Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại THẨM QUYỂN của TRỌNG tài THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.19 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(NIÊN KHÓA 2005 – 2009)
ĐỀ TÀI:

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Giáo Viên Hướng Dẫn:
Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Sinh Viên Thực Hiện:
NGUYỄN THỊ THU SÁU
MSSV: 5054908
LỚP: LUẬT THƯƠNG MẠI 2-K31

Cần Thơ - 2008


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trung

................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm……

…………………………………….

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

1


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trung

................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày……tháng……năm……

…………………………………….

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

2



GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ........................................................ 7
1.1 Khái quát chung về thẩm quyền của trọng tài thương mại.................... 7
1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền của trọng tài thương mại ................................. 7
1.1.2 So sánh thẩm quyền của trọng tài thương mại với thẩm quyền của tòa án
1.1.2.1 Khái quát chung về thẩm quyền của tòa án ...................................... 7
1.1.2.2 So sánh thẩm quyền của trọng tài với thẩm quyền của tòa án........... 8
1.1.3 Phân loại thẩm quyền của trọng tài thương mại ...................................... 10
1.1.3.1 Thẩm quyền theo pháp luật.............................................................. 10
1.1.3.2 Thẩm quyền theo thỏa thuận ........................................................... 12
1.1.3.2.1 Khái niệm và vai trò của thỏa thuận trọng tài .......................... 12
1.1.3.2.2 Các hình thức của thỏa thuận trọng tài..................................... 14
1.1.3.2.3 Hiệu lực của thỏa thuận trọng tài............................................. 16
1.1.3.2.4 Thẩm quyền xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài ............ 21
1.1.3.2.5 Hậu quả pháp lý của thỏa thuận trọng tài vô hiệu .................... 24
1.1.3.2.6 Mối quan hệ giữa điều khoản trọng tài với hợp đồng............... 25

Trung tâm
Học
liệucủaĐH
Thơ
@đảm

Tàibảo
liệu
nghiên
cứu
1.2 Sự
hỗ trợ
tòa Cần
án trong
việc
thi học
hành tập
thỏavà
thuận
trọng tài
......................................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ
HƯỚNG HOÀN THIỆN ................................................................................. 28
2.1 Những vấn đề đặt ra khi thực hiện các quy định của pháp luật về thẩm
quyền của trọng tài thương mại và hướng hoàn thiện.................................. 28
2.1.1 Về phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài.............................. 28
2.1.2 Vấn đề chủ thể được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ............. 31
2.1.3 Về thỏa thuận trọng tài.................................................................. 32
2.1.4 Vấn đề phân định thẩm quyền của tòa án và trọng tài.................... 37
2.2 Một số góp ý về cơ chế thi hành ............................................................... 39
2.2.1 Đối với các nhà kinh doanh........................................................... 39
2.2.2 Đối với trọng tài viên .................................................................... 40
2.2.3 Đối với nhà nước .......................................................................... 40
KẾT LUẬN..................................................................................................... 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 43


SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

3


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường với
sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế có chế độ sở hữu khác nhau đã làm cho
các quan hệ kinh tế ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Dưới tác động của
các quy luật trong cơ chế thị trường, lợi nhuận không những là động lực, là một
trong những thước đo hiệu quả hoạt động kinh doanh mà còn là mục đích, là
phương tiện tồn tại của các chủ thể kinh doanh.
Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta trong những năm qua được
diễn ra trong bối cảnh phát triển theo chiều rộng và chiều sâu của các quan hệ
kinh tế với một tốc độ nhanh chóng chưa từng có để từng bước khẳng định nó là
một bộ phận không thể thiếu của thị trường thế giới. Tranh chấp trong kinh tế nói
chung và tranh chấp trong kinh doanh nói riêng là hệ quả tất yếu của quá trình
phát triển kinh tế, nó cũng trở nên phong phú hơn về chủng loại, gay gắt, phức
tạp hơn về tính chất và quy mô. Bởi vậy, yêu cầu phải áp dụng các hình thức và
phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có hiệu quả là một đòi hỏi khách
quan để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, bảo đảm

Trung

nguyên tắc pháp chế, thông qua đó góp phần tạo lập môi trường pháp lý lành

mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
tâm Học
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển các quan hệ kinh tế - xã hội và do ảnh
hưởng của những đặc điểm về phong tục, tập quán, cơ chế giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh được pháp luật mỗi quốc gia quy định không giống nhau. Tuy
nhiên, xuất phát từ đặc trưng chung của hoạt động kinh doanh và nhu cầu điều
chỉnh của pháp luật, cho tới thời điểm hiện tại, các hình thức giải quyết tranh
chấp chủ yếu được áp dụng rộng rãi trên thế giới bao gồm thương lượng, hoà
giải, trọng tài và giải quyết thông qua toà án.
Thực tiễn hiện nay cho thấy, phần lớn các tranh chấp thương mại, đầu tư
trên thế giới được giải quyết theo con đường trọng tài nếu các bên thương lượng
hoặc hoà giải không thành. Điều này xuất phát từ những ưu việt của trọng tài so
với toà án: nhanh chóng, mềm dẻo, đở tốn kém, đảm bảo uy tín và đảm bảo bí
mật trong kinh doanh.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông
qua ngày 25/02/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2003 (gọi tắt là Pháp lệnh). Sự
ra đời của Pháp lệnh đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong pháp luật về
trọng tài thương mại của Việt Nam, khắc phục được những điểm bất cập, nhất là
về mặt pháp lý của các quy định pháp luật về trọng tài trước đây, phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

4


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp


kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt
Nam không ngừng đổi mới, thực tiễn áp dụng các quy định về thẩm quyền của
trọng tài thương mại có nhiều vấn đề phải đặt ra và cần phải sữa đổi bổ sung cho
phù hợp nhằm hoàn thiện pháp luật về trọng tài thương mại ở nước ta.
Thẩm quyền của trọng tài có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vấn
đề là trọng tài hay toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nếu trọng tài
không có thẩm quyền thì một trong các bên sẽ đưa tranh chấp ra toà án giải quyết
và một khi trọng tài có thẩm quyền giải quyết mà tranh chấp lại được đưa ra toà
án giải quyết thì toà án phải từ chối thụ lý. Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền
của trọng tài còn có ý nghĩa trong việc thi hành và quyết định của trọng tài, nếu
trọng tài không có thẩm quyền thì bên thi hành quyết định có thể yêu cầu toà án
huỷ quyết định trọng tài.
Phạm vi thẩm quyền xét xử của trọng tài là một yếu tố quan trọng, nó quy
định thẩm quyền của trọng tài đối với một vụ kiện cụ thể. Một điều koản trọng tài
ghi đầy đủ tên trung tâm trọng tài, quy tắc tố tụng trọng tài…cũng chưa hẳn vụ
kiện được trung tâm trọng tài thụ lý. Trọng tài chỉ thụ lý khi xem vụ kiện đó theo
quy định của pháp luật có thuộc thẩm quyền xét xử của trọng tài hay không. Do
đó, việc xác định những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài là
rất quan
Trung tâm
Họctrọng.
liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Đó cũng chính là lý do người viết chọn đề tài: “Thẩm quyền của trọng tài
thương mại” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình, để người viết có sự hiểu
biết sâu hơn về thẩm quyền của trọng tài thuơng mại ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu đề tài: Trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và
trình độ nghiên cứu có giới hạn nên sinh viên chỉ nghiên cứu xoay quanh vấn đề:
“Thẩm quyền của trọng tại thương mại”. Trong khuôn khổ luận văn của mình,
người viết không trình bày một cách chi tiết từng vấn đề mà chỉ trình bày những
quy định cơ bản của đề tài.

Cấu trúc đề tài: Cơ cấu đề tài gồm có:
- Mục lục
- Lời nói đầu
- Chương 1: Quy định chung về thẩm quyền của trọng tài thương mại ở
Việt Nam hiện nay
- Chương 2: Những vấn đề đặt ra khi thực hiện các quy định của pháp
luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại và hướng hoàn thiện
- Kết luận
- Danh mục tài liệu tham khảo.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

5


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, với sự nổ lực rất lớn của bản thân,
nhưng do nguồn tài liệu và trình độ còn hạn chế, cho nên bài viết không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong người đọc góp ý kiến cho bài viết được hoàn
thiện hơn !
Tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Dương Kim Thế Nguyên đã hướng dẫn
nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của
mình với đề tài: “Thẩm quyền của trọng tài thương mại”.
Xin chân thành cảm ơn!

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

6


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA
TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN CỦA TRỌNG TÀI
THƯƠNG MẠI.
1.1.1 Khái niệm về thẩm quyền của trọng tài thương mại
Thẩm quyền của trọng tài phụ thuộc vào thỏa thuận trọng tài của các bên
tranh chấp và các vụ việc tranh chấp phải phát sinh từ hoạt động thương mại.
Theo khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì thỏa thuận trọng
tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp
có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. Còn hoạt động
thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ
chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại
diện, đại lý thương mại…Pháp lệnh Trọng tài thương mại không quy định khái
niệm thẩm quyền của trọng tài thương mại, tuy nhiên, ta có thể hiểu khái niệm
này như sau: Thẩm quyền của trọng tài thương mại là quyền hạn mà trọng tài có
thể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại khi các bên
tranhHọc
chấp có
thỏa
thuận

trọng
tài. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
liệu
ĐH
Cần
Thơ
1.1.2 So sánh thẩm quyền của trọng tài với thẩm quyền của tòa án
1.1.2.1 Khái quát chung về thẩm quyền tòa án
Việc xác định thẩm quyền chung, hay nói cách khác là xác định các vụ
việc thuộc thẩm quyền xét xử về kinh doanh, thương mại của tòa án nhân dân nói
chung, sẽ giúp các doanh nghiệp xác định cụ thể, trong quan hệ pháp luật tranh
chấp, quan hệ nào là tranh chấp kinh doanh, thương mại để có thể khởi kiện vụ
tranh chấp tại tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật.
Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự quy định những tranh chấp về kinh doanh
thương mại thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân bao gồm:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá
nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao
gồm:
+ Mua bán hàng hoá;
+ Cung ứng dịch vụ;
+ Phân phối;
+ Đại lý;
+ Ký gửi;
+ Thuê, cho thuê, thuê mua;
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

7



GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

+ Xây dựng;
+ Tư vấn, kỹ thuật;
+ Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường
thuỷ nội bộ;
+ Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
+ Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
+ Đầu tư tài chính, ngân hàng;
+ Bảo hiểm;
+ Thăm dò, khai thác.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
tổ chức với nhau và điều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên
của công ty với nhau liên quan tới việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập,
hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy
định.
Theo Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định những yêu cầu sau đây
về kinh doanh, thương mại cũng thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án:
- Yêu
cầu ĐH
liên quan
việc@
trọng
tàiliệu
thương
mạitập

Việtvà
Nam
giải quyết
các
Trung tâm Học
liệu
Cầnđến
Thơ
Tài
học
nghiên
cứu
vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh
doanh, thương mại của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết
định kinh doanh, thương mại của tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi
hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,
thương mại của trọng tài nước ngoài.
- Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 7 Luật phá sản thì Tòa án nhân dân có
thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã.
Ngoài thẩm quyền chung , thẩm quyền của tòa án còn theo cấp, theo lãnh
thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn.
1.1.2.2 So sánh thẩm quyền của trọng tài với thẩm quyền của tòa án
1.1.2.2.1 Giống nhau
Việc xác định thẩm quyền của trọng tài hay toà án nó có ý nghĩa vô cùng
quan trọng. Nếu vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của trọng tài thì trọng tài
không được giải quyết vụ việc. Tòa án cũng vậy, nếu vụ việc tranh chấp không
thuộc thẩm quyền của tòa án thì tòa án không được đưa vụ việc đó ra xét xử. Ví

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

8


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

dụ như một vụ việc tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nhưng một bên khởi
kiện đưa tranh chấp ra toà án giải quyết, bên còn lại chứng minh rằng đã có thỏa
thuận trọng tài có hiệu lực, thì vụ việc này không thuộc thẩm quyền giải quyết
của tòa án. Còn nếu thoả thuận trọng tài vô hiệu, nhưng các bên không thỏa thuận
lại một thỏa thuận trọng tài mới có hiệu lực thì vụ tranh chấp này không thuộc
thẩm quyền của trọng tài, lúc này các bên có thể đưa vụ tranh chấp ra tòa án có
thẩm quyền giải quyết.
Nhìn chung, việc xác định thẩm quyền của tòa án hay thẩm quyền của
trọng tài nhằm để giải quyết vụ việc tranh chấp cho các bên, mục đích cuối cùng
là cũng nhằm đưa ra một phương án gở rối, một quyết định, bản án để các bên
tranh chấp cùng nhau thực hiện, có thể trước đó họ đã thương lượng hoặc hoà
giải không thành.
1.1.2.2.2 Khác nhau
Cũng giống như giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải,
phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên tinh thần tự
nguyện. Để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết, các bên phải có thỏa thuận
trọng tài. Các bên được quyền thỏa thuận để lựa chọn một trọng tài phù hợp,
được quyền chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết

Trung tâm
@ Tài

liệuhoà
họcgiảitập
nghiên
cứu
tranhHọc
chấp.liệu
Tuy ĐH
nhiên,Cần
khácThơ
với thương
lượng,
thì và
trọng
tài là một

quan tài phán. Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở chỗ trọng tài có quyền đưa ra
quyết định giải quyết vụ việc trên cơ sở pháp luật và quyết định này có giá trị
cưỡng chế thi hành đối với các bên.
Khác với thẩm quyền giải quyết của tòa án, thẩm quyền của trọng tài được
xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các
bên tranh chấp cũng như nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc
thực hiện hợp đồng. Điều kiện để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
trọng tài là các bên phải có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài là sự thống
nhất ý chí của các bên đưa những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải
quyết tại trọng tài. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thoả thuận trọng tài
phải thể hiện dưới một hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm
trọng tài cụ thể. Thỏa thuận trọng tài có thể ghi nhận bằng một điều khoản của
hợp đồng (điều khoản trọng tài) hoặc cũng có thể là một thoả thuận trọng tài
riêng biệt.
Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh

trong hoạt động thương mại, còn tòa án có thẩm quyền giải quyết những tranh
chấp không chỉ phát sinh trong hoạt động thương mại mà tòa án có thể giải quyết
những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân,
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

9


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp giữa công ty với các
thành viên của công ty, giữa thành viên của công ty với nhau liên quan với việc
thành lập, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức, tổ chức
của công ty; giải quyết thủ tục phá sản…
Ngoài việc giải quyết những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền của mình, tòa án còn có thể giải quyết những yêu cầu về kinh doanh,
thương mại sau đây mà trọng tài không có thẩm quyền giải quyết:
-Yêu cầu liên quan đến việc trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các
vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh
doanh, thương mại của tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết
định kinh doanh, thương mại của tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi
hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh,
thương mại của trọng tài nước ngoài.
- Tòa án có thể huỷ quyết định trọng tài khi các bên tranh chấp có yêu cầu
xem xét lại quyết định trọng tài, nếu vụ việc tranh chấp mà trọng tài không có
thẩm quyền giải quyết thì quyết định của trọng tài bị huỷ.

Trọng
tài ĐH
thương
mại Thơ
chỉ có @
thẩm
quyền
quyết
tranh chấpcứu
phát
Trung tâm Học
liệu
Cần
Tài
liệugiải
học
tậpnhững
và nghiên
sinh trong hoạt động thương mại khi có thoả thuận trọng tài là điều khoản trọng
tài hoặc một thỏa thuận trọng tài riêng biệt giữa các bên. Còn tòa án thì giải quyết
những tranh chấp phát sinh không cần có một thoả thuận như thỏa thuận trọng
tài, nếu như các bên muốn đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết tại tòa án thì có
thể khởi kiện hoặc yêu cầu xét xử, giải quyết, không cần phải có một điều khoản
thỏa thuận chọn tòa án giải quyết từ trước như phương thức giải quyết bằng trọng
tài. Khi đã có thoả thuận trọng tài thì các bên tranh chấp chỉ có thể đưa vụ việc
tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không
tham gia giải quyết nếu các bên đã có thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa
thuận trọng tài vô hiệu.
1.1.3 Phân loại thẩm quyền của trọng tài thương mại
1.1.3.1 Thẩm quyền theo pháp luật

Ở nhiều nước trên thế giới, trọng tài có thẩm quyền giải quyết tất cả các
tranh chấp phát sinh từ những quan hệ xã hội được thiết lập trên cơ sở bình đẳng
và thoả thuận giữa các bên. Các tranh chấp này có thể phát sinh từ quan hệ hợp
đồng, quan hệ đầu tư, quan hệ sở hữu…giữa các nhà kinh doanh với nhau; giữa
các nhà kinh doanh với tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc giữa các tổ chức, cá
nhân (không phải là nhà kinh doanh) với nhau.
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

10


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

Khi quy định về thẩm quyền của trọng tài, pháp luật của các quốc gia này
không sử dụng phương pháp liệt kê những loại tranh chấp có thể giải quyết bằng
trọng tài mà thường sử dụng phương pháp loại trừ. Tức là quy định những vụ
việc không thể giải quyết bằng trọng tài, còn những loại vụ việc khác có thể được
các bên tranh chấp thoả thuận để đưa ra trọng tài giải quyết.
Ví dụ: Luật trọng tài của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng hoặc quyền sở hữu giữa các công dân,
pháp nhân hoặc tổ chức khác trên cơ sở bình đẳng có thể giải quyết bằng trọng
tài” (Điều 2) và “Các tranh chấp sau đây không được giải quyết bằng trọng tài:
Tranh chấp liên quan đến hôn nhân, nhận con nuôi, giám hộ và thừa kế; Tranh
chấp hành chính phải được giải quyết bởi cơ quan có thẩm quyền về hành chính
theo quy định của pháp luật” (Điều 3).
Nhưng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết
tranh chấp của trọng tài khá hẹp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Với tên gọi
“Trọng tài thương mại”, trọng tài Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các

tranh chấp được xem là tranh chấp thương mại mà thôi. Theo quy định của pháp
luật: “Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng
trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động
1

thương
mại”.
hoạt
độngThơ
thương
là liệu
việc thực
nhiều hành
Trung tâm
Học
liệuCòn
ĐH
Cần
@mại
Tài
họchiện
tậpmột
vàhay
nghiên
cứuvi
thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung
ứng dịch vụ; phân phối, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây
dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò,
khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường
biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của

pháp luật.2 Còn theo Điều 2 Nghị định số 25/2004/NĐ-CP ngày 15/01/2004 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành một só điều của Pháp lệnh Trọng tài thương
mại thì trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức
kinh doanh.
Như vậy, trọng tài thương mại của Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp khi hội đủ hai điều kiện sau đây:
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại;
- Các bên tranh chấp phải là các tổ chức, cá nhân kinh doanh, mà đại bộ
phận là phải đăng ký kinh doanh.

1
2

. Theo khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
. Theo khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

11


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

Các tranh chấp không đáp ứng được những điều kiện này sẽ không được
giải quyết bằng trọng tài thương mại, ngay cả trường hợp các bên tranh chấp thoả
thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết.
Ví dụ: Một công dân không kinh doanh ký hợp đồng mua máy tính của

một Công ty thương mại về để sử dụng. Hợp đồng mua bán quy định: “Các
tranh chấp phát sinh, nếu các bên không thương lượng, hoà giải được với nhau
sẽ giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC). Trong tình
huống này, do bên mua là một công dân không kinh doanh; việc mua bán máy
tính chỉ để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng nên tranh chấp phát sinh từ
quan hệ hợp đồng mua bán giữa công dân này và Công ty thương mại không
thuộc thẩm quyền giải quyết của VAIC.
Như vậy, thẩm quyền của trọng tài Việt Nam hẹp hơn nhiều so với thẩm
quyền của trọng tài của các nước trên thế giới. Pháp luật Việt Nam quy định
thẩm quyền của trọng tài bằng phương pháp liệt kê những hoạt động thương mại
thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Hầu hết, pháp luật nhiều nước quy
định thẩm quyền của trọng tài bằng phương pháp loại trừ những vụ việc không
thể giải quyết bằng trọng tài.

Trung tâm

1.1.3.2 Thẩm quyền theo thoả thuận
Học
liệu Khái
ĐH niệm
CầnvàThơ
@của
Tàithoả
liệu
họctrọng
tậptài
và nghiên cứu
1.1.3.2.1
vai trò
thuận

1.1.3.2.1.1 Khái niệm
Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở lựa chọn

của các bên, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên tranh
chấp có thoả thuận trọng tài. Thoả thuận trọng tài là sự đồng thuận của các bên
về việc đưa các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh giữa các bên tranh
chấp ra giải quyết bằng trọng tài.1 Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thoả
thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các
vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại.2
Như vậy, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên đối với các vụ việc
tranh chấp cụ thể mà trọng tài chỉ có thẩm quyền xét xử vụ việc tranh chấp khi
các bên đương sự thoả thuận đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết. Đồng thời,
các tranh chấp này phải nằm trong phạm vi các loại tranh chấp được phép giải
quyết bằng trọng tài theo quy định của pháp luật về trọng tài ở Việt Nam. Các
bên tranh chấp có thể thoả thuận thành lập trọng tài vụ việc ( trọng tài Ad-hoc)
hoặc có thể thoả thuận chỉ định chọn trọng tài thường trực. Cho nên, trọng tài nào

1
2

. Theo Sổ tay trọng tài viên – NXB: Tư Pháp, năm 2007.
. Theo Khoản 2 điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

12


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN


Luận văn tốt nghiệp

được các bên thoả thuận lập ra hoặc chỉ định sẽ là trọng tài có thẩm quyền xét xử
tranh chấp giữa các bên.
Tuy nhiên, việc lập ra trọng tài vụ việc (trọng tài Ad-hoc) hoặc chỉ định
trọng tài thường trực được các bên ghi nhận trong điều khoản của trọng tài. Điều
khoản trọng tài có thể được các bên ghi nhận trong hợp đồng hoặc có thể được
các bên thoả thuận trong một văn bản riêng biệt. Một thoả thuận trọng tài được
xem là hợp pháp khi thoả thuận trọng tài đó đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về
hình thức, nội dung và tư cách pháp lý của các bên.1
1.1.3.2.1.2 Vai trò của thoả thuận trọng tài
Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh bằng phương thức trọng
tài, nếu các bên tranh chấp muốn đưa vụ việc ra giải quyết bằng trọng tài thì thoả
thuận trọng tài là một tất yếu phải được ghi nhận trong điều khoản của trọng tài
hoặc một văn bản riêng biệt. Nếu không có thoả thuận trọng tài thì vụ việc tranh
chấp không thể đưa ra giải quyết bằng con đường trọng tài. Do đó, thoả thuận
trọng tài có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động giải quyết tranh chấp của
trọng tài.
Như vậy, thoả thuận trọng tài là nền tảng của hoạt động giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, thể hiện dưới các khía cạnh sau đây:

Trung tâm Học
liệutàiĐH
Cần
@giải
Tài
liệu
học
tậpnếuvàtrước
nghiên

cứu
- Trọng
chỉ có
thẩmThơ
quyền
quyết
tranh
chấp
hoặc sau
khi
xảy ra tranh chấp các bên tranh chấp có thoả thuận trọng tài.2
- Khi các bên tranh chấp có thoả thuận trọng tài hợp lệ thì chỉ trọng tài
mới có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp đó mà thôi. Nếu một bên tranh chấp
khởi kiện tại toà án thì toà án phải từ chối thụ lý.3
- Trong nhiều trường hợp, thoả thuận trọng tài cho phép xác định một số
vấn đề liên quan đến việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài,
quy tắc tố tụng trọng tài (đối với việc giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng
tài do các bên thành lập), luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
- Những vi phạm liên quan đến thoả thuận trọng tài (ví dụ: không có thoả
thuận trọng tài; có thoả thuận trọng tài nhưng thoả thuận trọng tài bị vô hiệu) có
thể là căn cứ để toà án xem xét huỷ quyết định trọng tài khi được một hoặc các
bên tranh chấp yêu cầu.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của thoả thuận trọng tài đối với quá trình
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài mà Pháp lệnh Trọng tài thương mại có khá
.Ts. Nguyễn Trung Tín – Công nhận và thi hành các quyết định của Trọng tài thương
mại tại Việt Nam – NXB: Tư Pháp, Hà Nội-2005.
2
. Theo Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
3
. Theo Điều 5 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.

1

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

13


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

nhiều quy định chi tiết về thoả thuận trọng tài liên quan đến: các hình thức thoả
thuận trọng tài, các trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu, hậu quả pháp lý của
thoả thuận trọng tài vô hiệu, quan hệ giữa thoả thuận trọng tài với hợp đồng…Về
kỹ năng, khi tham gia giải quyết tranh chấp thương mại, các Trọng tài viên nên
xem xét cẩn thận thoả thuận trọng tài để đảm bảo rằng việc trọng tài giải quyết
tranh chấp là đúng thẩm quyền, quyết định của trọng tài là có giá trị pháp lý.
1.1.3.2.2 Các hình thức thoả thuận trọng tài
Pháp luật của các quốc gia cũng như các điều ước quốc tế mà các quốc gia
đã ký kết và gia nhập đều có quy định rằng thoả thuận trọng tài phải được lập
thành văn bản. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, mặc dù các bên khi ký kết
hợp đồng không thoả thuận về điều khoản trọng tài, nhưng khi tranh chấp xảy ra,
nguyên đơn đã đưa tranh chấp ra giải quyết tại trọng tài và yêu cầu bị đơn đồng ý
đưa vụ việc ra trọng tài để giải quyết theo yêu cầu của nguyên đơn. Khi đó, nếu
bị đơn đồng ý với yêu cầu đó của nguyên đơn thì sự đồng ý này cũng được xem
xét là một hình thức của thoả thuận trọng tài và cũng có giá trị pháp lý như các
hình thức thoả thuận khác. Phù hợp với thông lệ trọng tài thương mại thế giới,
Pháp lệnh Trọng tài thương mại của Việt Nam thừa nhận hai hình thức thoả
thuận trọng tài là điều khoản trọng tài và thoả thuận trọng tài riêng biệt. Theo


Trung tâm
liệuNam,
ĐH hình
Cầnthức
Thơ
Tài
liệutrọng
họctàitập
nghiên
phápHọc
luật Việt
của@
thoả
thuận
đượcvà
quy
định nhưcứu
sau:
“Thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông
qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ
ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận
trọng tài bằng văn bản; Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong
hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng”.1
Điều khoản của trọng tài trong hợp đồng là một điều khoản của hợp đồng
quy định về việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bằng trọng tài. Hay
nói cách khác, điều khoản trọng tài trong hợp đồng là thoả thuận giữa các bên
trong hợp đồng chọn trọng tài để giải quyết tranh chấp có thể xảy ra trong tương
lai. Nghĩa là, điều khoản này được các bên tranh chấp đã thoả thuận từ trước
trong hợp đồng, nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ giải quyết bằng trọng tài. Điều
khoản tồn tại độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, huỷ bỏ hợp đồng, sự

vô hiệu của hợp đồng sẽ không ảnh hưởng tới hiệu lực của điều khoản trọng tài.2
Thực tiễn, điều khoản trọng tài thường là một trong những điều khoản cuối cùng
1

. Theo Điều 9 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
. Quy định này phù hợp với thông lệ quốc tế và cũng được pháp luật về trọng tài của
nhiều nước quy định: Điều 19, Luật trọng tài Trung Quốc (1995); Điều 8, Luật trọng tài
Brazil (1996); Điều 16 Luật Mẫu UNCITRAL…

2

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

14


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

của hợp đồng, với các tên gọi như: “Giải quyết tranh chấp” hoặc ngắn gọn là
“Trọng tài”. Do là một điều khoản của hợp đồng nên điều khoản trọng tài được
xác lập trước khi tranh chấp xảy ra và thuờng rất ngắn gọn. Nhiều hợp đồng sử
dụng luôn điều khoản trọng tài mẫu của các trung tâm trọng tài được các bên lựa
chọn để giải quyết tranh chấp. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cũng đưa
ra điều khoản trọng tài mẫu của mình và khuyến khích các doanh nghiệp nên sử
dụng điều khoản trọng tài mẫu đó trong hợp đồng. Việc khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng điều khoản trọng tài mẫu của các trung tâm trọng tài sẽ đảm bảo
cho thoả thuận trọng tài có giá trị pháp lý nhiều hơn, tránh các tình trạng thoả
thuận trọng tài vô hiệu, sẽ ảnh hưởng đến các bên tranh chấp trong việc đưa tranh

chấp ra xử lý.
Thoả thuận trọng tài có thể được các bên tranh chấp thoả thuận và ghi
trong một văn bản riêng biệt. Văn bản riêng biệt, tức là văn bản không được ghi
nhận trong hợp đồng giữa các bên tranh chấp. Văn bản thoả thuận trọng tài riêng
biệt có thể được các bên xác lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên,
thoả thuận trọng tài riêng biệt thường được lập khi giữa các bên đã có tranh chấp
xảy ra. Ví dụ: Đó là trường hợp các bên ký kết hợp đồng không có điều khoản về
trọng tài. Khi người vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo thoả thuận
trongHọc
hợp đồng.
NgườiCần
cho vay
đã @
đưaTài
đơn liệu
kiện tới
trọng
củanghiên
Hiệp hội cứu
Ngân
Trung tâm
liệu ĐH
Thơ
học
tậptàivà
hàng Nga. Cùng thời gian đó, nguyên đơn (người cho vay) gửi cho bên bị đơn
(người vay) một bức thư, yêu cầu bên bị đơn đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài
của Hiệp hội Ngân hàng Nga giải quyết tranh chấp. Đại diện bên bị đơn ký và
đóng dấu vào đó. Hội đồng trọng tài thuộc Hiệp hội Ngân hàng Nga đã coi bức
thư trên là thoả thuận trọng tài bằng văn bản có giá trị pháp lý.1 Ngoài ra, hình

thức thoả thuận trọng tài bằng một văn bản riêng biệt cũng có thể là điều lệ công
ty. Ví dụ: Điều lệ công ty A có điều khoản ghi nhận rằng các tranh chấp phát sinh
giữa các thành viên của công ty với nhau hoặc với công ty sẽ đưa ra Hiệp hội
trọng tài X giải quyết. Trong trường hợp đó, khi có tranh chấp xảy ra, thành viên
công ty với tư cách là một bên tranh chấp có thể đưa tranh chấp ra Hiệp hội trọng
tài X để giải quyết và coi điều khoản trong Điều lệ công ty A là thoả thuận trọng
tài bằng văn bản.
Do có thể được xác lập sau khi tranh chấp xảy ra nên thoả thuận trọng tài
riêng biệt có điều kiện quy định chi tiết về nhiều nội dung liên quan đến việc giải
1

. Viện Nhà nước và pháp luật thuộc Viện hàn lâm Nga-Trọng tài, pháp luật, thực tiễn
và bình luận – NXB: INPHRA-M, Matxcơva,1997 – Tham khảo: Ts. Nguyễn Trung
Tín-Công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam, NXB:
Tư Pháp, Hà Nội-2005.
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

15


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

quyết tranh chấp bằng trọng tài, phù hợp với tính chất của tranh chấp và yêu cầu
của các bên tranh chấp như: số lượng Trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài, địa
điểm tiến hành trọng tài, luật áp dụng, ngôn ngữ trọng tài…
Thoả thuận trọng tài là một điều khoản của hợp đồng hay một văn bản
riêng biệt đều giống nhau về bản chất và có giá trị pháp lý như nhau. Nghĩa là,
các bên tranh chấp đều thoả thuận đưa vụ việc tranh chấp ra giải quyết bằng

trọng tài. Nếu thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì trọng tài được chọn sẽ giải
quyết vụ việc tranh chấp; ngược lại, nếu thoả thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài
được chọn sẽ không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp.
1.1.3.2.3 Hiệu lực của thoả thuận trọng tài
Trong phương thức trọng tài, yếu tố cơ bản nhất là thoả thuận. Nếu không
có thoả thuận thì sẽ không có trọng tài và cũng tương tự như vậy, nếu trọng tài
được tiến hành không dựa trên cơ sở thoả thuận thì trọng tài sẽ không có thẩm
quyền giải quyết tranh chấp. Khi đã có thỏa thuận, các bên phải thực hiện các
nghĩa vụ phát sinh từ thoả thuận này và không bên nào được tự ý đơn phương
thay đổi hoặc vi phạm thoả thuận. Vì vậy, tranh chấp chỉ có thể giải quyết bằng
trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thoả thuận trọng tài.
Thoả thuận trọng tài có hiệu lực không chỉ là hình thức pháp lý được ghi

Trung tâm
liệu
ĐHcủaCần
Thơlà @
liệulýhọc
tập
nhậnHọc
sự thoả
thuận
các bên,
căn Tài
cứ pháp
để dựa
vàovà
đónghiên
bên bị vi cứu
phạm

thoả thuận có quyền yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ thoả thuận mà
còn là căn cứ để toà án buộc các bên phải thực hiện thỏa thuận trọng tài bằng
việc từ chối thụ lý khi một bên khởi kiện ra toà án.
Tuy Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 không quy định về điều
kiện có hiệu lực của trọng tài, nhưng xét về bản chất thì thoả thuận trọng tài là
một giao dịch dân sự, bởi vậy, để thoả thuận trọng tài có hiệu lực thì phải đáp
ứng các điều kiện sau đây:
- Người tham gia ký kết thoả thuận trọng tài có năng lực hành vi dân sự;
- Thoả thuận trọng tài không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái
đạo đức xã hội;
Ví dụ: Pháp luật quy định một loại tranh chấp cụ thể không được giải
quyết bằng trọng tài nhưng các bên thoả thuận giải quyết bằng trọng tài thì thoả
thuận đó không có giá trị; hoặc pháp luật quy định tranh chấp chỉ được giải quyết
bằng trọng tài của Việt Nam nhưng các bên thoả thuận đưa tranh chấp ra giải
quyết bằng trọng tài của nước ngoài thì thoả thuận trọng tài này cũng không có
giá trị pháp lý.
- Người tham gia ký kết thoả thuận trọng tài hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức thoả thuận trọng tài phải bằng văn bản.
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

16


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

Như vậy, có thể nói thỏa thuận trọng tài không đáp ứng các điều kiện trên
thì thỏa thuận trọng tài vô hiệu, nghĩa là thoả thuận xác lập không tuân thủ các
quy định của pháp luật và không có giá trị ràng buộc các bên tranh chấp. Theo

Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì thoả thuận trọng tài bị vô hiệu trong các
trường hợp sau:
Tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại:
Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại thì hoạt động thương mại được hiểu
theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động, từ đầu tư đến sản xuất, mua bán
hay cung ứng mọi loại dịch vụ trên thương trường nhằm mục đích thu lợi nhuận.
Theo Khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại thì chỉ liệt kê các hoạt
động được coi là hoạt đông thương mại chứ không sử dụng phương pháp loại trừ
như các nước trên thế giới.
Để xác định hoạt động thương mại, cần lưu ý cân nhắc hai điều kiện sau
đây:
- Bên tham gia quan hệ (từ đó làm phát sinh tranh chấp) có phải là cá
nhân, tổ chức kinh doanh hoạt động thương mại hay không?
- Mục đích tham gia để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi
nhuận hay chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng?
ký thoả
thuận
trọng
thẩm
quyền
ký kết theo
quy
Trung tâm HọcNgười
liệu ĐH
Cần
Thơ
@ tài
Tàikhông
liệu có
học

tập
và nghiên
cứu
định của pháp luật.
Thoả thuận trọng tài là sự thống nhất ý chí của các bên nhằm đưa một
hoặc tất cả các tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết
bằng trọng tài. Chính vì vậy, khi một bên ký thoả thuận trọng tài không có thẩm
quyền ký kết thì thoả thuận trọng tài bị vô hiệu. Bởi ý chí thể hiện trong thoả
thuận trọng tài có thể không phải là ý chí thật của bên ký sai thẩm quyền.
Ví dụ: Phó giám đốc của Công ty Trách nhiệm hữu hạn A được Giám đốc
(người đại diện theo pháp luật của công ty) uỷ quyền ký kết hợp đồng với công ty
cổ phần B. Hợp đồng giữa các bên đã được ký kết. Trong quá trình thực hiện hợp
đồng, giữa các bên có tranh chấp. Phó giám đốc của Công ty Trách nhiệm hữu
hạn A ký văn bản thoả thuận với công ty Cổ phần B để đưa tranh chấp ra giải
quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế VIAC. Do các bên không thương lượng,
hoà giải được với nhau, Công ty Cổ phần B khởi kiện Công ty Trách nhiệm hữu
hạn A tại VIAC. Nhưng giám đốc Công ty Trách hiệm hữu hạn A phủ nhận thẩm
quyền của VIAC, với lý do không uỷ quyền cho Phó giám đốc ký thoả thuận
trọng tài. Trong trường hợp này, thoả thuận trọng tài bị xem là vô hiệu và VIAC
không có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

17


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp


Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp tại thời điểm ký kết thoả
thuận trọng tài thì người ký không được uỷ quyền nhưng sau đó người đại diện
theo pháp luật chấp nhận thoả thuận trọng tài, thì thoả thuận trọng tài không bị
coi là vô hiệu. Cũng ví dụ trên, nếu Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn A
biết về việc Phó giám đốc ký văn bản thoả thuận trọng tài nhưng không phản đối
thì văn bản thoả thuận trọng tài này vẫn có hiệu lực.
Cần lưu ý một trường hợp có thể xảy ra, chính Công ty Cổ phần B khiếu
nại về việc Phó giám đốc công ty A không có thẩm quyền ký thoả thuận trọng tài
vì không được Giám đốc uỷ quyền, cho dù họ đã tự nguyện ký thoả thuận trọng
tài với Phó giám đốc Công ty A. Trường hợp này thường xảy ra khi Công ty B là
bị đơn hoặc thua kiện. Để tránh rủi ro về việc quyết định trọng tài có thể bị toà án
huỷ, Hội đồng trọng tài thường yêu cầu Giám đốc Công ty A làm văn bản công
nhận thẩm quyền ký thoả thuận trọng tài của Phó giám đốc trước khi đi vào giải
quyết nội dung vụ kiện.
Một bên ký thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ:
Theo Điều 17 của Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Năng lực hành vi dân
sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện Học
quyền,liệu
nghĩa
vụ Cần
dân sự”.
thành
niênhọc
là người
đủ nghiên
18 tuổi trởcứu
lên,
Trung tâm

ĐH
ThơNgười
@ Tài
liệu
tập và
người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Theo pháp luật quy định, người
thành niên được ký kết thỏa thuận trọng tài là người có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ, trừ trường hợp người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự
và hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp mất năng lực hành vi dân sự. Khi một người do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc bệnh khác hoặc không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình thì theo yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan, toà án ra quyết định
tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định;
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người nghiện ma tuý,
nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu
cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, toà án có
thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Người
đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi
đại diện do toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị
hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp
luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

18


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN


Luận văn tốt nghiệp

Như vậy, trường hợp cá nhân ký thoả thuận trọng tài chưa đủ 18 tuổi hoặc
đủ 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi
dân sự thì thoả thuận trọng tài bị vô hiệu.
Thoả thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng
tranh chấp, tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp mà sau đó
các bên không có thoả thuận bổ sung:
Khác với pháp luật trọng tài của nhiều nước trên thế giới, Pháp lệnh trọng
tài thương mại của Việt Nam yêu cầu thoả thuận trọng tài phải xác định chính
xác đối tượng tranh chấp và một hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
(chọn Trung tâm trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài do các bên thành lập) thì thoả
thuận trọng tài đó mới được coi là có hiệu lực.
Thực tiễn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong thời gian qua thường
gặp các thoả thuận trọng tài không rõ ràng dưới các dạng sau đây:
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết bằng trọng tài
Việt Nam, theo quy định của pháp luật Việt Nam” Thoả thuận này quá chung
chung, chưa cho phép xác định cụ thể một hình thức trọng tài giải quyết tranh
chấp, bởi vậy, thoả thuận trọng tài này bị coi là vô hiệu. Nếu các bên tranh chấp
không thoả thuận lại thoả thuận trọng tài thì trọng tài không giải quyết vụ việc
tranhHọc
chấp.liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung tâm
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết bằng trọng tài
quốc tế cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam” hoặc “Mọi tranh
chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết bằng Toà án trọng tài bên cạnh
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam”. Tuy thoả thuận trọng tài diễn đạt
sai tên của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhưng ý chí thật của các bên
là muốn đưa tranh chấp đã phát sinh hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại tổ
chức trọng tài bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Mặt khác,

bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ có một tổ chức trọng
tài quốc tế duy nhất là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Như vậy, cả hai
thoả thuận trọng tài nói trên đều cho phép vụ việc tranh chấp được đưa ra giải
quyết bằng trọng tài, vì ý chí và nguyện vọng của các bên tranh chấp đều muốn
đưa vụ tranh chấp giải quyết ở Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam. Do đó,
thoả thuận trọng tài này không bị vô hiệu.
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết bằng Trung
tâm trọng tài thương mại tại Hà Nội”. Thoả thuận trọng tài này chưa xác định cụ
thể tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, bởi tại Hà Nội có tới
ba trung tâm trọng tài là Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, Trung tâm
Trọng tài Thương mại Hà Nội và Trung tâm Trọng tài Thương mại Á Châu. Như
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

19


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

vậy, thoả thuận trọng tài sẽ không xác định được một trong ba trung tâm trọng tài
này thì trung tâm trọng tài nào có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp. Do đó,
thoả thuận trọng tài trong trường hợp này cũng bị vô hiệu.
Thoả thuận trọng tài không được lập dưới hình thức văn bản:
Theo khoản 1 Điều 9 Pháp lệnh Trọng tài 2003 thì thoả thuận trọng tài
phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, talex,
fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải
quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thoả thuận trọng tài bằng văn bản.
Như vậy, văn bản thoả thuận trọng tài có thể là bản hợp đồng chứa đựng
điều khoản trọng tài; công văn, tài liệu giao dịch được các bên gửi cho nhau qua

đường thư tín hoặc điện tín; thư điện tử hoặc các hình thức thông tin điện tử
khác, cũng có thể là điều lệ công ty. Nếu một thoả thuận trọng tài không được lập
dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật thì thoả thuận trọng tài này
sẽ bị vô hiệu.
Bên ký kết thoả thuận trọng tài bị lừa dối, bị đe doạ và có yêu cầu
tuyên bố thoả thuận trọng tài vô hiệu:
Thoả thuận trọng tài được thiết lập trên cơ sở tự nguyện của các bên để
đưa vụ tranh chấp ra giải quyết bằng trọng tài. Mọi sự tác động làm ảnh hưởng
đến tính
nguyện
một Thơ
hoặc các
ký học
kết thỏa
trọng tài như
Trung tâm
Họctựliệu
ĐHcủaCần
@ bên
Tàikhi
liệu
tậpthuận
và nghiên
cứubị
lừa dối, bị đe doạ đều làm thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Trường hợp một bên phát hiện mình bị lừa dối, bị đe dọa nên đã ký thoả
thuận trọng tài thì có thể yêu cầu toà án xem xét để tuyên bố thoả thuận trọng tài
vô hiệu. Thời hiệu để thực hiện quyền yêu cầu là 6 tháng, kể từ ngày ký kết thoả
thuận trọng tài nhưng phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên
để giải quyết vụ tranh chấp. Quy định này nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp

pháp của các bên ký kết thoả thuận trọng tài, tránh tình trạng “mạnh được yếu
thua” của các bên tranh chấp, cho dù các bên đã ký kết thoả thuận trọng tài rồi
nhưng một trong các bên phát hiện mình bị lừa dối, đe dọa thì cũng có thể yêu
cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
Pháp lệnh Trọng tài thương mại chỉ quy định sáu trường hợp thỏa thuận
trọng tài vô hiệu như đã trình bày ở trên. Nhưng thực tiễn thương mại còn gặp
những thoả thuận trọng tài tuy không bị vô hiệu nhưng không thể thi hành được
trên thực tế.
Ví dụ: Công ty thương mại A ký hợp đồng mua bán hàng hoá với Công ty
thương mại B. Trong hợp đồng có điều khoản thoả thuận trọng tài như sau: “Mọi
tranh chấp phát sinh sẽ được giải quyết tại Trung tâm Trọng tài Kinh tế Bắc
Giang”. Khi tranh chấp xảy ra, Công ty thương mại A có nhu cầu khởi kiện ra
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

20


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

trọng tài thì Trung tâm Trọng tài Kinh tế Bắc Giang đã giải thể. Rõ ràng điều
khoản trọng tài nói trên không rơi vào các trường hợp vô hiệu theo quy định tại
Điều 10 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 nhưng không thể thực hiện được
trong thực tế. Vấn đề đặt ra là nếu các bên không thoả thuận lại điều khoản trọng
tài thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết, toà án có thẩm quyền giải quyết vụ
tranh chấp hay không? Nếu áp dụng đúng Điều 5 của Pháp lệnh Trọng tài thương
mại 2003: “Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài, nếu một
bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận
trong tài vô hiệu” thì toà án cũng không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp

nói trên với lý do là các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận
trọng tài này không bị vô hiệu.
1.1.3.2.4 Thẩm quyền xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài
Để bảo đảm tránh các sai sót cũng như thời gian, chi phí cho các bên tranh
chấp, pháp luật trọng tài của các quốc gia thường quy định xem xét thẩm quyền
của Hội đồng trọng tài cũng như xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài. Hội
đồng trọng tài có thể không có thẩm quyền do nhiều lý do khác nhau, song có thể
do cả sơ suất của các bên tranh chấp và trọng tài mà Hội đồng trọng tài vẫn được
thành lập để giải quyết vụ tranh chấp, như các bên ký kết thoả thuận trọng tài vô

Trung tâm
Cần
Thơ
@ Tài
liệuquyền
họcgiải
tậpquyết
và nghiên
hiệu Học
thì Hộiliệu
đồngĐH
trọng
tài cũng
không
có thẩm
tranh chấp.cứu
Nếu
như pháp luật không quy định cơ quan nào có thẩm quyền xem xét hiệu lực của
thoả thuận trọng tài trước khi Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc tranh chấp thì
quyết định trọng tài sau này có thể bị hủy. Bản thân của các bên ký kết thoả

thuận trọng tài không thể tự mình nhận định về hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
Vấn đề đặt ra là ai có thẩm quyền xem xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài?
Theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 về việc xem
xét hiệu lực của thoả thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp của
Hội đồng trọng tài thì thẩm quyền xem xét và kết luận về hiệu lực của thoả thuận
trọng tài thuộc về hai cơ quan: Hội đồng trọng tài và Tòa án nhân dân.
1.1.3.2.4.1 Hội đồng trọng tài
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại
2003 thì trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một
bên về việc Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp; vụ
tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu, Hội
đồng trọng tài phải xem xét, quyết định với sự có mặt của các bên, trừ trường
hợp các bên có yêu cầu khác. Bên khiếu nại đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

21


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

không có lý do chính đáng thì được coi là đã rút đơn khiếu nại. Hội đồng trọng
tài tiếp tục xem xét giải quyết vụ tranh chấp.
Như vậy, sau khi đã thành lập được Hội đồng trọng tài để giải quyết vụ
tranh chấp, nếu có đơn khiếu nại của một bên về thoả thuận trọng tài vô hiệu thì
Hội đồng trọng tài phải xem xét, quyết định. Vấn đề về hiệu lực của thoả thuận
trọng tài là rất quan trọng, nó quyết định trọng tài có thẩm quyền giải quyết vụ
việc tranh chấp hay không? Nếu trong trường hợp thoả thuận trọng tài không bị

vô hiệu thì Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết vụ tranh chấp, ngược lại thoả
thuận trọng tài bị vô hiệu thì Hội đồng trọng tài phải đình chỉ việc giải quyết vụ
tranh chấp. Do đó, Hội đồng trọng tài phải xem xét để quyết định vấn đề hiệu lực
của thoả thuận trọng tài một cách thận trọng, chính xác, nhằm tránh tình trạng
thoả thuận trọng tài bị vô hiệu nhưng vụ việc tranh chấp vẫn được đưa ra giải
quyết bằng trọng tài.
1.1.3.2.4.2 Tòa án nhân dân
Theo khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì trong
trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài nêu tại khoản 1
Điều 30, trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của
Hội đồng trọng tài, các bên có quyền yêu cầu toà án cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng

Trung tâm
liệuđịnh
ĐHxem
Cần
@ Tài
họcđồng
tậptrọng
và nghiên
cứu
tài đãHọc
ra quyết
xétThơ
lại quyết
định liệu
của Hội
tài. Bên có
yêu
cầu phải đồng thời thông báo việc này cho Hội đồng trọng tài.

Đơn yêu cầu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Ngày, tháng, năm viết đơn;
- Tên và địa chỉ của người viết đơn;
- Nội dung yêu cầu.
Đơn yêu cầu phải kèm theo bản sao đơn kiện, thoả thuận trọng tài, quyết
định của Hội đồng trọng tài. Các bản sao phải có chứng thực hợp lệ.
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, Chánh
án toà án giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời
hạn mười ngày, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải xem xét quyết định.
Quyết định của toà án là chung thẩm.
Trong trường hợp Thẩm phán quyết định vụ tranh chấp không thuộc thẩm
quyền của Hội đồng trọng tài, vụ việc tranh chấp không có thoả thuận trọng tài
hoặc thoả thuận trọng tài vô hiệu thì Hội đồng trọng tài ra quyết định đình chỉ
giải quyết vụ tranh chấp. Nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền khởi
kiện vụ tranh chấp ra toà án. Thời hiệu khởi kiện ra toà án theo quy định tại Điều
21 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003, nhưng không tính thời gian từ ngày
SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

22


GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

nguyên đơn khởi kiện tại trọng tài đến ngày toà án ra quyết định vụ tranh chấp
mà trọng tài không được giải quyết.
Tóm lại, toà án có thể xem xét và kết luận về hiệu lực của thoả thuận trọng
tài trong các trường hợp sau đây:
- Khi được một bên ký kết thoả thuận trọng tài yêu cầu tuyên bố huỷ thoả

thuận trọng tài do có dấu hiệu lừa dối, đe doạ, bên có yêu cầu phải làm đơn gửi
toà án trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày ký kết thoả thuận trọng tài, nhưng
phải trước ngày Hội đồng trọng tài mở phiên họp đầu tiên giải quyết vụ tranh
chấp. Nếu trong thời hạn sáu tháng nhưng đã có Hội đồng trọng tài được thành
lập để giải quyết tranh chấp đó thì thẩm quyền xem xét hiệu lực của thoả thuận
trọng tài thuộc về Hội đồng trọng tài.1
- Khi một bên tranh chấp có đơn yêu cầu của toà án xem xét lại quyết định
của Hội đồng trọng tài liên quan đến việc giải quyết khiếu nại về hiệu lực của
thoả thuận trọng tài. Toà án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu là toà án cấp tỉnh,
nơi Hội đồng trọng tài đã ra quyết định, xem xét lại quyết định của Hội đồng

Trung

trọng tài. Chánh án toà án giao cho một Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn yêu
cầu. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao, Thẩm phán phải xem xét,
quyết định. Quyết định của toà án là chung thẩm.2
- Khiliệu
toà án
xétCần
đơn yêu
cầu@
huỷTài
quyếtliệu
địnhhọc
trọngtập
tài. Trong
quá trìnhcứu
xem
tâm Học
ĐH

Thơ
và nghiên
xét đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài khi bên yêu cầu chứng minh được rằng
Hội đồng trọng tài đã ra quyết định trong trường hợp thoả thuận trọng tài bị vô
hiệu thì toà án có thể ra quyết định huỷ quyết định trọng tài. Nếu quyết định
trọng tài có một phần không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì chỉ có
phần quyết định này bị huỷ.3
Theo Bản Quy tắc trọng tài UNCITRAL, Hội đồng trọng có quyền quyết
định về thẩm quyền của mình khi có sự phản đối thẩm quyền đó (khoản 2 Điều
21). Tức là bị đơn có quyền phản đối thẩm quyền trọng tài ngay lúc nhận được
thông báo của trọng tài khi bị đơn chứng minh được các vấn đề như sự vô hiệu
của thoả thuận trọng tài, trọng tài không có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp.
Bản Quy tắc không quy định việc các bên có thể kháng cáo quyết định này của
Hội đồng trọng tài ra toà án. Tuy nhiên, việc trọng tài không có tthẩm quyền có
thể sẽ ảnh hưởng đến việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài sau này
và toà án có thể huỷ quyết định của trọng tài thuộc vào các trường hợp bị huỷ nếu
một trong các bên yêu cầu.
1

. Xem khoản 6 Điều 10 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
. Xem khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
3
. Xem Điều 54 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.
2

SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

23



GVHD: Th.S DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN

Luận văn tốt nghiệp

1.1.3.2.5 Hậu quả pháp lý của thoả thuận trọng tài vô hiệu
Thoả thuận trọng tài vô hiệu dẫn đến hậu quả là vụ việc tranh chấp sẽ
không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài. Nếu các bên tranh chấp không
thoả thuận lại thoả thuận trọng tài thì tranh chấp sẽ được giải quyết theo thủ tục
chung, có nghĩa là các bên tranh chấp có thể thương lượng, hoà giải với nhau
hoặc các bên tranh chấp có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tại toà án.
Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng giai đoạn của quá trình giải quyết vụ tranh
chấp mà việc thoả thuận trọng tài vô hiệu sẽ dẫn đến những hậu quả khác nhau,
cụ thể như sau:
- Khi xem xét thụ lý đơn kiện: Nếu có cơ sở khẳng định thoả thuận trọng
tài vô hiệu như tranh chấp phát sinh không thuộc hoạt động thương mại, thoả
thuận trọng tài không quy định hoặc quy định không rõ đối tượng tranh
chấp…thì trung tâm trọng phải từ chối thụ lý vụ việc. Trường hợp các bên không
xác lập được một thoả thuận mới có hiệu lực thì một bên tranh chấp có thể khởi
kiện vụ việc ra toà án giải quyết.
- Trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp mà phát hiện
thỏa thuận trọng tài vô hiệu và các bên tranh chấp không đạt được thoả thuận
trọng tài mới có hiệu lực thì Hội đồng trọng tài phải ra quyết định đình chỉ giải
quyếtHọc
vụ tranh
hợp này,
tranh
chấp
thể nghiên
khởi kiện cứu
ra toà

Trung tâm
liệuchấp.
ĐHTrường
Cần Thơ
@ một
Tàibên
liệu
học
tậpcóvà
án có thẩm quyền để giải quyết vụ tranh chấp.
- Khi Hội đồng trọng tài đã ra quyết định cuối cùng mà có một bên yêu
cầu toà án xem xét huỷ quyết định trọng tài thì trong quá trình xem xét đơn yêu
cầu huỷ quyết định trọng tài, nếu toà án phát hiện thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu
thì toà án ra quyết định huỷ quyết định trọng tài. Trong trường hợp này, các bên
tranh chấp có thể thỏa thuận với nhau để đưa tranh chấp ra trọng tài giải quyết.
Nếu các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận trọng tài mới có hiệu lực thì
một bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra toà án để giải quyết.1
Nhìn chung, hậu quả pháp lý của thoả thuận trọng tài vô hiệu là vụ việc
tranh chấp không được giải quyết bằng trọng tài. Các bên có thể đưa vụ tranh
chấp ra toà án giải quyết hoặc thỏa thuận lại thoả thuận trọng tài mới có hiệu lực
để vụ việc có thể giải quyết bằng con đường trọng tài. Trong khi đó, trọng tài là
phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trong kinh doanh, với nhiều ưu
điểm nổi bật như thủ tục linh hoạt, mềm dẻo, thân thiện, nhanh chóng…Trọng tài
thương mại ngày càng được các giới kinh doanh ưa chuộng để giải quyết tranh
chấp phát sinh. Theo quy định này của pháp luật thì tạo điều kiện cho các bên

1

. Khoản 6 Điều 53 của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.


SVTH: NGUYỄN THỊ THU SÁU

24


×