Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại TÌNH HÌNH ùn tắc GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ tại các đô THỊ ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 70 trang )

Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN HÀNH CHÍNH
---oOo---

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NIÊN KHÓA: 2006 - 2010

Đề tài:

TÌNH HÌNH ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI
CÁC ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP

Giáo viên hướng dẫn:
VÕ DUY NAM

Sinh viên thực hiện:
NGÔ THỊ NHƯ
MSSV: 5062346
Lớp: LUẬT THƯƠNG MẠI 1 - K32

Cần Thơ, tháng 4/2010

GVHD: Võ Duy Nam

1

SVTH: Ngô Thị Như




Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...........................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................


Ngày……. Tháng …… Năm ………..

GVHD: Võ Duy Nam

2

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
...........................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................

Ngày……. Tháng……… Năm……..

GVHD: Võ Duy Nam

3

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM ....... 9
1.1

Những khái niệm chung ................................................................................ 9

1.1.1

Khái niệm về giao thông đường bộ. ......................................................... 9


1.1.2 Khái niệm về phương tiện giao thông đường bộ...................................... 10
1.1.3 Khái niệm về người tham gia giao thông................................................. 11
1.2 Vị trí và vai trò của giao thông đường bộ ở Việt Nam ................................... 11
1.2.1 Đối với nền kinh tế của Việt Nam.......................................................... 12
1.2.3. Đối với đời sống xã hội........................................................................... 13
1.3 Những quy tắc cơ bản về giao thông đường bộ.............................................. 13
1.3.1
Quy tắc về phương tiện tham gia giao thông đường bộ. ........................ 13
1.3.2 Quy tắc về người tham gia giao thông đường bộ........................................ 16
1.3.3 Một số quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ............................ 18
1.4
Cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ (3) ................................ 22
1.4.1 Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ............................................................. 22
1.4.1.1 Chức năng....................................................................................... 22
1.4.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn ....................................................................... 22
1.4.1.3 Cơ cấu tổ chức :................................................................................... 25
1.3.2 Tổng cục đường bộ Việt Nam .................................................................. 26
1.4.2.1 Vị trí và chức năng............................................................................ 26
1.4.2.1 Nhiệm vụ và quyền hạn................................................................... 26
1.4.2.2 Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 31
1.4.2.2.1 Các tổ chức giúp việc Tổng cục trưởng:..................................... 31
1.4.2.2.2 Các đơn vị sự nghiệp: ............................................................... 31
1.4.3 Cơ sở pháp lý Quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ. 32
1.5 Nhận diện ùn tắc giao thông .......................................................................... 33
1.5.1 Ùn tắc giao thông?................................................................................... 33
1.5.2 Đặc điểm ................................................................................................... 33
1.5.3 Phân loại.................................................................................................... 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG Ở CÁC ĐÔ THỊ VIỆT
NAM VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ................................................................... 34

2.1
Khái quát về tình hình giao thông tại Việt Nam........................................... 34
2.1 Thực trạng ùn tắc ở các đô thị ....................................................................... 35
2.1.1 Thủ đô Hà Nội........................................................................................... 35
2.1.1.1 Khái quát về Hà Nội ........................................................................ 35
GVHD: Võ Duy Nam

4

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

2.2.1.2 Tình hình ùn tắc giao thông ở Hà Nội ................................................. 37
2.2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến ùn tắc ............................................................... 38
2.2.2
Thành phố Hồ Chí Minh. ..................................................................... 45
2.2.2.1 Khái quát về TP Hồ Chí Minh............................................................. 45
2.2.2.2 Tình hình ùn tắc giao thông ở Thành phố Hồ Chí Minh....................... 47
2.2.2.3 Nguyên nhân ùn tắc giao thông ......................................................... 48
2.2.3 Thành Phố Cần Thơ................................................................................ 56
2.2.3.1
Khái quát về TP Cần Thơ. ............................................................. 56
2.2.3.2 Tình hình ùn tắc giao thông ở Cần Thơ. .............................................. 57
2.2.3.3 Nguyên nhân ùn tắc.......................................................................... 59
2.1 Giải pháp của nhà nước.................................................................................. 60
2.4.1
Giải pháp chung:................................................................................... 60
2.4.2

Giải pháp riêng ..................................................................................... 61
2.4.3 Nhận xét ................................................................................................ 64
2.4.4 Đề nghị.................................................................................................... 65
CHƯƠNG III: NHỮNG ĐỀ XUẤT CỦA NGƯỜI VIẾT.......................................... 66
KẾT LUẬN:.............................................................................................................. 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 69

GVHD: Võ Duy Nam

5

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Đề tài: TÌNH HÌNH ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở CÁC ĐÔ THỊ Ở
VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hòa mình cùng với sự phát triển chung của cả nước, các đô thị lớn như: thủ
đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ… cũng ngày càng phát
triển và hoàn thiện hơn về mọi mặt. Cơ sở hạ tầng ngày càng được mở rộng và nâng
cao hơn về chất lượng và số lượng. Đời sống của người dân được nâng cao, chính vì
vậy mà sự giao lưu đi lại trên các phương tiện giao thông đường bộ trở thành nhu
cầu thiết yếu của mọi người, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên đường
ngày một đông, phương tiện lưu thông cá nhân tăng nhanh về số lượng để phục vụ
việc đi lại của nhân dân.
Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của phương tiện tham gia giao thông
đường bộ, trong khi kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc lưu thông tuy có phát triển

nhanh song vẫn chưa thể đáp ứng kịp và đủ. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành pháp
luật của phần lớn người tham gia giao thông là quá kém, không tuân thủ những quy
định về an toàn giao thông, và hàng năm lượng người nhập cư vào thành phố học
tập, tìm kiếm việc làm ngày một đông hơn dẫn đến hiện tượng “đất chật người
đông”. Hàng ngày, lớp lớp người đổ xuống đường gây nên hiện tượng ùn ứ giao
thông. Và rất nhiều các nguyên nhân khác như: mưa ngập nước đường, tình trạng
lấn chiếm lòng lề đường và vỉa hè, tai nạn giao thông… đã gây nên hiện tượng “ùn
tắc giao thông”.
Theo thống kê của Bộ giao thông Vận tải số vụ ùn tắc diễn ra trên phạm vi
toàn quốc trong năm 2009 mà tâm điểm là Thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
gia tăng đáng báo động. Hà Nội đứng đầu bảng ùn tắc tới 101 vụ, tiếp đến là TP Hồ
Chí Minh… Ông Nguyễn Thành Tài, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cho
biết, trong năm 2009, tình trạng ùn tắc toàn thành phố đã tăng đột biến với 78 vụ ùn
tắc kéo dài trong 30 phút và 18 vụ trong nhiều giờ đồng hồ(1). Ngoài ra, ở Cần Thơ
tình trạng ùn tắc cục bộ vẫn diễn ra thường xuyên tại cầu Đầu Sấu, cầu Rạch Ngỗng,
cầu Nhị Kiều với trong thời gian ngắn. Ùn tắc giao thông gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến tiến độ sản xuất của các doanh nghiệp, nhà máy, kéo chậm tiến độ phát
triển của các thành phố. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần người dân khi
hàng ngày đi ra đường đều phải đối mặt với tình trạng này.
(1)

Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia năm 2009 – Mạnh Hùng
/>
GVHD: Võ Duy Nam

6

SVTH: Ngô Thị Như



Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Để khắc phục và giải quyết tình trạng này rất nhiều giải pháp được đưa ra,
hao tốn không biết bao nhiêu ngân sách nhà nước nhưng kết quả không khả quan,
ùn tắc vẫn ùn tắc và ngày càng nghiêm trọng hơn. Đảng và Nhà nước thì vẫn đang
trên đường đi tìm và thực thi giải pháp sao cho có hiệu quả nhất. Còn người dân
thành phố thì vẫn phải đối mặt với tệ nạn chưa tháo gở được này. Và số vụ ngày
càng nhiều hơn. Gây nhiều bức xúc và trăn trở xã hội không những người dân mà
ngay cả những người đang thực thi pháp luật. Đây cũng là lý do thôi thúc người viết
chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là “Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các
đô thị ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
“Ùn tắc giao thông” là vấn đề rất gần gũi với người dân thành phố. Và hiện
tại nó đang là nỗi lo chung của toàn xã hội, nó giống như một căn bệnh ác tính chưa
tìm được cách chữa trị. Nếu tìm được có chăng đó là cách chữa trị tốn kém và tốn
nhiều thời gian. Và người bệnh là những người dân thành phố thì phải chịu đau đớn,
dằn dặt hàng ngày với nó khi nó được chữa tận gốc. Không chỉ Đảng và Nhà nước
mà tất cả mọi người ai cũng muốn tìm ra cách chữa trị căn bệnh này. Nhà nước ta
khuyến khích tất cả mọi người hãy đóng góp ý tưởng tìm cách khắc phục tình trạng
ngày càng xấu đi của giao thông đô thị.
Do vậy, khi thực hiện đề tài này người viết chỉ mong muốn người đọc hiểu
rõ hơn tình trạng ùn tắc giao thông đang từng bước làm xấu đi vẽ mỹ quan của
giao thông đô thị và cùng tìm biện pháp khắc phục nó.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của việc nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Tình
hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở Việt Nam – Thực trạng và giải
pháp” là nêu lên những thực trạng và những nguyên nhân, phân tích cho người đọc
thấy được những tác hại to lớn đối với xã hội và sự phát triển của đất nước. Và qua
đó người viết muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu ùn tắc
giao thông.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này chỉ nghiên cứu, tìm hiểu tình hình
ùn tắc giao thông đường bộ ở ba địa bàn thành phố lớn: TP Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và TP Cần Thơ trong năm 2009.
5. Phương pháp nghiên cứu

GVHD: Võ Duy Nam

7

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Để trình bày đề tài này người nghiên cứu đã kết hợp chủ yếu các phương
pháp sau đây:
- Phương pháp tham khảo tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp điều tra số liệu thực tế.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn bao gồm các phần sau đây:
Phần mở đầu
Phần nội dung:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về giao thông đường bộ Việt Nam.
- Chương 2: Thực trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị Việt Nam và giải
pháp của nhà nước.
- Chương 3: Đề xuất của người viết.
Kết luận
Ngoài ra còn có danh mục tài liệu tham khảo.


GVHD: Võ Duy Nam

8

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT
NAM
1.1

Những khái niệm chung
1.1.1

Khái niệm về giao thông đường bộ.

Đời sống của con người từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi có thể nói đều gắn
bó chặt chẽ với các hoạt động GTVT, trong đó có giao thông đường bộ. Giao thông
nói chung và giao thông đường bộ nói riêng có vai trò rất quan trọng để phục vụ cho
sự đi lại, di chuyển từ vùng này sang vùng khác để khai hoang, trồng trọt, buôn bán,
vận chuyển hàng hóa, giao lưu và trao đổi giữa vùng này với vùng trong nước và
các nước lân cận,… và quan trọng hơn là để phục vụ an ninh quốc phòng, bảo vệ tổ
quốc.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của tổ
chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các việc đình trệ”.
Câu nói tuy giản dị của Bác nhưng đã nhấn mạnh được vai trò và tầm quan trọng
của giao thông vận tải trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Ngày nay, để phục vụ tốt hơn các nhu cầu của mình, con người đã làm cho hệ
thống giao thông được mở rộng, đa dạng, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng
qua từng thời kỳ lịch sử. Bên cạnh giao thông đường bộ, đường thủy đã xuất hiện
thêm hai hệ thống giao thông mới là đường sắt và đường hàng không. Tuy mỗi loại
hình giao thông đều có những ưu điểm và khuyết điểm khác nhau nhưng chúng lại
có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy cùng nhau phát triển, phục vụ sự
phát triển không ngừng của đời sống, kinh tế - xã hội và sự đi lại ngày càng tăng của
con người. Trong các loại hình giao thông, thì giao thông đường bộ luôn giữ một vai
trò rất quan trọng cho sự phát kinh tế - xã hội của nước ta và nhất là trong giai đoạn
hiện nay Việt Nam đã bất đầu hòa nhập vào sự phát triển chung của toàn cầu.
Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Giao thông” được hiểu là “việc đi lại từ nơi này
đến nới khác của người và phương tiện chuyên chở”. Còn “đường bộ” là “đường đi
lại trên đất liền”.
Tại khoản 1 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 thì “đường bộ” gồm có
“đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
Như vậy, ta có thể đưa ra khái niệm về giao thông đường bộ như sau: “Giao
thông đường bộ là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện
chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.

GVHD: Võ Duy Nam

9

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

1.1.2


Khái niệm về phương tiện giao thông đường bộ.

Trong sinh hoạt và sản xuất qua từng thời kì phát triển, con người đã nhận ra
được sự bất tiện của việc đi bộ nên đã dần sáng tạo ra các phương tiện từ đơn giản
đến phức tạp như ngày nay để phục vụ nhu cầu đi lại, lưu thông vận chuyển hàng
hóa và các nhu cầu liên quan đến giao thông đường bộ được thuận tiện hơn. Lúc đầu
chỉ là các loại xe kéo bằng sức động vật (xe ngựa, xe bò, …), rồi dần đến xe đạp, xe
chạy bằng động cơ hơi nước, và các loại xe hiện đại như ngày nay.
Theo khoản 17 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 thì “phương tiện giao
thông đường bộ” gồm “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện
giao thông thô sơ đường bộ”. Ngoài ra, khi xét đến phương tiện tham gia giao
thông đường bộ thì còn có cả xe gắn máy chuyên dùng. Trong đó:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô
tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô
hai bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự (Khoản 18 Điều 3
Luật giao thông đường bộ 2008).
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp
(kể cả xe đạp máy, xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và
các loại xe tương tự (Khoản 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 có sửa đổi
bổ sung năm 2009)
Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp
và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham
gia giao thông đường bộ (Khoản 20 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008).
Tại Điều 3 Nghị Định 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 của
Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ có giải
thích như sau:
Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc
vô lăng và rơ-moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo).
Các loại xe tương tự ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng
động cơ có từ hai trục bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên cùng

một xát xi, ví dụ như xe công nông đầu ngang, các xe lắp ráp tận dụng từ các tổng
thành ô tô cũ...
Các loại xe tương tự mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng
động cơ, có hai hoặc ba bánh, có dung tích làm việc từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc
thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân tối đa là 400 kg.

GVHD: Võ Duy Nam

10

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Xe máy điện là xe cơ giới có hai bánh di chuyển bằng động cơ điện, có vận tốc
thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h.
Xe đạp điện là xe cơ giới có hai bánh di chuyển bằng động cơ điện, có vận tốc
thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng 50 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được.
Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy
bằng động cơ, có hai hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất nhỏ hơn hoặc bằng
50 km/h.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “phương tiện” có nghĩa là “cái dùng để tiến hành
công việc gì: phương tiện sản xuất, phương tiện vận chuyển, sử dụng và các phương
tiện khác”
Từ những khái niệm trên đã nêu, ta có thể đưa ra định nghĩa về phương tiện
giao thông đường bộ như sau: “Phương tiện giao thông đường bộ là tất cả các
phương tiện thuộc phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao
thông thô sơ đường bộ, xe máy chuyên dùng có tham gia hoặc không tham gia
vào giao thông đường bộ”.


1.1.3

Khái niệm về người tham gia giao thông

Tại khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định
Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện
tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên
đường bộ.
Người điều khiển phương tiện gồm người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe
máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.
Từ khái niệm trên ta thấy người tham gia giao thông được chia ra 3 nhóm:
Người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ là
người trực tiếp điều hành, sử dụng phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ.
Người điều khiển, dẫn dắt súc vật là nhóm người tham gia giao thông trên đường bộ
và đang điều khiển hoặc dẫn dắt súc vật tham gia trên đường giao thông theo định
hướng của mình. Người đi bộ là người đi bằng chân của mình, không dùng xe và
phương tiện hỗ trợ tham gia giao thông trên đường bộ.
1.2

Vị trí và vai trò của giao thông đường bộ ở Việt Nam

Giao thông đường bộ có vị trí, vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh
tế - xã hội.

GVHD: Võ Duy Nam

11

SVTH: Ngô Thị Như



Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh, có thể nói từ khi sơ
khai đến xuất hiện văn minh ngày nay đều gắn bó chặt chẽ với các hoạt động giao
thông vận tải, trong đó có giao thông đường bộ. Lịch sử dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta đã chứng minh vai trò to lớn của giao thông đường bộ đối với tất cả các
lĩnh vực như: kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng, đối với đời sống xã hội.
1.2.1

Đối với nền kinh tế của Việt Nam

- Giao thông vận tải nói chung và trong đó có giao thông đường bộ nói
riêng là một ngành dịch vụ, tham gia vào việc cung ứng vật tư kỹ thuật, nguyên liệu,
năng lượng cho các cơ sở sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ, giúp
cho các quá trình sản xuất xã hội diễn ra liên tục và bình thường. Giao thông đường
bộ phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, giúp cho các hoạt động sinh hoạt được
thuận tiện.
- Các mối liên hệ kinh tế, xã hội giữa các địa phương được thực hiện nhờ
mạng lưới giao thông vận tải trong đó có giao thông đường bộ. Vì thế, những nơi
nằm gần các tuyến vận tải lớn hoặc các đầu mối giao thông vận tải và đường bộ
cũng là những nơi tập trung các ngàng sản xuất, dịch vụ và dân cư. Nhờ hoàn thiện
kỹ thuật, mở rộng cự li vận tải, tăng tốc độ vận chuyển mà các vùng xa xôi về mặt
địa lí cũng trở nên gần. Những tiến bộ của ngành vận tải cũng như giao thông đường
bộ đã có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên
thế giới.
- Ngành giao thông đường bộ phát triển góp phần thúc đẩy hoạt động kinh
tế, văn hóa ở những vùng núi xa xôi, củng cố tính thống nhất nền kinh tế, tăng
cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo nên mối giao lưu của nền kinh tế

các nước trên thế giới.
1.2.2

Đối với chính trị và an ninh quốc phòng

Kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định thành lập Bộ Giao thông
công chính đến nay (28.8.1945), ngành GTVT Việt Nam đã trải qua gần 60 mươi
năm tồn tại và phát triển, gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước với nhiều
thời kỳ sôi nổi, hào hùng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là
mạch máu của tổ chức. Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng. Giao thông xấu thì các
việc đình trệ”. Câu nói giản dị của Bác không chỉ nhấn mạnh đến vai trò quan trọng
của GTVT trong sự nghịêp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mà còn là lời nhắc nhở
nhiệm vụ đối với những người làm công tác giao thông vận tải trong quá khứ, hiện
tại và tương lai sau này. Có thể nói lịch sử hình thành, phát triển và trưởng thành

GVHD: Võ Duy Nam

12

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

của mình, lớp lớp thế hệ cán bộ, công nhân, lao động ngành GTVT Việt Nam đã
luôn theo lời chỉ dạy của Bác Hồ, luôn nỗ lực phấn đấu, góp phần quan trọng vào
sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân ta.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kì đầy gian khổ và cũng
hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân loại thế kỉ XX, một trong

những yếu tố làm nên chiến thắng vĩ đại đó là ý chí quyết chiến quyết thắng của
quân và dân ta “ xẽ dọc trường sơn đi cứu nước”, chúng ta đã xây dựng được đường
Hồ Chí Minh lịch sử - tuyến đường bộ đặc biệt quan trọng để chi viện lực lượng, vũ
khí, quân lương cho chiến trường miền Nam.

1.2.3. Đối với đời sống xã hội.
Trong đời sống của xã hội, mỗi con người hàng ngày đều gắn bó mật thiết
với hoạt động giao thông đường bộ. Từ những người dân bình thường đến các Thủ
tướng quốc gia đều tham gia giao thông đường bộ . Từ những em bé chuẩn bị sinh
ra trên chiếc xe đưa đến bệnh viện, đến những người khi nhắm mắt xuôi tay nằm
trên chiếc xe tang về cõi vĩnh hằng, từ những sinh hoạt của người dân (kể cả những
người khuyết tật ) đến những hành vi nguy hiểm cho xã hội của bọn tội phạm trong
quá trình phạm tội hay chạy trốn, cũng đều sử dụng và tham gia giao thông đường
bộ. Có thể nói , hoạt động giao thông đường bộ có liên quan trực tiếp đến an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội cũng như hoạt động đời sống kinh tế - xã hội.
1.3

Những quy tắc cơ bản về giao thông đường bộ.
1.3.1

Quy tắc về phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

So với Luật năm 2001, có những quy định về phương tiện tham gia giao
thông đường bộ có những sửa đổi một số nội dung cho phù hợp với Luật tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật.
Bên cạnh đó để phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và
một số Hiệp định Việt Nam đã ký kết cho phép xe tay lái bên phải của một số nước
vào Việt Nam, đồng thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của phát triển du lịch,
Luật giao thông đường bộ cũng bổ sung quy định về việc cho phép xe ô tô của
người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải tham gia giao thông tại

Việt Nam theo quy định của Chính phủ. Trong Nghị định của Chính phủ sẽ quy
định chi tiết các trường hợp cho phép xe ô tô có tay lái bên phải của các nước được
vào Việt Nam. Luật năm 2001 không giao thẩm quyền này cho Chính phủ nên cơ
quan có thẩm quyền cho phép xe ô tô có tay lái bên phải của các nước được vào
GVHD: Võ Duy Nam

13

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Việt Nam là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, vì vậy thủ tục xin phép phải mất nhiều
thời gian. Với quy định mới giao quyền cho Chính phủ sẽ tạo sự linh hoạt, thuận lợi
hơn trong tiến hành các thủ tục để cho phép xe ô tô có tay lái bên phải (chủ yếu là
xe du lịch) của các nước được vào Việt Nam, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển
kinh tế-xã hội, cải cách thủ tục hành chính .
Nhằm tạo sự thống nhất trong công tác quản lý các loại xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng, nâng cao vai trò của Bộ quản lý chuyên ngành, Luật giao thông đường
bộ cũng giao thẩm quyền quy định và tổ chức việc thu hồi đăng ký, biển số các loại
xe cơ giới cho Bộ Công an, thu hồi đăng ký, biển số xe máy chuyên dùng cho Bộ
Giao thông vận tải, bảo đảm nguyên tắc cơ quan nào cấp thì cơ quan đó thu hồi.
Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
- Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy
định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
 Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
 Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
 Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước
ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại

Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
 Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
 Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
 Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho
người điều khiển;
 Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
 Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
 Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm
khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
 Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
- Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép
tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
- Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp
- Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới

GVHD: Võ Duy Nam

14

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và
bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của
quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ
- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới
tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở
khách.
- Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe
không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt.
- Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông
đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau
đây gọi là kiểm định).
- Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định
phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
- Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn
kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường
bộ giữa hai kỳ kiểm định.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy
phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ
giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm
định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ
- Khi tham gia giao thông, xe thô sơ phải bảo đảm điều kiện an toàn giao thông
đường bộ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của
xe thô sơ tại địa phương mình.
Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
- Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
sau đây:
 Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
 Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

GVHD: Võ Duy Nam

15

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

 Có đèn chiếu sáng;
 Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
 Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an
toàn khi di chuyển;
 Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
- Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện
và công trình đường bộ khi di chuyển.
1.3.2

Quy tắc về người tham gia giao thông đường bộ.

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ
những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
 Chở người bệnh đi cấp cứu;
 Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
 Trẻ em dưới 14 tuổi.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe
gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
- Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không

được thực hiện các hành vi sau đây:
 Đi xe dàn hàng ngang;
 Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
 Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
 Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
 Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai
bánh đối với xe ba bánh;
 Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham
gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
 Mang, vác vật cồng kềnh;
 Sử dụng ô;
 Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
 Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

GVHD: Võ Duy Nam

16

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

 Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
- Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm
một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
- Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của
Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại

khoản 4 Điều 30 của Luật này.
- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài
quai đúng quy cách.
- Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường
dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có
báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện
pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
- Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao
thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Người đi bộ
- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè
phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ
đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ
dẫn.
- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm
dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường
khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương
tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và
không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ
giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7
tuổi khi đi qua đường.
Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông
- Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi
có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

GVHD: Võ Duy Nam


17

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

- Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để
báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.
- Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua
đường.
Người dẩn dắt súc vật đi trên đường bộ
-

Người dẩn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và

đảm bảo vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì
phải quan sát và chỉ được đi ngang qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.
-

Không được dẩn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.
1.3.3 Một số quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Những quy định ở phần kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong Luật Giao
thông đường bộ 2008 so với Luật năm 2001, đã bổ sung và quy định cụ thể việc
phân loại đường bộ, đồng thời quy định rõ thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các
hệ thống đường bộ của Bộ GTVT (đối với quốc lộ) và của UBND (đối với đường
địa phương); bổ sung một số quy định mang tính nguyên tắc việc đặt tên, số hiệu
đường bộ. Quy định cụ thể hơn việc sử dụng đất nằm trong phạm vi đất dành cho
đường bộ.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định tỷ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với
đất xây dựng đô thị phải bảo đảm từ 16% đến 26% để đáp ứng yêu cầu phát triển
lâu dài của giao thông đô thị, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
Về vấn đề bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và ATGT của công trình đường bộ, Luật
giao thông đường bộ bổ sung quy định về công tác thẩm định về ATGT đối với
công trình đường bộ, việc xây dựng công trình đường bộ phải bảo đảm tiêu chuẩn
kỹ thuật và điều kiện ATGT cho người đi bộ, người khuyết tật, quy định cụ thể việc
đấu nối, việc xây dựng đường gom để bảo đảm ATGT cho hệ thống quốc lộ. Quy
định chặt chẽ đối với việc sử dụng, quản lý công trình báo hiệu đường bộ.
Luật giao thông đường bộ 2008 cũng bổ sung những quy định mang tính
nguyên tắc đối với việc đầu tư xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ, bổ sung quy định ràng buộc trách nhiệm của đơn vị thi công công trình
trên đường bộ đang khai thác phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra TNGT, ùn tắc
giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn
vị thi công trên đường bộ trong việc giữ gìn trật tự, ATGT, vệ sinh môi trường trong
quá trình thi công.

GVHD: Võ Duy Nam

18

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

Đối với công tác quản lý, bảo trì đường bộ, Luật đã làm rõ khái niệm bảo trì
đường bộ, quy định cụ thể hơn về nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ,
đặc biệt là việc hình thành Quỹ bảo trì đường bộ (từ nguồn ngân sách nhà nước, các
nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác) để quản lý, bảo

trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương nhằm mục đích bảo đảm kinh phí, nâng
cao hiệu quả công tác quản lý, bảo trì đường bộ, tạo cơ sở pháp lý để huy động các
nguồn lực cho việc bảo trì hệ thống đường bộ, từ đó góp phần tiết kiệm chi phí đầu
tư, xây dựng mới hệ thống đường bộ. Quy định này được xây dựng trên cơ sở tham
khảo kinh nghiệm của 55 nước trên thế giới có Quỹ bảo trì đường bộ hoặc Quỹ phát
triển đường bộ.
 Phân loại đường
- Mạng lưới đường bộ được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh,
đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau:
 Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh;
đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên;
đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa
khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;
 Đường tỉnh là đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành
chính của huyện hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường có vị trí
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
 Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận;
đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
 Đường xã là đường nối trung tâm hành chính của xã với các thôn, làng, ấp,
bản và đơn vị tương đương hoặc đường nối với các xã lân cận; đường có vị
trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã;
 Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị;
 Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại
của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Thẩm quyền phân loại và điều chỉnh các hệ thống đường bộ quy định như
sau:
 Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định;


GVHD: Võ Duy Nam

19

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

 Hệ thống đường tỉnh, đường đô thị do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định
sau khi thỏa thuận với Bộ GTVT (đối với đường tỉnh) và thỏa thuận với Bộ
GTVT và Bộ Xây dựng (đối với đường đô thị);
 Hệ thống đường huyện, đường xã do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định
sau khi được Chủ tịch UBND cấp tỉnh đồng ý;
 Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên
dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng
Bộ GTVT đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp
thuận bằng văn bản của Chủ tịch UBND cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng
đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng
văn bản của Chủ tịch UBND cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối
vào đường xã.
 Tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ
- Đường bộ được chia theo cấp kỹ thuật gồm đường cao tốc và các cấp kỹ
thuật khác.
- Đường bộ xây dựng mới phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của từng cấp
đường; các tuyến đường bộ đang khai thác chưa vào cấp phải được cải tạo, nâng cấp
để đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của cấp đường phù hợp; đối với đường chuyên dùng còn
phải áp dụng cả tiêu chuẩn riêng theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của các bộ quy định như sau:
 Bộ Giao thông vận tải xây dựng, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn kỹ thuật các

cấp đường;
 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia các cấp
đường.
 Công trình báo hiệu đường bộ
- Công trình báo hiệu đường bộ bao gồm:
 Đèn tín hiệu giao thông;
 Biển báo hiệu;
 Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
 Vạch kẻ đường;
 Cột cây số;

GVHD: Võ Duy Nam

20

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

 Công trình báo hiệu khác.
- Đường bộ trước khi đưa vào khai thác phải được lắp đặt đầy đủ công trình
báo hiệu đường bộ theo thiết kế được phê duyệt.
- Không được gắn vào công trình báo hiệu đường bộ các nội dung không liên
quan tới ý nghĩa, mục đích của công trình báo hiệu đường bộ.
 Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm hoạt động bảo đảm an toàn
và tuổi thọ của công trình đường bộ, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý
hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm đất của đường bộ,

hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt
nước có liên quan đến an toàn công trình và ATGT đường bộ.
- Tổ chức, cá nhân được phép xây dựng, cải tạo, mở rộng, bảo trì công trình và
tiến hành hoạt động khác trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Đơn vị quản lý công trình đường bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn kỹ thuật
của công trình, liên đới chịu trách nhiệm đối với TNGT xảy ra do chất lượng quản
lý, bảo trì công trình.
- Trách nhiệm bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quy định như sau:
 Bộ GTVT tổ chức và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
 Bộ Công an chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng công an kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo thẩm quyền;
 UBND các cấp tổ chức bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong
phạm vi địa phương; bảo vệ hành lang ATGT đường bộ theo luật định;
 Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm phối hợp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
 Chính phủ quy định việc phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban
nhân dân về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành
lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho UBND, cơ quan quản lý
GVHD: Võ Duy Nam

21

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp


đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện
pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ
quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo
đảm giao thông thông suốt, an toàn.
1.4

Cơ quan quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ (3)

Để quản lý hệ thống giao thông vận tải của cả nước thì thuộc thẩm quyền
quản lý chung của Chính phủ. Chính phủ đã giao nhiệm vụ quản lý cho từng cơ
quan cụ thể. Trong đó để quản lý chung và chịu trách nhiệm trước Chính phủ thuộc
về trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải. Bộ giao thông vận tải cùng phối hợp với
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp quản
lý chung về giao thông đường bộ.
Bộ Giao thông vận tải đã giao thẩm quyền riêng quản lý về đường bộ chô
Tổng cục đường bộ. Tổng cục đường bộ sẽ chịu trách nhiệm trước Bộ giao thông
vận tải.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007
và Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định ban hành Quyết định số 107/2009/QĐTTg ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Giao thông vận tải và Tổng cục đường bộ Việt Nam. Cụ thể như sau:
1.4.1 Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam(2)
1.4.1.1

Chức năng

Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng hải và
hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện
đại diện sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ

quản lý theo quy định của pháp luật. Sau đây là trích lược một số nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam trong việc quản lý giao
thông đường bộ.
1.4.1.2

Nhiệm vụ, quyền hạn

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang
Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
(2)

Trích Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ

GVHD: Võ Duy Nam

22

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

1. Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải
và hàng không:
 Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 Ban hành quy chuẩn xây dựng và quy định việc quản lý kết cấu hạ tầng giao

thông theo thẩm quyền; quy định việc bảo trì, quản lý sử dụng, khai thác kết
cấu hạ tầng giao thông (trừ kết cấu hạ tầng giao thông đô thị) trong phạm vi
cả nước; chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy
chuẩn kỹ thuật mạng lưới công trình giao thông đang khai thác do Bộ chịu
trach nhiệm quản lý.
 Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ
đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; công bố
danh mục dự án gọi vốn đầu tư và hình thức đầu tư kết cấu hạ tầng giao
thông theo quy định của pháp luật.
 Trình Chính phủ quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội
địa, hành lang an toàn giao thông đường bộ, hành lang an toàn giao thông
đường sắt theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra Uỷ ban nhân dân
các cấp trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang an toàn giao
thông.
 Trình Chính phủ quy định việc phân loại, đặt tên hoặc số hiệu đường và tiêu
chuẩn kỹ thuật của các cấp đường bộ; quyết định phân loại, điều chỉnh hệ
thống quốc lộ; hướng dẫn cụ thể việc đặt tên, số hiệu đường bộ.
2. Về phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng
trong giao thông vận tải(trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh
và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải:
 Quy định chất lượng an toàn kỹ thuật. bảo vệ môi trường đối với phương tiện
giao thông cơ giới.
 Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm
tra chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,
phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy nội địa, hàng không, hàng hải,
các phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, các công trình,
phương tiện, thiết bị chuyên dùng sử dụng trong giao thông vận tải và các
mục đích khác theo quy định của pháp luật.

GVHD: Võ Duy Nam


23

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

 Quy định việc thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sản xuất, lắp ráp, sửa chữa,
hoán cải phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công
chuyên dùng và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải.
 Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, điều kiện hoạt động của cơ sở thiết
kế, sản xuất, bảo dưỡng hoặc thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt
tàu bay và trang thiết bị tàu bay tại Việt Nam; cơ sở cung cấp dịch vụ bảo
đảm hoạt động bay và cơ sở kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ
môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không và các phương tiện, thiết bị, công
trình khác theo quy định của pháp luật.
3. Quy định việc đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép,
bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người
vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ người điều
khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh
và tàu cá) và cho đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải.
4. Về vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân
dụng và vận tải đa phương thức:
 Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế,
chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của
Chính phủ.
 Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận
tải.

 Công bố đường bay dân dụng sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
công bố các tuyến vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và mạng
vận tải công cộng theo quy định của pháp luật.
 Hướng dẫn thực hiện vận tải đa phương thức theo quy định của Chính phủ.
5. Về an toàn giao thông:
 Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các đề án tổng thể về bảo đảm an toàn
giao thông trên phạm vi cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không
dân dụng thuộc phạm vi chức năng, nhiêm vụ của Bộ.
 Tổ chức thực hiện tìm kiếm – cứu nạn trong giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không.

GVHD: Võ Duy Nam

24

SVTH: Ngô Thị Như


Tình hình ùn tắc giao thông đường bộ ở các đô thị ở VN - thực trạng và giải pháp

6. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải:
 Tổ chức thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và
báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông và cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thẩm quyền của
Bộ theo quy định của pháp luật;
 Quy định việc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường sắt,
đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không (trừ phương tiện giao thông của

quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh); chủ trì hướng
dẫn kiểm tra, xác nhận tiêu chuẩn môi trường đối với xe ô tô và xe cơ giới
khác.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc
tham gia trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa,
hàng hải và hàng không.
8. Chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển
giao công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy
nội địa, hàng hải và hàng không; chỉ đạo việc xây dựng, triển khai các chương trình,
dự án các ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm dịch vụ
thông tin phục vụ quản lý nhà nước và đáp ứng nhu cầu của tổ chức, cá nhân tham
gia hoạt động giao thông vận tải.
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực và xử lý các vi phạm pháp luật về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt,
đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không thuộc thẩm quyền của Bộ.
1.4.1.3

Cơ cấu tổ chức :

1. Vụ Kế hoạch – Đầu tư;
2. Vụ Tài chính;
3. Vụ kết cấu hạ tầng giao thông;
4. Vụ An toàn giao thông;
5. Vụ Pháp chế;
6. Vụ Vận tải;
7. Vụ Khoa học – Công nghệ;
8. Vụ Môi trường;
9. Vụ Hợp tác quốc tế;
10.Vụ Tổ chức cán bộ;
GVHD: Võ Duy Nam


25

SVTH: Ngô Thị Như


×