Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại vấn đề AN TOÀN, bảo mật TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG mại điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.28 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
-----

-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOÁ 33 (2007 – 2011)

VẤN ĐỀ AN TOÀN, BẢO MẬT
TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ

Giảng viên hướng dẫn:
Võ Hoàng Yến

Sinh viên thực hiện:
Ngô Lê Quế Thanh
MSSV: 5075065
Lớp: Luật thương mại 1 K33

Cần Thơ, 4/2011


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
............................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ VÀ AN TOÀN, BẢO MẬT TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ………………………...............................................................3
1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử…...3
1.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử trên
thế giới………………………………………………………………………………3
1.1.1.1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử……………………..3
1.1.1.2. Pháp luật thương mại điện tử ở một số nước trên thế giới…………......4
1.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử ở Việt

Nam………………………………………………………………………………….6
1.2. Khái quát chung về thương mại điện tử……………………………..............8
1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử……………………………………………..8
1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại điện tử…………………………11
1.3. Khái quát chung về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử…………13
1.3.1. Khái niệm về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử………………..13
1.3.2. Các đặc tính cơ bản trong an toàn, bảo mật thương mại điện tử………....13
1.3.2.1.Tính toàn vẹn……………………………………………………….…14
1.3.2.2. Chống phủ định……………………………………………………....14
1.3.2.3. Tính xác thực………………………………………………………....15
1.3.2.4. Tính tin cậy và tính riêng tư………………………………………….15
1.3.3. Ý nghĩa của an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử………………....15
1.4. Những qui định chung về an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại
điện tử……………………………………………………………………..............17
1.4.1. Bảo đảm an toàn trong giao dịch thương mại điện tử………………….....17
1.4.2. Bảo vệ thông điệp dữ liệu………………………………………………....19
1.4.3. Bảo mật thông tin trong thương mại điện tử……………………………...21
1.5. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền …………...24
1.6. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng…………………..……..26


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ AN TOÀN,

BẢO MẬT TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ………...28
2.1. Thực trạng của vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện
tử…………………………………………………………………………………...28
2.1.1. Tình trạng trộm cắp và gian lận thẻ tín dụng trong thương mại điện
tử…………………………………………………………………………………...31
2.1.2. Tình trạng lừa đảo trong thương mại điện tử …………………………......34
2.1.3. Tình trạng tấn công từ chối dịch vụ (khước từ dịch vụ) lên các website

thương mại điện tử………………………………………………………………... 38
2.1.4. Tình trạng sử dụng và khai thác thông tin cá nhân trái phép………….......39
2.2. Giải pháp cho vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại điện
tử………………………………………………………………………………......42
2.2.1. Giải pháp cho tình trạng trộm cắp và gian lận thẻ tín dụng trong thương mại
điện tử……………………………………………………………………………..42
2.2.2. Giải pháp cho tình trạng lừa đảo trong thương mại điện tử……………...43
2.2.3. Giải pháp cho tình trạng tấn công từ chối dịch vụ (khước từ dịch vụ) lên các
website thương mại điện tử……………………………………………………….43
2.2.4. Giải pháp cho tình trạng sử dụng và khai thác thông tin cá nhân trái
phép……………………………………………………………………………….44
KẾT LUẬN……………………………………………………………………....46


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là
Internet, khối lượng các giao dịch thương mại điện tử cũng ngày càng tăng mạnh.
Tuy mới chỉ xuất hiện cách đây chưa lâu và đang còn trong giai đoạn hình thành và
phát triển nhưng thương mại điện tử đã phần nào tác động đến cuộc sống của mỗi
con người chúng ta. Với những đặc tính ưu việt hơn hẳn hình thức thương mại
truyền thống, thương mại điện tử đang là một xu thế tất yếu ở hầu hết các quốc gia.
Tuy nhiên, song song với những lợi ích tích cực mà thương mại điện tử đã
mang lại là hàng loạt các vấn đề phát sinh, trong đó có những tồn tại, khó khăn về
vấn đề an toàn, bảo mật thương mại điện tử. Những vi phạm liên quan đến an toàn,
bảo mật đã và đang gây tâm lý e ngại cho cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch
thương mại điện tử. Tình trạng truy cập, thay đổi, và sử dụng trái phép các thông
điệp dữ liệu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự toàn vẹn, xác thực và tin cậy của

chính những thông điệp dữ liệu đó khi nó được truyền, gửi đến người nhận. Bên
cạnh đó, các thông tin cá nhân của các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện
tử cũng đang bị các đối tượng có mục đích vụ lợi xâm phạm ngày càng nhiều.
Trước tình hình thực tế đó, người viết đã chọn đề tài "Vấn đề an toàn, bảo mật
trong pháp luật thương mại điện tử" để nghiên cứu và trình bày trong khoá luận
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu đề tài, giúp người viết hiểu được những quy định của
Luật giao dịch điện tử cũng như các văn bản có liên quan đến vấn đề an toàn, bảo
mật trong thương mại điện tử, từ đó đưa ra ý kiến cá nhân về một số quy định, nêu
quan điểm và đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần áp dụng thành công các quy
định về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử ở Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không nghiên cứu quy định của pháp luật đối với các giao dịch điện tử
trong hoạt động của cơ quan nhà nước hay trong các lĩnh vực dân sự và các lĩnh vực
khác, mà chỉ tập trung nghiên cứu quy định của Luật giao dịch điện tử cũng như các
văn bản có liên quan trong việc thực hiện công tác đảm bảo an toàn, bảo mật trong
lĩnh vực thương mại điện tử.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu những quy định của pháp luật thương mại điện tử
về vấn đề an toàn, bảo mật người viết đã lựa chọn, sử dụng nhiều phương thức, thao
GVHD: Võ Hoàng Yến

1

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử


tác để tìm hiểu, nghiên cứu những vấn đề trong luận văn như phương pháp sưu tầm
thông tin, nghiên cứu lý luận dựa trên quy định của luật, nghị định, thông tư, giáo
trình, sách, cập nhật các thông tin trên sách, báo, internet liên quan đến nội dung đề
tài nghiên cứu.
Đồng thời người viết còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, bình luận
về các quy định của Luật giao dịch điện tử cũng như các văn bản có liên quan theo
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn đề tài và đưa ra ý kiến cá nhân cùng một số giải
pháp nhằm góp phần áp dụng thành công và hoàn thiện hơn các quy định của pháp
luật về vấn đề an toàn, bảo mật thương mại điện tử trên thực tế ở Việt Nam.
5. Kết cấu đề tài
Đề tài được chia thành ba phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận.
Phần nội dung gồm hai chương:
Khái quát và những quy định chung về thương mại điện tử và an toàn,
bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử.
 
















Thực trạng và giải pháp cho vấn đề an toàn, bảo mật trong pháp luật
thương mại điện tử.
 















GVHD: Võ Hoàng Yến

2

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

CHƯƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ AN TOÀN, BẢO MẬT

TRONG PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử
1.1.1. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện tử
trên thế giới
1.1.1.1. Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử
Nhằm tạo khung pháp lý cho sự phát triển thương mại điện tử, tại phiên họp
thứ 29 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc (12/1996) Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế
của Liên hợp quốc (UNCITRAL) đã thông qua Luật mẫu về Thương mại điện tử,
hình thành những quy định mẫu về thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ
liệu nhằm bảo vệ về mặt pháp lý cho những tổ chức, cá nhân mong muốn tham gia
thương mại điện tử. Luật mẫu có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo cho
các nước trong quá trình xây dựng pháp luật về thương mại điện tử của mình. Tinh
thần của Luật mẫu là bảo đảm những giao dịch thương mại điện tử được thừa nhận
giá trị pháp lý và nếu cần thiết thì sẽ có những hành động thích hợp để tăng cường
khả năng thi hành cho những giao dịch bằng phương tiện điện tử.
Luật mẫu về Thương mại điện tử không chỉ nêu lên những giới thiệu khái quát
về thương mại điện tử mà còn quy định cụ thể các giao dịch thương mại điện tử
trong một số lĩnh vực hoạt động. Phần giới thiệu khái quát về thương mại điện tử
bao gồm các quy định chung về thương mại điện tử; các quy định về điều kiện pháp
lý đối với thông điệp dữ liệu bao gồm công nhận giá trị pháp lý của các thông điệp
dữ liệu, về văn bản viết, chữ ký, bản gốc, tính xác thực và khả năng được chấp nhận
và lưu giữ thông điệp dữ liệu; các quy định về hình thức của hợp đồng và giá trị
pháp lý của hợp đồng, các bên ký kết hợp đồng phải công nhận giá trị pháp lý của
các thông điệp dữ liệu, xuất xứ của thông điệp dữ liệu, việc xác nhận đã nhận, thời
gian, địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu. Phần quy định các giao dịch thương
mại điện tử trong một số lĩnh vực hoạt động gồm hai điều khoản liên quan đến vận
tải hàng hoá.
Việc UNCITRAL thông qua Luật mẫu về Thương mại điện tử đã tạo điều
kiện giúp đỡ tất cả các quốc gia trên thế giới hoàn thiện hệ thống pháp luật của
mình về sử dụng các phương tiện truyền và lưu giữ thông tin mới thay thế cho các

tài liệu bằng giấy và ban hành các đạo luật còn thiếu trong lĩnh vực thương mại điện

GVHD: Võ Hoàng Yến

3

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

tử. UNCITRAL cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn việc chuyển hoá các quy định
của Luật mẫu vào hệ thống nội dung luật của các quốc gia.1
1.1.1.2. Pháp luật thương mại điện tử ở một số nước trên thế giới
Trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nền kinh tế thị
trường, thì việc xây dựng khung pháp lý cho thương mại điện tử là rất cấn thiết. Để
hỗ trợ cho các hoạt động thương mại điện tử, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
khung pháp lý riêng, dựa trên những khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của
Luật mẫu về Thương mại điện tử của Uỷ ban pháp luật thương mại quốc tế soạn
thảo 1996.
, Hiệp hội các thanh tra viên về pháp luật các tiểu bang Mỹ đã thông
 










qua Luật mẫu về các giao dịch điện tử vào tháng 7/1999 và gửi cho các cơ quan lập
pháp ở từng bang để thông qua và ban hành. Luật giao dịch điện tử thống nhất
thông qua năm 1999 thừa nhận tính bình đẳng của chữ ký điện tử và chữ ký viết tay.
Các bang của nước này ban hành từng luật riêng dựa trên luật giao dịch điện tử
thống nhất. Có thể nói đây là nước đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử, nước
Mỹ đã ấn định các nguyên tắc cơ bản cho thương mại điện tử của riêng mình, đồng
thời nêu lên những kiến nghị cho nền thương mại điện tử toàn cầu.2 Cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, Internet và thương mại điện tử, số
lượng cũng như giá trị các giao dịch trên mạng cũng tăng lên không ngừng. Với số
lượng và giá trị giao dịch qua mạng ngày càng tăng, các tổ chức và cá nhân dù đóng
vai trò người mua, người bán hay người trung gian trong thương mại điện tử đều
muốn bảo vệ lợi ích của mình trong các giao dịch thương mại điện tử điện tử. Mỹ là
nước đặc biệt chú ý về vấn đề này, vì thế ngày 30/06/2000, tổng thống Mỹ Bill
Clinton đã ký Luật thương mại quốc gia và quốc tế về Chữ ký điện tử (viết tắt là
ESIGN, Electronic Signatutres in Global and National Commerce Act). Luật này đã
thừa nhận chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương giá trị chữ ký truyền thống
trong ký kết hợp đồng và không thể bị phủ nhận hay từ chối chỉ vì lý do đó là chữ
ký điện tử. Luật thương mại quốc gia và quốc tế về Chữ ký điện tử của Mỹ có hiệu
lực từ tháng 10/2000, với mục đích chính là tạo sự tin tưởng khi thực hiện các giao
dịch điện tử và thúc đẩy các giao dịch điện tử phát triển hơn nữa.3 Đây được xem là
một mốc đánh dấu quan trọng về mặt pháp lý cho các giao dịch điện tử nói chung
và hợp đồng điện tử nói riêng. Hay nói cách khác đây là bước đi đầu tiên để tạo ra
1
2

/> />
3

/>

GVHD: Võ Hoàng Yến

4

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

sự thống nhất về trách nhiệm của các bên trong giao dịch điện tử bởi hợp đồng điện
tử sẽ thay thế nhanh chóng hợp đồng bằng giấy khi và chỉ khi các bên cảm thấy an
toàn khi sử dụng. Bên cạnh đó, Quốc hội và Tổng thống Mỹ còn ban hành các luật
bao gồm Luật đổi mới quản lý công nghệ thông tin (Information Technology
Management Reform Act -ITMRA - luật Clinger - Cohen) và Luật tối giảm giấy tờ
trong công tác chính phủ (Government Paperwork Elimination Act - GPEA, 44
USC 3504) nhằm tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý trong giao dịch điện tử.4 Nhìn
chung, nước Mỹ đã từng bước xây dựng khung pháp lý cho hoạt động thương mại
điện tử ngày càng hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và hội nhập
kinh tế toàn cầu.
, thương mại điện tử cũng được hình thành và phát triển một cách
nhanh chóng, đây được coi là một cường quốc trong việc nghiên cứu và ứng dụng
thương mại điện tử. Để tạo một môi trường pháp lý hoàn chỉnh cho các giao dịch
thương mại điện tử, Chính phủ Canada đã tiến hành rà soát, sửa đổi các văn bản
 

 






a

a



a



hiện hành đồng thời ban hành các văn bản mới liên quan đến thương mại điện tử
như :Luật giao dịch điện tử, Luật về chữ ký điện tử, chứng cứ điện tử.5 Bên cạnh đó,
Luật về bảo vệ thông tin cá nhân và văn bản điện tử (the Personal Information
Protection and Electronic Documents Act) cũng nhận được sự chấp thuận ban hành
từ Hoàng gia vào ngày 13/4/2000. Mục tiêu chủ yếu của luật này là nhằm tìm kiếm
sự hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử thông qua việc bảo vệ thông tin
cá nhân đã được thu thập, sử dụng và phát tán trong một số trường hợp được phép,
bằng việc cung cấp các thiết bị điện tử để liên lạc hoặc ghi lại thông tin giao dịch,
và bằng cách sửa đổi các Luật chứng cứ (Canada Evidence Act), Luật thể thức văn
bản pháp quy (Statutory Instruments Act) và Luật sửa đổi văn bản pháp quy (Statute
Revision Act). Ngoài ra các cơ quan nhà nước còn phải tuân thủ luật về quyền riêng
tư (the Privacy Act).6
, hàng loạt các luật liên quan đến công nghệ thông tin được ban
hành trong năm 2000 công nhận tính hiệu lực của việc chuyển các văn bản bằng


 


















phương tiện điện tử. Luật về chữ ký điện tử và tổ chức chứng thực điện tử của Nhật
Bản cũng được ban hành ngày 25/5/2000, tạo nền pháp lý cho các hoạt động thương
mại điện tử tại đây.7 Vào năm 1982, Nhật Bản đã ban hành đánh giá mức độ bảo vệ
4

/>_tu_tren_the_gioi.html
5
/>6
/>teid=12
7
/>
GVHD: Võ Hoàng Yến

5


SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

tính riêng tư dựa trên tám nguyên tắc cơ bản của tổ chức OECD. Đến năm 1988,
Luật về bảo vệ tính riêng tư trong lĩnh vực công đã được thông qua và có hiệu lực.
Đối với lĩnh vực tư, Bộ ngoại thương và công nghiệp (Ministry of International
Trade and Industry) đã ban hành hướng dẫn về bảo vệ tính riêng tư (Guideline for
the Protection of Privacy). Để nâng cao tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc
gia trong lĩnh vực bảo vệ tính riêng tư với luật pháp quốc tế, Văn phòng xúc tiến xã
hội hiện đại về thông tin và truyền thông đã nỗ lực xây dựng và vận động triển khai
cơ chế pháp lý đối với bảo vệ thông tin cá nhân. Theo đó, một cơ quan độc lập có
tên gọi là Cục bảo vệ dữ liệu (Data Protection Authority) đã được thành lập nhằm
theo dõi việc bảo vệ tính riêng tư và hỗ trợ người dân trong những vụ kiện liên quan
đến vi phạm quyền riêng tư. Cục bảo vệ dữ liệu đóng vai trò quan trọng trong bảo
về lợi ích quốc gia trong những sự vụ chuyển vận dữ liệu liên quốc gia. Chính vì
nhận được sự quan tâm, chú ý bảo vệ tính riêng tư (nhất là đối với các giao dịch
trực tuyến) mà thông tin được cung cấp trên trang thông tin điện tử của chính phủ
Nhật Bản ngày càng phong phú: từ đất đai, hạ tầng và giao thông, thời tiết... đến các
dịch vụ hành chính công thuộc lĩnh vực ngoại giao, an ninh, đấu thầu, thuế.8
Nhìn chung các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực
thương mại điện tử đang dần được hoàn thiện ở đa phần các nước trên thế giới.
Điều này cho thấy các nước trên thế giới đã thấy được tầm quan trọng của thương
mại điện tử và đang tích cực thiết lập ra một khung pháp lý hoàn chỉnh để đưa hoạt
động này ngày càng phát triển không chỉ trong nước mà còn trên phạm vi toàn thế
giới.
1.1.2. Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật thương mại điện
tử ở Việt Nam
Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam được ra

đời khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Đầu tiên phải xét đến tầm quan trọng
của Bộ luật dân sự năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2006). Tại Khoản 1 Điều
124 Bộ luật này quy định “


a




































a










































 



”. Với việc công
nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện cho
hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có nền tảng cơ sở để phát triển. Bên cạnh

đó, Bộ luật dân sự còn đưa ra quy định cụ thể về các trường hợp giao kết, sửa đổi,


































































a


































thực hiện, huỷ bỏ hợp đồng. Đây là những quy định quan trọng cần tính đến trong

8

/>teid=12

GVHD: Võ Hoàng Yến

6

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

các văn bản pháp luật liên quan đến giao kết và thực hiện hợp đồng trong thương
mại điện tử.
Ngày 14/06/2005, Luật thương mại (sửa đổi) được Quốc hội chính thức thông
qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Đây được xem là văn bản pháp lý làm nền
tảng cho các hoạt động thương mại, trong đó có thương mại điện tử. Tại Điều 15
của Luật này quy định “



 
















































































 


























e











y



































a








































a




























”. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 120 (các hình thức
trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ), trong đó coi “Trưng bày, giới thiệu hàng
hoá, dịch vụ trên Internet” là một hình thức trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
















































 

cũng được đề cập rõ trong luật này.
Cùng với hệ thống pháp luật chung, các văn bản pháp luật liên quan đến
thương mại điện tử cũng bước đầu được hình thành và dần hoàn thiện. Ngày
21/3/2002 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg về việc
sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn của
các Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Tại Điều 2 của Quyết định này đã đưa ra
các quy định về chứng từ điện tử và chữ ký điện tử. Theo đó, Điều luật này đã nêu
rõ Chữ ký điện tử được xác lập riêng cho từng cá nhân để xác định quyền hạn và
trách nhiệm của người lập và những người liên quan chịu trách nhiệm về tính an
toàn và chính xác của chứng từ điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như
chữ ký tay trên chứng từ giấy”. Có thể nói, đây là văn bản pháp lý có ý nghĩa quan
trọng trong việc đưa thương mại điện tử áp dụng thực tế tại Việt Nam. Tiếp đó,
ngày 29/11/2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật giao dịch điện tử, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/03/2006. Luật này quy định về giao dịch điện tử trong hoạt
động của các cơ quan nhà nước, trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và
các lĩnh vực khác. Luật đưa ra các quy định về thông điệp dữ liệu, chữ ký điện tử và
chứng thực chữ ký điện tử, đồng thời nêu rõ các quy định cụ thể về giao kết và thực
hiện hợp đồng điện tử, giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước; các quy định về an
ninh, an toàn, bảo vệ, bảo mật trong giao dịch điện tử; giải quyết tranh chấp và xử
lý vi phạm trong giao dịch điện tử. Đồng thời luật này còn nhấn mạnh nguyên tắc
tiến hành giao dịch điện tử là tự nguyện, được tự thoả thuận về việc lựa chọn công
nghệ để thực hiện giao dịch, trung lập về công nghệ, bảo đảm sự bình đẳng và an
toàn.
Đến năm 2006, Luật công nghệ thông tin được chính thức ban hành nhằm đưa
ra các quy định chung về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
cùng các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và
GVHD: Võ Hoàng Yến


7

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển
công nghệ thông tin. Những quy định này góp phần bổ sung và tạo nên một khung
pháp lý ngày càng hoàn thiện cho thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, thương mại điện tử còn được đề cập đến ở các mức độ khác
nhau tại các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật hải quan (sửa đổi) được thông
qua ngày 14/06/2005 có bổ sung một số quy định về trình tự khai hải quan điện tử,
địa điểm khai, hồ sơ hải quan điện tử, thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập
khẩu bằng thương mại điện tử. Chính phủ nước ta đã ban hành rất nhiều văn bản
khác liên quan đến ứng dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực khác nhau như:
hoạt động của các cơ quan Nhà nước, ngân hàng, tài chính. Đồng thời các quy định
về giải quyết tranh chấp trong thương mại điện tử cũng được nói đến trong các văn
bản, bao gồm cả Bộ luật hình sự, Luật cạnh tranh, Luật bản quyền,… Ngoài ra để
hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Luật Giao dịch điện tử, Chính phủ và Bộ Công
thương đã ban hành các văn bản như Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày
09/06/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP
ngày 15/02/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về
chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày
23/07/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính,…
Với hệ thống pháp luật nêu trên, Việt Nam đã dần gỡ bỏ các rào cản cho
thương mại điện tử phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các chủ thể
tham gia trở nên dễ dàng hơn, thông suốt hơn. Cùng với sự phát triển của thương
mại điện tử toàn cầu, việc đẩy mạnh và hoàn thiện cơ sở pháp lý trong nước kết hợp
với việc các chủ thể tham gia thương mại điện tử tiếp cận và tuân theo những quy

tắc quốc tế sẽ thúc đẩy thương mại điện tử tại Việt Nam tiếp tục phát triển nhanh
chóng và sôi động hơn trong tương lai.
1.2. Khái quát chung về thương mại điện tử
1.2.1. Khái niệm thương mại điện tử
Hiện nay khái niệm thương mại điện tử đã được rất nhiều tổ chức quốc tế đưa
ra song vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về thương mại điện tử. Nhìn chung
các quan điểm khác nhau về thương mại điện tử trên thế giới được tập trung thành
hai quan điểm lớn (nghĩa rộng và nghĩa hẹp).
, thương mại điện tử trong Luật mẫu về thương mại điện tử


 

e









 

a








 

1996 của Uỷ ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) được
hiểu theo khái niệm sau: thuật ngữ “ Thương mại” cần được diễn giải theo nghĩa
rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù
có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao
GVHD: Võ Hoàng Yến

8

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi
hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy
thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công
trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng;
liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở
hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường
bộ. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của thương mại điện tử rất rộng, bao quát
hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một
trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của thương mại điện tử.9
Bên cạnh đó, Ủy ban Châu Âu đã đưa ra một khái niệm cụ thể về thương mại
điện tử như sau: “Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh
doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử

dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh”. Thương mại điện tử trong định nghĩa này
gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương
tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua
bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài
nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch
vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng
hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ
(ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động
truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như
siêu thị ảo).10
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao
dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử;
chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.
, thương mại điện tử bao gồm các hoạt động thương mại được
thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD) đã đưa ra các khái niệm về


e









 


a



 



 

thương mại điện tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình
thức mua bán hàng hóa được thực hiện tại các trang Web trên Internet với phương
thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO):
“Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản
phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một

9

/> />
10

GVHD: Võ Hoàng Yến

9

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử


cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa
thông qua mạng Internet”.11
Khái niệm về thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của
Liên Hợp quốc (OECD) đưa ra là: thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các
giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như
Internet.12
Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp thì
thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông
qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại,
fax, telex...
Qua nghiên cứu các khái niệm về thương mại điện tử, chúng ta thấy hiểu theo
nghĩa rộng thì hoạt động thương mại (commerce) trong "thương mại điện tử" không
chỉ là buôn bán hàng hoá và dịch vụ (trade) theo cách hiểu thông thường, mà bao
quát một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, do đó việc áp dụng thương mại điện tử sẽ làm
thay đổi hình thái hoạt động của hầu hết nền kinh tế. Theo ước tính đến nay, thương
mại điện tử có tới hàng ngàn lĩnh vực ứng dụng, trong đó, buôn bán hàng hoá và
dịch vụ chỉ là một lĩnh vực ứng dụng.
Hiện nay khái niệm thương mại điện tử được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa
hẹp, chính vì vậy cần phải đi tới một khái niệm thương mại điện tử phù hợp với
điều kiện của Việt Nam. Luật giao dịch điện tử năm 2005 có quy định “
” (Khoản 6 Điều 4
a














 



















a
















































































Luật giao dịch điện tử). Theo tinh thần của pháp luật thì giao dịch điện tử được hiểu
là các giao dịch thuộc các lĩnh vực dân sự, thương mại và các lĩnh vực khác theo
quy định của pháp luật. Qua các cơ sở nêu trên có thể hiểu tại Việt Nam thương mại
điện tử được hiểu theo nghĩa rộng. Như vậy, định nghĩa thương mại điện tử là các
hoạt động thương mại có sử dụng các thiết bị điện tử trong giao dịch sẽ là phù hợp
với Việt Nam. Hay nói một cách khác, thương mại điện tử là một hình thức hoạt
động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại
thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra
giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là
“thương mại không giấy tờ”).

11
12

/> />
GVHD: Võ Hoàng Yến


10

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của thương mại điện tử
Một là, các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc
trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Từ khi xuất hiện mạng
Internet việc trao đổi thông tin, các hoạt động thương mại đa dạng đã mở rộng
nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới với số lượng người tham gia ngày càng
tăng. Những người tham gia có thể là cơ quan, tổ chức hay cá nhân, có thể đã biết
hoặc hoàn toàn chưa biết nhau bao giờ. Như vậy nếu như xem xét trong thương mại
truyền thống thì hình thức của giao dịch là sự gặp gỡ trực tiếp giữa các chủ thể tham
gia giao dịch với nhau thì trong thương mại điện tử hình thức của giao dịch là hoàn
toàn gián tiếp. Điều này có nghĩa là các chủ thể tham gia không gặp gỡ trực tiếp với
nhau mà họ giao dịch với nhau thông qua các phương tiện điện tử. Một đại diện của
doanh nghiệp A có thể giao dịch nhiều năm với một đại diện của doanh nghiệp
nước ngoài B thông qua việc gọi điện thoại để thảo luận với nhau, thông qua fax để
truyền cho nhau các nội dung hợp đồng, thông qua Internet để đàm phán với nhau
về hợp đồng sắp tới... mà không cần thiết phải gặp gỡ trực tiếp với nhau. Trong
thương mại điện tử chúng ta có thể giao dịch với đối tác bất cứ khi nào, mà không
cần qua khâu trung gian hỗ trợ ở bất cứ công ty thương mại nào. Do đó có thể nói
thương mại điện tử đã góp phần tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội tham
gia thị trường giao dịch toàn cầu.
Hai là, các giao dịch theo hình thức thương mại truyền thống (dùng giấy tờ
hay gặp mặt nhau trực tiếp) được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới
quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường mở, không bị
hạn chế bởi khái niệm biên giới. Với những phương tiện điện tử đa dạng các chủ thể

tham gia thương mại điện tử đều có thể mở rộng giao dịch thương mại của mình tới
bất cứ nơi đâu, theo hướng cạnh tranh quốc tế. Trong thương mại truyền thống để
tìm kiếm một thị trường mới các doanh nghiệp phải đến tận nơi, tham gia các hội
chợ, triển lãm các cuộc gặp gỡ trực tiếp. Như vậy, thị trường trong thương mại
truyền thống bị giới hạn về mặt phạm vi, các doanh nghiệp không thể và không có
cơ hội đi tìm hiểu trực tiếp các thị trường trên toàn thế giới thông qua việc gặp gỡ
và trao đổi trực tiếp. Còn đối với thương mại điện tử thì một doanh nghiệp A có thể
mở một website kinh doanh trên mạng và thông qua các phương tiện quảng bá trên
mạng có thể quảng bá doanh nghiệp mình ra thị trường toàn cầu mà không bị giới
hạn về mặt phạm vi. Một doanh nghiệp ở châu Mỹ, châu Âu hay ở Châu Phi có thể
dễ dàng tiếp cận với thông tin doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp Việt nam
thông qua mạng Internet. Điều này thể hiện lợi thế vượt trội của thương mại điện tử
so với hình thức thương mại truyền thống thông thường.
GVHD: Võ Hoàng Yến

11

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

Ba là, trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham gia của ít
nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu đựợc là các tổ chức cung cấp
dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan
chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi hay lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia
giao dịch, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch
thương mại điện tử.
Bốn là, đối với hình thức thương mại truyền thống, mạng lưới thông tin chỉ là
phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông

tin chính là một thị trường. Thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh
doanh mới được hình thành như các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới, các
siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hoá và dịch vụ trên mạng… Với sự
phát triển nhanh chóng của các thành tựu về công nghệ thông tin như ngày nay đặc
biệt là Internet đã giúp cho các doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình các "gian
hàng ảo" trên mạng mà ở đó doanh nghiệp có thể cung cấp vô số các thông tin giới
thiệu về sản phẩm, dịch vụ của mình. Sự phát triển này còn hình thành nên các
trung tâm thương mại ảo trên Internet với vai trò như một trung tâm thương mại thật
tại đó có rất nhiều các thông tin giao dịch về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ nhằm
gắn kết người mua và người bán với nhau. Chính vì vậy các mạng lưới thông tin
này chính là thị trường cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và giao dịch với
nhau. Trong thương mại điện tử, bản chất của thông tin không thay đổi, chỉ biến đổi
cách thức khởi tạo, trao đổi, lưu trữ thông tin chứ hoàn toàn không thay đổi những
chức năng cơ bản của thông tin đối với các bên tham gia. Trong thương mại truyền
thống, nếu có nhiều bên tham gia thì phải tốn một khối lượng lớn giấy tờ giao dịch
về hợp đồng, trong khi đó nếu giao dịch bằng thương mại điện tử thì tiết kiệm được
nhiều chi phí cho giấy tờ và thời gian.
Qua việc phân tích các đặc điểm nêu trên, ta có thể thấy về bản chất thương
mại điện tử là hoạt động thương mại, nó chỉ khác duy nhất đối với thương mại
thông thường là nó sử dụng các phương tiện điện tử vào trong hoạt động thương
mại. Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về thương mại đã điều chỉnh tất cả các
hoạt động thương mại truyền thống như các hoạt động về mua bán, uỷ thác, nội
dung hợp đồng,... Các văn bản pháp luật thương mại điện tử sẽ không phủ nhận hay
có những quy định khác về các hoạt động mà luật thương mại đã nêu ra. Các văn
bản này chỉ đưa ra những nội dung cơ bản liên quan đến những đặc trưng của
thương mại điện tử mà hình thức thương mại thông thường không có nhằm tạo ra
một môi trường pháp lý cho thương mại điện tử hoạt động có hiệu quả hơn.

GVHD: Võ Hoàng Yến


12

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

1.3. Khái quát chung về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử
1.3.1. Khái niệm về an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử
Trong thương mại truyền thống, khi đi mua hàng, người mua có thể gặp
những rủi ro như không nhận được hàng hoá mà mình đã mua và thanh toán. Nguy
hiểm hơn, khách hàng có thể bị những kẻ xấu lấy cắp tiền trong lúc mua sắm. Nếu
là người bán hàng, thì có thể không nhận được tiền thanh toán. Thậm chí, kẻ xấu có
thể lấy trộm hàng hoá, hoặc có những hành vi lừa đảo như thanh toán bằng thẻ tín
dụng ăn cắp hoặc bằng tiền giả,… Nhìn chung, tất cả các tội phạm diễn ra trong
thương mại truyền thống đều có thể diễn ra trong thương mại điện tử dưới nhiều
hình thức tinh vi và phức tạp hơn. Trong khi đó, việc đảm bảo các rủi ro trong
thương mại điện tử là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều công nghệ mới,
nhiều thủ tục và các chính sách liên quan đến những đạo luật mới, tiêu chuẩn mới.
Có thể nói khái niệm an toàn luôn chỉ mang tính tương đối. Lịch sử an toàn giao
dịch thương mại chứng minh rằng, bất cứ hệ thống an toàn nào cũng có thể bị phá
vỡ nếu không đủ sức để chống lại các cuộc tấn công. Hơn nữa, một sự an toàn vĩnh
viễn là không cần thiết trong thời đại thông tin bởi các thông tin đôi khi chỉ có giá
trị trong một vài giờ, một vài ngày hoặc một vài năm và cũng chỉ cần bảo vệ chúng
trong khoảng thời gian đó là đủ.
Công nghệ mạng máy tính đã mang lại cho nhiều lợi ích to lớn. Sự xuất hiện
mạng Internet cho phép mọi người có thể truy cập, chia sẻ và khai thác thông tin
một cách dễ dàng và hiệu quả. Các giao dịch thương mại điện tử trên Internet phát
triển từ những hình thức sơ khai như trao đổi thông tin (email, message…), quảng
bá đến những giao dịch thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ trên khắp

thế giới. Tuy nhiên trên thực tế lại phát sinh các vấn đề bảo mật thông tin trong
thương mại điện tử, Internet có những kỹ thuật cho phép mọi người truy nhập, khai
thác, chia sẻ thông tin. Nhưng nó cũng là những nguy cơ chính dẫn đến việc thông
tin bị hư hỏng hoặc phá huỷ hoàn toàn.
Tóm lại, có thể hiểu an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử là việc thực
hiện các biện pháp cần thiết trong các khâu quản lý, phòng ngừa, ngăn chặn các
hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi ích của các chủ thể tham gia giao dịch
thương mại điện tử. Nhằm bảo đảm các dữ liệu điện tử được truyền, giữ trên môi
trường mạng không bị tiết lộ và không bị sử dụng vào các mục đích trái pháp luật.
1.3.2. Các đặc tính cơ bản trong an toàn, bảo mật thương mại điện tử
Bản chất của an toàn, bảo mật là một vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều
khía cạnh khác nhau. Các vấn đề về an toàn, bảo mật xuất hiện từ những nhu cầu

GVHD: Võ Hoàng Yến

13

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

trong các hoạt động tình báo, quân sự, ngoại giao và cả trong thương mại. Đối với
thương mại điện tử, vấn đề an toàn, bảo mật bao gồm những đặc tính cơ bản sau:
1.3.2.1.Tính toàn vẹn
Tính toàn vẹn đề cập đến khả năng đảm bảo an toàn cho các thông tin được
hiển thị trên một website hoặc chuyển hay nhận thông tin trên Internet. Các thông
tin này không bị thay đổi nội dung bằng bất cứ cách nào bởi người không được
phép. Ví dụ, nếu một kẻ cố tình xâm nhập trái phép, chặn và thay đổi nội dung của
các thông tin truyền trên mạng, ví dụ như thay đổi địa chỉ nhận đối với chuyển

khoản điện tử ngân hàng và do vậy chuyển khoản này được chuyển đến một tài
khoản khác, các thông tin trong khi truyền trên mạng bị thay đổi hay bị thay đổi
trước khi đến người nhận chẳng hạn như một ai đó có thể sửa đổi nội dung của một
đơn đặt hàng hoặc thay đổi lý lịch của một cá nhân trước khi các thông tin đó đi đến
đích. Trong trường hợp như vậy, tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu đã bị xâm hại
bởi việc truyền thông diễn ra không đúng với những gì người gửi mong muốn.
Trong thương mại điện tử, nếu khách hàng có bất cứ nghi ngờ nào về nội dung
thông điệp dữ liệu hoặc sự trung thực của người gửi, họ có quyền đặt câu hỏi chất
vấn, và các quản trị viên hệ thống sẽ là những người đầu tiên chịu trách nhiệm về
các vấn đề này. Chính vì vậy, để đảm bảo tính toàn vẹn thông tin, trước tiên, các
quản trị viên phải xác định chính xác danh sách những người được phép thay đổi dữ
liệu trên website của doanh nghiệp. Càng có nhiều người được phép làm điều này
cũng co nghĩa là càng có nhiều mối đe doạ đến sự toàn vẹn thông tin từ cả bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp.
1.3.2.2. Chống phủ định
Chống phủ định liên quan đến khả năng đảm bảo rằng các bên tham gia
thương mại điện tử không phủ định các hành động trực tuyến mà họ đã thực hiện.
Ví dụ, một người có thể dễ dàng tạo lập một bức thư điện tử qua một dịch vụ miễn
phí, từ đó gửi đi những lời phê bình, chỉ trích hoặc các thông điệp và sau đó lại từ
chối việc làm này. Thậm chí, một khách hàng với tên và địa chỉ thư điện tử có thể
dễ dàng đặt hàng trực tuyến và sau đó lại từ chối hành động mà mình đã thực hiện.
Trong hầu hết các trường hợp như vậy, thông thường người phát hành thẻ tín dụng
sẽ đứng về phía khách hàng vì người bán hàng không có trong tay bản sao chữ ký
của khách hàng cũng như không có bất cứ bằng chứng hợp pháp nào chứng tỏ
khách hàng đã đặt mua hàng của mình. Và tất nhiên, rủi ro sẽ thuộc về người bán
hàng. Chính vì vậy đặc điểm của an toàn, bảo mật thương mại điện tử bao gồm tính
chất chống phủ định hay có thể hiểu là chống chối cãi nguồn gốc: tính chất này đảm
bảo một cá nhân không thể chối là đã gửi tài liệu khi xảy ra tranh chấp.
GVHD: Võ Hoàng Yến


14

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

1.3.2.3. Tính xác thực
Tính xác thực liên quan đến khả năng nhận biết các đối tác tham gia giao dịch
trực tuyến trên Internet, như làm thế nào để khách hàng chắc chắn rằng, các doanh
nghiệp bán hàng trực tuyến là những người có thể khiếu nại được; hay những gì
khách hàng nói là sự thật; làm thế nào để xác định một người khi khiếu nại có nói
đúng sự thật, có mô tả đúng sự việc hay không. Tính xác thực này đảm bảo cho
người nhận có khả năng xác định người gửi và kiểm tra xem người gửi có thực sự
gửi tin đi hay không.
1.3.2.4. Tính tin cậy và tính riêng tư
Tính tin cậy liên quan đến khả năng đảm bảo rằng, ngoài những người có
quyền, không ai có thể xem các thông điệp và truy cập những giữ liệu có giá trị.
Đầu tiên vấn đề an toàn, bảo mật chỉ đơn giản là việc chúng ta muốn chỉ người nhận
đọc được thông tin. Chúng ta muốn đảm bảo rằng thông tin mà chúng ta nhận được
đúng là của người gửi. Trong một số trường hợp, người ta có thể nhầm lẫn giữa tính
tin cậy và tính riêng tư. Thực chất, đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Tính
riêng tư liên qua đến khả năng kiểm soát việc sử dụng các thông tin các nhân mà
khách hàng cung cấp về chính bản thân họ. Có hai vấn đề mà người bán hàng cần
chú ý về tính riêng tư: thứ nhất, người bán hàng cần thiết lập những chính sách nội
bộ để có thể quản lý việc sử dụng các thông tin về khách hàng; thứ hai, họ cần bảo
vệ những thông tin đó tránh sử dụng vào những mục đích không chính đáng hoặc
tránh sử dụng trái phép những thông tin này. Ví dụ, khi tin tặc tấn công vào các
website thương mại điện tử, truy cập các thông tin về thẻ tín dụng và các thông tin
khác của khách hàng, trong trường hợp đó, không chỉ vi phạm đến tính tin cậy của

dữ liệu mà còn vi phạm riêng tư của các cá nhân, những người đã cung cấp thông
tin đó.
Có thể nói, vấn đề an toàn trong thương mại điện tử được xây dựng trên cơ sở
bảo vệ các khía cạnh trên, khi nào một trong các khía cạnh này chưa được bảo đảm,
sự an toàn trong thương mại điện tử vẫn coi như chưa thực hiện triệt để.
1.3.3. Ý nghĩa của an toàn, bảo mật trong thương mại điện tử
Với sự phát triển mang tính toàn cầu của mạng Internet và thương mại điện tử,
con người có thể mua bán hàng hoá và dịch vụ thông qua mạng máy tính một cách
dễ dàng trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, đối với các giao dịch được thực hiện
trên môi trường công nghệ tiên tiến này cũng có không ít trở ngại khi mà các thông
tin trong giao dịch của chính những người tham gia đôi khi được xem là nguồn tài
nguyên vô tận đối với những kẻ cắp có mục đích xấu. Chính vì vậy vấn đề an toàn

GVHD: Võ Hoàng Yến

15

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

và bảo mật trong thương mại điện tử là một vấn đề hết sức cấp thiết cần được chú
trọng quan tâm.
Hơn lúc nào hết, tình trạng bảo mật cho các website thương mại điện tử tại
Việt Nam lại đáng báo động như hiện nay. Nếu không kịp thời khắc phục thì thương
mại điện tử sẽ đem lại những hiểm hoạ khôn lường cho nền kinh tế của nước nhà.
Trước thực tế đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý cho vấn đề an toàn
bảo mật trong thương mại điện tử mang những ý nghĩa đặc thù như sau:
Tạo ra một luật lệ thống nhất hoàn chỉnh cho các giao dịch thương mại điện

tử: hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử sẽ theo một quy trình
thống nhất khi các bên thỏa thuận chọn luật làm căn cứ. Cả bên bán và bên mua do
đó cùng dựa vào luật để có các bước thực hiện đúng đắn và khoa học hơn các quyền
và nghĩa vụ của mình. Sẽ là một thiếu sót rất lớn nếu trong các quy định trong lĩnh
vực thương mại điện tử không có sự hiện diện của các quy định ở khâu đảm bảo an
toàn, bảo mật. Bởi trong suốt quá trình tiến hành giao dịch, sự thờ ơ của các chủ thể
có thể dẫn đến những kết quả không mong muốn.
Đem lại niềm tin cho các bên tham gia thương mại điện tử: cả người bán hàng,
người mua hàng, người cung cấp dịch vụ mạng đều cảm thấy tin tưởng hơn khi biết
rằng các hoạt động mua bán, kinh doanh trên mạng của họ không những được pháp
luật thừa nhận và mà còn được bảo hộ thông qua các quy định về vấn đề an toàn,
bảo mật. Khi xảy ra tranh chấp những hành vi bị xem là vi phạm an toàn, bảo mật
gây thiệt hại cho chủ thể khác sẽ được đối chiếu căn cứ theo luật định. Từ đó quy ra
mức phạt và bồi thường cụ thể đối từng hành vi vi phạm. Điều này giúp những chủ
thể tham gia an tâm hơn khi tiến hành các hoạt động giao dịch trong lĩnh vực này.
Niềm tin này sẽ kích thích các bên tham gia tích cực hơn, khối lượng giao dịch lớn
hơn, hay nói cách khác là làm thương mại điện tử phát triển hơn.
Là công cụ răn đe, giáo dục có hiệu quả đối với những đối tượng có mục đích
xấu trong thương mại điện tử. Có thể nói tình trạng ăn cắp và sử dụng thẻ tín dụng
giả để mua hàng trên các website thương mại điện tử, tình trạng phát tán virus ăn
cắp mật mã liên tục xảy ra với cường độ ngày một nhiều, một số vụ tấn công của
các Hacker Việt vào một vài website thương mại điện tử trong thời gian gần đây,…
những thực trạng này hầu như rất phổ biến trong tình hình phát triển thương mại
điện tử trong những năm gần đây. Trước tình hình này, việc đưa ra các quy định
chung về vấn đề an toàn, bảo mật kết hợp với các biện pháp chế tài thích đáng sẽ có
tác dụng không nhỏ trong công tác phòng, chống các loại tội phạm công nghệ cao
như hiện nay.

GVHD: Võ Hoàng Yến


16

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

Bên cạnh đó các quy định về vấn đề an toàn, bảo mật trong thương mại điện
tử còn là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp: tranh chấp là điều các bên tham gia
thương mại đều không muốn xảy ra, nhưng một khi xảy ra tranh chấp thì các văn
bản pháp luật về thương mại điện tử sẽ giúp các bên thấy rõ phạm vi trách nhiệm
của mình. Chẳng hạn như trách nhiệm quản lý và bảo mật thông tin của các chủ thể
tham gia thuộc về ai, các biện pháp chế tài được áp dụng cụ thể ra sao nếu xảy ra
tình trạng sử dụng và khai thác trái phép thông tin cá nhân của người tiêu dùng,…
Từ đó nâng cao hiệu quả của công tác giải quyết các tranh chấp của các cơ quan
quản lý Nhà nước.
1.4. Những qui định chung về an toàn, bảo mật trong pháp luật thương mại
điện tử
1.4.1. Bảo đảm an toàn trong giao dịch thương mại điện tử
An toàn và tin cậy là một trong những yếu tố mà các chủ thể tham gia thương
mại điện tử cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định tham gia. Nếu người tham gia
cảm thấy giao dịch của họ không được đảm bảo an toàn, có thể bị sửa đổi, có thể bị
khám phá trái phép thì họ sẽ không tham gia thương mại điện tử. Do đó, việc đề cao
công tác đảm bảo an toàn trong các giao dịch thương mại điện tử là hết sức cần
thiết. Với những điều kiện khoa học kỹ thuật hiện nay, cần phải có hạ tầng đường
truyền an toàn, trên đó có các phương tiện để bảo vệ thông tin, tránh khám phá, sử
dụng trái phép. Đồng thời phải xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ phân định rõ
ràng trách nhiệm của các chủ thể tham gia thương mại điện tử ở tất cả các công
đoạn của giao dịch thương mại mà tính an toàn, độ tin cậy bị đe doạ. Mặt khác các
chủ thể tham gia cũng phải tự bảo vệ mình bằng các biện pháp kỹ thuật cần thiết.

Chương IV của Luật giao dịch điện tử năm 2005 đã dành một điều luật để
điều chỉnh việc đảm bảo an toàn trong các giao dịch điện tử nói chung và trong giao
dịch thương mại điện tử nói riêng, điều này cho thấy nhà nước ta đã có sự chú
trọng, quan tâm đến vấn đề pháp lý trong vấn đề an toàn, bảo mật trong thương mại
điện tử. Khoản 1 Điều 44 Luật giao dịch điện tử năm 2005 nêu rõ: “
 









a



 






































y








a






































a

















a

























”. Như vậy quyền lựa
chọn các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi
tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không bị hạn chế ở một phương thức







y













a











































a



























bảo đảm an ninh nhất định. Mà ngược lại, các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia

thương mại điện tử có thể tự do lựa chọn các phương thức bảo đảm an ninh khác
nhau phù hợp quy định chung của pháp luật, với khả năng tài chính cũng như những
nhu cầu bảo mật khác nhau của các chủ thể. Quy định này hoàn toàn phù hợp với
GVHD: Võ Hoàng Yến

17

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

nguyên tắc tự nguyện lựa chọn sử dụng phương tiện điện tử để thực hiện giao dịch
cũng như tự thỏa thuận về việc lựa chọn loại công nghệ để thực hiện giao dịch điện
tử (Khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Luật giao dịch điện tử năm 2005 ). Bởi như chúng ta
đã biết để thực hiện giao dịch thương mại điện tử trên môi trường Internet được thì
điều kiện không thể thiếu là việc ứng dụng các phương tiện điện tử cũng như các
công nghệ tiên tiến trên Internet. Hiện nay với sự tiến bộ trong quá trình nghiên cứu
khoa học kỹ thuật, hàng loạt các phương tiện điện tử và các công nghệ ứng dụng
khác nhau ra đời. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận và phát triển
thương mại điện tử một cách nhanh chóng. Nhưng nếu có một quy định hạn chế hay
thống nhất trong việc sử dụng một loại công nghệ ứng dụng trong thương mại điện
tử, hẳn quy định này sẽ gây khó khăn, cản trở không nhỏ trong việc đảm bảo an
ninh, an toàn trong các giao dịch thương mại điện tử. Do sự phát triển nền kinh tế
cũng như phát triển khoa học kỹ thuật ở các vùng, các khu vực lãnh thổ trong và
ngoài nước là hoàn toàn khác nhau, có những nơi tiên tiến trong ứng dụng khoa học
kỹ thuật nhưng cũng có những nơi vẫn còn lạc hậu, chưa phát triển. Mặc khác mỗi
công nghệ khác nhau như: công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn
không dây, quang học, điện từ,…sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, do đó
để phù hợp với mục đích sử dụng của mình các chủ thể cần có những cân nhắc

trong việc lựa chọn. Từ đó cho thấy cơ sở để thống nhất sử dụng một loại công nghệ
trong thương mại điện tử là hoàn toàn không khả thi. Chính vì vậy mà theo quan
điểm của các nhà làm luật, các chủ thể tham gia có quyền lựa chọn những biện pháp
bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp nhất trên tinh thần tuân thủ các quy định chung
của pháp luật trong quá trình tiến hành các giao dịch thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2 Điều 44 Luật giao dịch điện tử quy định “
 









a







 





































 









y


































a

































































































a






































a







 












































a

y









































a

























































































 










a















 

 





















































e









y














a











”. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong giao
dịch thương mại điện tử. Có thể nói hoạt động của hệ thống thông tin là điều kiện
tiên quyết để các giao dịch điện tử được hoàn thành. Bởi các chủ thể tham gia mua
bán trong thương mại điện tử hoàn toàn không quen biết hay trực tiếp gặp nhau







trong quá trình tiến hành giao dịch. Toàn bộ quá trình giao dịch này được thực hiện
trên môi trường internet. Chính vì thế vai trò của hệ thống thông tin ở đây không
còn là một phương tiện thông tin liên lạc như trong hình thức thương mại truyền
thống nữa. Mà quan trọng hơn, đó chính là một môi trường hoạt động không thể
GVHD: Võ Hoàng Yến

18

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử

thiếu trong thương mại điện tử. Do đó mà theo luật định, trách nhiệm thực hiện các
biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo cho sự hoạt động thông suốt của hệ thống thông
tin thuộc quyền kiểm soát của chủ thể tham gia được qui về chính chủ thể đó. Hay
có thể hiểu đó vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của các chủ thể tham gia. Nói là
quyền lợi bởi khi hoạt động của hệ thống thông tin trong suốt quá trình giao dịch
không gặp bất kỳ trở ngại gì, có nghĩa là giao dịch được hoàn thành một cách tốt
đẹp. Kết quả đó cũng là điều mà tất cả các bên tham gia giao dịch mong muốn đạt
được. Do vậy, việc thực hiện các biện pháp đảm bảo cho hoạt động của hệ thống
thông tin được thông suốt trở thành một công đoạn được sự quan tâm không nhỏ
của các chủ thể. Nói là một trách nhiệm là vì nếu hoạt động truyền tải thông tin xảy
ra các lỗi kỹ thuật trong quá trình giao dịch, thì ngoài việc làm ảnh hưởng đến lợi
ích của bản thân người tham gia, còn gây những ảnh hưởng, những thiệt hại không
mong muốn đến các chủ thể khác. Hay nói một cách khác, theo luật định thì trong

trường hợp các chủ thể tham gia thương mại điện tử không đảm bảo các biện pháp
cần thiết cho sự hoạt động thông suốt, gây ra lỗi kỹ thuật của hệ thống thông tin
thuộc quyền kiểm soát của mình làm thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều này còn nêu rõ: “



































 










































 







a






 
































y

























 













”. Bên cạnh việc quy định
trách nhiệm cho chính các chủ thể tham gia, pháp luật hiện hành còn đưa ra quy













a

















a


























a
















 









định riêng đối với các hành vi gây cản trở đến việc đảm bảo an toàn trong giao dịch
điện tử. Các hành vi cố ý hay vô ý gây phương hại đến việc đảm bảo an toàn trong
giao dịch điện tử điều chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Bởi trong quá trình tiến
hành giao dịch những thiệt hại không mong muốn có thể xảy bất cứ lúc nào nếu các
biện pháp bảo đảm an toàn gặp sự cố, do đó hành vi gây cản trở dù vô ý hay cố ý
vẫn được xem là đối tượng điều chỉnh của điều luật này.
1.4.2. Bảo vệ thông điệp dữ liệu trong giao dịch thương mại điện tử
Có thể nói để đưa ứng dụng thương mại điện tử vào thực tiễn cuộc sống một
cách có hiệu quả thì việc thừa nhận tính pháp lý của thông điệp dữ liệu có giá trị
tương đương như văn bản trên giấy tờ là vấn đề cốt lõi. Đây là nội dung quan trọng
nhất và là quy định nền tảng của thương mại điện tử. Thông điệp dữ liệu đã được
các nhà làm luật định nghĩa là những thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và lưu
trữ bằng phương tiện điện tử (Khoản 12 Điều 4 Luật giao dịch điện tử). Theo quy
định chung của pháp luật thì “













 



 
































GVHD: Võ Hoàng Yến













































19




























































































a





a

 























SVTH: Ngô Lê Quế Thanh



Vấn đề an toàn bảo mật trong pháp luật thương mại điện tử


” (Điều 10 Luật giao dịch điện tử). Nếu như trong cuộc sống hiện
nay, đa phần các giao dịch thương mại được thể hiện qua lời nói, văn bản thì giao
dịch thương mại điện tử được thể hiện qua thư điện tử, văn bản điện tử, chứng từ





























điện tử dữ liệu điện tử... mà nhiều tài liệu quốc tế kiến nghị dùng một từ chung là
“Thông điệp dữ liệu”. Tuy Luật giao dịch điện tử có quy định các điều kiện để
thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như văn bản song nghĩa “văn bản” hiểu trong
thông điệp dữ liệu cũng được hiểu khác so với văn bản trên giấy. Bởi lẽ, văn bản
dưới dạng điện tử không chỉ chứa lời văn mà còn có cả hình ảnh, âm thanh, video...
Thực chất thông điệp dữ liệu là một hình thức thể hiện độc lập mới trong giao dịch,
bên cạnh lời nói, văn bản viết.


Tương tự như văn bản trên giấy tờ, thông điệp dữ liệu trước hết được khẳng
định là có đầy đủ giá trị pháp lý. Một thông điệp dữ liệu có đủ tính chất như văn bản
giấy thể hiện trên các khía cạnh sau: có thể đọc được, sử dụng được thông tin chứa
trong thông điệp dữ liệu bất cứ khi nào cần;13 có thể xác định được tính toàn vẹn
(không bị thay đổi) của thông tin chứa trong thông điệp dữ liệu. Trong môi trường
giấy tờ, chúng ta thường hay gọi là bản gốc để chỉ ra rằng đâu là văn bản được tạo
ra lần đầu và nội dung không bị thay đổi;14 có khả năng chỉ ra sự chấp thuận của
người đã tạo ra thông điệp dữ liệu và sự chấp nhận nội dung thông tin trong thông
điệp dữ liệu của người đó. Điều này tương đương với việc ký bằng tay, đóng dấu
vào văn bản giấy truyền thống. Đối với thông điệp dữ liệu là việc sử dụng chữ ký
điện tử.15 Chữ ký viết tay là một phương pháp thể hiện rằng các bên đồng ý với các
điều khoản của hợp đồng. Trước đây, để thể hiện “các bên cùng đồng ý” có thể sử
dụng những cách khác như các dấu hiệu hay biểu tượng để đại diện cho mình và
hoàn toàn được coi là phù hợp để ký kết hợp đồng. Để thể hiện sự đồng ý, một chữ
ký có thể được viết bằng tay, được in, được đóng bằng dấu hoặc thậm chí “điểm
chỉ” cũng được coi là phù hợp. Bản chất của việc ký là để xác nhận rằng người ký

đã đồng ý với các nội dung trong văn bản đó hoặc văn bản đó là do người ký chịu
trách nhiệm. Tương tự như chữ ký truyền thống, chữ ký điện tử được dùng để ký
trên các văn bản điện tử. Song chữ ký điện tử không phải là việc số hoá chữ ký tay.
Tuy có chức năng như chữ ký tay nhưng chữ ký điện tử được tạo ra khác với chữ
ký tay. Chữ ký điện tử là dãy các ký hiệu, âm thanh hay các hình thức điện tử khác
được tạo lập từ thông tin cá nhân của người ký bằng các công nghệ, thuật toán tích
hợp với phương tiện điện tử; đảm bảo tính tương ứng duy nhất với người ký; được
13
14
15

Xem Điều 12 Luật giao dịch điện tử 2005
Xem điều 13 Luật giao dịch điện tử
Xem điều 21 Luật giao dịch điện tử

GVHD: Võ Hoàng Yến

20

SVTH: Ngô Lê Quế Thanh


×