Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại TRÁCH NHIỆM bồi THƯỜNG THIỆT hại TRONG TAI nạn GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.73 KB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2007 – 2011

Đề tài:
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN

PHẠM CÔNG CÓ
MSSV: 5075013
Lớp: Tư pháp I – K33

Cần Thơ, Tháng 4 năm 2011


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy (Cô) trong khoa Luật, trường
Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt, Em xin chân thành cảm
ơn Cô Nguyễn Thị Ngọc Tuyền đã tận tình hướng dẫn, hỗ trợ tài liệu, kiến
thức trong suốt thời gian thực hiện đề tài.


Em xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã hết
lòng ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập tại
trường.
Xin cảm ơn những bạn bè thân hữu đã có những ý kiến bổ ích trong
thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài trong phạm vi và khả năng cho
phép nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự
đánh giá và góp ý của quý Thầy (Cô) và các bạn để đề tài được hoàn hiện
hơn.
Cần thơ, ngày 15 tháng 4 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phạm Công Có


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...............................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

...................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ........................ 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ .......................................................... 4

1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ .......................................... 4
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thông đường bộ .................................................................................................... 6
1.1.2.1. Khái quát trách nhiệm bồi thường thiệt hại .......................... 6
1.1.2.2. Khái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ ...................... 10
1.1.2.3. Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là nguồn
nguy hiểm cao độ ............................................................................................... 11
1.1.2.4. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn
giao thông đường bộ ......................................................................................... 12
1.2. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ .......................................................................................................... 13

1.2.1. Bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời........................................ 14

1.2.2. Căn cứ vào hình thức lỗi và mức độ lỗi ......................................... 15
1.2.3. Tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận.......................................... 16
1.2.4. Mức bồi thường phù hợp với thực tế ............................................. 16
1.2.5. Nguyên tắc xem xét khả năng kinh tế của người gây thiệt hại ..... 18
1.3. Ý NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ............................................................................ 18
1.4. LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH CHẾ ĐỊNH BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ................................................................................... 19

1.4.1. Thời Pháp thuộc ............................................................................. 19
1.4.2. Giai đoạn sau thời kỳ Pháp thuộc đến trước khi bộ luật dân sự
năm 1995 có hiệu lực pháp luật ........................................................................ 20
1.4.3. Giai đoạn từ khi có bộ luật dân sự năm 1995 đến nay .................. 22
CHƯƠNG 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ ....................................................................................................... 23
2.1. CĂN CỨ PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ..................................................................... 23


2.1.1. Có thiệt hại xảy ra .......................................................................... 23
2.1.2. Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật ......................................... 26
2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt
hại xảy ra .......................................................................................................... 28
2.1.4. Người gây ra thiệt hại phải có lỗi .................................................. 31
2.2. NHỮNG TRƯỜNG HỢP MIỄN, GIẢM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ...................................... 33

2.2.1. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp phòng vệ chính đáng ............ 34
2.2.2. Thiệt hại xảy ra trong tình thế cấp thiết ...................................... 35

2.2.3. Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng ........................ 36
2.2.4. Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại ....... 37
2.2.5. Giảm mức bồi thường thiệt hại ...................................................... 38
2.3. THỂ THỨC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ .......................................................................................................... 38

2.3.1. Cách thức xác định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm............. 39
2.3.1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc
người bị thiệt hại trước khi chết ....................................................................... 39
2.3.1.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng............................................. 41
2.3.1.3. Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có
nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết .................................................................. 41
2.3.1.4. Bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần ...... 42
2.3.2. Cách thức xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm ............... 43
2.3.2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức
khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại ......................... 44
2.3.2.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị
thiệt hại .............................................................................................................. 44
2.3.2.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người
chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị......................................... 45
2.3.2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt
hại ......................................................................................................... 47
2.2.3. Cách thức xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm ................... 47
2.3.3.1. Thiệt hại về phương tiện ......................................................... 47
2.3.3.2. Thiệt hại tài sản ........................................................................ 48
2.3.3.3 Thiệt hại đối với các công trình giao thông .............................. 49
2.3.3.4. Thiệt hại là lợi ích gắn liền với việc khai thác sử dụng tài
sản ....................................................................................................................... 49



2.3.3.5. Những chi phí nhằm ngăn chặn, hạn chế và khắc phục
thiệt hại .................................................................................................. 50
2.2.4. Thời hạn được nhận bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thông đường bộ ................................................................................................... 50
2.4. CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ............................................................................. 51

2.4.1. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tai nạn
giao thông đường bộ ........................................................................................... 51
2.4.2. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn
giao thông đường bộ ........................................................................................... 51
2.4.2.1. Chủ sở hữu phương tiện......................................................... 53
2.4.2.2. Người được chủ sở hữu phương tiện giao chiếm hữu, sử
dụng phương tiện ..................................................................................... 57
2.5. THỜI HIỆU KHỞI KIỆN YÊU CẦU BỒI THƯƠNG THIỆT HẠI TRONG
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯƠNG BỘ ............................................................... 57

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÁCH
NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ ........................................................................................................ 58
3.1. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẾN TRE ............................................................................................................... 58
3.2. THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI
NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ............................................................................ 59

3.2.1. Bồi thường thiệt hại trong giai đoạn điều tra, xử lý vi phạm
hành chính của cơ quan công an ....................................................................... 60
3.2.2. Bồi thường thiệt hại theo quyết định của tòa án ......................... 61
3.3. MỘT SỐ VƯỚNG MẮT VÀ KIẾN NGHỊ KHI ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI

NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ............................................................................. 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 76


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
giao thông vận tải chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Hệ thống giao thông vận tải
đường bộ ở nước ta từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới,
phương tiện vận tải tăng về số lượng, đa dạng về chủng loại, từng bước đáp ứng
được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, an ninh quốc phòng, nhu cầu đi lại của nhân
dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay do sự mất cân đối giữa cầu, đường,
phương tiện, người tham gia giao thông, tình trạng tai nạn giao thông đã và đang
diễn biến ngày càng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, về của
cải vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của nước ngoài, tâm lý lo lắng của
người dân, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội và đang là mối quan tâm của các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của mọi tầng lớp nhân dân.
Để làm giảm một cách cơ bản tai nạn giao thông đường, đòi hỏi phải có một
giải pháp đồng bộ. Một mặt, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng
cao tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đầu tư
nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm an toàn, năng lực quản lý an toàn
giao thông. Mặt khác, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhằm ngăn chặn tình trạng
vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đồng thời hoàn thiện các quy định của
pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ gây
ra để khắc phục toàn bộ, kịp thời những thiệt hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của
công dân và tài sản của Nhà nước, góp phần phòng ngừa tai nạn.
Thực tiễn công tác giải quyết việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói

chung và bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ nói riêng cho thấy
có nhiều vướng mắc, thiếu thống nhất trong việc xác định thiệt hại, tính toán mức
thiệt hại, nhất là trong việc tính toán thiệt hại về tổn thất tinh thần và xác định chủ
thể chịu trách nhiệm trong tai nạn giao thông đường bộ, việc thực thi các quy định
của pháp luật chưa thật sự mang lại hiệu quả cao, mức bồi thường thiệt hại chưa
tương xứng với thiệt hại, nhiều trường hợp bỏ quên bồi thường hay bồi thường quá
ít so với thiệt hại đã xảy ra, chưa có một quy định cụ thể về bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông đường bộ nên việc áp dụng của các tòa án chưa đồng bộ, có
sự nhằm lẫn trong việc áp dụng pháp luật.
Xuất phát từ những lý do trên người viết chọn đề tài: “Trách nhiệm bồi thường

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

1

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - thực trạng và giải pháp” làm đề tài
nghiên cứu luận văn của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏa những vấn đề lý luận và thực
tiễn của trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ, cụ thể
là làm sáng tỏa khi có tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì ai có trách nhiệm bồi
thường, thiệt hại được bồi thường gồm những khoản nào, nguyên tắc bồi thường, là
những vấn đề người viết tập trung nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật về
vấn đề này. Trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần vào thực tiễn giải
quyết bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ là một
vấn đề phức tạp không những về mặt lý luận mà cả thực tiễn. Vì vậy, đề tài chỉ giới
hạn ở phạm vi nghiên cứu một số vấn đề cơ bản trong lĩnh vực dân sự và chủ yếu là
các các quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Bộ luận này về vấn đề bồi thường thiệt hại do phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ gây ra. Trên cơ sở đó đưa ra một số vướng mắc và giải pháp hoàn thiện về trách
nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ trong lĩnh vực dân sự.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài người viết sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp chứng
minh, phương pháp liệt kê… kết hợp với phương pháp sưu tầm và tổng hợp những
bài nghiên cứu, ý kiến của các luật gia, các tập chí luật học, các bài báo để tìm ra
những điểm mới và những bất cập của luật để từ đó có một bài nghiên cứu tương đối
hoàn chỉnh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn
giao thông đường bộ.
Chương 2: Những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

2

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp


trong tai nạn giao thông đường bộ.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại
trong tai nạn giao thông đường bộ.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

3

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
TRONG TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ
Thuật ngữ “tai nạn” xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống con người.
Tùy từng trường hợp tai nạn xảy ra mà có tên gọi khác nhau. Nếu tai nạn xảy ra
trong lao động thì gọi là tai nạn lao động; nếu tai nạn xảy ra trong quá trình tham gia
giao thông thì gọi là tai nạn giao thông; nếu tai nạn xảy ra trong trường học thì gọi là
tai nạn học đường. Tai nạn là một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, gây tổn
hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác. Tai nạn là một trong những
nguyên nhân làm mất ổn định trật tự xã hội, đã và đang làm ảnh hưởng không nhỏ
đến sinh hoạt xã hội mà con người luôn tìm cách chế ngự, làm giảm và loại trừ ra
khỏi đời sống xã hội.
Theo đại từ điển Tiếng Việt, tai nạn theo nghĩa phổ biến nhất là việc không

may mắn bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và của.1 Còn theo từ điển Tiếng
Việt, thì tai nạn là việc rủi ro bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người.2
Các định nghĩa trên chỉ mới đưa ra tai nạn là cái xảy ra cho con người về người và
của mà chưa đưa ra được cái nguyên nhân gây ra tai nạn là gì. Thực tiễn cho thấy có
nhiều nguyên nhân gây hại cho con người có thể đó là do hành vi của con người hay
do thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn hay do một nguyên nhân nào khác. Thiệt hại xảy ra có
thể là thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và thiệt hại về tinh thần
của con người.
Trong lĩnh vực pháp luật chưa có một định nghĩa chính thức về tai nạn nói
chung. Tuy nhiên, có một số quy phạm pháp luật của một số ngành luật và trong lĩnh
vực nghiên cứu khoa học pháp lý, đã có một số khái niệm về tai nạn. trong lĩnh vực
lao Động có quy định tai nạn tại Điều 105 Bộ luật lao động: “Tai nạn lao động là tai
nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động
hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắng liền với việc thực hiện công
việc và nhiệm vụ lao động.
Trong nghiên cứu khoa học thì khái niệm tai nạn và khái niệm tai nạn giao
thông đường bộ được một số tác giả đề cập đến. Theo Vũ Mạnh Thắng “ tai nạn là
1
2

Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội năm 1998
Từ điển Tiếng Việt , trung tâm ngôn ngữ, Hà Nội năm 1992

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

4

SVTH: Phạm Công Có



Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

sự việc xảy ra bất ngời do người tham gia giao thông hoặc vi phạm các quy định về
trật tự an toàn giao thông hoặc gặp phải tình huống, sự cố đột xuất không xử lý, có
thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, thiệt hại về tài sản”. Theo tác giả Đỗ
Đình Hòa, thì “tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan
của con người. Nó xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông trên đường giao
thông công cộng, đường chuyên dùng nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc về an
toàn giao thông bộ hoặc gặp phải sự cố bất ngờ không kịp phòng tránh, đã gây thiệt
hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của nhà nước và nhân dân.
Từ các định nghĩa trên cho thấy, nguyên nhân của tai nạn giao thông là do vi
phạm các quy định về an toàn giao thông, do những hành vi cản trở giao thông, do
đưa các phương tiện vào tham gia giao thông không an toàn, do người tham gia giao
thông không đủ điều kiện tham gia giao thông, do kết cấu hạ tầng không đồng nhất,
do sự cố đột xuất và sự kiện bất khả kháng … Từ những nguyên nhân trên, dẫn đến
hậu quả tai nạn giao thông có thể là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe,
thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về tài sản.
Theo quy định tại Điều 604 BLDS (Bộ luật dân sự), thì trách nhiệm bồi
thường thiệt hại chỉ phát sinh trong trường hợp người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân
hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại phải bồi thường. Tuy nhiên, không phải mọi
trường hợp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc pháp nhân
khi tham gia giao thông đều gọi là tai nạn giao thông mà chỉ những trường hợp thiệt
hại gây ra do vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ do lỗi vô ý mới
xem là tai nạn giao thông. Trong trường hợp thiệt hại xảy ra trong quá trình tham gia
giao thông do lỗi cố ý thì tùy trường hợp mà có tên gọi khác nhau.
Ví dụ 1: A có mâu thuẫn với B. Biết B đang trên đường đi làm về nên A
dùng xe máy phóng nhanh cố ý đâm vào B với mục đích là giết B. Hậu quả là B
chết. trong trường hợp này không thể gọi là tai nạn giao thông mà là một vụ giết
người.

Ví dụ 2: C biết D vừa mới mua chiếc xe máy rất đẹp. Do ghét C có tính hay
khoe khoang nên có ý định làm hỏng chiếc xe máy của D. Biết D thường đi làm về
hay dựng xe máy bên vệ đường giao thông, C lấy xe ô tô của mình phóng nhanh
đâm vào xe máy của C với mục đích hủy hoại xe của C. Hậu quả xe của C hư hỏng
nặng. Đây không phải là vụ tai nạn giao thông mà một vụ cố ý hủy hoại tài sản của
người khác.

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

5

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

Từ phân tích trên, có thể khái niệm tai nạn giao thông đường bộ là một sự
kiện do hành vi của con người vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường
bộ, do đột xuất hoặc do các trường hợp bất khả kháng gây ra trong quá trình tham
gia giao thông của con người gây thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, về tinh thần
của con người hoặc thiệt hại về tài sản.
Vấn đề đặt ra là có phải tất cả các vụ tai nạn giao thông đều có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không? Theo quy định tại Điều 623 BLDS
2005, thì phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ và chủ
sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ
không phải bồi thường thiệt hại, nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người
bị thiệt hại; thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Như vậy trong những trường hợp này
cho dù có tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì không có phát sinh trách nhiệm bồi
thường.

Tóm lại: Tai nạn giao thông đường bộ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng là một sự kiện do hành vi của con người vi phạm một cách
cố ý hoặc vô ý các quy định về an toàn giao thông đường bộ gây ra trong quá trình
tham gia giao thông của con người, gây thiệt hại về tính mạng, về sức khỏe, về tinh
thần của con người hoặc thiệt hại về tài sản.
1.1.2. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông
đường bộ
1.1.2.1. Khái quát trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm pháp lý là một hệ thống những quy định của nhà nước về các biện
pháp cưỡng chế được áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật thông qua cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu những
hậu quả bất lợi được quy định ở chế tài của các quy định pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng của pháp luật dân
sự các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng cho những người bị thiệt hại từ hành vi vi phạm của các chủ thể khác. Ở
các nước khác nhau thì vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cũng
khác nhau về hình thức bồi thường và cách xác định thiệt hại. Tuy nhiên, tất cả đều
hướng tới một nguyên tắc thống nhất là người gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 420 Bộ Luật dân sự Thái Lan quy định: “Một nguời

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

6

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp


cố tình hay vô tình làm tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống thân thể,
sức khỏe, tự do tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác thì bị coi là phạm một
hành vi sai trái và có nghĩa vụ bồi thường tổn thương đó”
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm bồi thường
thiệt hại được BLDS 2005 quy định tại Điều 307 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
nói chung và chương XXI về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Tuy
nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắc bồi thường, năng
lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường…Tiếp cận dưới góc độ khoa học
pháp lý chúng ta thấy rằng, mỗi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng quy tắc
chung của xã hội, không thể vì lợi ích của mình mà xâm phạm đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác. Khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây
tổn hại cho người khác thì chính người đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây
ra. Sự gánh chịu một hậu quả bất lợi bằng việc bù đắp tổn thất cho người khác được
hiểu là bồi thường thiệt hại.
Như vậy, có thể hiểu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại
cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.3
Đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
• Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại trách nhiệm
dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật Dân sự. Khi một người gây ra tổn thất
cho người khác thì họ phải bồi thường thiệt hại và bồi thường thiệt hại chính là một
quan hệ tài sản do Luật Dân sự điều chỉnh và được quy định trong BLDS ở Điều
307 và Chương XXI và các văn bản hướng dẫn thi hành BLDS.
• Về điều kiện phát sinh: trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi thoả
mãn các điều kiện nhất định đó là: Có thiệt hại xảy ra, có hành vi vi phạm nghĩa vụ
dân sự (nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng), có mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi gây thiệt hại với thiệt hại xảy ra, có lỗi của người gây thiệt hại (không
phải là điều kiện bắt buộc). Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách
nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy nhiên,

trong một số trường hợp đặc biệt trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể phát sinh
khi không có đủ các điều kiện trên điển hình là các trường hợp bồi thường thiệt hại
do tài sản gây ra.
3

Ths. Nguyễn Minh Oanh – Khoa Pháp Luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

7

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

• Về hậu quả: trách nhiệm bồi thường thiệt hại luôn mang đến một hậu quả bất
lợi về tài sản cho người gây thiệt hại. Bởi lẽ, khi một người gây ra tổn thất cho
người khác thì tổn thất đó phải tính toán được bằng tiền hoặc phải được pháp luật
quy định là một đại lượng vật chất nhất định nếu không sẽ không thể thực hiện được
việc bồi thường. Do đó, những thiệt hại về tinh thần mặc dù không thể tính toán
được nhưng cũng sẽ được xác định theo quy định của pháp luật để bù đắp lại tổn
thất cho người bị thiệt hại. Và cũng chính vì vậy, thực hiện trách nhiệm bồi thường
sẽ giúp khôi phục lại thiệt hại cho người bị thiệt hại.
• Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm: Mục đích của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại theo quan điểm của pháp luật Việt Nam không phải là biện pháp trừng phạt
mà chủ yếu nhằm khắc phục hậu quả. Ngoài người trực tiếp có hành vi gây thiệt hại
thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại còn được áp dụng cả đối với những chủ thể khác
đó là cha, mẹ của người chưa thành niên, người giám hộ của người được giám hộ,
pháp nhân đối với người của pháp nhân gây ra thiệt hại, trường học, bệnh viện trong

trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
hoặc tổ chức khác như cơ sở dạy nghề…
• Trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể do luật định hoặc các bên tự thỏa
thuận áp dụng. Xuất phát từ nguyên tắc của quan hệ dân sự là “tự do, tự nguyện cam
kết thỏa thuận” trong khuôn khổ pháp luật. Các bên không những có thể thỏa thuận
để xác lập quyền và nghĩa vụ mà còn có thể tự do thỏa thuận về hình thức bồi
thường, mức bồi thường, phương thức bồ thường nếu thỏa thuận đó không trái với
quy định của pháp luật.
Phân loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại
• Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân
thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự
mà theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây thiệt hại cho
người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự mà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy định ngoài
hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi
thường thiệt hại do mình gây ra.
• Căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

8

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp


bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và
trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bồi thường tổn
thất vật chất thực tế được tính thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về
tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị
mất hoặc giảm sút.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại
cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín
của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai
còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất về tinh thần cho người
bị thiệt hại như sự buồn rầu, lòng đau thương…
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định nghĩa
vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải có nghĩa
vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ bằng mức thiệt hại. Tuy nhiên,
nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về vật chất còn trong trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần thì rõ
ràng những tổn thất về tinh thần là những tổn thất không thể nhìn thấy, không thể
tính toán và không thể chứng minh được. Chính vì vậy, trong trường hợp này pháp
luật cần quy định một mức nhất định để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng
trong trường hợp một người có hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân của
người khác.
• Căn cứ vào nguyên nhân gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
được phân chia thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người
gây ra và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của con người gây ra được
hiểu là trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất
yếu của hành vi của con người gây ra. Trường hợp này người gây thiệt hại đã thực
hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc không hành động và hành vi đó chính là
nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra là trách nhiệm bồi

thường thiệt hại phát sinh khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại như hoạt động
của nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, cây cối đổ gẫy gây ra thiệt hại, nhà công
trình xây dựng bị sụt, đổ gây thiệt hại, gia súc gây thiệt hại…
Việc phân loại hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác định căn
cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Đối với trường hợp bồi thường

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

9

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

thiệt hại do hành vi gây ra thì một điều kiện không thể thiếu là hành vi gây thiệt hại
phải là hành vi trái pháp luật. Trong khi đó, bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra vì
không có hành vi nên điều kiện này không thể được xem xét đến.
Ngoài ra, việc phân loại này còn có ý nghĩa trong việc xác định chủ thể chịu
trách nhiệm bồi thường: Về nguyên tắc thì người nào có hành vi trái pháp luật gây ra
thiệt hại thì người đó phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra còn đối với bồi
thường thiệt hại do tài sản gây ra thì về nguyên tắc trách nhiệm lại thuộc về chủ sở
hữu hoặc người được chủ sở hữu giao quản lý tài sản đó chứ không phải thuộc về tất
cả mọi người đang chiếm giữ tài sản đó.
• Căn cứ vào yếu tố lỗi và mức độ lỗi của cả người gây thiệt hại và người bị
thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được phân thành trách nhiệm hỗn
hợp và trách nhiệm độc lập.
Trách nhiệm hỗn hợp là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà trong đó cả
người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi.
Trách nhiệm độc lập là trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà người bị thiệt

hại là người hoàn toàn không có lỗi.
Việc phân biệt hai loại trách nhiệm này sẽ có ý nghĩa trong việc xác định trách
nhiệm bồi thường và mức thiệt hại vì theo quy định tại Điều 617 BLDS thì khi
người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải
bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra
hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi
thường.4
1.1.2.2. Khái niệm chung về nguồn nguy hiểm cao độ
Theo quy định tại mục 3 chương XXI phần thứ ba của BLDS thì một trong
những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong đó có bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Điều 623). Nguồn nguy hiểm cao độ luôn
tạo ra mối nguy hiểm cho những người xung quanh, mặc dù chủ sở hữu, người
chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa
nhưng không thể kiểm soát một cách tuyệt đối khả năng gây thiệt hại của nguồn
nguy hiểm cao độ. Vậy nguồn nguy hiểm cao độ là gì? Trong các văn bản của pháp
luật Việt Nam thì chưa có một văn bản nào khái niệm chung về nguồn nguy hiểm
cao độ, mà chỉ quy định các đối tượng được coi là nguồn nguy hiểm cao độ cụ thể là
“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm: phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ
4

Ths. Nguyễn Minh Oanh – Khoa Pháp Luật dân sự, Đại học Luật Hà Nội

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

10

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp


thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn cao độ huy hiểm khác do quy định pháp
luật” (theo Điều 623 khoản 1 đoạn 1 BLDS). Theo quy định trên có thể khái quát
nguồn nguy hiểm cao độ chính là những đối tượng mà khi sử dụng, bảo quản, cất
giữ, trông coi tiềm ẩn sự nguy hiểm, sự rủi ro cao đối với tính mạng, sức khỏe, tài
sản của con người. Tính nguy hiểm của nguồn nguy hiểm cao độ đang tồn tại những
tính chất, đặc điểm lý, hóa, yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện an toàn khi sử dụng
các đối tượng đó. Có những đối tượng rất dễ nhận ra tính nguy hiểm của nó, chẳng
hạn như chất nổ, chất dễ cháy, thú dữ… Tuy nhiên có nhiều đối tượng rất khó nhận
ra cần phải có các tiêu chí xác định một đối tượng có phải là nguồn nguy hiểm cao
độ hay không, qua sự liệt kê các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ,
trên cơ sở xem xét, đánh giá về các loại tài sản được coi là nguồn nguy hiểm cao độ
trong các văn bản hướng dẫn có thể đưa ra định nghĩa như sau:
Nguồn nguy hiểm cao độ là những vật chất nhất định do pháp luật quy định
luôn tìm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người, con người không thể kiểm soát
được một cách tuyệt đối 5
1.1.2.3. Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm
cao độ
Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào chính thức đưa ra khái niệm
“Phương tiện giao thông vận tải cơ giới”. Khoản 18, Điều 3 Luật Giao Thông đường
bộ 2008 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2009) quy định: “Phương tiện giao
thông vận tải cơ giới đường bộ (gọi là xe cơ giới) gồm: xe ô tô; máy kéo; rơ moóc
hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba
bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”. Tuy nhiên, phương
tiện giao thông vận tải cơ giới không chỉ giới hạn ở đường bộ còn có thể phương
tiện giao thông vận tải cơ giới đường sắt, phương tiện giao thông vận tải cơ giới
đường thủy và phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường hàng không.
Tuy nhiên, có phải tất cả các phương tiện giao thông vận tải cơ giới đều được coi là
nguồn nguy hiểm cao độ không? Pháp luật Việt Nam chưa có một văn bản nào

hướng dẫn cụ thể về vấn đền này. Trên thực tế, có những loại phương tiện nằm
ngoài sự kiểm soát của pháp luật khi quy định về nguồn nguy hiểm cao độ, chẳng
hạn như xe đạp điện, xe Babetta, Java hay máy thi công, máy xúc, máy ủi.. có thể
xem đây là những loại xe tương tự theo sự liêt kê tại Khoản 18, Điều 3 Luật Giao
5

Ts Lê Đình Nghị (chủ biên): Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb giáo dục Việt Nam 2009, tr 208

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

11

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

thông đường bộ 2008.
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ có một số đặc điểm sau:
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là một loại phương tiện có giá
trị sử cao và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực vận tải, đồng thời là một loại
phương tiện giao thông chủ yếu đáp ứng nhu cầu đi lại của con người. khi sử dụng
phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ đòi hỏi các điều kiện về người sử
dụng, điều kiện an toàn kỹ thuật.
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là một loại phương tiện khi
vận hành chúng có thể gây nguy hiểm cao độ cho người khác; cụ thể là thiệt hại về
tính mạng, sức khỏe cho mọi người xung quanh và thiệt hại tài sản cho cá nhân cũng
như tài sản của công cộng. Theo số liệu thống kê tại Hội nghị an toàn giao thông
quốc gia ngày 28/12/2010, trong năm 2010 cả nước xảy ra khoản 13.713 vụ tai nạn
giao thông đường bộ, làm chết 11.060 người, bị thương 10.306 , so với năm 2009,

tăng 1.915 vụ, giảm 31 người chết, tăng 2.652 người bi thương, cứ trung bình mỗi
ngày có hơn 31 người chết và khoản 30 người bị thương, thiệt hại về tài sản trị giá
hàng chục tỷ đồng.6
Phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là một loại tài sản có số lượng
lớn, đa dạng về chủng loại, có giá trị và mang tính xã hội cao, là đối tượng thường
được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp, bảo đảm thực hiện các nghĩa
vụ dân sự mà trong đó cả việc thi hành nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều quy định phương tiện giao thông
vận tải cơ giới nói chung và phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ nói
riêng là nguồn nguy hiểm cao độ. Theo quy định tại điều 623 BLDS ở nước ta quy
định phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ, cho nên
phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là nguồn nguy hiểm cao độ, bởi nó
là một trong những phương tiện giao thông vận tải cơ giới nói chung.
1.1.2.3. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thông đường bộ
Như đã phân tích ở trên, phương tiện giao thông vận tải cơ giới đường bộ là
nguồn nguy hiểm cao độ. Khi vận hành chúng và đưa chúng vào vận hành có thể
gây nguy hiểm cao độ cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc pháp nhân.
Phần lớn các vụ tai nạn giao thông đường bộ là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
dưới tác động của hành vi của con người với lỗi vô ý hoặc cố ý.
6

Theo thống kê của ủy ban an toàn giao thông năm 2010, ngày 29/12/2010

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

12

SVTH: Phạm Công Có



Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

Các vụ tai nạn giao thông đường bộ có thể xảy ra nếu có người vi phạm các
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không bảo đảm an toàn; có
hành vi gây cản trở giao thông đường bộ; đưa vào sử dụng phương tiện giao thông
đường bộ không đảm bảo an toàn; giao cho người điều khiển không đủ điều kiện
điều khiển phương tiện tham gia giao thông; do sự cố kỹ thuật mà gây ra tai nạn
giao thông đường bộ làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, làm thiệt
hại đền tài sản của nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác
Tóm lại: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ là
một loại trách nhiệm dân sự nhất là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về tinh thần được phát sinh khi người nào có hành vi vi phạm các
quy định về an toàn giao thông đường bộ xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài
sản của nhà nước, pháp nhân hoặc cá nhân khác mà gây thiệt hại.
1.2. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG TAI NẠN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại trong tai
nạn giao thông đường bộ nói riêng là một vấn đề phức tạp. Yêu cầu đặt ra là phải
giải quyết đúng đắn các yêu cầu bồi thường và bảo vệ kịp thời quyền và nghĩa vụ
của bên bị hại. Trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao
thông đường bộ cần phải tuân thủ các nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng được quy định tại điều 605 BLDS. Cụ thể là:
“1 Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về
mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiệ một
công việc hoặc Phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hơp
pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây

thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại có quyền
yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi
thường.”
Các nguyên tắc nêu trên thể hiện sự công bằng, hợp lý của pháp luật dân sự
Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc pháp
nhân khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Đồng thời thể hiện sự công bằng từ phía

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

13

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

người gây thiệt hại đó là họ chỉ chịu mức bồi thường tương ứng với mức độ lỗi,
trong trường hợp do lỗi vô ý mà mức bồi thường quá lớn so với khả năng kinh tế
trước mắt và lâu dài thì có thể được giảm mức bồi thường.
1.2.1. Bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời
Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 605 BLDS “Thiệt hại phải được bồi thường
toàn bộ và kịp thời”.Vấn đề đặt ra là Bồi thường là gì?, Thế nào là toàn bộ và kịp
thời?
Theo Từ điển Tiếng Việt “bồi thường” là việc đền bù những thiệt hại mà mình
phải chịu trách nhiệm; “toàn bộ” là tất cả các phần, bộ phận của một chỉnh thể.
Theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 có quy định “Thiệt hại
phải được bồi thường toàn bộ, có nghĩa là khi có yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài
sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều
luật tương ứng của BLDS quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm

những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc
người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại tương xứng đó”. Còn bồi
thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt
hại phải khắc phục hậu quả bằng cách bù đắp lại tổn thất về vật chất và tổn thất về
tinh thần cho người bị thiệt hại.
Pháp luật dân sự quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại phải toàn bộ thiệt
hại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại khi có hành vi trái pháp
luật xâm phạm gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lại
và bù đắp lại những gì đã mất cho bên bị thiệt hại. Khi một người bị hành vi trái
pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe và tài sản thì phải có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại đó nhằm bù đắp tổn thất về tính mạng, sức khỏe, khắc phục lại
những thiệt hại về tài sản giúp cho người bị thiệt hại và gia đình khắc phục hậu quả
do mình gây ra.
Việc ấn định mức bồi thường nói chung thì theo nguyên tắc gây thiệt hại bao
nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu, tức là phải bồi thường toàn bộ tương xứng với mức
độ lỗi của người có hành vi trái pháp luật. Người có hành vi trái pháp luật phải bồi
thường toàn bộ thiệt hại trong các trường hợp sau:
• Khi người gây thiệt hại có lỗi cố ý. Lỗi cố ý gây thiệt hại là trường hợp một
người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực
hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra
(Điều 308 khoản 2 đoạn 1 BLDS, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006).

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

14

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp


Đây là trường hợp người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ không đặt trường hợp
miễn giảm mức bồi thường thiệt hại giống như lỗi vô ý. Do đó, dù người gây thiệt
hại với lỗi cố ý, khi mức độ thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt hoặc
lâu dài của người đó thì cũng không được giảm mức bồi thường, trừ trường hợp các
bên có thỏa thuận khác.
• Khi người gây thiệt hại với lỗi vô ý. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một
người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải
biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có
khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn
được.(Điều 308 khoản 2 đoạn 2 BLDS, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày
08/7/2006). Khi người có hành vi gây thiệt hại cho người khác với lỗi vô ý mà mức
bồi thường không lớn hơn khả năng kinh tế trước mắt hoặc lâu dài của người đó thì
phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Với bồi thường toàn bộ là nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi
thiệt hại xảy ra, nên bồi thường thiệt hại phải kịp thời, nhất là trong các trường hợp
xâm phạm tính mạng, sức khỏe. BLDS thừa nhận nguyên tắc bồi thường phải kịp
thời nhưng không nêu rõ nội dung bồi thường kịp thời là như thế nào. Theo một tác
giả: “Bồi thường kịp thời là không chậm trễ, có thể người gây thiệt hại phải bồi
thường ngay không cần chờ quyết định của tòa án”7. Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP
ngày 08/7/2006 có quy định “Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, Tòa án
phải giải quyết nhanh chống yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong thời gian luật
định. Trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn
cấp tạm thời theo quy định của luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của
đương sự”.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời là nguyên tắc chủ đạo, đáp
ứng đúng mục đích và đảm bảo sự công bằng của việc bồi thường thiệt hại. Có như
vậy mới bảo vệ được quyền và lợi ích của người bị hại và làm cho cuộc sống của họ
nhanh chống được khôi phục lại hiện trạng ban đầu.
1.2.2. Căn cứ vào hình thức lỗi và mức độ lỗi

Bồi thường thiệt hại là nhằm khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể pháp luật dân sự khi có hành vi trái pháp luật xâm phạm gây thiệt hại. Lỗi
là một điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường nhưng hình thức lỗi không có ý
nghĩa quyết định trong việc xác định trách nhiệm bồi thường và trong một số trường
7

Đinh Văn Quế: Pháp Luật hình sự - Thực tiễn xét xử, Nxb. Lao Dộng- xã hội 2005, tr278

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

15

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

hợp cụ thể “Bồi thường không cần yếu tố lỗi”. Tại Điều 623 khoản 3 BLDS quy định
“Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao
độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi” hoăc Điều 624 BLDS cũng có quy
định “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy đinh của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm
môi trường không có lỗi”. Rõ Ràng, hai trường hợp này điều kiện phát sinh trách
nhiệm bồi thường không cần yếu tố lỗi. Nhưng việc xác định mức độ lỗi của các bên
lại có ý nghĩa cho việc ấn định mức bồi thường thiệt hại và xác định người gây thiệt
hại có phải bồi thường thiệt hại hay không? Trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi
hỗn hợp, người bị thiệt hại cũng có lỗi thì người gây thiệt hại chỉ bồi thường tương
xứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt
hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường (Điều 617 BLDS)
1.2.3. Tự do, tự nguyện, cam kết, thỏa thuận

Theo quy định tại Điều 4 BLDS quy định “Quyền tự do cam kết, thỏa thuận
trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật đảm bảo, nếu cam kết,
thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào áp đặt, cấm
đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cẳn bên nào”. Quy tắc này cũng được quy đinh trong
pháp luật tố tụng dân sự. vì vậy, trong trách nhiệm BTHH: “Các bên có thể thỏa
thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực
hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ pháp luật
có quy định khác” (Điều 605 BLDS, khoản 1)
Nguyên tắc này hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện và sự thỏa thuận của các
bên. Đây là một trong những quyền cơ bản của các đương sự trong quan hệ dân sự.
Hiện nay, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 cũng có quy định “Cần
phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, phương thức bồi thường,
nếu thỏa thuận đó không trái với pháp luật, đạo đức xã hội ”.
Tuy nhiên, nếu văn bản pháp luật cụ thể quy định không được thỏa thuận mà
phải tuân theo nguyên tắc bồi thường cụ thể, thì các bên phải tuân theo nguyên tắc
đó mà không được thỏa thuận khác đi.
1.2.4. Mức bồi thường phù hợp với thực tế
Đây là một nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 605 BLDS “Khi mức
bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

16

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp


hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi
mức bồi thường”. Theo quy định này thì cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
điều có thể yêu cầu thay đổi mức bồi thường cho phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo
tính công bằng và hợp lý cho cả hai phía trong quá trình thực hiện phán quyết của
tòa án về trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường thiệt hại không còn phù
hợp với thực tế có thể là do có sự thay đổi tình hình kinh tế - xã hội, sự biến động
giá cả mà mức bồi thường đang thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó
hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người gây
thiệt hại cho nên mức bồi thường không còn phù hợp với sự thay đổi đó; hoặc do có
sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.
Nguyên tắc thay đổi mức bồi thường thiệt hại chỉ thực hiện trong trường hợp
bồi thường theo định kỳ mà không đặc ra trong trường hợp bồi thường toàn bộ một
lần. Căn cứ vào tính chất của thiệt hại xảy ra mà xác định bồi thường thực hiện toàn
bộ một lần hay theo định kỳ. Nếu việc bồi thường được thực hiện một lần đã thực
hiện xong thì nghĩa vụ của người gây ra thiệt hại đối với người bị thiệt hại chấm dứt,
như vậy sẽ không phát sinh và không đặt ra việc yêu cầu thay đổi mức bồi thường.
Yêu cầu thay đổi mức bồi thường được đặt ra khi có yếu tố khách quan tác
động đến làm cho trách nhiệm bồi thường không còn đáp ứng mục đích của trách
nhiệm bồi thường là nhằm khôi phục tình trạng ban đầu, làm ảnh hưởng đến khả
năng bồi thường, làm cho vấn đề bồi thường cần phải có sự thay đổi để phù hợp với
thực tế.
Trên thực tế người bị thiệt hại thường yêu cầu tăng mức bồi thường và thời
hạn bồi thường, ngược lại người gây thiệt hại thì yêu cầu giảm mức bồi thường và
thời hạn bồi thường. Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền quyết định thay đổi mức
bồi thường khi nó không còn phù hợp với thực tế khi có yêu cầu của hai bên.
Yêu cầu tăng mức bồi thường là do người bị thiệt hại yêu cầu trong các trường
hợp: khi thiệt hại xảy ra lớn hơn mức bồi thường ban đầu, mức bồi thường không
còn phù hợp với thực tế, khả năng kinh tế của người bị thiệt hại và người gây thiệt
hại có sự thay đổi. Nếu trước đây khi xác định mức bồi thiệt hại do khả năng kinh tế
của người gây ra thiệt hại gặp khó khăn và thiệt hại quá lớn so với kinh tế của người

đó tòa án giải quyết mức bồi thường tương xứng kinh tế của người đó lúc đó nhưng
sau này khả năng kinh tế của người gây thiệt hại tăng lên thì người bị thiệt hại có
quyền yêu cầu thay đổi mức bồi thường.
Yêu cầu giảm mức bồi thường: khi ấn định mức bồi thường thiệt hại phù hợp
với khả năng kinh tế của người đó nhưng sau đó khả năng kinh tế của người gây

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

17

SVTH: Phạm Công Có


Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp

thiệt hại gặp khó khăn không còn phù hợp với thực tế thì có quyền yêu cầu tòa án
giảm mức bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp này người bị thiệt hại cũng có
quyền yêu cầu tòa án giảm mức bồi thường cho người gây thiệt hại. Nếu người gây
thiệt hại đã được giảm mức bồi thường nhưng họ vẩn không có khả năng thực hiện
việc bồi thường thì vẫn có thể yêu cầu giảm mức bồi thường, nhưng chỉ ở một mức
độ nào đó bảo đảm lợi ích cho người bị thiệt hại.
1.2.5. Nguyên tắc xem xét khả năng kinh tế của người gây thiệt hại
Ngoài yếu tố lỗi, quy định nguyên tắc giảm mức bồi thường thiệt hại căn cứ
vào khả năng kinh tế của người gây thiệt hại phù hợp với kinh tế xã hội. Khả năng
kinh tế là một khái niệm rất trừu trượng. Khả năng kinh tế của người gây thiệt hại là
yếu tố quan trọng để quyết định việc giảm hay không giảm mức bồi thường thiệt
hại. Xác định khả năng kinh tế là vấn đề rất phức tạp đòi hỏi phải có một tiêu chí để
đánh giá. Xác định chính xác khả năng kinh tế của người gây thiệt hại sẽ bảo vệ có
hiệu quả quyền lợi của các đương sự bảo đảm tính công bằng cho xã hội, tránh sự
gian lận hoặc lợi dụng để trốn tránh trách nhiệm, đảm bảo khả năng thực thi pháp

luật có hiệu quả cao.
1.3. Ý NGHĨA CỦA TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG
TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ là nhằm
khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản bị thiệt hại bằng việc bồi thường chính
tài sản bị thiệt hại, bồi thường số tiền, hoặc bồi thường một tài sản khác có giá trị
bằng hoặc tương đương tài sản bị thiệt hại; nhằm bù đắp những tổn thất về tinh thần
mà người bị thiệt hại hoặc người thân thích của người bị thiệt hại phải gánh chịu do
hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người bị thiệt hại, bảo vệ quyền và
lợi ích của các chủ thể trong vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đường bộ có có ý nghĩa trong việc ngăn
ngừa hành vi vi phạm trong tai nạn giao thông pháp luật, nhằm giáo dục mọi người
ý thức tuân theo pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng; nhằm
hạn chế tai nạn giao thông, làm giảm thiệt hại về người và tài sản của các chủ thể
được pháp luật bảo vệ.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong tai nạn giao thông đường bộ nhằm
nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý phương tiện giao thông
vận tải cơ giới đường bộ. Chủ sỡ hữu, người quản lý phương tiện có nghĩa vụ bảo

GVHD: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền

18

SVTH: Phạm Công Có


×