Đề tài:
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Cần Thơ - 4/2011
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
................................................................................................................1
...................................................................................................1
...........................................................................2
.............................................................................2
......................................................................................2
....................................................................................................3
......................................................4
..............................................................................4
1.1.1. Vị trí địa lý ...........................................................................................................4
1.1.2. Các tên gọi khác của biển Đông (Việt Nam)......................................................5
................................................................................................6
1.2.1. Luật biển quốc tế .................................................................................................7
1.2.2. Luật biển Việt Nam..............................................................................................9
.............................................................................................11
1.3.1. Tầm quan trọng của vấn đề phân định biển ....................................................11
1.3.2. Các nguyên tắc phân định ................................................................................12
....................................................................................................................14
1.4.1. Phía Trung Quốc ...............................................................................................14
1.4.2. Phía Việt Nam....................................................................................................18
..................................19
....................................................................................................................23
1.6.1. Điều ước quốc tế................................................................................................23
1.6.2. Tập quán quốc tế ...............................................................................................24
....................................................................................................................25
............................28
...........................................................................28
2.1.1. Sự hình thành của Tòa án quốc tế về luật biển ..............................................28
2.1.2. Tổ chức của Tòa án quốc tế về luật biển .........................................................29
2.1.3. Thẩm quyền của Tòa án Quốc tế về luật biển..................................................32
2.1.4. Hoạt động của Tòa án quốc tế về luật biển......................................................36
2.1.5. Việt Nam và Tòa án quốc tế về luật biển ..........................................................38
....................................................................................................................41
2.2.1. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc bằng đàm phán
trực tiếp (thương lượng) về các vấn đề ở biển Đông ....................................................41
2.2.1.1. Khái niệm .....................................................................................................41
2.2.1.2. Hình thức giải quyết .....................................................................................42
2.2.1.3. Giá trị pháp lý ..............................................................................................44
2.2.2. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua
môi giới và trung gian về các vấn đề ở biển Đông........................................................45
2.2.2.1. Khái niệm .....................................................................................................45
2.2.2.2. Hình thức giải quyết .....................................................................................45
2.2.2.3. Giá trị pháp lý ..............................................................................................46
2.2.3. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua
Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải về các vấn đề ở biển Đông...................................47
2.3.3.1. Khái niệm ....................................................................................................47
2.3.3.2. Hình thức giải quyết ....................................................................................48
2.3.3.3. Giá trị pháp lý .............................................................................................49
2.2.4. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua
trọng tài quốc tế về các vấn đề ở biển Đông ................................................................50
2.2.4.1. Khái niệm ....................................................................................................50
2.2.4.2. Hình thức giải quyết ....................................................................................51
2.2.4.3. Giá trị pháp lý .............................................................................................52
2.2.5. Giải quyết tranh chấp của Việt Nam - Trung Quốc thông qua
Tòa án công lí quốc tế về các vấn đề ở biển Đông.......................................................53
2.2.5.1. Khái niệm ....................................................................................................53
2.2.5.2. Hình thức giải quyết ....................................................................................54
2.2.5.3. Giá trị pháp lý ........................................................................................................ 55
...........................................................................................................................57
....................................................................57
3.1.1. Giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán trực tiếp (thương lượng)...........57
3.1.1.1. Những thuận lợi............................................................................................57
3.1.1.2. Những khó khăn ...........................................................................................58
3.1.1.3. Giải pháp......................................................................................................60
3.1.2. Giải quyết tranh chấp thông qua môi giới, trung gian...................................60
3.1.2.1. Những thuận lợi............................................................................................60
3.1.2.2. Những khó khăn ...........................................................................................61
3.1.2.3. Giải pháp......................................................................................................63
3.1.3. Giải quyết tranh chấp thông qua Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải ...........64
3.1.3.1. Những thuận lợi...........................................................................................64
3.1.3.2. Những khó khăn ..........................................................................................64
3.1.3.3. Giải pháp.....................................................................................................65
3.1.4. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ...............................................................66
3.1.4.1. Những thuận lợi............................................................................................66
3.1.4.2. Những khó khăn ...........................................................................................66
3.1.4.3. Giải pháp......................................................................................................68
3.1.5. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án ..................................................................68
3.1.5.1. Những thuận lợi............................................................................................68
3.1.5.2. Những khó khăn ...........................................................................................69
3.1.5.3. Giải pháp......................................................................................................70
...........................................................................71
....................................................................................................................74
-
: tương đương 1852m
: đặc biệt, một lần
: Hiệp hội các nước Đông Nam Á
: Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982
: xử theo công bằng và đúng đắn
: Tổng sản phẫm quốc nội
: Nhân dân tệ
: biển cả của chung
: biển cả vô chủ
: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc
: đô la Mỹ
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Lãnh thổ bên giới quốc gia là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống pháp luật
quốc tế. Một quốc gia khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế với tư cách là chủ thể cơ
bản và chủ yếu thì sự hưng thịnh ổn định của quốc gia trước hết phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ.
Ngoài ra, lãnh thổ còn có ý nghĩa với việc tồn tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhà
nước trong một cộng đồng dân cư nhất định. Quan niệm và sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế
trong quan hệ giữa các quốc gia liên quan đến vấn đề biên giới lãnh thổ ở mỗi thời kì phát triển
đều có sự thay đổi khác nhau, nhưng dù khác nhau như thế nào thì vấn đề biên giới, lãnh thổ
vẩn là nền tảng của một trật tự pháp lý quốc tế ổn định.
Để xác định lãnh thổ thì vấn đề đầu tiên là phải xác định được biên giới trên đất liền cũng
như trên biển phải rõ ràng và ổn định về mặt pháp lý cũng như thực tiễn với các nước làng
giềng. Do đó, mỗi quốc gia xác định vấn đề biên giới là vấn đề trọng đại của đất nước và Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nhất là trong những năm gần đây Việt Nam và các
nước hữu quan cũng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn liên quan đến vấn đề ranh giới quốc gia
trên bộ và đặc biệt hơn là trên biển. Điển hình như vấn đề tranh chấp trên biển Đông đang nóng
dần lên từng ngày và đòi hỏi cần có sự hành động của các nước có liên quan thật nghiêm túc đề
giải quyết các vấn đề tranh chấp. Một khi vấn đề tranh chấp ở biển Đông vẩn còn nóng, căng
thẳng, là một mối lo lớn không chỉ Việt Nam mà cả các nước hữu quan khác. Có nhiều dự báo
cho rằng tranh chấp ở biển Đông nếu không có sự điều chỉnh sẽ dẩn đến một cuộc chiến tranh
giữa các nước mà được nói đến ở đây là Trung Quốc với mưu đồ bá quyền của mình sẽ còn đẩy
tình hình này theo những chiều hướng đáng lo ngại hơn cùng với những chính sách trên biển
được áp dụng.
Chính vì vậy, mà tác giả chọn đề tài “Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh
chấp ở biển Đông” để làm luận văn tốt nghiệp. Trước hết, nhằm tìm hiểu hệ thống pháp luật
quốc tế về vấn đề tranh chấp biển như thế nào và từ những quy định đó Việt Nam và các nước
hữu quan có liên quan đến tranh chấp với Trung Quốc sẽ áp dụng vào đề giải quyết tranh chấp.
Cũng qua việc nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề tranh chấp
của Việt Nam – Trung Quốc ở biển Đông, về tình hình thực tế tranh chấp cũng như những thỏa
thuận đã đạt được mà từ đó thấy được những thành tựu đạt được cũng như những tồn tại trong
tiến trình giải quyết các tranh chấp mà từ đó người viết có những ý kiến đóng góp mang tính
tham khảo, góp phần vào việc giải quyết hòa bình các tranh chấp với tranh chấp theo đúng
những chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
GVHD: Thạch Huôn
1
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương có bờ biển từ biên giới Việt-Trung
cho đến biên giới Việt – Campuchia dài khoảng 3.260km. Nếu tính cả bờ biển các đảo và quần
đảo trên biển Đông thì chiều dài này còn lớn hơn nhiều, khiến Việt Nam có độ dài bờ biển lớn
hơn Thailand, ngang bằng với Malaysia và đứng đầu các nước ở bán đảo Trung Ấn. Theo Công
ước Quốc tế, mỗi quốc gia có quyền ấn định lãnh hải của mình là 12 hải lý kể từ đường cơ sở,
vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế được quy định với chiều rộng
là 200 hải lý. Thềm lục địa cũng được tính cho đến 200 hải lý. Như vậy, Việt Nam có chủ
quyền trên một vùng biển khá rộng lớn, khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông.
Những quy định của hệ thống pháp luật quốc tế điều chỉnh các vấn đề về biển được cụ thể hóa
tại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và được các quốc gia tham gia ký kết, áp
dụng cho đến nay. Bên cạnh những hiệu quả của Công ước này mang lại, nó cũng bộc lộ những
hạn chế như các quy định chưa chặt chẽ còn nhiều hạn chế, có những quy định về các phương
thức hòa bình giải quyết tranh chấp gây khó khăn cho việc áp dụng, một số vấn đề chưa được
điều chỉnh. Mục đích nghiên cứu của đề tài là đi sâu vào những quy định về các phương thức
hòa bình giải quyết tranh chấp, tìm hiểu những thuận lợi cũng như những bất cặp của những
phương thức này. Từ đó góp phần vào việc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế cũng như
tình hình tranh chấp giữa Việt Nam – Trung Quốc như hiện nay.
Tranh chấp ở biển Đông giữa Việt Nam – Trung Quốc là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều
quốc gia, tranh chấp đa dạng, gây rất khó khăn cho việc nghiên cứu, do đó người viết chỉ
nghiên cứu chủ yếu về tranh chấp giữa Việt Nam – Trung Quốc. Đồng thời, với một kiến thức
nghiên cứu khoa học về vấn đề tranh chấp biển còn hạn hẹp, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều.
Mặt khác, đây là một đề tài mang tầm vóc quốc tế, nhiều phức tạp nên người viết chỉ tập trung
nghiên cứu các vấn đề sau:
− Quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về các vấn đề tranh chấp trên biển có liên quan
đến các tranh chấp giữa Việt Nam – Trung Quốc ở biển Đông.
− Thực tiễn giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế được áp dụng trong các tranh chấp
giữa Việt Nam – Trung Quốc ở biển Đông.
Để làm sáng tỏ những nội dung chủ yếu của đề tài, tháo gỡ những vướng mắc thật cần thiết
của luật quốc tế về các vấn đề tranh chấp giữa Việt Nam – Trung Quốc ở biển Đông, người viết
đã sử dụng phương pháp luận để phân tích. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp
khoa học khác để phân tích như: phân tích luật quốc tế, liệt kê, bình luận và tổng hợp các ý
kiến, các tài liệu có liên quan... Nhằm chuyển tải hết những nội dung cơ bản của đề tài, tuy chỉ
GVHD: Thạch Huôn
2
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
là những ý kiến của cá nhân người viết nhưng với những phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ
giúp ích cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế cũng như các vấn đề tranh chấp giữa Việt
Nam – Trung Quốc ở biển Đông.
Cấu trúc của đề tài gồm những phần chính sau: lời mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần
nội dung gồm có:
− Chương 1: Khái quát chung về tranh chấp của Việt Nam – Trung Quốc ở biển Đông
− Chương 2: Cơ sở pháp lý về các phương thức giải quyết tranh chấp của Việt Nam –
Trung Quốc ở biển Đông
− Chương 3: Thực tiễn giải quyết tranh chấp của Việt Nam – Trung Quốc ở biển Đông và
một số giải pháp hoàn thiện.
GVHD: Thạch Huôn
3
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Biển Đông (vùng biển đông Việt Nam) là một (marginal sea), một phần của Thái Bình
Dương bao phủ một diện tích từ Singapore tới eo biển Đài Loan với diện tích áng chừng
khoảng 3.5 triệu km². Các đảo ở biển Đông có số lượng nhiều, tập hợp thành một số quần đảo.
Vùng biển này và phần lớn các đảo không có người ở của nó là mục tiêu tranh chấp chủ quyền
của nhiều quốc gia xung quanh. Biển Đông là khu vực hết sức chiến lược và là vị trí rất quan
trọng đối với rất nhiều nước mà đặc biệt là Việt Nam – Trung Quốc.
Phía đông bắc biển Đông có quần đảo Đông Sa, thuộc Trung Quốc (Pratas Islands), mà Đài
Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Phía Tây Bắc Biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng Nam, Việt
Nam khoảng 200 km, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo Hoàng Sa với 18
đảo, cồn và 22 bãi, đá (theo giáo sư Sơn Hồng Đức, thì có đến 230 đảo, cồn, đá, bãi). Lớn nhất
là đảo Phú Lâm. Độ cao tuyệt đối lớn nhất 14 m. Quần đảo này hiện đang bị Trung Quốc chiếm
đóng trái phép.
Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi đá ngầm đã được đặt tên, đa số chúng thuộc
Quần đảo Trường Sa. Quần đảo Trường Sa trải dài trên một vùng rộng 810, dài 900 km với
khoảng 175 đảo đã được xác định, hòn đảo lớn nhất là đảo Ba Bình (Itu Aba) với chỉ hơn 1,3
km chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 m. Có một núi ngầm rộng 100 km được gọi là Redd
Tablemount ở đông bắc quần đảo Trường Sa, cách biệt khỏi đảo Palawan của Philippine bởi
Rãnh Palawan. Hiện nay nằm sâu 20m dưới mực nước biển nhưng trước kia nó từng là một hòn
đảo trước khi bị mực nước biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm chìm ngập.
Phía đông quần đảo Hoàng Sa có các bãi ngầm như Macclesfield Bank (quần đảo Trung Sa),
Stewart Bank, Truro Shoal và Scarborough Shoal. Theo những nghiên cứu cho biết thì vùng
biển này chiếm một phần ba toàn bộ đa dạng sinh học biển thế giới, vì vậy nó là vùng rất quan
trọng đối với hệ sinh thái. Có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải trên vùng biển Đông và các nguồn
tài nguyên của nó. Bởi luật Biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc cho phép các nước có vùng đặc
quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 dặm biển (370.6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả các nước
quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những phần rộng lớn của nó. Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa đã tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ vùng biển. Những báo cáo gần
GVHD: Thạch Huôn
4
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
đây cho thấy Trung Quốc đang phát triển một nhóm tàu sân bay để bảo vệ những đường vận
chuyển nhiên liệu ở biển Đông.
South China Sea là thuật ngữ phổ biến nhất trong tiếng Anh để chỉ vùng biển này, và tên
trong đa số các ngôn ngữ Châu Âu khác cũng như vậy, nhưng các nước xung quanh thì gọi nó
bằng nhiều tên khác nhau, thường phản ánh chủ quyền lịch sử của họ đối với quyền bá chủ
vùng biển. Tại Việt Nam, hầu hết lãnh thổ hướng chính ra biển là hướng đông, do đó tên tiếng
Việt của biển này hàm nghĩa là vùng biển Đông Việt Nam. Ở đồng bằng sông cửu long (Việt
Nam) có thể ra biển về hướng tây (Vịnh Thái Lan) về phía các nước Campuchia và Thái Lan.
Trong các tài liệu cổ về hàng hải của Bồ Đào Nha vào thế kỉ XV – XVI còn có tên là biển
Chăm Pa.
Trung Quốc thường hay gọi tắt biển này là Nam Hải. Trong ngành xuất bản hiện nay của
Trung Quốc, nó thường được gọi là Nam Trung Quốc Hải, và cái tên này cũng thường được
dùng trong các bản đồ bằng tiếng Anh do Trung Quốc ấn hành. Philippines gọi là biển Luzón
theo tên hòn đảo lớn Luzon của Philippine. Ngoài ra còn có East China Sea (tên quốc tế của
biển này) ở phía bắc so với biển Đông Việt Nam, Trung Quốc gọi tắt là Đông Hải, khi tra cứu
những tài liệu của Trung Quốc hoặc của nước khác tham khảo tài liệu Trung Quốc, chú ý
không nhầm lẫn hai biển Đông này.
Tên gọi quốc tế của biển Đông ra đời từ nhiều thế kỷ trước, là biển Nam Trung Hoa vì thời
bấy giờ Trung Quốc là nước rộng lớn nhất, phát triển nhất, nổi tiếng nhất trong khu vực và đã
có giao thương với phương Tây qua con đường tơ lụa. Tên gọi nhiều biển, đại dương vốn căn
cứ vào vị trí của chúng so với các vùng đất gần đó cho dễ tra cứu, không có ý nói về chủ quyền.
Có thể kể ra các thí dụ là Ấn Độ Dương là đại dương ở phía nam Ấn Độ, giáp nhiều nước ở
Châu Á và Châu Phi, không phải là của riêng nước Ấn Độ; hay biển Nhật Bản, được bao quanh
bởi Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Vịnh Bắc Bộ là phần biển Đông giữa miền Bắc Việt Nam với Đảo Nam Hải miền Nam
Trung Quốc. Bờ phía Tây là bờ biển Việt Nam từ Thanh Hóa đến Móng Cái. Phía bắc từ Móng
Cái trở sang phía Đông là 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc với bán đảo Lôi
Châu, Bờ Đông là đảo Hải Nam của Trung Quốc. Trong vịnh có hàng nghìn đảo nhỏ, nổi tiếng
nhất là các đảo trong vịnh Hạ Long được UNESCO xếp loại là di sản văn hóa thế giới. Đảo
Bạch Long Vĩ thuộc Việt Nam ở giữa vịnh, có diện tích khoảng 2,5 km².
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông đã được nhiều chính quyền Việt
Nam liên tục thực hiện chủ quyền từ nhiều thế kỷ qua. Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc
dùng bạo lực chiếm giữ một phần từ những năm 1950 và hoàn toàn từ năm 1974. Tranh chấp
GVHD: Thạch Huôn
5
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
chủ quyền, một phần hay toàn bộ, cũng đã diễn ra tại quần đảo Trường Sa giữa Việt Nam,
Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan.
Hiện nay sự tranh chấp đang được các bên thương lượng đàm phán vì sự hòa bình và ổn
định trong khu vực để phát triển kinh tế. Tổ chức thủy văn học quốc tế xác định vùng biển trải
dài theo hướng từ tây nam đến đông bắc, biên giới phía nam là 3 độ vĩ độ Nam giữa Nam
Sumatra và Kalimantan (eo biển Karimata), và biên giới phía bắc của nó là eo biển Đài Loan từ
mũi phía bắc Đài Loan tới bờ biển Phúc Kiến thuộc đại lục Trung Quốc. Vịnh Thái Lan chiếm
phần phía tây của biển Đông. Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong những kỷ băng hà
gần đây nước biển đã hạ thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là một phần của lục địa
Châu Á. Các nước và lãnh thổ có biên giới với vùng biển này (theo chiều kim đồng hồ từ phía
bắc) gồm: Trung Quốc, Ma Cao, Hồng Công, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia,
Brunei, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Cả Việt Nam và Trung Quốc đều theo đuổi các tuyên bố chủ quyền một cách mạnh mẽ. Quần
đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm được 6 đảo 1974 và 18 binh sĩ đã thiệt mạng. Quần đảo
Trường sa là nơi đã xảy ra xung đột hải quân, hơn bảy mươi lính thủy Việt Nam đã bị giết hại ở
phía nam bãi đá ngầm Chigua tháng 3, năm 1988. Các nước tranh chấp thường xuyên thông
báo về các vụ va chạm giữa các tàu hải quân1.
ASEAN nói chung, và Trung Quốc nói riêng luôn muốn đảm bảo rằng những tranh chấp bên
trong Biển Đông sẽ không leo thang trở thành xung đột quân sự. Vì vậy, các cơ cấu phát triển
chung (Joint Development Authorities) đã được lập ra tại các vùng tranh chấp chồng lấn để
cùng phát triển vùng và phân chia quyền lợi công bằng tuy nhiên không giải quyết vấn đề chủ
quyền của vùng đó. Điều này đã trở thành sự thực, đặc biệt là ở Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, gần
đây Trung Quốc đã tuyên bố sẽ không ngại dùng vũ lực để lấy quần đảo Trường Sa.
Luật biển là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng hợp các nguyên
tắc, quy phạm được hình thành bằng sự thỏa thuận của các chủ thể của luật quốc tế (trước tiên
và chủ yếu của các quốc gia) nhằm điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong
hoạt động khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ môi trường biển vì mục đích hòa bình2.
Từ rất sớm, con người đã có các hoạt động trên biển. Luật biển đã được hình thành rất lâu
trong lịch sử, vào thời cổ đại ở Hy lạp, Ai cập và La Mã đã xuất hiện các tập quán về biển, và
tiếp đến vào khoảng Thế kỷ thứ XIII, đã xuất hiện một số nguyên tắc về luật biển ở vùng Biển
1
2
ngày 23 tháng 02 năm 2008
Xem: Th.S Kim Oanh Na, Giáo trình Luật Quốc Tế, Khoa Luật trường Đại Học Cần Thơ, năm 2006
GVHD: Thạch Huôn
6
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Bắc Âu, và sau đó đã được phổ biến sang khu vực Địa trung Hải.
Vào thế kỷ XVII đã có những tác phẩm nổi tiếng về luật biển như “Biển tự do” của Hugo
Gratuit về nguyên tắc tự do trên biển hoặc tác phẩm “ biển kín” của ngành luật học người Anh
Selden về nguyên tắc chủ quyền của quốc gia trên biển.
Mãi cho tới năm 1930, Hội nghị quốc tế đầu tiên về luật biển, mới được triệu tập ở Lahay,
với mục đích bàn về vấn đề cấp bách lúc đó như quy chế lãnh hải, chống cướp biển, nguyên tắc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên biển. Do có nhiều mâu thuẫn nên hội nghị Lahay không giải
quyết được thỏa đáng vấn đề cụ thể nào.
Quá trình pháp điển hóa Luật biển phát triển mạnh sau Đại chiến thế giới thứ hai thông qua
ba hội nghị lớn của Liên Hiệp Quốc vào các năm 1958, 1960 và năm (1973 – 1982).
Ngày 24/02/1958, Liên Hiệp Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ nhất về luật biển tại Geneva, và
Hội nghị đã thông qua bốn công ước đầu tiên về luật biển:
+ Công ước về lãnh hải, và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10/9/1946, có
46 quốc gia là thành viên);
+ Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964, có 54 quốc gia là thành
viên);
+ Công ước về đánh cá và bảo vệ tài nguyên sinh vật biển (có hiệu lực từ ngày
20/3/1966, có 36 quốc gia là thành viên);
+ Công ước về biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962, có 57 quốc gia là thành viên).
Các công ước đã đặt nền móng cho quá trình pháp điển hóa Luật biển, chúng ta đã đề cập
đến một số khái niệm mới, và ghi nhận một số tập quán quốc tế về khai thác, sử dụng biển. Tuy
nhiên, Hội nghị 1958 đã không đạt được sự thỏa thuận trong một số vấn đề (đặc biệt là việc xác
định chiều rộng lãnh hải), một số quốc gia không thấy thỏa mãn với các điều khoản khác nhau
trong các Công ước trên, quy định chưa đầy đủ, và còn nhiều mâu thuẫn, số quốc gia thành
viên tham gia ít và phần lớn các quốc gia vừa giành được độc lập dân tộc thì chưa được tham
gia, cộng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi có sự sửa đổi, bổ sung cho các Công ước
nêu trên.
Hội nghị lần thứ hai của Liên Hiệp Quốc về luật biển, được tổ chức vào ngày 17/3/1960 tại
Geneva, nhưng do những bất đồng và mâu thuẫn giữa các quốc gia tham gia, nên hội nghị kết
thúc mà không có sự thỏa thuận nào (vấn đề xác định chiều rộng lãnh hải vẩn chưa được thống
nhất).
Hội nghị lần thứ ba của Liên Hiệp Quốc về luật biển sau năm năm trù bị (1967 - 1972) , và
chín lần đàm phán thương lượng (1973 – 1982) với 144 quốc gia và 08 (tám) cơ quan đại diện
đặc biệt tham gia đã thông qua Công ước mới về luật biển. Văn bản cuối cùng đã được thông
qua vào ngày 10/12/1982 tại Mongtego-Bay, Giamaica với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ
GVHD: Thạch Huôn
7
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
lục.
Công ước 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994, chỉ có một nước phương tây phê chuẩn, và
đến nam 1995 có thêm 13 quốc gia gửi thư phê chuẩn hoặc kế thừa Công ước, nâng tổng số
thành viên tham gia lên 81 quốc gia thành viên.
Theo điều 311 của Công ước thì đối với các quốc gia thành viên, Công ước này sẻ có giá trị
hơn bốn Công ước năm 1958. Hầu hết các điều khoản của bốn Công ước được lập lại, sửa đổi
hoặc được thay thế bởi Công ước 1982.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982, là văn kiện tổng hợp toàn diện, đề cập tới
tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực pháp lý, kinh tế khoa học, kỹ thuật, môi trường…nó phản ánh
một sự nhất trí rộng rãi về hầu hết các vấn đề liên quan đến biển, và nhằm mục đích xác lập
một trật tự pháp lý để điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong quá trình khai thác, sử dụng
và bảo vệ biển và đại dương.
Đến nay, Công ước đã có 158 nước phê chuẩn và Hiệp định 1994 thay đổi nội dung phần XI
của Công ước đã có hiệu lực vào ngày 28/7/1995 và trở thành bộ phận hữu cơ của Công ước.
Luật biển ra đời phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai nguyên tắc lớn: tự do biển cả và chủ quyền
quốc gia. Tồn tại hai học thuyết trái ngược nhau về bản chất pháp lý của luật biển: resnullius và
res commuunis3.
• Resnullius có nghĩa là biển cả vô chủ, cho phép quốc gia ven biển được toàn quyền hành
động thiết lập chủ quyền quốc gia.
• Res commuunis ngụ ý biển cả là của chung, các quốc gia bình đẳng trong việc sử dụng
biển.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cả hai học thuyết này đều không được dùng đến đầy đủ, việc
xác định biên giới trên biển còn nhiều vướng mắc
Luật biển là một ngành luật của hệ thống pháp luật quốc tế. Vì vậy ngành luật này có đầy đủ
đối tượng điều chỉnh, tính chất cưỡng chế, chủ thể hoàn toàn tương đồng với các đặc điểm của
luật quốc tế nói chung. Nó cũng tuân thủ và phù hợp với các nguyên tắc cơ bản đã được thừa
nhận chung trong luật quốc tế hiện đại. Ngoài ra, vì là một ngành luật độc lập, luật biển quốc tế
cũng có phạm vi điều chỉnh và những nét đặc thù riêng của mình.
Trật tự pháp lý biển được xác định trên các vùng biển có vị trí, tính chất và phạm vi rất khác
nhau. Nó được xác định theo các điều kiện, tiêu chuẩn pháp lý cụ thể. Nếu tính từ đất liền của
quốc gia ven biển hướng ra biển cả (biển quốc tế) sẻ có các vùng biển sau đây: nội thủy, lãnh
hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa...
3
Xem: Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an nhân dân, năm 1997
GVHD: Thạch Huôn
8
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Căn cứ vào lịch sử Việt Nam, Luật biển Việt Nam được chia thành 4 giai đoạn: Luật biển trước
khi các nước phương Tây tới (trước 1874), Luật biển dưới thời thực dân, Luật biển trong giai
đoạn Việt Nam bị phân chia (1954 – 1976), Luật biển từ khi tổng tuyển cử thống nhất đất nước
(từ năm 1976 trở đi)4.
+ Luật biển trước khi các nước phương Tây tới (trước 1874):
Trong giai đoạn này, ngoài Trung Quốc, Việt Nam cũng đã mỡ thông thương với các nước
phương Tây, với Nhật Bản và các nước khác ở Đông Nam Á, các cửa biển đã được mỡ ra ở
Vân Đồn (1010 – 1788), Hội An (thế kỷ XVII – XVIII) để khuyến khích các hoạt động ngoại
thương. Người Việt Nam đã đi đến các quần đảo xa bờ như Trường sa, Hoàng sa, trong giai
đoạn này chiều rộng và quy chế pháp lý còn chưa rỏ ràng.
+ Luật biển dưới thời thực dân:
• Nghị định ngày 09 tháng năm 1926 quy định mỡ rộng việc áp dụng Luật ngày 01 tháng
3 năm 1988 cho các thuộc địa. Luật này nghiêm cấm không cho người nước ngoài được
vào đánh cá trong vùng nước lãnh hài của Pháp và Angiêri, giới hạn bởi đường ranh giới
3 hải lý tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất.
• Nghị định ngày 22 tháng 9 năm 1936 của Bộ trưởng thuộc địa: “về phương diện đánh
cá, lãnh hải Đông Dương có chiều rộng là 20km tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất”.
• Nghị định số 104/1306 ngày 13 tháng 4 năm 1948 quy định thêm vùng tiếp giáp có
chiều rộng 20km tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất.
+ Luật biển trong giai đoạn Việt Nam bị phân chia (1954 – 1976):
• Hiệp định Geneva ngày 21 tháng 7 năm 1954 nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Việt Nam đưa đến hậu quả phân chia nước Việt Nam thành hai miền theo vĩ
tuyến 17: Việt Nam dân chủ Cộng hòa ở phía Bắc và Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam.
Liên quan đến lãnh hài, đường phân chia là đường vuông góc với bờ biển.
• Việt Nam dân chủ Cộng hòa không được tham gia vào Hội nghị lần thứ nhất năm 1958
của Liên Hiệp Quốc về Luật biển do chính sách thù địch của Mỹ.
• Ngày 15 tháng 3 năm 1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ
Hải quân Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa: “ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta
có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
• Việt Nam Cộng hòa, với tư cách là thành viên của hơn 30 tổ chức quốc tế, đã có mặt tại
Hội nghị Luật biển lấn thứ nhất của Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Geneva năm 1958. Đoàn
do Giáo sư Nguyễn Quốc Định, chuyên gia nổi tiếng thế giới trong lĩnh vực luật quốc tế,
đứng đầu. Nam Việt Nam cùng Philippine yêu cầu quyền đánh cá ưu tiên trên một phần
4
Xem: Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an nhân dân, năm 1997
GVHD: Thạch Huôn
9
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
của biển cả cho các quốc gia ven biển phụ thuộc nhiều vào nghề đánh cá, nhất là các
quốc gia chưa phát triển. Về thềm lục địa, đoàn chủ trương chỉ lấy một tiêu chuẩn là độ
sâu vì hầu hết các vùng biển tiếp giáp với vùng biển Nam Việt Nam đều nông và chỉ đạt
tới độ sâu 200m ở khoảng cách 200 hải lý. Các đề nghị này không được chấp nhận nên
Nam Việt Nam đã không ký các Công ước Geneva năm 1958 về Luật biển.
• Tuyên bố ngày 27 tháng 4 năm 1965 về các biện pháp bảo vệ lãnh hải, Nam Việt Nam
chính thức thiết lập chiều rộng lãnh hải của mình là 3 hải lý.
• Ngày 07 tháng 9 năm 1967, Sài Gòn đưa ra tuyên bố của Tổng thống về thẫm quyền
riêng biệt và quyền kiểm soát trực tiếp của nước Cộng hòa trên phần thềm lục địa tiếp
giáp với lãnh hải của Việt Nam. Ngày 01 tháng 4 năm 1970, chính quyền Sài Gòn cũng
thông qua Luật dầu lửa, có định nghĩa thềm lục địa Nam Việt Nam. Sài Gòn đã đưa ra
phân lô thềm lục địa Nam Việt Nam gồm 33 lô bằng Nghị định ngày 09 tháng 6 năm
19715.
• Tới ngày 01 tháng 4 năm 1972, Nam Việt Nam mới tuyên bố một vùng đánh cá đặc
quyền rộng 50 hải lý tính từ ranh giới ngoài cùng của lãnh hải.
+ Luật biển từ khi tổng tuyển cử thống nhất đất nước (từ năm 1976 trở đi):
• Ngày 02 tháng 7 năm 1976, tổng tuyển cứ thống nhất đất nước
• Tuyên bố của chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 1977 về các vùng biển Việt Nam: nội
thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việt Nam đã trở thành nước đầu
tiên trong khu vực Đông Nam Á thiết lập vùng Đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
• Tháng 7 năm 1977 đoàn đại biểu Việt Nam thống nhất tham dự Hội nghị lần thứ ba của
Liên Hiệp quốc về Luật biển, gồm các Ông Phạm Giảng, Nguyễn Thương, Lê Kim
Chung.
• Hiến pháp của nước Việt Nam thống nhất 1980, điều 1 quy định “Nước Cộng hòa Xã
hội Chủ Nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bao gồm đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo”.
• Ngày 10 tháng 12 năm 1982, Việt Nam ký Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển
năm 1982.
• Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật
biển năm 1982.
Tranh chấp ở Biển Đông là một cuộc tranh chấp của nhiều bên, với sự tham gia của nhiều
quốc gia, đối tượng của tranh chấp rất đa dạng nhưng với một phạm vi nghiên cứu tương đối
thì người viết chỉ thể hiện chủ yếu là tranh chấp giữa Việt Nam – Trung Quốc về vấn đề ở Biển
5
Xem: Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về luật biển, NXB Công an nhân dân, năm 1997
GVHD: Thạch Huôn
10
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Đông và sau đây là một vài nguyên nhân mà người viết sẻ đề cập đến.
Những năm cuối của thế kỷ XX đánh dấu sự chuyển mình tiến ra biển mạnh mẽ của nhân
loại. Việc công ước năm 1982 của Liên hiệp quốc về Luật biển có hiệu lực ngày 16/11/1994 đã
góp phần thiết lập một trật tự pháp lý trên biển, với nhiều vùng biển có quy chế pháp lý khác
nhau. Theo Công ước 1982 của Liên hiệp quốc về Luật biển, các quốc gia ven biển đều có danh
nghĩa pháp lý quy định các vùng biển của mình như nội thủy, lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc
quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.
Khi thực hiện quyền mở rộng biển của mình trong các vùng biển hẹp (bề rộng không quá
400 hải lý), các quốc gia có bờ biển tiếp giáp hay đối diện nhau đều có một mối quan tâm
chung : Phân định các vùng biển chồng lấn. Trong những trường hợp như vậy, hoạt động phân
định biển không phụ thuộc vào ý chí của một quốc gia mà là một hành động mang tính quốc tế,
song phương hoặc đa phương, thể hiện sự phân chia, phù hợp với luật pháp quốc tế, các danh
nghĩa pháp lý tương ứng của mỗi quốc gia trên các vùng biển chồng lấn.
Giải quyết tốt vấn đề phân định sẽ góp phần giảm bớt xung đột, tạo môi trường ổn định và
phạm vi biển rõ ràng cho phát triển, bảo vệ, quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên biển.
Theo thống ke có tới gần 400 đường biên giới phải phân chia trên thế giới nhưng chỉ có 1/3 con
số này được giải quyết thông qua các quyết định song phương hoặc thông qua cơ quan tài
phán6.
Khu vực biển Đông với khoảng hơn 20 tranh chấp biên giới biển, là một trong những điểm
nóng trên thế giới. Vì vậy, một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu trong khu vực này, nhằm
tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, ổn định về chính trị, an ninh quốc phòng. Đó là một nhiệm
vụ cấp bách quan trọng hàng đầu với các tranh chấp như hiện nay về các vấn đề trên biển Đông
và người viết sẽ đề cập một số nguyên tắc phân định ở phần sau nhằm góp phần vào việc giải
quyết các tranh chấp.
− Nguyên tắc thỏa thuận: Thỏa thuận là một nguyên tắc cơ bản, có tính tập quán của luật
quốc tế, trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Khi hai quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp
giáp nhau và có các danh nghĩa pháp lý chồng nhau thì họ phải có nghiã vụ đàm phán một cách
thiện chí và có ý định thật sự đạt tới một kết quả nhất định. Nguyên tắc này áp dụng cho tất cả
các dạng phân định nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa hay vùng đặc quyền kinh
6
Xem: T.S. Trần Văn Thắng, Th.S. Lê Mai Anh, G.V. Hoàng Ly Anh, G.V. Đỗ Mạnh Hồng, G.V.C. Nguyễn Văn Luận, T.S.
Nguyễn Hồng Thao, Luật quốc tế Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001
GVHD: Thạch Huôn
11
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
tế. Nguyên tắc này được thể hiện trong Điều 12.1 của Công ước Geneva năm 1958 về lãnh hải
và vùng tiếp giáp; điều 15 của Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 (phần phân
định lãnh hải); Điều 6 của Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa; điều 74 và 83 của công
ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982 về phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế. Thỏa thuận của các bên về phân định biển chỉ có giá trị với bên thứ ba nếu nó tuân thủ đúng
các nguyên tắc và quy định của luật pháp quốc tế. Các bên được tự do thỏa thuận với điều kiện
các thỏa thuận đạt được không vi phạm các nguyên tắc mệnh lệnh của luật pháp quốc tế hay
làm tổn hại đến quyền lợi chính đáng của nước thứ ba.
− Nguyên tắc trung tuyến hay cách đều: Trước khi có Phán quyết thềm lục địa Biển Bắc
của Tòa án công lý quốc tế năm 1969, luật quốc tế về biển coi nguyên tắc trung tuyến hay cách
đều là nguyên tắc ưu tiên, áp dụng chung cho phân định lãnh hải, vùng tiếp giáp, thềm lục địa.
Theo Điều 6, khoản 1 và 2 của Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa cũng quy định:
"Trong trường hợp thềm lục địa tiếp giáp với lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia có bờ biển
đối diện (tiếp liền), việc phân định thềm lục địa giữa các quốc gia được thực hiện bằng con
đường thỏa thuận giữa các quốc gia đó. Trong trường hợp không có thỏa thuận và trừ khi các
hoàn cảnh đặc biệt biện minh cho một giải pháp khác, việc phân định được tiến hành bởi
đường trung tuyến (cách đều) mà mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của
đường co sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia".
Trong phần lớn các trường hợp phân định, phương pháp đường trung tuyến (cách đều) thể
hiện tính tiện lợi, thực tiễn, công bằng hơn hẳn các phương pháp khác, nhưng phương pháp này
không hẳn đem lại kết quả công bằng. Trong các trường hợp hình thái bờ biển lồi lõm, có sự
hiện diện của các đảo hay luồng hàng hải trong khu vực phân định, phương pháp này đưa đến
những kết quả không công bằng. Do đó, vấn đề ở biển Đông không thể áp dụng nguyên tắc này
để phân định vì trên thực tế phần lớn các đảo ở khu vực này thuộc chủ quyền của Việt Nam mà
Trung Quốc đang tranh chấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nguyên tắc này vẫn đem lại
một kết quả công bằng.
− Nguyên tắc phân định công bằng: Điều 74.1 và Điều 83.1 của Công ước 1982 quy định :
"Việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế (thềm lục địa) giữa các quốc gia có bờ biển
tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng pháp luật
quốc tế như đã nêu ở Điều 38 Quy chế của Tòa án công lý quốc tế để đi đến một giải pháp công
bằng". Công bằng trong phân định là xem xét, cân nhắc tất cả hoàn cảnh hữu quan như : hình
dạng bờ biển, đảo, luồng hàng hải, tài nguyên... để tìm ra một giải pháp mà các bên có thể chấp
nhận. Các bên có thể coi kết quả của giải pháp mang lại là công bằng chứ không phải là sự án
dụng máy móc, khắt khe một loạt các quy tắc, nguyên tắc hình thức. Muốn đạt được kết quả
công bằng cần phải áp dụng, điều chỉnh các quy tắc và nguyên tắc công bằng của luật phân
GVHD: Thạch Huôn
12
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
định biển phù hợp với thực tế và hoàn cảnh hữu quan của khu vực phân định, trong đó các yếu
tố địa lý là trọng điểm xem xét của quá trình phân định7.
−
Nguyên tắc áp dụng các dàn xếp tạm thời: Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển
năm 1982 cũng quy định : Trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận công bằng các vùng biển, các
quốc gia hữu quan, trên tinh thần hợp tác và hiểu biết, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp
tạm thời có tính chất thực tiễn và để không làm phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa
thuận dứt khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại đến việc
hoạch định cuối cùng (khoản 3, Điều 74 và 83).
Công ước không nói rõ " các dàn xếp tạm thời mang tính thực tiễn" là gì. Trên thực tế, việc
lập ra các vùng khai thác chung là một trong những dàn xếp tạm thời cho phép các quốc gia
vượt qua được những tranh chấp lãnh thổ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp.
Trong bối cảnh ngăn ngừa mọi việc khai thác làm phương hại đến yêu sách của các bên đồng
thời lại tránh được việc lãng phí không sử dụng được tài nguyên thì việc áp dụng chế độ khai
thác chung cho toàn bộ hay một phần khu vực là một giải pháp hấp dẫn và thú vị trong khi chờ
đợi sự phân định cuối cùng.
Lập trường của Việt Nam về vấn đề phân định biển được thể hiện rõ ràng trong tuyên bố
ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam và trong các văn kiện pháp lý khác : “Chính phủ nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các
vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.
Trong thực tiễn phân định biển của mình, Việt Nam đã áp dụng sáng tạo các nguyên tắc trên
của luật quốc tế để giải quyết các vấn đề trên biển với các nước láng giềng.
Nhìn bên ngoài, Trung Quốc phát triển mạnh mẽ về kinh tế, tài chánh cũng như quân sự
nhưng có những giới hạn mà Hoa Kỳ cũng như các cường quốc trên thế giới không để Trung
Quốc đi quá và Trung Quốc cũng phải hiểu những giới hạn của mình. Dù GDP Trung Quốc có
đứng hàng đầu thế giới đi nữa nhưng GDP bình quân đầu người vẫn xếp thứ hạng sau 100 và
đó chính là một trở ngại về chính trị đáng quan tâm với Trung Quốc.
Bởi vì, theo lời nhận xét từ nhà bình luận quân sự nổi tiếng Trung Quốc – đại tá không
7
Xem: T.S. Trần Văn Thắng, Th.S. Lê Mai Anh, G.V. Hoàng Ly Anh, G.V. Đỗ Mạnh Hồng, G.V.C. Nguyễn Văn Luận, T.S.
Nguyễn Hồng Thao, Luật quốc tế Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Giáo dục năm 2001
GVHD: Thạch Huôn
13
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Đới Húc mới đây nhắc lại một số sự kiện lịch sử liên quan tới GDP: năm 1840 GDP của Trung
Quốc thời nhà Thanh chiếm 33% GDP toàn cầu, gấp 6 lần GDP nước Anh. Thế mà Trung Quốc
lại bị các cường quốc châu Âu xâu xé. Quân đội triều đình nhà Thanh có hơn 1 triệu binh sĩ, thế
mà bị 4000 lính viễn chinh Anh Quốc đánh cho đại bại, tới mức phải ký Hiệp ước Nam Kinh
(tháng 8-1842) nhục nhã, nhận bồi thường cho nước Anh 21 triệu đồng bạc trắng. Năm 1894 dù
đã bị các nước phương Tây xâm lược nửa thế kỷ, GDP của Trung Quốc vẫn lớn gấp 9 lần GDP
của Nhật Bản, thế mà trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật Bản năm ấy (còn gọi là Chiến tranh
Giáp Ngọ) Trung Quốc vẫn thua to, bị Nhật Bản chiếm mất 2 đảo Đài Loan, Bành Hồ và phải
bồi thường cho Nhật 200 triệu lạng bạc. Như vậy GDP lớn không có nghĩa là quốc lực lớn
Về tình hình cơ bản của Trung Quốc vẫn là một cường quốc người đông, vốn mỏng, tương
đối thiếu tài nguyên, lắm người nghèo. Nhiều năm qua, mặc dù gặt hái nhiều thành tựu to lớn,
có nhiều dự đoán cho rằng kinh tế Trung Quốc sắp vượt qua Nhật Bản để đứng thứ hai thế giới,
tuy nhiên, đằng sau bức tranh kinh tế – xã hội của đất nước có diện tích khổng lồ này đã bộc lộ
những khiếm khuyết đe dọa đến sự phát triển bền vững của chính họ.
Về kinh tế, tài chính:
Về kinh tế, Trung Quốc đã lâm vào tình trạng mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng: Sau hơn 30
năm phát triển, tổng sản lượng quốc nội tăng từ 461 tỷ NDT (tương đương 309 tỷ USD) vào
năm 1980 lên đến 25,731 tỷ NDT (tương đương 3,377 tỷ USD) vào năm 2007 và 33.535,3 tỷ
NDT vào năm 2009. Đồng lương tối thiểu của nhân công trong các khu kỹ nghệ đã tăng lên
100 USD, có nhiều nơi 150 USD một tháng. Trung Quốc đang mất dần tính cạnh tranh về lao
động rẽ so với các quốc gia trong vùng như Việt Nam, Bangledesh. Trong cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu 2008-2009, đã có 4 triệu công nhân mất việc năm 2008 và 5 triệu công nhân
mất việc năm 20099.
Ở một khía cạnh khác, Trung Quốc còn phải đối mặt với gánh nặng nợ nần của các địa
phương. Theo nhận định của nhóm các chuyên gia tài chính thì việc Trung Quốc kích thích nền
kinh tế phát triển vung tay cho vay 1,400 tỉ USD vào năm 2009 của chính quyền các địa
phương đã khiến lạm phát trở nên khó kiểm soát và tạo nên tình trạng nợ rất lớn. Ngoài ra,
những chính sách hỗ trợ công nghiệp đã duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước kém
hiệu quả và dẫn đến hiện tượng dư thừa công sức không những gây ra lãng phí mà còn tạo sức
ép bán rẻ sang các nước khác.
Bên cạnh đó tư bản Trung Quốc lại bước vào nhằm tìm kiếm tài nguyên và thị trường cho
các sản phẩm của mình cũng như việc giải quyết việc làm cho nguồn lao động đang thừa ở
8
ngày 7 tháng 02 năm 2010
9
/>
GVHD: Thạch Huôn
14
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
trong nước.
Về mặt tài chính, từ những năm của thập niên 90, Trung Quốc cố giữ đồng NDT yếu so với
đồng USD nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, nhờ vậy mà hàng hóa xuất khẩu của
Trung Quốc có giá thấp nên chiếm được thị trường. Và như vậy nói theo một cách dễ hiểu là
khi đồng NDT tăng giá so với đồng USD, hàng hóa của Trung Quốc cũng tăng giá theo đồng
tiền. Ưu thế của hàng hóa của Trung Quốc là giá rẻ sẽ bị hóa giải, kéo theo sự giảm dần ưu thế
kinh tế của nước này. Từ năm 2003, ngoài Mỹ, các nước ở Âu Châu, Nhật, các nước ở Nam
Mỹ cũng như Quĩ Tiền Tệ Quốc tế (IMF) đều áp lực, bắt Trung Quốc tăng giá đồng NDT10.
Điều này mặc nhiên khiến cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ không còn giá rẻ như
trước nữa, giảm khả năng cạnh tranh với hàng hóa của các nước Âu Mỹ. Bởi vì, so về mặt chất
lượng hàng hóa, hàng hóa của Trung Quốc không thể cạnh tranh với hàng hóa của các nước
khác như Anh, Pháp, Mỹ...
Về mặt năng lượng do sự tăng trưởng kinh tế nên mấy thập niên qua, Trung Quốc đã tiêu
thụ một số năng lượng khổng lồ, theo số liệu của AIE, năm 2009, tính tương đương với dầu
hoả, Trung Quốc đã tiêu thụ 2,252 tỷ tấn nhiên liệu, hơn Hoa Kỳ đến 4%. Sự tập trung vào các
ngành công nghiệp nặng, tiêu thụ nhiều năng lượng (chẳng hạn như thép, nhôm, và hóa chất)
buộc Trung Quốc phải tìm kiếm không ngừng nghỉ các nguồn cung cấp năng lượng trong nước
cũng như khắp nơi trên thế giới. Điều này làm quá trình tăng trưởng thiếu tính chất bền vững
và không hài hòa với bối cảnh kinh tế toàn cầu. Nguồn năng lượng trong nước không đủ cho
nền kinh tế đang phát triển nên Trung Quốc phải tìm thêm nguồn năng lượng nhập cảng từ các
nước ngoài. Mỗi ngày Trung Quốc tiêu thụ 6.7 triệu thùng dầu, hạng nhì sau Hoa Kỳ. Trong số
đó Trung Quốc đã nhập hơn 3 triệu thùng chủ yếu từ các nước như Angola, Saudi Arabia,
Soudan, congo, Yemen, Equator, Venezuela, Nga Oman... Như vậy nguồn năng lượng chủ yếu
của Trung Quốc nhập khẩu là ở các nước Châu Phi, Nam Mỹ và trung Á.
Việc nhập nguồn đã gặp nhiều khó khăn nhưng việc chuyên chở lại gây nhiều khó khăn hơn
nữa, theo thống kê thì Trung Quốc chỉ có khả năng chuyên chở 15% dầu nhập cảng bằng tàu
của Trung Quốc. Việc vận chuyển dầu phải đi qua các hải phận do Anh, Mỹ kiểm soát (kinh
đào Suez, eo biển Ormuz trên vịnh Ba Tư, eo Malacca). Khi có cuộc khủng hoảng, con đường
tiếp tế dầu này dễ bị phong tỏa.
Về chính trị – xã hội:
Trung Quốc ngày càng bất ổn, gần đây nhất là vụ bạo động đẫm máu ở Tân Cương vào ngày
05 tháng 7 năm 2009, làm gần 1000 người chết và bị thương tại thủ phủ khu tự trị Tân Cương
cũng như cuộc bạo động ở Tây Tạng tháng 3 năm 2008 mà nguyên nhân cơ bản là các chính
10
/>
GVHD: Thạch Huôn
15
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
sách khai thác quá đáng đi kèm với phân phối bất công về tài nguyên, nguồn lực của chính
quyền trung ương đối với người dân bản địa, thêm vào đó là chính sách di dân cưỡng bức
người Hán, tộc người chiếm đa số, vốn lâu nay gây nhiều bất bình và xáo trộn với cộng đồng
các sắc dân bản địa,càng làm thêm căng thẳng mối quan hệ giữa Trung – Thổ. Những bất ổn về
chính trị bên trong của Trung Quốc càng làm cho các đế quốc chú ý tới và tình hình chính trị
ngày càng bất ổn hơn.
Tình hình xã hội cũng gặp nhiều rối ren: Theo thống kê của Trung Quốc, song song với sự
thành tựu kinh tế, hàng trăm triệu dân Trung Quốc đã thoát cảnh nghèo khổ nhưng cho đến năm
2005, vẫn có 10.8% dân Trung Quốc (140 triệu dân) sống trong cảnh nghèo khổ với lợi tức
kém hơn 1 USD mỗi ngày. Bên cạnh đó, với việc tăng trưởng kinh tế vượt bậc đã đến tình trạng
Trung Quốc trở thành quốc gia độc hại nhất thế giới về tình trạng ô nhiễm môi trường11.
Theo báo cáo năm 2007 của Ngân hàng thế giới, mỗi năm có 750,000 người Trung Quốc
chết sớm do không khí và nước bị ô nhiễm. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc vẫn lưỡng lự
không muốn công bố, do lo ngại có thể gây bất ổn xã hội, trong 30 thành phố ô nhiễm nhất thế
giới thì 20 là ở Trung Quốc, với 70% hệ thống sông hồ bị ô nhiễm và hơn 300 triệu dân không
có nước sạch để uống, sức khỏe của nhiều người dân, đặc biệt là dân nghèo, đã bị ảnh hưởng
nặng nề. Ngoài ra, với việc mất cân bằng về giới tính do chính sách phát triển dân số của Trung
Quốc đã gây ra làn sóng khiếu nại và phản đối mạnh mẽ trong quần chúng, có khả năng làm
mất ổn định xã hội12.
Về quân sự
Trung Quốc muốn chạy đua vũ trang với các nước đế quốc mà trên thực tế, Mỹ là đối tượng
chủ yếu.
Với sự phát triển và tăng cường lực lượng quân sự của Trung Quốc, nhằm mục đích muốn
thể hiện sức mạnh quân sự của mình đã khiến các cường quốc trong vùng như Nhật Bản, Đại
Hàn, Ấn Độ cũng phải có những biện pháp tương tự. Theo các nghiên cứu, mặc dù đẩy nhanh
hiện đại hóa quân sự, nhưng Trung Quốc hãy còn lâu mới bắt kịp Hoa Kỳ. Ngay cả phần lớn
các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ nay có lực lượng hải-không quân được
trang bị tốt hơn và có khả năng tác chiến cao hơn. Cả 3 nước này đều là đồng minh chiến lược
của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Hoa Kỳ có rất nhiều căn cứ hải-không quân ở hải ngoại cũng như trong vùng Thái
Bình Dương: các căn cứ hải-không quân tại Anh, Gaeta tại Ý (Đệ Lục Hạm Đội), Manama tại
Bahrain (Đệ Ngũ Hạm Đội), Yokosuka, Sasebo, Atsugi tại Nhật Bản (Đệ Thất Hạm Đội), các
căn cứ tại Hạ Uy Di, Guam tại Thái Bình Dương, căn cứ Changi ở Tân Gia Ba, căn cứ Diego
11
12
/> />
GVHD: Thạch Huôn
16
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
Garcia ở Ấn Độ Dương, quyền cập bến tại Đại Hàn, Đài Loan. Đó là chưa kể 2 vịnh Subic của
Phi Luật Tân và Cam Ranh của Việt Nam mà Hoa Kỳ cũng đang thương thuyết để có quyền
cập bến. Trái lại, Trung Quốc chưa có một căn cứ nào ở hải ngoại.
Thực chất đó là một cuộc chạy đua vũ trang vô nghĩa của Trung Quốc. Do đó, để đãm bảo vị
thế của mình trên trường quốc tế, càng thúc đẩy Trung Quốc quyết liệt trong tranh việc tranh
giành hai quần đảo Trường sa – Hoàng sa, một vị trí chiến lược vô củng quan trọng và đây
cũng là nguyên nhân chủ yếu của Trung Quốc
Nói đến Việt Nam, thì phải nhấc đến từ thời các Vua Hùng đã có công dựng nước và cho đến
ngày nay đó là sự ra đời của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhìn lại lịch sử của
dân tộc Việt Nam, phải chịu cảnh bị đô hộ hơn 1000 năm của giặc Tàu, gần 100 năm của giặc
Tây và hơn 30 năm của đế quốc Mỹ, một dân tộc phải hi sinh biết bao là xương máu để có độc
lập, tự do như ngày hôm nay, một tất đất mà dân tộc Việt Nam giành lại được, đổi lại đó là sự
hi sinh của biết bao con người Việt Nam.
Hơn 50 năm trước trong một chuyến thăm, chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt và giao nhiệm
vụ cho cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong Việt Nam, Người từng dặn rằng: “Các Vua
Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Theo lời dặn đó và
ngày hôm nay dân tộc Việt Nam càng cương quyết hơn trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, bảo
vệ biên giới quốc gia mà vấn đề đang cấp bách hiện nay là vấn đế ở biển Đông (Trường sa và
Hoàng sa) giữa Việt Nam và Trung Quốc.
So về tương quan lực lượng, so về sức mạnh quân sự, sức mạnh kinh tế, sức mạnh quốc
phòng... Việt Nam không thể sánh ngang được với Trung Quốc. Như thế việc này nói lên một
điều, Việt Nam đã làm đúng trong công cuộc bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và Trung Quốc
muốn dựa vào sức mạnh cũng như uy tín của mình để tranh chấp ở Biển Đông (Trường sa và
Hoàng sa).
Trên thực tế, Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ít nhất là
từ thế kỷ XVII khi hai quần đảo chưa thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào và Nhà nước
Việt Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách liên tục và hoà bình cho đến khi
quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa bị các lực lượng vũ trang Trung Quốc
đánh chiếm. Cơ bản Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc thực sự là một nguyên tắc quan trọng của
luật pháp quốc tế về xác lập chủ quyền đối với các lãnh thổ vô chủ (rès nullius) từ nhiều thế kỷ
vừa qua. Hiện nay, nguyên tắc này đã trở thành một trong các quy phạm của luật quốc tế tập
quán và đã trở thành các tiêu chuẩn để xác lập chủ quyền đối với lãnh thổ vô chủ và lãnh thổ bị
từ bỏ (rès derelicta). Việc chiếm hữu thật sự và thực hiện thật sự, liên tục và hoà bình quyền lực
của Nhà nước có giá trị như một danh nghĩa chủ quyền. Theo luật pháp quốc tế hiện đại, những
GVHD: Thạch Huôn
17
SVTH: Nguyễn Văn Đen
Việt Nam – Trung Quốc với triển vọng giải quyết tranh chấp ở biển đông
luận cứ về việc phát hiện đầu tiên, việc chiếm hữu của tư nhân, chiếm hữu bằng chinh phục bạo
lực không mang lại chủ quyền đối với vùng đất đai được phát hiện hoặc bị chinh phục.
Cũng như trên, người viết đã trình bày về tiềm năng của Biển Đông, về tầm quan trọng, vị trí
chiến lược cực kì quan trọng của Biển Đông, nó có ảnh hưởng to lớn đến công cuộc bảo vệ Tổ
Quốc, đến vận mệnh đất nước Việt Nam, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển về chính trị,
kinh tế – xã hội của Việt Nam. Hơn thế nửa, từ những minh chứng lịch sử đã chứng tỏa về chủ
quyền của Việt Nam về hai quần đảo này, do đó Việt Nam càng quyết liệt trong việc tranh chấp
với Trung Quốc trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và đó
cũng là nguyên nhân chủ yếu của Việt Nam trong tranh chấp Việt Nam – Trung Quốc ở Biển
Đông.
Tranh chấp là sự bất đồng về một vấn đề thực tế, pháp luật hoặc chính sách, trong đó yêu
cầu của một bên bị từ chối, phản bác bởi một bên khác13.
Theo nghĩa rộng, tranh chấp quốc tế diễn ra khi có sự liên quan của chính phủ, các tổ chức
quốc tế, các công ty hoặc cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau.
− Căn cứ vào số lượng chủ thể: tranh chấp song phương và tranh chấp đa phương.
− Căn cứ vào tính chất của vụ tranh chấp: tranh chấp có tính chất chính trị, tranh chấp có
tính chất pháp lý.
− Căn cứ vào đối tượng tranh chấp: tranh chấp về kinh tế, về thực hiện nghĩa vụ thành
viên điều ước quốc tế hoặc tổ chức quốc tế...
Nói đến Biển Đông không thể không thể không nói đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa nằm ở trung tâm Biển Đông. Nói đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam cũng không thể
không nói đến việc Việt Nam, đã từ rất lâu trong lịch sử, khám phá và liên tục thực hiện quyền
chiếm hữu đối với hai quần đảo này. Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa được coi là những phần đất thiêng liêng của Tổ quốc do ông cha chúng ta đã
khám phá và thực thi chủ quyền từ xa xưa, mà trách nhiệm của các thế hệ người Việt Nam sau
này phải quyết tâm gìn giữ và bảo vệ.
Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn, cách
đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 hải
lý. Diện tích toàn bộ quần đảo chiếm gần 15.000 Km2 diện tích mặt nước, trong đó diện tích
toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2 và đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm, diện tích
khoảng 1,5 km2.
13
/>
GVHD: Thạch Huôn
18
SVTH: Nguyễn Văn Đen