Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.17 KB, 14 trang )

Phòng giáo dục -đào tạo giao thuỷ
Trờng thcs giao thịnh

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm
S DNG DNG TRC QUAN TRONG GING DY SINH HC 8

Họ và Tên
Trình độ chuyên môn
Chức vụ
Nơi công tác
thịnh

:

:
:

đinh thị lan
cao đẳng
:
giáo viên
trờng thcs giao

Tháng 3 năm 2016

Thông tin chung về sáng kiến


1.Tên sáng kiến: S dng dựng trc quan trong ging dy sinh hc 8
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy học môn sinh học 8
3.Thời gian áp dụng sáng kiến



: Từ ngày 20 tháng 9 năm

2015 đến ngày 30 tháng 5 năm 2016
3. Tác giả:
Họ và tên: đinh thị lan
Năm sinh:1986
Nơi thờng trú: Xóm 7-Giao Thịnh -Giao Thuỷ-Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trờng THCS Giao Thịnh
Địa chỉ liên hệ: Trờng THCS Giao Thịnh
Điện thoại:0977700417
5.Đơn vị áp dụng sáng kiến
Tên đơn vị: Trờng THCS Giao Thịnh
Địa chỉ

: Xóm 9-Giao Thịnh-Giao Thuỷ -Nam Định

Điện thoại: 03503 893 146


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I/ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản,toàn diện
giáo dục dào tạo nêu rõ:Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo
hướng hiện đại,phát huy tính tích cực,chủ động,sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ
năng người học vào thực tiễn cuộc sống,khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều,ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học,cách nghĩ,khuyến khích tự học,tạo
cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức,kĩ năng,phát triển năng lực.

Sinh học là một trong những bộ môn khoa học, có vị trí vô cùng quan trọng.
Sinh học nghiên cứu tìm hiểu thế giới sinh vật trên trái đất . Để kế tiếp nguồn khoa
học cho thế hệ trẻ được xác lập trên cơ sở phương pháp dạy học của giáo viên .
Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ
của nhà trường xã hội chủ nghĩa . Nội dung chương trình sinh học giúp các em
tiếp thu nguồn tri thức sinh học từ đó vận dụng vào thực tiễn đời sống.
Nhưng thực tế trong nhà trường hiện nay môn sinh học chưa được quan tâm
đúng mức . Số học sinh khá , giỏi còn thấp so với các môn học khác mà phần lớn
ở mức độ trung bình . Vậy vì sao? Do trình độ nhận thức của học sinh hay do các
em chưa có sự say mê học tập .....Điều đó chưa hoàn toàn đúng cũng như chưa
phải là nguyên nhân chủ yếu mà quan trọng ở đội ngũ giáo viên còn nhiều thiếu
sót về kiến thức, kinh nghiệm và lòng nhiệt tình say mê trong giảng dạy . Dạy như
thế nào? Bằng phương pháp nào? cho hợp lí với các bài giảng sao cho thật cô đọng
giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ,phát triển được các năng lực cho học sinh vì môn
sinh học là môn khoa học thực nghiệm, hơn nữa ở lứa tuổi các em rất hiếu động
ham hiểu biết, thích quan sát các sự vật hiện tượng cụ thể. Thế nhưng một thiếu
sót rất lớn ở trường phổ thông hiện nay là bỏ qua hoặc ít sử dụng các đồ dùng trực
quan .
Việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong các bài giảng người thầy kết hợp cho
học sinh quan sát vật thật, tranh, ảnh, mô hình ....với nắm kiến thức bài học. Chính
vì vậy: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy sinh học 8” Nhằm nâng cao
sự nhận thức của học sinh gắn lý luận với thực tiễn góp phần giải quyết thắc mắc
tò mò cho các em làm cho giờ sinh học trở lên sinh động hơn dẫn tới chất lượng
học tập cao,qua đó cũng phát triển cho học sinh được các năng lực sinh học quan
trọng,đặc biệt là các năng lực :năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề,năng lực
giao tiếp,năng lực hợp tác,năng lực sáng tạo,năng lực tri thức sinh học,năng lực


nghiên cứu........phù hợp với yêu cầu dạy học hiên nay là dạy học theo định hướng
phát triển năng lực cho học sinh.

II,MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1.Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Thực trạng việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy sinh hoc 8 trước
khi áp dụng sáng kiến
Khảo sát thực tế :
1. Cơ sở vật chất :
Trường THCS Giao Thịnh - Trường đã có phòng học bộ môn Sinh học nhưng
các dụng cụ thí nghiệm hoá chất hầu như đã quá thời hạn sử dụng, các mô hình,
tranh vẽ, mẫu vật ngâm tiêu bản, kính hiển vi, kính lúp…. còn thiếu rất nhiều .
2. Giáo viên : Trường có đủ giáo viên Sinh học nhưng với cơ sở vật chất phòng
bộ môn còn thiếu nhiều đồ dùng trực quan thì giáo viên dạy bộ môn Sinh thường
sử dụng phương pháp dạy chay và thuyết trình là cơ bản ( truyền thụ tri thức một
chiều vẫn là phương pháp chủ đạo của nhiều giáo viên)
3. Học sinh: Học sinh trong trường đều là con em nông dân với nghề nông là
chủ yếu vì vậy kinh tế còn eo hẹp, gia đình ít quan tâm đến sự học tập của các em.
hơn nữa bộ môn Sinh là một bộ môn khoa học thực nghiệm học sinh cho rằng “
Môn Sinh học không quan trọng không phải bộ môn chính” .Vì vậy ít đầu tư cho
môn học này với suy nghĩ như vậy đa số các em không hiểu rõ bản chất của lí
thuyết dẫn đến việc nắm kiến thức gặp nhiều khó khăn vướng mắc do vậy kiến
thức của các em bị hổng nhiều dẫn đến bỏ bê việc học môn sinh học.Qua khảo sát
chất lượng học tập môn sinh ở 2 lớp 8 khi chưa thực hiện sáng kiến :
Loại

Giỏi

Khá

Trung
Yếu
Kém

Lớp
bình

8%
21%
64%
5%
2%
8B
7%
23%
63%
4%
3%
Thực trạng trên đây đã dẫn đến hệ quả là học sinh bị thụ động trong việc học
tập,khả năng sáng tạo , năng lực nắm bắt và vận dụng tri thức đã học để giải quyết
các tình huống thực tiễn trong cuộc sống còn hạn chế...
2.Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
Để khắc phục thực trạng trên(giáo viên truyền thụ kiến thức một chiều,học sinh
thụ động học tập dẫn đến chất lượng giáo dục thấp) và đáp ứng nhu cầu dạy học
hiện là dạy học theo định hướng chú trọng phát triển các năng lực cho học sinh, tôi


xin đưa ra một số giải pháp mà tôi đã áp dụng trong thực tiễn khi sử dụng các đồ
dùng trực quan như sau :
2.1. Đảm bảo nguyên tắc trực quan trong giảng dạy
Trong giảng dạy sinh học 8 đảm bảo nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc
chỉ đạo quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục . Đồ
dùng trực quan cung cấp cho học sinh tối đa các hình ảnh cụ thể , biểu tượng cụ
thể trong sáng muôn hình muôn vẻ của các sự vật hiện tượng mà các em đang học

và nghiên cứu. Sử dụng sự quan sát và thí nghiệm phải được xem là phương pháp
đặc thù, chúng góp phần đáp ứng về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh ( 14-15) là
lứa tuổi vốn sống ít, sự hiểu biết ít, các biểu tượng tích luỹ còn hạn chế; Các em
còn nặng về tư duy thực nghiệm , tư duy hình tượng cụ thể. Việc xây dựng các
khái niệm đòi hỏi phải lấy “Phương tiện trực quan” làm điểm tựa cho quá trình
nhận thức. Hơn nữa các phương tiện trực quan còn phát huy được ở các em tính
tích cực, tính tự lực, chủ động sáng tạo trong việc dành lấy tri thức dưới sự tổ chức
và chỉ đạo của thầy, do đó kiến thức sẽ sâu sắc và chắc. Chúng gây hứng thú nhận
thức cho học sinh mà hứng thú nhận thức là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng đối
với quá trình nhận thức.
Ví dụ: Giảng dạy về chức phận của tuỷ sống ( chương hệ thần kinh và giác
quan ) sau khi trình bày cấu tạo tuỷ sống bằng phương pháp giảng giải có tính chất
mô tả kết hợp với sử dụng tranh vẽ “Cấu tạo tuỷ sống” trong đó lưu ý đến cấu tạo
chất xám và chất trắng . Giáo viên giới thiệu chức năng của tuỷ sống bằng thí
nghiệm trên tuỷ sống ếch theo các bước:
- Giáo viên treo trên giá một con ếch đã huỷ não
- Giáo viên kích thích nhẹ một chân sau của ếch, rồi chân kia thì thấy : Kích
thích chân nào thì chân ấy co.
- Giáo viên nêu câu hỏi định hướng “ Căn cứ vào cấu tạo của tuỷ sống và kiến
thức về phản xạ em hãy cho biết vì sao chân ếch co khi ta kích thích ?” Các em có
nhiều cách trả lời khác nhau , giáo viên nhận xét bổ sung : Trong tuỷ sống có chất
xám và chất xám là trung khu thần kinh , chính nhờ các căn cứ này đã nhận và trả
lời kích thích từ cơ quan thụ cảm .
- Tiếp đó giáo viên dùng kích thích mạnh hơn một chút ta nhận thấy ếch co cả
hai chân , kích thích mạnh hơn nữa ếch co cả bốn chân hoặc có phản ứng toàn thân
. Từ đó giáo viên đặt ra câu hỏi : “ Các phản ứng trên chứng tỏ điều gì ?” Học sinh
dễ dàng trả lời : “ Trong tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển sự vân động


của các chi” đến giáo viên có thể kết luận khái quát : “ Tuỷ sống là căn cứ của các

phản xạ không điều kiện” .
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu chức năng của chất trắng trong tuỷ sống câu
hỏi: “ Tuỷ sống có nhiều căn cứ thần kinh điều khiển vân động của các chi nhưng
vì sao kích thích chi dưới, chi trên ếch cũng co? em có suy nghĩ gì về sự kiện đó?”
Giáo viên tiếp tục nêu: “Nếu các căn cứ biệt lập nhau thì hiện tượng trên có xảy ra
không? ta hãy quan sát tiếp tục...” lúc này giáo viên dùng kéo cắt ngang tuỷ sống,
tách căn cứ điều khiển chi trên và chi dưới rồi kích thích mạnh chi sau hoặc chi
trước mà chỉ là phản ứng định khu.
Rõ ràng là ở đây học sinh phải tập trung quan sát tích cực tư duy (so sánh, đối
chiếu) để tự dành lấy tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy qua sự đàm thoại gợi
mở. Tri thức dành được chính là từ sự quan sát,thí nghiệm do thầy biểu diễn với sự
nỗ lực suy nghĩ của bản thân học sinh chứ không phải do thầy cung cấp .
2.2.Vận dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy một cách rộng rãi
Đối với việc dạy học sinh học, đồ dùng trực quan càng có ý nghĩa quan trọng
trong giảng dạy sinh học.Vì nó được vận dụng một cách rộng rãi, không vì nó có ý
nghĩa to lớn trong việc nhận thức mà các em có điều kiện thuận lợi để thực hiện.
Ví dụ: Học sinh có thể làm thí nghiệm, cũng như quan sát các sự vật hiện
tượng trong thực tế đời sống như: Thành lập các phản xạ có điều kiện ở gà, chó, cá
bằng ánh sáng hoặc tiếng kẻng...
Xung quanh các em thế giới sinh vật rất đa dạng , phong phú cùng với các
hoạt động sống, luôn diễn ra gần gũi với các em. Từ đó người thầy có thể hướng
vào đó mà lựa chọn dùng làm các phương tiện trực quan, nghiên cứu và giảng dạy
học tập.
Trong các phương tiện trực quan thì mẫu tươi tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn cả.
Nó cho phép học sinh biết rõ hình dạng kích thước thực của các đối tượng quan
sát, đôi khi còn cho biết tính chất đặc điểm cấu tạo của đối tượng nghiên cứu .
Ví dụ: Qua quan sát mẫu tim tươi (tim lợn) bằng sự sờ nắn các thành cơ tim
học sinh có thể thấy được sự dày mỏng khác nhau của thành tâm thất so với thành
tâm nhĩ. Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
Nhưng không phải lúc nào cũng kiếm được mẫu tươi, có thể dùng các mẫu

ngâm thay thế.
Trong thực tế giảng dạy không phải lúc nào vật thật đều đáp ứng yêu cầu sư
phạm của một đồ dùng dạy học. Có những vật quá nhỏ, khó quan sát thì phải kết
hợp sử dụng các mô hình hoặc tranh vẽ, đặc biệt là loại tranh cho phép đi sâu vào


các mức độ khác nhau, cấu trúc của các cơ quan hay đi sâu vào các chi tiết của
từng bộ phận quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm hiểu chức năng .
Hình vẽ trên bảng của giáo viên cũng là một phương tiện trực quan có giá trị sư
phạm cao (nếu giáo viên vẽ đẹp và nhanh) được kết hợp trong lúc mô tả, thuyết
trình giúp các em theo dõi bài giảng một cách rõ ràng .
2.3. Sử dụng các đồ dùng trực quan trong giảng dạy phải đảm bảo tính sư
phạm và khoa học
Trong các bài giảng sinh học 8 cần sử dụng các phương tiện trực quan:Vật thật
(mẫu tươi, mẫu ngâm, mẫu khô, tiêu bản hiển vi) .Vật tượng hình như : Mô hình ,
tranh vẽ (đen, trắng hoặc màu) các hình chụp, hình vẽ trên bảng hoặc sơ đồ cấu
tạo, phải đảm bảo tính sư phạm và khoa học như:
- Khi giáo viên đưa ra các mẫu vật biểu diễn cần: đúng lúc , đúng cách , dùng
đến đâu đưa ra đến đó tránh bày la liệt .
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn vừa tầm nhìn , nếu nhỏ quá phải đưa tới từng
bàn cho học sinh quan sát .
- Các thí nghiệm giáo viên cần liên hệ chặt chẽ với bài giảng có đối chứng mới
có sức thuyết phục .
- Giáo viên phải nghiên cứu, làm thử trước khi đem ra biểu diễn trước học
sinh .
Bài giảng thực nghiệm:
Tiết 53 : Cơ quan phân tích thính giác
I. Xác định mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Xác định rõ các thành phần và chức năng của cơ quan phân tích thính giác

- Mô tả được các bộ phận của tai, cấu tạo của cơ quan phân tích thính giác
- Trình bày được quá trình thu nhận các cảm giác âm thanh
- Biết được các biện pháp bảo vệ tai
2. Kỹ năng :
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ :
-Giáo dục ý thức tự giữ vệ sinh tai
4.Định hướng phát triển năng lực cho HS
*Nhóm năng lực chung:
-Năng lực giải quyết vấn đề
-Năng lực hợp tác


-Năng lực giao tiếp
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ
-Năng lực tự học
-Năng lực tự quản lý
-Năng lực tư duy sáng tạo
*Nhóm năng lực chuyên biệt :
-Năng lực tri thức sinh học
-Năng lực nghiên cứu khoa học
II.Xác định phương pháp
-Phương pháp trực quan,quan sát tìm tòi,vấn đáp tìm tòi,hoạt động nhóm
III.Chuẩn bị
1.GV:
- Tranh phóng to hình 51.1
- Mô hình cấu tạo tai
-Máy chiếu
2.HS:

- Đọc trước bài ở nhà
IV.Hoạt động dạy học
1. ổn định lớp:
- Kiểm tra sĩ số lớp
- Phân nhóm học tập
2 . Kiểm tra bài cũ:
?Nêu các tật của mắt ( định nghĩa,nguyên nhân,cách khắc phục)?
3. Bài mới
Vào bài: Chúng ta đã học về âm thanh và phân biệt được các âm trầm , bổng ,
to , nhỏ khác nhau phát ra từ nguồn âm là nhờ cơ quan phân tích thính giác , cơ
quan phân tích thính giác có cấu tạo và chức năng như thế nào ?
Hoạt động của GV
Hoạt động 1
Cấu tạo của tai
? Cơ quan phân tích thính
giác gồm những bộ phận
nào?

Hoạt động của HS

Nội dung ghi nhớ

I.Cấu tạo của tai
- Hs vận dụng kiến Cơ quan phân tích thính giác
thức về cơ quan
gồm:
phân tích để nêu
+ Các TB thụ cảm thính giác ở tai
được 3 bộ phận của + Dây thần kinh thính giác
cơ quan phân tích

+ Vùng thính giác ở vỏ não
thính giác


- Gv hướng dẫn hs quan sát
H51.1 → hoàn thành bài tập
điền từ /162
- Gv gọi 1-2 hs trình bày đáp
án và hs khác đọc lại đáp án
- Đáp án
1, Vành tai
2, Ống tai
3, Màng nhĩ 4, Chuỗi
xương tai
? Nêu cấu tạo của tai và chức
năng từng bộ phận ?

- Hs quan sát sơ đồ
→ Cá nhân hoàn
thành bài tập
- Một vài hs phát
biểu lớp bổ sung
hoàn chỉnh đáp án

- Hs căn cứ vào
H51.1 và thông
tin ,trao đổi
nhómtrả lời

- Tai ngoài

+ Vành tai: hứng âm thanh
+ Ống tai: hướng sóng âm
+ Màng nhĩ : khuếch đại âm
thanh
-Gv cho hs trình bày lại cấu -1 HS chỉ trên tranh - Tai giữa
tạo tai trên tranh và mô hình vẽ
+ Chuỗi xương tai truyền sóng
( Chú ý HS phải chỉ rõ giới -1 HS chỉ lại trên
âm
hạn giữa các phần)
+ Vòi nhĩ cân = áp suất 2 bên
mô hình cấu tạo
màng nhĩ
của tai
->Định hướng năng
- Tai trong
lực:năng lực giao tiếp,năng
+ Bộ phận tiền đình và các ống
lực sử dụng ngôn ngữ,năng
bán khuyên: thu nhận thông tin về
lực tri thức về sinh học,năng
vị trí và sự chuyển động của cơ
lực giải quyết vấn đề,năng
thể trong không gian
lực hợp tác
+ Ốc tai: thu nhận kích thích sóng
Hoạt động 2
âm
Chức năng thu nhận sóng
II.Chức năng thu nhận sóng âm

âm
* Cơ chế truyền âm và sự thu
- GV trình bày sự thu nhận
- Hs ghi nhớ thông nhận cảm giác về âm
cảm giác âm thanh(trên tranh tin
- Sóng âm → rung màng nhĩ →
vẽ)
chuỗi xương tai → tai trong →
- Gv yêu cầu 1 hs lên chỉ trên -1 HS chỉ lại trên
kích thích tế bào thụ cảm thị giác
mô hình cơ chế truyền âm
→ xuất hiện xung TK hướng tâm
mô hình
-GV chiếu video về sự truyền -HS chú ý theo dõi đến vùng thính giác ở thùy thái
sóng âm
dương → phân tích cho ta nhận
->Định hướng năng lực:năng
biết âm thanh đã phát ra
lực giao tiếp,năng lực sử
dụng ngôn ngữ,năng lực tri
thức về sinh học
Hoạt động 3
Vệ sinh tai
III.Vệ sinh tai
- Yêu cầu hs nghiên cứu
- Hs nghiên cứu tự
thông tin → trả lời
thu nhận thông tin
? Để tai hoạt động tốt ,cần
yêu cầu nêu được

lưu ý vấn đề gì?
+ Giữ vệ sinh tai


+ Bảo vệ tai
? Hãy nêu các biện pháp giữ - Hs tự đề ra các
vệ sinh và bảo vệ tai
biện pháp
->Định hướng năng lực:năng → Thảo luận cả lớp
lực giao tiếp,năng lực sử
dụng ngôn ngữ,năng lực tri
thức về sinh học,năng lực
giải quyết vấn đề,năng lực
hợp tác
-Yêu cầu HS giải thích: Tại
-HS trả lời
sao giữ vệ sinh mũi họng sẽ
phòng bệnh cho tai?
->Định hướng năng lực:năng
lực giao tiếp,năng lực sử
dụng ngôn ngữ,năng lực tri
thức về sinh học,năng lực
giải quyết vấn đề
-GV liên hệ thực tế các biện
-HS chú ý lắng
pháp chống giảm tiếng ồn
nghe
- Gv lưu ý mùa hè hs tắm
trong ao, hồ cần lau ống tai
bằng bông sạch

* Kết luận chung : Hs đọc kết
luận sgk

- Giữ vệ sinh tai
- Bảo vệ tai
+ Không dùng vật sắc nhọn
ngoáy tai
+ Giữ vệ sinh mũi họng để phòng
bệnh cho tai
+ Có biện pháp chống giảm tiếng
ồn

4. Củng cố và đánh giá:
Giáo viên sử dụng bảng phụ có ghi câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Các tế bào thụ cảm thính giác nằm ở đâu ?
a. ốc tai
c. ống bán khuyên
b. Xương tai
d . Cơ quan cooc ti
Câu 2 : Bộ phận nào của tai ngoài có nhiệm vụ hướng sóng âm :
a. Vành tai
b. ống tai
c. Màng nhĩ
c. Cả a,b,c
Câu 3 : Bộ phận nào của tai trong có nhiệm vụ thu nhận các kích thích của sóng
âm :
a. Tiền đình
b. ống bán khuyên
c. ốc tai
c. Màng nhĩ

5.Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài theo nội dung SGK
- Làm câu hỏi 4 vào vở (SGK tr165)
- Tìm hiểu hoạt động của một số vật nuôi trong nhà


III.HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Đây chỉ là một trong số các bài tôi đã áp dụng với lớp 8 A ( lớp thực nghiệm),sau
khi dạy tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút kết quả cụ thể như sau :
Chất lượng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Lớp
8a( Thực nghiệm )
18.6%
56.8%
24.6%
0%
8b( Đối chứng )
12.2%
31.2%
54.6%
2%
Qua kết quả trên cho thấy việc giảng dạy theo phương pháp mới( sử dụng đồ dùng
trực quan: tranh vẽ,mô hình đúng lúc , đúng chỗ ,đầy đủ,phong phú) ở lớp 8A là
khá thành công và thu được kết quả cao: lớp thực nghiệm tỉ lệ học sinh khá giỏi
tăng hơn hẳn so với lớp đối chứng,đặc biệt lớp thực nghiệm không còn học sinh
yếu . Trong quá trình áp dụng sáng kiến bản thân tôi thấy không chỉ học sinh hiểu

bài,các năng lực được hình thành và các kĩ năng nâng cao hơn mà học sinh còn trở
nên yêu thích môn học hơn rất nhiều.Chứng tỏ với việc đổi mới phương pháp dạy
học có nhiều ưu thế trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và học
tập của học sinh .
Đánh giá chung
Sinh học là ngành khoa học sát với thực tế đời sống,vì vậy trong thực tế giảng
dạy bộ môn, truyền đạt kiến thức cho học sinh là yếu tố rất quan trọng. Trong
giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan nó quyết định thắng lợi 1/2 của bài giảng,
đồ dùng trực quan phát huy tính tích cực của học sinh làm cho các em chú ý nghe
giảng , quan sát và hăng hái xây dựng bài .
Như vậy đồ dùng trực quan là cơ sở, là xương sống cho một bài giảng . Qua
quan sát các đồ dùng trực quan học sinh phát triển óc sáng tạo từ đó hình thành
các biểu tượng và khái niệm đúng đắn . Đồ dùng trực quan còn chứng minh cho
quan điểm biện chứng, nhưng khi sử dụng các đồ dùng trực quan cần phối kết hợp
với nhiều phương pháp khác mới đem lại hiệu quả cao.
Qua thực tế giảng dạy tôi rút ra bài học bổ ích cho mình xin nêu để các đồng
nghiệp tham khảo rút kinh nghiệm với mục đích là giúp học sinh nắm kiến thức tốt
nhất :
- Khi giáo viên đưa ra các mẫu vật biểu diễn cần : đúng lúc, đúng cách , dùng
đến đâu đưa ra đến đó tránh bày la liệt.
- Đối tượng quan sát phải đủ lớn vừa tầm nhìn, nếu nhỏ quá phải đưa tới từng
bàn cho học sinh quan sát .


- Thí nghiệm phải liên hệ chặt chẽ với bài giảng có đối chứng mới có sức thuyết
phục. Giáo viên luôn chuẩn bị hệ thống câu hỏi để định hướng dẫn dắt , kích thích
sự tìm tòi của học sinh. Khi tiến hành thí nghiệm phải đảm bảo tính sư phạm và
khoa học.
- Các thí nghiệm giáo viên cần nghiên cứu kỹ, trước khi tiến hành biểu diễn
trước học sinh.

Đề xuất,kiến nghị
Sáng kiến này chỉ mới đạt được kết quả bước đầu, chỉ giải quyết được
một phần trong việc: “Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài giảng sinh học 8 ”
được thực hiện ở lớp 8A trường THCS GiaoThịnh còn nhiều hạn chế .
Tôi có một số đề nghị với trường THCS Giao Thịnh và các giáo viên dạy bộ
môn sinh học cấp THCS như sau:
1/ Hãy quan tâm hơn nữa việc sử dụng đồ dùng trực quan trong các bài giảng
sinh học .
2/ Phải cung cấp đầy đủ SGK cho học sinh , đồ dùng, phương tiện dạy học cho
giáo viên.
3/ Giáo viên phải căn cứ vào các bài giảng để lựa chọn các phương pháp giảng
dạy tốt nhất.
4/ Nhà trường cần có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm, đồ dùng dạy học
tốt, vườn sinh học.
IV.CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được đúc rút trong suốt 8 năm
dạy học môn Sinh học ở trường THCS. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không
thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của quý thầy cô giáo đề
sáng kiến của tôi được hoàn thiện và phát huy hiệu quả tốt hơn.
Tôi xin cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền tác giả nào. Nếu vi phạm
tôi xin hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Giao Thịnh , ngày 22 tháng 3 năm 2016
Tác giả sáng kiến

Đinh Thị Lan


C¬ quan ®¬n vÞ ¸p dông s¸ng kiÕn
(X¸c nhËn ,®¸nh gi¸ ,xÕp lo¹i)

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Phßng GD-§T
(x¸c nhËn, ®¸nh gi¸, xÕp lo¹i)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………




×