Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế của một số cơ sở y tế tư nhân tại thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM HUYỀN TRANG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHẠM HUYỀN TRANG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ Y TẾ TƯ NHÂN TẠI THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC NÔNG


THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, xuất phát từ yêu
cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu nghiên
cứu này được tiến hành tại ba cơ sở y tế tư nhân tại thành phố Thái Nguyên, kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả

Phạm Huyền Trang


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học Khoa học
Môi trường khoá 23, giai đoạn 2015 - 2017 của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi của tập thể thầy, cô giáo Khoa Khoa học Môi trường, Phòng Quản
lý Sau Đại học và lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Đối với các cơ sở y tế tư nhân, tác giả đã nhận được những sự giúp đỡ của cán
bộ, nhân viên tại ba cơ sở tỉnh Thái Nguyên nơi mà tác giả đã đến thu thập số liệu đề
tài. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cán bộ, nhân viên Sở Y tế tỉnh Thái
Nguyên đã giúp tôi có tài liệu hoàn thành luận văn.
Kết quả của luận án này không thể tách rời sự chỉ dẫn của thầy giáo hướng dẫn

khoa học là PGS. TS. Nguyễn Ngọc Nông, người đã nhiệt tình chỉ bảo hướng dẫn để
tác giả hoàn thành luận văn này. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến thầy hướng dẫn.
Xin được cảm ơn sự khuyến khích, giúp đỡ của gia đình cùng bạn bè và đồng
nghiệp xa gần, đó là nguồn khích lệ và cổ vũ to lớn đối với tác giả trong quá trình
thực hiện và hoàn thành công trình này.
Thái Nguyên, tháng 10 năm 2017
Tác giả

Phạm Huyền Trang


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................ 3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.1.1. Các khái niệm liên quan về chất thải y tế ................................................ 4
1.1.2. Phân loại chất thải y tế ............................................................................. 6

1.1.3. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và đặc tính của chất thải y tế .............. 7
1.1.4. Ảnh hưởng của CTRYT đến sức khỏe cộng đồng và môi trường ........... 9
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe ............................................ 9
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường ...................................... 11
1.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế và quản lý chất thải
rắn

13

1.3. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế tư nhân trên
Thế giới và Việt Nam ....................................................................................... 15
1.3.1. Thực trạng thu gom, xử lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế tư nhân
trên Thế giới ..................................................................................................... 15
1.3.2. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế của các cơ sở y tế tư nhân
tại Việt Nam ..................................................................................................... 19


iv

1.4.

Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn y tế của cơ sở y tế tư nhân tại

Thái Nguyên ..................................................................................................... 24
1.5. Các biện pháp và công nghệ xử lý chất thải rắn y tế ................................ 29
1.5.1. Mô hình xử lý CTR y tế ......................................................................... 29
1.5.2. Các phương pháp xử lý CTRYT ............................................................ 29
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 32
2.1.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 32

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 32
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 32
2.3.

Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 33

2.3.1. Tổng quan về các cơ sở y tế tư nhân được lựa chọn nghiên cứu ........... 33
2.3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở y tế
tư nhân Thái Nguyên ........................................................................................ 33
2.3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở y tế thông qua ý
kiến cán bộ y tế và bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân ............................... 33
2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRYT của ba
cơ sở nghiên cứu .............................................................................................. 33
2.4.

Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 33

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .................................................... 33
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp...................................................... 34
2.4.3. Phương pháp khảo sát thực địa .............................................................. 34
2.3.4. Phương pháp phân tích các bên liên quan .............................................. 35
2.3.5. Phương pháp xác định rác thải phát sinh ............................................... 35
2.3.6. Phương pháp tổng hợp phân tích và xử lý số liệu .................................. 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 36
3.1. Tổng quan về các cơ sở y tế tư nhân được lựa chọn nghiên cứu .............. 36
3.1.1. Địa điểm, quy mô bệnh viện .................................................................. 36

3.1.2. Chức năng hoạt động của các cơ sở nghiên cứu .................................... 37


v

3.1.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của các cơ sở nghiên cứu ............................. 37
3.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở y
tế tư nhân ......................................................................................................... 39
3.2.1. Nguyên liệu thô và hóa chất sử dụng trong quá trình hoạt động ........... 39
3.2.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải y tế của ba cơ sở nghiên cứu ................. 40
3.2.3. Thực trạng công tác thu gom chất thải rắn y tế của ba cơ sở nghiên
cứu

51

3.2.4. Thực trạng công tác xử lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở nghiên cứu ... 56
3.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở y tế thông qua ý
kiến cán bộ y tế và bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân ............................... 58
3.3.1. Đánh giá thông qua cán bộ y tế .............................................................. 58
3.3.2. Đánh giá thông qua bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ....................... 63
3.3.3. Đánh giá tình trạng môi trường và công tác quản lý CTRYT của ba cơ sở
nghiên cứu dựa trên phiếu điều tra và quan sát thực tế .................................... 64
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRYT của ba
cơ sở nghiên cứu .............................................................................................. 69
3.4.1. Giải pháp trong hoạt động thu gom, lưu trữ và xử lý CTRYT .............. 69
3.4.2. Giải pháp trong công tác quản lý nhân lực ............................................ 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 74
PHẦN PHỤ LỤC............................................................................................ 79



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Từ viết tắt

Giải thích

1

BVĐKAP

Bệnh viện Đa khoa An Phú

2

BVĐKTT

Bệnh viện Đa khoa Trung tâm

3

CN

Chủ nhật

4


Công ty CPMT & CTĐT Công ty Cổ phần môi trường và công trình đô thị

5

CTR

Chất thải rắn

6

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

7

CTYT

Chất thải y tế

8

CTRYT

Chất thải rắn y tế

9

CTRYTNH


Chất thải rắn y tế nguy hại

10 CTTC

Chất thải tái chế

11 TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

12 PKĐK HN-TN

Phòng khám Đa khoa Hà Nội - Thái Nguyên

13 PVC

Polyvinyl clorua

14 RHM

Răng - Hàm - Mặt

15 TB

Trung bình

16 TMH

Tai - Mũi - Họng



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1:

Lượng phát sinh CTRYT trên Thế giới ..................................... 16

Bảng 1.2:

Tổng khối lượng chất thải y tế phát sinh theo từng loại hình cơ sở
y tế (Pakistan, Tanzania, Nam Phi) ............................................ 17

Bảng 1.3:

Thống kê giường bệnh kế hoạch toàn tỉnh năm 2014, 2015,
2016 ............................................................................................ 25

Bảng 1.4:

Bảng kê cơ sở y tế ngoài công lập đến 31/12/2016 trên địa bàn
tỉnh ............................................................................................. 27

Bảng 1.5:

Tổng hợp công tác quản lý, xử lý chất thải của các đơn vị y tế. 28

Bảng 3.1:


Địa điểm, quy mô của ba cơ sở nghiên cứu tại TP. Thái
Nguyên ....................................................................................... 36

Bảng 3.2:

Cơ cấu tổ chức của ba cơ sở y tế tư nhân Thái Nguyên ............ 37

Bảng 3.3:

Cơ cấu cán bộ, nhân viên của ba cơ sở y tế tư nhân Thái
Nguyên ....................................................................................... 38

Bảng 3.4:

Danh sách dụng cụ, nguyên liệu thô, hóa chất sử dụng hàng năm
của ba cơ sở nghiên cứu ............................................................. 39

Bảng 3.5:

Thống kê nguồn phát sinh chất thải y tế tại ba cơ sở nghiên
cứu .............................................................................................. 40

Bảng 3.6:

Bảng thống kê khối lượng CTRYT trong 2 tháng ở PKĐK HNTN .............................................................................................. 41

Bảng 3.7:

Bảng thống kê khối lượng CTRYT trong 2 tháng ở BVĐKTT . 43


Bảng 3.8:

Bảng thống kê khối lượng CTRYT trong 2 tháng ở BVĐKAP. 45

Bảng 3.9:

Bảng thống kê tổng hợp khối lượng CTRYT phát sinh mỗi tuần
của ba cơ sở nghiên cứu tại TP. Thái Nguyên (tổng hợp 3 bảng
3.6, 3.7, 3.8) ............................................................................... 47

Bảng 3.10:

Thống kê khối lượng CTRYT phát sinh theo thời gian (tháng)
và tỉ lệ % giữa các loại chất thải ở ba cơ sở nghiên cứu tại TP.
Thái Nguyên .............................................................................. 48


viii

Bảng 3.11:

Phương tiện thu gom CTRYT của ba cơ sở nghiên cứu ............ 51

Bảng 3.12:

Phân loại CTRYTNH của ba cơ sở nghiên cứu Thái Nguyên ... 54

Bảng 3.13:

Thu gom và vận chuyển CTRYT của ba cơ sở nghiên cứu ....... 55


Bảng 3.14:

Cán bộ, nhân viên y tế của ba cơ sở được hướng dẫn về Quy chế
quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế quy định ................................ 58

Bảng 3.15: Hiểu biết của PKĐK HN-TN về màu sắc dụng cụ đựng chất
thải y tế ...................................................................................... 59
Bảng 3.16:

Hiểu biết của BVĐKTT về màu sắc dụng cụ đựng chất thải y tế . 60

Bảng 3.17:

Hiểu biết của BVĐKAP về màu sắc dụng cụ đựng chất thải y tế . 61

Bảng 3.18: Số lượng nhân viên y tế đã từng bị thương do chất thải y tế 62
Bảng 3.19: Kết quả phỏng vấn bệnh nhân và người nhà .......................... 63
Bảng 3.20: Hiểu biết của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về công tác
quản lý CTRYT của ba cơ sở nghiên cứu .............................. 63
Bảng 3.21: Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển CTRYT của
PKĐK HN-TN .......................................................................... 66
Bảng 3.22: Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển CTRYT của
BVĐKTT ................................................................................... 67
Bảng 3.23:

Thực trạng phương tiện thu gom, vận chuyển CTRYT của
BVĐKAP.................................................................................... 68



ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Một số biểu tượng nguy hại [9] .......................................................... 5
Hình 3.1: Biểu đồ khối lượng CTRYT trong 2 tháng ở PKĐK HN-TN .......... 42
Hình 3.2: Biểu đồ khối lượng CTRYT trong 2 tháng ở BVĐKTT .................. 44
Hình 3.3: Biểu đồ khối lượng CTRYT trong 2 tháng ở BVĐKAP .................. 46
Hình 3.4: Biểu đồ khối lượng CTRYT của ba cơ sở nghiên cứu ..................... 49
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ (%) CTRYT của ba cơ sở nghiên cứu tại TP. Thái Nguyên . 50
Hình 3.6: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn tại ba cơ sở y tế Thái Nguyên53


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất thải rắn y tế là một vấn đề nan giải trong công tác kiểm soát ô nhiễm, nhiều
đánh giá trên Thế giới xếp các cơ sở y tế là đối tượng gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp
nhưng chất thải rắn y tế lại chứa đựng những chất độc hại, các loại hoá chất và dược
phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn,... đặc biệt chứa đựng hàng
loạt những vi sinh vật gây bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe. Những đối tượng có thể
chịu ảnh hưởng của chất thải y tế bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y
tế, những người trực tiếp tham gia xử lý, tiêu hủy chất thải, những người dân trong
cộng đồng dân cư xung quanh,…
Trong những năm gần đây công tác quản lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam được
tiến hành hiệu quả và triệt để hơn. Điều này được thể hiện trong việc tuân thủ quy
trình thu gom, xử lí chất thải rắn tại các cơ sở y tế. Tuy nhiên, chỉ tại các bệnh viện
lớn của nhà nước và số ít các cơ sở chữa bệnh tư nhân với quy mô lớn, hiện đại tập

trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… mới có
phương tiện xử lí hiệu quả. Các cơ sở khám chữa tư nhân khác, đặc biệt là các phòng
khám tư nhân vừa và nhỏ thì công tác quản lý chất thải rắn y tế đang bộc lộ một số
bất cập và còn nhiều yếu kém.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng Trung Du - Miền núi Bắc Bộ, trong lưu vực
sông Cầu. Được đánh giá là tỉnh trung tâm của khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Thái
Nguyên có Đại học Y - Dược đào tạo đội ngũ y, bác sỹ cho các tỉnh lân cận, có Bệnh
viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên là địa chỉ điều trị, chăm sóc sức khỏe của
đông đảo bệnh nhân trong và ngoài tỉnh. Theo đó, số lượng các trung tâm, cơ sở y tế
khám, chữa bệnh khác cũng hết sức lớn mạnh. Tìm hiểu về công tác quản lý chất thải
y tế tại một số cơ sở y tế tại thành phố Thái Nguyên cho thấy: Các bệnh viện công
lập, với quy mô lớn như Bệnh viên Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện
Gang Thép Thái Nguyên, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi Thái Nguyên đều có hệ thống
xử lí chất thải y tế đầy đủ và hoạt động khá hiệu quả.


2

Cùng với các cơ sở y tế công lập, hệ thống các cơ sở y tế tư nhân ở TP. Thái
Nguyên cũng hình thành và phát triển nhanh chóng. Bước đầu khảo sát tình trạng
quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế tư nhân tại khu vực thành phố Thái
Nguyên, thấy rằng về cơ bản chất thải rắn y tế đều được quản lý đúng quy trình kỹ
thuật. Tuy nhiên, chất thải rắn y tế của một số cơ sở y tế tư nhân có lúc đổ chung với
rác thải sinh hoạt, phân loại và xử lí chưa đúng quy định. Tiến hành phỏng vấn một
số đối tượng là nhân viên tại các cơ sở y tế tư nhân, người dân sống xung quanh các
cơ sở và thậm chí các bác sỹ trực tiếp điều hành các cơ sở y tế tư nhân, nhận thấy:
phần lớn họ không thực sự lo ngại về vấn đề này, họ cho rằng khối lượng chất thải
rắn y tế phát sinh hằng ngày của các cơ sở y tế tư nhân là không đáng kể. Một số ít
có quan tâm thì cũng “lực bất tòng tâm” vì không có phương tiện xử lí.
Nhằm có cái nhìn cụ thể về công tác quản lý chất thải rắn y tế với đối tượng là

một số cơ sở y tế tư nhân tại thành phố Thái Nguyên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế
của một số cơ sở y tế tư nhân tại Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
* Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng công tác phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý
CTRYT. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn y tế của
ba cơ sở y tế tư nhân tại Thành phố Thái Nguyên.
* Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tổng quan về ba cơ sở y tế tư nhân được lựa chọn nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở y tế tư
nhân thông qua số liệu thực tế quản lý, xử lý CTRYT
- Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn y tế của ba cơ sở y tế thông qua ý kiến
cán bộ y tế và bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRYT của ba cơ
sở nghiên cứu


3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
+ Đề tài là tài liệu tham khảo và cơ sở khoa học cho các nghiên cứu liên quan
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học vào nghiên cứu thực tế
+ Nâng cao kiến thức, kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm thực tế để phục vụ cho
công tác sau này
+ Là tư liệu giúp cho các nhà quản lý về môi trường có những chính sách và
công tác quản lý môi trường chặt chẽ hơn
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
+ Đánh giá được thực trạng phân loại, thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý

chất thải rắn y tế của ba cơ sở nghiên cứu
+ Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện của cơ sở nghiên cứu và nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý (thu gom, xử lý) chất thải rắn y tế theo đúng quy
định


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Các khái niệm liên quan về chất thải y tế
* Định nghĩa chất thải y tế
Trong Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế, chất thải y tế là chất thải phát
sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại,
chất thải y tế thông thường và nước thải y tế [23].
Chất thải rắn y tế là chất thải ở thể rắn phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán,
xét nghiệm, khám chữa điều trị, các nghiên cứu liên quan,… bao gồm chất thải thông
thường và chất thải nguy hại [3].
Nước thải y tế là nước thải phát sinh từ các hoạt động chăm sóc và sinh hoạt tại
các cơ sở y tế [3].
Chất thải y tế thông thường
Chất thải y tế thông thường là chất thải có chứa thành phần và tính chất tương
tự như chất thải sinh hoạt. CTYT thông thường không chứa các chất độc hại, các tác
nhân gây bệnh đối với con người và môi trường. CTYT thông thường có thể bao gồm
các vật liệu, bao gói: giấy, thùng carton; chai nhựa, chai thủy tinh không ô nhiễm,...
có nguồn gốc phát sinh từ khu vực hành chính, từ các khoa, phòng không cách ly
trong cơ sở y tế,... Một phần CTYT thông thường có thể tái sử dụng hoặc tái chế và
đem lại nguồn thu cho các cơ sở y tế. Thực hiện triệt để đúng quy định trong công tác
phân loại CTYT sẽ góp phần giảm tải tác động của CTYT nói chung tới con người

và môi trường.
Chất thải y tế nguy hại
- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính
nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất
thải nguy hại không lây nhiễm.


5

CTYT nguy hại là các chất thải phát sinh từ hoạt động y tế có chứa các thành
phần gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người và môi trường. CTYT
nguy hại có một trong các đặc tính sau:
+ Gây độc;
+ Gây dị ứng;
+ Dễ cháy;
+ Phản ứng;
+ Ăn mòn: pH ≤ 2,0 hoặc pH ≥ 12,5; có chứa chất độc hại, kim loại nặng như:
chì, niken, thủy ngân,...;
+ Chứa các tác nhân gây bệnh.
- Có hai loại rủi ro liên quan trực tiếp đến CTYT nguy hại bao gồm: Nguy cơ
gặp phải chấn thương hoặc bị nhiễm trùng. Hai đối tượng được xếp vào nhóm có
nguy cơ cao là nhân viên y tế và những người trực tiếp tham gia vào quá trình phân
loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế;
- Nguy cơ ảnh hưởng chính đến môi trường là nguy cơ lây nhiễm bệnh tật đối
với cộng đồng.

Hình 1.1: Một số biểu tượng nguy hại [9]
Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính
nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất
thải nguy hại không lây nhiễm.

Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải y tế và giám sát quá trình thực hiện [23].


6

1.1.2. Phân loại chất thải y tế
* Phân định chất thải y tế
a) Chất thải lây nhiễm bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt
hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền;
kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật
sắc nhọn khác;
- Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu
hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly;
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng,
dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét
nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.
- Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động
vật thí nghiệm.
b) Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
- Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
- Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ
nhà sản xuất;
- Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim
loại nặng;
- Chất hàn răng amalgam thải bỏ và chất thải nguy hại khác.
c) Chất thải y tế thông thường bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người
và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;

- Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất
thải y tế nguy hại.
- Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.


7

* Phân loại chất thải y tế:
a) Chất thải lây nhiễm sắc nhọn: Đựng trong thùng hoặc hộp có màu vàng;
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót
túi và có màu vàng;
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao: Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót
túi và có màu vàng;
d) Chất thải giải phẫu: Đựng trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có
màu vàng;
đ) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng rắn: Đựng trong túi hoặc trong
thùng có lót túi và có màu đen;
e) Chất thải nguy hại không lây nhiễm dạng lỏng: Đựng trong các dụng cụ có
nắp đậy kín;
g) Chất thải y tế thông thường không phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi
hoặc trong thùng có lót túi và có màu xanh;
h) Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc
trong thùng có lót túi và có màu trắng [23].
1.1.3. Nguồn gốc phát sinh, thành phần và đặc tính của chất thải y tế
* Nguồn gốc phát sinh, thành phần
- Chất thải y tế thông thường là chất thải có chứa thành phần và tính chất tương
tự như chất thải sinh hoạt. CTYT thông thường không chứa các chất độc hại, các tác
nhân gây bệnh đối với con người và môi trường. CTYT thông thường có thể bao gồm
các vật liệu, bao gói: giấy, thùng carton; chai nhựa, chai thủy tinh không ô nhiễm,...
có nguồn gốc phát sinh từ khu vực hành chính, từ các khoa, phòng không cách ly

trong cơ sở y tế,... Một phần CTYT thông thường có thể tái sử dụng hoặc tái chế và
đem lại nguồn thu cho các cơ sở y tế. Thực hiện triệt để đúng quy định trong công tác
phân loại CTYT sẽ góp phần giảm tải tác động của CTYT nói chung tới con người
và môi trường.


8

- Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính
nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất
thải nguy hại không lây nhiễm.
CTYT nguy hại là các chất thải phát sinh từ hoạt động y tế có chứa các thành
phần gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe con người và môi trường. CTYT
nguy hại có một trong các đặc tính:
+ Gây độc;
+ Gây dị ứng;
+ Dễ cháy;
+ Phản ứng;
+ Ăn mòn: pH ≤ 2,0 hoặc pH ≥ 12,5; có chứa chất độc hại, kim loại nặng như:
chì, niken, thủy ngân,...;
+ Chứa các tác nhân gây bệnh.
- Có hai loại rủi ro liên quan trực tiếp đến CTYT nguy hại bao gồm: Nguy cơ
gặp phải chấn thương hoặc bị nhiễm trùng. Hai đối tượng được xếp vào nhóm có
nguy cơ cao là nhân viên y tế và những người trực tiếp tham gia vào quá trình phân
loại, thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải y tế;
- Nguy cơ ảnh hưởng chính đến môi trường là nguy cơ lây nhiễm bệnh tật đối
với cộng đồng.
* Đặc tính của CTYT nguy hại
Tiếp xúc với CTYT nguy hại có thể có nguy cơ bị chấn thương hoặc nhiễm
mầm bệnh. Đặc tính của CTYT nguy lại có thể bao gồm một hoặc một số tính chất

nguy hại sau đây:
Chất thải y tế nguy hại có một số đặc tính như sau:
+ Có khả năng lây nhiễm;
+ Gây độc gen, gây độc tế bào;
+ Có chứa độc chất, hóa chất độc hại;


9

+ Có tính ăn mòn;
+ Có tính phóng xạ (đối với các cơ sở có xạ trị);
+ Sắc nhọn [9].
* Các đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng của CTYT nguy hại
Tất cả mọi người khi tiếp xúc với CTYT nguy hại đều có thể có khả năng bị tác
động xấu tới sức khỏe. Các đối tượng có nguy cơ chịu ảnh hưởng lớn nhất của CTYT
nguy hại bao gồm:
Các đối tượng có nguy cơ ảnh hưởng bởi CTYT nguy hại
- Cán bộ, nhân viên y tế: bác sỹ, y sĩ, y tá, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý, y
công, nhân viên văn phòng, sinh viên thực tập, công nhân vận hành các công trình xử
lý chất thải,…;
- Nhân viên của các đơn vị hoạt động trong bệnh viện: nhân viên công ty vệ sinh
môi trường; nhân viên giặt là, nhân viên làm việc ở khu vực nhà tang lễ, trung tâm
khám nghiệm tử thi,…;
- Đối tượng khác:
+ Người tham gia vận chuyển, xử lý CTYT ngoài khuôn viên bệnh viện; người
liên quan đến bãi chôn lấp rác và người nhặt rác;
+ Bệnh nhân điều trị nội trú và ngoại trú;
+ Người nhà bệnh nhân và khách thăm;
+ Cộng đồng và môi trường xung quanh cơ sở y tế;
+ Cộng đồng sống ở vùng hạ lưu các con sông tiếp nhận các nguồn chất thải

chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu của các cơ sở y tế [9].
1.1.4. Ảnh hưởng của CTRYT đến sức khỏe cộng đồng và môi trường
1.1.4.1. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới sức khỏe
Ngày nay, các bệnh viện được cho là môi trường có nguy cơ rủi ro cho sức khỏe
con người. CTYT có thể gây ra nhiều tác động xấu tới sức khỏe con người như: lây
bệnh qua đường máu cho nhân viên y tế, đặc biệt là sự cố thương tích do chất thải sắc


10

nhọn. Dạng phơi nhiễm nghề nghiệp phổ biến nhất qua đường máu của nhân viên y
tế trong quá trình thực hiện quản lý chất thải là bị thương do các kim tiêm lây nhiễm.
* Ảnh hưởng của chất thải sắc nhọn
Chất thải sắc nhọn được coi là loại chất thải nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn
thưởng kép tới sức khỏe con người nghĩa là vừa gây chấn thương do vết cắt, vết đâm
và thông qua vết chấn thương để gây bệnh truyền nhiễm nếu trong chất thải có các
mầm bệnh viêm gan B (HBV), viêm gan C (HCV) và virus HIV,...
* Ảnh hưởng của chất thải lây nhiễm
CTYT lây nhiễm cơ thể chứa các vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như: tụ cầu,
HIV, viêm gan B,… chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các hình
thức: qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da); qua các niêm mạc
(màng nhầy); qua đường hô hấp (do xông, hít phải); qua đường tiêu hóa (do nuốt hoặc
ăn phải). Việc quản lý CTYT lây nhiễm không đúng cách còn có thể là nguyên nhân
lây nhiễm bệnh cho con người thông qua môi trường trong bệnh viện. Chẳng hạn một
số người có khả năng bị lây nhiễm các bệnh mà họ không mắc phải trước khi đến
bệnh viện, nhưng khi đến và làm việc trong bệnh viện sau một thời gian bị mắc bệnh
hoặc đem mầm bệnh đến nơi họ ở.
* Ảnh hưởng của chất thải hóa học và dược phẩm
Mặc dù chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra
các nhiễm độc cấp tính, mãn tính, chấn thương và bỏng,... Hóa chất độc hại và dược

phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi,… có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường
da, hô hấp và tiêu hóa,... gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và
các cơ quan trong cơ thể như: gan, thận,… Một số ví dụ về ảnh hưởng của chất thải
hóa học và dược phẩm:
+ Thủy ngân là một chất độc hại trong CTYT. Thủy ngân có mặt trong một số
thiết bị y tế, nhất là các thiết bị chẩn đoán như: nhiệt kế thủy ngân, huyết áp kế thủy
ngân và một số nguồn khác như khi bóng đèn huỳnh quang, compact sử dụng bị vỡ;


11

+ Chất khử trùng được dùng với số lượng lớn trong bệnh viện, chúng thường có
tính ăn mòn và có thể kết hợp thành các hợp chất có độc tính cao hơn;
+ Dư lượng các hóa chất sử dụng tại các phòng xét nghiệm khi thải vào hệ
thống thoát nước có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải
bằng phương pháp sinh học hoặc các hệ sinh thái tự nhiên của các nguồn nước
tiếp nhận;
+ Tương tự như vậy đối với dư lượng dược phẩm trong các chất thải có chứa
dược phẩm. Dư lượng dược phẩm thải có thể bao gồm: các loại kháng sinh, các
thuốc khác nếu không được xử lý khi thải vào các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây
ảnh hưởng đến môi trường sống và các loài thủy sinh trong các nguồn nước tiếp
nhận.
* Ảnh hưởng của chất gây độc tế bào
Chất gây độc tế bào có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường:
hô hấp khi hít phải, qua da, qua đường tiêu hóa; hoặc tiếp xúc với chất thải dính thuốc
gây độc tế bào; hoặc tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị
bằng hóa trị liệu. Một số chất gây độc tế bào có thể gây hại trực tiếp tại nơi tiếp xúc,
đặc biệt là da và mắt, một số triệu chứng thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn, nhức
đầu và viêm da.
* Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ

Ảnh hưởng của chất thải phóng xạ tùy thuộc vào loại phóng xạ, cường độ và
thời gian tiếp xúc. Trong bệnh viện, các chất phóng xạ thường có chu kỳ bán rã ngắn
(kéo dài từ vài giờ, vài ngày cho đến vài tuần). Các triệu chứng hay gặp là đau đầu,
hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều bất thường,… ở mức độ nghiêm trọng
hơn có thể gây ung thư và các vấn đề về di truyền [9].
1.1.4.2. Ảnh hưởng của chất thải y tế tới môi trường
Chất thải y tế có thể tác động xấu tới tất cả các khía cạnh của môi trường, đặc
biệt là môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác, xử lý CTYT không đúng phương
pháp có thể gây ra vấn đề lãng phí tài nguyên thiên nhiên.


12

* Đối với môi trường đất
Quản lý CTYT không đúng quy trình và việc tiêu hủy CTYT tại các bãi chôn
lấp không tuân thủ các quy định sẽ dẫn đến sự phát tán các vi sinh vật gây bệnh, hóa
chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường đất và làm cho việc tái sử dụng bãi chôn lấp
gặp khó khăn.
* Đối với môi trường không khí
Chất thải y tế từ khi phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng đều có thể gây ra tác
động xấu tới môi trường không khí. Bụi rác, bào tử vi sinh vật gây bệnh, hơi dung
môi, hóa chất,... phát sinh trong các khâu phân loại - thu gom - vận chuyển, CTYT
có thể phát tán vào không khí. Trong khâu xử lý, đặc biệt là với các lò đốt.
CTYT quy mô nhỏ, không có thiết bị xử lý khí thải có thể phát sinh ra các chất
khí độc hại như sau:
+ Ô nhiễm bụi: khi nhiệt độ đốt không đủ hoặc không tuân thủ đúng quy trình
vận hành, lượng chất thải nạp vào lò quá lớn sẽ làm phát tán bụi, khói đen và các chất
độc hại;
+ Các khí axit: Do trong CTYT có thể có chất thải làm bằng nhựa PVC, hoặc
chất thải dược phẩm khi đốt có nguy cơ tạo ra hơi axit, đặc biệt là HCl và SO2;

+ Dioxin và Furan: Trong quá trình đốt cháy chất thải có thành phần halogen
(Cl, Br, F) ở nhiệt độ thấp có thể hình thành dioxin và furan là những chất rất độc dù
ở nồng độ nhỏ;
+ Kim loại nặng: đối với những kim loại nặng dễ bay hơi như thủy ngân có thể
phát sinh từ các lò đốt CTYT nếu trong quá trình phân loại không tốt.
Ngoài ra, một số phương pháp xử lý khác như chôn lấp có thể phát sinh các chất
gây ô nhiễm cho môi trường không khí như: CH4, H2S,..
* Đối với môi trường nước
Tác động của CTYT đối với các nguồn nước có thể so sánh với nước thải sinh
hoạt. Tuy nhiên, nước thải từ các cơ sở y tế còn có thể chứa Salmonella, Coliform,


13

Tụ cầu, Liên cầu, Trực khuẩn Gram âm đa kháng, các hóa chất độc hại, chất hữu cơ,
kim loại nặng. Do đó, nếu không được xử lý triệt để trước khi xả thải vào nguồn nước
tiếp nhận, đặc biệt đối với nguồn tiếp nhận được sử dụng cho sinh hoạt, trồng trọt,
chăn nuôi, sẽ có nguy cơ gây ra một số bệnh như: tiêu chảy, lỵ, tả, thương hàn, viêm
gan A,… cho những người sử dụng các nguồn nước này [9].
1.2. Cơ sở pháp lý liên quan đến quản lý chất thải y tế và quản lý chất thải rắn
- Quyết định số: 3079/ QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của hệ thống làm công tác bảo
hộ lao động trong các sở y tế.
- Thông tư số: 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ
Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở
khám chữa bệnh.
- Quyết định số: 09/2011/QĐ-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2011 của Ủy ban
Nhân dân tỉnh Thái Nguyên về “Về việc quy định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên”.
- Thông tư số: 18/2009/TT-BYT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Y tế về

“Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám
bệnh, chữa bệnh”.
- Quyết định số: 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ về “Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế
nguy hại đến năm 2025”.
- Chỉ thị số: 21/CT-UBND ngày 30 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Thái Nguyên về “Tăng cường quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy
hại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
- Quyết định số: 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ về “Phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng đến năm 2020”.


14

- Thông tư số: 31/2013/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về “Quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh
viện”.
- Luật Bảo vệ môi trường số: 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của
Quốc hội số 13.
- Nghị định số: 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
“Quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”.
- Nghị định số: 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ về
“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường”.
- Thông tư số: 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 05 năm 2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về “Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường”.
- Thông tư số: 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên về “Quản lý chất thải nguy hại”.

- Nghị định số: 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ về
“Quản lý chất thải và phế liệu”.
- Chỉ thị số: 05/CT-BYT ngày 06 tháng 7 năm 2015 của Bộ trường Bộ Y tế về
“Việc tăng cường quản lý chất thải y tế trong Bệnh viện”.
- Thông tư liên tịch số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về “Quản
lý chất thải y tế”.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn Việt Nam
- TCVN 6706:2000: Chất thải nguy hại - Phân loại
- TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế
- TCVN 7380: 2004: Lò đốt chất thải y tế - Yêu cầu kỹ thuật
- TCVN 7381:2004: Lò đốt CTRYT - Phương pháp đánh giá thẩm định


×