ luật dân sự, người thu nhận một đồ
vật chỉ trở thành chủ sở hữu của vật đó nếu có những căn cứ pháp lý nhất
định. Các căn cứ pháp lý để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được quy
định rất phong phú và khác nhau trong các Điều 241 đến 255 – đây là
những căn cứ xác lập quyền sở hữu chung cho các hình thức sở hữu, tuy vậy
việc xác lập quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đia diện còn dựa trên
những căn cứ pháp lý riêng, không thể áp dụng cho việc xác lập quyền sở
hữu của các hình thức sở hữu khác như tịch thu, trưng mua..
- Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu được quy định từ Điều 256 đến
Điều 262 của Bộ luật.
Điều 263 đến Điều 266 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định về “bảo vệ
quyền sở hữu” : chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi có tài sản bị
3
chiếm đoạt trái pháp luật thì có quyền đòi lại tài sản; khi bị người khác cản
trở việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu trái pháp luật thì có quyền
yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc phải chấm dứt
hành vi xâm phạm và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các quy định về quyền sở hữu được đề cập trong Bộ luật dân sự năm
1995 về cơ bản đã thực sự đi vào đời sống xã hội, đã tạo ra chuẩn mực pháp
lý, góp phần đảm bảo công bằng xã hội, an toàn pháp lý cho các bên, bảo vệ
quyền và lợi ích của các chủ thể, qua đó góp phần ổn định và phát triển kinh
tế, xã hội, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, bên
cạnh các kết quả đã đạt được, Bộ luật dân sự năm 1995 vẫn còn tồn tại một
số hạn chế cần phải thay đổi như : một số quy định đã lạc hậu so với sự phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay, do có sự thay đổi khách quan của các quan hệ
được điều chỉnh và thiếu một số quy định đề điều chỉnh các quan hệ dân sự

mới phát sinh, ví dụ như : trong phần “những quy định khác về quyền sở
hữu” các nội dung chưa được làm rõ, nhất là các quyền của người không
phải là chủ sở hữu đối với tài sản...
2. Phân tích quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005
Được xây dựng dựa trên cơ sở của Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự năm
1995, những thay của Hiến pháp sửa đổi bổ sung năm 2001, và nhằm sửa
đổi những hạn chế nhìn thấy của Bộ luật dân sự năm 1995, Bộ luật dân sự
năm 2005 ra đời, phù hợp với tình hình xã hội hiện tại. Trong Bộ luật dân sự
năm 2005 , quyền sở hữu được quy định tại phần thứ hai “ Tài sản và quyền
sở hữu” bao gồm 7 chương (từ chương X đến chương XVI) với 117 điều (từ
Điều 163 đến Điều 279).
Những quy định chung về quyền sở hữu từ Điều 164 đến Điều 173, quy
định về chủ thế của quyền sở hữu là những người tham gia quan hệ pháp luật
4
dân sự : Nhà nước là chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân; các
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các tập thể; các công dân; các tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các tổ chức kinh tế tư nhân.
Khách thể của quyền sở hữu là tài sản (được quy định từ Điều 174 đến Điều
181 Bộ luật dân sự năm 2005). Ngoài ra, Bộ luật dân sự còn quy định
những tài sản chỉ thuộc sở hữu riêng biệt.
Nội dung của quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005 được quy
định từ Điều 182 đến Điều 199 dựa trên cơ sở chế độ sở hữu được khẳng
định trong Hiến pháp 1992, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các hình thức
sở hữu bao gồm : sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu
chung, sở hữu của các tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của các tổ chức
chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
(từ Điều 200 đến Điều 232).
Điều 233 đến Điều 254 quy định về “Xác lập và chấm dứt quyền sở
hữu”. Dựa vào nguồn gốc của những sự kiện pháp lý do Bộ luật dân sự quy
định, căn cứ để xác lập quyền sở hữu bao gồm : xác lập theo hợp đồng hoặc

giao dịch một bên; xác lập theo quy định của pháp luật; xác lập theo những
căn cứ riêng biệt. Còn về chấm dứt quyền sở hữu, Bộ luật dân sự quy định
có thể chấm dứt quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu, hoặc theo những
căn cứ do pháp luật quy định.
Điều 255 đến Điều 261 là các quy định về bảo vệ quyền sở hữu : người
khởi kiện để yêu cầu Toàn án bảo vệ quyền lợi cho chính mình là người bị
xâm phạm quyền sở hữu căn cứ theo quy định của Pháp luật(kiện đòi lại tài
sản; kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối
với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp; kiện yêu cầu
bồi thường thiệt hại). Người có quyền sở hữu bị xâm phạm có thể là chủ sở
hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp.
5
Điều 262 đến Điều 279 Bộ luật dân sự năm 2005 là những quy định khác
về quyền sở hữu. Bộ luật dân sự cho phép chủ sở hữu có được những điều
kiện thuận lợi khỉ sử dụng các quyền của mình đối với tài sản của người
khác và đồng thời cũng phải chịu sự ràng buộc bởi một số nghĩa vụ nhất
định để các chủ thể khác được thuận tiện khi sử dụng quyền của mình.
Trên đây là những phân tích khái quát, để hiểu rõ hơn về quyền sở hữu
trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân sự năm 2005 ta đi so sánh
chúng với nhau trong phần tiếp sau đây :
II. So sánh quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 1995 và Bộ luật dân
sự năm 2005
So với quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, cơ cấu, bố cục của quyền
sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005 không có gì thay đổi, vẫn nằm ở phần
thứ hai, bao gồm 7 chương : những quy định chung về quyền sở hữu; các
loại tài sản; nội dung quyền sở hữu; các hình thức sở hữu; xác lập, chấm dứt
quyền sở hữu; bảo vệ quyền sở hữu; những quy định khác về quyền sở hữu.
1. Về khái niệm sở hữu và quyền sở hữu.
( Bao gồm các Điều 172 đến 180 của Bộ luật dân sự năm 1995 và các Điều
164 đến 173 của Bộ luật dân sự năm 2005)

Điều 164 Bộ luật dân sự 2005 : Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định
của pháp luật.
Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
6
Chế định quyền sở hữu trong cả hai bộ luật không có nhiều thay đổi (chỉ
có thay đổi nhỏ là không còn chữ “các” trong cụm từ “các chủ thế khác” ở
Bộ luật dân sự năm 1995)sở hữu không chỉ được nhìn nhận ở phạm vi hẹp
mà là yếu tố cơ bản trải lên toàn bộ quan hệ sản xuất, bao gồm không chỉ
quan hệ giữa người với người về vật mà cả quan hệ giữa họ về mặt tổ chức
kinh doanh, về mặt chi phối đối với lợi ích kinh tế do sự chiếm hữu về mặt
tài sản tạo ra.
Bố cục cũng như tiều đề trong Bộ luật dân sự năm 2005 vẫn được giữ
nguyên như trong Bộ luật dân sự năm 1995 về các quyền đối với tài sản,
nhưng về đặc điểm các loại quyền có sự khác nhau nhất định : Khi thực hiện
quyền sở hữu thì chủ sở hữu có quyền tác động trực tiếp đến tài sản, còn
trong quan hệ nghĩa vụ thì quyền tài sản của một bên tương ứng với nghĩa
vụ tài sản của bên kia (quyền chủ nợ). Khi một người có quyền sở hữu thì tất
cả những người khác đều phải tôn trọng quyền sở hữu của người đó; còn
trong quan hệ nghĩa vụ thì người thứ ba không cần biết đến mối quan hệ
nghĩa vụ giữa các bên trong nghĩa vụ đó.
Trong chế định về quyền sở hữu có cả các quy định về quyền của
người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản trong việc chiếm hữu, sử
dụng định đoạt (còn gọi là các quyền khác đối với tài sản) :
- Được quy định tại Điều 180 Bộ luật dân sự năm 1995 về Quyền của
người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản, tuy nhiên còn khá mờ nhạt,
chưa quy định rõ là những quyền gì, cách thức thực hiện và bảo vệ các
quyền đó như thế nào...
- Trong Bộ luật dân sự năm 2005 đã có sự hoàn thiện nhất định : một

mặt vẫn giữ nguyên tắc quyền của chủ sở hữu chiếm vị trí trung tâm, là xuất
phát điểm để quy định các quy chế pháp lý tương ứng; mặt khác, đã có sự
quy định rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về quyền của người không phải là chủ sở
7
hữu đối với tài sản; ở mức độ nhất định đã quy định cách thức thực hiện các
quyền này cũng như các biện pháp bảo vệ chúng.
=> Qua đó ta thấy được sự khác biệt giữa quyền sở hữu (chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình) và quyền của người không
phải là chủ sở hữu nhưng cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài
sản không thuộc sở hữu của mình(mà là của người khác).Quyền năng của
chủ sở hữu rộng hơn,do pháp luật xác định,còn quyền năng của người có
quyền khác đối với tài sản bị hạn chế về nội dung,phụ thuộc vào quyền sở
hữu,không chỉ do luật xác định mà còn được xác định bởi ý chí của chủ sở
hữu.
Ngoài ra, trong phần “tài sản và quyền sở hữu”, có nhiều quy định được
giữ như quy định của Bộ luật dân sự năm 1995 như : chủ sở hữu được thực
hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây
thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 165); Không ai có thể bị hạn
chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình, chủ sở
hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm
quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật, trong trường hợp thật cần thiết vì
lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc
trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể
khác theo quy định của pháp luật (Điều 169).
2. Nội dung quyền sở hữu.
(Điều 189 đến 204 Bộ luật dân sự năm 1995 với Điều 182 đến 199 Bộ luật
dân sự năm 2005)
8

×