Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

LUẬN văn LUẬT THƯƠNG mại vấn đề đầu tư vào KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT và KHU KINH tế TRONG PHÁP LUẬT và THỰC TIỄN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.12 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
BỘ MÔN: LUẬT KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHOÁ 31 (NĂM HỌC: 2005 – 2009)
ĐỀ TÀI:
VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU
KINH TẾ
TRONG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Dư Ngọc Bích

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Kim Tuyến
MSSV: 5055007
Lớp: Luật Thương mại 02 – K31

Tháng, 4/2009


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

..........................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
........................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

..........................................................................................................................
.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
........................................................................................................................
.....................................................................................................................



MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ
XUẤT VÀ KHU KINH TẾ ----------------------------------------------------------------4
1.1. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ---4
1.1.1. Trên thế giới -----------------------------------------------------------------------4
1.1.2. Ở Việt Nam ------------------------------------------------------------------------5
1.2. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ---6
1.2.1. Khu công nghiệp ------------------------------------------------------------------6
1.2.1.1. Khái niệm ----------------------------------------------------------------------6
1.2.1.2. Đặc điểm -----------------------------------------------------------------------7
1.2.2. Khu chế xuất -----------------------------------------------------------------------7
1.2.2.1. Khái niệm ----------------------------------------------------------------------7
1.2.2.2. Đặc điểm -----------------------------------------------------------------------8
1.2.3. Khu kinh tế-------------------------------------------------------------------------9
1.2.3.1. Khái niệm ----------------------------------------------------------------------9
1.2.3.2. Đặc điểm -----------------------------------------------------------------------9
1.3. Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đối với mục tiêu phát
triển kinh tế ----------------------------------------------------------------------------------- 10
CHƯƠNG 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU
TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ----- 12
2.1. Nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ---------------- 12
2.1.1. Khái niệm ------------------------------------------------------------------------- 12
2.1.2. Quyền ------------------------------------------------------------------------------ 12
2.1.2.1. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh. ----------------------------------------- 12
2.1.2.2. Quyền tiếp cận và sử dụng nguồn lực đầu tư.---------------------------- 13
2.1.2.3. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia công lại
liên quan đến hoạt động đầu tư.------------------------------------------------------------ 13

2.1.2.4. Quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ. ------------------------------------ 13
2.1.2.5. Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư.------------ 14
2.1.2.6. Quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.-------- 14
2.1.2.7. Các quyền khác của nhà đầu tư. ------------------------------------------- 14
2.1.2.8. Quyền được bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính
sách ------------------------------------------------------------------------------------------- 15


2.1.3. Nghĩa vụ và trách nhiệm -------------------------------------------------------- 16
2.1.3.1. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ---------------------------------------------------- 16
2.1.3.2. Trách nhiệm của nhà đầu tư ------------------------------------------------ 17
2.2. Các loại doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế
------------------------------------------------------------------------------------------- 17
Doanh nghiệp chế xuất------------------------------------------------------------------ 18
Khái niệm------------------------------------------------------------------------------- 18
Quyền và nghĩa vụ--------------------------------------------------------------------- 18
2.3. Lĩnh vực đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ---------- 19
2.4. Thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ------------ 20
2.4.1. Thủ tục đầu tư -------------------------------------------------------------------- 20
2.4.2. Thẩm quyền ----------------------------------------------------------------------- 21
2.5. Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế ----------------------------------------------------------------------------------------- 22
2.5.1 Ưu đãi đầu tư ---------------------------------------------------------------------- 22
2.5.1.1. Ưu đãi về thủ tục hành chính----------------------------------------------- 23
2.5.1.2. Ưu đãi về thuế ---------------------------------------------------------------- 24
2.5.1.3. Ưu đãi về việc sử dụng đất ------------------------------------------------- 26
2.5.1.4. Ưu đãi về phương thức huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ
thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế---------------------------------------------------------- 26
2.5.2. Hỗ trợ đầu tư---------------------------------------------------------------------- 27

2.6. Quản lý nhà nước về đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
------------------------------------------------------------------------------------------- 28
2.6.1. Chính phủ ------------------------------------------------------------------------- 28
2.6.2. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh --------------------------- 29
2.6.2.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ----------------------------------------------------- 29
2.6.2.2. Bộ Tài chính ------------------------------------------------------------------ 29
2.6.2.3. Bộ Xây dựng ----------------------------------------------------------------- 29
2.6.2.3. Bộ Công Thương------------------------------------------------------------- 29
2.6.2.4. Bộ Khoa học và Công nghệ ------------------------------------------------ 30
2.6.2.5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ------------------------------------------ 30
2.6.2.7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh--------------------------------------------------- 31
2.6.3. Ban Quản lý----------------------------------------------------------------------- 32
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ ------------------------------------------------ 35
3.1. Thực tiễn về đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ------ 35


3.1.1. Tình hình chung ------------------------------------------------------------------ 35
3.1.2. Những khó khăn và hạn chế đối với nhà đầu tư; khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế và trong quản lý nhà nước --------------------------------------------- 36
3.1.2.1. Đối với nhà đầu tư ----------------------------------------------------------- 36
3.1.2.2. Đối với khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế----------------- 37
3.1.2.3. Trong quản lý nhà nước----------------------------------------------------- 38
3.2. Giải pháp để thu hút đầu tư và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước ------- 39
3.2.1. Giải pháp thu hút đầu tư--------------------------------------------------------- 39
3.2.2. Giải pháp nhằm tăng hiệu quả quản lý nhà nước ---------------------------- 40
KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 46


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật

và thực tiễn Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài
Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc phát triển công
nghiệp thông qua các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là cần thiết và
thích hợp để xây dựng nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần
thúc đẩy sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế - xã hội. Nói như vậy, vì khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là điểm đến lý tưởng của nhà đầu tư. Khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là khu vực có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng
cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt. Đây chính là yếu tố thu hút các nhà
đầu tư đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế tập trung chủ yếu các dự án đầu tư vào các ngành công
nghiệp nhẹ như: dệt may, da giày, công nghiệp chế biến thực phẩm, đây là các dự án
thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đã góp phần nâng cấp các ngành này
về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm,… Khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế cũng đã thu hút được các dự án có quy mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ
cao như: dầu khí, sản xuất ôtô, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí, vật liệu xây
dựng,… các dự án này đã góp phần phát triển và đa dạng hoá cơ cấu ngành công
nghiệp.
Những cơ sở nêu trên cho thấy khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã
đóng góp đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của bản thân các địa phương có khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế và của cả nước thông qua việc thu hút đầu tư. Nói cách khác, vấn đề thu
hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là vấn đề cấp bách cần
được quan tâm và phát huy trong chiến lược đổi mới nền kinh tế như hiện nay. Chính
vì vậy, người viết đã chọn đề tài này để phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Đối tượng nghiên cứu

Với lý do trên, người viết đã chọn “vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế trong pháp luật và thực tiễn Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu
của đề tài.
SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-1-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu
Trong đề tài này, người viết tìm hiểu những quy định của pháp luật, đồng thời xem
xét, đánh giá tình hình thực tiễn trong vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế để tìm ra những nhân tố gây trở ngại cho thu hút đầu tư vào khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế như: những bất cập của luật, những vướng
mắc của nhà đầu tư chưa được tháo gỡ, những khó khăn của khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế chưa được giải quyết, những hạn chế trong quản lý nhà nước chưa
được khắc phục, từ đó đưa ra những giải pháp xử lý thích hợp nhằm đạt được mục
đích nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư.
Phạm vi nghiên cứu
Người viết tập trung nghiên cứu những quy định mà Nhà nước đặt ra dành riêng
cho khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế để hấp dẫn các nhà đầu tư và tạo
thuận lợi cho họ khi đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, như:
quyền của nhà đầu tư, lĩnh vực đầu tư, thủ tục đầu tư, những chính sách ưu đãi và hỗ
trợ đầu tư, quản lý của nhà nước về đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế.
Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài, người viết đã được sự giúp đỡ và đóng

góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn. Đồng thời, người viết đã tham khảo có chọn lọc
nhiều tài liệu như: các văn bản pháp luật, giáo trình, tạp chí, trang web, kết hợp vận
dụng phương pháp quy nạp, phương pháp phân tích và so sánh luật viết, phương pháp
thống kê số liệu.
Cấu trúc của đề tài
Nội dung của đề tài được chia làm ba chương:
- Chương 1. Giới thiệu chung về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Chương 2. Những quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư vào khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
- Chương 3. Đánh giá tình hình đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-2-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

Tuy nhiên, do còn những hạn chế trong cách lập luận cũng như về tài liệu tham
khảo nên khó tránh khỏi những sai sót. Người viết rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cô Dư Ngọc Bích đã nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích

-3-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
VÀ KHU KINH TẾ
1.1. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
1.1.1. Trên thế giới:
Tính đến nay, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã có một quá trình
hình thành và phát triển hơn 100 năm. Bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ XVIII nhưng
các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đầu tiên trên thế giới chỉ thực sự
hình thành và phát triển mạnh từ giữa thế kỷ XX.
Sau thế chiến thứ hai, môi trường kinh tế kỹ thuật toàn cầu thay đổi, các nước công
nghiệp phát triển do khai thác được vốn từ các nuớc thuộc địa nhưng gặp khó khăn về
nhân công, nguồn nguyên liệu đã tìm cách thâm nhập ra bên ngoài. Trong khi đó, nền
kinh tế của các nước đang phát triển - mới giành được độc lập - ở trong tình trạng rất
khó khăn do thiếu vốn đầu tư, thiếu khoa học kỹ thuật hiện đại, nạn thất nghiệp… Khi
các nước phát triển đưa vốn, kỹ thuật hiện đại vào để đầu tư khai thác cả nguồn nhân
công, nhiên liệu và thị trường, các nuớc đang phát triển tiếp nhận đầu tư nhằm mục
đích giải quyết những khó khăn của mình. Khi các nước bắt đầu quan tâm đến thương
mại quốc tế và có sử dụng hàng rào thuế quan khắt khe đối với hàng hoá được nhập
khẩu vào lãnh thổ của mình thì cũng là thời điểm ra đời của khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế. Sự ra đời này xuất phát từ yêu cầu thu hút đầu tư - để tập trung
các nhà đầu tư, Chính phủ các nuớc đã thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế với điều kiện hạ tầng tốt, dành cho nhà đầu tư nhiều thuận lợi trong kinh
doanh, đặc biệt là họ sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan khi đầu tư vào các khu
vực này.1

Khu công nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Manchester
(Anh). Kế đến là vùng công nghiệp Clearing Chicago được coi là khu công nghiệp
đầu tiên của Mĩ. Năm 1940, Italia cũng thành lập một khu công nghiệp ở Napoli. Đến
những năm 50 và 60 của thế kỷ XX, các vùng công nghiệp và các khu công nghiệp
phát triển nhanh chóng và rộng khắp ở các nước công nghiệp như: Mĩ có 452 vùng
công nghiệp, gần 1000 khu công nghiệp và tăng thành 2400 khu vào năm 1970; Pháp
1

Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 127-128.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-4-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

có 230 vùng công nghiệp vào năm 1963; Canada có 21 vùng công nghiệp. Tiếp theo
các nước công nghiệp đi trước, vào những năm 60-70 của thế kỷ XX, mô hình khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đã trở thành làn sóng phát triển mạnh mẽ ở
nhiều nước trên thế giới và là mô hình kinh tế tiến bộ đối với chương trình phát triển
công nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các nước đang phát triển như: Đài Loan,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Malaysia, Philippine, Thái Lan. Cũng trong thời kỳ này, ở các
nước Xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Đức, Tiệp Khắc đang tiến hành xây dựng các xí
nghiệp liên hợp, các cụm công nghiệp lớn, các trung tâm công nghiệp tập trung.2
1.1.2. Ở Việt Nam:
Thời kỳ đầu xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Việt Nam đã xây dựng và

phát triển một số “cụm công nghiệp” như: khu công nghiệp Thượng Đình, khu gang
thép Thái Nguyên, khu mỏ than Quảng Ninh, khu công nghiệp hoá chất Việt Trì,…
Các cụm công nghiệp này đã đóng vai trò quan trọng và trở thành nồng cốt của nền
công nghiệp mới xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, tốc độ đô thị hoá, tốc độ phát triển kinh
tế xã hội của đất nước đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về quy hoạch, về phát
triển bền vững trên cơ sở bảo vệ môi trường,… ở các cụm công nghiệp này.3
Đến khi công cuộc đổi mới được khởi xướng từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) thì khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh
tế ở Việt Nam mới thật sự hình thành và phát triển. Thật vậy, việc hình thành mô hình
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế kiểu mới đang được áp dụng hiện nay nơi tập trung và thu hút các thành phần kinh tế thay thế dần cho mô hình khu công
nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế kiểu cũ - nơi tập trung các doanh nghiệp quốc
doanh thuộc các ngành công nghiệp nặng bắt nguồn từ tư duy đổi mới về kinh tế tại
Đại hội VI.
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ thứ XX, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và sự sụp đổ
của Liên Xô đã tác động tới nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta, là một trong
những đòi hỏi thực tiễn khách quan để Đại hội VII đề ra những đường lối, chủ trương
2

Đặng Văn Thắng - Phát triển các khu công nghiệp là hình thức thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa

nước
ta
tại
trang
web:
http://72.14.235.132/search?q=cache:pUWszE7FeS4J:irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2006/3/158
14.ttvn+%22Ph%C3%A1t+tri%E1%BB%83n+c%C3%A1c+khu+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+l%C3%
A0+h%C3%ACnh+th%E1%BB%A9c+th%E1%BB%B1c+hi%E1%BB%87n+qu%C3%A1+tr%C3%ACnh+c%
C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+h%C3%B3a,+hi%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BA%A1i+h%C3%B3a+%E

1%BB%9F+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+ta%22&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn – Ngày đăng: 23/5/2006, 09:35
- Ngày đọc: 09/01/2009, 10:43 – Trích TCCN kỳ I tháng 5/2006 (trang 28).
3
Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 132.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-5-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

đổi mới mạnh mẽ và toàn diện, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước trên
cơ sở điều kiện của đất nước và yêu cầu của thời đại, được cụ thể hoá bằng Chiến lược
tổng thể phát triển kinh tế xã hội 1991 – 2010. Hàng loạt các chương trình kinh tế – xã
hội được triển khai để thực hiện Nghị quyết của Đại hội VII, trong đó có chính sách
phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế với sự ra đời của khu chế xuất
Tân Thuận, thành phố Hồ Chí Minh (năm 1991) và ban hành Quy chế khu chế xuất
(Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1991) và Quy chế khu công nghiệp (Nghị định
192/CP ngày 28/12/1994).4
1.2. Khái niệm và đặc điểm của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
1.2.1. Khu công nghiệp.
1.2.1.1. Khái niệm:
Theo cách hiểu thông thường, khu công nghiệp là khu tập trung các doanh
nghiệp sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất, có ranh giới
địa lý xác định, được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.5
Theo quan niệm của các nhà quản lý Thái Lan và của một số nhà kinh tế học

các nước công nghiệp thế hệ thứ hai ở Đông Nam Á như: Malaysia, Philippine,…:
Khu công nghiệp là thành phố công nghiệp, một cộng đồng hoàn chỉnh, được quy
hoạch đầy đủ các tiện nghi đa dạng, có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn hảo, hệ thống sử
lý nước thải, hệ thống thương mại, hệ thống thông tin liên lạc, bệnh viện, trường học
và khu chung cư…6
Theo khoản 20 điều 03 Luật đầu tư số 32/2005/L/CTN ngày 12/12/2005 (Gọi
tắt là Luật đầu tư 2005): Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp
và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
4

Lê Văn Học - Vụ trưởng Vụ Quản lý KCN & KCX - Khu chế xuất Tân Thuận với vai trò là chim đầu đàn của
các khu công nghiệp, khu chế xuất Việt Nam - Tại trang web:
– Ngày đăng:
11/9/2006, 14:24 GMT+7 - Ngày đọc: 09/01/2009, 10:41.
5
Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 136.
6
Đặng Văn Thắng - Phát triển các khu công nghiệp là hình thức thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta - tại trang web:
http://72.14.235.132/search?q=cache:pUWszE7FeS4J:irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2006/3/158
14.ttvn+%22Ph%C3%A1t+tri%E1%BB%83n+c%C3%A1c+khu+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+l%C3%
A0+h%C3%ACnh+th%E1%BB%A9c+th%E1%BB%B1c+hi%E1%BB%87n+qu%C3%A1+tr%C3%ACnh+c%
C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+h%C3%B3a,+hi%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BA%A1i+h%C3%B3a+%E
1%BB%9F+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+ta%22&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn – Ngày đăng: 23/5/2006, 09:35
- Ngày đọc: 09/01/2009, 10:43 – Trích TCCN kỳ I tháng 5/2006 (trang 28).

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến


GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-6-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

1.2.1.2. Đặc điểm:
Căn cứ vào khái niệm tại khoản 20 điều 03 Luật đầu tư 2005, ta rút ra một số
đặc điểm cơ bản của khu công nghiệp như sau:
- Là khu vực chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp.
- Có ranh giới địa lý xác định.
- Đuợc thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Không có dân cư sinh sống.7 (khoản 01 điều 20 Nghị định số 29/ 2008/NĐCP ngày 14/3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế - Gọi tắt
là Nghị định 29).
1.2.2. Khu chế xuất.
1.2.2.1. Khái niệm:
- Có hai cách hiểu khác nhau về khu chế xuất:
+ Theo nghĩa hẹp, khu chế xuất là một lãnh địa công nghiệp chuyên môn
hoá sản xuất hàng hoá phục vụ xuất khẩu, tách rời khỏi chế độ thương mại và thuế
quan của một nước và áp dụng chế độ thương mại tự do.8
+ Theo nghĩa rộng, khu chế xuất không chỉ bao gồm khu vực công nghiệp
chuyên môn hoá sản xuất hàng xuất khẩu mà còn bao gồm những khu vực được Chính
phủ cho phép như khu cảng tự do, khu tự do thuế quan (khu phi thuế quan), khu mậu
dịch tự do, khu bảo thuế, khu công nghiệp tự do,…9
- Dưới góc độ ngôn ngữ học, khu chế xuất được hiểu là khu vực chế biến hàng
xuất khẩu.10

7


Khoản 01 điều 20 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 Quy định về khu công nghiệp, khu
chế xuất và khu kinh tế (gọi tắt là Nghị định 29).
8
Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 140 - Trích “Các khu chế xuất Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam”, Trung tâm kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương, NXB. Thống Kê, Hà Nội, 1993, trang 05.
9
Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 140.
10
Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 139.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-7-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

- Các tổ chức chuyên môn trên thế giới cũng có những quan niệm khác nhau về
khu chế xuất:
+ Hiệp hội khu chế xuất (WEPZA – World Export Processing Zone
Association) định nghĩa: Khu chế xuất là khu vực tự do, do chính phủ xây dựng để
xúc tiến các mục tiêu chính sách được áp dụng thí điểm đột phá. Khác với chính sách
áp dụng cho khu nội địa, phần lớn các chính sách áp dụng cho khu là cởi mở hơn.11
+ Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) khi viết về “khu

chế xuất tại các nước đang phát triển” coi khu chế xuất là khu vực có sự phân cách về
địa lý trong một quốc gia, tập trung các doanh nghiệp hướng về xuất khẩu bằng cách
cung cấp các điều kiện về đầu tư và mậu dịch đặc biệt thuận lợi so với vùng lãnh thổ
còn lại của nước chủ nhà, đặc biệt là cho nhập khẩu miễn thuế những hàng hoá dùng
cho sản xuất để xuất khẩu.12
- Trong pháp luật Việt nam, tại khoản 21 điều 03 Luật đầu tư 2005 thì khu chế
xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản
xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành
lập theo quy định của Chính phủ.
1.2.2.2. Đặc điểm:
Từ quy định tại khoản 21 điều 03 Luật đầu tư 2005 ta có thể thấy được các đặc
điểm cơ bản sau:
- Khu chế xuất là khu vực chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ
cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.

11

Đặng Văn Thắng - Phát triển các khu công nghiệp là hình thức thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta - tại trang web:
http://72.14.235.132/search?q=cache:pUWszE7FeS4J:irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2006/3/158
14.ttvn+%22Ph%C3%A1t+tri%E1%BB%83n+c%C3%A1c+khu+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+l%C3%
A0+h%C3%ACnh+th%E1%BB%A9c+th%E1%BB%B1c+hi%E1%BB%87n+qu%C3%A1+tr%C3%ACnh+c%
C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+h%C3%B3a,+hi%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BA%A1i+h%C3%B3a+%E
1%BB%9F+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+ta%22&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn – Ngày đăng: 23/5/2006, 09:35
- Ngày đọc: 09/01/2009, 10:43 – Trích TCCN kỳ I tháng 5/2006 (trang 28).
12
Đặng Văn Thắng - Phát triển các khu công nghiệp là hình thức thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở nước ta - tại trang web:
http://72.14.235.132/search?q=cache:pUWszE7FeS4J:irv.moi.gov.vn/sodauthang/nghiencuutraodoi/2006/3/158
14.ttvn+%22Ph%C3%A1t+tri%E1%BB%83n+c%C3%A1c+khu+c%C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+l%C3%

A0+h%C3%ACnh+th%E1%BB%A9c+th%E1%BB%B1c+hi%E1%BB%87n+qu%C3%A1+tr%C3%ACnh+c%
C3%B4ng+nghi%E1%BB%87p+h%C3%B3a,+hi%E1%BB%87n+%C4%91%E1%BA%A1i+h%C3%B3a+%E
1%BB%9F+n%C6%B0%E1%BB%9Bc+ta%22&cd=1&hl=vi&ct=clnk&gl=vn – Ngày đăng: 23/5/2006, 09:35
- Ngày đọc: 09/01/2009, 10:43 – Trích TCCN kỳ I tháng 5/2006 (trang 28).

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-8-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

- Có ranh giới địa lý xác định: Khu chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên
ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự
kiểm soát của Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.13
- Được thành lập theo quy định của Chính phủ.
- Không có dân cư sinh sống.14
- Quan hệ trao đổi hàng hoá giữa khu chế xuất với các khu vực khác trên lãnh
thổ Việt Nam, trừ khu phi thuế quan, là quan hệ xuất, nhập khẩu.15
- Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu của khu chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.16
1.2.3. Khu kinh tế.
1.2.3.1. Khái niệm.
Theo khoản 23 điều 03 Luật đầu tư 2005: Khu kinh tế là khu vực có không
gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các
nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ.
1.2.3.2. Đặc điểm.17
- Được xây dựng trên cơ sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có điều kiện tự

nhiên , vị trí địa lý kinh tế thuận lợi.
- Có dân cư sinh sống.
- Khu kinh tế bao gồm các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã
hội, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến
khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng.
- Khu kinh tế được chia thành 2 khu vực:
+ Khu phi thuế quan:
► Có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống.

13

Khoản 02 điều 21 Nghị định 29.
Khoản 01 điều 20 Nghị định 29.
15
Khoản 05 điều 21 Nghị định 29.
16
Khoản 04 điều 21 Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 Quy định về khu công nghiệp, khu
chế xuất và khu kinh tế.
17
Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 145-147.
14

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
-9-


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật

và thực tiễn Việt Nam

► Sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương mại hàng
hoá (bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, phân phối,
siêu thị bán lẻ), thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại
khác.
► Quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa khu phi thuế quan với nước
ngoài, giữa các doanh nghiệp trong khu phi thuế quan với nhau được xem như quan hệ
trao đổi với nước ngoài.
► Hàng hoá từ nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế quan hoặc từ
khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài không thuộc diện phải nộp thuế xuất khẩu
và nhập khẩu.
+ Khu thuế quan:
► Trong khu thuế quan có các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu giải
trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và hành chính.
► Hàng hoá ra vào khu thuế quan của khu kinh tế phải tuân thủ quy
định của pháp luật về mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhưng được áp dụng những thủ
tục hải quan thuận lợi.
1.3. Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế đối với mục tiêu
phát triển kinh tế:
Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động
đầu tư và do đó có vai trò quan trọng đối với phát triển nền kinh tế. Khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế đóng vai trò khởi động phát triển công nghiệp tại một số
địa điểm chọn lọc, tạo điều kiện phát triển công nghiệp rộng rãi trên phạm vi cả nước,
góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội được Đảng
và Nhà nước đặt ra trong từng thời kỳ. 18
Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, trong quá trình xây dựng nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần tạo đà
tăng trưởng công nghiệp. Nói như vậy, là vì khu công nghiệp, khu chế xuất và khu

kinh tế tập trung phần lớn vào sản xuất, xuất khẩu hàng công nghiệp; hoạt động các
dịch vụ phục vụ cho sản xuất xuất khẩu. Nói cách khác, khu công nghiệp, khu chế
18

Chủ biên TS. Bùi ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân
dân, Hà Nội-2006 - Trang 133.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 10 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

xuất và khu kinh tế là phương tiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỉ
trọng công nghiệp và dịch vụ, thực hiện mục tiêu tăng nguồn hàng xuất khẩu, đẩy
mạnh dịch vụ thu ngoại tệ, qua đó, thúc đẩy các cơ sở sản xuất cùng phát triển.
Trong điều kiện cơ sở hạ tầng trong phạm vi toàn quốc còn nhiều yếu kém, Nhà
nước chưa có khả năng triển khai trên quy mô lớn việc xây dựng kết cấu hạ tầng thì
việc hình thành những “khu vực riêng” như khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế với những điều kiện ưu việt về cơ sở hạ tầng, mặt bằng hoạt động, thủ tục thuê
đất, chính sách thuế khoá,… một mặt, cho phép Nhà nước thực hiện mục tiêu tiết
kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng; thực hiện tốt việc kiểm
soát và bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Mặt
khác, sẽ tạo nên sức hấp dẫn với các nhà đầu tư, dẫn đến mở rộng thu hút đầu tư (bao
gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài), góp phần thực hiện chính sách kinh
tế mở và chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Một khi việc
thu hút đầu tư có hiệu quả thì cũng đồng nghĩa với số lượng nhà đầu tư và số lượng dự

án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế tăng, khi đó sẽ phát sinh
một nhu cầu lớn về nguồn lực lao động. Như vậy, có thể nói khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế đã gián tiếp tạo thêm việc làm cho người lao động. Ngoài ra khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi để đào
tạo, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động để đáp ứng nhu
cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế.
Tóm lại, việc thành lập và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
là giải pháp đúng đắn để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước và
nước ngoài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai
đoạn hiện nay.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 11 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

CHƯƠNG 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀO
KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU KINH TẾ.
2.1. Nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
2.1.1. Khái niệm.
Khoản 04 điều 03 Luật đầu tư 2005 quy định: Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực
hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm: Doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

được thành lập trước khi Luật đầu tư có hiệu lực; Hộ kinh doanh gia đình, cá nhân; Tổ
chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài
thường trú ở Việt Nam.
Với mục đích thu hút đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài của Nhà nước và với
quyền được “lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn,
địa bàn quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án” của nhà đầu tư
(Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh - Khoản 01 điều 13 Luật đầu tư 2005) thì tất cả các
tổ chức cá nhân nói trên đều có quyền tham gia đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế.
2.1.2. Quyền.
Như những nhà đầu tư khác, khi tham gia vào hoạt động đầu tư, nhà đầu tư vào
khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế cũng được hưởng các quyền mà pháp
luật đã quy định:
2.1.2.1. Quyền tự chủ đầu tư, kinh doanh.
Theo quy định tại điều 13 Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư có quyền:
- Lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, địa
bàn, quy mô đầu tư, đối tác đầu tư và thời hạn hoạt động của dự án.
- Đăng ký kinh doanh một hoặc nhiều ngành, nghề; thành lập doanh nghiệp
theo quy định của pháp luật; tự quyết định về hoạt động đầu tư, kinh doanh đã đăng
ký.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 12 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam


2.1.2.2. Quyền tiếp cận và sử dụng nguồn lực đầu tư.
Căn cứ điều 14 Luật đầu tư 2005:
- Các nhà đầu tư đều bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín
dụng, quỹ hỗ trợ; sử đất đai và tài nguyên theo quy định của pháp luật.
- Thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự
án đầu tư.
- Thuê lao động trong nuớc; thuê lao động nuớc ngoài làm công việc quản lý,
lao động kỹ thuật, chuyên gia theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh, trừ trường hợp điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Quyết định về tiền lương và mức lương tối thiểu của người lao động theo quy
định của pháp luật về lao động.19
- Thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp theo quy định của pháp
20

luật.

2.1.2.3. Quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quảng cáo, tiếp thị, gia công và gia
công lại liên quan đến hoạt động đầu tư.
Theo điều 15 Luật đầu tư 2005 thì nhà đầu tư được:
- Trực tiếp nhập khẩu hoặc uỷ thác nhập khẩu thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên
liệu và hàng hoá cho hoạt động đầu tư; trực tiếp xuất khẩu hoặc uỷ thác xuất khẩu và
tiêu thụ sản phẩm.
- Quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và trực tiếp ký hợp đồng
quảng cáo với tổ chức được quyền hoạt động quảng cáo.
- Thực hiện hoạt động gia công, gia công lại sản phẩm; đặt gia công và gia
công lại trong nước, đặt gia công ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về thương
mại.

19


Khoản 02 điều 13 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiềt và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật đầu tư (gọi tắt là Nghị định 108).
20
Khoản 03 điều 13 Nghị định 108.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 13 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

2.1.2.4. Quyền mở tài khoản và mua ngoại tệ.
- Nhà đầu tư được mở tài khoản đồng Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại tổ
chức tín dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Trường
hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận, nhà đầu tư được mở tài khoản
tại ngân hàng ở nước ngoài.
Điều kiện, thủ tục mở, sử dụng và đóng tài khoản tại tổ chức tín dụng ở Việt
Nam và ngân hàng ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý
ngoại hối và pháp luật có liên quan. 21
- Nhà đầu tư được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được quyền kinh doanh
ngoại tệ để đáp ứng cho giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo
quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.22
2.1.2.5. Quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư.
Khoản 01 điều 17 Luật đầu tư 2005 quy định:
Nhà đầu tư có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư.
Trường hợp chuyển nhượng có phát sinh lợi nhuận thì bên chuyển nhượng phải nộp

thuế thu nhập theo quy dịnh của pháp luật về thuế.
2.1.2.6. Quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Điều 18 Luật đầu tư 2005 quy định:
Nhà đầu tư có dự án đầu tư được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện
dự án theo quy định của pháp luật.
2.1.2.7. Các quyền khác của nhà đầu tư.
Theo quy định tại điều 19 Luật đầu tư 2005, nhà đầu tư còn có một số quyền
khác như:
- Hưởng các ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Tiếp cận, sử dụng các dịch vụ công theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.

21
22

Khoản 01 điều 16 Nghị định 108.
Khoản 01 điều 16 Luật đầu tư 2005.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 14 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

- Tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư; các dữ liệu
của nền kinh tế quốc dân, của từng khu vực kinh tế và các thông tin kinh tế - xã hội

khác có liên quan đến hoạt động đầu tư; góp ý kiến về pháp luật, chính sách liên quan
đến đầu tư.
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp
luật về đầu tư theo quy định của pháp luật.
2.1.2.8. Quyền được bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật,
chính sách.
Khoản 01 điều 20 Nghị định 108 quy định:
Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi
ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi pháp luật, chính sách mới đó có
hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi được quy định tại Giấy chứng
nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau:
- Tiếp tục hưởng các quyền và ưu đãi.
- Được khấu trừ phần thiệt hại vào thu nhập chịu thuế.
- Được điều chỉnh mục tiêu của dự án;
- Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
Do khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là những địa bàn cần
khuyến khích đầu tư, nên ngoài những quyền đã nêu trên, tại điều 19 Nghị định
108 các nhà đầu tư đầu tư vào các khu này còn có thêm các quyền sau:
- Nhà đầu tư đầu tư sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu kinh tế có quyền:
+ Thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng trong khu
công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
+ Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình
dịch vụ, bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông
tin liên lạc, xử lý nước thải, xử lý chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công
cộng khác trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
+ Được chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê
đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế
SVTH: Lê Thị Kim Tuyến


GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 15 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

xuất và khu kinh tế để xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác phục
vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh
doanh bất động sản.
- Nhà đầu tư đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất
và khu kinh tế có quyền:
+ Xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi trong khu công nghiệp, khu chế
xuất và khu kinh tế để bán hoặc cho thuê.
+ Định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật; định mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch
vụ khác trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; định giá cho thuê, giá
bán nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và định mức phí dịch vụ.
+ Thu phí sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ và tiện
ích công cộng trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế theo quy định của
Bộ Tài chính.
+ Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã
xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh
bất động sản.
2.1.3. Nghĩa vụ và trách nhiệm.23( Điều 21 Nghị định 108)
Trong những quy định của pháp luật, tương ứng với các quyền mà các chủ thể
được hưởng thì họ luôn phải thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật đặt ra.
2.1.3.1. Nghĩa vụ của nhà đầu tư:
- Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư; thực hiện hoạt động đầu tư theo

đúng nội dung văn bản đăng ký đầu tư, nội dung Giấy chứng nhận đầu tư.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán và thống kê.
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm, lao động; tôn
trọng danh dự, nhân phẩm và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động.

23

Điều 21 Nghị định 108.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 16 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

- Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập, tham gia tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quy định của pháp luật về môi trường.
2.1.3.2. Trách nhiệm của nhà đầu tư:
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung văn bản đăng ký
đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản trong hồ sơ dự án đầu tư.
- Báo cáo về hoạt động đầu tư của mình theo quy định tại Nghị định 108, pháp
luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung báo
cáo.
- Cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung kiểm tra,
thanh tra và giám sát hoạt động đầu tư cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy

định của pháp luật.
2.2. Các loại doanh nghiệp hoạt động tại khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế.
Trong Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997 Về ban hành Quy chế khu công nghiệp,
khu chế xuất , khu công nghệ cao (gọi tắt là Nghị định 36) đã đưa ra ba loại doanh
nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế và có những quy
định riêng biệt cho từng loại doanh nghiệp này, đó là: doanh nghiệp khu công nghiệp,
công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp (hoạt động trong khu công nghiệp) và
doanh nghiệp chế xuất (hoạt động trong khu chế xuất). Hiện tại, Nghị định 36 đã
không còn hiệu lực áp dụng và đã được thay thế bằng Nghị định 108 và Nghị định 29.
Trong hai Nghị định này, khái niệm về doanh nghiệp khu công nghiệp và công ty phát
triển hạ tầng khu công nghiệp không còn tồn tại mà chỉ còn một loại doanh nghiệp
duy nhất hoạt động trong cả khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, đó là
doanh nghiệp chế xuất.
Trong thực tiễn cũng như trong luật định, cái tên “doanh nghiệp khu công nghiệp”
đã không còn dùng cho doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất
hay khu kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp
nhưng với những tên gọi khác như: Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công
nghiệp, Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng, Công ty cổ phần đầu tư hạ tầng khu
công nghiệp hay Công ty cổ phần phát triển hạ tầng kỹ thuật,… Do vẫn chưa có
những quy định cụ thể nên doanh nghiệp này căn cứ vào Luật doanh nghiệp hiện hành
SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 17 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam


để thực hiện việc tổ chức, hoạt động,… của mình. Chẳng hạn như, Công ty cổ phần
phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh đã căn cứ vào Luật doanh nghiệp số
06/2005/QH11 ngày 29/11/2005 để đưa ra Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường
niên năm 2007 số 02/NQ-ĐHĐCĐ ngày 09/4/2008 và để xử lý những cổ đông vi
phạm Quy chế làm việc của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007.24
Doanh nghiệp chế xuất.
Khái niệm.
Khoản 06 điều 02 Nghị định 29 định nghĩa: “Doanh nghiệp chế xuất là doanh
nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu
toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.”
Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh
theo pháp luật Việt Nam, có thể là doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hoặc doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tiến hành hoạt động đầu tư vào sản xuất kinh doanh
trong khu chế xuất.
Trong một số trường hợp cá biệt, doanh nghiệp chế xuất có thể được thành lập
trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế hoặc ở ngoài khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế. Để được coi là doanh nghiệp chế xuất và được hưởng các
ưu đãi dành cho loại doanh nghiệp này, các doanh nghiệp thành lập ngoài khu chế
xuất phải xuất khẩu toàn bộ sản phẩm. Ngoài doanh thu xuất khẩu, các cơ sở sản xuất
hàng xuất khẩu phải có vị trí địa lý tập trung - đây là những điều kiện được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét để cho phép doanh nghiệp chuyển thành doanh
nghiệp chế xuất. 25
Quyền và nghĩa vụ26.
Để phù hợp và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp chuyên chế biến hàng xuất khẩu
hoặc thực hiện dịch vụ phục vụ xuất khẩu, pháp luật quy định cho doanh nghiệp chế
xuất có những quyền và nghĩa vụ riêng. Cụ thể như:
24

Xem: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thương niên năm 2007 số 02/NQ-ĐHĐCĐ ngày 09/4/2008 - Tại trang
web: - Ngày đọc: 14/4/2009, 11:25.

Điều 09 Quy chế làm việc của Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2007 ngày 09/4/2008 - Tại trang
web: - Ngày đọc: 14/4/2009,
11:43.
25
Xem: Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân
dân, Hà Nội-2006 - Trang 151→153.
26
Khoản 01, 02 điều 15 Nghị định 108.
Khoản 03, 04 điều 21 Nghị định 29.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 18 -


Vấn đề đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế trong pháp luật
và thực tiễn Việt Nam

- Được quyền mua hàng hoá từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công, tái chế,
lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu
(Khoản 01 điều 15 Nghị định 108).
- Được quyền bán vào thị trường nội địa các sản phẩm do doanh nghiệp chế
xuất sản xuất; các phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất (không thuộc
diện cấm nhập khẩu) mà thị trường nội địa có nhu cầu (Khoản 02 điều 15 Nghị định
108).
- Được mua văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa
Việt Nam để phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công
nhân làm việc tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc
không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và hải quan đối với những loại hàng hóa

này (Khoản 03 điều 21 Nghị định 29).
- Phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát về hải quan đối với hàng
hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan (Khoản 04 điều 21
Nghị định 29).
2.3. Lĩnh vực đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.27
Đặc trưng của khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế là đảm bảo thu hút
đầu tư hướng mạnh vào phát triển công nghiệp, tăng cường sản xuất và xuất khẩu.
Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những lĩnh vực đầu tư cụ thể khi đầu tư vào các khu
vực này:
- Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu thụ tại thị
trường nội địa.
- Kinh doanh các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, hỗ trợ xuất khẩu.
Ngoài ra, khi đầu tư nói chung hay đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và
khu kinh tế nói riêng cần phải hướng đến mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo
vệ lợi ích chung của cộng đồng, bảo hộ sản xuất trong nước,… Nhà nước đã đưa ra
các quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều
kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài và lĩnh vực cấm đầu tư (Xem Phụ lục I, II,
III, IV).
27

Chủ biên Bùi Ngọc Cường - Giáo trình luật đầu tư - Trường Đại học luật Hà Nội - NXB. Công an nhân dân,
Hà Nội-2006 - Trang 158.

SVTH: Lê Thị Kim Tuyến

GVHD: TS. Dư Ngọc Bích
- 19 -



×