Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

HYĐROCACBON NÂNG CAO đề hoa hoc 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.35 KB, 5 trang )

Better late than never./.

HYĐROCACBON NÂNG CAO
2017-2018

Câu 1: Hỗn hợp khí A ở đktc gồm hai olefin. Để đốt cháy hết 7 thể tích khí A cần 31 thể tích oxi.
1/ Tìm CTPT của hai olefin biết rằn olefin chứa nhiều cacbon hơn chiếm khoảng 40 – 50% thể tích A?
2/ Tính % khối lượng mỗi olefin?
3/ Trộn 4,074 lít A với V lít hiđro rồi đun nóng với Ni. Hỗn hợp khí sau phản ứng cho qua từ từ dung dịch
nước brom thấy nước brom nhạt màu và khối lượng bình tăng 2,8933 gam. Tính thể tích hiđro đã dùng và tính khối
lượng phân tử trung bình của hỗn hợp ankan thu được. Biết các khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn và
hiệu suất phản ứng của hai olefin như nhau.
Câu 2: Hợp chất A có các nguyên tố C, H, O, N với phần trăm khối lượng của C = 20% và N = 46,67%. Phân
tử A chỉ chứa hai nguyên tử nitơ.
1/ Tìm CTPT và CTCT của A?
2/ Viết phản ứng theo sơ đồ:

Câu 3: Cho hiđrocacbon X tác dụng với dung dịch brom dư được dẫn xuất tetrabrom chứa 75,8% brom (theo
khối lượng). Khi cộng brom (1 : 1) thu được một cặp đồng phân cis – trans.
1/ Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên X.
2/ Viết phương trình phản ứng của X với:
a/ Dung dịch KMnO4 (trong môi trường H2SO4).
b/ Dung dịch AgNO3/NH3 (hoặc Ag2O/NH3).
c/ Na kim loại (trong ete).
d/ H2O (xúc tác là Hg2+/H+).
e/ HBr theo tỷ lệ mol 1 : 2.
Câu 4: Hỗn hợp khí A gồm hiđro và một olefin ở 90,2oC và 1atm có tỉ lệ thể tích 1 : 1. Cho hỗn hợp A qua
ống Ni nung nóng thu được hỗn hợp khí B có tỉ khối so với H2 là 23,2.
1. Xác định công thức phân tử có thể có của olefin trên.
2. Từ olefin này, người ta ccó thể điều chế được isooctan dung làm chất đốt cho động cơ qua hai phản ứng.
Xác định công thức cấu tạo đúng của olefin. Viết các phương trình phản ứng.


Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A (dạng hơi) chỉ thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng
là 1 : 2. Tìm CTPT của A?
Câu 6: Đốt cháy hết a mol hiđrocacbon A rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong dư thì có 4
gam kết tủa. Lọc tách kết tủa cân lại bình nước vôi trong thì thấy khối lượng giảm 1,376 gam.
1/ Tìm CTPT của A?
2/ Clo hóa a mol A bằng cách chiếu sáng ở 300oC thì sau phản ứng thu được một hỗn hợp B gồm 4 đồng phân
chứa clo. Biết dB/hiđro < 93, và hiệu suất phản ứng đạt 100%, tỉ số khả năng phản ứng của các nguyên tử H ở cacbon
bậc I : II : III = 1 ; 3,3 : 4,4. Tính số mol các đồng phân trong hỗn hợp B?
Câu 7:
Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University_520


Better late than never./.
1/ Cho axetilen phản ứng với Br2 trong CCl4 thì được tối đa mấy sản phẩm?
2/ Cho etilen vào dung dịch chứa HCl, NaCl, KI, CH3OH thì thu được những sản phẩm gì? Gọi tên chúng?
3/ Chia hỗn hợp hai ancol no, đơn chức mạch hở, liên tiếp làm hai phần bằng nhau:
+ Phần 1: Cho phản ứng với Na dư được 0,2 mol hiđro.
+ Phần 2: Đun nóng với H2SO4 đặc được 7,704 gam hỗn hợp 3 ete. Tham gia phản ứng ete hóa có 50% lượng
ancol có KLPT nhỏ và 40% lượng ancol có KLPT lớn. Tìm CTPT của hai ancol.
Câu 8: So sánh bán kính của: Na+, Mg2+; O2-; F; Al, Na, Mg, Al3+? Tìm ion có bán kính nhỏ nhấtbtrong các
ion: Li+, Na+, K+, Be2+, Mg2+.
Câu 9:
1/ Thế nào là nguyên tắc đẩy cực đại giữa các cặp e hóa trị ? Dựa vào nguyên tắc đó hãy dự đoán cấu trúc
hình học của các chất sau: BeF2, BCl3, H2O, H3O+, NH4+, NO3-, NO2-, SO42-.
2/ Hãy vẽ véc tơ mô men lưỡng cực của các liên kết trong các chất sau: HF, H2O, NH3, CH4, BeF2.
Câu 10: A, B và C là olefin hoặc parafin khí ở đktc. Hỗn hợp X chứa A, B, C trong đó có hai chất có số mol
bằng nhau. Trong bình kín dung tích không đổi 11,2 lít đựng oxi ở 0oC và 0,6 atm. Sau khi thêm m gam hỗn hợp X
vào bình thì áp suất = 0,88 atm và nhiệt độ = 27,3oC. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết hiđrocacbon và giữ nhiệt độ ở
136,5oC áp suất trong bình là P sản phẩm cháy có 4,14 gam nước và 6,16 gam cacbonic.
1/ Tính P?

2/ Xác định CTPT và CTCT của A, B, C biết nếu lấy tất cả olefin trong 2 mol hỗn hợp đem trùng hợp thì
không thu được quá 0,5 gam polime.
Câu 11:
a/ Một ankin A có CTPT C6H10 có đồng phân quang học. Hiđro hóa hoàn toàn A thu được A’. Hỏi A’ có đồng
phân quang học không.
b/ Một Ankin B cũng có CTPT là C6H10. B tác dụng với H2 có Ni xúc tác cho chất 2–metylpentan. B không
tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, B tác dụng với H2O/HgSO4 tạo chất C6H12O (B’). Xác định B, B’ và gọi
tên B, B’.
c/ Hiđro hóa B có xúc tác Pd và đun nóng được chất C. C tác dụng với H2SO4 rồi thủy phân tạo thành chất D.
Hãy xác định C và D, biết C và D là các sản phẩm chính.
d/ Tách nước chất D với H2SO4 đặc xúc tác và đun nóng. Hãy viết cơ chế phản ứng và nêu sản phẩm chính.
Câu 12: Một hỗn hợp có khối lượng 7,6g gồm 0,05 mol một hiđrocacbon mạch thẳng A và 0,05 mol một
ankin B (đktc). Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp trên rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết trong dung dịch Ba(OH)2
dư thu được 108,35 gam kết tủa.
1/ A thuộc loại hiđrocacbon nào?
2/ Viết CTPT, CTCT của A và B biết chúng hơn kém nhau một cacbon.
Câu 13: Isopren có thể trùng hợp thành 4 loại polime kiểu cis–1,4; trans–1,4; trans–1,2; trans–2,4. Hãy viết
CTCT mỗi loại một đoạn mạch gồm ba mắt xích?
Câu 14: A, B, C, D và E là 5 hiđrocacbon đều có CTPT là C9H12.
+ Khi đun nóng với dung dịch thuốc tím trong H2SO4 dư thì A và B đều cho sản phẩm có CTPT là C9H6O6;
C cho C8H6O4.

Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University_520


Better late than never./.
+ Khi đun nóng với brom có xúc tác Fe thì A cho 1 sản phẩm monobrom; B và C đều cho 2 sản phẩm
monobrom.
+ D và E đều phản ứng với AgNO3/NH3 và với dung dịch HgSO4/H2SO4 đun nóng sinh ra các hợp chất M và
N đều có CTPT là C9H14O. Ozon phân M cho nonan-2,3,8-trion còn N cho 2-axetyl-3-metylhexađial.

Tìm CTCT của 5 hiđrocacbon trên và viết phản ứng xảy ra.
Câu 15: A, B, C, D là những hiđrocacbon có CTPT C9H12. Biết A chỉ chứa 2 loại hiđro. Đun nóng với KMnO4
thì A cho C9H6O6 , B cho C8H6O4, đun nóng C8H6O4 với anhiđrit axetic cho sản phẩm là C8H4O3. C và D đều phản
ứng với Cu2Cl2/NH3 đều cho kết tủa màu đỏ và phản ứng với dung dịch HgSO4 sinh ra C9H14O (C cho M và D cho
N). Ozon phân M cho nona-2,3,8-trion còn N cho 2-axetyl-3-metylhexađial. Tìm CTCT của A, B, C, D và viết phản
ứng xảy ra.
Câu 16: Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau biết X là C6H8O4. Cho Z là axit acrylic.

A + B + C
(1): X + NaOH 

 L + E + Ag
(7): C + AgNO3 + NH3 + H2O 

 A1 + Na2SO4.
(2): A + H2SO4 

 L1 + N + H2O
(8): L + NaOH 

 D + E + Ag
(3): A1 + AgNO3 + NH3 + H2O 

CaO ,t
(9): L1 + NaOH 
 P↑ + I

 E + F↑ + H2O
(4): D + HNO3 


 Q + Na2SO4.
(10): B + H2SO4 

CaO ,t
(5): A + NaOH 
 I + H↑

2
4
(11): Q 
 Z + H2O

0

0

H SO ,t 0

 I + H2O
(6): F + NaOH 
Câu 17: Một monotecpenoit mạch hở A có công thức phân tử C10H18O (khung cacbon hai đơn vị isopren nối
với nhau theo qui tắc đầu-đuôi). Oxi hoá A thu được hỗn hợp hất A1, A2 và A3. Chất A1 (C3H6O) cho phản ứng
iodofom và không làm mất màu brom. Chất A2 (C2H2O4) phản ứng được với Na2CO3 và với CaCl2 cho kết tủa trắng
tan trong axit axetic; A2 làm mất màu dung dịch KMnO4 loãng. Chất A3 (C5H8O3) phản ứng iodofom và phản ứng
được với Na2CO3.
a. Viết công thức cấu tạo của A1, A2 và A3 .
b. Vẽ công thức các đồng phân hình học của A và gọi tên theo danh pháp IUPAC.
Câu 18: Có 6 hiđrocacbon dạng khí A, B, C, D, E và F là đồng phân của nhau. Đốt cháy hỗn hợp A và O2 dư,
sau khi ngưng tụ nước rồi đưa về điều kiện ban đầu thì thể tích hỗn hợp khí còn lại giảm 40% so với hỗn hợp ban
đầu, tiếp tục cho khí còn lại qua bình đựng dung dịch KOH dư thì thể tích hỗn hợp giảm 4/7 lần.

1/ Tìm CTPT của A?
2/ Tìm CTCT và gọi tên 6 chất trên rồi viết phản ứng xảy ra biết: Khi phản ứng với brom trong CCl4 thì A,
B, C, D làm mất màu nhanh; E làm mất màu chậm còn F không phản ứng. Các sản phẩm thu được từ B và C với
brom là những đồng phân lập thể của nhau. Nhiệt độ sôi của B cao hơn C. Khi cho phản ứng với hiđro thì A, B và
C cho cùng một sản phẩm G.
Câu 19: Cho hai nguyên tố X và Y có electron cuối cùng ứng với bộ 4 số lượng tử sau: X: n = 2; l = 1; m =
-1; ms = -1/2. Y: n = 3; l = 1; m = -1; ms = -1/2. Dựa vào cấu hình e hãy xác định vị trí của X, Y trong BTH? O và
S.
Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University_520


Better late than never./.
Câu 20: A, B là hiđrocacbon đồng đẳng đã học (B đứng sau A) là chất khí ở điều kiện thường. Trộn 0,448 lít
A với V lít B (V > 0,448) thu được hỗn hợp khí X (các khí đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn X rồi cho sản phẩm hấp
thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M thấy tạo thành 12,805 gam kết tủa. Nếu cho hỗn hợp X qua dung dịch
AgNO3 dư trong NH3 thấy tạo ra 4,8 gam kết tủa vàng. Hiệu suất các phản ứng = 100%. Tìm CTPT; CTCT của A,
B và tính % V mỗi hiđrocacbon trong X? 0,42 lít.
Câu 21: A là hỗn hợp khí ở đktc gồm ba hiđrocacbon X, Y, Z thuộc ba dãy đồng đẳng, B là hỗn hợp oxi và
ozon có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Để đốt cháy 1 mol A cần 5 mol B được số mol CO2 = H2O. Khi cho 22,4 lít A
qua nước brom dư thấy có 11,2 lít khí bay ra và khối lượng bình nước brom tăng 27 gam. Khi cho 22,4 lít A qua
dung dịch AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thấy tạo thành 32,4 gam kết tủa.
1/ Tính tỉ khối của A so với hiđro?
2/ Tìm CTPT, CTCT của X, Y, Z?
Câu 22: Từ một loại tinh dầu người ta tách được chất A trong đó A có 78,95% C, 10,52% H còn lại là oxi. Tỉ
khối của A so với hiđro là 76. A có phản ứng tráng gương, khi bị oxi hóa mạnh A cho hỗn hợp sản phẩm là axeton,
axit oxalic và axit levulic (CH3COCH2CH2COOH). Viết CTCT của A biết A phản ứng với brom trong dung môi
cacbon tetraclorua theo tỉ lệ 1 : 1 được hai dẫn xuất đibrom.
Câu 23: Cho 6,5 gam axit hữu cơ X phản ứng hết với NaHCO3 được 2,464 lít CO2 ở 27,3oC và 1 atm. Mặt
khác để xác định MX người ta hòa tan 22,572 gam X vào 100 gam dung môi Y thấy nhiệt độ đông đặc của dung
dịch giảm 2,24oC. Biết rằng cứ 1 mol X trong 1000 gam dung môi thì nhiệt độ đông đặc của dung dịch giảm 1,29oC.

Tìm CTCT của X biết X có đồng phân cis-trans?
Câu 24: Nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng xảy ra trong các TN sau:
1/ Cho benzen vào ống nghiệm chứa nước brom, lắc kĩ rồi để yên.
2/ Cho brom lỏng vào ống nghiệm chứa benzen, lắc kĩ rồi để yên.
3/ Cho thêm bột sắt vào ống nghiệm ở thí nghiệm 2 rồi đun nhẹ.
Câu 25: Nguyên tố A có electron sau cuối có các số lượng tử: n = 2, l = 1, m = +1, ms = +1/2.
a/ Viết cấu hình electron, xác định vị trí của nguyên tố A trong hệ thống tuần hoàn.
b/ Viết CTCT của các chất: AH3, A2H4, AH4AlCl3, AO2. Nêu trạng thái lai hóa của A trong các chất.
Câu 26: Cho H2S qua dung dịch chứa Cd2+ 1.10-3M, Zn2+1.10-2M cho đến bão hòa (C(H2S) = 0,1M).
a/ Có kết tủa CdS và ZnS tách ra không.
b/ Nếu có thì kết tủa nào sẽ xuất hiện trước.
c/ Khi kết tủa thứ 2 xuất hiện thì nồng độ của cation kim loại thứ nhất bằng bao nhiêu? Cho pTZnS = 23,8;
pTCdS = 26,1. Coi sự tạo phức hiđroxo (sự thủy phân) không xảy ra. Biết trong dung dịch bão hòa H2S thì phân li 2
nấc yếu với k1 = 10-7 và k2 = 10-12,92.
Câu 27:
a) Một oxit của nitơ có công thức NOx, trong đó nitơ chiếm 30,43% về khối lượng. Xác định NOx. Viết
phương trình phản ứng của NOx với dung dịch NaOH vừa đủ dưới dạng phân tử và ion rút gọn? Dung
dịch sau phản ứng có môi trường gì?
b) Cho hỗn hợp gồm 46g N2O2x và 13,8 gam NOx vào một bình kín thể tích 10 lít đến khi hỗn hợp đạt trạng
thái cân bằng thì áp suất trong bình 1,015 lần áp suất ban đầu, biết nhiệt độ không đổi bằng 27,3oC.
PTHH: N2O2x → 2NOx
Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University_520


Better late than never./.
- Tính hằng số cân bằng Kc, Kp của phản ứng.
- Khi làm lạnh bình hỗn hợp phản ứng đến 0oC ta thấy màu nâu đỏ nhạt dần, vậy phản ứng thuận thu nhiệt
hay tỏa nhiệt? So sánh hằng số cân bằng của phản ứng trên ở 0oC và 27,3oC?
Câu 28: Giải thích tính axit – bazơ của các dung dịch sau: NH4ClO4, NaHS, NaClO4, K2Cr2O7, Fe(NO3)3,
(CH3COO)2Mg.


Instructor: Nguyễn Hoài Thương_Bách Khoa University_520



×